Cập nhật nội dung chi tiết về Trẻ Sơ Sinh Ngủ Hay Giật Mình Khóc Đêm Phải Làm Sao? mới nhất trên website Shareheartbeat.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Giúp bé hay bị giật mình ngủ không ngon giấc bằng cách: cho bé bú no nhưng không nên cho bé ngủ ngay, cho bé lên nôi khi bé sắp ngủ, bổ sung vitamin D cho bé, để đèn có độ sáng vừa phải để bé dễ ngủ hơn…
Vì sao trẻ sơ sinh hay giật mình, hoảng hốt, khóc thét?
Ngoài nguyên nhân thông thường như đèn ngủ quá sáng hoặc bé chưa thích nghi với giấc ngủ đêm thì những nguyên nhân sau có thể khiến trẻ sơ sinh giật mình khi ngủ:
Trẻ giật mình khi ngủ do thiếu canxi
Trẻ còi xương do thiếu canxi với các dấu hiệu như chậm mọc răng, ra mồ hôi trộm, rụng tóc vành khăn… cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay giật mình khi ngủ. Cách khắc phục tốt nhất là cho trẻ tắm nắng và bổ sung vitamin D theo hướng dẫn của bác sĩ.
Bé bị trào ngược dạ dày thực quản hoặc bị đầy hơi, khó tiêu…
sẽ rất khó chịu và rất dễ giật mình dậy giữa đêm. Với những bé này, nếu trào ngược không được bố mẹ để mắt đến sẽ rất dễ bị sặc ngược. Do đó, tốt nhất sau khi cho bé bú, nên bế bé thẳng và nghỉ ngơi 15 phút trước khi nằm vào nôi trở lại. Hoặc có thể vỗ lưng để giúp bé ợ hơi, tránh khí dư làm bụng bé ọc ạch và trào ngược.
Trẻ giật mình do gặp ác mộng
Dù hiếm nhưng giật mình nhiều cũng có thể là dấu hiệu bất thường của não bộ. Với trường hợp này, cần phải có những bài kiểm tra y tế chuyên môn mới có thể chẩn đoán chính xác.
Ngoài ra, các bé bị viêm họng, viêm tai giữa, giun kim hoặc côn trùng cắn gây bứt rứt trong người cũng rất khó ngủ và có thể thức dậy giữa đêm khóc quấy.
Mẹo dân gian giúp trẻ hết giật mình khi ngủ cực hay
Khi trẻ sơ sinh hay giật mình khi ngủ hoặc ngủ không ngon giấc sẽ rất khó phát triển tốt cả về trọng lượng, chiều cao và trí não. Do đó, để khắc phục tình trạng này, bố mẹ phải:
Tập cho trẻ tự ngủ trở lại. Nếu bé ngủ lại được sau mỗi lần giật mình thì đó là tín hiệu tốt. Nếu bé khóc dai dẳng, hãy bế bé lên và dỗ dành để bé ngủ trở lại. Đừng để mặc bé khóc quá lâu vì điều đó sẽ khiến bé chịu tác động tâm lý rất lớn.
Cho bé mặc đủ ấm khi ngủ đêm, đừng quấn quá chặt vì thân nhiệt trẻ sơ sinh vẫn chưa thể ổn định.
Tắt hết đèn khi bé ngủ và nếu dùng đèn ngủ phải dùng màu tối và dịu.
Sau khi bú cữ đêm, cho bé đứng chơi và thư giãn một lúc trước khi ngủ để tránh trào ngược.
Đặt bé xuống nôi ngay khi bé thiu thiu giấc thay vì để bé ngủ say.
Cho trẻ tắm nắng thường xuyên và mẹ cho bé bú cũng phải ăn uống đầy đủ các thực phẩm giàu vitamin D.
Note: There is a rating embedded within this post, please visit this post to rate it.
từ khóa
tre so sinh hay giat minh ngu khong ngon giac
bé 2 tháng tuổi ngủ chập chờn
trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc hay vặn mình
trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa
Bài viết Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc đêm phải làm sao? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .
Trẻ Sơ Sinh Ngủ Ít Hay Giật Mình Có Sao Không?
Mẹ Mai Anh (Quảng Ninh) hỏi: Bé nhà em được 3 tháng, dạo gần đây bé ngủ rất ít, thường hay quấy khóc đêm, ngủ không sâu giấc, thỉnh thoảng khi ngủ còn giật mình, nếu ẵm bế bé ngủ thì không sao nhưng cứ hễ đặt xuống giường là con lại quấy khóc, ngủ chập chờn. Tháng đầu tiên sau khi sinh, bé ngủ rất ngon nhưng từ tháng thứ 2 trở đi bé ngủ ít hơn, trong khi ngủ lại hay bị giật mình. Em muốn hỏi, trẻ sơ sinh ngủ ít hay giật mình như vậy có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé không? Và làm thế nào để khắc phục được tình trạng này cho con ạ? Em cảm ơn.
Cảm ơn mẹ đã gửi câu hỏi về hòm thư tư vấn của webmebe, đối với tình trạng trẻ sơ sinh ngủ ít hay giật mình, chuyên gia đưa ra một số thông tin để mẹ tham khảo và nắm bắt được tình trạng của bé như sau:
Những tháng đầu sau khi sinh, hầu hết trẻ sơ sinh đều dành toàn bộ thời gian để ngủ, trong khi ngủ các hormone tăng trưởng sẽ được giải phóng giúp bé hoàn thiện và phát triển tốt hơn về chiều cao, cân nặng và trí tuệ. Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ ngủ từ 14 đến 17 tiếng/ngày, nhưng không phải tất cả trẻ đều đạt được số giờ ngủ theo quy định, sẽ có trẻ ngủ ít hoặc ngủ nhiều hơn.
Đối với trường hợp bé nhà mẹ Mai Anh được 3 tháng, ngủ ít và hay giật mình nếu con vẫn khỏe mạnh, bú đều, lên cân tốt và không có các dấu hiệu bất thường nào đi kèm thì mẹ không cần quá lo lắng bởi trẻ sơ sinh trong độ tuổi này vẫn còn phản xạ giật mình (hay còn gọi là phản xạ Moro), bé ngủ không theo lịch trình và có thể ngủ ít hơn.
Một số nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ ít hay giật mình mà mẹ cần nắm rõ như sau:
Giải pháp giúp con ngủ đạt chất lượng, không quấy khóc, giật mình khi ngủ
Mẹ nên chú ý đến các cữ bú của trẻ, đảm bảo con đã được bú đủ no trước khi đi vào giấc ngủ. Việc nạp năng lượng đầy đủ sẽ giúp con có một giấc ngủ dài, trọn vẹn hơn.
Phòng ngủ, không gian ngủ của bé phải luôn đảm bảo thoáng mát, sạch sẽ, không bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn bên ngoài, có rèm che để hạn chế ánh sáng từ bên ngoài. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên duy trì nhiệt độ phòng ở mức tiêu chuẩn từ 27 – 28 độ để đảm bảo bé không bị quá nóng hoặc quá lạnh.
Nếu trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn, mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày, tránh kiêng khem quá nhiều. Còn nếu bé dùng sữa công thức, mẹ có thể cân nhắc, thay đổi một loại sữa khác phù hợp hơn. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên cho bé đi khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tình hình sức khỏe, bổ sung các dưỡng chất đúng cách, đủ liều theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Trẻ sơ sinh thường không có giờ ngủ cố định, tuy nhiên với những trẻ từ 3 tháng tuổi trở đi mẹ có thể thiết lập một thời gian ngủ cố định cho con. Việc thực hiện giờ giấc ăn, ngủ, sinh hoạt theo thói quen sẽ giúp con ngủ ngon, sâu giấc và ít giật mình hơn khi ngủ.
Ngoài những biện pháp trên, mẹ cũng có thể tham khảo, lựa chọn thêm những thực phẩm chăm sóc giấc ngủ cho bé. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý chọn những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, thành phần an toàn, đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành.
