Cập nhật nội dung chi tiết về Xông Hơi Giải Cảm Đúng Cách Bằng Nồi Lá Xông (Đơn Giản) mới nhất trên website Shareheartbeat.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Xông hơi giải cảm có an toàn không
Khi bị cảm cúm các triệu chứng chúng ta thường gặp là ngạt mũi, tắc mũi, chảy nước mũi, đau họng, đau mỏi các cơ. Ngoài việc sử dụng các loại thuốc thì xông hơi là liệu pháp được nhiều người lựa chọn bởi tính an toàn và hiệu quả nhanh chóng mà nó mang lại.
Phương pháp này dùng hơi nóng từ nước và các tinh dầu có trong thảo dược để trị cảm. Hơi nước ẩm phả lên các bộ phận trên cơ thể trong đó có niêm mạc mũi. Lúc này hơi nước nóng ẩm giúp giãn nở các cơ mũi khiến cho việc thông hơi mũi dễ dàng. Nhiệt từ hơi nước sẽ đánh bay chất nhầy trong mũi và phổi khiến cho chúng ta dễ thở hơn. Đồng thời phương pháp này còn giúp đào thải các chất độc trong cơ thể ra ngoài, giúp khí huyết lưu thông tuần hoàn, cơ thể trở nên khỏe mạnh hơn, tinh thần cũng dễ chịu hơn.
Bạn chỉ cần bạn thực hiện theo đúng cách là hoàn toàn có thể đẩy lùi bệnh cảm cúm, giải cảm đơn giản.
Các loại lá xông hơi giải cảm đúng cách
Thay vì sử dụng kháng sinh để chữa cảm thì nhiều người lựa chọn phương pháp xông hơi. Với cách thức này, cơ thể sẽ hạn chế việc tiếp nạp các loại thuốc gây hại cho gan, dạ dày, hạn chế tình trạng kháng kháng sinh. Các loại lá dùng để xông đều có đặc tính là lành, chứa nhiều tinh dầu có ích để hỗ trợ các triệu chứng do cảm gây ra.
Kết hợp xông với một số các loại lá dược liệu, thảo mộc, tinh dầu sẽ giúp cho việc giải cảm hiệu quả hơn.
Theo kinh nghiệm dân gian: Nếu bị cảm cúm (sốt, ho, nhức đầu, đau mình mẩy, không mồ hôi) thì dùng lá cúc tần, lá tre, lá sả, lá chanh (bưởi) để xông.
Nếu bị cúm mùa đông thì thêm gừng, tía tô, kinh giới, lá quế.
Bị cảm trong mùa hè thì tăng liều lượng lá tre nhiều hơn, thêm lá sen, hương nhu, hoắc hương, lá hoặc hoa đậu ván.
Những vị thuốc dân gian này có tác dụng xông giải cảm cực kỳ hiệu quả, cụ thể:
Lá tre giúp bài tiết mồ hôi, sát khuẩn tốt
Cây sả sát khuẩn, khử uế, tiêu đờm, cảm sốt, ho, viêm phổi
Tinh dầu từ lá bưởi giải cảm rất tốt, trị nhức đầu, ho sốt, mùi hương nhẹ nhàng dễ chịu.
Ngải cứu tốt cho lưu thông khí huyết, trị sổ mũi
Hương nhu trị cảm nắng, sốt nóng, nhức đầu, hơi ẩm có tác dụng làm bài tiết mồ hôi, đào thải độc tố trên da
Bạc hà có khả năng sát khuẩn cao, chống viêm, trị cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi
Tía tô khu phong trừ hàn, trị cảm mạo
Hướng dẫn xông hơi giải cảm đúng cách tại nhà
Tùy vào tình hình chuẩn bị, bạn có thể sử dụng tất cả các loại lá trên hoặc sử dụng 5- 7, xem xét tình trạng bệnh của mình để lấy loại lá có tác dụng tương ứng nhiều hơn nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất.
Xông hơi trị cảm có 2 cách là xông truyền thống và xông hiện đại.
