Top 15 # Xem Nhiều Nhất Ý Nghĩa Uống Nước Nhớ Nguồn Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Shareheartbeat.com

Giải Thích Ý Nghĩa Câu Tục Ngữ: “Uống Nước Nhớ Nguồn”

Ý nghĩa câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”

Sống trong xã hội, con người cần có thái độ như thế nào đối với những người đã giúp đỡ mình ? Trước mắt ta, không thiếu những kẻ trâng tráo vô ơn làm nên những hiện tượng “ăn cháo đá bát” mà nhân dân ta ai cũng cực lực phê phán. Những kẻ ấy đã không hiểu được một trong những đạo lý truyền thông của dân tộc ta đã được đúc kết từ thực tế, một mối quan hệ cần thiết trong đời sống con người đó là: Uống nước nhớ nguồn. Ta nên hiểu câu tục ngữ này ra sao? Trong cuộc sống hiện nay, ý nghĩa của câu trên càng trở nên sâu sắc.

Trước tiên ta cần hiểu thế nào là ” Uống nước nhớ nguồn”. Câu tục ngữ bắt đầu bằng một hình ảnh cụ thể, dễ thấy và dễ hiểu đó là “uố ng nước”. “Uống nước” là thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động hay thành quả đâu tranh cách mạng của các thế hệ trước đã qua để lại. ” Nguồn” là nơi xuất phát dòng nước. ” Uống nước nhớ nguồn ” là lời khuyên nhủ, nhắc nhở của ông cha chúng ta đối với lớp người đi sau, đối với tất cả những ai, đang và sẽ thừa hưởng thành quả được tạo nên do công lao của bao thế hệ trước.

Có điều là vì sao ” uống nước” phải nhớ nguồn cũng như “ăn quả nhớ kẻ trồng cây ” ? Điều này thật dễ hiểu! Bởi vì trong thiên nhiên cũng như trong xã hội, không có bất cứ một sự vật nào, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không có công sức lao động làm nên. Giống như hoa thơm, trái ngọt phải có người trồng cây, đổ bao mồ hôi công sức, đôi khi cả xương máu của mình nữa để cây xanh non, tươi tốt. Của cải vật chất trong xã hội cũng vậy, đều cần đôi bàn tay, khối óc công lao của người lao động khổ công nhọc trí làm ra.

Đất nước chúng ta có được như ngày nay cũng chính là thành quả của biết bao thế hệ ông cha đã đổ máu xương công sức để gầy dựng. Trong phạm vi gia đình, thì con cái là ” thành quả” do các bậc cha mẹ sinh thành, dưỡng dục. Người thừa hưởng, sử dụng các thành quả đó phải biết đến công lao của những người tạo ra chúng. Vì thế ” nhớ nguồn ” là đạo lí tất yếu. Ân nghĩa, thủy chung, không quên công lao của tô tiên là một trong những phẩm chất tốt đẹp đã trở thành truyền thống cao quý của người Việt Nam. Ca dao có câu:

Ai ơi! Bưng bát cơm đầyDẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

Khi bưng bát cơm đầy ta phải biết trân trọng, nhớ ơn những người đã ” một nắng hai sương, muôn phận cay đắng” để làm nên ” dẻo thơm một hạt”. Nói cách khác, được thừa hưởng cuộc sống thanh bình, no ấm hiện nay nhất thiết ta phải khắc ghi công lao của các vị anh hùng liệt sĩ đã hi sinh biết bao xương máu, mồ hôi và nước mắt.

Do đó, Uống nước nhớ nguồn chính là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội thân ái, đoàn kết, đầy đạo lý làm người. Ai chẳng biết là lòng vô ơn, bội bạc, thái độ ” ăn cháo đá bát” sợ làm con người trở nên nhỏ nhen, ích kỷ, ăn bám gia đình và xã hội.

Thế nhưng để nhớ nguồn chúng ta phải làm gì? Là người Việt Nam, tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, chúng ta phải ra sức góp phần bảo vệ đất nước, tích cực học tập và lao động để góp phần xây dựng đất nước trở nên giàu đẹp hơn.

Không chỉ có ý thức giữ gìn bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mà chúng ta còn phải có ý thức tiếp thu một cách chọn lọc những tinh hoa văn hóa của nhân loại để làm giàu thêm nền văn hóa nước nhà.

Ngoài ra, để nhớ nguồn chúng ta cần có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người. Có như thế mới xứng đáng trọn nghĩa trọn tình, đúng với truyền thống đạo lý ” Uống nước nhớ nguồn ” tốt đẹp của cha ông.

