Top 8 # Xem Nhiều Nhất Ý Nghĩa Thương Hiệu Lavie Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Shareheartbeat.com

Ý Nghĩa Logo Thương Hiệu

Quay trở về những thế kỷ trước, khi nhắc đến Apple, thứ duy nhất người ta nghĩ đến là một quả táo. Nhưng trong thời đại này, khi nghe đến Apple, chúng ta mặc nhiên nghĩ tới những chiếc laptop, điện thoại thông minh. Chỉ trong vòng 50 năm, Apple đã thay đổi hoàn toàn diện mạo của ngành công nghệ, trở thành “quả táo” được săn lùng nhất, và là thương hiệu giá trị nhất thế giới. Không chỉ được đánh giá cao về chất lượng sản phẩm, ẩn sau chiếc logo thương hiệu quả táo cắn dở huyền thoại ấy là một thông điệp vô cùng ý nghĩa.

Tại sao lại là Apple – Câu chuyện ba quả táo thay đổi toàn thế giới

Ở phương Tây, quả táo từ xưa đến nay thường là loại trái xuất hiện trong nhiều giai thoại. Từ câu chuyện của Adam Eva, cho đến nàng Bạch tuyết hay kể cả câu chuyện của Newton, cũng đều luôn có dáng dấp của một quả táo. Quả táo trong văn hoá phương Tây có nhiều ý nghĩa tượng trưng, đôi lúc nó là biểu tượng của tri thức, của sự sáng tạo, sự khởi đầu, nhưng ở một phương diện khác, nó là thứ trái của ham muốn và tội lỗi. Trong lịch sử, đã có 3 trái táo thay đổi cả thế giới.

Bắt đầu từ câu chuyện của Adam và Eve, dù Kinh thánh chỉ miêu tả khi ở vườn địa đàng, Adam và Eve đã ăn trái của cây Đúng Sai và mạo phạm đến Chúa, nhưng giới học giả phương Tây vẫn kiên quyết đó là một trái táo, để rồi từ đó, trái táo trở nên huyền nhiệm hơn bao giờ hết. Nó được xem là thứ trái của thần thánh, và cũng là thứ trái của sự tội lỗi, dục vọng, thứ trái đã đẩy con người rời xa vườn địa đàng và vòng tay của Thiên Chúa. Một thứ trái đỏ mọng, mơn mởn và ngon ngọt, nằm giữa ranh giới của tri thức (knowledge) và ham muốn (lust), là hình tượng đã gắn liền với câu chuyện Nguồn gốc của sự sống.

Sau trái táo của Kinh thánh, trái táo thứ hai đã thay đổi thế giới chính là trái táo của Newton. Chính trái táo một buổi sáng đẹp trời vô tình rụng vào đầu nhà bác học, đã mang lại cho ông nói riêng và cả thế giới nói chung định luật vạn vật hấp dẫn – một định luật thay đổi toàn bộ giới khoa học, là nền tảng cho nhiều ứng dụng vật lý, và đặc biệt là nền tảng để con người khám phá vũ trụ rộng lớn.

Đến đây, chúng ta hoàn toàn có thể nhận ra, trái táo thứ ba đã thay đổi toàn bộ thế giới, đó chính là Apple. Với sự tự tin vào sản phẩm của mình, Steve Jobs và những nhà cộng sự đã có một niềm tin mãnh liệt rằng những chiếc máy tính, điện thoại, máy nghe nhạc của họ sẽ tạo nên một kỷ nguyên công nghệ mới, kỷ nguyên chúng ta không cần đến những chiếc máy tính cồng kềnh, không cần đến những bản phím điện thoại, tất cả những tri thức và sự tiến bộ của nhân loại đã được tích hợp gọn nhẹ trong 1 sản phẩm – quả táo thứ ba – Apple.

