Top 6 # Xem Nhiều Nhất Yến Mạch Và Sữa Chua Bao Nhiêu Calo Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Shareheartbeat.com

Yến Mạch Bao Nhiêu Calo? Ai Giảm Cân Cần Biết Calo Trong Yến Mạch

Hiện nay, rất nhiều người thích ăn yến mạch và xem yến mạch như một nguồn thực phẩm thiết yếu trong cuộc sống bởi những giá trị dinh dưỡng tuyệt vời mà nó mang lại cho sức khỏe. Vậy, yến mạch có chất gì mà lại bổ dưỡng đến vậy?

Yến mạch là một loại ngũ cốc nguyên chất cung cấp nhiều năng lượng, protein, carbohydrate, chất béo, chất xơ, vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa quan trọng. Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng thì trong 100g yến mạch có chứa đến 16,9g protein, 66,3g carbs, 10,6g chất xơ, 6,9g chất béo và nhiều dưỡng chất thiết yếu khác.

Các chuyên gia cũng khẳng định rằng dinh dưỡng của yến mạch rất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt tốt cho người mắc bệnh tim mạch và bệnh về máu hay người đang trong chế độ ăn kiêng giảm cân.

Trong yến mạch có ba loại tinh bột được tìm thấy là tinh bột tiêu hóa nhanh (chiếm 7%), tinh bột tiêu hóa chậm (chiếm 22%), kháng tinh bột (chiếm 25%).

Trong đó, tinh bột tiêu hóa chậm khi vào cơ thể được chia nhỏ và hấp thụ chậm hơn, giúp tạo cảm giác no và hạn chế các cơn thèm ăn của cơ thể con người. Kháng tinh bột đóng vai trò quan trọng như chất xơ sẽ được đào thải qua hệ tiêu hóa và có tác dụng cải thiện sức khỏe đường ruột nhờ vào việc nuôi dưỡng các lợi khuẩn.

Protein

Nếu bạn đang thắc mắc yến mạch có chất gì thì Protein chính là một dưỡng chất vô cùng quan trọng của nguồn thực phẩm này. Protein trong yến mạch chiếm đến 11 – 17% trọng lượng khô (cao hơn tất cả các loại ngũ cốc khác). Hơn nữa, 80% lượng protein trong yến mạch là avenalin – một thành phần không thể tìm thấy trong bất cứ một loại ngũ cốc nào khác trừ hạt đậu.

Vitamin và khoáng chất

Trong yến mạch có rất nhiều loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển và hoạt động của cơ thể con người. Trong đó quan trọng nhất phải kể đến là vitamin B1 (thiamine), mangan, phốt pho, sắt, selen, đồng, kẽm…

Chất chống oxy hóa

– Avenanthramides: Chỉ có yến mạch mới tìm thấy hoạt chất chống oxy hóa này. Avenanthramides là một chất chống oxy hóa mạnh có khả năng tiêu sưng, giảm viêm trong động mạch và ổn định huyết áp hiệu quả.

– Acid Ferulic: Đây là một chất chống oxy hóa phổ biến có trong yến mạch và các loại ngũ cốc khác.

Như đã nói, yến mạch là loại thực phẩm phù hợp cho chế độ ăn kiêng giảm cân. Tuy nhiên, để tính toán chính xác lượng yến mạch nên ăn trong mỗi bữa thì bạn cần biết 100g yến mạch chứa bao nhiêu calo.

Bên cạnh đó, yến mạch còn chứa nhiều dưỡng chất khác, đặc biệt là protein và chất xơ giúp tạo cảm giác no lâu, trì hoãn các cơn đói nên thường được dùng trong các loại thực đơn ăn kiêng của chị em phụ nữ.

Trên thực tế, khi bạn biết được 100g yến mạch chứa bao nhiêu calo rồi thì bạn hoàn toàn có thể tính toán hàm lượng calo của yến mạch trên các đơn vị khác như 30g, 50g hay 1 bát… Và đó chính là cơ sở quan trọng để bạn tính toán lượng yến mạch nên sử dụng trong mỗi bữa ăn hằng ngày.

30g yến mạch bao nhiêu calo?

100g yến mạch chứa trung bình 389 Kcal, vậy 30g yến mạch bao nhiêu calo?

Theo đó, 30g yến mạch sẽ cung cấp cho cơ thể trung bình khoảng 117 Kcal.

