Đề Xuất 6/2023 # Ý Nghĩa Sâu Xa Của Kinh Địa Tạng # Top 11 Like | Shareheartbeat.com

Đề Xuất 6/2023 # Ý Nghĩa Sâu Xa Của Kinh Địa Tạng # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Ý Nghĩa Sâu Xa Của Kinh Địa Tạng mới nhất trên website Shareheartbeat.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Chúng ta phải nương hào quang ấy, khai phát ra, để trí huệ ngày càng sáng suốt, tham sân si ngày càng thưa mỏng, nghiệp chướng ngày càng tiêu trừ, những vọng tưởng điên đảo ngày càng giảm thiểu đó là ý nghĩa hết sức sâu xa của Kinh Địa Tạng

Kinh Địa Tạng là gì, ý nghĩa của kinh Địa Tạng

Tựa đề của kinh Địa Tạng cần giải thích trước tiên là “U minh Giáo chủ Bổn Tôn Địa Tạng Bồ tát Ma ha tát”. Có nghĩa đấng giáo chủ cõi U minh là Bổn Tôn Địa Tạng Bồ tát Ma ha tát. Thông thường, chúng ta tin có một vị Bồ tát tên Địa Tạng, Ngài cầm trong tay phải một cây tích trượng và tay trái một hạt minh châu. Ngài xuống địa ngục làm giáo chủ, dùng tích trượng đập phá cửa địa ngục để cứu vớt chúng sanh, nếu chúng sanh chí thành niệm danh hiệu của Ngài. Nhưng liệu chúng ta tin một cách thật thà như vậy có đúng không? Đó là điều đáng nói.

Chúng ta nên biết, cách sử dụng từ ngữ trong kinh điển thật hết sức sát nghĩa và rõ ràng: “Bổn” là Bổn tâm. “Tôn” là tôn quý, “Địa” là tâm địa, “Tạng” là Như Lai tạng. Như vậy, chỉ có Bổn tâm mới là tôn quý nhất, đó là kho Như Lai tạng tâm địa; chỉ có Bổn tâm mới làm chủ được cõi u minh, tức làm chủ cõi địa ngục tham sân si của chính mình.

Địa ngục chính là địa ngục tham sân si, vì chúng sanh khổ là do tham sân si mà khổ. Và khi có tham sân si đầy dẫy trong tâm, phiền não dấy khởi, thì cái gì mới phá được cửa địa ngục này? Dĩ nhiên phải là Bổn Tôn Địa Tạng của chính mình vậy. Quan trọng là mình phải nhận ra được Bổn Tôn Địa Tạng – nghĩa là tự tánh Như Lai tạng tâm địa, cái cực tôn cực quý, hoặc nói gọn như trong kinh Niết Bàn, nhận lại Phật tánh của mình, thì mình mới có thể đập phá được địa ngục tham sân si và cứu giúp chúng sanh muôn loài.

Kinh Địa Tạng không phải là thật giáo – nghĩa là chỉ thẳng, mà thuộc quyền giáo – nghĩa là quyền biến phương tiện, tức phải tạm dùng cái sự tướng lung linh huyền diệu đó để hiển bày lý tánh tuyệt đối kia. Khi muốn trỏ một cái thật, nếu dùng lý lẽ diễn đạt một cách chi li, thì dễ làm phát sinh những khái niệm từ thức tâm phân biệt, sẽ khó đi thẳng vào chân lý cứu cánh. Chẳng hạn như kinh Pháp Hoa, các dụ về Cùng tử, về tháp Đa Bảo, về Như Lai thọ lượng…

Muốn nói lên điều gì? Rõ ràng, các hình ảnh ấy đều nhằm kích thích trực giác hết. Kinh Địa Tạng ở đây cũng vậy, Bồ tát Địa Tạng và cõi U minh được diễn tả cũng chỉ là dùng sự để hiển lý.

Đối với kinh Địa Tạng, nếu chúng ta hiểu một cách thật thà và mê tín rằng, Địa Tạng là một vị Bồ tát có hình tướng rõ ràng, và có một cõi địa ngục thật sự, thì chúng ta đã chấp ngón tay là mặt trăng, chúng ta sẽ ỷ lại vào tha lực, tin tưởng vào thần quyền, rồi vô tình bài bác lý nhân quả. Nếu thật sự có một Bồ tát Địa Tạng đủ khả năng đập phá cửa địa ngục, thì chúng ta khỏi cần tụng kinh, tọa thiền hay tu Bát quan trai, chỉ cần một lòng cầu Bồ tát, chờ đến lúc chết sẽ có Ngài đến cứu.

Như vậy thì, tinh thần ai ăn nấy no – ai uống nấy hết khát có còn đâu? Nhân nào quả nấy cũng không có ý nghĩa. Đức Phật ra đời cũng vô nghĩa luôn. Nhưng thật ra, vì sao chúng ta phải nỗ lực tu hành? Nếu chúng ta không cải ác phục thiện, không dứt trừ các nghiệp ác nơi thân, khẩu, ý, thì có vị Bồ tát nào cứu vớt mình được? Ví dụ trong một lớp học, ông thầy đem hết khả năng để dạy một cách công bằng, nhưng có thể nào thầy làm toàn bộ học trò đều giỏi đồng đều như nhau không?

Chúng ta tu là tu tâm của chúng ta, nếu thanh tịnh cũng là thanh tịnh cái tâm; khi giác ngộ là giác ngộ tự tâm, cho đến lúc thành đạo cũng là thành tựu lại cái bản tâm ấy. Ngoài tâm sẽ không có cái gì cả. Đó là chỗ y cứ của tất cả kinh điển Đại thừa.

Thông thường, nếu hiểu theo sự tướng, thì quy y Phật là trở về nương tựa nơi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, quy y Pháp tức quy y giáo pháp của Ngài, và quy y Tăng nghĩa là quy y những Tăng sĩ tu hành thanh tịnh. Nhưng nếu hiểu theo tinh thần của Lục Tổ Huệ Năng, hoặc của các kinh điển Đại thừa, thì quy y Tam bảo tức là Tam bảo tự tâm: Phật là tánh giác của chính mình, Pháp là chánh kiến sẵn đủ nơi tự tâm, Tăng chính là bản tâm thanh tịnh (Phật là Giác, Pháp là Chánh, Tăng là Tịnh).

Hiểu như thế mới trọn vẹn cả sự và lý, chứ nếu chỗ quy hướng lại ở bên ngoài, đó chính là ngoài tâm cầu Phật – tức là ngoại đạo. Bởi Phật là Phật tâm, mà trở về với tự tánh Địa Tạng là một sự quy y lớn. Chính vì sự quy y này mà cả ba đời Như Lai đồng kính ngưỡng, và mười phương Bồ tát mới trọn trở về nương tựa. Chúng ta sẽ khảo sát điều này kỹ hơn khi đọc đến đó.

Tóm lại, địa ngục nghĩa là tham sân si phiền não của chúng sanh. Địa ngục cũng chính là cảnh giới của ba nghiệp ác, từ thân khẩu ý phát sinh ra. Địa ngục là sự tối tăm ám chướng, là sự mê muội trong tâm thức của mỗi người. Đó chính là địa ngục tự tâm.

Phật nói kinh Địa Tạng là cốt cảnh tỉnh tất cả chúng ta dẹp bỏ tham sân si nơi tự tâm, tu tập ba nghiệp lành nơi tự tâm, rồi dứt nghiệp cũng nơi tự tâm và giải trừ vô minh tăm tối cũng nơi tự tâm. Cuối cùng trở về với Bổn Tôn Địa Tạng của chính mình. Đó là cương lĩnh của toàn bộ kinh Địa Tạng.

Về phần chính văn trong bản kinh, đề nghị chúng ta đọc kỹ và hiểu theo nghĩa lý sâu mầu của kinh. Rồi sẽ thấy kinh nói chuyện với mình nhiều điều hết sức mới mẻ, mầu nhiệm. Khi hiểu rõ ý kinh, sự trì tụng mới đầy đủ ý nghĩa, đời tu của chúng ta mới đúng theo quỹ đạo tu hành; nếu không, chúng ta có thể rơi vào đường tà, vào mê tín, thì uổng một đời làm đệ tử của Đức Phật. Chúng ta là đệ tử Phật, tắm mình trong ánh hào quang của Phật, hào quang ấy là trí tuệ Phật tâm sẵn đủ của chính mình.

