Đề Xuất 4/2023 # Trên 80% Người Dùng Ngũ Cốc Lợi Sữa Không Có Tác Dụng # Top 12 Like | Shareheartbeat.com

Đề Xuất 4/2023 # Trên 80% Người Dùng Ngũ Cốc Lợi Sữa Không Có Tác Dụng # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Trên 80% Người Dùng Ngũ Cốc Lợi Sữa Không Có Tác Dụng mới nhất trên website Shareheartbeat.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Ngũ cốc lợi sữa là thực phẩm lợi sữa được nhiều người sử dụng để chữa ít sữa, sữa loãng. Nhưng vì sao có mẹ dùng thì cải thiện, có mẹ lại không?

Dùng ngũ cốc lợi sữa mà không hiệu quả có phải do cơ địa hay không?

Theo các chuyên gia, không có trường hợp nào gọi là cơ địa ít sữa, cũng không có trường hợp nào là hoàn toàn không thể cải thiện, ngay cả khi mẹ đã mất sữa hoàn toàn. Vậy tại sao 10 người dùng thì chỉ có 1 hoặc 2 người thấy cải thiện?

Theo Đông Y, có một số loại thực phẩm được hấp thu và chuyển hóa tốt vào sữa mẹ, trong đó có ngũ cốc lợi sữa. Các mẹ có thể hình dung, thực phẩm mẹ ăn vào giống như nguyên liệu cung cấp cho một nhà máy sản xuất. Nguyên liệu tốt, và chất lượng, giúp cho sữa tốt và chất lượng hơn. Bởi vậy, với những người ăn uống thiếu khoa học, mất cân bằng, chỉ cần dùng ngũ cốc lợi sữa là có thể cải thiện được tình trạng.

Có đến trên 90% nguyên nhân không phải do ăn uống. Vậy nguyên nhân do đâu, và có cách gì để mẹ nhiều sữa và sữa đặc mát hơn.

Các nguyên nhân khiến mẹ ít sữa, mất sữa.

Mẹ không biết cách cho bé bú đúng hoặc bé không chịu bú mẹ

Mẹ không biết cách vắt sữa, hoặc quá căng thẳng trong việc phải vắt sữa đều đặn

Mẹ cho bé ăn thêm sữa công thức vì nghĩ bé đói, hoặc nghĩ sữa công thức có nhiều dinh dưỡng hơn sữa mẹ

Giải pháp nào cho mẹ ít sữa, sữa loãng?

Dùng ngũ cốc lợi sữa

Dinh dưỡng tốt là yếu tốt cần thiết, nó chiếm khoảng 20% hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng ít sữa, sữa loãng. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý, không phải cứ ăn nhiều là tốt. Bởi, ngũ cốc lợi sữa có rất nhiều loại, mỗi loại có thành phần tỉ lệ các chất dinh dưỡng khác nhau. Một chế độ ăn tốt là một chế độ ăn cân bằng giữa 4 nhóm chất: đạm, béo, tinh bột, vitamin và khoàng chất. Một người mẹ đang nuôi con bú, cần duy trì chế độ ăn gồm 3 bữa chính và 2-3 bữa phụ.

Cải thiện từ nguyên nhân bên trong

Tuyến sữa của mẹ được ví như một nhà máy sản xuất sữa. Nhà máy có tốt, thì sữa mới sản xuất nhiều, chất lượng sữa mới tốt. Nhà máy không tốt, thì dù bạn có cung cấp dinh dưỡng tốt đến đâu cũng không thể giúp sữa nhiều và đặc mát nhanh và hiệu quả được. Đây là lý do chính vì sao nhiều người dùng cố gắng tìm hiểu ngũ cốc lợi sữa loại nào tốt nhưng khi dùng lại không hiệu quả.

Hiểu đúng và làm đúng hướng dẫn của chuyên gia

Người ta ví, việc bé bú mẹ, hay mẹ vắt hút sữa cũng giống như một người bán hàng. Người bán hàng có bán tốt, bán được nhiều, thì nhà máy mới tăng sản xuất.

Có nhiều mẹ sử dụng ngũ cốc lợi sữa hoặc một số sản phẩm lợi sữa khác nói là giúp chuyển hóa sữa tốt, nhưng nhà máy thì chỉ biết sản xuất theo yêu cầu, chứ đâu biết mang hàng đi bán.

Người mẹ không cho con bú, không vắt sữa, cũng giống như việc không có người bán hàng, dần dần nhà máy sản xuất sẽ phải giảm thậm chí dừng hoạt động để tránh ách tắc, dự thừa ( hiện tượng tắc tia sữa và hiện tượng cai sữa). Đấy là lý do vì sao bạn dùng sản phẩm dù có tốt đến mấy, mà không biết cách cho bé bú đúng, không biết cách kích thích tuyến sữa, không biết cách rút sữa ra khỏi có thể thì cũng không thể cải thiện và duy trì được sữa lâu dài.

Là một chuyên gia trong lĩnh vực, cũng là một người mẹ, thông qua bộ combo sản phẩm Bột lợi sữa Mommy và khóa hướng dẫn nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ, DS Hương đã hướng dẫn hàng trăm nghìn mẹ trong suốt gần 10 năm qua cải thiện thành công tình trạng mất sữa,  ít sữa, sữa loãng, sữa nóng…

Với CÔNG THỨC VÀNG 2 trong 1 – Phối hợp giữa DƯỢC LIỆU giúp tăng khả năng sản xuất sữa và các loại ngũ cốc lợi sữa loại tốt nhập khẩu chuẩn organic, được sản xuất với quy trình bào chế đặc biệt – hạ thổ trên các loại dược liệu, giúp vừa phát huy được tác dụng của dược liệu lợi sữa vừa phát huy được giá trị dinh dưỡng của các loại hạt.

Kèm theo sản phẩm, DS Hương dành tặng cho các mẹ cuốn cẩm nang Sữa mẹ, và bộ video hướng dẫn nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ: Trong đó hướng dẫn cách cho bé bú đúng, dấu hiệu nhận biết bé đói no, cách giảm dần sữa công thức và hướng dẫn mẹ cách duy trì sữa lâu dài.

Với sự đồng hành và hướng dẫn của chuyên gia sữa mẹ, dược sĩ Lan Hương, thì sữa mẹ nhiều hơn và đặc mát hơn sau 3-5 ngày, và 20 ngày để giúp tuyến sữa hoạt động ổn định để mẹ có thể nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ lâu dài.

Hãy để lại số điện thoại hoặc liên hệ ngay với chuyên gia sữa mẹ – dược sĩ Lan Hương để hướng dẫn phương pháp phù hợp nhất với bạn. Hàng nghìn mẹ đã được chỉnh bú và biết cách nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Tại sao bạn lại không?

Đậu Đen &Amp; 40 Tác Dụng Hay Loại Ngũ Cốc 90% Người Việt Tin Dùng

Đậu đen là loại ngũ cốc cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, còn có nhiều tác dụng hay như dưỡng não, bổ thận, bổ tim, giải độc; phòng chống bệnh tiểu đường, ung thư, tim mạch; làm chậm lão hóa, chữa bệnh gút,…

Đậu đen là loại ngũ cốc cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, còn có những tác dụng hay như dưỡng não, bổ thận, bổ tim, giải độc; phòng chống bệnh tiểu đường, ung thư, tim mạch; làm chậm lão hóa, chữa bệnh gút,…

Ngoài ra đây cũng là nguyên liệu chế biến món giải khát chè đỗ đen nổi tiếng, là loại thực phẩm không thể thiếu tại Việt Nam.

Nhắc tới đỗ đen chúng ta lại nhớ đến các món như chè thập cẩm, chè hạt sen, chè nha đam, chè bí đỏ, xôi, sữa óc chó hạnh nhân, món gà hầm,… mà trong đó đậu đen là thành phần quan trọng không thể thiếu.

Loại ngũ cốc này kết hợp được với rất nhiều nguyên liệu khác tạo ra những món ăn với hương vị thơm ngon, khác lạ.

Chị Phạm Thị Kim Anh sống tại Hà Nội cho biết: “Năm nào cũng vậy cứ vào mùa hè gia đình tôi lại nấu món chè đậu đen mỗi tuần 2 lần cho vào ngăn mát tủ lạnh dùng cả ngày.

Mỗi lần tôi kết hợp với một nguyên liệu khác như dừa, hạt chân trâu, hạt sen, thạch hoặc các loại ngũ cốc khác. Chồng tôi sáng sớm đi làm cho vào hộp mang theo đến trưa dùng.

Các cháu rất thích thú với món ăn này, để đảm bảo không gây ảnh hưởng tới sức khỏe tôi không dùng đường trắng mà dùng đường thốt nốt, không bỏ quá nhiều vì gây ngọt, không cho các cháu dùng đá để tránh bị viêm họng.

Còn chị Hoa, người dân tỉnh lên Hà Nội sống không xin được việc nên chọn nghề nấu xôi bán vào mỗi sáng. Chị cho biết mỗi ngày dậy từ 3h sáng nấu 20kg sôi bao gồm các loại như đậu xanh, dừa, đậu đen, lạc, xéo.

Đến 5h mang ra vỉa hè bán nơi có nhiều người qua lại, chỉ 3 tiếng là hết sạch, hôm nào bán chậm thì 9h là hết. Hôm nào xôi đậu đen cũng hết đầu tiên, khách chủ yếu là nhân viên văn phòng, công nhân, học sinh và sinh viên, trong đó đa số là khách quen.

Một khách mua xôi cho biết anh ấy không muốn ăn phở, bún, bánh bao vì sợ không đảm bảo an toàn và vệ sinh, trong đó xôi, khoai và ngô lại rõ nguyên liệu, cách nấu đơn giản nên hạn chế được tối đa rủi ro.

Hơn nữa giá thành nhỏ hơn so với các món ăn sáng kia, mà lại no lâu nên là lựa chọn hợp lý.

