Top 10 # Xem Nhiều Nhất Yêu Nhau Có Nên Quan Hệ Trước Hôn Nhân Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Shareheartbeat.com

Có Nên Quan Hệ Tình Dục Trước Hôn Nhân

Trong xã hội ngày nay, giới trẻ ngày càng thoáng trong quan hệ tình dục trước hôn nhân. Các bạn nghĩ đơn giản rằng đó là cách thể hiện tình yêu đã được thăng hoa. Tuy nhiên, vẫn có nhiều ý kiến cho rằng quan hệ tình dục trước hôn nhân mất nhiều hơn được, tình dục nên tách rời tình yêu. Hãy nghe những chia sẻ về vấn đề này để có cái nhìn thật nhất về quan hệ tình dục trước hôn nhân.

Quan điểm về quan hệ tình dục trước hôn nhân

Hệ quả của quan hệ tình dục trước hôn nhân

Nhìn nhận một cách chân thực nhất, quan hệ tình dục trước hôn nhân bạn sẽ mất nhiều hơn là được, đặc biệt là phái nữ. Quan hệ tình dục trước hôn nhân để lại hậu quả mà không phải ai cũng dễ dàng để đối mặt.

Nếu như các bạn nghĩ rằng, quan hệ tình dục trước hôn nhân là để thể hiện sự hòa hợp và xem xét xem cả hai có thực sự hòa hợp với nhau về chuyện chăn gối hay không. Vậy nếu như đã “thử” nhưng không hòa hợp, thì chuyện tình cảm của cả hai liệu có bị rạn nứt?

Quan hệ tình dục trước hôn nhân nếu như không sử dụng biện pháp an toàn rất dễ có thai ngoài ý muốn. Có một số cặp đôi bắt buộc lựa chọn việc kết hôn, nhưng nhiều khi một cuộc hôn nhân không nằm trong dự định, chưa có kế hoạch và tâm lý sẵn sàng rất dễ đổ vỡ. Còn một số trường hợp khác lựa chọn việc bỏ thai, điều này không chỉ gây tổn thất về kinh phí, mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe, khả năng sinh sản sau này và có tác động lớn về tâm lý. Mặt khác, quan hệ tình dục trước hôn nhân cũng tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh xã hội như: hiv, giang mai, sùi mào gà…

Ảnh hưởng đến đời sống hôn nhân sau này. Nhiều người vẫn nói không còn quan trọng vấn đề trinh tiết của người phụ nữ, nhưng trong thâm tâm họ vẫn mong muốn người bạn đời của mình vẫn còn trong trắng. Họ luôn có cái nhìn tôn trong và đánh giá cao về mặt đạo đức vơí những người con gái ấy. Có nhiều, khi đã lấy vợ về, lúc vu vẻ thì không sao nhưng hễ cãi nhau lại đem quá khứ, sự trong trắng của người phụ nữ để mắng nhiếc, lăng mạ.

Quan hệ tình dục trước hôn nhân khiến bạn dễ bị mất quyền kiểm soát. Khi bạn chọn quan hệ trước hôn nhân, tức là bạn đang cho đi chính mình mà chưa chắc đã được nhận lại sự cam kết. Điều đó khiến cả hai rơi vào trạng thái mất cân bằng và không kiểm soát chính xác được tương lai của chính mình. Đôi khi người bạn trai chọn kết hôn với bạn vì trách nhiệm còn bạn vì đã lỡ quan hệ với họ nên đồng ý kết hôn.

Mỗi người sẽ có quan điểm riêng về quan hệ tình dục trước hôn nhân, sự lựa chọn là ở bạn. Hy vọng rằng, quan những chia sẻ của tư vấn An Nam banj sẽ có thông tin bổ ích và suy nghĩ chin chắn về việc quan hệ tình dục trước hôn nhân.

Cập nhật : bởi

Đính Hôn Là Gì? Đính Hôn Có Làm Phát Sinh Quan Hệ Hôn Nhân Không?

Đính hôn chỉ là phong tục để hai bên nam nữ giao ước với nhau, tạo niềm tin hai bên sẽ tạo nên gắn kết bền chặt.

Việc tổ chức lễ đính hôn không đồng nghĩa với việc làm phát sinh quan hệ hôn nhân giữa hai vợ chồng.