Tóm lại, câu tục ngữ trên là lời khuyên, lời nhắc nhở ngắn gọn, xúc tích, hình tượng rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu mà ý nghĩa thật sâu sắc. Từ bao đời nay, cha ông chúng ta vẫn lấy câu tục ngữ này để giáo dục con cháu đạo lý làm người Việt Nam.

Là học sinh, hơn ai hết, chúng ta phải khắc ghi trong lòng công ơn sinh thành, nuôi nấng của cha mẹ và công lao tận tâm dạy dỗ của thầy cô giáo. Phải biết bảo vệ các thành quả vật chất lẫn tinh thần của bao thế hệ cha ông để lại, đồng thời cũng biết kế thừa, phát huy và giữ gìn giá trị vật chất, tinh thần của những thành quả đó.

Kho tàng văn hóa Việt Nam vô cùng phong phú, đa dạng và có giá trị to lớn. Đi vào kho tàng văn hóa dân tộc, chúng ta có thể tìm thấy một trang sử hào hùng, một câu chuyện ly kỳ, một câu ca dao, tục ngữ ngắn gọn mà mang nhiều ý nghĩa. Những câu tục ngữ, ca dao bắt nguồn đó từ cuộc sống lao động bình dị hàng ngày của nhân dân. Nó ngắn gọn nhưng chứa đựng những chân lý hết sức sáng ngời, những phẩm chất cao quý, lưu truyền trong nhân dân ta từ đời này sang đời khác. Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” đã biểu hiện sinh động lòng biết ơn đối với người mang lại cho ta hạnh phúc.

Câu tục ngữ được chúng ta nhớ đến không chỉ vì nó ngắn gọn, dễ thuộc mà vì nó chứa đựng một ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Vậy ta hiểu câu tục ngữ đó thế nào cho đúng? Lẽ bình thường, nước rất cần cho sự sống, không những cho con người mà còn cho tất cả mọi sinh vật tồn tại trên trái đất này. Có nước thì mới có những bãi mía nương dâu, những mùa màng bội thu trên khắp miền quê. Cuộc sống của con người vui vẻ hơn, hạnh phúc hơn cũng là nhờ những dòng nước đó. Dùng những giọt nước mát, chúng ta cần phải nhớ đến nơi sinh ra nó, đó chính là nguồn đã tạo ra nước và mang đi khắp nơi. Đó là nghĩa đen, còn nghĩa bóng của câu tục ngữ là gì?

Nước ở đây không chỉ là dòng nước chảy ra từ nguồn mà còn là những thành quả mà chúng ta được hưởng hôm nay. Khi hưởng những thành quả ấy, chúng ta cần phải nhớ những người đã tạo ra nó, đó chính là nhớ nguồn.

“Uống nước nhở nguồn”, đó chính là tâm niệm, khát vọng muôn đời của con người Việt Nam ân nghĩa, thủy chung. Có thể nói lời nhắn nhủ của cha ông ta gửi vào câu tục ngữ rất nhiều ý nghĩa. Câu tục ngữ khuyên chúng ta phải biết nhớ ơn những người đã làm nên thành quả cho chúng ta hôm nay. Công ơn của những người đi trước không thế không kể đến ơn sinh thành của cha mẹ:

Công cha như núi Thái SơnNghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Công cha nghĩa mẹ được so sánh với tất cả những gì cao cả và lớn lao nhất. Cha mẹ đã mang nặng đẻ đau sinh ra ta, nuôi nấng dạy dỗ ta nên người, tất cả hy sinh cho chúng ta. Những gì cha mẹ dành cho ta biết lấy gì so sánh cho vừa và ta làm gì để đền đáp lại công ơn đó? Câu tục ngữ ” uống nước nhớ nguồn” nhắc chúng ta phải biết ơn và kính yêu cha mẹ, ông bà, sống sao cho xứng đáng với sự hy sinh và tấm lòng bao la như trời biển của cha mẹ, ông bà.

Phải biết rằng, ta khôn lớn, hiểu biết như ngày hôm nay là nhờ vào công lao dạy dỗ của những người thầy, người đã không quản ngại khó khăn dạy dỗ ta nên người. Ngoài ra, ta được sống trong một đất nước hòa bình, tự do như thế này là nhờ những người đã hy sinh xương máu của mình, những người đã cống hiến cả tuổi thanh xuân và cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp giải phóng dân tộc. Biết ơn, ghi khắc công lao của những người thương binh, liệt sĩ, những bà mẹ Việt Nam anh hùng chính là những gì câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” muốn nhắn nhủ chúng ta.

