Top 10 # Xem Nhiều Nhất Yoga Living Có Tốt Không Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Shareheartbeat.com

Trung Tâm Yoga Living Thiếu Tôn Trọng Giáo Viên Yoga • Purna

Bài viết kỳ này không phải là bài chia sẻ kinh nghiệm về thực hành yoga, ăn chay hay thiền định mà là góc nhỏ tâm sự trải lòng của mình với các bạn. Làm bất cứ ngành nghề nào nếu muốn thành công và lâu dài đều phải đặt cái tâm của mình vào trong đó. Đặc biệt đối với bộ môn yoga, đạo đức và lương tâm nghề nghiệp là những điều rất quan trọng. Đó là tiêu chí vàng đầu tiên khi đi dạy của Purna và của tất cả các giáo viên yoga nên có.

Dù lớp đông hay ít người, dù học viên giàu hay nghèo, dù già hay trẻ, dù nam hay nữ, mình đều xem tất cả mọi người như nhau. Các bạn đều là những người yêu mến yoga, là những cá thể tìm đến sự cân bằng giữa cơ thể và tâm trí, tìm kiếm sự bình an từ bên trong. Và ai tìm đến yoga, tìm đến mình mình đều hết lòng đối đáp.

Có lẽ nhờ vậy mà mình may mắn nhận được nhiều lời khen và đóng góp tích cực từ các bạn học viên. Và cứ bước vào lớp là Purna cố gắng hết sức hướng dẫn tận tình cho các bạn. Mình nói đến đây chắc các bạn đang tự hỏi vậy đã có sự việc xảy ra mà mình ngồi đây kể lể về cái tâm của người làm nghề yoga.

Đăng ký nhận bài viết mới từ Purna

Leave this field empty if you’re human:

Sáng thứ bảy hằng tuần nào, mình cũng xách ba lô đến Trung tâm Yoga Living – Số 19 Võ Văn Tần Q3 TPHCM để giảng dạy. Đây là một trong hai lớp “karma yoga” của hai sáng cuối tuần (thứ bảy và chủ nhật). Karma yoga ở đây có nghĩa là lớp học hoàn toàn miễn phí cho tất cả mọi đối tượng học viên. Và giáo viên dạy karma yoga cũng không được trả lương cho lớp học đó. Cả hai phía học viên và giáo viên đều không có vụ lợi vật chất gì ở đây cả. Chắc các bạn đang thắc mắc vì sao mình phải dạy ở Yoga Living mà không được trả đồng nào?

Tất cả vì…cái tâm. Tiền quan trọng thật, nhưng không phải là tất cả. Mình đồng ý dạy không lương ở đây vào sáng thứ bảy vì mình muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc giúp đỡ người khác biết đến yoga. Nói thật lòng, đây là lớp mình yêu thích nhất, là lớp mình dạy “máu lửa” nhất, hết lòng nhất. Nhiều người nhận xét, mình dạy còn có tâm hơn những lớp riêng có phí của mình. Bởi năng lượng học viên trong lớp quá tốt! Lớp bắt đầu chưa đầy 10 người nhưng sau một thời gian mình dạy thành 30 người. Và mình càng yêu công việc.

Thế nhưng chủ của Trung tâm Yoga Living lại là một người thiếu đạo đức. Mình không biết anh ta giàu đến đâu, tài giỏi thế nào nhưng lại có cách hành xử khiếm xã và thiếu tôn trọng giáo viên yoga đến vậy. Tất cả giáo viên đang dạy hai lớp karma sáng cuối tuần đều làm vì tâm, vì lương tâm nghề nghiệp và tình yêu yoga. Thế mà, anh Đ (chủ trung tâm Yoga Living) lại có nạt nộ, nói chuyện thiếu lễ độ trầm trọng với những con người đang cống hiến hết lòng và hoàn toàn không công suốt 2 năm nay. Khó trách khỏi việc các giáo viên giỏi nhất và yêu nghề nhất đều rơi khỏi nơi này.

Mình muốn chia sẻ với các bạn bài viết này không phải để nói về một con sâu làm rầu nồi canh, một người không đạo đức làm nghề yoga. Mà thông điệp mình muốn chia sẻ: “Nào ai biết trước được ngày mai. Sao không sống cho đàng hoàng, tử tế, yêu thương và tôn trọng mọi người xung quanh để lòng mình bình yên và hạnh phúc”.

Purna

Tập Yoga Hàng Ngày Có Tốt Không?