Qua hai câu chuyện vừa kể bên trên, có lẽ chúng ta đều nghĩ đỗ đen là lựa chọn khá lý tưởng và rất tốt trong thời điểm hiện tại. Vì tính an toàn cũng như có nhiều lợi ích thiết thực đối với sức khỏe.

Vậy lý do là gì, tại sao loại thực vật ngũ cốc này lại tốt như vậy, chúng tôi xin mời bạn đọc tham khảo tiếp những nội dung sau đây để hiểu rõ hơn.

Đậu đen hay còn gọi là đỗ đen, có tên khoa học là cylindrica Skeels (Dolichos catjang Burm. F.) và thuộc họ nhà Cánh bướm Fabaceae.

Là loại cây cỏ sống hằng năm, toàn bộ thân không có lông. Lá là lá kép, gồm 3 lá chét có kèm lá nhỏ, mọc so le, lá chét giữa dài và to, 2 lá chét 2 bên nhỏ hơn nhiều.

Hoa có màu tím nhạt. Quả tròn, giáp dài, mỗi quả chứa từ 6-12 hạt màu đen. Hạt đậu đen có 2 loại xanh lòng và trắng lòng, loại xanh lòng có nhân màu xanh nhạt.

Ở miền Bắc nước ta người ta trồng đậu đen để làm nguyên liệu nấu chè hoặc xôi. Trong đông y, hạt đỗ đen được dùng để điều chế thuốc.

Quả thu hoạch vào độ tháng 5-6 hàng năm. Ngoài nước ta, ở Campuchia người ta cũng trồng loại cây này.

Vỏ đậu đen chứa chất màu Anthoxyanozit. Còn trong hạt chứa 53,3% Gluxit, 1,7% chất béo, 24,2% Protit và 2,8% tro.

Về hàm lượng muối khoáng gồm 354mg% Photpho, 56mg% Canxi, 0,06mg Caroten, 6,1%mg% sắt, 3mg% Vitamin C, 1,8mg Vitamin PP, 0,51mg% Vitamin B1 và 0,21mg% Vitamin B2.

Trong đỗ đen chứa hàm lượng rất cao các Axit Amin cần thiết. Cứ 100g thì có 0,31g Metionin, 0,97g Lysin, 1,16g Phenylalanin, 0,31g Tryptophan, 0,97g Valin, 1,09g Alanin, 1,11g Izoluexin, 1,26g Lenxin, 0,75g Histidin và 1,72g Acginin.

Bên cạnh việc sử dụng làm thực phẩm như nấu chè, xôi, đậu đen còn được dùng kết hợp với hà thủ ô để điều chế thuốc bổ thận thủy

Thực tế cho thấy những người ăn chè đỗ đen thường có nước tiểu nhiều và trong hơn bình thường, từ đó khẳng định tác dụng bổ thận của loại hạt này. Mỗi người nên ăn từ 20-40g mỗi ngày hoặc hơn.

1. Khả năng giải độc

Chúng ta đều biết Sulfites là hoạt chất có trong các loai thực phẩm công nghiệp, với người nhạy cảm với Sulfites nó có thể gây ra nhức đầu, tăng nhịp tim, giảm tập trung.

Trong đậu đen có chứa Molypdenum là thành phần của các Enzym Oxidase, nó có tác dụng khử độc Sulfites rất tốt. Mỗi ngày ăn một chén đỗ đen là có thể đảm bảo 172% Molypdenum cần thiết.

2. Cung cấp dinh dưỡng, rất tốt cho nữ giới

Folate và sắt là 2 vi chất rất quan trọng với nữ giới lại có trong hạt đậu đen. Chúng ta đều biết Folate (sinh tố B6) tốt cho phụ nữ có thai, nếu thiếu có thể làm thai nhi phát triển bất bình thường, còn sắt thì nguyên liệu phục vụ cho quá trình tạo máu.

Bên cạnh đó, các khoảng chất như Magie, Canxi và nhóm sinh tố B trong hạt đỗ đen còn giúp giảm Stress, làm giảm các cơn nóng tính của nữ giới ở tuổi mãn kinh.

3. Phòng chống bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch và làm chậm quá trình lão hóa

Ngoài Polyphenols là hợp chất phổ biến trong các hạt ngũ cốc, đậu đen còn có thêm các sắc tố Anthocyanins, lượng chất chống oxy hóa trong hạt đậu đen cao hơn rất nhiều so với các hạt đậu khác và cao gấp 10 lần trong quả cam.

Mỗi một chén đậu đen có thể cung cấp đủ chất xơ cho một người trong một ngày, đây là chất có khả năng làm giảm và chậm hấp thụ mỡ tại màng ruột, đồng thời kết dính 1 phần muối mật để đào thải ra bên ngoài từ đó giúp hạ Cholesterol trong máu hiệu quả.

Các chất chống oxy hoa trong đỗ đen còn giúp kháng viêm, loại bỏ chất béo, ngăn chặn sự Oxy hóa LDL, khoáng chất Magie và Canxi giúp ổn định tim mạch.

Do tác dụng kháng viêm và giảm mỡ nên đậu đen có khả năng hỗ trợ điều trị tiểu đường tốt, đồng thời hạn chế tối đa các di chứng do căn bệnh này gây ra.

Với hàm lượng 53,3% chất đường bột, 24,2% chất đạm và chất xơ, đỗ đen là lựa chọn rất tốt cho người bi tiểu đường.

Bên cạnh đó, nhờ hàm lượng chất chống Oxy hóa cao, hạt đậu đen còn giúp trung hòa các gốc tự do, giảm hư hại DNA, chống thoái hóa tế bào, từ đó hình thành cơ chế làm chậm quá trình lão hóa.

5. Chữa bệnh Gout

Theo quan niệm của Y học cổ truyền Trung Hoa, nước đỗ đen rang có khả năng giải độc, thanh nhiệt, điều hòa ngũ tạng, bớt sưng phù.

Đối với người bị bệnh gút nên uống 1 chén nước đậu đen vào mỗi sáng sau khi ngủ dậy và 1 chén buổi tối trước khi đi ngủ trong vòng 30 ngày.

6. Kiềm chế bệnh ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú

Trong vỏ đậu đen có chứa Flavonoid, là hoạt chất có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, nhất là làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.

7. Tác dụng bổ tim

Vitanmin B phức hợp và chất kháng viêm trong đỗ đen giúp tăng sự bền bỉ thành mạch máu, giúp giảm Cholesterol và Triglyceride cho nên rất tốt cho sức khỏe tim mạch.

8. Làm đẹp da, tăng mọc tóc, làm đen tóc

Một số bài viết chia sẻ trên mạng về việc ăn đậu đen giúp đen tóc và tăng mọc tóc, giảm thiểu nguy cơ rụng tóc. Còn có một số bài hướng dẫn làm mặt nạ đỗ đen chăm sóc da mặt. Tuy nhiên hiệu quả vẫn chưa được kiểm chứng.

9. Hỗ trợ điều trị huyết áp cao

Như đã trình bày bên trên về khả năng chống Oxy hóa, giảm Cholesterol xấu, kháng viêm, tăng sức bền thành mạch máu,… đây là những yếu tố cần thiết góp phần giảm thiểu nguy cơ bệnh huyết áp cao.

10. Chữa táo bón, tiểu rắt

Lấy đậu đen rang chín, tỏi đập dập. Cho vào nồi ninh nhừ, uống vào sáng sớm, liên tục nửa tháng.

11. Trị đau nhức xương

Sao vàng đỗ đen ngâm với rượu, cứ 2 ngày uống 1 chén.

12. Trị râu tóc bạc sớm

Lấy hà thủ ô và đậu đen chưng cách thủy trong vòng từ 2-3 tiếng mà dùng. Cũng có thể tán bột đậu đen để uống.

13. Chữa mất ngủ và đau đầu

Đối với người mất ngủ rang đỗ đen cho nóng vào vỏ gối nằm, khi nguội thì thay lượt đậu khác. Còn những ai đau đầu thì rang đậu đen ngâm với rượu, sau một tuần là có thể uống được, mỗi ngày uống 1 chén nhỏ.

Ngoài ra để trị đâu đầu có thể dùng 3 phần đỗ đen sau hơi có khói, ngâm với 5 phần rượu, đậy kín, 7 ngày sau lấy ra uống hết.

14. Thúc đẩy tiêu hóa, tăng nhu động ruột

Nhờ có thành phần Anthocyanins, chất chống oxy hóa, chất xơ, hàm lượng dinh dưỡng cao mà đỗ đen giúp cải thiện thúc đẩy chức năng tiêu hóa, tăng nhu động ruột, ngăn ngừa tình trạng táo bón.

15. Giảm đau lưng, các bệnh tiết niệu, chứng lạnh bụng hay các bất thường ở âm đạo do lạnh âm gây ra

Trong đông y, đậu đen có màu đen đại diện cho hành thủy, mà nước đi cùng với thận. Người ta quan niệm rằng ăn đỗ đen rất tốt cho thận, vì vậy những người bị yếu thận ăn vào sẽ có các tác dụng hiệu quả kể trên.

16. Bài thuốc giúp sáng mắt, bổ tim, thận, gan, đen tóc, tai thính, nhuận trường, mạnh gân cốt, giải độc, chống táo bón, thanh nhiệt, tiêu thủy, giảm đâu, hoạt huyết, chống đau vặt

Theo sách Lãnh Hải Y Thoại của La Đình Phổ đời Thanh Trung Quốc, thì dùng 49 hạt đậu đen xanh lòng hạt còn mới, mẩy, không hỏng, rửa sạch trong nước sôi để nguội. Cho vào ly sạch, đổ ngập nước sôi để nguội, cho vài hạt muối ăn (nếu không bị chứng kiêng muối như phù, cao áp huyết,..), đậy kín, ngâm qua đêm hoặc ít nhất vài tiếng.