Nước ta đang thực hiện phong trào đền ơn đáp nghĩa những người có công với Tổ quốc, phong trào này thể hiện qua những việc làm như tặng và truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng, chăm sóc thương binh, ghi công liệt sĩ, tặng nhà tình nghĩa cho những người có công với cách mạng, chăm sóc những người neo đơn, quy tập mộ liệt sĩ… Chúng ta, người được hưởng những thành quả to lớn cần phải hướng về nguồn và tỏ lòng biết ơn sâu sắc đôi với những người đã xả thân vì nước, đồng thời tích cực tham gia phong trào đền ơn đáp nghĩa.

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta được ôm ấm, an vui, hưởng một cuộc sống bình yên chính là nhờ vào những chiến sĩ công an biên phòng ngày đêm canh giữ biên cương đất nước. Chính vì vậy, chúng ta an vui cần phải nhớ đến hy sinh không kém phần cao cả của những chiến sĩ công an, những anh bộ đội cụ Hồ.

Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, cũng có một số người vô ơn, không biết kính trọng những người đã làm nôn những thành quả cho mình được hưởng, có những kẻ chỉ biết thu vén lợi ích cho riêng mình. Những kẻ có lối sống và suy nghĩ như vậy thật đáng lên án. Những đối tượng như vậy hơn ai hết cần phải đọc lại nhiều lần và nghiền ngẫm câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”.

“Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là đạo lý sâu sắc, bổ ích cho mỗi chúng ta, là một lời khuyên chân thành, nhắc nhở chúng ta sống có đạo đức, biết công hiến cho đất nước, biết nhớ về nguồn cội của dân tộc, nhớ về công lao của tất cả những người đã nuôi nấng và dạy bảo ta nên người.Với tất cả những giá trị ấy, câu tục ngữ không chỉ được mọi người biết đến mà còn sống mãi với tất cả mọi người hôm nay và mai sau.

Hãy Giải Thích Câu Tục Ngữ Uống Nước Nhớ Nguồn.

Uống nước nhớ nguồn là một câu tục ngữ quen thuộc với người Việt Nam bao đời nay. Dưới hình thức ngắn gọn, câu tục ngữ là bài học về nhân cách làm người của cha ông ta, thể hiện sâu sắc truyền thống đạo lí của người Việt Nam: luôn luôn trân trọng, biết ơn người đi trước.

Theo nghĩa đen, “nguồn” là nơi bất đầu cùa dòng nước. Theo nghĩa bóng, “nguồn” là ẩn dụ chỉ công lao tạo lập nên những thành quả của con người đi trước dành cho các thế hệ sau. “Nước có nguồn” nên “uống nước” hiểu theo nghĩa bóng là thừa hưởng thành quả mà người đi trước, thế hệ trước để lại. Câu tục ngữ mượn mối quan hệ khăng khít giữa “nguồn” và “nước” trong tự nhiên để nói với chúng ta một cách thấm thía về triết lí sống: Khi hưởng thụ một thành quả nào đó, người ta phải nhớ ơn và đền ơn xứng đáng những người đã đem lại thành quả mà mình đang được hưởng.

Triết lí sống “uống nước nhớ nguồn” là hoàn toàn đúng đắn. Lẽ thường, khi hưởng thụ một thành quả, người ta thường quên đi sự khó nhọc của những người đã làm nên thành quả ấy. Chính vì thế, người lao động xưa đã chọn thời điểm “bưng bát cơm đầy” thời điểm của sự hưởng thụ – để cất lên tiếng nhắn nhủ thật thấm thía:

“Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”.

Thì ra cái “dẻo thơm” của giờ phút hưởng thụ lại bắt nguồn từ giọt mồ hôi của:

“Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”.

Mở rộng ra, mọi thành quả mà chúng ta có được hôm nay đều có nguồn gốc từ công sức của bao người. Đất nước Việt Nam hôm nay là thành quả của tổ tiên ta suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, ta lớn lên trong bao sự tích: sự tích bánh chưng, bánh giầy, sự tích tre đằng ngà với chiến công của người anh hùng làng Gióng, sự tích trầu cau, sự tích hòn Trống Mái… Mọi thứ quanh ta: trang sách, ngòi bút, con đường đến trường, hàng cây bên đường, bài giảng của thầy có… tất cả đều ẩn chứa một sự tích, nguồn gốc đều là kết tinh từ công sức của bao người. Bản thân sự trưởng thành của mỗi chúng ta cũng nhờ thầy cô, cha mẹ.

Như vậy, trong cuộc sống, không có ,thành quả nào mà không có công lao của một ai đó tạo nên. Chính vì thế, trong kho tàng tục ngữ Việt Nam luôn có những lời thấm thía nhắc nhở ta về lòng biết ơn với người nghệ sĩ và công lao của những người đi trước:

Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Và:

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Hoặc:

Không thầy đố mày làm nên.