Chúng ta phải nương hào quang ấy, khai phát ra, để trí huệ ngày càng sáng suốt, tham sân si ngày càng thưa mỏng, nghiệp chướng ngày càng tiêu trừ, những vọng tưởng điên đảo ngày càng giảm thiểu. Lúc ấy, Bồ tát Địa Tạng sẽ xuất hiện, cửa địa ngục tham sân si sẽ bị phá đổ. Mong rằng tất cả những người hữu duyên đều được lợi ích, và hãy y cứ vào đó tu hành, từ đây cho đến ngày viên mãn.

Cùng nghe tụng Kinh Địa Tạng

Thanh Tâm

Ý Nghĩa Kinh Địa Tạng

Địa Tạng Vương Bồ Tát là một trong sáu vị Bồ Tát quan trọng của Phật giáo Đại thừa. Năm vị còn lại là Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát và Di Lặc Bồ Tát.

Địa Tạng Vương Bồ Tát là một vị Bồ Tát chuyên cứu độ sinh linh trong Địa ngục và trẻ con yểu tử. Có khi Địa Tạng cũng là người được xem là chuyên cứu giúp lữ hành phương xa. Đó là vị Bồ Tát duy nhất được diễn tả với bạch hào (lông trắng xoáy nằm giữa hai mắt) trên trán. Tay trái của ngài cầm Như ý châu( Viên Ngọc lớn) tay phải ngài cầm Tích trượng có sáu vòng, biểu hiện của sự cứu độ chúng sinh của Bồ Tát trong Lục đạo Luân Hồi. ( Phân biệt ngài Địa tạng và ngài Mục Kiền Liên là 2 ngài khác nhau, ngài Mục Kiền Liên tay trái ngài có thể cầm 1 chiếc bát , tay phải cũng cầm trượng như ngài Địa Tạng.

2. Duyên khởi của Kinh Địa Tạng

Kinh Địa Tạng có 3 quyển: Quyển Thượng, Quyển Trung và Quyển Hạ. Có tất cả 13 Phẩm. Kinh Địa Tạng tên đầy đủ là “Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện – Kinh nói về hạnh nguyện của bồ tát địa tạng được tôn giả A Nan trùng tuyên lại lời của Đức Phật dạy. Trong 1 chuyến đi đến cung trời Đao Lợi của Đức Phật để thăm thánh mẫu Mada là mẹ ruột của ngài, để thuyết pháp giáo hóa cho bà, thì Đức Phật đã nói lại hạnh nguyện của ngài Địa Tạng Vương Bồ tát

Trong kinh Địa Tạng Bồ-tát Bổn Nguyện, đức Phật nói về bốn tiền thân, với bốn đại nguyện của ngài Địa Tạng như sau.

Trong vô lượng kiếp về trước, ngài Địa Tạng là một vị Trưởng giả, nhờ phước duyên được chiêm ngưỡng, đảnh lễ và được sự chỉ dạy của đức Phật Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai, vị Trưởng giả này đã phát đại nguyện: ” Từ nay đến tận đời vị lai, tôi vì những chúng sanh tội khổ trong sáu đường mà giảng bày nhiều phương tiện làm cho chúng nó được giải thoát hết cả, rồi tự thân tôi mới chứng thành Phật quả.”

Vào thời quá khứ vô số kiếp trước, thuở đức Phật Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai, tiền thân của Ngài là một người nữ dòng dõi Bà-la-môn có nhiều phước đức và oai lực; nhưng mẹ của cô không tin vào nhân quả tội phước, tạo rất nhiều ác nghiệp, sau khi chết bị đọa vào địa ngục. Là người con chí hiếu, cô rất thương nhớ mẹ, và đã làm vô lượng điều lành, đem công đức ấy hồi hướng cho mẹ, và cầu nguyện đức Phật cứu giúp. Nhờ các công đức chí thành ấy, đức Phật Giác Hoa Định Tự Tại đã cho cô biết là mẹ của Cô đã được thoát khỏi cảnh địa ngục và vãng sanh về cõi trời. Vô cùng hoan hỉ trước tin ấy, cô đã đối trước đức Phật Giác Hoa phát nguyện: ” Tôi nguyện từ nay nhẫn đến đời vị lai những chúng sanh mắc phải tội khổ, thì tôi lập ra nhiều phương chước làm cho chúng đó được giải thoát.”

Trong hằng hà sa số kiếp về trước, thuở đức Phật Nhất Thiết Trí Thành Tựu Như Lai, ngài Địa Tạng là một vị vua rất Từ bi, thương dân như con … nhưng chúng sanh lúc ấy tạo rất nhiều ác nghiệp, vị vua hiền đức này đã phát nguyện: ” Như tôi chẳng trước độ những kẻ tội khổ làm cho đều đặng an vui chứng quả Bồ Ðề, thời tôi nguyện chưa chịu thành Phật.”

Vô lượng kiếp về thuở quá khứ, thời đức Phật Liên Hoa Mục Như Lai, ngài Địa Tạng là một hiếu nữ tên Quang Mục có nhiều phước đức. Nhưng mẹ của Quang Mục lại là người rất ác, tạo vô số ác nghiệp. Khi mạng chung, bà bị đọa vào địa ngục. Quang Mục tạo nhiều công đức hồi hướng cho mẹ, và nhờ phước duyên cúng dường một vị A-la-hán, vị Thánh này đã cho biết rằng, mẹ của cô đã thoát khỏi cảnh địa ngục sanh vào cõi người, nhưng vẫn còn chịu quả báo sinh vào nhà nghèo hèn, hạ tiện, lại bị chết yểu… vì lòng thương mẹ và chúng sanh, Quang Mục đã đối trước đức Phật Liên Hoa Mục Như Lai phát nguyện: ” Từ ngày nay nhẫn về sau đến trăm nghìn muôn ức kiếp, trong những thế giới nào mà các hàng chúng sanh bị tội khổ nơi địa ngục cùng ba ác đạo, tôi nguyện cứu vớt chúng sanh đó làm cho tất cả đều thoát khỏi chốn ác đạo: địa ngục, súc sanh và ngạ quỉ, v.v… Những kẻ mắc phải tội báo như thế thành Phật cả rồi, vậy sau tôi mới thành bậc Chánh Giác.”

3. Ý Nghĩa Của Kinh Địa Tạng

Địa: có nghĩa là dày chắc, Tạng là chứa đủ. Địa tạng có nghĩa là công đức của bồ tát địa tạng dày sâu như đất, chứa đựng hết nỗi đau của chúng sanh, hạnh nguyện của ngài Địa Tạng Vương Bồ-tát:

“Địa ngục vị không, thệ bất thành Phật.

Chúng sanh độ tận, phương chứng Bồ-đề”

“Địa ngục mà trống hết thì ngài mới thành phật

Chúng sanh mà độ hết thì ngài mới vào cảnh giới niết bàn”

Địa Tạng Vương Bồ Tát là một vị Bồ Tát đại từ đại bi thệ nguyện độ thế rất rộng lớn. Ngài là giáo chủ của cõi U Minh. “U Minh Giáo Chủ Bổn Tôn Địa Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát”. “Bổn” là Bổn tâm, “Tôn” là tôn quý, “Địa” là tâm địa, “Tạng” là Như Lai tạng. Như vậy, chỉ có Bổn tâm mới là tôn quý nhất, đó là kho Như Lai tạng tâm địa. Chỉ có Bổn tâm mới làm chủ được cõi u minh, tức là làm chủ cõi địa ngục tham – sân – si của chính mình. Đó cũng chính là ý nghĩa sâu xa của Kinh Địa Tạng. Cõi địa ngục theo tinh thần Phật Giáo là Bất như ý xứ ( hay còn gọi là nơi không như ý mình muốn). Nếu như trong cuộc sống hàng ngày, cảm thấy đau khổ không lối thoát thì đó cũng khác gì địa ngục đâu.

4. Lợi ích khi tụng kinh Địa Tạng

” Nếu có chúng sinh nào khi nghe đến tên Bồ Tát mà chắp tay hoặc khen ngợi, kính cẩn hay luyến mộ, thì người đó siêu việt 30 kiếp tội. Nếu có chúng sinh nào họa hình Bồ Tát, hoặc đúc hay khắc tượng Bồ Tát bằng vàng, bạc, đồng, hay bằng đá, rồi một lần chiêm ngưỡng lễ bái, thì người đó trăm lần sanh lại trong cõi trời 33 vĩnh viễn lìa khỏi ác đạo.