Vậy đấy, 30g yến mạch bao nhiêu calo? Câu trả lời đã rất rõ ràng rồi phải không nào!

Nếu đã tính được hàm lượng calo trong 30g yến mạch dựa trên hàm lượng calo có trong 100g yến mạch theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng thì liệu 50g yến mạch bao nhiêu calo?

Tương tự như cách đi tìm câu trả lời cho câu hỏi 50g yến mạch bao nhiêu calo, bạn hoàn toàn có thể tính toán hàm lượng calo của yến mạch trên nhiều định lượng khác nữa. Do đó, dù xây dựng một chế độ dinh dưỡng như thế nào thì bạn cũng có thể tính toán và cân đối hàm lượng calo của yến mạch với các nguồn thực phẩm bổ sung khác.

1 bát yến mạch bao nhiêu calo?

Theo ước lượng, 1 bát yến mạch có chứa khoảng 300g yến mạch. Mà 100g yến mạch có 389 Kcal nên 1 bát yến mạch sẽ có khoảng 389×3 = 1167 Kcal.

Tuy nhiên, nếu tính 1 bát yến mạch khi đã nấu thành cháo thì hàm lượng calo lại hoàn toàn khác. Theo nghiên cứu thì 1 bát cháo yến mạch được nấu thành từ khoảng 100g yến mạch, do đó sẽ cung cấp cho cơ thể con người khoảng 389 Kcal.

Theo nhiều chế độ ăn kiêng hiện nay thì người ăn kiêng chỉ nên ăn 1 bát cháo yến mạch mỗi ngày, cùng với đó là bổ sung thêm một số loại thực phẩm khác cho đa dạng như rau xanh, thịt nạc hay hoa quả.

Bánh chuối yến mạch là một loại bánh thơm ngon, bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe nên được rất nhiều người yêu chuộng. Đặc biệt hơn nữa là món bánh giòn xốp này còn có tác dụng giảm cân hiệu quả nên thường được sử dụng trong các thực đơn ăn kiêng. Vậy, bánh chuối yến mạch bao nhiêu calo?

Bánh chuối yến mạch bao nhiêu calo? Câu trả lời đã rất rõ ràng. Hy vọng rằng món bánh thơm ngon, bổ dưỡng, giàu năng lượng và giúp giảm cân này sẽ thỏa mãn “cơn thèm” của bạn.

Sữa Chua Bao Nhiêu Calo? Cách Ăn Sữa Chua Giảm Cân Và Tăng Cân

Sữa chua bao nhiêu calo?

Sữa chua bao nhiêu calo?

Sữa chua Vinamilk có đường – ít đường  – không đường: 105 – 87 – 55.5 calo/100 gram

Sữa chua Proby có đường – ít đường  – không đường: 117 – 98 – 53 calo/100 gram

Sữa chua TH True Milk có đường – ít đường  – không đường: 102 – 80 – 53.3 calo/100 gram

Sữa chua Hy Lạp: 104 calo/100 gram

Sữa chua uống: 63.6 calo/100 gram

Sữa chua nguyên kem: 169 calo/100 gram

Sữa chua đậu nành: 42 calo/100 gram

Sữa chua nha đam: 106.3 calo/100 gram

Sữa chua trái cây: 101 calo/100 gram

Sữa chua vị trà xanh: 102.7 calo/100 gram

Sữa chua hạt óc chó: 109 calo/100 gram

1 hộp sữa chua nếp cẩm: 104.5 calo/100 gram

Sữa chua trân châu: 276 calo/cốc

Dinh dưỡng trong sữa chua

Chất đạm

Sữa chua là một nguồn protein dồi dào tốt lành. 259 gramsữa chua nguyên chất làm từ sữa nguyên kem chứa khoảng 8.5 gram protein. Hàm lượng protein của sữa chua thường cao hơn sữa tươi vì protein có thể được thêm vào sữa chua trong quá trình chế biến. Protein trong sữa chua là whey và casein với hàm lượng tùy vào mỗi nhà sản xuất. Cả casein và whey đều có giá trị dinh dưỡng tuyệt vời, giàu axit amin thiết yếu và dễ tiêu hóa.

– Casein: Hầu hết protein trong sữa chua (trên 80%) là casein. Chủ yếu là Alpha-casein. Casein làm tăng khả năng hấp thụ các khoáng chất như canxi, phốt pho và làm giảm huyết áp.