Triết lí sống “uống nước nhớ nguồn” đã hóa thân thành những lập tục đẹp đẽ của người Việt Nam. Biết ơn các vua Hùng dựng nước, dân ta có ngày giỗ Tổ Hùng Vương. Biết ơn các thương binh, liệt sĩ đã đổ xương máu để giữ hòa bình, chúng ta có ngày 27-7. Triết lí sống “uống nước nhớ nguồn” đã trở thành bản lĩnh sống, là một nét nhân cách đẹp đẽ. Nguyền Trãi ăn “lộc” vua nhưng lại tâm niệm “đền ơn kẻ cấy cày”. Trần Đăng Khoa biết từ những khó nhọc của cha mẹ để thấy rõ hơn trách nhiệm của mình:

“Áo mẹ mưa bạc màu Đầu mẹ nắng cháy tóc Mẹ ngày đêm khó nhọc Con chưa ngoan chưa ngoan” (Khi mẹ vắng nhà)

Trong thực tế, không phải không có những kẻ vô ơn, thậm chí quay lưng phản bội lại những người đã có công lao đối với mình. Đó là những kẻ ích kỉ, giả dốì, như nhân vật Lí Thông trong truyện cổ tích “Thạch Sanh”. Những kẻ vô ơn đó bị xã hội khinh ghét và sớm muộn cũng sẽ phải trả giá cho sự vô ơn của mình.

Dạy cho con người lòng biết ơn, câu tục ngữ “uổng nước nhớ nguồn” có một giá trị nhân văn đẹp đẽ. Lòng biết ơn khiến con người biết sống thủy chung, ân nghĩa. Nhờ lòng biết ơn mà các thế hệ kết nối với nhau bởi tình người. Lòng biết ơn khi hóa thân thành hành động cụ thể là động lực đề giữ gìn, xây dựng cuộc sống ngày một đẹp hơn. Bác Hồ nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Câu nói ấy đã thể hiện cao nhất hành động “nhớ nguồn”. “Nhớ nguồn” là phải giữ gìn, bảo vệ thành quả của những người đi trước, khiến nó trở nên phóng phú, đẹp đẽ hơn. Chúng ta là thành quả của cha mẹ, thầy cô. Đến lượt mình, chúng ta phải đi xa hơn nữa, vươn tới những chân trời mới. Có như thế mới thật sự đền đáp công ơn dưỡng dục, sinh thành của thầy cô, cha mẹ. “Nhớ nguồn”, ở đây cũng đồng thời là lối sống có trách nhiệm, vị tha. Biết vì thế hệ sau – đó là biểu hiện đẹp nhất của “nhớ nguồn”. Có như thế, chúng ta chẳng những tỏ lòng biết ơn mà còn xứng đáng với nhân cách, tấm lòng của thế hệ đi trước. Một điều rất quan trọng nữa là phải biết tự tạo lập cho mình những thành quả cho thế hệ sau.

“Uống nước nhớ nguồn” là đạo lí làm người được đúc kết từ bao đời nay. Đó cũng là “nguồn nước” trong trẻo mà cha ông ta đã bao đời gạn đục, khơi trong để truyền lại cho chúng ta hôm nay. Chúng ta phải biết giữ gìn “nguồn nước” ấy và biến nó thành hiện thực trong nhân cách sống và lối sống của mỗi con người. Đối với học sinh chúng ta, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi là cách đền ơn thiết thực nhất với công lao của cha mẹ, thầy cô và xã hội.

chúng tôi

4 Ý Nghĩa Đáng Nhớ Ngày Rằm Tháng 7

Ngày rằm tháng bảy (âm lịch) hàng năm, dân gian Việt Nam vẫn thường gọi là ngày “xá tội vong nhân”. Theo Đạo Phật, ngày rằm tháng bảy còn gọi là ngày Phật hoan hỷ, một số ý nghĩa khác như: ngày Tặng Tự Tứ, ngày Tăng Thọ Tuế…

Bạn đọc là một Phật tử hãy ghi nhớ lời Phật dạy để hàng ngày giác ngộ tu niệm, hồi hướng công đức về cho Cha – Mẹ, kể cả khi người đã quá cố.

Mùa Vu-Lan năm nay, bạn định sẽ làm gì để tưởng nhớ ơn sinh thành, dưỡng dục của Cha, Mẹ, hiếu hạnh đúng cách?