Đính hôn hay còn gọi là lễ ăn hỏi. Đây là một nghi thức trong phong tục kết hôn theo truyền thống của người Việt Nam. Lễ đính hôn được hiểu là nghi lễ hứa gả con của gia đình hai bên. Đây chính là bước đệm để hai bên tiến tới hôn nhân. Trong lễ đính hôn, nhà trai mang lễ vật đến nhà gái; nhà gái nhận lễ ăn hỏi tức là công nhận sẽ gả con gái cho nhà trai. Theo phong tục này, kể từ ngày ăn hỏi, nam nữ có thể coi nhau là cặp vợ chồng chưa cưới. Tùy theo từng vùng miền khác nhau mà yêu cầu về ngày lễ này cũng khác nhau.

Đính hôn được xem là nghi lễ có ý nghĩa quan trọng của đời người. Việc thực hiện nghi lễ đính hôn theo truyền thống giúp giáo dục con cái biết kính trọng tổ tiên, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, là cơ hội để gắn kết tình cảm của gia đình hai bên nam nữ. Mọi người quan niệm rằng nếu lễ đính hôn được tổ chức thuận lợi, vui vẻ thì cuộc sống hôn nhân sẽ hạnh phúc và quan hệ giữa hai nhà sẽ càng thêm bền chặt.

Đính hôn có làm phát sinh quan hệ hôn nhân không?

Việc tổ chức lễ đính hôn liệu có làm phát sinh quan hệ hôn nhân được pháp luật thừa nhận hay không? Khoản 1 điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về quan hệ hôn nhân như sau:

Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.

Khoản 5 điều 3 của Luật này giải thích về kết hôn như sau:

Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

Như vậy theo các quy định trên thì sau khi vợ chồng tiến hành đăng ký kết hôn theo đúng quy định của Luật Hôn nhân gia đình thì quan hệ hôn nhân đó được pháp luật thừa nhận và bảo vệ.

Do đó, có thể thấy rằng, việc tổ chức lễ đính hôn không đồng nghĩa với việc làm phát sinh quan hệ hôn nhân giữa hai vợ chồng. Đính hôn chỉ là phong tục để hai bên nam nữ giao ước với nhau, tạo niềm tin hai bên sẽ tạo nên gắn kết bền chặt.

Làm thế nào để phát sinh quan hệ hôn nhân hợp pháp?

Để phát sinh quan hệ hôn nhân hợp pháp, hai bên nam nữ khi đã đáp ứng các điều kiện kết hôn cần tiến hành đăng ký kết hôn theo quy định của luật Hôn nhân và gia đình. Khi hai bên tiến hành đăng ký kết hôn theo đúng quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân mới phát sinh, và khi đó hai bên nam nữ mới chính thức là chồng, là vợ của nhau.

Theo đó, nam nữ kết hôn phải đảm bảo các điều kiện kết hôn theo quy định tại điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

Về độ tuổi kết hôn: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

Về sự tự nguyện: Việc kết hôn phải do hai bên nam, nữ tự nguyện quyết định; không bị lừa dối, ép buộc.

Nam nữ kết hôn không bị mất năng lực hành vi dân sự.

Việc kết hôn không thuộc vào các trường hợp cấm kết hôn, bao gồm: kết hôn giả tạo; cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn; người đang có vợ có chồng mà kết hôn với người khác hoặc chưa có vợ có chồng mà kết hôn với người đang có vợ, có chồng; kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, có họ trong phạm vi 3 đời, giữa cha mẹ nuôi với con nuôi, giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

Nam, nữ phải tiến hành đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền. Đối với trường hợp nam nữ là người Việt Nam kết hôn với nhau tại Việt Nam thì việc đăng ký kết hôn phải thực hiện tại ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên. Hay trường hợp kết hôn giữa công dân Việt Nam với công công dân của nước láng giềng thường trú tại đơn vị hành chính tương đương cấp xã của Việt Nam tiếp giáp với xã ở khu vực biên giới của Việt Nam thì ủy ban nhân dân cấp xã ở khu vực biên giới nơi công dân Việt Nam thường trú có thẩm quyền đăng ký kết hôn.

Đối với trường hợp đăng ký kết hôn tại Việt Nam giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài thì tiến hành tại ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam.