Lo Lắng: Trẻ Sơ Sinh Hay Quấy, Khóc Nhiều? Mẹ Phải Làm Sao?
Mấy nay Dâu nhà cháu rất hay ọ ọe, quấy về đêm, ban ngày thì ngủ ít xong động tý là khóc. Không biết trẻ sơ sinh hay quấy khóc nhiều như vậy có sao không? Mẹ chồng bảo đứa nào mới sinh cũng vậy, cứ cho bú là hết nhưng cháu vẫn rất lo. Không biết nguyên nhân tại sao nữa.
(Trang Ory, Bắc Giang)
Vì sao trẻ sơ sinh hay quấy, khóc nhiều?
Trẻ sơ sinh hay quấy, khóc nhiều có thể do nhiều nguyên nhân. Chúng tôi chia thành 2 nhóm nguyên nhân chính:
Trẻ sơ sinh hay quấy, khóc nhiều do sinh lý
– Trẻ sơ sinh hay quấy, khóc nhiều do bị đói: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khi các bé bị đói nhưng mẹ lại không cho bú kịp thời. Bé thường ọ ọe, vặn mình, cáu gắt, và cuối cùng là gào khóc để thông báo với mẹ rằng mình cần được ăn.
– Trẻ cần được thay tã: Khi tã đã bị ướt, bẩn hoặc đóng bị lệch… đều gây vướng víu, khó chịu cho bé. Nếu mẹ không tinh ý nhận ra và thay kịp thời thì rất có thể sẽ khiến bé nổi cáu và quấy khóc.
– Bé không thể ngủ được: Nhiều trẻ sơ sinh hay quấy, khóc nhiều, đặc biệt là về đêm do không thể ngủ được (có rất nhiều nguyên nhân khiến bé không ngủ được: ngủ quá sớm, bé bị đói hoặc phòng quá nóng/lạnh, khiến bé khó chịu…).
– Trẻ cần được mẹ ôm ấp, bế bồng: Vì bé đang quen với môi trường được bao bọc, bảo vệ trong bụng mẹ nên thời gian đầu sau khi chào đời, bé luôn cần được mẹ ôm ấp để có cảm giác an toàn. Vì vậy, nếu bị mẹ ngó lơ hoặc bỏ mặc chút xíu thôi cũng có thể khiến bé tủi thân và khóc đấy.
– Bé bị sốt: Đặc biệt là thời kỳ mọc răng, hoặc sau khi đi tiêm phòng về, bé có biểu hiện sốt nhẹ, quấy, khóc nhiều.
– Một số yếu tố khác như: Phòng quá sáng, nhiệt độ quá lạnh/nóng, có mùi khó chịu, ẩm mốc, nhiều tiếng ồn, đông người…. cũng khiến trẻ sơ sinh hay quấy, khóc nhiều và khó chịu ra mặt.
Trẻ sơ sinh hay quấy, khóc nhiều do mắc bệnh lý
– Trẻ sơ sinh hay quấy, khóc liên tục trong nhiều giờ, kéo dài nhiều ngày thì mẹ tuyệt đối không nên chủ quan vì rất có thể bé đang mắc bệnh lý nào đó, bằng mắt thường bố mẹ không thể nhận ra. Bé khó chịu, đau đớn nhưng không thể nói ra mà chỉ biết khóc để phát tín hiệu.
– Hoặc trẻ sơ sinh hay quấy, khóc do bị ốm, sốt, có thể kèm theo ho, hơi thở khò khè, yếu ớt. Đây rất có thể là biểu hiện của bệnh viêm phế quản, viêm phổi….
– Do bị tiêu chảy, cơ thể mất nước khiến bé mệt mỏi, khó chịu, quấy khóc.
Trẻ sơ sinh hay quấy, khóc nhiều có ảnh hưởng gì không?