1. Ngày Phật hoan hỷ:

Ngày Rằm tháng bảy gọi là ngày đức Phật hoan hỷ, bởi lẽ trong thất chúng đệ tử của Phật, chúng tỷ-kheo là chúng đệ tử gần gũi nhất, thừa đương phật pháp để truyền bá giáo hóa chúng sanh, mang hình dáng của Phật làm gương mẫu ở thế gian; ba tháng an cư kiết hạ của chư tăng kết thúc vào ngày Rằm tháng Bảy Âm lịch. Thông thường, khi chư tăng thọ giới pháp xong là tu niệm, nhưng vì phật sự đa đoan nên sự tu niệm ấy không được chuyên cần bằng ba tháng an cư.

Theo luật Phật chế, trong ba tháng an cư, chúng tỷ-kheo phải cấm túc ở yên, hạn chế tối đa sự đi lại. Một là vì phong thổ Ấn Độ lúc bấy giờ mùa hạ là mùa mưa, có các loài côn trùng sinh sản ra rất nhiều, mà chúng tăng đi khất thực sẽ dẫm đạp lên nhiều loại côn trùng, làm tổn thương đến lòng từ bi tế vật.

Thứ hai là, chúng tăng đi khất thực thì y, áo, bình bát bị thấm ướt, mất trang nghiêm, thế gian có phần chê trách.

Thứ ba, đức Phật dạy chúng Tỷ-kheo trong ba tháng mùa mưa, phải cấm túc an cư hạn chế việc đi ra ngoài để tập trung vào sự tu niệm, củng cố sự sống chung, thanh tịnh, hòa hợp, cảnh tỉnh thân tâm để tinh tấn trên con đường đạo hạnh. Cho nên, một khi đệ tử của Phật tu hành trong ba tháng viên mãn, thanh tịnh, kết thúc ba tháng an cư, đức Phật vui mừng lắm, cho nên ngày kết thúc này được gọi là ngày Phật vui mừng.

2. Ngày Tăng tự tứ:

Ngày Tự tứ là ngày chúng tăng sau ba tháng an cư tu tập, nghĩ rằng: “Tuy mình đã gắng tu như thế, nhưng không chắc đã tránh hết lỗi lầm, nên khi tròn ba tháng (Rằm tháng Bảy), cùng nhau tập trung lại, cầu mong những vị có giới đức thanh tịnh hơn mình chỉ lỗi lầm cho. Nếu mình tự thấy mắc phải lỗi lầm đó phải phát lộ sám hối”. Đó là một việc hết sức đặc biệt trong ngày tự tứ.

Thông thường, mỗi khi một người có lỗi lầm là tìm cách né tránh, tìm cách che dấu kẻo sợ người khác biết thì xấu hổ, hoặc sợ nếu họ biết lỗi của mình thì lần sau mình không làm lại được nữa, cho nên thường thường là che dấu, không được bộc lộ; trừ khi có ai hỏi đến, kẹt lắm mới nói tới có phạm, có vấp lỗi nọ lỗi kia; hoặc giả, có phát lộ sám hối chăng thì cũng phát lộ âm thầm trước ngôi Tam Bảo, chớ ít khi công khai nhờ người khác chỉ lỗi cho mình ra giữa đại chúng.

Nhưng theo đạo Phật, ba tháng hạ an cư xong, đức Phật dạy hàng Tỷ kheo phải cầu người khác chỉ lỗi cho mình, nghĩa là không phải để người khác chỉ mà phải tự mình phải cầu người khác tự do chỉ cho, mình phải đối trước họ mà thưa: “Thưa Đại đức, ngày nay chúng Tăng tự tứ, tôi cũng tự tứ. Tôi có điều gì sai phạm mà Đại đức thấy, nghe, hoặc nghi,xin Đại đức thương xót chỉ cho, nếu tôi thấy có phạm thì xin như pháp sám hối. Tôi không phàn nàn, không thắc mắc, và tôi không có oán trách chi Đại đức hết”.

Đó chính là ý nghĩa mà mình phát tâm cầu mong được thanh tịnh, chứ không chút nào che dấu, thành tâm cầu xin người khác tự do nói lỗi cho mình, không e dè chi hết, nếu thấy có lỗi thì cứ chỉ cho. Đó là một thái độ rất cao thượng, cởi mở để làm cho mình sạch tội lỗi. Vì vậy, ngày đó gọi là ngày Tăng tự tứ. Tự tứ nghĩa là cầu người khác chỉ lỗi của mình ra, để cho mình biết mà sám hối.

3. Ngày Tăng thọ tuế:

Thọ tuế nghĩa là nhận được tuổi. Theo thế gian, nếu cha mẹ sinh con ra đủ một năm (mười hai tháng) thì gọi là tròn một tuổi.

Nhưng theo luật Phật chế, hàng xuất gia thọ giới của đức Phật, không tính tuổi theo năm, tháng kiểu thế gian trên, mà tính tuổi theo hạ lạp. Nghĩa là năm nào có an cư kiêt hạ được trọn vẹn thì được tính một tuổi.

