Cập nhật nội dung chi tiết về Trẻ Sơ Sinh Ngủ Nhiều Bú Ít Có Tốt Không? mới nhất trên website Shareheartbeat.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tùy theo cân nặng nhu cầu và sức bú của mỗi trẻ mà lượng sữa bú được nhiều ít khác nhau giữa các trẻ, cũng như việc có nên cho trẻ bú đêm không và bao nhiêu là đủ. Những điều này còn tùy thuộc vào cơ địa, tình trạng sức khỏe của bé rất nhiều.
Nhưng nhìn chung thì các bé sơ sinh từ lúc mới sinh chơ đến khoảng 2 tuần thì cần được bú nhiều lần từ 8 đến 12 cữ trong một ngày. Nếu là bú sữa mẹ thì cách 2 tiếng cho bú một lần, nếu là sữa ngoài thì 3 tiếng một lần với lượng tương đương.
Trẻ được hơn 2 tuần tuổi thì có thể bú trung bình từ 60ml đến 100ml mỗi lần và khoảng cách thời gian mỗi lần bú không thay đổi so với trước.
Khi trẻ được 3 tháng tuổi trở lên đến 12 tháng tuổi thì lượng sữa mỗi lần bú có thể tăng từ 120 đến 150 ml mỗi cữ, số lần cho bú giảm xuống còn khoảng 8 lần.
Nếu trẻ không quấy khóc vì đói lúc nửa đêm thì mẹ không nên đánh thức trẻ dậy để cho bú, vì việc cản trở giấc ngủ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí não và thể trạng của trẻ. Nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 1 năm đầu đời, lượng sữa non của mẹ có thể giúp trẻ miễn dịch hoàn toàn và an toàn cho trẻ.
Trẻ thường ngủ nhiều hơn thức khi mới sinh ra cho đến khi được 12 tháng tuổi. Nhưng cũng theo tiêu chuẩn, không nên để trẻ ngủ quá nhiều sẽ mất cân bằng cho cơ thể trẻ và ảnh hưởng đến việc phát triển.
Theo y học, thời lượng ngủ cần thiết cho trẻ được tính như sau:
– Trẻ 1 tuần tuổi cần ngủ 16 giờ 30 phút mỗi ngày.
– Trẻ 1 tháng tuổi cần ngủ 15 giờ 30 phút mỗi ngày.
– Trẻ 3 tháng tuổi cần ngủ 15 giờ mỗi ngày.
– Trẻ 6 tháng tuổi cần ngủ 14 giờ 15 phút mỗi ngày.
– Trẻ 9 tháng tuổi cần ngủ 14 giờ mỗi ngày.
– Trẻ 12 tháng tuổi cần ngủ 13 giờ 45 phút mỗi ngày.
Trẻ càng lớn thì thời gian ngủ ban ngày càng rút ít lại đồng nghĩa với việc thời gian ngủ ban đêm sẽ tăng lên, cho đến khi giống người lớn là ngủ 8 tiếng mỗi ngày. Ngoài ra, chúng ta nên biết rằng với thời lượng ngủ nhiều như vậy, không phải là trẻ một một mạch, một giấc dài, mà có thể chia nhỏ ra tùy theo mỗi trẻ. Có thể trẻ sẽ thức dậy vì đói, các mẹ nên chú ý để cho con bú kịp thời và để trẻ thư giãn một chút trước khi cho ngủ lại.
Trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít có tốt không? Nguyên nhân vì sao?
Hầu hết chúng ta đều biết việc trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít là không tốt cho sự phát triển tự nhiên của trẻ. Mặc dù giấc ngủ rất quan trọng nhưng nếu trẻ ngủ quá nhiều so với tiêu chuẩn thì tinh thần không được tỉnh táo, cơ thể mệt mỏi và biếng bú, dẫn đến sa sút thể trạng và có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn.
Trẻ ngủ nhiều, bú ít lâu ngày không khắc phục được sẽ khiến cơ thể ốm yếu, còi cọc, thiếu dưỡng chất và hệ miễn dịch vốn chưa hoàn thiện càng thêm suy giảm chức năng. Cần phải cung cấp đủ lượng sữa cho trẻ và đảm bảo giấc ngủ vừa đủ, không thiếu cũng không quá nhiều.