Sáng dậy rửa mặt đánh răng xong uống hết 49 hạt này cùng nước ngâm đó. Nếu không đủ nước có thể cho thêm nước lọc, lưu ý uống nuốt nguyên hạt chứ không được nhai.

Sau tối thiểu 30 phút là có thể ăn thứ khác, không phải kiêng cử gì, người già trẻ đều được nhưng phải trên 17 tuổi

Uống cả đời cũng được nhưng phải ít nhất hai tháng mới có hiệu quả. Bài thuốc này dùng được cho cả người bị đái tháo đường.

17. Cũng bài thuốc 16 nhưng áp dụng cho trẻ em

Làm tương tự như bài số 16 nhưng chia làm nhiều lần uống để không bị lạc hạt đậu vào đường khí quản, không ngâm quá lâu khiến đậu lên men không còn hiệu quả, tối thiểu 30 phút mới được ăn đồ khác.

Nếu trẻ từ 3-10 tuổi thì dùng mỗi ngày 7 hạt, còn từ 11-16 tuổi thì mỗi ngày dùng 21 hạt.

18. Bị đau bụng dữ dội

Lấy 50g đậu đen sao cháy hoặc để nguyên, sắc với nước pha chút rượu hoặc sắc với rượu uống.

19. Bỗng dưng đau nhói lưng sườn

Lấy 200g đỗ đen rang vàng ngâm với rượu uống dần.

20. Trị trúng phong cấm khẩu (không nói được), không cử động được tay chân, tâm phiền hoảng hốt, hoặc hay ngất rồi tỉnh lại, đầy hơi đau bụng

Lấy đỗ đen loại hạt mẩy nấu nước bỏ bã, co cô đặc rồi ngậm. Cách này phải làm lâu ngày mới khỏi, phù hợp trong điều kiện không có cơ sở y tế hoặc dùng hỗ trợ điều trị.

21. Trị say rượu bị bất tĩnh

Lấy 1000g đậu đen nấu với nước chia ra uống nhiều lần cho nôn ra được là khỏi.

22. Trị ngộ độc rau củ quả

Lấy đỗ đen tán nhỏ rồi ngâm với rượu, vắt lấy 500ml chia ra uống nhiều lần trong ngày.

23. Trị thượng tiêu hỏa bức, ư máu hay khạc ra máu buồn phiền, khát nước, khô ráo

Lấy 1 vốc đậu đen, 2 quả ô mai, 2 cành tử tô sắc với 3 bát nước cho còn 3/5, giã gừng sống vắt lấy nước khoảng 1 chén. Hòa 2 dung dịch này lại, chia uống nhiều lần sau bữa ăn.

24. Bị trúng hàn

Sao cháy đỗ đen, đổ rượu vào lúc đang nóng uống ngay, trùm chăn mỏng khắp người cho ra mồ hôi là khỏi.

25. Trị phù thũng ngồi hay nằm không yên

Lấy 1000g đậu đen nấu với 5 lít nước cho còn 3 lít, cho thêm 5 lít rượu nấu cho đến khi còn 3 lít.

Chia ra uống 3 lần, uống lần đầu lúc nóng, các lần sau hâm cho nóng rồi uống, uống đến khi khỏi mới dừng.

26. Chữa trĩ ra máu

Lấy bổ kết sắc lấy nước tẩm một lúc vào đậu đen xanh lòng, mang đậu đen sao vàng, xát bỏ vỏ, tán bột, dùng nước mỡ lợn trộn đều viên bằng hạt ngô.

Mỗi lần lấy 30 viên uống cùng với nước gạo tần mễ. Cách này rất hiệu quả.

27. Trị bụng trướng do ăn phải cá độc

Sắc nước đậu đen uống khi còn ấm.

28. Điều trị tiểu đường dùng một trong 2 cách sau

Cách 1: Lượng bằng nhau hai vị đậu đen và thiên hoa phấn, tán nhỏ trộn hồ, viên bằng hạt ngô. Mỗi ngày một lần uống 70 viên. Hoặc sắc nước đậu đen ngày uống hai lần, cách này hiệu quả với cả người bị chứng tiêu khát thận hư.

Cách 2: Lấy đậu đen tán nhỏ cho vào một cái túi mật bò, phơi trong bóng râm đủ 100 ngày tán thành viên to chừng 2g. Mỗi ngày uống 1 viên, uống hết số đó sẽ có tác dụng.

29. Trị tiêu chảy hoắc loạn

Lấy 1 vốc đậu đen nghiên sống, mang hòa với nước uống.

30. Kinh trị âm chứng bí phương

Đậu đen lấy lượng vừa phải sao già, tắt bếp đổ rượu vào, đậy kín để tránh bay hơi, chờ cho nguội rồi uống.

31. Thanh lọc cơ thể

Lấy 20-40g đỗ đen nấu nước hoặc chè uống, mỗi ngày 1 lần.

32. Chữa cơ thể suy nhược

Mỗi ngày lấy 30g đậu đen nấu chè với đại táo ăn. Liên tục 3-4 ngày.

33. Trị thiếu máu, tai ù, thận suy, cơ thể và thần kinh suy nhược

Kiếm con cá chép làm sạch mang chiên hoặc nướng, 40g đậu đen ngâm vài giờ. Cho cả 2 nguyên liệu vào nấu, khi sôi để lửa nhỏ cho đậu nhừ, thêm gừng, tỏi và gia vị cho vừa ăn.

34. Trị chứng mệt mỏi, tiểu tiện bí táo

Lấy 1 củ tỏi bỏ vỏ đập dập nhưng không nát quả, nấu chúng với nửa chén đỗ đen, khi sôi nhỏ lửa cho đậu nhừ, nêm ít đường, muối cho vừa miệng rồi ăn. Mỗi ngày dùng lúc sáng sớm cho hiệu quả.

35. Trị ngộ độc rượu lâu ngày hoặc đau nhức xương khớp

Kiếm 1 quả dừa xiêm không quá già, vạt phần đầu, cho đậu đen vào, đậy nắp kín, mang chưng cách thủy vài tiếng cho đậu nhừ. Lấy ra ăn cả cái và nước, mỗi tháng 1-2 lần.

36. Phụ nữ sau sinh bị chóng mặt, hoa mắt, sức khỏe yếu do mất máu

Lấy 50 đậu đen, 1 con gà ác, hầm nhừ ăn cả nước và cái. Mỗi tuần 2 lần giúp nhanh lấy lại sức.

37. Đàn ông bị liệt dương, di tinh, râu tóc bạc sớm, chân tay mỏi mệt

Lấy 50g đỗ đen nấu lấy phần nước chưng cách thủy 2-3 tiếng cùng 300g hà thủ ô đỏ. Vớt hà thủ ô ra phơi khô dùng dần, nếu dùng dạng nước sắc thì mỗi ngày 15-20g, còn dạng bột thì 5g.

38. Trị khô miệng ban đêm, giải khát

Lấy 80g đỗ đen, 1 quả lê và 30g đường phèn sắc nước uống hàng ngày.

39. Chứng rối loạn tiền đình gây chóng mặt

Lấy 30g đậu đen, 50g ngải cứu và 1 quả trứng gà. Luộc 3 vị đến khi trứng chín, uống nước sắc và ăn trứng.

40. Trị hoa mắt, nhức đầu, mắt kém, say năng, người già thị lực yếu, quáng gà, hay chảy nước mắt

Lấy 30g đậu đen và 10g hoa cúc nấu canh lấy nước uống mỗi ngày. Dùng từ 5-10 ngày thì dừng.

Tuy có nhiều tác dụng tốt, nhưng đối với một số trường hợp vẫn nên hạn chế ăn quá nhiều đậu đen, các trường hợp đó bao gồm:

1. Người bị tiêu chảy, chân tay lạnh, viêm loét dạ dày, hoành tá tràng: Không nên uống quá nhiều nước đỗ đen vì có thể khiến bệnh nặng hơn.

2. Người đang sử dụng các thực phẩm chứa canxi, kẽm, sắt: Vì phytate có trong đỗ đen có tác dụng làm giảm hấp thụ các vi chất này.

3. Không uống lúc quá đói: Có thể gây ra choáng váng, say, dị ứng, làm ảnh hưởng tới dạ dày.

4. Người đang dùng thuốc đông y: Nên hạn chế để công tác điều trị hiện tại được tốt hơn.

Ngoài ra, việc sử dụng quá nhiều nước đậu đen trong thời gian dài có thể gây đau bụng, rối loạn tiêu hóa, giảm chức năng đường ruột, thành ruột, đau dạ dày.

Có rất nhiều cách chế biến đỗ đen thành món ăn bổ dưỡng và ngon miệng nhưng trong khuôn khổ bài viết Cây Thuốc Dân Gian không thể chia sẻ hết.

Bạn đọc có thể tham khảo trên mạng như món chè, bánh cơm nếp, xôi, làm sữa, xương bê hầm, trà, bắp tươi hầm, chân giò hầm, món cháo, hầm gà ác, chè hạt sen, bánh rán khoai lang tím,….

Cùng Tìm Hiểu: Uống Ngũ Cốc Lợi Sữa Có Tốt Không?

1. Tại sao nên sử dụng ngũ cốc lợi sữa?

Trước tiên, nhiều người đặt câu hỏi rằng ngũ cốc lợi sữa gồm những gì mà lại có công dụng tốt như vậy? Theo tìm hiểu, ngũ cốc lợi sữa có thành phần là các nguyên liệu đến từ thiên nhiên như các loại đậu đỏ, đậu đen, đậu nành… hay các loại hạt chia, macca,… nên rất an toàn cho người sử dụng.