Tập yoga mang lại rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, tinh thần và vóc dáng, là một trong những phương pháp giảm mỡ bụng hiệu quả. Thế nhưng nếu tập yoga quá nhiều có hại gì không, tập yoga hàng ngày có tốt không? Cùng tìm hiểu câu trả lời chính xác nhất từ chia sẻ của chuyên gia yoga qua bài viết sau đây.

1. Một tuần nên tập yoga mấy buổi?

Theo chia sẻ từ các huấn luyện viên việc tập yoga mỗi ngày có tốt không phụ thuộc vào mục đích luyện tập của bạn.

Nếu mục đích luyện tập của bạn là để cơ thể được vận động, giúp khí huyết lưu thông tốt hơn thì lịch tập 2 – 3 buổi mỗi tuần là hoàn toàn phù hợp.

Nếu bạn tập với mục đích giảm cân thì nên tăng số lượng từ 4 buổi mỗi tuần trở lên. Thêm vào đó, các chuyên gia khuyến cáo nên dành thời gian từ 30 – 90 phút mỗi lần tập để đạt hiệu quả tốt nhất.

2. Tập yoga hàng ngày có tốt không?

Vậy tóm lại, có nên tập yoga hằng ngày hay không? Câu trả lời từ chuyên gia là thời gian luyện tập phụ thuộc vào cường độ luyện tập cũng như tình trạng sức khỏe của bạn.

Tùy theo cường độ tập luyện

Nếu bạn tập những bài tập yoga cơ bản, nhẹ nhàng thì có thể tập 7 ngày mỗi tuần.

Nếu bạn tập những bài tập yoga khó, đòi hỏi sức mạnh lớn từ cơ bắp nhiều trong một buổi tập thì nên tập tối đa 6 buổi/ tuần.

Lý giải điều này, các chuyên gia cho biết, tập yoga mang tới hàng loạt lợi ích tốt nhưng nếu tập các bài tập nặng thì nên dành 48 tiếng không luyện tập để hồi phục cơ bắp. Khi tập các bài tập nặng liên tục, cơ cần thời gian nghỉ ngơi để hồi phục lại trở lại.

Tùy theo tình trạng sức khỏe

Thêm vào đó, tùy theo tình trạng sức khỏe và thể lực của bản thân để bạn lên lịch tập luyện cho riêng mình sao cho phù hợp nhất.

Nếu bạn cảm thấy tập yoga cả tuần khiến bạn cảm thấy vui vẻ hơn, hãy tập cả tuần.

Nếu bạn cảm thấy bản thân có thể sắp xếp được 4 – 5 buổi mỗi tuần, hãy tập 4 – 5 buổi. Điều quan trọng nhất khi tập yoga là bản thân bạn cảm thấy sẵn sàng, thoải mái khi luyện tập. Như vậy, mới phát huy được những tác dụng yoga mang lại được liệt kê ngay sau đây.

3. Lợi ích của việc luyện tập yoga hằng ngày

Nhắc đến những cách xả stress hiệu quả, không thể bỏ qua bộ môn yoga. Khi tập trung và việc hít thở và thực hiện những động tác yoga, mọi phiền muộn đều được loại bỏ.

Chỉ 15 phút yoga mỗi ngày giúp cơ thể và tinh thần của bạn dễ chịu hơn.

Tập yoga hằng ngày tốt cho xương khớp

Các tư thế uốn dẻo lưng, xoạc chân, vươn tay lên cao, … đều giúp xương khớp của bạn được kéo căng.

Điều này đồng nghĩa với việc giảm áp lực đè nén lên xương khớp.

Đồng thời giúp bạn phòng chống các bệnh xương khớp, đau lưng, mỏi cổ, mỏi vai hiệu quả.

Giúp cơ thể trở nên dẻo dai và linh hoạt hơn

Nếu bạn từng ngưỡng mộ những người thực hiện được tư thế xoạc chân, tư thế uốn đầu chạm chân hay trồng chuối yoga thì thực tế, bạn cũng có thể hoàn toàn thực hiện được khi tập yoga hằng ngày.

Hầu hết các động tác yoga đều có một hoặc một vài động tác vặn xương sống hoặc kéo giãn khớp chân giúp bạn giãn mở các khớp xương và thực hiện các động tác dẻo dai hơn, linh hoạt hơn.

Điều chỉnh dáng đứng thẳng hơn

Các tư thế như Ngọn núi, Cái cây, Con châu chấu giúp điều chỉnh dáng đứng của bạn.