Trẻ sơ sinh hay quấy, khóc nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến bé
Dù là do sinh lý hay bệnh lý thì quấy, khóc nhiều cũng sẽ khiến bé mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng tới sức khỏe, việc ăn, ngủ của bé. Kéo dài tình trạng này khiến trẻ mệt mỏi, sức đề kháng kém, hay ốm vặt, chậm lớn, chậm tăng cân, còi cọc… so với bạn bè cùng trang lứa.
Trẻ sơ sinh hay quấy, khóc nhiều ảnh hưởng đến mẹ
Không chỉ khiến bé khó chịu mà trẻ sơ sinh hay quấy, khóc nhiều cũng khiến mẹ lo lắng, mệt mỏi, mất ăn, mất ngủ vì con. Đặc biệt là những bà mẹ không có kinh nghiệm chăm sóc con, thường tỏ ra bối rối, lóng ngóng, không biết phải xử trí làm sao?
Vậy trẻ sơ sinh hay quấy, khóc nhiều: Mẹ phải làm sao?
Mẹ cần phải chú ý theo dõi, quan sát những biểu hiện, thay đổi của cơ thể (nếu có) khi trẻ sơ sinh hay quấy, khóc nhiều. Nếu là biểu hiện của bệnh lý, trẻ khóc nhiều, kèm sốt cao, tiếng khóc từ the thé, liên tục, cấp bách… đến yếu ớt… thì mẹ cần cho bé đi khám trong thời gian sớm nhất có thể để xử trí kịp thời.
Nếu trẻ khóc do nguyên nhân sinh lý chúng tôi nói bên trên thì mẹ có thể khắc phục nhanh chóng bằng cách:
– Cho bé bú để cắt ngay cơn đói, “bị miệng” để bé không còn quấy, khóc nữa. Nếu bé nín ngay thì đúng là do bị đói rồi.
– Kiểm tra tã cho bé và thay, rửa sạch sẽ để bé luôn cảm thấy khô thoáng, thoải mái.
– Ôm bé vào lòng, cưng nựng để bé có cảm giác an toàn trong lòng mẹ.
– Kiểm tra các yếu tố trong phòng như: nhiệt độ, ánh sáng, không khí… trước khi cho bé ngủ để đảm bảo bé có giấc ngủ ngon, không bị quấy khóc nhiều về đêm.
– Trường hợp trẻ sơ sinh hay quấy, khóc nhiều sau khi đi tiêm phòng về bị sốt, mẹ có thể thực hiện 1 số cách giảm hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau khi đi tiêm phòng để giảm khó chịu cho trẻ.
– 1 số bé bị tiêu chảy cũng dẫn đến sốt, quấy khóc, mẹ cần theo dõi, bù nước thường xuyên cho trẻ (cho bú mẹ nhiều hơn).
Nguồn: chúng tôi
Quấn Kén Cho Trẻ Sơ Sinh Giúp Con Ngủ Sâu Không Giật Mình
Trong tháng đầu tiên mới chào đời, trẻ thường khó ngủ sâu và dễ giật mình. Việc quấn kén cho trẻ sơ sinh sẽ giúp cải thiện tình trạng trên.
Tiếp xúc với môi trường mới sau 9 tháng 10 ngày ở trong bụng mẹ khiến trẻ không khỏi bỡ ngỡ. Nhiều trẻ vì thế mà không thể ngủ sâu và thường xuyên giật mình trong khi ngủ. Việc sử dụng quấn kén cho trẻ sơ sinh sẽ giúp cải thiện tình trạng trên.
Có nên quấn kén cho trẻ sơ sinh
Khi ở trong bụng, thân nhiệt của bé sẽ luôn cao hơn của mẹ khoảng từ 0.5 – 1 độ. Sau khi sinh nhiệt độ đột ngột thay đổi, nó giảm xuống so với trong bụng mẹ nên sẽ làm bé bị lạnh. Việc quấn khăn sẽ đảm bảo bé được giữ ấm và không bị sốc nhiệt.