1. Nồi nước xông hơi giải cảm truyền thống
3 đến 5 loại lá kể trên, mỗi loại 1 nắm vừa đủ
1 cái nồi sạch
2 lít nước sạch
1 chiếc khăn sạch
1 chiếc chăn mỏng
Bước 1: Các loại lá đã chuẩn bị đem rửa sạch, ngâm qua nước muối pha loãng rồi cho vào nồi cùng 1.5 lít nước sôi. Dùng lá chuối đậy lên trên để tránh các tinh dầu thoát ra ngoài rồi tiếp đến lại đậy nắp, đun sôi trong 5 phút.
Bước 2: Đun sôi lửa rồi để lửa nhỏ trong khoảng 7 – 10 phút, xong tắt bếp. Để 1 lúc cho nhiệt độ nồi giảm bớt xuống khoảng 60 – 70 độ.
Bước 3: Chọn nơi kín gió không có gió lùa để tránh nhiễm phong hàn, cởi bớt quần áo trên người. Tiến hành xông từ 5 – 15 phút, mồ hôi ra càng nhiều càng tốt. Tùy theo nhu cầu mà ta có thể tiến hành xông như sau:
Xông toàn thân giải cảm: đặt nồi dưới ghế thủng hoặc dưới giường, lấy chăn không quá dày trùm kín người, ngồi lên trên rồi với tay từ từ mở nồi hé nồi nước để xông/
Xông mặt giải cảm: đặt nồi xông giải cảm trên bàn, mở từ từ nắp nồi để hơi nước tỏa ra, đảm bảo nhiệt độ vừa mức chịu đựng.
Bước 4: Sau khi xông, lau qua người rồi nằm nghỉ. Sau 15 – 20 phút nếu có thể thì sử dụng nước trong nồi xông tắm nhanh rồi lau khô người rồi nghỉ ngơi. Dùng khăn sạch lau khô người rồi mặc quần áo. Nên uống cốc trà nóng để bổ sung nước cho cơ thể, có thể là trà gừng, đường hoặc chanh,….
2. Phòng xông hơi hiện đại
Với phòng xông hơi hiện đại thì việc xông hơi trị cảm cúm đơn giản hơn rất nhiều. Cách xông này giúp rút ngắn thời gian rất nhiều, tuy nhiên bạn phải có phòng xông hơi. Các loại lá rửa sạch rồi cho vào hộp hương liệu đối với máy xông hơi ướt hoặc đặt trên đá sauna của máy xông hơi khô. Hơi nóng này sẽ tác động lên lá xông, làm các tinh chất được tỏa đều ra phòng giúp giải cảm nhanh chóng.
Sau khi xông khoảng 10- 15 phút thì ra khỏi phòng rồi lau khô người, không nên tắm luôn.
Tương tự đợi 6 tiếng sau mới được tắm.
Với phương pháp này thì người bệnh có thể vào xông luôn mà không cần mất thời gian đợi nấu nước lá, ngoài ra tư thế ngồi xông cũng thoải mái hơi, hơi nước từ các loại máy xông hơi tác động lên toàn thân liên tục.
Một số lưu ý khi xông hơi giải cảm
Cách xông giải cảm tại nhà rất hiệu quả cần lưu ý không áp dụng cho những trường hợp sau:
Phương pháp này không dùng cho những người đã ra nhiều mồ hôi, mất nước nhiều, mất máu nhiều, chóng mặt…
Không áp dụng phương này cho phụ nữ có thai, trẻ em dưới 12 tuổi.
Người đang có sốt siêu vi; cơ thể suy nhược.
Người già yếu, trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang thai hoặc vừa mới sinh.
Phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt.
Người đang bị tiêu chảy, sốt xuất huyết, sau khi uống rượu, mắc bệnh ngoài da.
Người bệnh tăng huyết áp, tim mạch
Người có biểu hiện bệnh tâm thần…
Ngoài ra cũng cần chú ý:
Không nên tắm ngay sau khi xông
Chỉ thực hiện khi vừa mới bị cảm
Quá trình xông cần đề phòng bị bỏng.
