Top 10 # Xem Nhiều Nhất Yến Có Tốt Cho Phổi Không Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Shareheartbeat.com

Ăn Yến Có Tốt Cho Phổi Không ? – Nàng Yến

Bài viết : Ăn yến có tốt cho phổi không ?

Tác dụng của yến đối với phổi

Theo Đông y, yến sào vốn có vị ngọt, tính bình, có ảnh hưởng trực tiếp tới hai kinh phế và vị, chính vì lẽ đó nên sử dụng yến sào như một món thực phẩm bổ sung dưỡng chất nhằm cải thiện tình trạng của phổi là điều rất tốt.

Cụ thể, trong yến sào có các vi chất để cơ thể người bệnh hấp thụ dễ dàng, thông qua đó, các cơ quan bên trong bao gồm cả phổi sẽ được bổ sung nguồn vi chất để thúc đẩy quá trình trao đổi chất, củng cố sức đề kháng.

Tăng cường hoạt động hệ hô hấp

Đầu tiên phải kể đến tác dụng hỗ trợ tăng cường sự hoạt động của hệ hô hấp, đặc biệt là phổi của yến sào. Thành phần yến sào theo các nghiên cứu chuyên sâu công bố có chứa khoảng 3,5% acid amin tyrosine tốt cho phổi.

Đây là nhân tố được xem như có khả năng giảm triệu chứng dị ứng bên trong cơ thể, điều này có nghĩa là một khi ngăn ngừa được các tác nhân gây hại như vi khuẩn xâm nhập, hệ hô hấp sẽ được cải thiện tốt hơn trước.

Việc tăng cường quá trình trao đổi khí của hệ hô hấp giúp phổi khỏe hơn, hoạt động lưu thông trong khí quản qua đó cũng trở nên ổn định. Yến sào thật sự là món ăn quý giúp người bệnh cải thiện khả năng hô hấp, bổ phế.

Tác dụng làm sạch phổi

Như đã đề cập ở trên, nhờ vào loại acid amin tyrosine có trong yến sào, hệ hô hấp sẽ đủ sức ngăn chặn được sự tấn công của các vi khuẩn gây hại hoặc các chất gây dị ứng nếu chúng ta chẳng may hít phải hàng ngày.

Quá trình lọc không khí qua phổi được tăng cường giúp loại bỏ được các tác nhân gây các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, các triệu chứng ho hen phổ biến mà cả người lớn lẫn trẻ nhỏ đều dễ mắc phải.

Giảm sự suy thoái của cơ quan hô hấp

Công dụng quan trọng tiếp theo phải kể đến của yến là có thể giảm sự thoái hóa của cơ quan hô hấp nhờ vào các chất chống oxy hóa có sẵn trong yến sào, bao gồm có hai chất Selenium, Glycine với hàm lượng khá nhiều.

Hai chất kể trên có tác dụng nổi bật là hỗ trợ ngăn chặn quá trình lão hóa, thoái hóa của các cơ quan trong cơ thể, trong đó có phổi. Ngoài ra, trong yến còn có hai chất Isoleucine và Leucine cũng quan trọng không kém.

Isoleucine chứa trong yến sào có tác dụng chủ yếu trong việc phục hồi cơ thể, trong khi Leucine lại có chức năng hỗ trợ sự tăng trưởng các mô, tế bào trong cơ thể người đang được điều trị các bệnh về đường hô hấp.

Tăng sức đề kháng phổi

Yến sào được sử dụng cho người bị bệnh về phổi có tác dụng rõ rệt trong việc tăng sức đề kháng toàn diện cho cơ thể nói chung và phổi nói riêng. Điều này hoàn toàn nhờ vào hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong yến.

Cụ thể, theo Viện nghiên cứu sinh học Hà Nội, thành phần yến có chứa từ 42 đến 54% các loại axit amin cần thiết cho cơ thể con người như cystein, phenylalanin,… cùng nhiều loại vitamin và khoáng chất quan trọng khác.

Hỗ trợ hen suyễn

Vì có khả năng nâng cao sức đề kháng cho phổi nên cũng không có gì bất ngờ khi yến sào có thể hỗ trợ các bệnh nhân bị bệnh hen suyễn cải thiện tình trạng sức khỏe, ngoài ra yến sào còn giúp giảm ho, tiêu đờm khá tốt.