Như vậy, khi nam nữ đủ điều kiện kết hôn và tiến hành đăng ký kết hôn theo đúng quy định của pháp luật thì sẽ phát sinh quan hệ hôn nhân hợp pháp, được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Kể từ thời điểm này, hai bên vợ chồng sẽ phát sinh các quyền và nghĩa vụ với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.

Trân trọng ./.

Có Nên Quan Hệ Trước Hôn Nhân?

Tình dục trước hôn nhân luôn là vấn đề gây tranh cãi. Kẻ bảo nên, người bảo không. Nếu bạn băn khoăn có nên quan hệ trước hôn nhân không, những thông tin dưới đây là dành cho bạn. Hẹn Bí Mật sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này để đưa ra quyết định phù hợp nhất với trường hợp của mình.

Quan hệ trước hôn nhân – những tranh cãi bao năm không dứt

Chúng ta đều biết, tìn dục có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cuộc sống. Không chỉ là bản năng, nó còn là việc giúp 2 người gắn kết với nhau về mặt cảm xúc một cách trọn vẹn hơn.

Tuy nhiên, lựa chọn thời điểm nào để bắt đầu quan hệ với người mình yêu chính là điều nhiều người băn khoăn. Nhiều năm qua, những tranh cãi về việc có nên quan hệ trước hôn nhân hay không vẫn còn là một đề tài nóng bỏng.

Dưới đây, chúng ta hãy cùng nhìn nhận câu chuyện này dưới nhiều góc độ khác nhau. Cùng tìm hiểu nhé! Chúng tôi sẽ mang tới cho bạn nhiều thông tin hữu ích đấy.

Để nhìn nhận triệt để hơn, hãy cùng đi xem xét vấn đề này từ nhiều góc cạnh khác nhau nhé.

Vì sao nhiều người muốn quan hệ trước hôn nhân?

Trước đây, việc quan hệ trước khi cưới thường phụ thuộc vào sự đòi hỏi của người đàn ông. Tuy nhiên, vấn đề này hiện tại đã trở nên dễ dàng hơn khi có sự quan tâm, thống nhất của cả hai giới.

Những hệ lụy có thể gặp phải khi quan hệ trước hôn nhân

Nhiều năm qua, trường phái “truyền thống” vẫn không ngừng bảo vệ quan điểm về việc không nên quan hệ trước hôn nhân. Điều này cũng không hẳn vô lý. Vì có rất nhiều hệ lụy có thể xảy ra khi hai người quan hệ với nhau quá sớm.

Nhiều cặp đôi cho rằng, sau khi quan hệ trước hôn nhân thì tình cảm của họ có dấu hiệu đi xuống.

Việc quan hệ sớm có thể dẫn tới tình trạng mang thai ngoài ý muốn. Tỷ lệ phá thai cao hàng đầu thế giới của Việt Nam chính là minh chứng rõ rệt nhất cho vấn đề này.

Khi chưa đủ hiểu biết, mọi người có thể dễ dàng mắc phải các bệnh nguy hiểm lây qua đường tình dục.

Vậy có nên quan hệ trước hôn nhân hay không?

Sau khi tìm hiểu về những hệ lụy trên, nhiều người hoảng sợ và cho rằng việc quan hệ trước hôn nhân là không nên. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng tình dục chính là cảm xúc, và nó không có gì xấu xa hay đáng xấu hổ cả.

Có thể bạn cần:

Chỉ cần bạn muốn và có đủ trách nhiệm, bạn hoàn toàn có thể quan hệ tình dục với người mình yêu. Khi đó, cảm xúc của hai người sẽ thăng hoa và tốt đẹp hơn rất nhiều đấy.

Điều bạn cần quan tâm là mối quan hệ của hai người đã thực sự chín chắn hay chưa? Cả hai bạn có thể chịu trách nhiệm với bất kỳ điều gì xảy ra sau khi quan hệ hay không? Chứ không phải có nên quan hệ tình dục hay không.

Tốt nhất, hãy chuẩn bị thật kỹ tư tưởng trước khi quan hệ tình dục. Khi bạn biết cách bảo vệ bản thân và bạn tình, bạn có thể bắt đầu quan hệ tình dục mà không cần quá băn khoăn.

Như vậy, bạn đã có được những thông tin cần thiết. Từ đó, trả lời câu hỏi có nên quan hệ trước hôn nhân không. Nếu còn điều gì băn khoăn, hãy cùng trao đổi với Hẹn Bí Mật nhé.

