Top 6 # Xem Nhiều Nhất Yoga Có Tốt Cho Bà Bầu Không Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Shareheartbeat.com

Bà Bầu Có Nên Tập Yoga Không? Các Lưu Ý Cho Bà Bầu Khi Tập Yoga

1. Những lợi ích yoga mang lại cho bà bầu

a. Lợi ích yoga mang lại cho các mẹ bầu

– Giúp giảm stress, căng thẳng, mệt mỏi hiệu quả

– Là phương pháp hữu hiệu giúp cân bằng nội tiết tố, điều hòa và lưu thông máu.

– Tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa tình trạng huyết áp cao, giảm tỷ lệ sinh non.

– Giảm lão hóa và lấy lại nhan sắc.

– Giúp các mẹ bầu ngủ ngon hơn và sâu hơn.

– Kiểm soát cân nặng cho chị em, đốt mỡ thừa giúp cơ thể bà bầu nhẹ nhàng hơn.

– Mở khớp háng và xương chậu giúp bà bầu đỡ đau hơn khi sinh con.

– Duy trì nước ối vừa đủ cho thai nhi.

– Hạn chế tình trạng chuột rút, đau nhức vào tam nguyệt cá thứ 3.

– Giảm tình trạng đi tiểu nhiều.

– Giúp các mẹ bầu thoải mái hơn, giải tỏa được căng thẳng mất bình tĩnh.

– Tăng giao tiếp giữa mẹ bầu và thai nhi.

Đặc biệt là với các bà bầu, tập yoga sẽ cải thiện tối đa sức khỏe của bà bầu đồng thời kích thích sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra với những bà bầu đam mê bóng đá, sau những giờ tập luyện yoga, có thể nghỉ ngơi thư giãn bằng cách truy cập vào Tinbongvn để theo dõi những tin tức nhan dinh tbn vô cùng hấp dẫn.

– Các bài tập yoga giúp máu lưu thông tốt hơn và cơ thể mẹ bầu hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn. từ đò, bé dinh ra đủ cân nặng, khỏe mạnh và thông minh hơn.

– Kích thích, phát triển sự phát triển não bộ của bé ngay trong bụng mẹ.

– Mẹ bầu điều khi tốt sẽ giúp lượng oxy lưu thông qua nhau thai tới thai nhi được tốt hơn.

– Tránh được những tổn hại cho thai nhi khi bà bầu có tâm lý thoải mái.

Có rất nhiều lợi ích yoga mang lại cho các mẹ bầu. Tuy nhiên đây cũng là giai đoạn dễ dẫn tới tổn hại nhất. Vì vậy, các mẹ bầu cần chú ý thời gian có thể tập yoga.

Thời gian tốt nhất mà các mẹ bầu nên tập yoga là tuần thứ 14 của thai kỳ trở lên. Không lên tập quá sớm dễ dây ảnh hưởng không tốt tới thai nhi. Ba tháng đầu, thai nhi đang trong quá trình hình thành và phát triển, chưa ổn định, dễ gây động thai dẫn tới sảy thai. Vì vậy, các mẹ bầu nên chờ ít nhất 14 tuần kể từ khi mang thai rồi đi tập yoga.

Tuy nhiên, bạn cũng nên tham khảo ý kiến, tư vấn của bác sĩ để có thể biết rõ thời gian có thể tập yoga. Tùy vào tình trạng sức khỏe, các mẹ bầu có thể tập yoga vào những thời điểm khác nhau.

Để thu được những lợi ích và hiệu quả tốt nhất khi tập luyện yoga, các mẹ cầu cần lưu ý những điều sau đây:

– Nên tập luyện với các lớp học yoga cho phụ nữ mang thai. Hãy nói rõ cho huấn luyện viên biết bạn đang mang thai ở tuần thứ mấy.

– Tránh tập những bài tập tác động vào cơ bắp quá nhiều, đặc biệt là vùng bụng.

– Nên tập ở những nơi thoáng. Tránh tập trong phòng kín, quá nóng dễ làm mẹ bầu ốm.