Phụ nữ sau sinh nên uống ngũ cốc lợi sữa để cải thiện chất lượng sữa, nguồn sữa dồi dào hơn để đáp ứng đủ cho trẻ. Ngoài ra, các mẹ bầu cũng nên sử dụng ngũ cốc lợi sữa vào khoảng 2-3 tuần trước dự kiến sinh để đảm bảo có sữa về đúng thời điểm sau sinh.

2. Uống ngũ cốc lợi sữa có thực sự tốt không?

Chính bởi được tạo nên từ 100% thành phần tự nhiên mà ngũ cốc lợi sữa vô cùng lành tính và an toàn. Về hiệu quả mang lại, mỗi người sử dụng sẽ có những đánh giá khác nhau.

Vì thế, ngũ cốc lợi sữa sẽ phát huy công dụng tốt nhất nếu bạn sử dụng đúng cách, đúng hàng chính hãng, đảm bảo uy tín chất lượng. Bên cạnh đó, một số ý kiến cho rằng nếu uống ngũ cốc lợi sữa tốt sẽ không những có sữa về nhiều mà còn giúp cho bé tiêu hóa tốt, phát triển hơn.

3. Địa chỉ mua ngũ cốc lợi sữa đảm bảo?

Hiện nay, chỉ cần gõ từ khóa ngũ cốc lợi sữa lên các trang tìm kiếm là bạn sẽ nhận về vô số câu trả lời đến từ nhiều thương hiệu khác nhau khiến bạn khó khăn trong việc lựa chọn. Chúng tôi gợi ý cho bạn sản phẩm ngũ cốc Quê Việt – được đánh giá là thương hiệu đáng tin cậy.

Với công dụng tốt, giá của sản phẩm cũng là điều đáng quan tâm. Vậy ngũ cốc lợi sữa bao nhiêu tiền là phù hợp? Quê Việt hiện đang cung cấp sản phẩm này với mức giá hấp dẫn. Để mua hàng và nhận tự vấn, vui lòng liên hệ hotline: 1900.96.96.87 – 0967.694.788

Tác Hại Của Gluten Trong Ngũ Cốc

Ngũ cốc: Liệu chúng có thực sự là thực phẩm lành mạnh không? 

Ngũ cốc và các hạt họ đậu thường chứa một chất gọi là acid phytic với nồng độ rất cao. Acid phytic dễ dàng liên kết với các chất khoáng và hợp chất muối trong quá trình tiêu hóa và sau đó bị loại khỏi cơ thể. Do mức tiêu thụ ngũ cốc cao trong cộng đồng, điều này dẫn đến sự thiếu hụt chất khoáng rộng rãi, bao gồm canxi, sắt, magiê và kẽm. Các hạt họ đậu thường chứa tới 60% tinh bột và chỉ một lượng nhỏ protein không hoàn chỉnh. Chúng còn chứa những chất ức chế hấp thụ protein khiến khả năng tiêu hóa và sử dụng protein trong thực phẩm của cơ thể bị suy giảm. Nếu ai sử dụng chúng làm nguồn calo chính trong thời gian dài, tuyến tụy có thể bị tổn hại.

Ngũ cốc và các hạt họ đậu chứa các chất goitrogen, những chất ức chế hoạt động tuyến giáp, và những “protein ngoại lai” như gluten và gliadin. Những protein này là nguyên nhân cực kỳ phổ biến của các chứng dị ứng và nhạy cảm với nhiều loại thực phẩm, và có thể dẫn tới các rối loạn cả về thể chất, trí não và tinh thần, ngay cả khi những phương pháp sơ chế tốt nhất được áp dụng. Một giả thuyết nữa cho rằng sự thiếu hụt một loại amino acid tối cần thiết tên là L-tryptophan trong ngũ cốc, thứ hiện nay được dùng làm thực phẩm chủ yếu cho gia súc và gia cầm (đấy là chưa kể đến người), có thể giải thích chứng thiếu hụt serotonin, trầm cảm, lo âu và một số rối loạn thần kinh rộng rãi khác trong dân chúng. Nói chúng, việc ăn nhiều carbohydrat (tinh bột) trong thời gian dài, làm cạn kiệt nguồn dự trữ serotonin và các vitamin B của cơ thể. Các vitamin B này cần để chuyển hóa amino acid thành nhiều chất truyền dẫn thần kinh cần thiết trong cơ thể.

Việc sơ chế những thực phẩm này bằng cách ngâm, làm nảy mầm hay lên men có thể hạn chế hoặc loại trừ acid phytic và một số chất phản dinh dưỡng khác. Tuy nhiên, những thực phẩm này vẫn chứa lượng carbohydrat rất cao. Nhiều ngũ cốc còn chứa một loại protein cực kỳ tai hại hiện đang là nguyên nhân của những vấn đề sức khỏe trầm trọng cho hàng triệu người: gluten.

Ngũ cốc không phải là một loại thực phẩm cần thiết cho con người. Thêm vào đó, chúng còn gây ra quá nhiều vấn đề về sức khỏe do lượng gluten và các chất phản dinh dưỡng chứa bên trong, cùng sự thiếu hụt L-trytophan, nồng độ chất béo omega-6 cao và hàm lượng tinh bột lớn, cũng như các nguy cơ dẫn đến các chứng dị ứng và nhạy cảm thực phẩm thứ cấp. Do vậy, với bất cứ ai muốn có sức khỏe tốt, không có lý do gì để ăn ngũ cốc cả.

Trên thực tế, ăn càng ít ngũ cốc càng tốt. Không ăn chút nào là tốt nhất.

Hội Weston A. Price, mà tôi tự hào là thành viên, giữ ý kiến rằng ngũ cốc không có hại vì nhiều dân tộc theo lối sống nông nghiệp truyền thống có vẻ vẫn ăn được ngũ cốc mà không có tác hại đến sức khỏe chừng nào họ “sơ chế đúng cách” (nghĩa là ngâm, lên men hoặc nảy mầm). Tuy nhiên, những thay đổi nhanh chóng theo chiều hướng xấu đi trong quỹ gen của loài người (đặc biệt là trong xã hội chúng ta) do chế độ ăn kém trong một hai thế hệ gần đây đã khiến nhiều người hiện nay – đặc biệt là trẻ em – bị nhạy cảm và kém dung nạp hơn nhiều đối với ngũ cốc, các hạt họ đậu, tinh bột, sữa, đường và các sản phẩm công nghiệp chế biến sẵn khác. Hầu hết những thứ đó cũng đều là những thực phẩm chứa hàm lượng carbohydrat rất cao.

Bộ gen của chúng ta đã và đang thay đổi theo chiều hướng xấu với một tốc độ đáng báo động. Sức khỏe dân chúng ở đất nước này đang suy giảm nhanh chóng. Nhiều căn bệnh thoái hóa mà mọi người từng nghĩ là chỉ có ở những người nhiều tuổi bây giờ ảnh hưởng cả lớp trẻ – đôi khi cả trẻ con.

Số tiền tiêu vào việc chữa trị bệnh tật thuộc đủ loại trên đời ở đất nước Hoa Kỳ ngày nay là khó có thể tưởng tượng nổi. Chúng ta dẫn đầu thế giới về số tiền tiêu vào y tế. Đến năm 2016, số tiền dân Mỹ tiêu vào cái gọi là chăm sóc sức khỏe – hiện đã là con số khủng khiếp là hai ngàn tỷ đôla – sẽ tăng gấp đôi thành hơn bốn ngàn tỷ đôla, theo dự đoán của các nhà kinh tế tại Nhóm Thống kê Y tế Quốc gia (National Health Statistics Group). Hiện giờ, trung bình 16% tiền kiếm được của mỗi người dân Mỹ được tiêu vào chăm sóc sức khỏe. Con số này sẽ tăng lên 20% sau 10 năm nữa. Mọi thứ đang đi từ xấu đến càng xấu hơn một cách nhanh chóng. Một thủ phạm có trong hầu hết ngũ cốc có thể đang đóng góp một phần đáng kể nhưng ít được biết đến vào những con số này.

Gluten: Kẻ Sát Nhân Trong Ngũ Cốc

Đối với con người, những sinh vật sống gần như toàn bộ thời gian 2,6 triệu năm qua bằng săn bắt hái lượm, gluten trong thực phẩm là một thứ rất mới và rất khó tiêu hóa. Nói rằng gluten có thể gây tác hại cho sức khỏe của bạn là cách nói rất nhẹ nhàng. Những vấn đề với gluten đang trở thành đại dịch, và mặc dù nhận thức của công chúng về vấn đề này đang tăng lên, có nhiều thứ mà hầu hết mọi người (kể cả những người làm trong ngành y) không hiểu rõ. Sức nặng của các bằng chứng khoa học về các tác hại của gluten là nhiều đến nghẹt thở và chỉ có một phần rất nhỏ trong số đó được trình bày ở đây. Mặc dù vậy, một điều kỳ quặc và không giải thích nổi là những người trong ngành y tế chính thống vẫn bỏ qua hoặc phản bác các tác hại đó bằng đủ mọi cách. Dựa trên những gì được biết từ những nghiên cứu khoa học đáng tin cậy nhiều không đếm xuể, hậu quả của sự nhạy cảm với gluten (dù được chẩn đoán hay không) có thể gây chết người. Và không, tôi không phải nói quá khi tôi tuyên bố như vậy. Những hậu quả này sâu rộng hơn những gì hầu hết mọi người từng nghĩ tới và chúng là rất thật. Gluten có thể làm hại cuộc đời bạn.

Mặc dù nó thường được gắn với bệnh celiac, nhiều người vẫn không hình dung được những tác động sâu sắc của gluten lên sức khỏe hoặc con số khổng lồ những người bị nhạy cảm với gluten ở những dạng không phải là celiac, những dạng này cũng nguy hại không kém bệnh celiac chút nào. Trên thực tế, bệnh celiac chỉ là một dạng của nhạy cảm với gluten. Có thể nói là tất cả các trường hợp bệnh celiac là một dạng của nhạy cảm với gluten, nhưng không phải tất cả các trường hợp nhạy cảm với gluten là bệnh celiac.