Nếu là đàn bà mà chán làm thân gái, tận tâm thờ phụng hình tượng Bồ Tát, cho đến trọn đời, thì kiếp sau thoát khỏi thân gái. Nếu có chúng sinh nào ca hát, tán tụng trước tượng Bồ Tát, Phật, trổi nhạc, ca vịnh rồi dùng hương hoa cúng dường hoặc khuyên gọi một hay nhiều người làm theo, thì ngay bây giờ và sau này đều được thiện thần phù hộ, người ấy vĩnh viễn lìa khỏi mọi sự gian nan và tai vạ bất ngờ.

Nếu có chúng sinh nào nằm liệt trên giường bệnh, cầu sống và chết cũng không được, và lại có người đêm nằm mơ thấy ác quỷ vào trong nhà, hay đi đường hiểm trở chơi đùa với quỷ, lâu rồi thành bệnh đêm nằm khổ sở, buồn rầu thê thảm. Đó là luận theo con đường của nghiệp chưa định là nặng hay nhẹ, cho nên tạm chưa được khỏi bệnh, hay khó xả bỏ thọ mạng. Sự việc đó dưới con mắt phàm tục của chúng ta thì cảm thấy rất khó hiểu. Nhưng nếu ta đối trước Chư Phật, Bồ Tát, lớn tiếng đọc một lượt Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện, hay lấy vật dụng đáng quý nhất của bệnh nhân, như quần áo hay châu báu, lớn tiếng nói trước bệnh nhân rằng: “Tôi là bệnh nhân trước kinh và tượng, tôi không tiếc mọi vật này, xả bỏ tất cả để cúng dường in kinh, đúc tượng Bồ Tát, Phật hay xây Tháp và Chùa, hoặc thắp đèn thờ cúng và bố thí cho thường trụ”. Cứ như vậy đọc trước bệnh nhân 3 lần để người bệnh nghe rõ. Nếu bệnh nhân đến lúc hấp hối, từ 1 đến 7 ngày, cứ lớn tiếng xướng bạch như trên và lớn tiếng tụng Kinh này, thì người này sau khi chết, những tội ác dù nặng đến đâu cũng đều được thoát khỏi hẳn.

Nếu có chúng sinh nào thấy có người đọc Kinh này (tức là Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện), một lòng khen ngợi, và cung kính sẽ được ngàn muôn phương tiện. Hãy khuyên họ cần tận tâm đừng thối chuyển, công đức này sẽ không thể lường được. Nếu có chúng sinh nào nằm mơ thấy quỷ thần hiện hình, hoặc khóc lóc hay thở than, hay sợ hãi. Đó đều là do trong quá khứ có những quyến thuộc rơi vào ác đạo chưa được ra khỏi. Không trông mong được phước lực cứu bạt. Nếu đối trước Phật thành tâm đọc Kinh này, hay là nhờ thỉnh người khác đọc 3 hoặc 7 lần, sẽ nhờ công đức đó đều được giải thoát. Từ đó trong giấc mơ không còn thấy quỷ thần nữa. Nếu có người hèn kém, chẳng được tự do biết mà sám hối tội xưa, niệm đọc danh hiệu Bồ Tát ngàn vạn lần, thì thường được tôn quý. Nếu có trai gái mới sanh trong 7 ngày, mà đọc kinh này và niệm danh hiệu Bồ Tát hàng vạn lần, thì hài nhi ấy tội trong đời trước được tận diệt. An lạc lâu dài, tăng thêm phước thọ.”

Nam Diêm Phù Đề, chúng sinh có những cử chỉ và ý niệm không đẹp, đó đều là nghiệp chướng và tội ác. Nếu trong 10 ngày chay, tức là mỗi tháng ngày mùng một, mùng tám, mười bốn, rằm, mười tám, hai mươi ba, hai mươi bốn, hai mươi tám, hai mươi chín và ba mươi vì những ngày kể trên là ngày tập hợp các tội, hãy đối trước tượng Phật đọc một lượt Kinh này, thì bốn bề trong xứ đều lìa khỏi mọi tai nạn. Những người cư ngụ trong khu này trong trăm ngàn năm mãi mãi lìa khỏi tội ác. Cơm no áo ấm, tai ương đi khỏi, phước đến, những câu nói ở trên đều là những lời của Đức Thích Ca Mâu Ni Phật đã nói với Phổ Quảng Bồ Tát.

Ở tại phía Nam có một nơi thanh tịnh. Có một am đường xây cất bằng vật liệu, đất, đá, tre, gỗ. Trong am nhiều pho tượng hình và Địa Tạng Bồ Tát tạc bằng vàng hay đá đất và gỗ. Thắp hương, thờ cúng, chiêm lễ tán thán, nếu ai ở chỗ đó có lo điều lợi ích:

Một là Đất đai màu mỡ.

Hai là Người, nhà bình an

Ba là Kẻ chết được sinh Thiên.

Bốn là Giàu sang sống lâu.

Năm là Mọi mong cầu được như ý.

Sáu là Không có tai họa về nước và lửa.

Bảy là Tránh mọi tà ma.

Tám là Tuyệt khỏi ác mộng.

Chín là Ra vào đều có thiện thần phù hộ.

Mười là Thường gặp Thánh nhân.

Đó là những lời của Kiên Lao Địa Thần trình với Đức Thích Ca Mâu Ni Phật.

Nếu có chúng sinh nào khi lâm chung nghe thấy tên Bồ Tát bằng tai, sau khi chết đi vĩnh viễn lìa khỏi ba đường ác khổ sở, nếu quyến thuộc người đó lấy đồ vật quý giá hay tiền tài của người bịnh, tạc hay vẽ tượng Bồ Tát Địa Tạng. Hoặc có thể khi bệnh chưa lâm chung được tai nghe mắt thấy sự việc này, thì người này nghiệp báo nặng sẽ được trừ khỏi.

Tôi có một người bạn tên là Hứa Bỉnh Khôn, có đứa cháu ngoại tên là Cố Tôn Tín, từ năm lên 2 cho đến lúc 6 tuổi bị chứng bệnh kết hạch, các thầy thuốc đều bó tay. Lúc đó nghe lời khuyên của Hứa Bỉnh Khôn, người nhà đem những đô quý giá của đứa trẻ, bán được một số tiền. Rôi trước mặt đứa bé nói ba lần, đem bán những đô nầy được 10 đông. Khôn tạc bức tượng của Địa Tạng Bô Tát đặt ở giữa sảnh đường dưới nhà. Mỗi ngày kính cẩn lễ bái. Không bao lâu, bệnh tình đứa trẻ không chữa mà khỏi. Đến nay đã 4 năm qua. Tất cả những chứng bệnh lặt vặt như nhức đầu cảm nóng cũng không có nữa. Ngày mùng 2 tháng 3 năm Dân Quốc thứ 16 (1927) tôi đến thăm Hứa Bỉnh Khôn ở đường Nạp Kim số 283 tại Thượng Hải, được biết đó là chuyện mắt thấy tai nghe. Chứng minh là công đức lợi ích của Bô Tát Địa Tạng thật không thể lường và còn rất nhiều sự tích linh cảm của Bô Tát Địa Tạng, qua các thời đại ghi rõ sự thực, có ghi chép tường tận ở trong Linh Cảm Địa Tạng Bô Tát (Xin các tín hữu hãy đọc kỹ).

Và tuổi thọ lại càng tăng lên, nếu những người ấy nghiệp báo đã hết, vì phạm tội nghiệp, đáng phải xuống địa ngục, thì mọi nghiệp chướng sẽ được thuyên giảm, sớm được siêu độ, sung sướng vui vẻ. Nếu có những chúng sinh khi thiếu thời, cha mẹ và anh chị em đều mất, quanh năm nhớ tiếc muốn biết bây giờ họ ra sao?