– Cơ thể các mẹ bầu sẽ có sự thay đổi về trọng lượng kể từ tam nguyệt cá thứ 2. Do đó, để tránh mất thăng bằng khi tập luyện, bạn nên đứng với tư thế gót chân chạm đất.

– Tránh tập những động tác khó.

– Không nên ăn quá no khi tập luyện.

– Nên nghe theo sự hướng dẫn của huấn luyện viên để có thể tập chính xác và an toàn nhất.

Tập ở phòng tập: Mẹ bầu chỉ cần tập 3 buổi/tuần. Mỗi buổi tập 60 phút là đủ.

Tập ở nhà: Tập 30 phút mỗi ngày. Tuy nhiên bạn nên tập theo những động tác đã được huấn luyện viên hướng dẫn.

Thời gian tập yoga tốt nhất là buổi sáng sớm, khoảng 6h sáng và lúc chiều tối khoảng 18h.

5. Những tư thế yoga an toàn cho bà bầu

– Tư thế cánh bướm, con mèo/con bò

– Ngồi gập và trườn người về phía trước, với những thay đổi như mô tả ở trên.

– Nghiêng một bên

– Thế chiếc ghế, với sự hỗ trợ của ghế.

– Thế tam giác: Chân dang ngang, một tay chạm mũi chân, tay kia giơ thẳng lên cao với sự hỗ trợ của ghế.

– Cong lưng

– Giữ thăng bằng trên một chân, trừ khi bạn lấy điểm tựa nhờ ghế hoặc tường.

– Thế con lạc đà

– Trồng cây chuối bằng tay

– Trồng cây chuối bằng đầu

– Thế cánh cung

Yoga Cho Bà Bầu Mẹ Khỏe Bé Thông Minh

Với phương pháp luyện tập có kết hợp cao độ giữa tinh thần và thể xác đưa người tập đến một cảnh giới mới. Với nguyên tác kiểm soát hơi thở và tư thế trong một thời gian nhất định từ đó làm chủ và điều khiển được sự dẻo dai của cơ thể, nâng cao sức khỏe và trí tuệ, gạt đi những muộn phiền, tranh đua của cuộc sống.

Yoga phù hợp với tất cả mọi người, ai cũng có thể tập, đặc biệt là các bà bầu. Yoga cũng có những bài tập riêng dành cho đối tượng đặc biệt này.

Yoga cho bà bầu là gì?

Yoga cho bà bầu là một phương pháp luyện tập thể dục đặc biệt bao gồm các bài tập yoga được thiết kế riêng cho các mẹ bầu. Không chỉ giúp mẹ bầu khỏe mạnh mà còn mang lại nhiều lợi ích cho bé con trong bụng của bạn. Sự kết nối giữa mẹ và bé sẽ trở nên gần gũi và sâu sắc nhất, kích thích não bộ bé phát triển toàn diện hơn.

Lợi ích của yoga cho bà bầu

Yoga cho bà bầu tập đúng mới hiệu quả

Bắt đầu tập yoga cho bà bầu như thế nào?

Tham gia các lớp tập yoga cho bà bầu ở đâu?

Có rất nhiều trung tâm cũng như các lớp học yoga cho bà bầu. Mẹ có thể tìm kiếm các địa chỉ này trên trang facebook và google. Hãy chọn những địa chỉ uy tín, chất lượng và gần mẹ để có thể thuận tiện cho việc đi lại và tập luyện. Và đặc biệt mẹ hãy trao đổi với huấn luyện viên để được tư vấn và lên giáo trình phù hợp với giai đoạn của thai kỳ.

Những vấn đề cần lưu ý khi tập yoga cho bà bầu

Khi nhi lớn, bạn nên hạn chế các động tác xoắn gây sức ép lên thai nhi và điều này thực sự không tốt cho cả mẹ và bé.

Tư thế này yêu cầu cao về sự cân bằng và hít thở đều. Nếu cần bạn có thể giữ tay vào một vật cố định hoặc hơi dựa lưng vào tường.