Thực hiện thường xuyên các tư thế này giúp lưng thẳng hơn, phòng chống và điều trị tình trạng gù lưng, lệch cột sống khiến bạn thấp hơn chiều cao thật của mình.

Kiến tạo vóc dáng hoàn hảo

Tập yoga hàng ngày có tốt không? Câu trả lời là hoàn toàn có nếu bạn muốn sở hữu một vóc dáng lý tưởng. Những bài tập yoga không chỉ tốt cho sức khỏe và cơ thể, mà còn đốt cháy mỡ thừa và kiến tạo thân hình như ý cho bạn.

Những bài tập cơ bụng như plank, boat pose (tư thế con thuyền), tư thế Cat – Cow, … giúp bạn sở hữu vòng bụng phẳng lỳ và eo con kiến.

Những bài tập mông như Lunge, Extended Hand-to-Big-Toe Pose, Warrior III, … giúp bạn sở hữu mông căng tròn, tràn đầy sức sống.

Tư thế Rắn hổ mang, Con quạ, Con công, … giúp bạn sở hữu đôi tay thon gọn, săn chắc

Cùng Dopi360 lan tỏa những điều giá trị.

Các sản phẩm nổi bật hỗ trợ tập luyện hiệu quả nhất

▶ Túi đeo chạy bộ hông bụng đựng điện thoại chống nước, dây đeo thoáng khí DOPI360 DP2202

▶ Túi đeo tay đựng điện thoại phản quang chạy bộ DOPI360 DP19

▶ Túi đựng điện thoại chạy bộ đeo bụng hông phản quang DOPI360 có ngăn đựng bình nước DP9

▶ Thảm tập Yoga DOPI DP5500 cao cấp phiên bản mới 2 lớp siêu bám tặng kèm túi và dây

▶ Thảm tập Yoga DOPI DP3500 cao cấp siêu bám tặng kèm túi và dây

【Phải Biết】Tập Yoga Có Tốt Không, Công Dụng Của Tập Yoga Là Gì?

Chắc hẳn bộ môn yoga cũng không quá xa lạ đối với chúng ta ngày nay. Tuy nhiên, tập yoga có tốt không và công dụng của tập Yoga là gì vẫn là băn khoăn của nhiều người đặc biệt là phái đẹp. Bài viết hôm nay sẽ mang lại những thông tin bổ ích giúp các bạn giải đáp các thắc mắc xoay quanh vấn đề này.

1. Yoga – môn thể thao HOT của thời đại

Sự khởi nguồn của Yoga bắt nguồn từ Ấn Độ là một trong những nước sáng tạo ra phương pháp tập luyện sức mạnh tinh thần và sức mạnh thể chất.

Yoga được ứng dụng tập luyện phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhưng liệu rằng, tập yoga có tốt không?

2. Bộ môn yoga được bắt nguồn từ Ấn Độ.

Yoga đòi hỏi người tập luyện phải kết hợp cao độ giữa trí óc và cơ thể trong cùng một thời điểm. Yoga mang lại sự kỳ diệu cho người tập luyện khi giúp họ điều tiết hơi thở cũng như giữ nguyên cơ thể ở một tư thế để làm chủ được sự dẻo dai của cơ thể, tăng cường sự minh mẫn, nâng cao trí tuệ và sức khỏe cũng như tìm được hạnh phúc cho bản thân.

Công dụng của tập Yoga đối với sức khỏe là điều không thể bàn cãi

Yoga hướng con người tới sự yên bình qua những bài tập thể xác để khai tâm và giác ngộ. Giúp chúng ta thay đổi để có lối sống lành mạnh gạt bỏ những stress của xã hội và hoàn thiện bản thân mình hơn.

3. Công dụng của tập Yoga là gì?

3.1. Giúp cải thiện sức khỏe

Những bài tập yoga giúp chúng ta thư giãn đầu óc, cải thiện tuần hoàn máu lên não. Giúp chúng ta minh mẫn tập trung và ghi nhớ sự vật được tốt hơn.

Bên cạnh đó, yoga còn làm giảm các hoạt động của protein gây viêm. Từ đó giúp bạn luôn có một sức khỏe tốt và kiểm soát tâm trạng tốt hơn.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được rằng. Yoga có tác dụng giúp thay đổi biểu hiện gen trong tế bào miễn dịch nếu được tập luyện thường xuyên. Ngoài ra, môn thể thao này còn giúp tăng tính linh hoạt ở vai, lưng dưới và gân kheo. Từ đó giúp giảm mỡ bụng hiệu quả.