– Whey protein: Whey chiếm 20% lượng protein trong sữa chua. Nó chứa rất nhiều axit amin chuỗi nhánh. Whey protein được phát triển riêng cho những người tập thể hình, vận động viên. Tác dụng chủ yếu là làm tăng trưởng cơ bắp. Ngoài ra còn thúc đẩy giảm cân và giảm cholesterol.

Chất béo

Dinh dưỡng trong sữa chua

Lượng chất béo trong sữa chua phụ thuộc vào loại sữa được sử dụng. Nếu ban đầu dùng sữa nguyên kem thì sữa chua sẽ giàu chất béo. Ngược lại, sữa chua làm từ sữa tách béo sẽ có ít chất béo hơn hẳn. Hàm lượng chất béo trong sữa chua dao động từ 0,4% đến 3,3% hoặc nhiều hơn trong sữa chua nguyên kem.  Hầu hết chất béo trong sữa chua là chất béo bão hòa (70%), còn lại là chất béo không bão hòa đơn. Có đến 400 loại axit béo khác nhau trong sữa chua.

Carbs trong sữa chua chủ yếu tồn tại ở dạng đường đơn gọi là lactose, một phần nhỏ là galactose. Sữa chua ít latose hơn sữa bình thường. Khi làm sữa chua, sự lên men diễn ra khiến lactose bị phân hủy, tạo thành galactose và glucose. Đường chủ yếu được chuyển hóa thành axit lactic. Đây chính là chất tạo nên vị chua cho sữa chua và các sản phẩm sữa lên men khác. Vì lactose chỉ có vị ngọt nhẹ nên những sản phẩm sữa chua thường được bổ sung thêm đường saccarozo. Do đó, lượng đường trong sữa chua có thể dao động từ 4,7% đến 18,6% hoặc cao hơn.

Vitamin và các khoáng chất

Sữa chua đầy đủ chất béo chứa hầu hết mọi chất dinh dưỡng bạn cần. Tuy nhiên, giá trị dinh dưỡng của các loại sữa chua khác nhau sẽ khác nhau. Một số vitamin khoáng chủ yếu được tìm thấy trong sữa chua như vitamin B12, canxi, phốt pho và vitamin B2.

Lợi ích của sữa chua

Sức khỏe tiêu hóa

Thường xuyên ăn sữa chua có thể khôi phục lại sự cân bằng trong hệ vi khuẩn đường ruột của chúng ta. Từ đó hệ thống tiêu hóa trở nên khỏe mạnh và hoạt động ổn đinh hơn. Ngoài ra các lợi khuẩn trong sữa chua còn giúp giảm táo bón và giảm bớt các triệu chứng không dung nạp lactose.

Tăng cường sức khỏe xương

Lợi ích của sữa chua

Sữa và các sản phẩm sữa, đặc biệt là sữa chua từ lâu đã được coi là dinh dưỡng chống loãng xương hiệu quả. Tất cả là do hàm lượng canxi, photpho và protein cao có trong sữa chua.

Điều chỉnh huyết áp

Huyết áp cao bất thường là một trong những nguy cơ làm tổn hại tim. Thường xuyên sử dụng sữa chua ít đường hoặc không đường có thể làm huyết áp và đường huyết ổn định hơn.

Giảm cân

Sữa chua cũng có thể hỗ trợ giảm cân vì nó thường thay thế các bữa ăn có hàm lượng calo cao khác. Chẳng hạn như bánh quy, đồ ăn vặt, các loại kẹo,…. Hơn nữa sử dụng sữa chua để thay thế các loại sốt nhiều calo vẫn mang lại vị ngon cho món ăn của bạn, trong khi mức calo tổng thể giảm xuống đáng kể.

Nguy cơ dị ứng từ sữa chua

Không dung nạp lactose: Sữa chua chứa ít đường sữa (lactose) hơn sữa. Do đó người kém dung nạp lactose ăn sữa chua sẽ tốt hơn là uống sữa. Tuy nhiên lượng lactose này vẫn có thể ảnh hưởng đến những người có độ nhạy cảm cao với đường lactose.

  – Dị ứng sữa:  Dị ứng sữa phổ biến ở trẻ em và hiếm gặp ở người lớn. Nó xảy ra do sự khó khăn của cơ thể khi tiêu hóa các protein sữa (whey và casein). Vì vậy, những người bị dị ứng sữa nên tránh ăn sữa chua.