Nguyên nhân của việc trẻ ngủ nhiều bú ít có thể do thói quen được tạo ra bởi bố mẹ không chăm một cách khoa học. Hoặc cũng có thể do một số trường hợp sau:
– Cơ thể bé đang mắc bệnh, có thể là cảm, sốt hoặc một bệnh khác khiến cho trẻ uể oải, không muốn thức dậy để bú. Thông thường trẻ sơ sinh bị sốt ngủ rất nhiều và lười bú ngay cả khi chúng đang đói. Hay vấn đề mất nước cũng làm cho trẻ ngủ liên tục trong trạng thái mệt mỏi. Bố mẹ nên kiểm tra và cung cấp đủ nước cho trẻ.
– Tre bị viêm màng não cũng có các triệu chứng ngủ lì bì, hôn mê, bú ít. Đây là một vấn đề nghiêm trọng, có thể để lại nhiều di chứng nặng nề và có khả năng gây tử vong cao, đặc biệt nó thường xảy ra đối với trẻ sơ sinh nên các phụ huynh nhớ cho trẻ đi khám khi thấy biểu hiện này kéo dài mà không rõ lý do.
– Do trẻ bị ép bú liên tục làm sinh ra tâm lý sợ hãi và trẻ bỏ bú hoặc bú rất ít. Mặc dù lượng sữa cần thiết theo tiêu chuẩn là vậy nhưng các mẹ có thể linh hoạt, tùy theo sức bú cũng như nhu cầu của con mà áp dụng, không nên quá khuôn sáo, ép bé bú khi chúng không đói, không thích bú chỉ làm con càng lãnh cảm với sữa.
Bạn có thể theo dõi bài viết : trẻ ngủ lúc mấy giờ
Làm sao khắc phục được tình trạng trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít?
Ai cũng biết rằng trong lúc trẻ ngủ say thì bộ não sẽ tiết ra hóc môn tăng trưởng giúp bé lớn lên, phát triển trí tuệ, giúp tinh thần thoải mái, tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng. Tuy vậy, trẻ ngủ nhiều bú ít lại là một vấn đề đáng quan tâm, lúc này giấc ngủ không còn mang hiệu quả tích cực nữa mà trở thành một rắc rối, cần phải cân bằng lại.
Bố mẹ có thể tập thói quen ngủ và bú cho trẻ từ khi được 3 tuần tuổi, cho con làm quen với giờ giấc, phân biệt ngày và đêm để trẻ thực hiện đều đặn các hoạt động chính của mình.
Cho trẻ bú theo nhu cầu, nếu có thể, mẹ hãy để trẻ tự đói và đòi bú thì sẽ có hiệu quả hơn, vì khi cần thiết, trẻ sẽ thích thú với việc được bú kịp thời và vấn đề tiêu hóa cũng tốt hơn.
Cho trẻ đi khám định kì theo chỉ định của bác sĩ, tiêm chủng đầy đủ và đảm bảo chế độ chăm sóc một cách khoa học nhưng không máy móc, rập khuôn.
Nếu cho con bú sữa mẹ, chị em phải chú ý chế độ ăn uống của mình để lượng sữa con bú đạt chất lượng, không ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc phản ứng xấu.
【Giải Đáp】Trẻ Sơ Sinh Ngủ Nhiều Bú Ít Có Sao Không? #Fitobimbi
Nhiều cha mẹ thắc mắc không biết trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít có sao không? Các bác sĩ nhi khoa chỉ ra rằng việc trẻ sơ sinh ngủ nhiều là việc khá bình thường. Tuy nhiên có một số tình trạng trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý nào đó. Vậy lý do thực sự trẻ sơ sinh ngủ nhiều ít bú là gì? Cách khắc phục thế nào để đạt hiệu quả cao nhất?
Bất ngờ trước lý do trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít
Nguyên nhân bé mê ngủ không chịu búTrẻ đang trong quá trình phát triển
Trẻ mọc răng
Trẻ sơ sinh ngủ nhiều hơn bú do trẻ mọc răng. Bắt đầu từ khoảng 5-6 tháng tuổi, trẻ sẽ ăn ít hơn bình thường. Đây có thể là dấu hiệu của việc trẻ bắt đầu mọc răng. Nếu trẻ có những dấu hiệu như nướu, cằm bị sưng, khó chịu, hơi sốt thì rất có thể bé bắt đầu mọc răng rồi đấy. Bạn có thể cho trẻ nhai khăn lạnh để giảm triệu chứng sưng lợi, khó chịu và hỏi bác sĩ về thuốc giảm đau nếu cần.
