Top 5 # Xem Nhiều Nhất Ý Nghĩa Vạch Kẻ Đường Màu Vàng Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Shareheartbeat.com

Ý Nghĩa Vạch Kẻ Đường Màu Vàng

Vạch kẻ đường màu vàng để làm gì, và có gì khác với vạch màu trắng không?

Vạch sơn giao thông màu vàng cũng tương tự như vạch màu trắng về chức năng. Chúng dùng làm vạch kẻ đường hoặc mép vỉa hè, và đều là một loại tín hiệu giao thông. Dùng để báo hiệu cho người đi đường về một thông điệp nào đó, chẳng hạn như: đi thẳng, khu vực người đi bộ…

Hệ thống vạch kẻ đường được chia làm 2 nhóm, tương ứng với đường có tốc độ xe chạy trên 60km/h và từ 60 km/h trở xuống.

Ta sẽ bắt đầu với những vạch vàng cho đường cho phép tốc độ thấp…

Vạch kẻ đường màu vàng – Tốc độ dưới 60 km/h.

Với đường cho phép tốc độ không quá 60 km/h, chỉ có 3 loại vạch sơn vàng sau:

1. Vạch số 1.4 xác định Khu vực cấm dừng VÀ cấm đỗ xe. Là vạch liên tục màu vàng, rộng 10cm, được kẻ ở mép đường hay trên mép vỉa hè. Có thể dùng độc lập không cần biển “Cấm dừng đỗ xe”.

Lưu ý: vạch liền này không cấm xe đè qua (lấn vạch)

2. Vạch số 1.10 xác định Khu vực cấm đỗ xe: vạch kẻ đường màu vàng đứt quãng, rộng 10 cm, dài 1m, cách nhau 1m. Được kẻ ở mép mặt đường hay trên mép vỉa hè. Vạch này có thể được áp dụng độc lập, không cần biển “Cấm đỗ xe”.

3. Vạch 1.17 quy định nơi dừng của phương tiện giao thông công cộng (xe buýt) hoặc nơi tập kết taxi. Đây vạch màu vàng liên tục, gãy khúc (kiểu chữ M).

Lưu ý: cấm các phương tiện khác dừng đỗ cách vạch này 15m cả về 2 phía, nhưng không cấm xe đè qua vạch.

Vạch kẻ đường màu vàng – Tốc độ trên 60km/h

Với những đoạn đường cho phép chạy tốc độ này, có những vạch kẻ đường màu vàng như sau:

1. Vạch số 1: vẽ ở tim đường để phân cách 2 luồng xe ngược chiều. Đây là vạch đứt khúc màu vàng, rộng 15cm, dài 4m, cách nhau 6m.

Lái xe phải đi về phía bên phải theo chiều đi của mình, có thể đè lên vạch khi vượt xe khác hoặc khi rẽ trái.

Vạch chỉ dẫn ở trạm thu phí

còn đây là hình ảnh thực tế của vạch vàng này tại trạm thu phí

3. Vạch số 27: cấm vượt xe

Vạch màu vàng gồm hai đường kẻ liền ở tim đường biểu thị nghiêm cấm xe vượt xe hoặc chạy đè lên vạch. Dùng để phân chia hai luồng xe đi ngược chiều của đường có hai làn hay nhiều làn xe nhưng đường không đặt giải phân cách ở giữa. Vạch này màu vàng gồm hai đường kẻ liền, mỗi đường kẻ có chiều rộng 15cm, khoảng cách giữa hai đường kẻ là 15 – 30cm.

4. Vạch số 28: Hai đường vạch song song ở giữa (một đường liền, một đường đứt khúc)

Vạch này có chiều rộng của vạch 15cm, khoảng cách giữa hai vạch là 15 – 30cm. Bố trí trên đường hai chiều nhưng có ba làn xe cơ giới và một bên cho phép vượt (vạch đứt) còn một bên ngăn cấm việc vượt xe (vạch liền).