Người này nếu có thể ở trong một cho đến 7 ngày, tạc hay họa hình Bồ Tát. Nghe tên, thấy hình, kiên trì chiêm lễ thờ cúng, chẳng thối sơ tâm, thì quyến thuộc của người này nếu rớt xuống ác đạo, thì được giải thoát sanh lên cõi người, cõi trời được vui vẻ. Nếu là những người đã được sinh nhân thiên rồi sẽ được chuyển sanh lên hàng Thánh, hưởng thọ sự vui sướng vô cùng. Nếu trong 21 ngày, một lòng chiêm lễ hình tượng và đọc tụng danh hiệu Địa Tạng Bồ Tát đủ mười ngàn lần thì được Bồ Tát hiện thân, cho biết quyến thuộc ở nơi đâu, hoặc ở trong mộng dẫn gặp người thân. Nếu lại có thể mỗi ngày tụng niệm danh hiệu Bồ Tát một ngàn lần, cho đến ngàn ngày sẽ được Bồ Tát sai khiến quỷ thần hay Thổ Công trong xứ đó hộ vệ. Trong đời này sẽ được mọi sự an lạc, và cũng được Bồ Tát xoa đỉnh thọ ký cho.

Nếu có chúng sinh nào muốn phát lòng từ tâm mà cứu độ chúng sinh, muốn vượt khỏi tam giới, tu vô thượng Bồ Đề, người này nếu gặp được Bồ Tát, nghe danh Bồ Tát, một lòng quy y thờ cúng lễ bái, thì những mong muốn nhất định được mau thành, kể cả những chuyện bình thường cầu gì được nấy. Nếu có chúng sinh nào đọc tụng Kinh điển Đại Thừa mà không dễ thành thuộc lãnh ngộ, nếu nghe tên Bồ Tát, thấy tượng Bồ Tát, kính cẩn dâng hương hoa, mọi cách phụng thờ cung kính thưa thỉnh, lấy một ly nước trong đặt trước tượng Phật, một ngày một đêm sau chắp tay, nhìn về phương Nam trịnh trọng mà uống, uống rồi kiêng rượu thịt, tà dâm, giết hại, và vọng ngữ trong bảy ngày hay hai mươi mốt ngày. Người đó ở trong mộng thấy Bồ Tát hiện thân, được gội nước, khi tỉnh giấc sẽ cảm thấy thông minh, nghe đọc Kinh điển qua tai thì nhớ mãi mãi không quên.

Nếu có chúng sinh nào ăn mặc thiếu thốn, mang nhiều bệnh tật, hay gia đạo bất an, đêm ngủ hay ác mộng đủ loại khổ sở thì cung kính. Xưng danh hiệu Bồ Tát đủ mười ngàn lần, tự nhiên tai nạn sẽ đi, phước đức sẽ đến. Nếu có chúng sinh nào trước khi có việc phải vào rừng và vượt biển, trước khi đi phải tụng niệm danh hiệu Bồ Tát một vạn lần, thì sẽ được quỷ thần Thổ Công phù hộ, miễn được mọi sự nguy nan. Những sự việc kể trên đều là lời nói của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát.

Nếu chúng sinh nào thấy hình tượng Địa Tạng Bồ Tát, hay nghe thấy tiếng tụng Kinh, hay tụng niệm và thờ phụng, cúng dường những đồ ăn thức uống, quần áo và những đồ quý giá, thành tâm cúng bái đảnh lễ thì sẽ được 28 thứ lợi ích:

Nếu chúng sinh nào lễ lạy chiêm bái lạy hình tượng Bô Tát hay khen ngợi những việc làm trong Địa Tạng Bổn Nguyện thì sẽ được 7 điều lợi ích như sau :

Những điều này đều là do Đức Phật Thích Ca nói với Hư Không Tạng Bồ Tát.

Còn có điều rất quan trọng, tức là trong phẩm Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện xưng Danh Hiệu đã ghi rõ Địa Tạng Bồ Tát không đợi Phật hỏi, tự mình trịnh trọng thưa với Phật rằng: Nếu có chúng sinh nào xưng niệm Phật danh hiệu, có thể giảm vô lượng tội, được vô lượng phước. Vậy thì Chư Phật quá khứ như Vô Biên Thân Phật, Sư Tử Hống Phật, Ca Sa Tràng Phật, Bảo Tánh Phật, Bảo Tướng Phật, Bảo Thắng Phật, Tịnh Nguyệt Phật, Mãn Nguyệt Phật, Nguyệt Diện Phật. Nếu được nghe danh hiệu Chư Phật trong khảy móng tay rồi phát tâm quy y, ở vô thượng đạo, vĩnh viễn chẳng thoái chuyển.

Nếu người ấy mạng chung, người nhà thay thế lớn tiếng niệm Phật, người mạng chung được trừ đi mọi trọng tội, huống hồ là tự mình niệm Phật. Ta thấy rằng Chư Phật Bồ Tát rất thương yêu chúng sinh, còn hơn là Cha Mẹ thương con cái, phàm có nhớ nghĩ, sẽ được hóa độ. Còn có một vị Phật A Di Đà, rất từ bi. Thế giới của Đức Phật này gọi là Tây Phương Cực Lạc, chỉ cần niệm đọc câu Nam Mô A Di Đà Phật đời ta sẽ được 10 thứ lợi ích công đức. Khi sắp chết thì Phật đến tiếp dẫn. Từ đó thoát khỏi những khổ đau luân hồi. Như có người chí tâm niệm một tiếng Thánh hiệu sẽ được diệt

80 ức kiếp sinh tử trọng tội. Ta nên biết rằng niệm A Di Đà Phật được công đức rất lớn:

Là vì A Di Đà Phật đã từng phát đại nguyện tiếp dẫn chúng sinh về Tây Phương, thế giới Cực Lạc. Vì vậy chúng ta với thế giới Cực Lạc có mối nhân duyên rất lớn.

Yếu Nghĩa Kinh Địa Tạng (Thích Thông Huệ)

YẾU NGHĨA KINH ĐỊA TẠNG

* Thích Thông Huệ

Như tất cả chúng ta điều biết, Kinh Địa Tang là một bản kinh thuộc hệ Phật giáo Bắc phương, tức Phật giáo Đại thừa, được rất nhiều người tụng niệm. Bản kinh này có nhiều điểm đặc biệt, và cũng có nhiều chỗ thường bị hiểu lầm, nên đánh mất tinh thần nội dung của Kinh. Vì là một bản kinh Đại thừa, nên chúng ta phải hiểu như thế nào, để biết rằng trong văn Kinh chứa đựng nghĩa lý Đại thừa thật sự, một nghĩa lý rất sâu xa, huyền diệu. Muốn thế, khi đọc kinh văn, chúng ta không nên chấp vào văn tự, mà phải quán triệt ý nghĩa sâu mầu của Kinh. Như vậy, Kinh mới đem đến lợi lạc cho sự tu hành của chúng ta; bằng không, rất dễ rơi vào “mê tín đại thừa”. Ở đây, trong phạm vi hạn hẹp của bài viết, chúng tôi cố gắng hết sức, xin được toát yếu lại những điểm quan trọng cần được chú ý của Kinh.

Tựa đề của kinh Địa Tạng cần giải thích trước tiên là “U minh Giáo chủ Bổn Tôn Địa Tạng Bồ tát Ma ha tát”. Có nghĩa đấng giáo chủ cõi U minh là Bổn Tôn Địa Tạng Bồ tát Ma ha tát. Thông thường, chúng ta tin có một vị Bồ tát tên Địa Tạng, Ngài cầm trong tay phải một cây tích trượng và tay trái một hạt minh châu. Ngài xuống địa ngục làm giáo chủ, dùng tích trượng đập phá cửa địa ngục để cứu vớt chúng sanh, nếu chúng sanh chí thành niệm danh hiệu của Ngài. Nhưng liệu chúng ta tin một cách thật thà như vậy có đúng không ? Đó là điều đáng nói.

Chúng ta nên biết, sự sử dụng từ ngữ trong kinh điển thật hết sức sát nghĩa và rõ ràng : “Bổn” là bổn tâm. “Tôn” là tôn quý, “Địa” là tâm địa, “Tạng” là Như Lai tàng. Như vậy, chỉ có bổn tâm mới là tôn quý nhất, đó là kho Như Lai tàng tâm địa; chỉ có bổn tâm mới làm chủ được cõi u minh, tức làm chủ cõi địa ngục tham, sân, si của chính mình. Địa ngục chính là địa ngục tham, sân, si, vì chúng sanh khổ là do tham, sân, si mà khổ. Và khi có tham, sân, si đầy dẫy trong tâm, phiền não dấy khởi, thì cái gì mới phá được cửa địa ngục này ? ố Dĩ nhiên phải là Bổn tôn Địa Tạng của chính mình vậy. Quan trọng là mình phải nhận ra được Bổn tôn Địa Tạng ố nghĩa là tự tánh Như Lai tàng tâm địa, cái cực tôn cực quý, hoặc nói gọn như trong kinh Niết Bàn, nhận lại cái Phật tánh của mình, thì mình mới có thể đập phá được địa ngục tham, sân, si, và cứu giúp chúng sanh muôn loài.