Trẻ bị nóng
Bé ngủ nhiều bú ít vì sao? Nhiệt độ của phòng cũng khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, thiếu tỉnh táo. Việc này cũng là nguyên nhân khiến trẻ ăn ít hơn bình thường. Để cải thiện tình trạng này bạn hãy dọn dẹp phòng ngủ thoáng mát, mặc quần áo thoải mái cho bé. Đặc biệt, loại bỏ đồ chơi, thú nhồi bông, chăn thừa…tránh va chạm bé. Chúng có thể không an toàn, thậm chí còn gây ngột ngạt khi trời nóng.
Trẻ mới tiêm phòng
Trẻ sơ sinh biếng ăn ngủ nhiều khi mới tiêm phòng. Sẽ hoàn toàn bình thường khi trẻ ngủ nhiều hơn sau tiêm phòng. Bởi vắc xin sẽ ảnh hưởng đến bé như khi trẻ bị ốm. Bé sẽ xây dựng khả năng miễn dịch với những loại vi rút hoặc vi khuẩn. Tuy nhiên, quá trình này có thể làm tiêu hao năng lượng cơ thể của bé, khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, muốn ngủ nhiều hơn.
Trong khoảng thời gian từ 24-48 giờ sau khi tiêm vắc xin, bé sẽ ngủ nhiều hơn và ngủ giấc dài. Bé sẽ cảm thấy không thèm ăn thì mẹ cũng đừng quá lo lắng.
Trẻ bị sốt
Bé bú ít ngủ nhiều do bị ốm. Khi trẻ bị ốm, thời gian ngủ sẽ tăng lên và ngược lại thì lượng ăn của bé sẽ giảm xuống. Lúc này, mẹ nên để cho bé ngủ theo nhu cầu của bé, không ép bé ăn khiến bé sợ, mệt mỏi hơn và dễ dẫn đến biếng ăn về sau. Thông thường, trẻ bị ốm do vi rút sẽ diễn ra trong vài ngày, nếu tình trạng trẻ mệt, ốm kéo dài quá 7 ngày thì mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được xử trí kịp thời.
Bé bú ít ngủ nhiều do bé đang bị ốmBé bị phân tâm
Trẻ sơ sinh ăn ít ngủ nhiều khi nào? Khi trẻ được 3 tháng tuổi, bé sẽ biết được nhiều thứ hơn. Về những âm thanh, màu sắc xung quanh sẽ khiến bé bị phân tâm, điều này khiến trẻ quên ăn. Chính vì vậy, khi cho bé ăn bạn nên chọn nơi yên tĩnh, để trẻ tập trung bú hơn.
Trẻ muốn ăn thực phẩm đặc
Trẻ ngủ nhiều bú ít khi trẻ muốn ăn dặm. Khoảng thời gian từ 4-6 tháng bạn sẽ nhận thấy trẻ đột nhiên ngừng bú. Mặc dù trước đó trẻ bú rất nhiều và nhìn chăm chú người khác ăn món gì đó. Mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn dặm khi bé được 5-6 tháng và bắt đầu bằng những món loãng, tập cho trẻ ăn từng chút để giúp bé làm quen. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, có một số thực phẩm giúp cải thiện thói quen ngủ của trẻ, giúp bé ngủ say và nhiều hơn.
Có nên đánh thức trẻ sơ sinh dậy bú?
Thông thường, trẻ sơ sinh có nhu cầu ngủ rất cao. Cần đảm bảo đủ giấc ngủ cho trẻ sơ sinh để trẻ cân bằng sự phát triển toàn diện. Theo các nhà nghiên cứu, trung bình trẻ sơ sinh có thể ngủ kéo dài từ 14-17 tiếng. Trong đó có khoảng 10-12 tiếng là trẻ ngủ giấc đêm. Tuy nhiên, ở một số trẻ sơ sinh thời gian ngủ sẽ lên đến 18 tiếng/ ngày, thậm chí là hơn.
Đối với lượng ăn của trẻ sơ sinh cần chú ý, cứ khoảng 2-3 tiếng trẻ sẽ ăn một lần. Với những bé uống sữa công thức thì thời gian giãn các cữ sẽ lâu hơn. Khi trẻ lớn hơn thì lượng sữa bé ăn vào sẽ tăng lên đồng thời số cữ sẽ giảm xuống. Các bác sĩ nhi khoa khuyên rằng trẻ dưới 6 tháng chưa ăn dặm cần được cung cấp lượng sữa khoảng 60-75ml sữa cho 450g trọng lượng của cơ thể/ 24 giờ. Điều này có nghĩa là với trẻ có trọng lượng 6kg thì trẻ cần tiêu thụ khoảng 800-1000 ml sữa mỗi ngày.