Bài Tập Yoga Tốt Nhất Cho Bà Bầu 3 Tháng Đầu Mang Thai

0 lượt xem

Yoga là bộ môn dành cho tất cả mọi người và là một trong ít những bộ môn thể thao mà các bà mẹ mang thai có thể tập luyện, nhất là 3 tháng đầu mang thai. Bộ môn Yoga bao gồm những bài tập tại chỗ nhẹ nhàng chủ yếu sử dụng việc điều hòa hơi thở kết hợp với vận động các cơ, khớp trong cơ thể để giúp cơ thể dẻo dai, tinh thần thoải mái. Với phụ nữ mang thai, yoga giúp mẹ bầu có một cơ thể săn chắc, di chuyển nhẹ nhàng, mềm mại bởi các khớp và cơ được vận động, kéo căng kết hợp với nhau một cách nhuần nhuyễn, nâng cao được sức mạnh nâng đỡ của lưng, vai cũng như cột sống. Giúp mẹ bầu lưu thông khí huyết, giảm thiểu khả năng mắc phải những triệu chứng thường gặp khi mang thai, từ đó giúp các mẹ chuẩn bị tốt hơn cho quá trình sinh nở sắp tới. Đồng thời, Yoga cũng là một cách giúp mẹ bầu thư thái đầu óc, quên đi những lo âu buồn phiền của công việc và giảm stress trong cuộc sống.

Bài số 1: Ngồi trên thảm tập, hai tay chống xuống sàn, lòng bàn tay úp xuống đất và đặt ngang với hông. Hai chân mở rộng, lòng bàn chân hướng về phía trước. Điều chỉnh bàn chân cúp vào, mở ra 20 lần liên tục. Động tác này giúp cơ chân được thoải mái và tránh hiện triệu chứng phù nề trong thai kỳ.

Bài số 2: Nằm ngửa trên thảm tập. Kê một chiếc gối mềm, nhỏ dưới ở dưới lưng nếu các mẹ thấy khó khăn. Dùng tay giữ thăng bằng cho cơ thể, mở rộng hai chân càng nhiều càng tốt. Động tác này cũng rất có lợi cho đôi chân bà bầu.

Bài số 3: Đứng thẳng, gập đầu gối xuống, hai bàn chân dang rộng bằng vai, chống 2 tay lên đùi trên hoặc quỳ trên thảm, hai tay rộng bằng vai. Sau đó, giữ cho lưng uốn hình cánh cung. Hít thở sâu. Lặp lại động tác 4 lần.

Bài số 4: Đứng trên sàn, bước một bước khá rộng về phía trước. Chống hai bàn tay ở lưng dưới. Hít vào và thở ra nhịp nhàng. Đổi chân và lặp lại động tác 4 lần cho mỗi bên chân.

Bài số 5: Chống tay, gập nhẹ đầu gối sao cho cổ, lưng, đùi thẳng hàng. Từ từ hạ người xuống (bụng bầu vừa chạm sàn). Hít vào khi hạ người và thở ra khi nâng người lên. Lặp lại động tác 4 lần.

Bài số 6: Nằm nghiêng về một bên, chân dưới khẽ gập lại, lòng bàn tay dưới xòe rộng và hướng lên trên. Hít vào (giữ trong 3 giây), nhấc chân trên, phần thân trên và tay dưới. Thở ra (trong 3 giây), hạ chân trên, phần thân trên và tay dưới. Đổi bên và lặp lại 4-6 lần với mỗi bên.

3, Lưu ý khi tập yoga cho bà bầu trong 3 tháng đầu mang thai

Với bà bầu mang thai ở 3 tháng đầu sẽ có nhiều hạn chế trong việc tập luyện bởi thể trạng của mỗi người là khác nhau. Do đó bà bầu nên nhận sự tư vấn của bác sĩ và lưu ý những vấn đề sau:

Đối với 3 tháng đầu bà bầu nên tập những động tác nhẹ nhàng, cơ bản nhất. Không nên tập những tư thế quá khó, những tư thế đưa đầu gối cao hơn xương chậu, sẽ làm ảnh hưởng đến vị trí của thai nhi không tốt, chỉ nên tập những động tác phù hợp với mình và phải theo đúng sự hướng dẫn của huấn luyện viên.