Bên cạnh đó, trẻ đã quá quen thuộc với tình trạng có xát có áp lực khi trong tử cung của mẹ nên khi ra ngoài sẽ khiến trẻ mất đi cảm giác an toàn. Nếu được bố mẹ quấn lại sẽ giúp trấn an, xoa dịu trẻ.
Áp dụng phương pháp này sẽ giúp trẻ sơ sinh không bị giật mình, thức giấc hay cào vào mặt trong lúc ngủ. Nhiều nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc quấn khăn sẽ giảm được nguy cơ tử vong đột ngột ở trẻ sơ sinh.
Ngoài việc mang lại lợi ích cho con, mẹ cũng sẽ cảm thấy an tâm khi nhìn thấy trẻ ngủ ngon giấc cũng như bế ẵm dễ hơn.
Cách quấn kén cho trẻ sơ sinh
Bước 1: Chuẩn bị một chiếc khăn quấn mềm mại và sạch sẽ. Khăn quấn cho trẻ sơ sinh nên được làm bằng chất liệu cotton co giãn, hình vuông và có kích thước ít nhất là 70×70 cm.
Bước 2: Bố mẹ trải khăn theo dạng hình thoi trên mặt phẳng và để trước mặt.
Bước 3: Gập góc khăn cao nhất của hình thoi vào khoảng 20cm vào giữa tấm khăn. Tùy vào kích thước của trẻ mà mẹ có thể điều chỉnh góc gấp.
Bước 4: Mẹ đặt trẻ vào trung tâm khăn sao cho phần cổ và lưng đè lên nếp gấp.
Bước 5: Đặt tay phải của trẻ xuôi theo cơ thể và để khuỷu tay hơi cong rồi kéo góc trái tấm khăn phủ chéo lên trên. Tiếp đó, mẹ nâng tay trái của trẻ rồi vòng khăn qua tay, xuống lưng và gài lại.
Bước 6: Gập chỗ khăn còn lại lên trên sao cho bao bọc toàn bộ cơ thể trẻ và cố định vị trí khăn.
Những lưu ý quan trọng khi quấn kén cho bé
Thực hiện đúng kỹ thuật cách quấn khăn cho trẻ sơ sinh sẽ để phần hông và chân của bé vẫn cử động được.
Tuân thủ đúng các bước và kỹ thuật quấn khăn cho trẻ sơ sinh, giúp phân hông và chân của trẻ cử động tốt.
Quấn vừa phải, không quá chặt, giúp trẻ cử động dễ dàng và cảm thấy dễ chịu. Ngược lại, nếu quấn lỏn, trẻ sẽ khó nằm yên và ngủ ngon giấc.
Liên tục kiểm tra thân nhiệt cho trẻ. Nếu trẻ đổ nhiều mồ hôi, mẹ nên tháo khăn ra và quấn lại.
Không quấn phần mặt và đầu của trẻ, tránh gây khó thở và ngột ngạt.
Để trẻ nằm yên trong khi quấn.
Lựa chọn khăn quấn mềm mải, thoáng mát, không quá dày và có kích thước phù hợp với cơ thể.
Nơi bé nằm không nên để đồ dùng bên cạnh tránh gây nên hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.
Rất nhiều mẹ không biết khi nào nên dừng việc quấn khăn cho trẻ. Tuy nhiên không có một đáp án chính xác cho câu hỏi này bởi mỗi trẻ có sự phát triển khác nhau. Mẹ nên quan sát và lựa chọn thời điểm phù hợp với tính cách và nhu cầu của trẻ. Một số chuyên gia cho rằng bố mẹ có thể ngừng quấn kén cho trẻ khi trẻ được 2 tháng tuổi.
Trên thực tế, do đến 3 tháng tuổi, khả năng vận động thô của trẻ đã tốt hơn và biết lật nên bố mẹ có thể điều chỉnh cách quấn trẻ trong thời gian này. Bố mẹ chỉ nên quấn cho con từ eo xuống để có thể cử động thoải mái.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Trẻ Sơ Sinh Ngủ Hay Giật Mình Khóc Đêm Phải Làm Sao? trên website Shareheartbeat.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!