Nhân đây nói luôn, bệnh celiac được định nghĩa một cách rất hẹp là “trạng thái mà các lông nhung trong ruột non bị hủy hoại hoàn toàn.” Lông nhung và (siêu lông nhung) có thể được hình dung như những nếp nhăn trên các tấm thảm trải sàn trong nhà bạn, có điều chúng phủ bên trong thành ruột non của bạn. Những “nếp nhăn” này làm tăng diện tích bề mặt ruột non để giúp hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Nếu các lông nhung chỉ bị hủy hoại một phần, đấy không được gọi là bệnh celiac. Bạn chỉ được coi là mắc bệnh celiac khi các lông nhung trên thành ruột bạn đã bị hủy hoại hoàn toàn và thành ruột bạn trở nên phẳng lì và nhẵn thín. Nó cũng giống như nói rằng bạn chỉ được coi là mắc bệnh tim nếu bạn đã bị nhồi máu cơ tim. Tiêu chí chẩn đoán này, cũng như những công cụ hiện có để chẩn đoán, là rất không đạt yêu cầu, nói một cách nhẹ nhàng là như vậy.

Kết quả của bệnh celiac là khả năng kém hấp thụ chất dinh dưỡng trầm trọng và mãn tính, thường dẫn đến các trạng thái bệnh lý và bệnh thoái hóa khác.

Không còn nghi ngờ gì nữa, gluten là thủ phạm ngấm ngầm của những vấn đề sức khỏe mà hàng triệu người đang phải đối mặt hiện nay, cả về thể chất lẫn tinh thần. Mặc dù vậy, trong phần lớn các trường hợp, không ai nghĩ tới nó, kể cả các bác sĩ. Thêm vào đó, sự có mặt của những hợp chất giống morphine (gọi là exorphin) trong ngũ cốc làm ngũ cốc có khả năng gây nghiện và khiến nhiều người khăng khăng chối bỏ sự thật về những tác hại mà gluten có thể gây ra. Sự thiếu hiểu biết về gluten và việc từ chối tìm hiểu xem nó là thế nào là thường gặp ở rất nhiều người, mặc dù chính họ là những người cần biết về gluten. Chính vì lý do này mà tôi đi vào tất cả mọi khía cạnh của vấn đề này ở đây.Bạn thực sự cần biết về nó.

Cho phép tôi được bắt đầu đi sâu vào vấn đề.

Bệnh celiac và sự nhạy cảm với gluten thường được định nghĩa là trạng thái phản ứng miễn dịch quá mức ở một số người đối với protein gluten hấp thụ. Tất cả các trường hợp bệnh celiac là một dạng của nhạy cảm với gluten, nhưng không phải tất cả các trường hợp nhạy cảm với gluten là bệnh celiac. Nó thường được chẩn đoán thông qua sự có mặt của một số đặc điểm về gen. Mặc dù vậy, tổn hại ở ruột non hay các dạng tổn hại khác vẫn có thể xảy ra mà không có những đặc điểm gen này, cũng như sự vắng mặt của những đặc điểm gen này không phải là “bằng chứng” rằng bạn được miễn nhiễm với gluten. Đã có lúc người ta nghĩ vậy, nhưng các nghiên cứu hiện nay đã bác bỏ điều này. Thêm vào đó, mặc dù dạng tổn hại chính của bệnh celiac là ở các lông nhung trên thành ruột non, các dạng tổn hại khác có thể xảy ra ở những nơi khác trong cơ thể và có thể ảnh hưởng đến rất nhiều hệ thống khác, bao gồm cả não bộ.

Các tác động về sức khỏe và sự gia tăng tỷ lệ tử vong do bệnh celiac toàn diện và nhạy cảm với gluten gần như giống hệt nhau. Cả hai đều dẫn đến các căn bệnh tự miễn, gây ra sưng tấy và các hiệu ứng miễn dịch trên khắp cơ thể.

Gluten có thể ảnh hưởng tất cả các cơ quan nội tạng (bao gồm cả não bộ, tim và thận), hệ thống thần kinh, tâm trạng, hoạt động miễn dịch, hệ thống tiêu hóa, và thậm chí cả hệ thống gân xương của bạn – thực sự là khắp cơ thể bạn, từ đỉnh tóc cho đến ngón chân và tất cả mọi thứ ở giữa.

Nói về ảnh hưởng của gluten lên não bộ ở những cá nhân nhạy cảm, gluten có tác dụng làm giảm lưu thông máu đến vùng thùy trán và thùy trước trán. Đây là vùng của não bộ cho phép chúng ta tập trung, điều khiển các trạng thái tinh thần, lập kế hoạch, xem xét hậu quả hành động và chứa trí nhớ ngắn hạn. Cùng với thời gian, điều này có thể tạo ra những tổn thương thực sự trong não, dẫn đến suy giảm trong hoạt động thần kinh. Trong một bài viết trong tạp chí Nhi khoa, các tác giả tuyên bố, “Các tổn thương trong não bộ có thể là kết quả của việc nguồn cung cấp máu bị suy giảm do sưng tấy.” Lưu ý rằng sự suy giảm lưu thông máu đến thùy trán và thùy trước trán này còn gắn với suy giảm về nhận thức và các rối loạn như trầm cảm, lo âu, và rối loạn tăng động kém chú ý (ADHD). Bạn có ai quen biết có vấn đề về nhận thức, tình cảm hay tinh thần không? Thùy trán và thùy trước trán là “trung tâm chỉ huy” của não và về cơ bản là phần của não bộ khiến chúng ta là con người.

Phản ứng sưng tấy gây ra bởi gluten kích hoạt các tế bào tiểu thần kinh đệm gây sưng tấy trong não. Những tế bào này không có cơ chế ức chế gắn liền với chúng và do đó không dễ dàng dừng lại một khi đã được kích hoạt. Có thể mất nhiều tháng để phản ứng sưng tấy trong não từ gluten dịu đi. Về lâu dài, các tổn thương và thoái hóa về thần kinh do điều này gây ra có thể là đáng kể.

Trong các xét nghiệm máu thông thường, nên nghĩ đến nhạy cảm với gluten nếu thấy các tình trạng sau kéo dài: tế bào máu trắng thấp ( dưới 5 Ã – 10E3/μL), thiếu máu nhẹ ( nồng độ sắt dưới 85 μg/dL, ferritin dưới 10 gn/mL ở phụ nữ và 33 ở nam giới và phụ nữ đã mãn kinh và hemoglobin dưới 13,5 μg/dL), nồng độ protein bất thường (dưới 6,9 g/dL hoặc trên 7,4 g/dL), nồng độ triglyceride rất thấp (dưới nhiều so với ngưỡng 75 mg/dL, đặc biệt ở chế độ ăn nhiều carbohydrat) hoặt alkaline phosphatase rất thấp (dưới nhiều so với ngưỡng 70 U.L) , nồng độ urea nitrogen thấp (dưới 13 mg/dL0, nồng độ HDL bất thường (trên 75 mg/dL hoặc dưới 55 mg/dL), nồng độ cholesterol toàn thể quá cao hoặc quá thấp, và nồng độ transaminase hoặc enzyme gan quá cao. Bạn không cần có tất cả hay phần lớn các tiêu chí trên trước khi xem xét việc thử nghiệm nhạy cảm với gluten. Chú ý đến các triệu chứng khác nữa. Lưu ý rằng mặc dù xét nghiệm là tốt, ngay cả những phương pháp xét nghiệm tốt nhất cũng không phải chính xác hoàn toàn.

Mở cửa xả lũ

Gluten có thể được coi là “cánh cửa mở vào sự nhạy cảm thực phẩm”. Người ta đã biết nó làm tăng nồng độ một enzyme trong cơ thể gọi là zonulin. Enzyme này điều khiển mức độ thẩm thấu của thành ruột. Nồng độ zonulin cao gây ra bởi gluten có thể khiến những loại protein chưa tiêu hóa khác lọt qua lớp màng thành ruột mà lẽ ra chúng không lọt qua được, và điều này gây ra các phản ứng miễn dịch đối với nhiều loại thức phẩm khác. Trong một bài viết vào năm 2006 trong tạp chí y học Bệnh Tiểu đường (Diabetes), các tác giả viết, “Gần đây chúng tôi có báo cáo về một loại protein mới, zonulin, có tác dụng điều chỉnh độ thẩm thấu của thành ruột bằng cách tháo rời các mối nối kín giữa các tế bào thành ruột.” Họ viết tiếp, “Protein này, khi không được kiểm soát, có vẻ như đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành các rối loạn tự miễn.” Chính gliadin là thứ khiến nồng độ zonulin vượt ra ngoài sự kiểm soát. Các tác giả của một bài viết khác trong Tạp chí Miễn dịch học (Journal of Immunology) nói, “Gliadin và các peptide của nó tương tác với các biểu mô thành ruột và giải phóng zonulin. Chất này đến lượt nó làm tăng độ thẩm thấu của thành ruột và tạo điều kiện cho gliadin thâm nhập dễ dàng hơn.” Nói một cách dễ hiểu, đây là điều kiện hoàn hảo để sinh ra các rối loạn tự miễn.

Tính tổng số, các rối loạn tự miễn là căn bệnh giết người đứng thứ ba, chỉ sau bệnh tim và ung thư, ở Hoa Kỳ. Lưu ý là gluten không phải lúc nào cũng là nguyên nhân của tất cả các bệnh tự miễn. Những nguyên nhân phổ biến nhất là nhạy cảm với thực phẩm (đặc biệt là gluten), tác động từ môi trường, virus, tiếp xúc quá nhiều với estrogen và ngộ độc kim loại nặng. Mặc dù vậy, ngay cả khi gluten không phải là nguyên nhân chính của một căn bệnh tự miễn, nó luôn có thể bị coi là yếu tố làm tăng nặng. Bạn có thể yên tâm là nó không bao giờ giúp ích cả. Một bài viết trong tạp chí Khoa học Tế bào và Phân tử (Cellular and Molecular Life Sciences) tuyên bố rằng “các rối loạn tự miễn xảy ra phổ biến gấp 10 lần ở những người bị bệnh celiac so với cộng đồng nói chung.” Dĩ nhiên, con số này chưa tính đến những người chỉ mới được coi là nhạy cảm với gluten hay những người chưa bị đến bệnh celiac toàn diện.