Nếu đọc các kinh điển Đại thừa, chúng ta sẽ thấy trong kinh dùng rất nhiều ngụ ngôn ngụ ý, ám chỉ nghĩa lý sâu xa huyền diệu. Cho nên, khi chúng ta quá chấp nê vào chữ nghĩa, hiểu những hình ảnh lung linh được diễn tả trong đó một cách quá thật thà, thì chúng ta sẽ khó lãnh hội được ý kinh. Mà không lãnh hội được ý kinh thì không thể nào hiểu được bản ý của Đức Phật. Kinh Địa Tạng không phải là thật giáo ố nghĩa là chỉ thẳng, mà thuộc quyền giáo ố nghĩa là quyền biến phương tiện, tức phải tạm dùng cái sự tướng lung linh huyền diệu đó để hiển bày cái lý tánh tuyệt đối kia. Khi muốn trỏ một cái thật, nếu dùng lý lẽ diễn đạt một cách chi li, thì dễ làm phát sinh những khái niệm từ thức tâm phân biệt, sẽ khó đi thẳng vào chân lý cứu cánh. Chẳng hạn như kinh Pháp Hoa, các dụ về Cùng tử, về tháp Đa Bảo, về Như Lai thọ lượng… Muốn nói lên điều gì? Rõ ràng, các hình ảnh ấy đều nhằm kích thích trực giác hết. Kinh Địa Tạng ở đây cũng vậy, mẫu Bồ tát Địa Tạng và cõi U minh được diễn tả cũng chỉ là dùng sự để hiển lý.

Đức Phật thường được các hàng đệ tử xưng tán là “Như Lai biết nghĩa, biết pháp, biết trình độ, biết thời cơ và biết chúng hội”. Sự thuyết pháp của Phật căn cứ vào ba yếu tố : thời, xứ và vị ố nghĩa là thời gian nói pháp, nơi chốn nói pháp và đối tượng nghe pháp. Vì vậy, Phật không nói pháp nào chỉ có ý nghĩa một chiều. Có khi Ngài nói pháp thấp cho hàng căn cơ kém; có lúc Ngài nói pháp vừa cho hàng trung căn; cũng có khi lại nói pháp cao, rốt ráo cho hàng căn cơ bậc thượng. Cho nên, nhiều khi trong kinh điển chúng ta thấy có vẻ mâu thuẫn nhau, nhưng kỳ thực, đó là do tùy duyên hóa độ. “Nhất thiết tu đa la giáo như tiêu nguyệt chỉ”, tất cả kinh điển như ngón tay chỉ mặt trăng, chúng ta phải nương ngón tay để thấy mặt trăng, nghĩa là phải nương vào văn tự trong kinh để khéo thầm hội được chân lý.

Đối với kinh Địa Tạng, nếu chúng ta hiểu một cách thật thà và mê tín rằng, Địa Tạng là một vị Bồ tát có hình tướng rõ ràng, và có một cõi đia ngục thật sự, thì chúng ta đã chấp ngón tay là mặt trăng, chúng ta sẽ ỷ lại vào tha lực, tin tưởng vào thần quyền, rồi vô tình bài bác lý nhân quả. Nếu thật sự có một Bồ tát Địa Tạng đủ khả năng đập phá cửa địa ngục, thì chúng ta khỏi cần tụng kinh, tọa thiền hay tu Bát quan trai, chỉ cần một lòng cầu Bồ tát, chờ đến lúc chết sẽ có Ngài đến cứu. Như vậy thì, tinh thần ai ăn nấy no ố ai uống nấy hết khát có còn đâu ? Nhân nào quả nấy cũng không có ý nghĩa. Đức Phật ra đời cũng vô nghĩa luôn. Nhưng thật ra, vì sao chúng ta phải nỗ lực tu hành ? Nếu chúng ta không cải ác phục thiện, không dứt trừ các nghiệp ác nơi thân, khẩu, ý, thì có vị Bồ tát nào cứu vớt mình được ? Ví dụ trong một lớp học, ông thầy đem hết khả năng để dạy một cách công bằng, nhưng có thể nào thầy làm toàn bộ học trò đều giỏi đồng đều như nhau không ? Chủ ý của thầy là dạy hoàn toàn bình đẳng, nhưng kết quả học tập lại tùy thuộc trí thông minh, sự siêng năng cần mẫn, hoàn cảnh gia đình của mỗi học trò. Cũng như thế chư Phật và chư Bồ tát không phải hoàn toàn không có tha lực đối với chúng sanh, nhưng tha lực của các Ngài chỉ là sức trợ duyên mà thôi. Đức Phật ra đời, khai thị cho chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến, nhưng khai thị mà chúng sanh có ngộ nhập được hay không là do ở mỗi chúng sanh. Nếu Phật có thể ban cho chúng sanh cái tri kiến Phật ấy, thì chúng sanh đâu cần tu, và tinh thần “Tự thắp đuốc lên mà đi” hóa ra vô nghĩa. Cho nên, nếu có suy nghĩ một chút, ta sẽ thấy, mọi kinh điển đều nhằm kích thích trực giác để ta nhận ra cái Bổn tôn Địa Tạng, rồi tự nỗ lực để cứu chính mình ra khỏi sinh tử luân hồi.

Trước khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập diệt ở rừng Ta La Song Thọ, Ngài đã tuyên bố rất rõ : “Các ông hãy tự thắp đuốc lên mà đi, thắp lên với chánh pháp”. Nếu chúng ta không tự thắp đuốc lên mà đi, cứ trông cầu nơi Phật, Bồ tát, thì chúng ta đã rơi vào thần quyền mất rồi ! Đức Phật đã trở thành một vị thần linh rồi. Và nếu chúng ta thần thánh hóa các Ngài, các Ngài sẽ bị giảm giá trị; giáo lý của Đức Phật cũng bị đánh mất tính thực tiễn, tính khoa học và tính nhân bản, là nền tảng giá trị và đạo đức muôn đời của đạo Phật. Cho nên, sự học Phật của chúng ta, mỗi mỗi phải y cứ vào tinh thần “tự mình thắp đuốc”, vốn là kim chỉ nam cho mỗi người con Phật, dù là xuất gia hay tại gia. Chúng ta cần biết rằng, khi luận đến nghĩa lý sâu xa của kinh điển Đại thừa, thì khi nói đến chúng sanh, phải hiểu là chúng sanh tâm, bởi vì ngoài tâm không có chúng sanh. Kinh Hoa Nghiêm có nói, tâm như người thợ vẽ, vẽ ra mỗi ngũ uẩn của chúng ta. Mỗi thân ngũ uẩn được tác tạo do vọng tâm, nói cách khác là do nghiệp lực. Như vậy, nói đến chúng sanh chánh báo, đó là chúng sanh tâm, còn hoàn cảnh y báo cũng không ngoài tâm mà có. Ở đây cũng vậy, chúng ta phải luôn luôn quy trở về bản tâm của chính mình thì mới hiểu được ý kinh. Chúng sanh bị đọa địa ngục, đó là chúng sanh tâm bị đọa lạc vào địa ngục tham, sân, si phiền não. Muốn giải phóng chúng sanh tâm, phải dùng tự tánh Địa Tạng của chính mình. Nếu chúng sanh là chúng sanh tâm, thì Phật cũng là Phật tâm, ngoài tâm không có Phật; nếu địa ngục là địa ngục tự tâm, thì Địa Tạng tất nhiên cũng là Địa Tạng tự tâm vậy. Cho nên, có thể nói, không thể nào lìa tâm để tu hành, không thể nào lìa tâm mà giải thoát. Đây là điều chúng ta phải hết sức lưu ý. Chúng ta tu là tu tâm của chúng ta, nếu thanh tịnh cũng là thanh tịnh cái tâm; khi giác ngộ là giác ngộ tự tâm, cho đến lúc thành đạo cũng là thành tựu lại cái bản tâm ấy. Ngoài tâm sẽ không có cái gì cả. Đó là chỗ y cứ của tất cả kinh điển Đại thừa.

U Minh Giáo Chủ Bổn Tôn,

Địa Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát.