Ngoài ra còn có các vạch kẻ đường màu vàng khác từ số 29 đến 34 phụ trợ cho Vạch số 28 ở những đoạn đường cụ thể: tầm nhìn bị hạn chế, đường cong bằng…

5. Vạch số 36 – Cấm dừng xe trên đường

6. Vạch số 37 – Cấm dừng đỗ xe trên đường

7. Vạch số 43 – Khu vực cấm xe thô sơ

8. Vạch số 52 – Vạch kiểu mắt võng, cấm dừng (ở ngã tư hoặc chỗ cửa ra, cửa vào có vạch này để tránh ùn tắc giao thông)

9. Vạch số 54 – Vạch cho làn xe chuyên dùng

10. Vạch số 55 – Cấm xe quay đầu

11. Vạch 56 đến 61: Hai vạch liền song song, màu vàng, biểu thị chiều rộng đường hẹp dần, hay số làn xe ít đi

Vạch số 56 – Đường 3 làn xe thành đường 2 làn xe

12. Vạch số 62; 63: báo chướng ngại vật (được vẽ cùng vạch khác)

Vạch số 63 – Đường 4 làn xe ở giữa có chướng ngại vật

13. Vạch số 68 – Tiêu mốc đứng

Chuyển từ Vạch kẻ đường màu vàng về Vạch kẻ đường Chuyển từ Vạch kẻ đường màu vàng về Trang chủ

Ý Nghĩa Vạch Kẻ Đường, Phân Biệt Vạch Kẻ Đường Màu Vàng Và Trắng

Vạch kẻ đường là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí dừng lại. Vạch kẻ đường chia làm 2 loại : vạch nằm ngang và vạch đứng.

Vạch nằm ngang gồm : vạch ngang đường, vạch dọc đường và những loại vạch khác, đa số vạch kẻ đường là màu trắng, có một số ít vạch màu vàng. Trường hợp một số nơi vừa có biển báo và vạch kẻ thì người lái xe tuân theo biển báo.

Vạch dọc theo tim đường

+ Vạch dọc liền : để phân chia phần đường xe chạy hai chiều, phân chia phần đường của xe cơ giới và xe thô sơ. Đối với loại vạch này các loại phương tiện không được vượt hoặc đè lên vạch.

+ Vạch dọc liền kép: thường xuất hiện ở đoạn đường vòng, nguy hiểm và những đoạn đường thẳng rộng cho phép xe chạy tốc độ cao để tăng thêm sự chú ý và đảo bảo an toàn.

Khi chạy xe trên đường có vạch dọc liền kép thì không được lấn vạch, đè lên vạch.

Ô tô chạy trên đoạn đường có kẻ vạch dọc liền không được vượt ô tô đi trước.

Vạch dọc đứt quảng để phân chia làn xe cơ giới, phần đường cho xe thô sơ và xe cơ giới. Xe chạy trên đoạn đường có vạch dọc đứt khoảng được phép vượt xe phía trước nhưng phải nhanh chóng về phần đường của mình.

Vạch ngang đường : gồm vạch đứt quãng và vạch liền, có thể là vạch đơn hay vạch kép.

Vạch liền ngang : yêu cầu mọi xe cơ giới, thô sơ phải dừng lại trước vạch dừng và theo hiệu lệnh người điều khiển giao thông hoặc hệ thống báo hiệu đường bộ.

Vạch đứt quãng ngang đường : phân chia phần đường gianh cho người đi bộ, đi xe đạp sang đường.

Phân biệt vạch kẻ đường màu vàng và trắng

Vạch kẻ đường màu trắng sử dụng cho đường chạy dưới 60km/h, còn vạch kẻ đường màu vàng để phân chia làn ngược chiều trên đường có tốc độ trên 60km/h.

Vạch vàng nét đứt : khi chia theo chiều dọc đường có tác dụng phân cách hai làn xe chạy ngược chiều còn nếu vạch ở lề đường hoặc trên vỉa hè có tác dụng ngăn cấm đổ xe.

Vạch vàng nét liền : vạch dọc đường có tác dụng phân cách phần xe chạy ngược chiều, không được lấn vạch, đè lên vạch. Nếu vạch ở lề đường hoặc vỉa hè có tác dụng ngăn cấm dừng hoặc đỗ xe.