Hình ảnh quả táo không những gắn liền với sự sáng tạo, tri thức và hiểu biết của nhân loại, mà còn biểu tượng cho những đam mê, ham muốn của con người. Những nhà sáng tạo của Apple có lẽ đã dự đoán được trước viễn cảnh sản phẩm của mình sẽ trở thành những “quả táo” được ham muốn và săn lùng nhất, được xếp hàng chờ mua trên toàn thế giới.

Trong một chia sẻ của Steve Jobs, ý tưởng về Apple đến với ông sau khi trở về từ chuyến thăm nông trại của người thân. Đối với Jobs, cái tên Apple mang lại niềm hân hoan, năng lượng và không làm người khác sợ hãi như những cái tên của các thương hiệu công nghệ khác.

Miếng cắn trên quả táo

Vết cắn trên logo thương hiệu cũng là một điểm nhấn nổi bật kích thích trí tò mò của nhiều fan Apple. Nhưng trái ngược với cái tên nhiều ý nghĩa, người vẽ ra logo quả táo cắn dở, Rob Janoff cho biết vết cắn ấy chỉ nhằm mục đích để người nhìn không nhầm lẫn trái táo với những lại trái tròn khác như cherry chẳng hạn, chứ không có ý nghia sâu xa nào hơn. Vết cắn, được phát âm trong tiếng Anh là bite, vô tình đồng nghĩa với byte – đơn vị chủ chốt của ngành công nghệ thông tin.

Lịch sử logo thương hiệu Apple

Logo thương hiệu đầu tiên

Logo thương hiệu đầu tiên của Apple cũng là logo có kết cấu phức tạp nhất. Được sáng tạo bởi Ronald Wayne năm 1976, bày tỏ lòng ngưỡng mộ với Issac Newton và định luật vạn vật hấp dẫn của ông.

Logo cầu vồng (

Năm 1976, nhà thiết kế Rob Janoff đề xuất với Steve Jobs về một logo trái táo cắn dở nhiều màu sắc. Biểu tượng này đã gắn liền với Apple trong gần 20 năm.

Những logo ngày nay (1995 tới nay)

Năm 1995, Steve Jobs trở về Apple sau 12 năm, việc đầu tiêng Jobs đề xuất là thay đổi bộ nhận diện thương hiệu của Apple. Phiên bản logo nhiều màu sắc không còn phù hợp với những thiết kế Macbook, iPhone mới. Và thế là những quả táo với tông màu trầm hơn, đơn sắc hơn ra đời. Cho đến ngày nay, quả táo trên logo Apple vẫn trung thành với 2 màu bạc, đen và đã dần trở thành bộ nhận diện thương hiệu nổi tiếng nhất của Apple.

Tạp chí Phái Mạnh ELLE Man

Bài: Hạnh Nguyên (Nguồn: Culture Creature, InkbotDesign)

Ý Nghĩa Màu Sắc Trong Thiết Kế Thương Hiệu

Màu sắc thì đa dạng và phong phú, nhưng trong thiết kế thương hiệu có tính đại chúng chỉ sử dụng một số màu cơ bản. Bảy màu sắc được sử dụng phổ biến bao gồm: Xám – Xanh lá cây – Xanh da trời – Tím – Đỏ – Cam – Vàng được ứng dụng vào thiết kế thương hiệu. Vậy ý nghĩa của những màu sắc này là gì?

Ý nghĩa của từng loại màu sắc trong thiết kế.

1. Màu đỏ

Trong khoa học về thị giác, màu đỏ tác động mạnh nhất lên mắt người. Về ý nghĩa, màu đỏ thường tượng trưng cho sinh lực, sự hăng hái, sự sống và sức khỏe dồi dào. Điều thú vị là màu đỏ cũng là màu tượng trưng cho cả tình yêu và chiến tranh. Tựu trung lại, có thể nói, ý nghĩa màu sắc trong thương hiệu của màu đỏ đều gợi liên tưởng đến sự đam mê. Bạn có thể tham khảo một số mẫu logo được thiết kế với màu đỏ là chủ đạo với ý nghĩa này: Coca-Cola, H&M, Budweiser, 3M hay Heinz…

Một lí giải khác về ý nghĩa của màu đỏ lại cho thấy, màu đỏ là biểu tượng của sự nguy hiểm, tốc độ, máu, nóng và lửa… Vì thế, một số thương hiệu chuyên ngành kỹ thuật đã dùng màu đỏ để thiết kế cho thương hiệu hay logo của mình như Toyota, Honda, Kia Motor, Xerox, Canon… để thể hiện khía cạnh tốc độ và năng lượng mạnh mẽ của mình.