Ba tháng đầu của thai kỳ bà bầu không cần tập luyện quá lâu, chỉ nên tập luyện trong vòng 15-30 phút và sau khi tập xong các mẹ nên đi dạo để thả lỏng cơ thể tránh ăn uống ngay sau khi vừa tập xong.

Trong thời gian mang thai 3 tháng đầu các mẹ không nên tự mình thực hiện các động tác tại nhà, để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra các mẹ nên tham gia vào các lớp học Yoga để được tập những bài tập được thiết kế chuyên biệt dành riêng cho bà bầu và có được sự hỗ trợ từ huấn luyện viên hướng dẫn. Hoặc các mẹ có điều kiện có thể chọn cho mình một giáo viên hướng dẫn tại nhà là tốt nhất.

Trong suốt quá trình tập nếu bà bầu cảm thấy quá mệt mỏi, căng thẳng, hay nghiêm trọng hơn là ra máu thì hãy ngừng tập ngay và thông báo với huấn luyện viên hướng dẫn để có thể thay đổi bài tập khác cho phù hợp hơn.

Theo Dinhduongbabau.net

Đọc tiếp: Những điều cần tránh khi mang thai Hồng Ngọc

Khoai Lang Có Tốt Cho Bà Bầu Không ?

Xem bài viết: Ăn khoai lang giảm cân không ?

Khoai lang là nguồn cung cấp tinh bột, chất xơ, các axit amin quan trọng đối với cơ thể, vitamin C, B1, và nhiều khoáng chất như kẽm, sắt, magie, kali, natri, canxi,…đặc biệt rất có lợi cho phụ nữ mang thai. Do đó ăn khoai lang mỗi ngày cũng là biện pháp rất hay giúp mẹ bầu cung cấp cho cơ thể mình những dưỡng chất quan trọng và cần thiết đấy.

Phòng ngừa bệnh tiểu đường

Tiểu đường thai kỳ là một bệnh thường gặp ở các mẹ bầu. Nếu không thật sự chú ý đến nó thì nó sẽ rất nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con. Việc lựa chọn thực phẩm khi bị tiểu đường thai kỳ thật sự rất quan trọng.

Trong thời kỳ mang thai, cơ thể người mẹ sẽ có rất nhiều thay đổi, đặc biệt là các hormone trong cơ thể, đây chính là nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường. Theo thống kê có ít nhất 5% phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường thai kỳ và bệnh này đã đã gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.

Ăn khoai lang đều đặn hàng ngày cũng là biện pháp giúp phụ nữ mang thai phòng bệnh tiểu đường rất hiệu quả nhờ chất beta caroten có khả năng cân bằng lượng đường trong máu, đồng thời nguồn chất xơ phong phú có trong khoai lang cũng có tác dụng tốt cho mẹ bầu vì chất xơ có tác dụng làm giảm nồng độ đường huyết bằng cách làm giảm tốc độ của thực phẩm bị biến chuyển thành glucose để được hấp thu vào máu, giúp cơ thể mẹ bầu hạ thấp lượng đường và cholesterol trong máu nữa .

Phòng ngừa táo bón

Táo bón là một vấn đề ở đường tiêu hóa xảy ra khá phổ biến trong thời kỳ mang thai, nhất là ở những tháng cuối mà hầu như mẹ bầu nào cũng gặp phải, ăn khoai lang hàng ngày sẽ là biện pháp giúp mẹ bầu phòng ngừa táo bón vô cùng hiệu quả. . Theo một số nghiên cứu gần đây, khoảng 11-35% số phụ nữ mang thai bị táo bón trong 3 tháng cuối, tuy nhiên chỉ có khoảng 1,5% số trường hợp phải dùng thuốc nhuận tràng.

Khoai lang chứa rất ít chất béo lại không có cholesterol. Vì thành phần có nhiều chất xơ nên cả củ và rau khoai lang đều có thể chế biến thành nhiều món ăn có tác dụng giúp nhuận tràng cho các bà bầu, phòng ngừa bệnh táo bón.