Yoga có thể giúp cải thiện sức khỏe và chữa bệnh hiệu quả

Người tập yoga sẽ giảm thiểu các nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính như: đau cổ, đau lưng, giảm nguy cơ mắc bệnh tim…

3.2. Giúp giảm cân nhanh một cách lành mạnh

Trong quá trình luyện tập yoga, cơ thể chúng ta không ngừng kéo căng để thay đổi tư thế. Đồng thời việc hô hấp và tập trung tinh thần trong lúc đó giúp cơ thể phát triển cân bằng. Đồng thời, tập yoga còn thúc đẩy quá trình nội tiết của các tuyến diễn ra bình thường. Từ đó tạo thành động lực giúp giảm mỡ.

3.3. Tập yoga giúp giữ dáng đẹp eo thon

3.4. Yoga giúp giữ gìn sắc đẹp và tuổi thanh xuân

Ngoài các lợi ích về cân nặng và sức khỏe, yoga còn giúp giữ gìn nét đẹp và tuổi thanh xuân, được xem là liệu pháp vàng giúp chữa trị mọi căn bệnh. Đồng thời giúp giữ gìn và tăng cường sức khỏe chúng ta, giúp kéo dài tuổi thọ.

Hãy luyện tập yoga bằng cách ngồi thiền giữa những buổi trưa. Hoặc tập những động tác vào mỗi buổi tối. Và mỗi buổi sáng tại nhà chính là nơi thật sự tuyệt vời nếu bạn muốn giữ gìn sắc đẹp. Điềm tĩnh không nhộn nhịp như Zumba hay Aerobic! Yoga hứa hẹn cho những ai muốn tự mình trẻ mãi với thanh xuân.

Giúp tâm hồn thanh tịnh và thoải mái – nói đến đây chắc chắn bạn cũng trả lời được phần nào đó câu hỏi tập yoga có tốt không? rồi chứ.

Trong hệ thống các bài tập luyện của yoga có nhiều bài về thiền, thở, tập thể dục dựa theo việc điều chỉnh “Khí” của cơ thể. Từ đó đòi hỏi ở người tập phải có một tinh thần thực sự tĩnh tâm để có thể nhập tâm vào những âm thanh thư giãn. Giúp lắng nghe cơ thể và từ đó quên hết những muộn phiền, lo âu.

Tập Yoga thường xuyên giúp trạng thái tinh thần thoải mái, làm việc hăng say

Qua quá trình tập thiền, hoặc tập trung vào việc điều khiển hơi thở. Sẽ khiến cơ thể bạn có được cảm giác hưng phấn. Trí tuệ sẽ được rèn luyện nâng cao, giúp ta dễ dàng nắm bắt được các quy luật thiết yếu của sự sống. Tìm ra được những giá trị của cuộc đời mình. Từ đó giúp bản thân có động lực sống lành mạnh, ôn hòa và thư thái hơn. Luyện tập thiền thường xuyên sẽ giúp chúng ta tịnh tâm hơn.

Rối Loạn Tiền Đình Tập Yoga Có Tốt Không ?

Yoga được công nhận là một liệu pháp có lợi cho sức khỏe và ngày càng trở nên phổ biến. Tập yoga hàng ngày giúp điều hoà nhịp thở, điều chỉnh nhịp tim, phòng và điều trị bệnh… Vậy với người bệnh rối loạn tiền đình thì sao, tập yoga mang lại những lợi ích gì?

1. Tổng quan về rối loạn tiền đình

Cảm giác cân bằng của chúng ta là một mối quan hệ phức tạp giữa tai trong, thị giác và hệ thống thính giác (các tín hiệu vật lý cho não biết cơ thể đang ở đâu trong môi trường của nó). Nếu bạn bị rối loạn tiền đình (các vấn đề về thăng bằng), bạn có thể gặp phải các vấn đề như: thường xuyên chóng mặt, cơ thể mất thăng bằng, mệt mỏi, buồn nôn …

Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh rối loạn tiền đình, trong đó có thể kể đến các nguyên nhân như: Huyết áp thấp, các bệnh về tim mạch, tình trạng căng thẳng, stress kéo dài, sử dụng quá nhiều bia rượu hay những người mắc bệnh béo phì,…

2. Sơ lược về tập yoga

Yoga là một bộ môn tập luyện chậm rãi và đòi hỏi phải có sự kiên trì. Việc tập yoga được đánh giá dựa trên việc bạn tập một tư thế được bao lâu chứ không phải tập được nhiều tư thế hay không. Chính điều này giúp cơ thể tăng cường sức bền và làm cho cơ bắp trở nên dẻo dai hơn.