Hai vạch liền vàng : ở giữa đường có tác dụng phân chia làn xe chạy ngược chiều, xe đi trên đường có vạch này không được quay đầu, đè lên vạch. Trường hợp một vạch liền, một vạch đứt quãng song song liền nhau, làn đường vạch nét liền xe không được quay đầu, được lấn nét, phía làn đường nét đứt khi đảm bảo an toàn cho phép vượt xe và quay đầu.

Tương tự như vạch màu vàng, vạch màu trắng sẽ áp dụng cho những đoạn đường dưới 60km/h. Do hầu hết những đoạn đường này nằm trong khu đông dân cư, khu đô thị nên những khu vực này ít xuất hiện vạch màu vàng.

Tất nhiên vạch kẻ đường màu vàng vẫn được sử dụng cho những làn đường có tốc độ dưới 60km/h nhưng với tác dụng khác như để xác định nơi cấm dừng, cấm đỗ, nơi đỗ xe cho các phương tiện vận tải công cộng.

Trên đường quốc lộ vạch vàng dùng để phân tách hai chiều xe chạy, còn vạch trắng dùng để phân chia các làn xe trong cùng chiều hoặc ngăn cách làn xe cơ giới và thô sơ, trong cùng một chiều xe chạy các làn được phân chia bằng vạch trắng dù chạy ở bất kỳ tốc độ nào.

Nguồn Vnexpress

Tìm Hiểu Ý Nghĩa Vạch Kẻ Đường Màu Vàng Và Trắng

Theo quy chuẩn cũ 41/2012, vạch sơn kẻ đường màu vàng để phân chia hai làn ngược chiều ở đường ngoài khu dân cư, trong khi màu trắng sử dụng trong khu dân cư.

Hiện nay, theo quy chuẩn mới 41/2016, vạch vàng trắng không còn chia theo địa phận mà chia theo mục đích. Cụ thể, nhóm vạch phân chia hai chiều xe chạy có màu vàng và nhóm vạch phân chia các làn xe chạy cùng chiều có màu trắng.

Vạch 1.1: Vạch sơn màu Vàng nét đứt

Dạng vạch đơn, đứt nét. Dùng để phân chia các làn đường ngược chiều, không có dải phân cách giữa. Xe được phép cắt qua để sử dụng làn ngược chiều từ cả hai phía.

Vạch 1.2: Vạch sơn màu Vàng nét liền

Ý nghĩa tương tự vạch vàng nét đứt, nhưng với nét liền, xe không được lấn làn hoặc đè lên vạch. Vạch này thường sử dụng ở đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, nguy cơ tai nạn giao thông đối đầu lớn.

Vạch 1.3: Sơn màu Vàng nét liền song song

Dùng để phân chia hai chiều xe chạy cho đường có từ 4 làn xe trở lên, không có dải phân cách giữa, xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.

Vạch này thường sử dụng ở đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, nguy cơ tai nạn giao thông đối đầu lớn hoặc ở các vị trí cần thiết khác.

Vạch 1.4: Vạch sơn màu Vàng một nét liền một nét đứt

Dùng để phân chia hai chiều xe chạy cho đường có từ 2 làn xe trở lên, không có dải phân cách hai chiều xe chạy, sử dụng ở các đoạn cần thiết phải cấm xe sử dụng làn ngược chiều theo một hướng xe chạy nhất định để đảm bảo an toàn.

Xe trên làn đường tiếp giáp với vạch đứt nét được phép cắt qua và sử dụng làn ngược chiều khi cần thiết; xe trên làn đường tiếp giáp với vạch liền nét không được cắt qua vạch.

Loại vạch 1.5: Vạch gồm 2 nét đứt màu Vàng song song

Vạch dùng để xác định ranh giới làn đường có thể thay đổi hướng xe chạy trên đó theo thời gian.

Hướng xe chạy ở một thời điểm trên làn đường có thể đổi chiều được quy định bởi người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn, biển báo hoặc các báo hiệu khác phù hợp.