Khể thủ từ bi Đại Giáo Chủ,

Địa ngôn: Kiên hậu, quảng, hàm tàng.

Nam phương thế giới dõng hương vân,

Hương vũ, hoa vân, cập hoa vũ,

Bảo vũ, bảo vân, vô số chủng,

Vi tường, vi thụy, biến trang nghiêm,

Thiên nhân vấn Phật: thị hà nhân?

Phật ngôn: Địa Tạng Bồ Tát chí!

Tam thế Như Lai đồng tán ngưỡng,

Thập phương Bồ Tát cọng quy y.

Ngã kim túc thực thiện nhân duyên,

Tán dương Địa Tạng chân công đức:

Từ nhơn tích tiện, thệ cứu chúng sinh.

Thủ trung kim tích chấn khai địa ngục chi môn,

Chưởng thượng minh châu quang nhiếp đại thiên chi giới.

Diêm vương điện thượng, nghiệp kính đài tiền.

Vị Nam Diêm Phù đề chúng sinh,

Tác đại chứng minh công đức chủ.

Đại bi, Đại nguyện, Đại thánh, Đại từ

Bổn Tôn Địa Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát”.

Tạm dịch:

Giáo chủ cõi U minh,

Là Bổn Tôn Địa Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát.

Cúi đầu kính lễ Đấng Giáo Chủ đại từ đại bi,

Giống như đất bền chắc, sâu dày, rộng chứa khắp.

Thế giới phương Nam bủa mây hương,

Mưa hương, mây hoa và mưa hoa,

Mưa báu, mây báu nhiều vô số,

Ứng hiện điềm lành khắp trang nghiêm.

Trời người hỏi Phật: là nhân gì?

Phật bảo: Địa Tạng Bồ Tát đến!

Ba đời Như Lai đều kính ngưỡng,

Mười phương Bồ Tát trọn quy y.

Nay con đầy đủ nhân duyên lành,

Tán dương công đức chân thật của Địa Tạng:

Ngài là hiện thân của từ bi, của mọi điều lành

Ngài thệ cứu độ tất cả chúng sanh.

Tích tượng cầm trong tay mở toang cửa địa ngục,

Trên tay có hạt minh châu lóng lánh

sáng soi khắp địa thiên thế giới.

Ngài chính là diêm vương trên điện,

Ngài chính là gương nghiệp trước đài.

Vì chúng sinh cõi Nam Diêm Phù Đề

Bậc giáo chủ chứng minh mọi công đức.

Nay thành tâm kính lễ,

Đại bi, Đại nguyện, Đại thánh, Đại từ

Bổn Tôn Địa Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát”.

Nếu khéo hiểu, chúng ta sẽ thấy đây là một bài tự quy y, vì là trở về với tự tánh Địa Tạng của chính mình. Thông thường, nếu hiểu theo sự tướng, thì quy y Phật là trở về nương tựa nơi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, quy y Pháp tức quy y giáo pháp của Ngài, và quy y Tăng nghĩa là quy y những Tăng sĩ tu hành thanh tịnh. Nhưng nếu hiểu theo tinh thần của Lục Tổ Huệ Năng, hoặc của các kinh điển Đại thừa, thì quy y Tam bảo tức là Tam bảo tự tâm: Phật là tánh giác của chính mình, Pháp là chánh kiến sẵn đủ nơi tự tâm, Tăng chính là bản tâm thanh tịnh (Phật là Giác, Pháp là Chánh, Tăng là Tịnh). Hiểu như thế mới trọn vẹn cả sự và lý, chứ nếu chỗ quy hướng lại ở bên ngoài, đó chính là ngoài tâm cầu Phật ố tức là ngoại đạo. Bởi Phật là Phật tâm, mà trở về với tự tánh Địa Tạng là một sự quy y lớn. Chính vì sự quy y này mà cả ba đời Như Lai đồng kính ngưỡng, và mười phương Bồ tát mới trọn trở về nương tựa. Chúng ta sẽ khảo sát điều này kỹ hơn khi đọc đến đó.

Trở lại từ đầu: Chúng ta nên biết, bài tựa xưng tán Bổn tôn Địa Tạng chính là cương lĩnh, là kim chỉ nam, là tổng quan của toàn bộ bản kinh. Cho nên, nếu hiểu rõ được bài tựa này, ta sẽ hiểu được toàn bộ bản kinh không khó:

Giáo chủ cõi U minh

Cung kính lễ mà dốc lòng, có nghĩa là toàn tâm toàn trí cung kính lễ. Giáo chủ cõi U minh tức là bản tâm thanh tịnh của chính mình. Như vậy, đây là một sự quy y trở về với Bổn tôn Địa Tạng của mình.

” Cúi đầu kính lễ Đấng Giáo chủ đại từ bi, giống như đất bền chắc, sâu dày, rộng chứa khắp”.

Đất ở đây có nghĩa là đất tâm. Đất tâm rất kiên cố, không có gì công phá được, hủy diệt được. Tâm địa kiên cố là đức tính thứ nhất của Bổn tôn Địa Tạng. Đức tính thứ hai là sâu dày. Chúng ta thấy, biển sâu cách mấy cũng có thể dò được, nhưng làm sao dò được tâm ? Tâm không có hình tướng, kích thước, rút lại thì trên đầu mũi kim, bủa ra thì trùm khắp pháp giới; cho nên gọi là sâu dày. Đức tính thứ ba là rộng chứa khắp. Phật dạy : Bổn tâm của mỗi chúng sanh thật bao la không ngằn mé, nếu đem hư không so với bổn tâm, cũng như hòn bọt ví cùng biển cả.

Chúng ta dám nhận mình có Bổn tôn Địa Tạng không ? Nếu chúng ta không dám nhận, thì như kinh Pháp Hoa nói, chúng ta là những cùng tử xin ăn đầu đường góc chợ, con của trưởng giả mà cứ chịu lang thang. Lẽ ra, biết rõ cha mình rất giàu có, vàng bạc kho lẫm dẫy đầy, chúng ta phải trở về thọ hưởng gia tài của cha. Cũng như thế, chúng ta có cái Bổn tôn Địa Tạng kiên cố sâu, dày, rộng chứa khắp này, mà lại cô phụ cái tánh linh của chính mình, rồi trôi giạt trong sáu đường ba cõi. Đó là cái bi kịch của kiếp người.

Tiếp theo, khi tán dương đúng mức công đức của Bổn tôn Địa Tạng rồi, thì bắt đầu những hình ảnh lung linh huyền diệu :

Mưa hương, mây hoa và mưa hoa,

Mưa báu, mây báu nhiều vô số,

Phương Nam là cõi Nam Thiệm Bộ Châu, tức cõi Diêm Phù Đề này. Thế giới lúc này không những có mây hương mà còn có mưa hương, mây hoa, mưa hoa, và cả mưa báu, mây báu nhiều vô số nữa. Chúng ta có tin rằng, trong cõi Ta-bà này mà có mây hương mây hoa không ? Nếu chúng ta tin trong dãy da hôi thối này có hòn ngọc như ý, trong lò lửa vô thường này có hoa sen nở, thì sẽ tin có những điềm lành ấy ứng hiện. Nói theo tinh thần kinh Hoa Nghiêm, khi nhận được bổn tâm, liền tức khắc tất cả các pháp đều trở thành những phẩm vật trang nghiêm. Có nghĩa là, khi một người nhận ra bổn tâm của chính mình, tức khắc tất cả pháp đều trở thành thị giả cho vị ấy. Bởi vì “Tất cả pháp đều từ tâm sanh”. Mê thì tất cả toàn mê, mà khi giác thì “Nhất thiết pháp giai thị Phật pháp”, tất cả pháp đều là pháp Phật, cõi Ta-bà liền tức khắc trở thành Tịnh độ.

” Trời Người hỏi Phật : là nhân gì?