Chữa lành hệ thống tiêu hóa bị tàn hại bởi gluten

Ngay cả khi gluten đã bị loại trừ hoàn toàn khỏi chế độ ăn, điều này chưa chắc đã đủ để cho hệ thống tiêu hóa phục hồi trở lại. Thông qua kết quả kiểm tra bằng nội soi, chưa tới một nửa số bệnh nhân celiac phục hồi hoàn toàn sau khi ăn chế độ ăn không có gluten trong 9,7 năm, theo một báo cáo khoa học năm 2010. Một chế độ điều trị có hệ thống nhằm làm giảm mức độ sưng tấy và chủ động chữa lành các tổn thương hiện có phải được tiến hành nhằm đạt kết quả tối ưu. Đây là một quá trình mất ít nhất một năm điều trị tập trung. Tuy vậy, những lợi ích đáng kể thông thường đến sớm hơn nhiều – trên thực tế, một số đến trong vòng vài ngày sau khi loại bỏ hoàn toàn gluten. Việc bổ sung omega-3 (EPA), vitamin D, các chất giúp tăng cường glutathione và một số dược thảo như nghệ có thể giúp làm giảm sưng tấy, trong khi một số dược thảo khác như rễ thục quỳ, vỏ cây du trơn, lá lô hội cùng những chất như L-glutamine và methylsulfonylmethane có thể giúp ích cho việc chữa lành các tổn thương hiện có trong ruột. Những protein giàu proline trong sữa non của bò ăn cỏ (colostrum) có thể có tác dụng rất tốt trong việc phục hồi hệ thống tiêu hóa và miễn dịch về lâu dài. Có hơn 9.000 nghiên cứu cho thấy sữa non của bò ăn cỏ có vai trò quyết định trong việc chữa lành thành ruột. Các nhạy cảm với những thực phẩm khác cũng phải được xem xét tới.

Điều tốt là ở chỗ sự nhạy cảm với các thực phẩm khác thường giảm đi một khi yếu tố gluten (ông tổ của tất cả các nhạy cảm thực phẩm) bị loại trừ và thành ruột được chữa lành. Trong một bài viết trong tạp chí Điểm mục Vị tràng học và Gan học (Nature Reviews Gastroenterology and Hepatology), các tác giả viết, “Phát hiện mới này bác bỏ những lý thuyết truyền thống về sự phát triển của quá trình tự miễn dựa trên sự bắt chước ở mức phân tử hoặc hiệu ứng kẻ đứng gần… và cho thấy rằng quá trình tự miễn có thể bị chặn đứng nếu sự tương tác giữa gen và các yếu tố kích hoạt trong môi trường bị loại trừ bằng cách phục hồi bức tường chắn là thành ruột.” Đây là một tin tuyệt vời. Khả năng phục hồi hoàn toàn là đặc biệt cao một khi gluten đã bị loại bỏ và thành ruột được chữa lành.

Danh sách những chất phản ứng chéo với gluten phổ biến nhất là:

casein (bao gồm protein trong sữa và pho-mát)

yến mạch (bao gồm cả loại được cho là không có gluten)

lúa mạch đen

lúa mạch

lúa mì spenta

kamut (còn được biết đến với các tên lúa mì Ba Lan, lúa mì Ai Cập, lúa mì lạc đà)

men

cafe (xin lỗi!)

sôcôla sữa (đừng đánh tôi!)

Những chất sau tự chúng cũng có thể gây ra các vấn đề nhạy cảm thực phẩm

ngô (một chất gây nhạy cảm thực phẩm rất phổ biến và hầu như luôn luôn là ở dạng biến đổi gen (GMO))

vừng

kiều mạch (lưu ý rằng hầu hết bột kiều mạch và đậu tương, ngoài khả năng tự chúng có thể gây nhạy cảm thực phẩm, còn thường bị nhiễm gluten do quá trình xay xát)

quinoa

cao lương (sorghum)

sắn

hạt rau dền

gạo (vâng, gạo – ngày càng phổ biến)

khoai tây

Bệnh celiac: Phổ biến hơn bao giờ hết?

Một nghiên cứu xuất bản trong tạp chí khoa học Vị tràng học (Gastroenterology) so sánh 10.000 mẫu máu lấy từ 50 năm trước với mẫu máu lấy từ 10.000 người hiện nay và phát hiện ra rằng đã có sự gia tăng 400% trong tỷ lệ người mắc bệnh celiac! Những thay đổi trong các giống lúa mì Mỹ, khiến chúng có hàm lượng gluten cao hơn nhiều, có nhiều khả năng là một phần đáng kể của vấn đề. Sự gia tăng tính mẫn cảm với gluten do nhiều nguyên nhân khác nhau là một phần khác nữa. Những nguyên nhân gây ra sự gia tăng tính mẫn cảm với gluten bao gồm các phương pháp chế biến thức ăn sẵn hiện đại, lưu trữ ngũ cốc trong thời gian dài, các vấn đề về stress thường xuyên và kéo dài dẫn đến suy thoái hệ thống miễn dịch do cortisol tăng cao, thiếu men và acid hydrochloric trong hệ thống tiêu hóa, và các thói quen ăn uống xấu nói chung do nguồn thực phẩm ngày càng nhiều đồ ăn chế biến sẵn và nghèo dinh dưỡng. Theo bài viết đó, 30% – 50% dân chúng mang gen khiến họ dễ bị bệnh celiac (gọi là gen HLA-DQ8 và HLA-DQ2) và số người bị celiac mà không có dấu hiệu biểu hiện bên ngoài cao gấp tám lần so với số người có biểu hiện. Số người mang gen khiến họ nhạy cảm với gluten còn phổ biến hơn nhiều (gen HLA-DQB1, allelle 1 và 2).

99 phần trăm những người có căn bệnh có thể dẫn đến chết người nhưng hoàn toàn có thể tránh được này hoàn toàn không biết về tình trạng đó của chính họ. Mặc dù sinh thiết thành ruột non là phương pháp thường dùng để chẩn đoán bệnh celiac, các tiêu chí chẩn đoán ngặt nghèo đến mức chúng trở nên không đáng tin cậy. Các triệu chứng đường ruột thực ra chỉ là phần nổi của tảng băng. Một bài viết trong Tạp chí Y học Anh (British Medical Journal) viết, “Tảng băng trôi là mô hình thường dùng để giải thích về bệnh celiac trong cộng đồng. Phần lớn người bệnh mắc cái gọi là bệnh celiac im lìm. Họ thường không được chẩn đoán vì họ không có triệu chứng đường ruột nào.” Trong tạp chí Vị tràng học (Gastroenterology), một bài báo viết, “Với mỗi bệnh nhân celiac có triệu chứng biểu hiện ra ngoài, có tám bệnh nhân với bệnh celiac nhưng không có triệu chứng đường ruột nào.” Trên thực tế, một bài viết trong tạp chí Thần kinh học (Neurology) viết, “Nhạy cảm với gluten có thể là một căn bệnh có biểu hiện chủ yếu hay hoàn toàn về mặt thần kinh, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ và hệ thống thần kinh, mà còn gây ra các rối loạn nhận thức và tâm thần.” Trong Tạp chí Thần kinh học, Phẫu thuật thần kinh và Tâm thần học (Journal of Neurology, Neurosurgery and Psychiatry), một bài báo viết, “Nghiên cứu của chúng tôi… cho thấy phản ứng miễn dịch gây ra bởi sự nhạy cảm với gluten có thể ảnh hưởng những cơ quan khác ngoài ruột; và hệ thống thần kinh trung ương và ngoại vi là đặc biệt dễ bị ảnh hưởng.” Trong một bài báo trong tạp chí Khoa học Tế bào và Phân tử (Cellular and Molecular Life Sciences), các tác giả viết, “Bệnh celiac (CD) còn được gọi là Bệnh lý Đường ruột do Nhạy cảm với Gluten bởi vì ruột non là nơi bị tổn thương chính. Tuy nhiên, các biểu hiện lâm sàng là cực kỳ đa dạng, cho thấy căn bệnh này thực ra là một rối loạn đa hệ thống.”

Một bài điểm mục trong Tạp chí Y học New England (New England Journal of Medicine) cho thấy có tới 55 căn bệnh đã được biết là gây ra bởi gluten. Trong số này có bệnh tim, ung thư, hầu như tất cả các bệnh tự miễn, bệnh loãng xương, hội chứng ruột kích thích (IBS) và các rối loạn đường ruột khác, bệnh viêm túi mật, bệnh Hashimoto (một căn bệnh tự miễn ảnh hưởng đến tuyến giáp, gây ra đến 90% số trường hợp suy tuyến giáp), đau nửa đầu, co giật, bệnh Parkinson, bệnh xơ cứng teo cơ một bên (ALS, hay còn gọi là bệnh Lou Gehrig), hầu hết các căn bệnh thoái hóa về thần kinh (chúng có thể được coi là các rối loạn tự miễn ảnh hưởng lên não). Gluten còn có thể gây ra nhiều căn bệnh tâm thần phổ biến như chứng lo âu, rối loạn quá hiếu động, thiếu tập trung (ADHD), rối loạn lưỡng cực, trầm cảm, mất trí nhớ và tâm thần phân liệt. Theo tôi, tốt nhất là luôn coi nhạy cảm với gluten là một nguyên nhân khả dĩ ở những người bệnh này, hoặc với bất cứ ai có sức khỏe bị suy sụp đáng kể. Ngay cả khi việc loại trừ gluten không giải quyết được hoàn toàn vấn đề, ít nhất bạn cũng loại bỏ được một trở ngại to lớn trên con đường dẫn đến khỏi bệnh.