Mỗi lần xông không được quá 20 phút để tránh mất nước, cơ thể mệt mỏi.
Sau khi xông xong cần lau khô người ngay để tránh cảm lạnh.
Đặc biệt lưu ý sau khi xông xong sẽ máu huyết lưu thông chậm và ảnh hưởng đến sức khoẻ. Đồng thời tránh lạm dụng phương pháp này tại nhà khiến cơ thể bị mất nước và bệnh thêm nguy hiểm.
Bà bầu có được xông hơi giải cảm không?
Các nghiên cứu chỉ ra rằng thai nhi bị phơi nhiễm với nhiệt độ cao trong ba tháng đầu gặp biến chứng nghiêm trọng với não hoặc tủy sống. Việc các thai phụ tiếp xúc với nhiệt độ cao có thể gây ra hiện tượng động thai. Nếu nặng hơn có thể dẫn tới dị tật bẩm sinh như khuyết tật vách ngăn và ống động mạch. Nhiệt độ cao phá hủy các tế bào, ngăn cản quá trình cung cấp oxy cho bào thai, dẫn đến sảy thai hoặc thai bị chết lưu. Phòng xông cũng dễ khiến thai phụ bị kiệt sức, chóng mặt, buồn nôn và ngất xỉu.
Các bác sĩ khuyến cáo bà bầu không nên xông hơi giải cảm, nên dùng các biện pháp khác. Ví dụ như ăn cháo giải cảm, uống nước gừng, nước hành tươi hoặc mật ong pha với chanh để trị cảm. Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc tây để đảm bảo an toàn cho thai nhi.
Xông Hơi Da Mặt Bằng Nước Muối (Đơn Giản
Xông hơi da mặt bằng nước muối có tác dụng gì?
Theo các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nước muối có tính sát khuẩn cao nên có thể diệt những vi khuẩn gây mụn, hỗ trợ làm da sạch sâu. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng cân bằng độ ẩm cho làn da và cân bằng lượng dầu trên da, tránh tiết dầu quá nhiều. Xông da mặt với nước muối sẽ tăng cường đẩy máu và oxy đến da. Phương pháp này tăng cường lưu thông máu góp phần vào quá trình sản xuất collagen và elastin từ đó giúp da săn chắc và chậm lão hóa. Ngoài ra nó còn giúp bạn giảm căng thẳng mang đến cảm giác thư giãn cho làn da, sức khỏe.
Hướng dẫn cách thực hiện đơn giản
Bạn nên sử dụng muối biển hoặc muối hồng có chứa nhiều loại khoáng chất có lợi như kẽm, canxi và i-ốt…sẽ có hiệu quả tốt nhất khi xông.
Chuẩn bị nguyên liệu
Công thức cơ bản: muối + nước (tỷ lên 1/2 thìa muối cho nửa lít nước)
Công thức 1: muối, chanh, sả
Công thức 2: muối, hương thảo, xô thơm, bạc hà
Công thức 3: muối, lá húng quế tươi, tinh dầu tràm trà
Công thức 4: muối, hoa oải hương khô, xô thơm, bạc hà
Nếu không đủ các nguyên liệu trên thì có thể chỉ dùng muối với nước cũng hiệu quả. Lấy thêm các nguyên liệu đã chuẩn bị theo công thức trên và đun nhỏ khoảng từ 2-3 phút. Nước sôi thì tắt bếp, để cho nguội bớt.
Tiến hành
Buộc tóc gọn gàng, tẩy trang, rửa mặt và tẩy da chết nhẹ nhàng để tăng hiệu quả tốt nhất. Dùng khăn trùm kín đầu và đưa mặt gần lại bát/ thau nước sao cho khoảng cách khoảng 25-30cm để không bị bỏng. Nên ngồi trong phòng kín gió để tránh ảnh hưởng.
Xông mặt trong khoảng 5-10 phút là mức thời gian tốt nhất. Sau khi xông nên ngồi nghỉ một lúc, rồi lau khô mặt và rửa mặt bằng nước ở nhiệt độ thường. Cuối cùng chị em có thể thực hiện các bước skincare tiếp theo (thoa toner, serum, kem dưỡng ẩm..).