Khi thấy ứng hiện những điềm lành, trời người trong chúng hội đã hỏi Phật, đó là do nhân duyên gì ? Phật trả lời, Bồ tát Địa Tạng đến. Nếu hiểu theo sự, chúng ta tưởng có một vị Bồ tát Địa Tạng, tay cầm tích trượng và ngọc minh châu đi đến. Nhưng nếu theo lý, phải hiểu rằng, Bổn tôn Địa Tạng xuất hiện nguyên hình, cái nguyên hình mà từ vô thủy đến vô chung chúng ta đều có mà lại quên đi. Đó là cái tâm thanh tịnh, cái tâm giác ngộ ứng hiện ra bên ngoài thành cái thấy, nghe, hay, biết của chúng ta. Nếu nhìn các pháp mà chúng ta không có một chút vọng tưởng điên đảo nào hết, thì Bồ tát Địa Tạng hiện tiền, các pháp đều trở thành vi diệu. Nếu nói theo tinh thần kinh Pháp Hoa, là khai thị cho chúng sanh ngộ nhập tri kiến Phật; còn theo kinh Địa Tạng, đó là khai thị cho chúng sanh nhận ra cái Bổn tôn Địa Tạng của chính mình. Đây là mục đích duy nhất của chư Phật khi ra đời. Nếu hiểu được nghĩa lý thâm sâu của sự kiện Bồ tát Địa Tạng xuất hiện, chúng ta sẽ sáng tỏ được hai câu kế tiếp :

” Ba đời Như Lai đều kính ngưỡng, Mười phương Bồ tát trọn quy y”

Hiểu theo sự, chúng ta sẽ thấy vô lý. Phật làm sao kính ngưỡng Bồ tát là vị có trình độ giác ngộ, trình độ tâm linh kém hơn ? Cho nên, chúng ta phải hiểu theo nghĩa lý thâm sâu của nó. Kinh Bát nhã đã nói : Bát Nhã là mẹ chư Phật mười phương ba đời. Bát nhã là chánh nhơn tu hành của Bồ tát, là nguồn cội của tất cả mọi sinh linh hữu tình. Nếu hiểu Bát nhã như vậy, mới hiểu được vì sao Địa Tạng lại được ba đời Như Lai kính ngưỡng. Bồ tát Địa Tạng ở đây là bản tâm của chính mình, mà bản tâm thì ở chư Phật, Bồ tát đều bình đẳng như nhau. Phật ố Phật đồng đẳng ở bản tâm. Phật ngộ là ngộ tâm, chứng là chứng tâm. Đã ngộ tâm chứng tâm, thì chư Phật kính ngưỡng bản tâm là điều hợp lý.

Tán dương mà hiểu được Địa Tạng là bản tâm thanh tịnh của chính mình, thì mới là tán dương chân thật, mới gọi là đầy đủ nhân duyên lành.

” Ngài là hiện thân của Từ bi, của mọi điều lành, Ngài thệ cứu độ tất cả chúng sanh”

Từ bi có ở ngoài tâm không ? ố Từ bi là ở nơi tâm, là dụng của tâm, nên nói Ngài là hiện thân của từ bi. Làm tất cả mọi điều lành, tạo bao nhiêu công đức cũng không ngoài tâm để tạo, nên nói Ngài là hiện thân của mọi điều lành. Và theo lời nguyện của Ngài : “Địa ngục vị không thệ bất thành Phật, chúng sanh độ tận phương chứng Bồ đề”. Khi độ sạch hết chúng sanh tâm vào vô dư Niết bàn, theo tinh thần kinh Kim Cang, thì mới triệt chứng Bồ đề. Nếu còn một chúng sanh tâm, nghĩa là địa ngục chưa hoàn toàn trống, thì chưa thành Phật được.

Bây giờ nói đến biểu tướng của Ngài Địa Tạng :

” Tích trượng cầm trong tay mở toang cửa địa ngục,

Trên tay có hạt minh châu lóng lánh ánh sáng soi khắp đại thiên thế giới”.

Đây là một hình ảnh lung linh huyền diệu nữa. Chúng ta thấy, tích trượng của Ngài có bốn cái vòng, đó là tượng trưng cho Tứ đế, có mười hai khuy, tượng trưng mười hai nhân duyên. Ngài cầm tích trượng trong tay có nghĩa quán triệt được Tứ đế và Thập nhị nhân duyên. Tích trượng cũng tượng trưng ý chí kiên cường, khi có đủ ý chí đại hùng đại lực, mới mở toang được cánh cửa địa ngục tham, sân, si của tự tâm. Hạt minh châu lóng lánh tức hòn ngọc như ý, tượng trưng bản tâm thanh tịnh, có ánh sáng soi khắp đại thiên thế giới, nghĩa là tính thường chiếu của tâm, soi sáng cùng khắp. Do đó khi tỏ được lý Tứ đế và Thập nhị nhân duyên, rồi nhận ra bản tâm thanh tịnh, thì đủ sức phá tan địa ngục tham, sân, si trong tự tâm, đạt đến cứu cánh giải thoát.

” Ngài chính là Diêm Vương trên điện”.

Diêm Vương là vị vua xử tội chúng sanh ở âm phủ, tại sao Bồ tát Địa Tạng lại là Diêm Vương ? Nếu ai làm việc phạm pháp hay tạo tội ác, dù đôi khi giấu được mọi người, trốn tránh được pháp luật, nhưng không thể giấu được tòa án lương tâm của mình. Như vậy, chính lương tâm, lương tri, tức Bồ tát Địa Tạng, là Diêm Vương xử tội cho chính mình. Mình vừa khởi một niệm ác, niệm ấy liền in vào A-lại-da thức, thành nghiệp ác.

” Ngài chính là gương nghiệp trước đài”

Nghiệp giống như gương soi, Hồ đến hiện Hồ, Hán đến hiện Hán. Khi bản tâm thanh tịnh, các pháp hiển bày thể tánh, khi còn vô minh, nghiệp in vào A-lại-da thức như vật hiện trong gương, lưu ảnh trước đài. Như vậy, tạo tội là do mình, tạo phước cũng do mình, chúng ta từ đây trở đi có dám tạo tội nữa không? Bởi chính mình vừa là gương nghiệp, vừa là Diêm Vương, thì trốn đâu cho khỏi ? Sự tu hành rất là sòng phẳng, có phải vậy không ?

” Vì chúng sinh cõi Nam Diêm Phù Đề

Tự tâm của mình sẽ chứng minh mọi công đức cho mình. Chúng ta thấy, chính tâm là nguồn cội của mọi công đức, mà cũng là gốc rễ của tội lỗi; chính tâm là căn bản của giải thoát sinh tử, mà cũng là gốc của luân hồi. “Công vi thủ, tội vi khôi” là như thế.

Xin được nhắc lại, Bồ tát Địa Tạng nếu nói về lý, là một nhân vật tượng trưng, ngầm chỉ cái cực tôn quý sẵn có nơi mỗi chúng ta. Cho nên, khi đến chùa đảnh lễ Bồ tát Địa Tạng, nên nhớ đến Địa Tạng tự tánh của chính mình. Chỉ có Địa Tạng này mới đủ năng lực phá đổ tường thành vô minh và cứu vớt mình khỏi địa ngục tham, sân, si tối tăm. Cái gọi là thiên đường không có ở ngoài tâm, địa ngục cũng không ngoài tâm mà có. Tâm như người thợ vẽ, tạo hoàn cảnh chánh báo và y báo của mỗi chúng sanh, tạo nên tất cả sự vật trên thế gian, tạo cả sáu đường ba cõi. Cho nên, người ngộ được tâm và sống viên mãn với tâm, người đó được gọi là Phật. Phật là giác, nghĩa là giác cái tâm sẵn đủ ở mình, chúng sanh si mê nên thọ khổ, cũng là thọ khổ nơi tự tâm; Bồ tát Địa Tạng cứu độ chúng sanh cũng phải là chúng sanh tâm. Đức Phật thuyết kinh lúc nào cũng có sự và lý, sự dùng những hình ảnh để làm phương tiện, lý nhằm hiển bày cái chân lý cứu cánh kia. Có nhiều người đọc kinh điển Đại thừa, lại chấp vào sự mà không hiểu lý, nên dễ rơi vào “mê tín Đại thừa”. Vì vậy, chúng ta phải khéo tư duy, khéo thâm nhập, mới thấy cái thú vị của kinh. Nếu không, sẽ thấy kinh có vẻ lạc lõng, không phù hợp với thời đại khoa học hiện giờ. Thực ra, cảnh giới của một người đã giác ngộ rất khác với người thường: tất cả sự vật tầm thường đều đứng lên diễn bày Phật pháp, như kinh Di Đà đã nói, tiếng suối reo, tiếng chim hót đều là niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. Tất cả pháp luôn luôn mời gọi, nhưng vì chúng ta không lắng tâm lại để nghe, mải chạy theo những vọng tưởng lăng xăng điên đảo, nên không biết rằng tất cả tiếng đều là tiếng Phật. Trên mặt đất hiện thực của cuộc đời này, nếu tâm ta thanh tịnh, ta sẽ thấy nơi nào cũng có bảy báu, nước nào cũng là nước tám công đức, ở đâu cũng là cõi Cực lạc.