Xét nghiệm Nhạy cảm với Gluten

Mặc dù có rất nhiều phương pháp đánh giá nhạy cảm với gluten và bệnh celiac, hầu hết đều không đáng tin cậy hoàn toàn (ngay cả cái được coi là khuôn vàng thước ngọc là sinh thiết thành ruột). Đó có thể là một phần lý do tại sao có quá ít người bệnh được chẩn đoán, ngay cả khi họ đi xét nghiệm. Xét nghiệm máu và nước bọt chẳng hạn, trong tổng số 12 loại gliadin khác nhau, thường chỉ có một – alpha-gliadin – là được tính đến. Nếu bạn bị nhạy cảm với một trong số 11 loại gliadin còn lại, xét nghiệm này sẽ không phát hiện được. Xét nghiệm globulin miễn dịch để phát hiện nhạy cảm thực phẩm ở những người bị rối loạn tự miễn và đặc biệt là bệnh Hashimoto (rối loạn tự miễn ở tuyến giáp) hầu như luôn luôn bị sai lệch do tình trạng mất cân bằng mãn tính trong phản ứng miễn dịch của các tế bào TH-1 (tế bào T) và TH-2 (tế bào B). Nói chung, kết quả âm tính sai là rất phổ biến. Do đó, điều cực kỳ quan trọng là tìm đến nhiều phương pháp xét nghiệm (mặc dù sự liên hệ rất phổ biến – đến gần 100% – giữa nhạy cảm với gluten và bệnh Hashimoto và hầu hết các rối loạn tự miễn khác khiến điều tốt nhất là nên luôn coi gluten là nguyên nhân của những căn bệnh này).

Bắt đầu từ tháng giêng 2011, Cyrex Labs (www.cyrexlabs.com) nâng chuẩn mực về xét nghiệm nhạy cảm với gluten lên một mức mới khi họ cho ra một phương pháp xét nghiệm nước bọt kiểm tra không chỉ một mà tất cả các thể gliadin – với mức độ chính xác cao chưa từng thấy. Theo giới thiệu trên trang web của họ, “Cyrex là một phòng thí nghiệm lâm sàng tân tiến chuyên phát triển và cho ra những xét nghiệm dựa trên những tiến bộ khoa học mới nhất trong lĩnh vực miễn dịch học. Những xét nghiệm này bao gồm từ mức tế bào cho đến toàn thể hệ thống miễn dịch và chuyên về các triệu chứng tự miễn do gluten và các thực phẩm khác.” Cyrex cũng có một loạt xét nghiệm về vấn đề thường bị bỏ qua là phản ứng chéo (được định nghĩa là trạng thái miễn dịch trong đó cơ thể phản ứng với một chất khác như thể nó là gluten).

Cyrex Labs còn có một loạt xét nghiệm có thể chỉ ra chính xác bộ phận nào trong cơ thể bạn bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự nhạy cảm với gluten. Mọi người thường nghĩ rằng khi nói đến gluten, triệu chứng cần chú ý là ở đường tiêu hóa. Trên thực tế, nhạy cảm với gluten có thể ảnh hưởng sâu sắc tới não bộ, hệ thống thần kinh, trạng thái tình cảm, hoạt động của hooc-môn, các chất truyền dẫn thần kinh, hệ thống miễn dịch, xương khớp và hầu như bất cứ khía cạnh nào khác trong hoạt động thể chất và tinh thần của bạn. Thực sự mà nói, Cyrex Labs sẽ tạo ra một cuộc cách mạng trong toàn bộ lĩnh vực miễn dịch học. Tuy vậy, lưu ý rằng xét nghiệm thông qua Cyrex phải có đơn bác sĩ.

Cùng với thời gian, có nhiều khả năng sẽ có nhiều phương pháp chẩn đoán mới và hy vọng là càng chính xác hơn nữa được phát triển khi những nghiên cứu mới chứng minh những tác động khủng khiếp của gluten lên sức khỏe tiếp tục ra đời. Xét nghiệm phân của EnteroLab mà ai cũng có thể đặt làm trên mạng, là đã chính xác gấp sáu lần xét nghiệm kháng thể trong máu thông thường. Xét nghiệm máu thông thường để kiểm tra nhạy cảm với gluten chỉ có độ chính xác không quá 30% (kết quả âm tính sai là vấn đề phổ biến nhất). Ngoài ra, chế độ ăn loại trừ hoặc thực hiện nhiều loại xét nghiệm máu là phương pháp tốt thứ hai để đạt được kết quả chính xác.

Chế độ ăn loại trừ có thể là một phương pháp hiệu quả để xác định khả năng nhạy cảm với gluten, nhưng bạn phải theo nó một cách tuyệt đối trong ít nhất sáu đến tám tháng thì mới có thể xác định được chính xác. Bạn phải loại trừ một trăm phần trăm gluten, cả những nguồn rõ ràng lần những nguồn giấu mặt, không được ăn dù chỉ một mẩu vụn bánh mì. Lưu ý thêm nữa là nhiều loại thuốc cũng có chứa gluten (điên rồ nhưng đúng là vậy). Còn nữa, lưu ý đến vấn đề tiếp xúc giữa thực phẩm không có gluten và thực phẩm chứa gluten qua quá trình nấu ăn hoặc dùng chung dụng cụ nấu ăn, bát đĩa đựng. (Vâng, việc đề phòng đó là cần thiết.) Ảnh hưởng sưng tấy trong cơ thể và đặc biệt là ở não bộ là từ những lượng gluten thậm chí rất nhỏ cũng có thể mất tới sáu tháng mới hết ở những người nhạy cảm. Bất cứ tiếp xúc nào (ngay cả những tiếp xúc nhỏ nhất) cũng có nghĩa rằng bạn phải bắt đầu chế độ ăn loại trừ lại từ đầu. Xin lỗi nếu nghe có vẻ như tôi đang thổi phồng vấn đề quá mức, nhưng đây là một vấn đề cần được xem xét cực kỳ nghiêm túc.

Có những sản phẩm trên thị trường có thể giúp hạn chế phản ứng sưng tấy khi tiếp xúc với lượng nhỏgluten, nhưng đừng tưởng lầm những cái đó như những viên thuốc “khẩn cấp vào sáng hôm sau” có thể loại trừ hoàn toàn ảnh hưởng của cái bánh sinh nhật bạn vừa ăn “thả phanh”.

Một bài báo trong tạp chí Vị tràng học (Gastroenterology) viết, “Khi xem xét lịch sử bệnh án 45 năm, những người bị bệnh celiac không được chẩn đoán có nguy cơ tử vong cao gần gấp bốn lần. Sự phổ biến của bệnh celiac không được chẩn đoán có vẻ như đã tăng rất nhiều ở Hoa Kỳ trong vòng 50 năm qua.” Ở những cá nhân bị bệnh celiac hoặc có nhạy cảm với gluten, nguy cơ tử vong từ tất cả các nguyên nhân, theo tạp chí Lancet, là lớn hơn rất nhiều so với bình thường: “Yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến nguy cơ tử vong là sự chậm trễ trong chẩn đoán, và việc tuân theo chế độ ăn không có gluten nghiêm ngặt đến đâu… Việc ăn một chế độ ăn có gluten, được định nghĩa là ăn gluten một lần trong một tháng, làm tăng nguy cơ tử vong 600%.” Lần sau bạn muốn tự biện hộ rằng đấy chỉ là một cái bánh quy, một miếng bánh sinh nhật hay một mẩu bánh mì, hãy nghĩ lại. “Hầu như không ăn gluten” hay “chỉ thỉnh thoảng” ăn gluten vẫn không đủ. Có những lúc mà câu nói (hay có lẽ gọi là sự biện hộ) “tất cả mọi thứ đều có chừng mực” không áp dụng được.

Rối loạn thần kinh và tinh thần, đau nửa đầu, loãng xương, tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh đường ruột, các bệnh tự miễn và ung thư đang rất phổ biến. Ngũ cốc hiếm khi bị nghi ngờ là thủ phạm chính, mặc dù tất cả những rối loạn trên và rất nhiều bệnh khác nữa, đều có thể lần đến thủ phạm ban đầu là chứng nhạy cảm với gluten âm thầm và quỷ quyệt. Nhạy cảm với gluten rất hiếm khi biểu hiện rõ ràng với người bị mắc, và nhiều người thậm chí hoàn toàn bất ngờ khi biết rằng họ mắc nó. Chính tôi cũng vậy.

Người ta ước tính rằng chỉ một phần trăm số người bị bệnh celiac hay nhạy cảm với gluten từng được chẩn đoán đúng.

Đi vào chi tiết trong việc loại bỏ gluten

Tin tốt lành là ở chỗ những triệu chứng tàn hại của bệnh celiac và nhạy cảm với gluten thường có thể loại trừ được hoàn toàn. Bằng cách nào? Bạn phải loại bỏ 100 phần trăm – không phải chỉ hầu hết – gluten khỏi cuộc sống của bạn. Điều này bao gồm không chỉ các ngũ cốc chứa gluten, mà tất cả các nguồn dấu mặt như súp chế biến sẵn, bột nêm, nước tương, dầu trộn salad. Gluten có thể được ghi dưới những tên như protein thực vật (vegetable protein), protein thực vật hydro hóa (hydrolyzed vegetable protein), tinh bột biến đổi (modified starch), màu thực phẩm, bột gia vị… Gluten còn là thành phần trong nhiều dầu gội đầu, mỹ phẩm, son môi (có thể thấm qua da), thuốc men, vitamin (trừ phi ghi rõ là không chứa gluten), và thậm chí cả tem và phong bì tự dính.