Một số vấn đề cần lưu ý
Xông với nước muối rất đơn giản và dễ thực hiện, tuy nhiên chị em cũng nên lưu ý một số vấn đề sau:
Không nên để nước quá nóng và xông quá lâu.
Nên pha muối vừa đủ, không phải càng nhiều muối là càng tốt.
Không nên dùng đá lạnh hay nước quá lạnh rửa mặt ngay sau khi xông vì dễ bị bỏng lạnh.
Không được lạm dụng, chỉ nên thực hiện phương pháp xông 2-3 lần/ tuần.
Thông tin về cách xông lá đinh lăng chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán và điều trị trong y khoa. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi thực hiện tại nhà!
Xông Hơi Giải Cảm Cho Trẻ Nhỏ
Xông hơi là phương pháp chữa bệnh đã có từ xa xưa. Đây được xem là phương pháp giải cảm truyền thống sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên được nhiều người áp dụng. Phương pháp này mang lại nhiều lợi ích dựa trên quy luật điều tiết thân nhiệt cơ thể thông qua quá trình điều tiết mồ hôi, giúp thải độc cơ thể. Đối với trẻ nhỏ thì xông hơi là phương pháp chữa trị cảm cúm vô cùng hiệu quả mà không cần dùng kháng sinh được rất nhiều các mẹ áp dụng. Phương pháp này vô cùng dễ thực hiện với nhiều nguyên liệu dễ kiếm và có sẵn trong vườn nhà. Các mẹ chỉ cần đun một nồi nước nhỏ cùng tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị là đã có một nồi thuốc trị cảm hữu hiệu cho các bé.
Để xông hơi đạt hiệu quả cao trong giải cảm, các mẹ cần phải thực hiện đúng theo hướng dẫn sau:
Thời điểm xông hơi giải cảm cho bé
Ngay sau khi bé nhà bạn bị cảm có những dấu hiệu hắt hơi, sổ mũi, sợ lạnh, sợ gió đi kèm với bị sốt mà không ra mồ hôi. Lúc này bạn nên áp dụng phương pháp xông hơi giải cảm cho bé.
Nguyên liệu xông hơi gồm:
Nguyên liệu được dùng trong xông hơi vô cùng đơn giản mà dễ kiếm, đa phần được lấy từ các lá cây, thảo dược còn tươi, đun xôi để xông như:
Cây kinh giới: Có tác dụng chống co thắt, kháng khuẩn và gây ra mồ hôi.
Cây sả,…: Tác dụng kháng khuẩn, hạ thân nhiệt và chống ho
Lá tre, lá bưởi,…: Tác dụng hạ nhiệt, an thần
Ngoài ra các mẹ nên kết hợp với nhiều loại lá khác nhau để nồi xông đạt hiệu quả cao.
Cách nấu lá xông cho bé
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu để xông, các mẹ rửa sạch sẽ đem bỏ vào nồi đặt lên bếp nấu nước xông.
Đổ 2/3 mực nước vào nồi để đun sôi chừng 2 – 5 phút, sau đó đem bỏ các lá có chứa tinh dầu vào sau, điều này làm tránh bay hơi tinh dầu.
Khi đã đủ thời gian đun xôi, các mẹ tắt bếp và tiến hành xông ngay
Khi nồi nước sôi, lúc này các mẹ nên cởi bỏ quần áo bên ngoài của bé, ngồi trên mặt phẳng, đầu ngẩng cao, nghiêng sang bên tránh hơi nóng bay thẳng vào mặt. Điều này giúp tránh được bỏng hơi trong quá trình xông.
Đặt nồi xông trước mặt bé rồi trùm khăn kín và mở nắp vung từ từ giúp hơi nước thoát ra ngoài. Sao cho nhiệt độ đủ sử dụng cho bé sau đó dặn bé hít thở sâu để tinh dầu đi qua phế nang của cơ thể bé
Trong quá trình xông các mẹ nên sát sao theo dõi bé tránh những điều không tốt xảy ra. Chỉ nên để bé xông chừng 10 – 15 phút/ lần
Khi xông xong các mẹ dùng khăn thấm hết mồ hôi trên cơ thể bé rồi mặc quần áo sạch cho bé.