Trong sự học Phật, nếu hiểu được kinh điển theo tinh thần lý sự viên dung như thế, ta sẽ cảm thấy rất tự tin, không sống theo sự mong cầu và ỷ lại vào tha lực. Tự nhiên sẽ hợp với lý nhân quả, với lời Phật dạy “Tự thắp đuốc lên mà đi”. Không ai có thể ăn uống giùm, sống giùm cho ai. Nếu tự do tạo nghiệp ác rồi cầu nguyện Bồ tát Địa Tạng, tin rằng Bồ tát có thể cứu mình, thì ý nghĩ đó hết sức sai lầm và tai hại, đó hoàn toàn không có chánh kiến và chánh tín.

Ở đây, chúng ta cũng cần nhận định cho rõ, địa ngục không phải hoàn toàn không có. Địa ngục là địa ngục tự tâm, nhưng đó cũng là cảnh giới do nghiệp cảm đồng phận của chúng sanh. Nghiệp ác giống nhau sẽ chiêu cảm một cảnh giới như nhau. Ví dụ, Phật ố Bồ tát thấy cõi người là cảnh huyễn mộng, không thật; nhưng chúng ta vẫn thấy đây là thật, do nghiệp người của tất cả chúng ta, chưa giải thoát được sinh tử. Tương tự, cảnh giới địa ngục không có thật đối với các bậc giác ngộ, nhưng vẫn là thật đối với những chúng sanh tạo tội. Ở thế gian cũng thế, những người cùng một nghiệp thường có khuynh hướng cùng tụ tập với nhau ở một môi trường, một cảnh quan tương ứng: kẻ trộm cướp vào tù, những người ham tu cùng nhau đến chùa tụng kinh, nghe pháp.

Tóm lại, địa ngục nghĩa là tham, sân, si phiền não của chúng sanh. Địa ngục cũng chính là cảnh giới của ba nghiệp ác, từ thân, khẩu, ý phát sinh ra. Địa ngục là sự tối tăm ám chướng, là sự mê muội trong tâm thức của mỗi người. Đó chính là địa ngục tự tâm. Phật nói kinh Địa Tạng là cốt cảnh tỉnh tất cả chúng ta dẹp bỏ tham, sân, si nơi tự tâm, tu tập ba nghiệp lành nơi tự tâm, rồi dứt nghiệp cũng nơi tự tâm và giải trừ vô minh tăm tối cũng nơi tự tâm. Cuối cùng trở về với tự tánh Bổn tôn Địa Tạng của chính mình. Đó là cương lĩnh của toàn bộ kinh Địa Tạng.

Về phần chính văn trong bản kinh, đề nghị chúng ta đọc kỹ và hiểu theo nghĩa lý sâu mầu của kinh. Rồi sẽ thấy kinh nói chuyện với mình nhiều điều hết sức mới mẻ, mầu nhiệm. Khi hiểu rõ ý kinh, sự trì tụng mới có đầy đủ ý nghĩa, đời tu của chúng ta mới đúng theo quỹ đạo tu hành; nếu không, chúng ta có thể rơi vào đường tà, vào mê tín, thì uổng một đời làm đệ tử của Phật. Chúng ta là đệ tử Phật, tắm mình trong ánh hào quang của Phật, hào quang ấy là trí tuệ Phật tâm sẵn đủ của chính mình. Chúng ta phải nương hào quang ấy, khai phát ra, để trí huệ ngày càng sáng suốt, tham, sân, si ngày càng thưa mỏng, nghiệp chướng ngày càng tiêu trừ, những vọng tưởng điên đảo ngày càng giảm thiểu. Lúc ấy, Bồ tát Địa Tạng sẽ xuất hiện, cửa địa ngục tham, sân, si sẽ bị phá đổ. Mong rằng tất cả những người hữu duyên đều được lợi ích, và hãy y cứ vào đó tu hành, từ đây cho đến ngày viên mãn.

Ý Nghĩa Sâu Xa Của Kết Tráp Rồng Phượng Ít Người Biết Đến

Kết tráp rồng phượng – nguồn gốc và ý nghĩa

Trong văn hóa Trung Hoa và Việt Nam cũng như nhiều quốc gia châu Á khác, rồng và phượng là hai biểu tượng thiêng liêng trong cuộc sống. Đây là con vật biểu trưng cho sự cao quý, quyền lực, đẹp đẽ và thịnh vượng. Từ thời phong kiến, rồng và phượng đã luôn được mang ra để ví von với sự cao quý của hoàng gia.

Một cách cụ thể, rồng đại diện cho phái mạnh, sự mạnh mẽ, cao quý và quyền lực nên thường đại diện cho Vua chúa thời xưa. Trong đám cưới, rồng sẽ đại diện cho chú rể – một người mạnh mẽ đủ để bảo vệ cho cô dâu của mình. Còn phượng, thường được ví von với vẻ đẹp của các mỹ nữ, hoàng phi ở trong cung ngày xưa. Không chỉ vậy, phượng chính là đại diện cho mẫu phụ nữ vừa đẹp người mà còn vô cùng có khí chất. Phượng chính là đại diện cho cô dâu trong ngày cưới.

Ngoài ra, rồng và phượng còn được biết đến như là biểu tượng của sự thịnh vượng và sum vầy. Hẳn nhiên, trong mỗi cuộc hôn nhân người ta đều mong mỏi về sự phát triển của tình yêu đôi lứa, xây dựng một cuộc sống mới, một gia đình mới. Sự thịnh vượng ở đây, có thể là về tình yêu thêm thăng hoa, nảy nở, gia đình sớm có thêm thành viên mới. Mối quan hệ càng trở nên khăng khít, gắn bó và sum vầy hơn.

Bên cạnh đó, bộ tráp này còn mang đến sự may mắn cho gia chủ cũng như cô dâu chú rể trong lễ thành hôn và khiến cho mọi người cảm thấy vui vẻ hơn nữa.

Những nguyên liệu chính dùng để kết tráp rồng phượng là gì?

Trong đám hỏi truyền thống của người Việt, số tráp đúng theo yêu cầu thường là 5 hoặc là 7. Những tráp xinh xắn này có thể được làm từ hoa, hoặc các loại củ quả. Đối với tráp rồng phượng thì trầu cau và các loại quả là lựa chọn hàng đầu.

Thành phần để có thể tạo nên một bộ tráp ưng ý đó là: 5 loại hoa quả, hay còn gọi là ngủ quả và những chiếc lá dứa (hay những loại lá có hình tương tự) để tạo hình. Tùy theo yêu cầu của chủ nhà mà các loại ngũ quả sẽ khác nhau. Lá dứa sẽ được dùng để làm thân và cánh của rồng và phượng.

Ngoài ra, quả cau sẽ được điểm xuyết vào các bộ phận trên thân của con vật tạo nên sự hài hòa tươi mới.

Những nguyên liệu này đều vô cùng phổ biến và dễ tìm ở Việt Nam chúng ta phải không nào. Từ những nguyên liệu tách rời và có vẻ không ăn khớp gì với nhau, nhờ bàn tay khéo léo của các nghệ nhân mà biến hình vô cùng lộng lẫy.

Bên cạnh đó, bởi vì kích thước của tráp rồng phượng là không quá nghiêm ngặt, vì thế nên các gia chủ có thể chọn nguyên liệu sao cho phù hợp với tráp mình mong muốn. Bởi vì kích thước to nhỏ khác nhau sẽ cần những số lượng lá dứa và hoa quả khác nhau, nhưng bạn yên tâm chắc chắn các nghệ nhân kết tráp sẽ hỏi kĩ càng trước khi tiền hành làm.

Hiện nay phong tục bê tráp và làm tráp trong đám hỏi, đám cưới của nước ta không những được lưu giữ một cách tốt đẹp mà còn được phát triền lên tầm cao mới. Các hình hài và nguyên liệu làm tráp của thay đổi để phù hợp với nhu cầu người đặt hơn. Hình rồng phượng cũng vì thế mà ngày càng bắt mắt hơn.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Ý Nghĩa Sâu Xa Của Kinh Địa Tạng trên website Shareheartbeat.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!