Thí dụ: Vị nào an cư kiết hạ từ 15.4 đến 15.7 Âm lịch là mãn hạ, như vậy được tính một năm hạ, tức một tuổi hạ. Ai đã thọ cụ túc giới nhưng không an cư thì không tính tuổi hạ, còn ai kiết hạ an cư liên tục thì được tính nhiều tuổi hạ. Như chúng ta thường nghe ở các chùa khi đọc tiểu sử của một vị tăng nào viên tịch, thường nhắc đến tuổi đời và hạ lạp.

Thí dụ vị đó 80 tuổi đời và 60 hạ lạp, nghĩa là vị đó có tuổi cha mẹ sinh là 80 năm, còn tuổi đạo là 60 hạ lạp. Hạ lạp được tính vào ngày Rằm tự tứ sau khi đã tu hành tròn ba tháng hạ.

4. Ngày xá tội vong nhân:

Vu-lan là ngày cầu siêu độ cho tiền nhân quá cố của người con Phật. Tích Vu-lanbắt nguồn từ việc báo hiếu của tôn giả Mục-kiền-liên. Tích này được chép trong kinh Vu-lan-bồn. Chữ Vu-lan phiên âm từ chữ Sanskrit (Phạn) là Ullambana. Người Trung Hoa dịch là Vu-lan-bồn và có nghĩa là giải đảo huyền, giải cái tội bị treo ngược. Câu trên ý nói rằng, những người nào tạo tội ác thì sẽ bị đọa vào nơi cõi địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, chịu sự thống khổ cùng cực giống như người bị treo ngược. Nghĩ đến công ơn cha mẹ, khi ngày Vu-lan đến, phật tử thường đem tâm chí thành, chí hiếu sắm sửa vật dụng cúng dường Tam bảo để cầu nguyện cùng với chư tăng sau ba tháng an cư chú nguyện cho tiền nhân, tiên vong của mình thoát khỏi cảnh khổ đau cùng cực y như giải tội bị treo ngược.

Như vậy, ngày Vu-lan là ngày mà phật tử chúng ta đền ơn đáp nghĩa bằng cách đến chùa cầu thỉnh chư tăng sau ba tháng an cư thanh tịnh, chú nguyện cho vong nhân của mình đang đọa đày trong cảnh tối tăm như cõi địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh được giải thoát khỏi đau khổ, đồng thời cầu nguyện cho tất cả tiền nhân của người khác cũng thoát khỏi tội khổ đau cùng cực như tôn giả Mục-kiền-liên đã làm khi cứu mẹ.

Như vậy, ở đây chúng ta báo hiếu cha mẹ bằng cách biết công ơn cha mẹ sâu dày như non cao bể cả, mà tiền nhân của chúng ta đã nhắc tới:

“Công cha như núi ngất trời,Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.Núi cao biển rộng mênh mông,Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”

Tiền nhân chúng ta nói thiết tha lắm; “Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”, cốt ghi chín chữ cù lao là chúng ta có hiếu rồi. Nhưng báo hiếu cha mẹ bằng hình thức chưa đủ, mà còn phải báo hiếu bằng tinh thần.

Trong kinh, đức Phật dạy rằng: Cha mẹ chưa an trú trong chánh pháp thì làm sao giúp đỡ, dắt dẫn cha mẹ an trú trong Chánh pháp; cha mẹ chưa an trú trong điều Lành thì làm sao cho cha mẹ an trú trong điều Lành; cha mẹ chưa quy y Tam Bảo, thì nên đưa cha mẹ an trú trong quy y Tam Bảo.

Như vậy, cha mẹ không những hưởng được những phúc lạc vật chất bên ngoài mà còn hưởng được phúc lạc trong tâm hồn, giải thoát bớt phiền trược, xa lánh được thế gian chấp trước, vọng tưởng luân hồi sanh tử mà đức Phật đã nhắc nhở. Khi cha mẹ giải thoát, an vui thì sự báo hiếu của người con mới thành tựu. Nên cổ đức có câu: “Phụ mẫu đắc ly trần, hiếu đạo phương thành tựu”. (Cha mẹ được giải thoát, lìa khỏi trần ai thì người con mới tròn hiếu đạo).

Là người phật tử, hãy ghi nhớ lời Phật dạy như vậy để hàng ngày tu niệm, hàng ngày hồi hướng công đức về cho tiên nhân của mình; nhất là trong ngày lễ Vu-lan, thành tâm chí kính, niệm Phật, tụng kinh, lạy Phât, cúng dường Tam bảo, cúng dường chư Tăng tự tứ, để cầu mong sự chú nguyện của chư Tăng cho tiên vong của mình thoát khỏi u đồ mà siêu sanh lạc quốc. Đó mới tạm gọi là con hiếu, là người phật tử thuần thành trong mùa báo hiếu vây./.