Đặc biệt, tập yoga không mất sức quá nhiều. So với những bộ môn rèn luyện sức khỏe khác, bạn cần ít thời gian để làm quen hơn. Có một điều chắc chắn là sau khi tập yoga được một thời gian, cơ thể bạn sẽ trở nên dẻo dai và sức chịu đựng cũng cao hơn.

3. Rối loạn tiền đình tập yoga có tốt không ?

Đối với những người bị rối loạn thăng bằng, việc chú tâm và có chủ ý đến các chuyển động là rất quan trọng. Luyện tập Yoga có thể giúp gắn kết tâm trí và cơ thể với nhau.

Theo Hiệp hội Rối loạn tiền đình (VEDA), nếu tập yoga bài bản, đúng cách sẽ rất hữu ích cho những người bị rối loạn tiền đình. Yoga giúp bạn tập trung, làm chủ sự cân bằng.

Luyện tập yoga giúp tăng cường sức mạnh cho phần dưới cơ thể và hệ thống cảm giác của cơ thể để cân bằng khi xoay người, đi bộ hoặc uốn cong giúp não bộ làm quen với trạng thái cân bằng chủ động.

4. Các bài tập yoga dành cho người bệnh rối loạn tiền đình

– Bài tập Romberg

Đầu tiên đứng thẳng người, hai chân rộng bằng vai, hai tay buông thẳng

Nhẹ nhàng ngã người ra trước rồi ra sau, sao cho trọng lực dồn xuống ngón chân và gót chân. Không được giở ngón chân hoặc gót lên. Cố gắng sao cho cả vai và hông di chuyển cùng với nhau. Không khom lưng. Giữ một lát thì trở về tư thế chuẩn bị. Lập lại mỗi lần 20 nhịp. Lúc đầu nên cố gắng thực hiện một cách chầm chậm, rồi sau đó mới nâng dần lên theo biên độ và tốc độ di chuyển. Ban đầu mở mắt, sau đó nhắm mắt.

– Bài tập lắc lư hai bên (dựa tường)

Đầu tiên đứng vào gần vách tường. Đứng thẳng người, hai chân chụm sát vào nhau, tay buông thẳng sát về phía người. Hai mắt nhắm chặt. Thực hiện động tác này trong 30 giây.

Bạn cũng có thể nâng mức độ cho bài tập này bằng cách đưa hai tay thẳng về phía trước song song với mặt đất.

– Bài tập lắc lư hai bên

Đứng thẳng người, hai chân giang chân rộng bằng vai, tay buông thẳng.

Di chuyển cả thân mình (cả vai và hông cùng di chuyển) sang trái, sao cho toàn thân trụ trên chân trái, rồi sang phải, trụ lên chân phải.

Không được nhấc gót và ngón chân lên.

Lập lại như vậy 20 nhịp. Thực hiện động tác thật chậm rãi, một khi đã quen với tốc độ bạn có thể nâng dần lên theo biên độ cũng như là tốc độ di chuyển. Ban đầu mở mắt, sau đó nhắm mắt.

– Bài tập lắc lư trước sau

Đầu tiên đứng thẳng người, hai chân rộng bằng vai, hai tay buông thẳng

Nhẹ nhàng ngã người ra trước rồi ra sau, sao cho trọng lực dồn xuống ngón chân và gót chân. Không được giở ngón chân hoặc gót lên.

Cố gắng sao cho cả vai và hông di chuyển cùng với nhau. Không khom lưng. Giữ một lát thì trở về tư thế chuẩn bị.

Lập lại mỗi lần 20 nhịp. Lúc đầu nên cố gắng thực hiện một cách chầm chậm, rồi sau đó mới nâng dần lên theo biên độ và tốc độ di chuyển. Ban đầu mở mắt, sau đó nhắm mắt.

– Bài tập dậm chân tại chỗ

Việc dậm chân tại chỗ giống với những động tác hành quân trong quân đội, lặp đi lặp lại khoảng 3 phút.

Kết thúc bài tập hãy thả lỏng cơ thể.

5. Lưu ý khi thực hiện các bài tập yoga

Các bài tập yoga luôn chú trọng đến nhịp thở nhờ vậy mà không khí sẽ được đưa vào bên trong cơ thể đi đến não bộ giúp lượng ôxy có thể lưu thông đến các bộ phận khác bên trong cơ thể để điều hòa các hoạt động của não bộ.