Lưu ý với trường hợp xông hơi chỉ áp dụng với các bé từ độ tuổi 12 tuổi trở lên, khi xông xong các mẹ có thể kết hợp cho bé ăn cháo nóng nhiều hành, tía tô để giúp bé giải cảm tốt hơn.
Bài viết trên là xông hơi giải cảm giành cho các bé, vậy còn đối với người lớn thì sao? Với người lớn thường không dùng khăn chùm kín như các bé mà thay vào đó là sử dụng phòng xông hơi ướt tại nhà. Phương pháp xông hơi ướt tại nhà là phương pháp giải cảm và chữa được một số bệnh khác giành cho người lớn.
Xông Hơi Nhiều Có Tốt Không? Các Bước Xông Hơi Đúng Cách!
” Xông hơi nhiều có tốt không?” Và ” 1 tuần nên xông hơi bao nhiêu lần“? Các bước thực hiện ra sao? Cần lưu ý những gì? Đây là những câu hỏi mà BILICO nhận được rất nhiều từ quý khách hàng. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết các thắc mắc trên. Mời quý vị theo dõi!
Xông hơi là gì? Công dụng ra sao?
Khái niệm
Xông hơi trong tiếng anh có nghĩa là “steam” hay “sauna” hoặc “steambath”. Đây là một liệu pháp hỗ trợ điều trị bệnh, chăm sóc sức khỏe phổ biến mang lại nhiều lợi ích trong làm đẹp và chữa bệnh. Có 2 hình thức xông chính đó là:
Xông ướt sử dụng hơi nước
Xông hơi khô sử dụng hơi nóng từ đá sauna.
Xông hơi có tác dụng gì?
Giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, thư giãn, cải thiện trạng thái tinh thần.
Nhiệt độ cơ thể tăng sẽ giết chết các vi khuẩn, nấm trên da làm trẻ hóa và làm sáng da.
Tạo ra “cơn sốt nhân tạo”, tăng tuần hoàn máu, cải thiện hệ thống miễn dịch, đào thải độc tố.
Hỗ trợ làm tiêu hao, đốt cháy mỡ thừa, giúp giảm cân, giảm mỡ hiệu quả.
Giảm đau xương khớp, đặc biệt là hiệu quả với những người bị đau khớp, đau lưng.
Làm thông thoáng lỗ chân lông, điều trị mụn trứng cá, giúp làm sáng, mịn da.
Vậy, xông hơi nhiều có tốt không?
Theo nhiều cuộc khảo sát có rất người cho rằng: “xông hơi càng nhiều thì sẽ càng phát huy tác dụng nhanh”. Tuy nhiên, các chuyên gia về sức khỏe đã khuyến cáo đây là quan niệm này là sai lầm. Nếu lạm dụng quá nhiều lần trong một tuần sẽ gây ra những tổng hại cho sức khỏe.
Xông hơi quá nhiều sẽ khiến cho cơ thể bị mất nước, da bị khô ráp, xuất hiện nếp nhăn.
Có thể dẫn đến tình trạng hạ huyết áp, choáng váng, mệt mỏi, khó thở, ngất xỉu
Nhịp tim tăng cao, khiến cho cơ thể kiệt sức
Gây vô sinh
1 tuần nên xông hơi bao nhiêu lần?
Với câu hỏi 1 tuần xông hơi bao nhiêu lần tốt nhất? Câu trả lời sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng sức khỏe, cơ địa của người sử dụng. Tuy nhiên, các chuyên gia về sức khỏe khuyến cáo không nên xông hơi mỗi ngày, cơ thể bị mất cân bằng, ảnh hưởng không tốt đến hệ tim mạch hệ bài tiết.
Đối với 1 người khỏe mạnh bình thường, tần suất xông hơi phù hợp nhất là 3 – 4 lần/tuần mỗi lần từ 20 – 30 phút.