  – Thêm đường: Các loại sữa chua thường được bổ sung thêm đường. Ăn nhiều đường có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tim . Vì lý do này, tốt nhất bạn nên đọc bảng thành phần và tránh sữa chua có thêm quá nhiều đường. Đường này thường ở dạng saccarozo hoặc xi-rô ngô có hàm lượng fructoza cao.

Ăn nhiều sữa chua có tốt không?

Dù thực phẩm có tốt đến đâu mà khi bạn ăn vượt qua mức cần thiết của cơ thể thì cũng đều trở nên không tốt. Sữa chua cũng vậy. Với một lượng ăn vừa đủ, thực phẩm này sẽ hỗ trợ sức khỏe cho bạn rất hiệu quả. Vậy ăn bao nhiêu sữa chua là vừa đủ?

– Với trẻ em dưới 6 tuổi, mỗi tuần ăn 200 gram sữa chua ít đường.

– Trẻ em từ 6 tuổi – 13 tuổi nên ăn 200 – 300 gram sữa chua mỗi tuần.

– Người trên 14 tuổi có thể ăn 1 hộp sữa chua mỗi ngày (100 gram).

Cách ăn sữa chua

Cách ăn sữa chua không béo

Ăn sữa chua có béo không?

Ăn sữa chua không béo, thậm chí còn giúp giảm cân nếu bạn chọn đúng loại và ăn đủ lượng. Sữa chua là thực phẩm giàu protein, ít chất béo và đặc biệt giàu vitamin khoáng. Sữa chua sẽ cân bằng lại dinh dưỡng trong cơ thể, giúp trao đổi chất tốt hơn do bổ sung lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa. Từ đó sẽ góp phần làm cân nặng của bạn trở về ngưỡng an toàn.

Cách ăn sữa chua giảm cân

Ít chất béo: Mặc dù chất béo giúp não bộ hoạt động hiệu quả hơn nhưng nó mang lại khá nhiều calo. Bạn hoàn toàn có thể chọn loại sữa chua tách béo hoặc ít chất béo cho bữa ăn của mình. Cắt giảm chất béo là phương pháp kiểm soát cân nặng truyền thống và mang lại hiệu quả cao.

Chọn sữa chua ít đường hoặc không đường: Các loại sữa chua này chứa rất ít hoặc hoàn toàn không cho thêm đường. Nó có vị ngọt nhẹ. Trong trường hợp bạn dùng sữa chua không đường, nó gần như không có vị ngọt. Việc cắt giảm đường trong sữa chua sẽ khiến lượng calo được cắt giảm theo. Từ đó nguy cơ thừa calo, béo phì sẽ giảm xuống.

Tìm sữa chua có hàm lượng protein cao: Sữa chua thông thường sẽ có khoảng 3 – 4% protein. Trong khi đó các loại sữa chua Hy Lạp có lượng protein gấp đôi so với sữa chua thông thường (khoảng 8 – 9%). Lựa chọn sữa chua nhiểu protein sẽ giúp cơ bắp của bạn có thêm dinh dưỡng để phát triển, đồng thời khiến bạn duy trì cảm giác no trong nhiều giờ.

Khi lựa chọn được các loại sữa chua tốt cho việc giảm cân, bạn có thể sử dụng làm nước sốt ít calo cho salad rau củ, ăn cùng trái cây tươi và các loại hạt khô vào bữa phụ sáng và chiều hàng ngày.

Cách ăn sữa chua tăng cân

Ngược lại với sữa chua giảm cân, các loại sữa chua tăng cân cần có những tiêu chuẩn dinh dưỡng cụ thể:

Chọn loại sữa chua nguyên kem: Sữa chua nguyên kem được làm từ sữa nguyên kem. Sữa này có phần trăm béo cao (khoảng trên 10%) do giữ được lớp váng béo có trong sữa. Phần chất béo này giúp cơ thể có thêm nhiều calo để tích lũy năng lượng nhằm cải thiện cân nặng.

Sử dụng sữa chua có đường: Đường cũng là nguồn cung cấp năng lượng hiệu quả cho người gầy. Bạn cần chọn loại sữa chua truyền thống, 100% đường.

Hơn nữa, nếu muốn sử dụng sữa chua để tăng cân, bạn cần ăn đều đặn hàng ngày.