Với bệnh nhân bị bệnh hen suyễn, yến sào giúp thanh lọc phổi, đồng thời cải thiện khả năng hô hấp, ngăn ngừa các biến chứng như nhiễm khuẩn phế quản, suy hô hấp, tràn khí màng phổi,.. nguy hiểm khi mắc bệnh hen.

Cách sử dụng yến sào tốt cho phổi

Yến hấp cách thủy: là một món đơn giản bất kỳ ai cũng làm được, bạn có thể cho thêm các loại nguyên liệu khác như đường phèn, hạt sen, táo đỏ,… kết hợp với yến để tăng thêm công dụng chữa trị.

Sử dụng yến sào kết hợp với bạch cập nấu với lửa nhỏ, hầm thật kỹ để lấy nước, uống 2 lần/ngày với công dụng chữa trị ho ra máu.

Dùng yến sào nấu với nấm hương, kỷ tử cùng nước hầm gà đun trong 10 phút, dùng khi còn nóng sẽ giúp hỗ trợ chữa bệnh lao phổi.

Những lưu ý khi sử dụng tổ yến đối với người bị bệnh phổi

Tổ yến có tác dụng rất tốt với người mắc các bệnh về phổi, tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, bạn cũng cần lưu ý một vài vấn đề sau đây:

Trước tiên, bạn cần hiểu được sử dụng yến bổ sung trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày là điều tốt, nhưng việc lạm dụng yến sào quá mức đối với bệnh nhân bị bệnh phổi là điều hoàn toàn không nên.

Vì tổ yến không được nuôi đúng phương pháp do đó tổ yến có thể bị nhiễm khuẩn hoạch nhiễm kim loại nặng, vì thế bạn cần tìm hiểu kỹ thông tin khi mua yến.

.. Tránh

Tránh nhầm lẫn huyết yến, loại yến sào có màu đỏ khá quý hiếm với tổ yến bị nhiễm Nitric – Nitrat do ủ trong phân, vì nhìn bên ngoài màu sắc của cả hai khá giống nhau, đều có màu đỏ tươi rất dễ gây nhầm lẫn cho người mua.

Trước khi mua yến sào bạn cần nghiên cứu kỹ thông tin về nơi sản xuất, chất lượng sản phẩm cũng như hạn sử dụng,.. để tránh mua phải hàng giả, hoặc nhầm lẫn với tổ yến bị nhiễm độc sắt,…

Khi mua yến cho bệnh nhân sử dụng, tốt hơn hết là bạn nên tham khảo qua ý kiến của bác sĩ để xem thử người bệnh có thể sử dụng yến sào được không vì có một vài người sẽ bị dị ứng với yến sào.

… Xem kỹ

Bạn nên hỏi kỹ về liều lượng cũng như cách sử dụng sao cho hợp lý để đảm bảo sức khỏe cho người bệnh được tốt nhất. Có thể cho bệnh nhân sử dụng bắt đầu với liều lượng nhỏ trước rồi sau đó tăng dần.

Công dụng của tổ yến không phải là tuyệt đối nên ngoài sử dụng yến sào, bạn nên đan xen thêm các loại thực phẩm khác cùng một chế độ ăn uống hợp lý để giúp khôi phục nhanh chóng sức khỏe bệnh nhân.

Yến sào Nàng Yến – Mang đến sức khỏe cho mọi nhà

Thiên nhiên đã ban tặng cho mỗi chúng ta những thực dưỡng thật quý giá nhưng chúng ta lại không biết cách sử dụng cho hợp lý. Đặc biệt đó là yến sào, nhiều đối tượng vì đồng tiền họ đã khai thác “ bất chấp” làm ảnh hưởng đến sự sinh tồn của chim yến.

Nhưng đối với Nàng Yến – đã có hơn 8 năm kinh nghiệm trong việc khai thác và vận hành, Nàng luôn chỉn chu từ khâu xây dựng nhà yến đến khâu đưa sản phẩm đến tay người dùng. Điểm mà Nàng Yến luôn tâm đắc đó là chỉ khai thác những tổ yến trên 3 tháng.

Thời điểm này đủ để những chim yến con nở và trưởng thành tự đi lương thực và tổ ấm mới. Ngoài ra, khi khai thác ở thời điểm này hàm lượng chất dinh dưỡng trong tổ yến sẽ rất cao, từng sợi yến sẽ chắc và ngon hơn.