Người có thể trạng yếu chỉ nên xông hơi 2 – 3 lần/tuần, mỗi lần từ 10 – 15 phút.
BẬT MÍ các bước xông hơi đúng cách
Các bước xông hơi khô đúng cách
Bước 1: Chuẩn bị trước khi xông
Trước khi bước vào phòng xông quý vị nên thực hiện các việc sau:
Tiến hành vệ sinh sạch sẽ cơ thể bằng cách tắm trước với nước ấm. Điều này để giúp cơ thể quen dần với nhiệt độ cao ở trong phòng xông.
Thay đồ trước khi vào, mặc quần áo mỏng nhẹ hoặc tốt nhất là chỉ nên quấn một tấm khăn mỏng.
Nên uống 1 cốc nước ấm trước khi vào phòng chừng 3 – 5 phút.
Mang theo một chiếc khăn mỏng để trải ở chỗ ngồi. Điều này giúp tránh bị bỏng da khi nhiệt độ trong phòng lên cao.
Lựa chọn vị trí ngồi phù hợp. Có những người thích ngồi gần máy hoặc có những người thích ngồi xa máy xông hơi khô. Điều này phụ thuộc vào thói quen và sở thích của từng người.
Có thể tăng độ ẩm bên trong phòng bằng cách đổ nước lên đá sauna bên trên máy xông.
Nếu bạn muốn xông hơi với tinh dầu thì có thể hòa vào nước để tưới lên đá.
Thời gian tối đa ở trong phòng xông khô là khoảng từ 15 – 20 phút.
Bước 3: Ra khỏi phòng xông
Ngồi nghỉ ngơi, thư giãn ở chỗ thoáng mát
Sử dụng khăn để lau mồ hôi cho ráo người.
Uống một cốc nước để bù lại lượng nước đã bị mất trong quá trình xông hơi
Tuyệt đối không được uống nước ngọt và nước có ga.
Tuyệt đối không được tắm ngay sau khi ra khỏi phòng.
Quý vị có thể uống 1 ly nước ấm để bù nước sau khi xông xong
Các bước xông hơi ướt đúng cách
Cũng như xông khô, quý vị cần tiến hành vệ sinh sạch sẽ cơ thể trước bằng nước ấm.
Bật máy xông hơi ướt từ 10 – 15 phút trước khi vào xông. Thông thường thời gian tạo hơi của các thiết bị hiện nay trung bình rơi vào khoảng từ 5 – 10 phút.
Nếu như bạn muốn sử dụng hương liệu hoặc thảo dược thì có thể đặt thảo dược hoặc tinh dầu vào hộp hương liệu. Hơi nước từ máy đi qua hộp hương liệu sẽ lan tỏa hương thơm dễ chịu trong quá trình xông.
Thay đồ mỏng hoặc chỉ quấn khăn trên người. Nên chọn khăn mềm, khả năng thấm hút tốt.
Khởi động thiết bị trước khoảng 15 phút sau đó hãy bước vào
Bước vào phòng xông. Thoạt đầu tiên quý vị sẽ cảm thấy hơi khó chịu do lượng hơi nước khá nhiều và mùi của hương liệu. Tuy nhiên hãy bình tĩnh, ngồi thư giãn một chút sẽ quan dần.
Lựa chọn vị trí ngồi phù hợp. Có thể ngồi đối diện với ống ra hơi để đảm bảo hơi nước không xả trực tiếp vào người.
Sử dụng khăn để lau mồ hồi trên mặt và cơ thể trong quá trình xông.
Chỉ nên xông hơi trong vòng từ 10 – 15 phút.
Sau 10 – 15 phút, ra khỏi phòng xông, lau khô người và ngồi nghỉ ở nơi thoáng mát.
Có thể uống một cốc nước để bổ sung thêm nước cho cơ thể.
Bạn có thể quay lại phòng xông sau 10 phút nghỉ và lặp lại quy trình từ 2 – 3 lần.
Sau khi xông xong, lau khô người chờ 30 phút rồi sau đó tắm lại.