Mặc dù tôi nhận biết rằng việc loại trừ gluten tuyệt đối như thế này nghe có vẻ hơi quá và rất không tiện lợi, một bài viết trong Tạp chí Thần kinh học, Phẫu thuật Thần kinh và Tâm thần học (Journal of Neurology, Neurosurgery and Psychiatry) viết rất rõ ràng, “Ngay cả lượng gliadin (gluten) rất nhỏ cũng có thể gây ra trạng thái phản ứng miễn dịch ở những người nhạy cảm với gluten,” nghĩa là trạng thái sưng tấy kéo dài và các triệu chứng khác. Nói rằng bạn đã loại bỏ “hầu hết” gluten khỏi chế độ ăn của bạn bởi vì bạn bị nhạy cảm với gluten cũng giống như nói bạn chỉ “có chửa một ít”. Hoặc là bạn có hoặc là bạn không. Không có khoảng giữa. Sự loại bỏ gluten phải là hoàn toàn tuyệt đối.

Tôi biết bạn đang nghĩ gì, “Đợi đã, quay lại; có phải cô ấy vừa nói ‘các sản phẩm vệ sinh cá nhân’? Cái gì?” Nghe có vẻ điên rồ nhưng nó là đúng. Bạn cần xem kỹ các lọ dầu gội đầu, dầu xả và các sản phẩm chăm sóc tóc và da khác xem có protein lúa mì (wheat protein) không. Đôi khi nó được viết dưới cái tên protein thực vật (vegetable protein). Để ý cả các chất phụ gia từ ngô nữa.

Trong số khoảng 126 hóa chất mà người tiêu dùng thường xuyên dùng trên da họ, 90% chưa bao giờ được thử nghiệm để kiểm tra độ an toàn của chúng. Hầu hết mọi người không nghĩ gì về những thứ họ dùng lên tóc và da họ, và ngành công nghiệp mỹ phẩm sẵn sàng lợi dụng sự thiếu hiểu biết này để tăng lợi nhuận, với cái giá phải trả là sức khỏe của bạn.

Tại sao điều này là quan trọng? Nó chỉ là trên da thôi, phải không? Chúng ta đâu có uống nó…

Trên thực tế, nó có thể còn tồi tệ hơn.

Hãy nhớ trong đầu bộ da là cơ quan lớn nhất trong cơ thể bạn và nó cực kỳ mỏng (chỉ khoảng 2mm) và dễ thấm qua. Nếu bạn ăn hay uống những sản phẩm này, bạn có nhiều thứ giúp bảo vệ bạn và ngăn chặn chúng khỏi đi vào mạch máu như thành ruột, acid dạ dày và men tiêu hóa. Ngược lại, khi bạn đứng dưới vòi hoa sen nóng, với các lỗ chân lông rộng mở, có rất ít sự ngăn cách giữa những gì bạn dùng lên da, tóc và mạch máu của bạn. Một khi vào mạch máu, nó tự do đi khắp nơi trong cơ thể, đến não bộ và tất cả các cơ quan khác.

Vấn đề ở đây nghe có vẻ nhỏ nhặt nhưng nó là rất thực tế. Khi bạn đọc nhãn mác một sản phẩm chăm sóc da hay tóc, hãy tự hỏi bạn có sẵn lòng uống những thứ liệt kê trên đó không. Nếu danh sách đó bao gồm một loạt những hóa chất khó hiểu hay có protein lúa mì (wheat protein) hay protein thực vật (vegetable protein), bạn hãy nghĩ lại trước khi dùng nó. Và đừng để những từ thời thượng như hữu cơ (organic) hay tự nhiên (natural) đánh lừa bạn.

Một danh sách những sản phẩm an toàn có trên trang mạng http://www.celiac.com . Bác sĩ Joseph Mercola, trên trang mạng sức khỏe tuyệt vời của ông (www.mercola.com), có bán dầu gội đầu và dầu xả không có hóa chất phụ gia. Một nguồn sản phẩm vệ sinh cá nhân không có chất gây dị ứng nữa là Gluten-Free Savonnerie (www.gfsoap.com). Cứ vào trang Google và tìm “sản phẩm chăm sóc da và tóc không có gluten và hóa chất” (gluten and additive-free hair- and skin-care products). Bạn sẽ tha hồ lựa chọn. Nếu bạn có điện thoại di động thế hệ mới (smartphone), có nhiều “gluten-free” apps giúp bạn kiểm tra từng sản phẩm, cửa hàng và các nguồn thực phẩm khác. Tin tức tốt là nhận thức về vấn đề này đang lan rất nhanh và sẽ ngày càng có nhiều thông tin và lựa chọn hơn cho bạn.

Nhiều người tuyên bố rằng họ vẫn theo một chế độ ăn tuyệt đối không có gluten trong khi, trên thực tế, họ chỉ tránh những nguồn rõ ràng hiển nhiên mà không chú ý đến những nguồn dấu mặt, bao gồm cả các sản phẩm vệ sinh cá nhân của họ. Cuối cùng họ gán việc không đạt được những cải thiện sức khỏe như mong đợi vào ý tưởng rằng họ không bị nhạy cảm với gluten, và rồi họ lại quay lại ăn bất cứ thứ gì họ muốn. Đây là một sai lầm rất to lớn! Tôi đã từng làm việc với những bệnh nhân không đạt được cải thiện về sức khỏe cho đến khi họ xem xét nguồn gluten trong các sản phẩm vệ sinh cá nhân của họ.

Ngay cả khi theo chế độ ăn thực sự không có gluten vẫn có vẻ không mang lại kết quả như mong đợi, ít nhất bạn đã loại bỏ được một trở ngại rất lớn trên con đường cải thiện sức khỏe. Vẫn có thể còn những trở ngại khác. Gluten trong sản phẩm vệ sinh cá nhân, trong thuốc men và thậm chí cả tem và phong bì (loại mà bạn thường liếm để dán) có thể là nguyên nhân. Phản ứng chéo từ những chất khác cũng là một điều quan trọng khác cần xem xét khi thực sự loại bỏ hoàn toàn gluten vẫn không đem lại cải thiện như mong đợi. Cyrex Labs có một loạt xét nghiệm có thể giúp giải đáp điều này.

Thế còn các thực phẩm thay thế không có gluten thì sao?

Tìm đến những thực phẩm thay thế không có gluten đúng là một cách vì có nhiều sản phẩm đủ loại như vậy trên thị trường. Trên thực tế, đó là một thị trường lớn cho các công ty thực phẩm hiện nay. Chắc chắn dầu gội đầu và mỹ phẩm không có gluten là tốt và cần thiết. Không may là mặc dù các ngũ cốc khác như quinoa, ngô, gạo và kiều mạch (hay đậu tương) chính thức mà nói thì không chứa gluten, nhưng việc lẫn gluten từ các nguồn khác hay phản ứng chéo là cực kỳ phổ biến. Chúng cũng là những nguồn giàu tinh bột hơn là protein. Hơn nữa, phần lớn các sản phẩm thay thế gluten trên thị trường là những thực phẩm đã qua chế biến rất rất nhiều. Nhiều sản phẩm được làm từ đậu tương (đừng để tôi bắt đầu một bài mới về cái đó). Chỉ vì một thực phẩm ghi là không có gluten không có nghĩa rằng nó thực sự tốt cho sức khỏe bạn, cũng như từ hữu cơ (organic) vậy. Hãy đề phòng những thứ rác rưởi mạo danh là “thực phẩm lành mạnh không có gluten”. Không dung nạp gluten và không dung nạp carbohydrat nói chung là điều rất phổ biến chứ không phải ngoại lệ trong thế giới hiện nay. Chúng ta có thể kết luận rằng ăn bất cứ thứ ngũ cốc nào, đặc biệt là những ngũ cốc chứa gluten, không đáng những nguy cơ về sức khỏe chúng có thể mang lại, đặc biệt là khi chúng ta còn phải đối mặt với bao nguy cơ về sức khỏe khác trong thế giới hiện nay. Đánh cược làm gì? Tại sao phải chất thêm cái gánh nặng carbohydrat lên sức khỏe bạn? Theo tôi, tốt hơn cả là loại bỏ hoàn toàn các thực phẩm chế biến sẵn và chỉ ăn những thứ không mang nhãn mác nào cả. Thực sự mà nói, nó ít phức tạp và rắc rối hơn nhiều.

Tóm lại, không có một ai trên thế giới này mà ngũ cốc thuộc bất cứ loại nào là không thể thiếu cho sức khỏe, và đặc biệt gluten không phải là thực phẩm có lợi cho sức khỏe của bất cứ ai.

Có thể suy ra hơn nữa là một người càng có nhiều triệu chứng về thể chất, nhận thức và tâm lý thì chế độ ăn của người ấy càng nên trở về nguyên thủy (nói một cách khác, trước khi nông nghiệp bắt đầu). Sự phổ biến của các căn bệnh thoái hóa hiện nay không khiến nó trở nên bình thường. Đó không phải là một phần bình thường của tuổi già và càng không phải là một phần tất yếu.

Lựa chọn ấy là của bạn.

Để có thêm thông tin về nhạy cảm với gluten và bệnh celiac, hãy vào trang http://www.celiac.com . Để có những thông tin chính xác nhất về các phương pháp xét nghiệm, hãy vào trang http://www.cyrexlabs.com hay http://www.enterolab.com . Một trang hữu ích để tìm các trung tâm và các buổi thuyết trình về nhạy cảm với gluten là http://www.conquergluten.com

Dịch bởi Dấu Hiệu Thời Đại

Bạn đang đọc nội dung bài viết Trên 80% Người Dùng Ngũ Cốc Lợi Sữa Không Có Tác Dụng trên website Shareheartbeat.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!