Nguồn Gốc &Amp; Ý Nghĩa Rượu Rum

Rượu Rum là dòng rượu mạnh nổi tiếng thế giới (Ảnh: Internet)

Rượu Rum là gì?

Rum (hay còn gọi Rhum, Ron) là loại rượu mạnh được chưng cất từ nước ép mía (sugar cane) hoặc rỉ đường (molasses) đã lên men. Rum có thể được chưng cất lên khoảng 95% ALC. Loại rượu này luôn đi kèm một lát chanh khi phục vụ. Bên cạnh thưởng thức trực tiếp, rượu Rum còn là nguyên liệu để pha chế nhiều món cocktail nổi tiếng như: Mojito, Pinacolada, Maitai, Cuba Libre…

Rượu Rum có thể sản xuất theo hai phương pháp như sau:

Rum được sản xuất từ mía (Ảnh: Internet)

Nguồn Gốc Ra Đời Của Rượu Rum

Rum được sản xuất đầu tiên ở vùng biển Caribbean vào thế kỉ 17. Sau khi rượu Rum được ra đời tại vùng Caribbean, theo dòng lịch sử nó đã đặt chân đến Mỹ. Rum dần trở nên được yêu thích và đã nghiễm nhiên trở thành một món hàng hóa trong vùng tam giác mậu dịch (buôn bán nô lệ).

Tuy nhiên, sự ra đời của rượu Rum cũng gắn liền với nạn buôn bán người lúc bấy giờ. Vì vậy nhiều người cho rằng, đằng sau sự ra đời và phát triển của rượu Rum chứa câu chuyện về một giai đoạn bất hạnh của loài người.

Khi đó, châu Phi đã gửi nô lệ đến Mỹ để làm việc trong các đồn điền trồng mía, châu Mỹ thì chuyển rượu Rum, vàng bạc và đường đến Bắc Âu, còn châu Âu thì gửi vũ khí và vải vóc đến châu Phi. Cuộc giao dịch kéo dài nhiều năm liền cho đến tận thế kỉ 19, vô số nô lệ châu Phi đã bị bóc lột sức lao động một cách tàn khốc và chỉ có những nước phát triển là được lợi trong cuộc giao dịch này.

Rum là nguyên liệu vô cùng phổ biến trong pha chế mà hầu như quán Bar nào cũng phải có

Vậy Cái Tên Rum Bắt Nguồn Từ Đâu?

Có một truyền thuyết nói rằng vào thời điểm những người trên quốc đảo Barbados làm ra rượu Rum, khi nếm thử loại rượu này họ đã cảm thấy hưng phấn nên đã đặt tên cho nó là Rumbullion (sự hứng khởi).

Bên cạnh đó, tại những nơi khác nhau, Rum sẽ được gọi những bằng những cái tên khác nhau. Người Tây Ban Nha gọi là Ron, người Pháp gọi là Rhum, Người Brasil gọi là Cachaca, người Uruguay, Paraguay gọi là Cana.

Ngày Quốc tế Cachaca (International Rum/Cachaca Day) (Ảnh: Internet)

Một Góc Về Rượu Rum Của Người Brazil

Theo luật của Brazil, rượu Cachaca là một loại rượu được làm từ sự chưng cất nước mía lên men và phải có nồng độ cồn từ 38% – 54%. Ở Brazil, ngoài Cachaca, người ta còn gọi Rum bằng nhiều cái tên khác nhau như “caninha” (cây mía nhỏ), hoặc “arguardenta de cana” (sự chưng cất của mía). Tính trung bình vào năm 2013, một người dân Brazil tiêu thụ 11,5 lít Cachaca và tính theo phân loại rượu mạnh thì rượu Cachaca là loại rượu được uống nhiều nhất tại quốc gia này.

Lịch sử của rượu Cachaca bắt đầu từ hơn 400 năm trước, nó được biết đến và uống đầu tiên bởi những người nô lệ Brazil trong các đồn điền trồng mía vào thời kì đô hộ của thực dân Bồ Đào Nha. Theo lời kể, những người này uống Cachaca để giảm đi sự đau đớn và có thêm năng lượng để làm việc. Năm 1663, một người sản xuất đường tên là João Fernando Vieira đã đòi các chủ trang trại trồng mía phải phân phát cho các nô lệ một khẩu phần Cachaca mỗi ngày cho họ uống trước khi bắt đầu công việc. Cái tên Cachaca được đặt bởi những người nô lệ, khi họ vớt lấy lớp bọt nổi trên bề mặt của những chiếc vạc chưng cất đường rồi đem chúng ủ lên men.