Có nên đánh thức trẻ dậy bú?Khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít
Đối với tình trạng bé mê ngủ không chịu bú thì việc cha mẹ cân đối cho trẻ ngủ và bú theo thời gian biểu. Hãy đánh thức trẻ dậy nếu thấy trẻ ngủ quá lâu bởi dạ dày của trẻ còn rất nhỏ, cần bú nhiều lần để đảm bảo được bổ sung đầy đủ dưỡng chất. Bên cạnh đó, với trẻ bú mẹ thì cần được bú nhiều cữ hơn bởi sữa mẹ rất dễ tiêu hóa nên trẻ sẽ nhanh đói hơn.
Để dễ dàng cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít, các mẹ có thể từ từ đánh thức trẻ dậy để trẻ không bị gắt ngủ:
Chạm nhẹ vào trẻ
Trẻ sơ sinh khá nhạy cảm chỉ cần bạn chạm nhẹ là trẻ có thể tỉnh giấc. Hãy chạm nhẹ tay vào má của bé, hoặc chạm khẽ vào bàn chân trẻ, để trẻ tỉnh giấc dễ dàng.
Chạm nhẹ vào má hoặc bàn chân giúp bé dễ dàng tình giấcBỏ chăn quấn
Thông thường trẻ sẽ cảm thấy ngủ ngon hơn khi được nằm trong chăn ấm. Chính vì vậy, khi mẹ muốn đánh thức trẻ, chỉ cần bỏ bớt lớp chăn quấn và tã lót nếu có. Lúc này trẻ sẽ lập tức tỉnh dậy mà không bị gắt ngủ.
Làm mát cho trẻ
Nếu thấy trẻ ngủ quá sâu, khó đánh thức thì mẹ hãy dùng một chiếc khăn nhúng nước ấm để lau nhẹ vào mông, tay, chân, lưng của trẻ. Việc làm này sẽ giúp trẻ tỉnh giấc một cách nhanh chóng.
Cho trẻ bú mẹ
Mẹ hãy khuyến khích cho trẻ bú mẹ theo bản năng tự nhiên, khi trẻ đói trẻ có thể cảm nhận được nguồn sữa và tự động tỉnh giấc để đòi bú.
Trẻ Sơ Sinh Ngủ Nhiều Bú Ít Có Sao Không? Nguyên Nhân Và Cách Chăm Sóc
Trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít có sao không?
Nhu cầu ăn uống, sinh hoạt của trẻ sơ sinh khác hẳn với người lớn. Việc bé sơ sinh ngủ nhiều bú ít cũng không có quá nhiều điều đáng lo ngại khi trẻ mới ra đời. Thời gian này, cơ thể trẻ đang dần thích nghi với môi trường mới. Trẻ ngủ từ 3-4 tiếng/ lần là chuyện bình thường. Điều này có những lợi ích như:
Giúp cơ thể phát triển: Khi bé ngủ, não bộ sẽ tiết ra hooc môn tăng trường để bé phát triển, lớn nhanh hơn và khỏe mạnh.
Não bộ phát triển: Với những bé ngủ đủ giấc, não bộ sẽ phát triển hơn, tăng khả năng ghi nhớ, giúp bé thông minh hơn.
Tăng đề kháng cho hệ miễn dịch: Khi trẻ ngủ sâu giấc, trẻ sẽ có hệ miễn dịch khỏe hơn và nhờ đó, bé cũng ít khi bị ốm.
Luôn vui vẻ: Khi thiếu ngủ, bé thường hay cáu gắt, bực bội và mệt mỏi. Nhưng nếu bé được ngủ đủ giấc, tinh thần thoải mái, bé sẽ cười nhiều hơn.
Tuy nhiên, nếu trẻ ngủ nhiều hơn 4 tiếng/ lần, có trẻ ngủ liền một mạch qua đêm thì có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Bé có thể gặp phải những triệu chứng sau:
Mất nước: Do trẻ sơ sinh ngủ nhiều, bú ít nên cơ thể có thể bị mất nước, mệt mỏi
Sốt: Khi cơ thể ăn quá ít, ngủ quá nhiều, trẻ bị thiếu chất, thiếu nước có thể sinh ra hiện tượng sốt
Bệnh viêm màng não: Nguy hiểm hơn, trẻ ngủ nhiều, bú ít có thể là biểu hiện của bệnh viêm màng não. Nếu không để ý sẽ dẫn tới hậu quả khó lường.
Trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi bú ít ngủ nhiều có cần lo lắng?