Tiến hành nghỉ ngơi thư giãn sau khi bước ra khỏi phòng xông
“4 nên” và “5 không” khi tắm xông hơi bạn cần biết
“4 Nên”:
Quý vị nên tắm sạch sẽ bằng nước ấm trước khi vào phòng xông. Nguyên nhân và công dụng thì chúng tôi đã đề cập ở phía trên nên sẽ không nhắc lại ở phần này.
Quá trình xông sẽ khiến cho quý vị vị mất nước. Do vậy trước khi vào phòng 3 phút quý vị nên bổ xung cho cơ thể mình 1 – 2 ly nước ấm. Điều này sẽ giúp cơ thể cân bằng hơn.
Quý vị nên lựa chọn trang phục và các bộ quần áo mỏng và quấn khăn có khả năng thấm hút lên người. Điều này giúp tạo cảm giác thoải mái hơn và giảm sức nóng từ trong phòng.
Đối với đối tượng đặc biệt là chị em phụ nữ đang mang bầu nếu muốn xông hơi phải được sự đồng ý của bác sỹ. Tuyệt đối không nên tự ý xông hơi sẽ gây ra hiện tượng thiếu ô xy cung cấp cho thai nhi. Điều này sẽ gây tác động không nhỏ đến quá trình phát triển của bé.
“5 Không”:
Tắm ngay sau khi xông bằng nước lạnh hay nước nóng đều không tốt. Điều này khiến cho các lỗ chân lông đang mở ra bị co thắt lại, giữ nước làm giảm lưu thông máu. Đồng thời có thể gây đau nhức cơ thể và cảm nhiễm. Đây chính là 1 sai lầm cực kỳ nguy hiểm của rất nhiều địa điểm xông hơi massage.
Theo các chuyên gia, sau khi xông hơi bạn nên nghỉ ngơi khoảng 30 phút rồi khi tắm lại bằng nước ấm.
Có rất nhiều người sau khi ăn nhậu thường có sở thích đi xông hơi để thư giãn và giải men. Tuy nhiên, đây kỳ thực là một thói quen chết người. Bạn biết đó, “các chất kích thích như bia rượu sau khi đi vào cơ thể sẽ làm cho tim đập nhanh hơn. Xông hơi sau khi uống bia rượu sẽ dễ dẫn tới tình trạng rối loạn tim mạch và các biến chứng nguy hiểm khác như nhồi máu cơ tim, và đột quỵ.”
Do vậy, các chuyên gia về sức khỏe khuyến cáo không nên sử dụng các loại chất kích thích trước khi xông hơi.
Theo chia sẻ của bác sĩ Harvey Simson (Hoa Kỳ): “Những đối tượng là có tiền sử mắc bệnh lý tăng huyết áp, suy tim, rối loạn nhịp tim, cơn đau tim, bệnh van tim nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa”. Tuyệt đối không nên tự ý vào phòng xông sẽ đem đến những hệ lụy vô cùng lớn.
Ngoài ra, những người đang bị mắc bệnh da liễu, viêm da, truyền nhiễm cũng không nên đi tắm hơi. Nếu cố tình có thể sẽ khiến bệnh lý trầm trọng hơn và có thể lây lan công đồng.
Xông hơi ngay sau khi ăn no sẽ ảnh hưởng không tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa. Về lâu dài sẽ gây ra các bệnh lý cho các cơ quan này.
Quý vị tuyệt đối không nên tập thể dục khi đang trong phòng xông. Điều này khiến bạn bị mất nước, cơ thể mệt mỏi và và tụt huyết áp.
Lưu ý: Những thông tin trên mà Bilico cung cấp chỉ mang tính chất tham khảo. Những người có sức khỏe tốt hoàn toàn có thể áp dụng 100%. Đối với những người có bệnh nền, mẹ bầu, … cần phải hỏi ý kiến bác sỹ chuyên khoa trước khi thực hiện.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Xông Hơi Giải Cảm Đúng Cách Bằng Nồi Lá Xông (Đơn Giản) trên website Shareheartbeat.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!