Ngoài ra, trong quy trình xử lý nguyên thô Nàng Yến áp dụng công nghệ N-Tech để đảm bảo được hàm lượng chất dinh cho tổ yến mang đến cho bạn và cả cộng đồng một tổ yến vừa chất lượng cao và giá cả phải chăng.

Nàng Yến hy vọng Bài viết : Ăn yến có tốt cho phổi không ? mang lại thông tin hữu ích cho bạn!

9 Thực Phẩm Tốt Nhất Cho Phổi

Phổi là một bộ phận quan trọng, là một trong những bộ phận đóng vai trò duy trì sự sống của con người. Chăm sóc lá phổi là việc cần thiết. Trong đó yếu tố dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng trong việc chăm sóc này.  Thời tiết giao mùa khiến nguy mắc bệnh Phổi và tình trạng bệnh phổi tăng năng cao hơn. Để có phương pháp điều trị, chăm sóc bệnh nhân Phổi tốt nhất, chúng tôi mách bạn những thực phẩm cần thiết cho sức khỏe cho lá phổi.

9 thực phẩm tốt nhất cho phổi bạn nên bổ sung

Gừng: Gừng có tính kháng viêm và giúp thúc đẩy loại bỏ các độc tố ra khỏi Phổi. Các loại rau họ cải: cải bắp, súp lơ…có tác dụng ngăn cản sự phát triển của ung thư phổi. Giảm nguy cơ bị ung thư phổi. Diệp lục trong các thực phẩm này giúp làm sạch máu và cung cấp các chất chống oxy hóa.

Nghệ: Tinh chất curcumin trong nghệ có tác dụng kháng viêm, kháng tế bào ung thư rất tốt. Dùng nghệ hàng ngày giúp phòng ngừa nguy cơ bị ung thư phổi. Tính chất kháng viêm của Curcumin giúp giảm nguy cơ mắc bệnh viêm phổi.

Bưởi: một loại flavonoid trong Bưởi có tác dụng ức chế hoạt hóa một loại enzyme gây ung thư. Bưởi có tác dụng tốt trong việc làm sạch phổi sau khi bỏ hút thuốc lá.

Nước: Uống nước đầy đủ mỗi ngày là cách bảo vệ lá phổi. Uống nhiều nước sẽ giúp loãng đờm, giảm ho, dịu họng. Táo: Táo giúp tăng cường sức sống cho các tế bào phổi. Ăn táo giúp phổi hoạt động tốt và lưu lượng khí hoạt động qua phổi được ổn định và chất lượng hơn.

Tổ yến/ Yến sào: Yến sào có tác dụng giúp tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể. Yến sào có tác dụng rất tốt với những người bệnh phổi, có tác dụng giúp phục hồi chức năng của phổi.

Bệnh Viêm Phổi Ở Trẻ Có Lây Không? Cách Chăm Trẻ Bị Viêm Phổi Sao Cho Đúng

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cứ trong mỗi giây, bệnh viêm phổi ở trẻ em đã lấy đi gần 20 sinh mạng và chiếm đến 16% nguyên nhân gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Có đến 99% trường hợp tử vong vì bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ xảy ra tại các quốc gia đang phát triển.

Viêm phổi hay còn gọi là viêm phế quản phổi có tỷ lệ mắc cao và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em. Trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 2 tháng tuổi là nhóm nguy cơ mắc và tử vong do viêm phổi cao nhất.

Đa số các trường hợp viêm phổi là do virus gây ra và không có thuốc điều trị đặc hiệu.

Việc điều trị bệnh chủ yếu dựa vào chăm sóc đúng cách và giải quyết triệu chứng (sốt, ho, ngạt mũi…). Nếu được chăm sóc tốt, trẻ sẽ nhanh khỏi bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời trẻ có thể tử vong. Do đó, cha mẹ cần chú ý đến các biểu hiện sớm của bệnh viêm phổi, các dấu hiệu nguy hiểm và tình trạng cấp cứu để đưa trẻ đến viện kịp thời.