Cách làm sữa chua uống tại nhà

Cách làm sữa chua uống tại nhà

Nguyên liệu

  – 1 lít nước sôi để nguội

  – 0.5 lít sữa tươi không đường

  – 1 lon sữa đặc

  – 2 lọ sữa chua ở nhiệt độ phòng

Cách làm

– Bước 1: cho nước, sữa tươi và sữa đặc vào đun lửa nhỏ đến khi đạt khoảng 80 độ. Sau đó để nguội về 35 – 40 độ.

– Bước 2: Pha 1 muỗng hỗn hợp cùng với sữa chua, đảo nhẹ tay và đổ lại vào trong hỗn hợp sữa ban đầu, nhẹ nhàng khuấy đều cho sữa hòa quyện. Để sữa nguội hoàn toàn.

– Bước 3: Đong sữa vào chai lọ nhỏ, đậy nắp và cho vào nồi ủ ở nhiệt độ 40 – 45 độ C trong khoảng 6 – 8 tiếng. Lưu ý trong lúc ủ không di chuyển sữa, tránh để hỗn hợp bị long chân.

– Bước 4: Sau khi ủ xong bạn để tủ lạnh và thưởng thức trong 1 – 2 ngày.

100G Yến Mạch Bao Nhiêu Calo? Ăn Yến Mạch Có Giảm Cân Không?

Yến mạch là loại ngũ cốc có giá trị dinh dưỡng rất cao, thường được sử dụng trong thực đơn ăn uống của người ăn kiêng. Vậy bạn có biết thành phần calo trong yến mạch là bao nhiêu? Ăn yến mạch như thế nào để giảm cân hiệu quả?

1. 100g yến mạch bao nhiêu calo?

Theo nghiên cứu, 100g yến mạch có chứa khoảng 389 calo, đây là hàm lượng calo khá cao, đảm bảo năng lượng cho bạn hoạt động thời gian dài. Ngoài ra, trong 100g yến mạch còn chứa lượng chất xơ dồi dào lên đến 10.6g, hàm lượng Protein là 15g, Canxi là 54mg, Kali là 429mg. Thành phần chất xơ và Protein trong yến mạch sẽ giúp bạn tạo cảm giác no lâu, giúp trì hoãn cơn đói.

2. Ăn yến mạch có giảm cân không?

Ăn yến mạch có giảm cân được hay không là thắc mắc của rất nhiều cần được giải đáp. Trong thành phần của yến mạch có hàm lượng chất xơ khá cao, có tác dụng giúp bạn cảm thấy nhanh no, không muốn nạp thêm thức ăn nữa. Bạn chỉ cần ăn một lượng nhỏ yến mạch là đã có cảm giác no lâu, không còn thèm ăn nên hạn chế được việc nạp thêm năng lượng vào cơ thể. Hơn nữa, hạt yến mạch có hàm lượng dinh dưỡng rất dồi dào, cung cấp đầy đủ khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Bởi vậy, ăn yến mạch sẽ đảm bảo đủ lượng dinh dưỡng cần thiết cung cấp cho cơ thể.

3. Thực đơn giảm cân bằng yến mạch trong 1 tuần.

Ngày thứ 1.

– Bữa sáng: Nước chanh mật ong + cháo yến mạch + 1 hộp sữa chua.

– Bữa trưa: Salad rau củ cùng nước sốt + cháo yến mạch + 1 miếng bưởi.

– Bữa tối: rau cải luộc + cháo yến mạch + 1 quả táo.

Ngày thứ 2.

– Bữa sáng: 1 cốc yến mạch pha sữa tươi không đường.

– Bữa trưa: 1 đĩa bánh nướng yến mạch + 1 hộp sữa chua.

– Bữa tối: 100g ức gà hấp + 1 bát cháo yến mạch.

Ngày thứ 3.

– Bữa sáng: 1 quả trứng luộc + 1 cốc yến mạch trộn sữa chua và dâu.

– Bữa trưa: cháo yến mạch + 2 quả chuối.

– Bữa tối: yến mạch trộn sữa tươi không đường + 1 đĩa salad cà chua xà lách.

Ngày thứ 4.

– Bữa sáng: 1 tô cháo yến mạch nấu cùng tôm và rau.

– Bữa trưa: 100g thịt bò xào dứa + ít bánh yến mạch tự làm.

– Bữa tối: 1 cốc yến mạch pha sữa tươi + 1 quả dưa leo.