Có thể nhiều bố mẹ không biết, trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi hầu như ngủ suốt ngày đêm, không kể giờ giấc. Nguyên nhân là do bé vẫn có thói quen giống như khi nằm trong bụng mẹ, cơ thể bé sau khi ra ngoài môi trường mới cần được phục hồi dần. Bên cạnh đó, có thể bé bị buồn ngủ do ảnh hưởng của thuốc gây mê khi mẹ đẻ em bé.
Chính vì bé ngủ nhiều nên nhu cầu bú sữa cũng ít. Ngay cả việc ăn cũng khiến bé mệt mỏi. Bé chỉ muốn ngủ và không muốn ai đánh thức mình. Khi trẻ đang ngủ, có nghĩa bé đang tiết kiệm năng lượng và sinh ra các hormone phát triển…
Khi bé ngủ, dù cữ ngắn hay dài, mẹ cũng nên đặt bé ngủ ngay ngắn trên giường. Không nên để đồ trang trí, chăn màn, gối nhiều ở giường vì có thể khiến bé gặp nguy hiểm.
Bé cũng hay bị lẫn lộn giữa ngày và đêm nên mẹ hãy tạo thói quen cho bé ngủ nhiều hơn vào ban đêm. Hạn chế đánh thức bé dậy, trừ khi con có nhu cầu ăn hoặc thay tã. Hãy để phòng của bé tối hơn chỉ với một bóng đèn ngủ lờ mờ. Ban ngày mẹ cho ánh sáng vào phòng. Như vậy, bé sẽ dần phân biệt được đâu là ban ngày, đâu là ban đêm. Khi bé ngủ vào ban đêm, không nên hát ru giữa đêm khi bé thức giấc, không nói chuyện thì bé sẽ dễ đi lại vào giấc ngủ hơn.
Về chế độ ăn cho trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi. Trong vòng một tháng đầu, bạn cần cho bé bú bất cứ lúc nào bé đói nhưng thông thường là từ 1,5 giờ đến 2 giờ vào ban ngày và 3,5 đến 4 giờ vào ban đêm cho một cữ bú, từ 8-12 cữ trong vòng 24 giờ một ngày.
Trong tháng đầu sơ sinh, khoảng thời gian thức giữa hai giấc ngủ của em bé trung bình là từ 30 phút đến 1 giờ. Do nhu cầu của các bé là khác nhau, nên có bé thời gian thức sẽ ít hơn làm các giấc ngủ như liên tiếp nhau, làm chúng ta thấy trẻ sơ sinh ngủ nhiều. Ở khoảng thời gian này, mẹ nên trò chuyện với bé nhiều và cho bé bú.
Nói chung, việc chăm sóc một đứa trẻ mới ra đời không quá khó khăn như mẹ nghĩ. Để giúp trẻ làm quen với môi trường sống mới, mẹ hãy “uốn” bé từ từ để bé dần thích nghi. Giúp trẻ hình thành thói quen tốt thì bạn sẽ chăm sóc bé dễ dàng, không vất vả.
Trẻ sơ sinh 2 tháng ngủ nhiều bú ít
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, giấc ngủ rất quan trọng, góp phần trong quá trình phát triển thể chất và trí tuệ sau này. Trung bình trẻ sơ sinh từ 1-12 tháng tuổi có giấc ngủ dài và thường kéo dài vào ban đêm. Do đó, trẻ sơ sinh ngủ nhiều, ngủ sâu giấc hoàn toàn tốt đối với trẻ.
Nếu trẻ bú ít ngủ nhiều mà vẫn phát triển khỏe mạnh thì bạn không cần lo lắng. Không cần đánh thức bé dậy khi bé đang ngủ. Nếu cơ thể bé cảm thấy ngủ đủ, thoải mái, bé sẽ tự thức dậy.
Tuy nhiên, nếu trẻ ngủ quá nhiều, bú ít mà mỗi lần bú lại tỏ ra cáu gắt, ăn không ngon miệng, cơ thể mệt mỏi thì bạn cần phải thay đổi chế độ ăn ngủ, sinh hoạt của trẻ. Nếu không, bé sẽ dần ốm yếu, còi cọc, suy giảm hệ miễn dịch, thiếu dinh dưỡng….
Về chế độ ăn uống của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi, theo các chuyên gia dinh dưỡng, trung bình mỗi trẻ sẽ uống khoảng 90-120ml/lần. Ngày ăn 4-5 lần. Mỗi trẻ sẽ có nhu cầu ăn uống khác nhau. Nếu trẻ đói sẽ đòi ăn bằng cách khóc, cáu, há miệng, mút tay…
Với trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi, mẹ cần lưu ý không nên cho bé bú nằm có thể khiến bé bị sặc, gây nguy hiểm. Mẹ cũng không nên cho trẻ bú quá no sẽ khiến bé khó chịu. Khi cầm bình bú, nên nghiêng bình để bé bú dễ dàng, không khí không lọt vào mồm gây đầy bụng. Khi no, bé sẽ tự nhả vú.
Trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít phải làm sao?
Để biết trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít có ảnh hưởng gì tới sức khỏe của trẻ hay không, bố mẹ nên nắm được thời gian ngủ theo tiêu chuẩn trung bình của trẻ.
Trẻ sơ sinh có giấc ngủ khác với người lớn. Chu kì ngủ chỉ từ 20-50 phút. Mỗi chu kỳ sẽ có 2 giai đoạn ngủ sâu và ngủ động. Trong đó, giai đoạn ngủ động chiếm tới 50% thời gian chu kỳ ngủ. Vì thế, mỗi trẻ sẽ có 10-15 phút ngủ sâu, còn lại bé sẽ ngủ động. Một giấc ngủ 2-4 tiếng sẽ có nhiều chu kỳ như vậy. Trong gia đoạn ngủ sâu, bạn có thể lay người bé cũng không dậy. Nhưng nếu ở giai đoạn ngủ động, bạn chỉ cần tạo chút tiếng động cũng khiến bé giật mình. Có thể nói, giấc ngủ cực kì quan trọng. Nếu ngủ ngon và đủ giấc sẽ giúp cho trẻ khỏe hơn, thông minh hơn, học hỏi tốt hơn và lớn nhanh hơn.
Nói chung, trẻ sơ sinh dưới 3 tháng ngủ nhiều, bú ít là chuyện bình thường. Thời gian này, bé vẫn còn chưa quen với môi trường bên ngoài. Nếu trẻ ngủ quá nhiều hoặc ăn quá ít so với tiêu chuẩn mà các nhà dinh dưỡng đưa ra thì bạn mới cần phải lo lắng. Hoặc trong thời gian nuôi trẻ, trẻ ăn ít, ngủ nhiều khiến tinh thần mệt mỏi, cáu gắt, người sút cân, hay ốm thì mẹ cần thay đổi giờ giấc ăn ngủ của trẻ.
Khi trẻ ngủ quá lâu (quá 4 tiếng), hãy đánh thức trẻ dậy để cho trẻ bú. Bạn có thể đánh thức bé bằng cách chạm nhẹ vào má, bỏ lớp chăn quấn bên ngoài, dùng một chiếc khăn ấm lau lên tay, chân, cho miệng bé sát vào ti mẹ, bé sẽ dần tỉnh ngủ.
Với trẻ sơ sinh đến 8 tuần tuổi: giấc ngủ kéo dài từ 24 tiếng/lần. Một ngày trẻ có thể ngủ từ 16 đến 18 tiếng.
Với trẻ sơ sinh từ 2 tháng tuổi tới 6 tháng tuổi: trẻ có thể ngủ từ 14 16 tiếng/ngày.
Với trẻ sơ sinh từ 6 tháng đến 1 tuổi: trẻ có thể ngủ 14 tiếng/ngày.
Khi trẻ bú một lần quá ít, mẹ có thể chia làm nhiều cữ bú. Có thể 2 tiếng mẹ cho bé bú một lần. Một ngày 24 tiếng mẹ chia làm 12 lần bú. Như vậy, bé vẫn đảm bảo được lượng sữa tiêu chuẩn cần nạp vào cơ thể mỗi ngày.
Khi trẻ được 2- 3 tháng tuổi trở lên, mẹ có thể tập cho con thói quen ăn ngủ đúng giờ. Một ngày ăn bao nhiêu bữa, ngủ mấy tiếng/lần. Đêm ăn bao nhiêu bữa, ngủ mấy tiếng/lần. Giúp con phân biệt đâu là ngày, đâu là đêm. Từ đó, bố mẹ sẽ chăm con một cách nhàn hạ hơn mà con vẫn phát triển khỏe mạnh.
Trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít tùy theo lượng thức ăn cũng như số tiếng ngủ/ngày, độ tuổi của trẻ mà bố mẹ mới có thể đánh giá được con ngủ như vậy có nhiều quá không, con ăn như vậy có ít quá không. Chưa kể mỗi trẻ lại có một chế độ sinh hoạt, hệ tiêu hóa, hấp thu thức ăn khác nhau. Nếu trẻ ngủ li bì, ăn quá ít so với tiêu chuẩn, sức khỏe giảm sút thì bạn có thể nhờ bác sĩ tư vấn cũng như thay đổi dần chế độ ăn uống, sinh hoạt của con.