Ăn khoai lang ở mức độ vừa phải (100g/ngày) rất có lợi cho hệ tiêu hóa vì thành phần vitamin C và các acid amin giúp kích thích nhu động ruột, làm quá trình tiêu hóa thức ăn trở nên dễ dàng hơn. Nhưng các bà bầu cũng cần lưu ý; ăn quá nhiều khoai lang cũng có thể gây thừa cân béo phì hoặc đầy bụng khó tiêu do thừa đường.

Phòng ngừa ốm nghén

Trong thời gian mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ, hầu hết mẹ bầu phải đối mặt với chứng ốm nghén, chán ăn khiến cơ thể rất mệt mỏi và cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của thai nhi.

Và khoai lang cũng được xem là một trong những thực phẩm giúp phụ nữ mang thai phòng ngừa ốm nghén rất hiệu quả nhờ hương vị dễ ăn, dưỡng chất dễ hấp thu và khả năng kích thích hệ tiêu hóa rất tốt của thực phẩm này. Khoai lang rất giàu tinh bột và các axit amin. Ngoài ra, các loại vitamin A, B, C và cellulose có trong khoai lang cao hơn nhiều so với trong gạo và bột mì. Hàm lượng sắt, canxi, khoáng chất của khoai lang cũng rất phong phú cung cấp cho mẹ bầu.

Các mẹ bầu trong thời kì mang thai thường dễ mắc các bệnh viêm nhiễm. Nguyên nhân là do sức đề kháng của phụ nữ trong giai đoạn này bị giảm sút. Nếu thế các mẹ bầu hãy nhớ dùng khoai lang. Trong khoai lang có chứa nhiều vitamin C, vitamin B6, beta carotene và mangan có khả năng chống viêm nhiễm hiệu quả. Các nhà khoa học trên thế giới đã nhận thấy tác dụng giảm viêm nhiễm trong mô não và mô thần kinh ở khắp cơ thể khi chúng ta ăn khoai lang.

Phòng ngừa bệnh viêm khớp

Viêm khớp do thiếu canxi là tình trạng gặp phải ở phụ nữ nói chung chứ không riêng gì các bà bầu . Đau xương mỏi khớp là cảm giác tê cứng, đau nhức tại các khớp như khủy tay, ngón tay, đầu gối và hông. Việc thai nhi tăng trọng lượng và mẹ tăng cân gây chèn ép hệ thống cơ xương hay việc một số nột tiết tố tăng giảm có thể là nguyên nhân gây đau khớp. Chất beta cryptoxanthin dồi dào trong khoai lang có tác dụng phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm mạn tính như viêm khớp, thấp khớp.

Ngoài ra, beta cryptoxanthin còn giúp tăng cường độ chắc khỏe của xương, tăng cường hệ miễn dịch và làm đẹp da. Các kết quả nghiên cứu khoa học trên thế giới cho thấy việc tiêu thụ nhiều chất beta cryptoxanthin giúp giảm 50 % tỷ lệ phát triển của bệnh viêm khớp. Thêm vào đó, vitamin C có trong khoai lang còn giúp duy trì collagen và giảm thiểu tỉ lệ phát triển của bệnh viêm khớp.

Chữa viêm tuyến vú

Phụ nữ sau khi sinh thường bị viêm tuyến vú do tắc tia sữa khiến hai bầu vú đau nhức, khó chịu. Các mẹ có thể dùng củ khoai lang trắng gọt vỏ, giã nhuyễn đắp lên vú. Hoặc nếu bị thiếu sữa thì dùng lá khoai lang non xào với thịt lợn ăn trong ngày. Đây là những bài thuốc chữa bệnh của Đông y, cách làm khá đơn giản mà lại có tác dụng rất tốt để làm thông sữa.

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn, bên cạnh một lối sống khoa học thì chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi đây là thời gian cơ thể người mẹ và thai nhi cần rất nhiều dưỡng chất để bảo vệ sức khỏe và sự phát triển toàn diện cho bé. Do đó, trong thời gian mang thai , mẹ bầu cần biết cách để lựa chọn cho mình những thực phẩm tốt nhất và bài viết khoai lang có tốt cho bà bầu không? đã cung cấp thêm thông tin để các mẹ bầu biết rằng khoai lang chính là một lựa chọn khôn ngoan cho chính sức khỏe mẹ bầu cũng như thai nhi.