Các biểu hiện của bệnh viêm phổi nặng ở trẻ

Đa số viêm phổi ở trẻ lớn thường khởi đầu bằng sốt, ho, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên (viêm mũi họng cấp). Khi bệnh tiến triển nặng, trẻ có thể có các biểu hiện như sau:

– Trẻ khó thở có nhịp thở nhanh theo lứa tuổi: Dưới 2 tháng: ≥ 60 lần/phút, từ 2 đến 12 tháng: ≥50 lần/phút, từ 1 đến 5 tuổi: ≥ 40 lần/phút và trên 5 tuổi: ≥ 30 lần/phút.

– Đặc biệt, khi trẻ có các biểu hiện như: Tím tái, không uống được, li bì, khó đánh thức, co giật, suy dinh dưỡng nặng, phập phồng cánh mũi, co kéo cơ liên sườn, rút lõm lồng ngực, hõm ức thì sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng suy hô hấp cấp tính và có thể tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Bệnh viêm phổi ở trẻ em có lây không?

Bệnh viêm phổi là do virus và vi khuẩn gây ra nhiễm trùng phổi. Mà những mầm bệnh này được tìm thấy trong dịch nhầy từ miệng hoặc mũi của người bị nhiễm bệnh và phát tán ra xung quanh khi người bệnh ho hay hắt hơi nên chúng có thể lây lan từ ngươi này sang người khác, tạo điều kiện cho bệnh viêm phổi phát triển ở những người nhiễm mầm bệnh.

Cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi

Một số cách chăm sóc hiệu quả mà cha mẹ có thể làm giúp trẻ nhanh khỏi bệnh như sau:

1. Hạ sốt cho trẻ

– Tích cực chườm ấm cho trẻ (nhiệt độ nước chườm được xác định bằng cách nhúng cùi chỏ của người lớn vào chậu nước, nếu thấy ấm là được).

– Nếu trẻ sốt từ 38,5 độ C trở lên, cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.

2.Vỗ lưng giúp trẻ bài tiết đờm hiệu quả

Phương pháp vỗ lưng cho trẻ khi bị ho có đờm sẽ giúp lưu thông tuần hoàn máu của phổi, giúp đờm trong phế quản long ra và thải ra ngoài dễ dàng. Thực hiện vỗ lưng tốt nhất là trước bữa ăn hoặc sớm nhất là 1 giờ sau khi ăn để tránh gây nôn, bằng cách gập bàn tay của bạn ở chỗ cổ tay rồi khum bàn tay lại. Giữ cho ngón cái ép vào ngón trỏ. Vỗ bên trái rồi sang bên phải, khoảng 3-5 phút ở mỗi khu vực. Chú ý không vỗ vào vùng dạ dày, xương ức hay xương sống.

3. Hướng dẫn trẻ ho đúng cách

Với trẻ lớn, yêu cầu các cháu ho sau khi được vỗ ở từng khu vực. Khi trẻ chưa ngừng ho thì chưa được vỗ tiếp. Thực hiện các bước sau:

– Cho trẻ ngồi dậy, đầu ngả nhẹ về phía trước.

– Hít vào.

– Mở miệng và thót cơ bụng để ho thật sâu, không ho ở cổ họng.

– Hít vào lần nữa.

– Tiếp tục ho cho tới khi khạc được đờm ra ngoài.

– Đối với trẻ nhỏ, điều dưỡng có thể dùng máy hút đờm dãi ra khỏi hầu họng khi trẻ không tự ho khạc ra được.

4. Lưu ý giữ vệ sinh và chế độ ăn cho trẻ

– Vệ sinh mũi miệng: Dùng khăn giấy mềm lau sạch nước mũi, nước dãi rồi vứt bỏ khăn ngay sau khi sử dụng. Nếu dùng khăn xô thì phải đặc biệt chú ý giữ vệ sinh khăn. Việc dùng đi dùng lại khăn xô đã nhiễm bẩn và không được giặt sạch sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn/ virus bám trên khăn quay trở lại cơ thể bé.

– Vệ sinh nhà cửa, đồ chơi, đồ dùng của trẻ.Người chăm sóc cần rửa tay sạch sẽ khi chăm sóc và chuẩn bị đồ ăn cho trẻ.

– Cho trẻ ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm, dễ tiêu, dễ nuốt.

– Cho trẻ ăn theo nhu cầu, chia nhiều bữa trong ngày và số lượng mỗi bữa ít hơn bình thường, không nên ép trẻ ăn hết phần thức ăn cha mẹ đã chuẩn bị.