Kết luận
https://eva.vn/lam-me/tre-so-sinh-ngu-nhieu-me-phai-lam-sao-c10a379044.html
https://www.medicalnewstoday.com/articles/322565.php
Trẻ Sơ Sinh Ngủ Nhiều Không Chịu Dậy Bú Có Đáng Lo Không?
Làm gì khi thấy trẻ sơ sinh ngủ nhiều không chịu dậy bú?
Trẻ sơ sinh ngủ nhiều không chịu dậy bú vì lý do gì?
Trẻ sơ sinh ngủ nhiều không chịu dậy bú có thể là bình thường, tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ trẻ đang mắc phải một bệnh lý nào đó. Vì thế, bạn nên theo dõi sự phát triển hàng ngày của con để có những biện pháp can thiệp kịp thời.
Trẻ sơ sinh ngủ nhiều không chịu dậy bú vì lý do gì?
Giai đoạn sơ sinh, trẻ có nhu cầu ngủ nhiều hơn so với các giai đoạn phát triển khác. Thông thường một em bé mỗi ngày ngủ từ 18 – 20 giờ và ngủ vào bất cứ thời gian nào. Trẻ sẽ có xu hướng ngủ nhiều vào ban ngày hơn ban đêm, thời gian mỗi giấc ngủ ngắn 2 – 3 giờ.
Khi trẻ ngủ, đây là lúc cơ thể trẻ sẽ xử lý những thông tin, đồng thời sản sinh hormone tăng trưởng cho xương và cơ bắp. Chính vì thế, giấc ngủ cực kỳ quan trọng cho sự phát triển, đóng vai trò quyết định đối với hệ thần kinh và cảm xúc của em bé.
Tùy theo cơ địa mà mỗi đứa trẻ sẽ có thời gian ngủ khác nhau. Theo khảo sát, thời gian ngủ qua từng tháng tuổi sẽ thay đổi như sau:
Trẻ dưới 3 tháng tuổi: Ngủ suốt ngày, mỗi giấc ngắn từ 1 – 2 giờ (hoặc có thể nhiều hơn). Tổng thời gian ngủ trung bình mỗi ngày là 18 – 20 giờ.
Trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi: Lúc này trẻ sẽ ngủ giấc dài hơn vào ban đêm. Mỗi ngày trung bình bé sẽ ngủ 14 giờ.
Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi: Trung mỗi bé sẽ ngủ 12 – 15 giờ/ ngày.
Sẽ có những trường hợp trẻ ngủ nhiều hơn so với bình thường, tuy nhiên nếu không gặp vấn đề gì thì bạn có thể an tâm. Trừ những trường hợp xuất hiện các triệu chứng khác thường bạn nên có sự can thiệp của y khoa kịp thời. Các nguyên nhân phổ biến khiến trẻ ngủ nhiều thường là:
Trẻ đang bước qua một mốc tăng trưởng và phát triển mới.
Trẻ đang bị ốm nhẹ.
Trẻ vừa mới tiêm chủng xong.
Trẻ từng bị nhiễm trùng đường hô hấp, khiến bé khó thở, sau khi điều trị khỏi sẽ ngủ nhiều hơn để bù vào thời gian sức khỏe kém.
Trẻ có thể bị vàng da hoặc ăn không đủ no, cũng dẫn đến tình trạng trẻ ngủ li bì không chịu dậy bú.
Ngoài ra, một số bệnh lý khác có thể làm rối loạn nhịp thở, nhịp tim của trẻ gây ảnh hưởng tới giấc ngủ. Những bé sinh non thường sẽ có giấc ngủ khác với những em bé sinh đủ tháng.
Trẻ sơ sinh ngủ nhiều không chịu dậy bú có đáng lo không?
Các mẹ cũng không cần quá lo lắng khi thấy con ngủ nhiều nếu như việc này không ảnh hưởng đến sự phát triển và chế độ dinh dưỡng của trẻ. Giấc ngủ sâu và ngon sẽ đem lại cho em bé của bạn những lợi ích sau:
Tăng trưởng chiều cao, phát triển trí não.
Giúp trẻ được thư giãn, thoải mái, khi thức giấc sẽ ít quấy khóc hơn.
Tăng sức đề kháng cho cơ thể trẻ phát triển khỏe mạnh.