Ngày thứ 5.

– Bữa sáng: 1 cốc nước chanh pha mật ong + 1 đĩa bánh yến mạch.

– Bữa trưa: 1 bát cháo yến mạch nấu rau củ băm nhỏ.

– Bữa tối: Salad rau trộn tôm + 1 bát cháo yến mạch.

Ngày thứ 6.

– Bữa sáng: 1 quả trứng + 1 cốc yến mạch trộn sữa tươi.

– Bữa trưa: 1 đĩa bánh yến mạch + 1 cốc sinh tố nước cam.

– Bữa tối: 1 bát cháo yến mạch + 1 đĩa rau củ luộc.

Ngày thứ 7.

– Bữa sáng: 1 cốc yến mạch trộn sữa tươi và dâu tây.

– Bữa trưa: 1 chén cơm trắng nhỏ + 100g cá hấp + 1 bát canh bí.

– Bữa tối: 1 bát cháo yến mạch nấu tôm.

4. Lưu ý khi sử dụng yến mạch giảm cân.

Quả thật ăn yến mạch có tác dụng giảm cân rất hiệu quả. Tuy nhiên để tăng kết quả giảm cân bạn nên lưu ý thêm một số điều sau đây khi áp dụng chế độ ăn kiêng với yến mạch. Cụ thể là:

– Sau khi ngủ dậy buổi sáng, bạn nên uống một cốc nước ấm với một lát chanh mỏng để làm sạch hệ tiêu hóa, giúp đào thải độc tố cho cơ thể.

– Nên uống đủ nước mỗi ngày (1,5 lít đến 2 lít cho người trưởng thành).

– Cần kết hợp chế độ ăn kiêng với tập luyện thể dục như tập Gym, bơi lội, chạy bộ ngoài trời hoặc với máy chạy bộ…

– Trong thực đơn giảm cân của bạn nên hạn chế sử dụng tinh bột, đường, chất béo.

– Tích cực ăn nhiều rau củ, các loại trái cây giàu vitamin C.

– Sau khi đạt được mức cân nặng mong muốn, bạn nên duy trì thói quen mỗi sáng ăn một bát cháo yến mạch và 1 quả trứng luộc.

5. Lời kết.

Thiên Trường Sport là đơn vị chuyên cung cấp các thiết bị thể thao hỗ trợ cho bạn giảm cân như: xe đạp tập thể dục, máy chạy bộ, dụng cụ tập Gym… Nếu bạn có nhu cầu tập luyện hãy liên hệ với chúng tôi để được mua hàng nhanh chóng nhất ! Chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách !

Bánh Yến Mạch Bao Nhiêu Calo Và Ăn Bánh Có Béo Không?

Bánh yến mạnh Hàn Quốc là loại bánh đã được kiểm định và chứng thực là rất giàu dinh dưỡng và bổ ích cho trẻ nhỏ và cả người lớn, người cao tuổi. Bởi thành phần nguyên liệu làm nên chúng chủ yếu có nguồn gốc sạch từ thiên nhiên như bột yến mạch, dầu thực vật, bơ, sữa… Đặc biệt là yến mạch cũng cấp rất nhiều chất xơ, Protein, chất béo, vitamin và các khoáng chất cần thiết khác như kẽm, canxi, magie, photpho, sắt,…. Chính vì thế ngay từ khi du nhập về Việt Nam, chúng đã nhanh chóng chiếm được cảm tình từ người tiêu dùng.

Vậy bánh yến mạch bao nhiêu calo? Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì với bột yến mạch nguyên chất thì hàm lượng calo là 348 nhưng đối với bánh yến mạch Hàn Quốc đã được chế biến thêm dầu thực vật, sữa, bơ nên hàm lượng calo trong bánh yến mạch sẽ cao hơn bột yến mạch nguyên chất. Theo đó, trong 100g bánh có chứa 389 calo, tương đương với gói bánh yến mạch Hàn Quốc 400g sẽ có tổng lượng calo lên đến 1600 calo, có thể thấy hàm lượng calo có trong bánh là khá cao. Ngoài ra bánh còn có 0.2g trong 100g bánh chất xơ và 67,7g hàm lượng Hydrat Cacbon.