Cách điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ

Việc lựa chọn thuốc điều trị cho trẻ bị viêm phổi còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và do bác sĩ quyết định. Cha mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc kháng sinh, thuốc giảm ho điều trị cho con tại nhà.

Hầu hết trẻ bị viêm phổi có thể được điều trị tại nhà. Nếu có một trong các yếu tố sau bé phải nằm viện để nhân viên y tế chăm sóc:

– Cần điều trị bằng phương pháp oxy trị liệu.

– Bị nhiễm trùng phổi có thể lan sang máu.

– Có bệnh mãn tính ảnh hưởng đến hệ miễn dịch.

– Nôn mửa quá nhiều đến mức không thể uống thuốc.

– Viêm phổi tái đi tái lại

– Trẻ có thể bị ho gà.

Tổ Yến Có Tốt Cho Trẻ Em Không?

Tổ yến có tốt cho trẻ em không?

Theo các nghiên cứu khoa học, tổ yến hay còn gọi là yến sào là thực phẩm rất tốt cho trẻ em giúp bổ sung nguồn protein, nguyên tố vi lượng, acid amin để kích thích phát triển hệ tiêu hóa của trẻ. Ngoài ra, yến sào còn là thành phần rất giàu các khoáng chất chất như: sắt, canxi, mangan…mà cơ thể trẻ thường bị thiếu trong quá trình phát triển. Một số nguyên tố hiếm như crom cũng có trong yến giúp kích thích tăng tiêu hóa hấp thụ qua màng ruột.

Yến sào không chỉ là nguồn cung cấp lượng đạm cao, ít béo mà còn là nguồn thực phẩm thích hợp để giúp bé phát triển xương, tăng chiều cao và tăng cường hệ miễn dịch. Bản thân yến cũng có chứa nhiều sắt nên còn giúp phát triển trí não của bé rất tốt.

Trong quá trình hoạt động của bé thường thiếu rất nhiều năng lượng nên yến sào còn giúp cung cấp lượng đường galatose giúp bổ sung các chất béo không có hại.

Lứa tuổi thích hợp nhất để dùng yến là trẻ từ 7 tháng tuổi trở đi. Đặc biệt, nếu bé nhà bạn thường bị suy dinh dưỡng, biếng ăn, quấy đêm hoặc mắc các bệnh về hô hấp, phế quản thì cũng nên bổ sung yến ngay với liều lượng khoảng 70ml/ ngày. Tổ yến rất tốt cho hệ miễn dịch và sức đề kháng của trẻ em.

Đối với trẻ em ở lứa tuổi đi học, đặc biệt là đang bắt đầu trong những mùa thi cử, dùng tổ yến sẽ có tác dụng ổn định hệ thần kinh và tăng cường trí nhớ cho trẻ.

Dùng tổ yến như thế nào là tốt cho trẻ?

Khi có nhu cầu mua tổ yến cho trẻ ăn, bạn nên chọn loại tổ yến tinh chế, đã làm sạch hoàn toàn lông và tạp chất. Dùng tổ yến cho trẻ có thể dùng để chưng đường phèn. Ngoài ra, còn một số cách sử dụng yến với các món ăn khác, với những cách này, bạn có thể chưng yến rồi cho vào cùng các món ăn sẵn để kích thích vị giác của trẻ mà không mất đi các chất dinh dưỡng cần thiết.

Nếu như bạn không có thời gian chế biến tổ yến dành cho bé, bạn có thể mua các sản phẩm tổ yến đã chế biến sẵn như: nước yến, món chè yến… Nên chọn những loại sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được chứng minh là đạt tiêu chuẩn GMP, HACCP, ISO, không dùng chất bảo quản như tổ yến sào Khánh Hòa, yến sào Sài Gòn… Tổ yến phát huy tác dụng tốt nhất là khi bụng đói, vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ để dưỡng chất được hấp thụ tốt nhất.

Để được tư vấn miễn phí về tác dụng của tổ yến đối với từng đối tượng, bạn hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi tại địa chỉ:

Công ty TNHH ONPLAZA Việt Pháp Tell: 0965 69 63 64 – +84 4 66 849 833 Thời gian làm việc: từ 8h – 20h ( chủ nhật từ 9h-16h30) Chi nhánh Hà Nội: 33C Cát Linh, Phường Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội Chi nhánh HCM: Số 150/2 Đường Nguyễn Trãi, P. Bến Thành, Q1, HCM