Tuy nhiên, trường hợp bé ngủ quá nhiều, ít bú do bệnh lý cần có sự can thiệp y tế kịp thời:
Trẻ sơ sinh bị sốt thường sẽ ngủ rất nhiều. Do đó, bạn nên thường xuyên kiểm tra thân nhiệt của con nếu thấy bé đột nhiên ngủ nhiều hơn bình thường.
Trẻ bị mất nước cũng sẽ ít bú và ngủ nhiều, nguyên nhân là do bé bị tiêu chảy, ra nhiều mồ hôi, nôn trớ. Bạn cũng hết sức lưu ý trường hợp này.
Trẻ bị viêm màng não. Nếu thấy em bé ngủ li bì, có triệu chứng hôn mê bạn nên đưa bé đến khám bác sĩ để được kiểm tra điều. Bởi vì, trường hợp trẻ sơ sinh bị mắc viêm màng não rất cao và nguy cơ có thể dẫn đến tử vong ở trẻ.
Làm gì khi thấy trẻ sơ sinh ngủ nhiều không chịu dậy bú?
Dạ dày của em bé sơ sinh còn khá nhỏ nên mỗi lần bú bé chỉ cần khoảng 90ml sữa. Nhưng, nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của trẻ sẽ rơi vào khoảng 600ml. Chính vì thế, trẻ sẽ rất mau đói và thường tự thức dậy sau 2 – 3 tiếng ngủ mà bạn không cần đánh thức để cho bé bú.
Tuy nhiên, đối với những em bé dưới 4 tuần tuổi, bạn không nên để bé nhịn bú lâu hơn 4 – 5 tiếng. Lúc này, bạn cần đánh thức bé dậy để cho bé ăn. Đặc biệt, bạn cần hết sức chú ý đến cân nặng của trẻ, những bé nhẹ cân, non tháng cần được bú 2 – 4 tiếng/ lần.
Cách đánh thức bé dậy cho bú:
Chạm vào bé: Đây là cách tác động để bé trở mình thức dậy. Mẹ nên chạm nhẹ vào má của bé, điều này sẽ kích thích bản năng gốc của trẻ. Trẻ sẽ thường không thích vuốt ve chân, do đó nếu việc vuốt ve má không làm bé thức dậy thì bạn có thể lắc nhẹ ngón chân và vuốt nhẹ bàn chân bé.
Bỏ quấn khăn: Nếu em bé của bạn ngủ ngon khi được quấn khăn, thì bạn có thể có thể gỡ bỏ khăn quấn, bé sẽ tỉnh giấc. Hoặc bạn cũng có thể thử cởi bỉm để đánh thức trẻ.
Nghe nhạc, bật đèn: Mở một bài nhạc nhẹ nhàng để đánh thức con dậy bú, hoặc bạn có thể bật đèn để em bé từ từ thức dậy. Lưu ý không nên chiếu đèn sáng trực tiếp vào người bé hoặc mở nhạc quá to, bé sẽ bị giật mình.
Cho trẻ bú mẹ: Đánh thức con bằng cách bế bé ra khỏi nôi và cho bé nằm ở tư thế bú bình thường. Trẻ có thể sẽ tự mở miệng và bú theo bản năng, đây cũng là cách đánh thức bé dậy bú sữa mà các mẹ vẫn thường áp dụng.
Một số lưu ý về giấc ngủ của trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh cần ngủ đủ giấc để cơ thể phát triển khỏe mạnh. Bạn cần quan sát thói quen ngủ và thời gian tự dậy bú của con, nếu thấy có bất thường thì nên đưa bé đi khám ngay, hoặc có những biện pháp giúp đỡ con dậy bú.
Một số vấn đề mẹ cần lưu ý đối với giấc ngủ của trẻ sơ sinh như sau:
Để em bé của bạn nằm ngửa khi ngủ, không nên để bé nằm sấp.
Quấn khăn vừa phải cho trẻ, không nên quấn quá dày có thể khiến bé đổ mồ hôi, khó thở. Đặc biệt không trùm kín đầu nguy cơ ngạt thở rất cao. Các vật dụng xung quanh như chăn, gối,…xếp gọn gàng.
Chỗ ngủ của bé nên sạch sẽ, thoáng mát, không nên đặt bé ngủ gần nhà bếp, khói thuốc lá và những nơi có nhiều bụi bẩn.
Nếu bé ngủ nhiều hơn so với thường ngày nên đánh thức bé dậy bú, không nên để bé nhịn đói quá lâu.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Trẻ Sơ Sinh Ngủ Nhiều Bú Ít Có Tốt Không? trên website Shareheartbeat.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!