Nên Hay Không Nên Sống Thử Trước Hôn Nhân?

Sẽ không có gì là bất ngờ khi bạn đang ở Úc và bắt gặp cảnh một cặp đôi trai gái ở chung nhà, chung phòng, chung bàn ăn, chung giường, mọi lứa tuổi từ 18 trở lên.

Nhiều nền văn hóa cởi mở chấp nhận, nhiều thành phần khác nhau trong xã hội chấp nhận, và du học sinh cũng không ngoại lệ.

Người ta gọi đó là sống thử mà thực ra cũng không phải “thử”, bởi trong mọi vấn đề, từ việc nhà cửa, chi tiêu, cho đến hâm nóng tình cảm, tất cả đều thuộc vào trách nhiệm của đôi bên.

Ngoài việc chăm sóc cho chính bản thân mình, với việc sống thử bạn sẽ có trách nhiệm đối với việc chăm lo cho cả người sống cùng bạn nữa. Những điều này khiến cho việc sống thử chả khác gì một cuộc hôn nhân thật nhưng chưa có sự chứng thực trên cơ sở pháp lý mà thôi.

Ở Úc thì sống chung trước được coi như “chuyện hàng ngày ở phố huyện” vậy, họ thích nhau, họ mến nhau thì họ sẽ chuyển về sống thử cùng nhau, để có thể tìm hiểu về nhau nhiều hơn nữa, khi đã không còn tình cảm thì họ chuyển ra và tìm cho mình những đối tượng khác phù hợp hơn.

Đối với du học sinh nói chung và bản thân các bạn du học sinh Việt Nam nói riêng thì lý do cho việc sống thử cũng khá… muôn hình vạn trạng. Có thể là vì thiếu thốn tình cảm, muốn tìm hiểu nhau, cũng có thể là tiết kiệm những chi phí sinh hoạt, hay chỉ đơn giản là muốn trải nghiệm xem hôn nhân thì sẽ ra sao.

Nhiều ý kiến của người trong cuộc cho rằng, việc sống thử trước khi kết hôn cũng là việc nên làm. Bởi tính trải nghiệm thật của ‘sống thử’ trong những điều cần chiêm nghiệm sau.

Kinh nghiệm sống

Sẽ ra sao nếu bạn bắt đầu một cuộc sống hôn nhân của chính bạn với một người mà bạn không hiểu rõ?

Khi bắt đầu chuyển giai đoạn, từ trạng thái hẹn hò đến trạng thái hôn nhân, cuộc sống của bạn sẽ trải qua những khác biệt rất lớn. Bởi hẹn hò và hôn nhân là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Khi mà trong hẹn hò bạn sẽ chải chuốt hơn, thời gian bạn gặp nhau cũng ít hơn, và những vấn đề xung đột giữa hai người cũng chỉ nhỏ nhặt, và đa phần là chuyện trẻ con của hai người.

Tuấn ở Melbourne có chia sẻ rằng sống thử là quá trình gom nhặt kiến thức.

“Sống thử trước khi cưới giúp mình hơn trong việc có thêm nhiều kiến thức hơn trong cuộc sống.

“Nó đến từ những việc nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống, làm sao để quan tâm và chăm lo đến người khác nhiều hơn, bởi đa phần du học sinh đều là những bạn phải sống xa nhà, và không có được nhiều sự quan tâm và chăm sóc của người thân”.

Đồng ý với quan điểm trên, Trang ở Footscray cũng có ý kiến tương tự.

“Hai người có thể giúp đỡ nhau trong rất nhiều việc như san sẻ chi phí sinh hoạt, hay cụ thể nhất là tiền thuê nhà, tiền ăn uống, công việc nhà cửa, bếp núc.

“Bọn mình cũng có thể chia sẻ với nhau về chuyện học tập, chuyện hội nhóm, hay bất kì chuyện gì.

“Đối với du học sinh thì điều này lại càng cần thiết khi bạn có một người sẵn sàng nghe những chia sẻ của bản thân với đầy đủ sự thấu hiểu và yêu thương”.

Tính cách mỗi người

Nói đến lợi ích thì luôn đi kèm với những thách thức, và thách thức của sống thử đến từ mỗi “cái tôi” của mỗi người.