Một thời gian sau thì đến cả giới quý tộc ở Brazil cũng phải lòng thức uống này, góp phần đưa Cachaca trở thành một loại rượu phổ biến nhất thời đó, phổ biến tới nỗi thực dân Bồ Đào Nha ra lệnh cấm lưu hành nó vào ngày 12/06/1744. Ở thời điểm hiện tại, ngày 12/06 hằng năm được biết đến như là Ngày Quốc tế Cachaca (International Rum/Cachaca Day).

Trong suốt quá trình đấu tranh chống thực dân, người Brazil uống Cachaca như một cách thể hiện sự đoàn kết dân tộc và thứ rượu đó đã trở thành một biểu tượng kiêu hãnh của cả một quốc gia. Ngày nay, người ta đã xuất khẩu rượu Cachaca đi khắp thế giới, tuy nhiên số lượng xuất khẩu chỉ bằng 1% tổng số hàng được sản xuất.

Rượu rum là nguyên liệu pha chế nhiều món cocktail nổi tiếng

Các Loại Rượu Rum Phổ Biến

Light Rum (còn gọi là Rum trắng): loại Rum trong suốt, đựng trong chai thủy tinh trong, hãng Rum đại diện cho dòng này có thể kể đến Barcadi Supperior hay Premium Jamaican Light Rum. Light Rum có vị ngọt và ấm, thoáng tí cay nồng.

Gold Rum (Rum vàng): có màu vàng của đá hổ phách, do sự kết tinh trong các thùng gỗ từ nhiều năm trời. Hương vị đậm đà hơn Light Rum và được xem là đàn anh của Light Rum.

Dark Rum (Rum đen): màu rượu nâu sẫm, hơi ngả sang đen. Bạn có thể tưởng tượng nó như con tàu Black Pearl – Ngọc Trai Đen của thuyền trưởng Jack Sparrow. Có hương gỗ trộn với mùi caramel và đường mật và thảo mộc.

Loại cuối cùng đến nay chưa có tên, chỉ có điều với nồng độ cồn từ 70-80% thì bạn hãy tưởng tượng trên đời được mấy người dám uống nó? Loại Rum này được xem là thuốc cấm của Rum mà chính những người làm ra nó cũng khuyến cáo nên tránh xa. Đại diện tiêu biểu của dòng Rum này là Barcadi 151 (thậm chí trên thân chai còn có cảnh báo dễ cháy nếu ở gần nơi có nhiệt độ cao).

Các Nhãn Hiệu Rượu Rum Được Ưa Chuộng Nhất

Dòng rượu Rum Barcadi Gold hảo hạng dùng để pha chế (Ảnh: Internet)

Rượu Rum Barcadi Gold

Nhờ dòng rượu Rum dùng để pha chế tuyệt vời này, bạn có thể thưởng thức theo nhiều phương pháp khác nhau, mang đến những trải nghiệm khác nhau. Chẳng hạn như pha chế ra các loại cocktail ngon nhất, pha với Soda, dùng làm hương liệu cho bánh, làm gia vị để chế biến nên nhiều món ăn ngon và hấp dẫn hay có thể dùng trực tiếp rượu…

Rhum Bacardi Gold có đặc trưng riêng với màu vàng hổ phách đậm, mùi vị mạnh mẽ hòa quyện độc đáo một chút hương vani, lê, caramen, chuối và hương gỗ sồi. Khi thưởng thức, bạn có thể dễ dàng nhận ra rượu mang vị thơm ngọt tự nhiên và kết thúc trong vị tròn đầy mạnh mẽ và êm mượt, khẳng định đẳng cấp của một dòng rượu cao cấp.

Malibu Coconut Rum được yêu thích bởi hương dừa nồng đậm (Ảnh: Internet)

Malibu Coconut Rum

Rượu Malibu Coconut Rum có hương thơm ngon cùng vị ngọt dịu rất đặc trưng của dừa, mùi nồng nàn và có dư vị nhẹ nhàng, dài lâu trong màu trắng sữa nổi bật vô cùng hấp dẫn. Đây là một dòng rượu Rum mang hương vị đặc trưng được chiết xuất từ trái dừa tự nhiên với mật đường – một loại mía trồng đặc trưng của đảo Barbados, với độ cồn đạt 21%.

Hiện nay, thương hiệu Malibu thuộc sở hữu của tập đoàn đồ uống có cồn khổng lồ Pernod Ricard của Pháp nổi tiếng và đứng thứ 2 trên thế giới toàn thế giới.