Loại vạch 2.1: Vạch màu Trắng nét đứt

Vạch dùng để phân chia các làn xe cùng chiều. Trong trường hợp này, xe được phép thực hiện việc chuyển làn đường qua vạch.

Vạch 2.2: Vạch sơn màu Trắng nét liền

Vạch dùng để phân chia các làn xe cùng chiều trong trường hợp không cho phép xe chuyển làn hoặc sử dụng làn khác; xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.

Phân Biệt Vạch Kẻ Đường Màu Trắng Và Màu Vàng

(CAO) Thời gian gần đây, nhiều tuyến đường của địa bàn chúng tôi nói riêng và cả nước nói chung đã và đang đổi màu sơn của vạch kẻ đường từ màu trắng sang màu vàng theo Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc Gia về báo hiệu đường bộ.

Quy chuẩn Việt Nam số 41:2016/BGTVT về báo hiệu đường bộ có hiệu lực ngày 1-11-2016, vạch kẻ đường màu vàng không dùng riêng cho đường quy định tốc độ từ 60 km/h trở lên mà được dùng để phân chia 2 chiều xe lưu thông ngược chiều. Hiện nay, nhiều địa phương, thành phố đang đồng loạt thay đổi vạch kẻ đường từ màu trắng sang màu vàng theo Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc Gia về báo hiệu đường bộ.

Vạch kẻ đường có ý nghĩa là dạng báo hiệu hướng dẫn nhằm nâng cao tính an toàn và khả năng lưu thông của phương tiện. Đối với vạch kẻ đường độc lập, người điều khiển phương tiện phải tuân thủ ý nghĩa của vạch kẻ.

Vạch kẻ đường có thể sử dụng riêng hoặc phối hợp với các biển báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu giao thông theo thứ tự: hiệu lệnh người điều khiển giao thông – hiệu lệnh đèn tín hiệu – hiệu lệnh biển báo – hiệu lệnh vạch kẻ đường và các dấu hiệu hướng dẫn trên mặt đường.

Trưởng phòng CSGT ĐB-ĐS (CATP.HCM) – Trung tá Huỳnh Trung Phong cho biết, từ ngày 1-11-2016, Bộ GTVT đã ban hành Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường bộ; tại Chương 10 và Phụ lục G có quy định về vạch kẻ đường như sau:

– Vạch màu vàng nét đứt: phân chia hai làn xe chạy ngược chiều nhau ở các đoạn đường có 2 làn xe trở lên và không có dải phân cách ở giữa; các phương tiện được phép cắt qua sử dụng làn ngược chiều cả hai phía.

– Vạch đơn màu vàng nét liền: phân chia hai chiều xe chạy đối với đường có 2 hoặc 3 làn xe, không có dải phân cách giữa. Các phương tiện không được đè lên vạch hoặc lấn làn. Đối với vạch đơn màu vàng nét liền, được sử dụng trong đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, có nguy cơ tai nạn đối đầu.

Đồng thời, đối với 4 làn xe trở lên, thì sẽ sử dụng vạch đôi màu vàng nét liền.

– Vạch màu vàng song song ở giữa nhưng có một bên nét liền, một bên nét đứt: được dùng để bố trí trên đường hai chiều nhưng có 3 làn xe và một bên cho phép vượt (bên vạch nét đứt) và bên còn lại (vạch liền) cấm vượt xe.

Ngoài ra, còn có các vạch kẻ đường màu vàng khác phụ trợ cho vạch này đối với những đoạn đường có tầm nhìn hạn chế hoặc đường cong.

– Vạch màu vàng nét đứt trên vỉa hè sát mặt đường hoặc trên mặt đường: sử dụng báo hiệu cấm dừng xe trên đường và những vạch kẻ nét liền tại các vị trí trên cũng báo hiệu cấm dừng, đổ xe trên đường.

– Vạch màu trắng nét đứt: phân chai các làn xe cùng chiều và các xe được phép chuyển làn đường qua vạch.

– Vạch màu trắng nét liền: các phương tiện không được sử dụng làn khác hoặc chuyển làn. Đồng thời, xe không được đè lên vạch và lấn làn.