Chính vì vậy, bạn cần có chế độ ăn hợp lý mặc dù nó rất tốt cho sức khỏe của bạn để ngăn ngừa tiểu đường, béo phì hay một số bệnh lý khác. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn chỉ nên ăn dưới 100g bánh trong mỗi bữa ăn để đảm bảo sức khỏe tốt nhất dành cho bạn.

Ăn bánh yến mạch hàn quốc có béo không?

Với hàm lượng calo cùng định lượng thành phần có trong sản phẩm có thể thấy giá trị dinh dưỡng có trong bánh yến mạch khá cao. Trung bình 1 người trưởng thành cần hấp thụ khoảng từ 1800 – 2200 calo/ ngày và hàm lượng 389 calo/ 100gr bánh được đánh giá là cao so với các loại thực phẩm thông thường. Tuy nhiên hàm lượng chất xơ có trong bánh yến mạch lại giúp cân bằng các dưỡng chất nạp vào cơ thể, đồng thời chứa các thành phần khoáng chất và vitamin có tác dụng làm giảm cảm giác thèm ăn, thúc đẩy quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh chóng và hiệu quả. Ngoài ra ăn bánh yến mạch còn giúp bổ xung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể trong suốt quá trình giảm cân.

Đến đây, chắc hẳn các bạn đã có được cho mình đáp án cho câu hỏi ăn bánh yến mạch Hàn Quốc có mập không? Đồng thời bánh còn cung cấp cho cơ thể rất nhiều hàm lượng Vitamin cho sức khỏe, bổ dưỡng cho tất cả mọi người. Vì vậy, nếu bạn biết cách kiểm soát số lượng và có thời gian ăn uống hợp lý thì nó sẽ hỗ trợ việc giảm cân hiệu quả. Bên cạnh đó, bánh yến mạch giảm cân Hàn Quốc còn có tác dụng giúp:

+ Ổn định đường máu: Thành phần sắt có trong sản phẩm bánh yến mạch Hàn Quốc có tác dụng thúc đẩy sản sinh hồng cầu có trong máu, chất xơ giúp trung hòa lượng đường có trong cơ thể, rất tốt cho các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.

+ Cải thiện đường tiêu hóa: Các chất xơ có tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa, hỗ trợ quá trình chuyển đổi chất, dùng yến mạch hàng ngày giúp chống táo bón, tăng nhu động ruột.

Cách làm bánh yến mạch

+ Nguyên liệu

Bột mì: 110 gram

Yến mạch: 110gr

Đường: 120 gram

Dừa nạo: 100 gram

Bơ lạt: 115 gram

Sữa tươi không đường: 100ml

Baking soda: 1 tsp

Mật ong: 4 tsp

Nước nóng: 3 tbsp (ở nhiệt độ khoảng 80 độ C)

Vanilla: 1 tsp

+ Các thực hiện

Bước 1: Bắc chảo chống dính lên bếp và rang dừa nạo với lửa nhỏ cho tới khi dừa vàng đều và có mùi thơm. Tắt bếp và để cho dừa nguội.

Bước 2: Cho yến mạch, bột mì, dừa rang, đường và một chút muối vào một tô lớn và trộn thật đều và hòa quyện với nhau.

Bước 3: Cho bơ và mật ong vào đun cách thủy cho tới khi tan chảy.

Bước 4: Chuẩn bị một chén nhỏ, cho baking soda cùng với nước ấm vào chén, khuấy thật đều tay cho tan hoàn toàn. Đổ hỗn hợp này vào vào mật ong và bơ khuấy đều.

Bước 5: Cho vanilla và hỗn hợp ở bước 4 vào bột bánh, tiếp đó trộn cho các nguyên liệu hòa quyện vào nhau, tạo thành một khối thống nhất. Nếu bạn có cảm giác bột còn hơi khô thì có thể cho thêm khoảng 1 tbsp vào để bột mềm ẩm hơn. Bọc kín bột lại với màng bọc thực phẩm sau đó để bột nghỉ trong ngăn mát tủ lạnh trong vòng 20 phút.

Bước 6: Làm nóng lò ở nhiệt độ 180 độ C trước khi nướng khoảng 10 phút. Lót giấy nến lên khay nướng và vê bột thành từng miếng bánh có hình tròn rồi xếp lên khay. Nướng bánh trong vòng 15 phút trong lò với nhiệt độ 180 độ C. Sau 15 phút, bạn hạ nhiệt độ xuống 170 độ C và nướng bánh tiếp 5 phút để bánh giòn hơn.