Cụ thể hơn, nó đến từ chính sự chia sẻ và gắn bó trong cuộc sống một cách toàn diện mỗi ngày nên dần dần bạn có thể thấy rõ được tính cách nửa kia của bạn, để bạn có thể quyết định xem liệu hai người có thực sự hợp nhau hay không.

Bạn sẽ được “thử lửa” bởi những tình huống cũng như thử thách thực sự trong cuộc sống.

Thu, sinh viên năm ba tại trường Latrobe, Melbourne có tâm sự rằng áp lực có thể nhân đôi nếu việc sống thử không suôn sẻ.

“Cuộc sống du học sinh luôn có đầy rẫy những áp lực tự việc học hành, việc kiếm tiền, việc làm sao để có thể cân bằng hai việc học hành và kiếm tiền.

“Cùng với nhiều áp lực khác nhau trong cuộc sống, thì sống cùng với một ai đó đồng nghĩa với việc mình sẽ phải học cách nhường nhịn, hiểu những áp lực của người kia nhiều hơn, không chỉ những áp lực, cảm xúc của mình mà còn những áp lực và cảm xúc của người khác nữa.

“Ai cũng có thể có cái tôi rất lớn, và đã rất nhiều lần mình và người ấy cãi vã, nhiều lúc tưởng chừng như câu chuyện sẽ kết thúc. Nhưng sau những lúc như vậy, chúng mình luôn ngồi lại và lắng nghe, kiềm chế cái tôi của cả hai lại để có thể chấp nhận nhau dễ dàng hơn, thấu hiểu nhau hơn, và để trở nên hạnh phúc hơn”.

Những định kiến, dị nghị, và làm sao để “sống thử” tốt hơn

Ngay cả trong xã hội Việt Nam, tuy việc sống thử không còn là một cái gì đó xa lạ, nhưng vẫn còn rất nhiều gia đình phản đối việc con cái của họ sống thử với một người khác giới, khi chưa thực sự kết hôn.

Điều này đến từ văn hóa Á Đông truyền thống, tất nhiên có cái đẹp, nhưng với góc nhìn cởi mở, có thể gây tác hại cũng như hạn chế sự hiểu biết về hôn nhân.

Bởi khi thiếu những kiến thức hôn nhân nhất định thì việc gây hiểu nhầm cũng như xảy ra xung đột trong hôn nhân là rất lớn. Hậu quả là những cuộc hôn nhân chóng vánh trong một khoảng thời gian ngắn.

Nếu vượt qua những định kiến và dị nghị, sống thử vẫn là một trải nghiệm nên có đối với các bạn trẻ đặc biệt là với các bạn du học sinh. Và đương nhiên để thực sự tự tin cho việc sống thử thì sau đây sẽ là một số bí quyết để làm cho những trải nhiệm của bạn trở nên hoàn thiện hơn:

Tìm hiểu và học hỏi thêm về những kiến thức cơ bản về tình dục

Vốn là một vấn đề nhạy cảm và không được đề cập nhiều ở giáo dục Việt Nam nhưng bạn cần có kiến thức về vấn đề tình dục trước khi sống thử. Việc thiếu nhận thức về vấn đề này sẽ thể dẫn đến những hậu quả khôn lường.

Học cách tự quản lý cuộc sống của mình

Tự quản lý cuộc sống ở đây bao gồm các vấn đề về quản lý chi tiêu, những hoạt động thường ngày trong cuộc sống của bạn như nấu nướng, dọn dẹp. Việc làm chủ được cuộc sống của chính mình sẽ là tiền đề vững chắc để bạn “sống thử” tốt hơn.

Độ bền vững trong mối quan hệ của bạn sẽ luôn tỉ lệ thuận với độ quan tâm mà bạn dành cho người đấy. Đương nhiên, đừng quá quan tâm để trở thành kiểm soát có thể làm cho mối quan hệ của hai người trở nên chán ngán.

Tất nhiên sẽ còn rất nhiều những thứ khác mà bạn sẽ phải học để “sống thử” tốt hơn, những điều trên chỉ là những điều căn bản nhất. Bạn sẽ tự mình trải nghiệm và rút ra từ những lần “sống thử” của chính bản thân. Từ đó, bạn có thể biết được cuộc sống hôn nhân sẽ như thế nào, và bạn đã sẵn sàng cho nó hay chưa trước khi bạn thực sự bước vào cuộc hành trình lớn nhất của đời mình.

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại sbs.com.au/vietnamese