Một số tập đoàn lớn thuộc các nước Á Đông thường dùng màu đỏ trong thiết kế thương hiệu với ý nghĩa là chiến thắng, may mắn, quý tộc và vương giả như JVC (đặc trưng sự chiến thắng), LG (may mắn), SCG (sự vương giả, hoàng tộc)…

2. Màu xanh dương

Theo thống kê của trang chúng tôi trong top 100 thương hiệu toàn cầu năm 2012, nếu có 19 thương hiệu sử dụng màu đỏ trong logo thì con số này là 28 đối với màu xanh dương. Đây quả là một con số gây ngạc nhiên với nhiều người.

Về mặt thị giác, xanh dương là màu có thể đem lại cảm giác bình yên, an nhàn cho con người. Nếu màu đỏ thu hút nhanh chóng sự chú ý của người dùng, thường phù hợp với các doanh nghiệp bán lẻ, phân phối hàng hóa, thì màu xanh dương chính là tính cách của những tập đoàn lớn, tạo cảm giác về sự vững chắc, bình ổn, minh bạch. Thú vị hơn là màu này còn bao hàm cả ý nghĩa khát vọng lớn bởi đây là màu của bầu trời. Các tập đoàn lớn như Samsung, IBM, Panasonic, GE, facebook, Intel… đều sử dụng màu này.

Cuộc chiến xanh dương và đỏ trong thiết kế bộ nhận diện thương hiệu thường vô cùng sôi nổi. Do hai màu này đều tạo ấn tượng thị giác tốt nhất tới người dùng nên thường nếu tập đoàn đối thủ đã sử dụng màu đỏ thì tập đoàn đi sau sẽ dùng màu xanh dương và ngược lại. Điển hình như câu chuyện của Coca cola và đối thủ Pepsi, hay Toshiba và Panasonic, LG với Samsung…

3. Màu xanh lá

Xanh lá là màu được lấy nguyên thủy từ chính màu diệp lục của tự nhiên nên thường được sử dụng trong thiết kế thương hiệu cho các nhãn hàng có nguồn gốc sản phẩm từ thiên nhiên như thực phẩm, nước uống thảo dược… Bên cạnh đó, đây còn là màu đặc trưng của sự thông thái, khiêm tốn và lòng tốt. Thế nên những thương hiệu về tài chính hay những thương hiệu muốn thể hiện sự phát đạt thường lấy màu xanh dương làm màu sắc chủ đạo cho thương hiệu của mình. Starbuck, Bp, Groupon, John Deere hay Heineken…

4. Màu cam

Màu cam hay màu vàng cam chính là màu của vùng nhiệt đới nóng bỏng và ấm áp, nó thể hiện sự say mê, nhiệt tình, quyến rũ và nhanh chóng làm trái tim bạn rung động. Đại diện nhóm này bao gồm: Orange, Hermes Paris, Fanta, T-mobile, Blogger hay Santander…

5. Màu tím

Màu tím tưởng như rất kén người dùng nhưng hiệu ứng mang lại thực sự rất ấn tượng. Nét sang trọng, bí ẩn và thiêng liêng mà màu tím mang lại khiến cho thương hiệu của bạn thực sự cuốn hút. Đây chính là màu tượng trưng cho sự công bằng và chân lý. Có thể bắt gặp một số it logo thương hiệu đi theo hướng này như: Yahoo!, Citi Group hay Danone.

6. Màu vàng

Với nhiều nền văn hóa như Trung Quốc hay Ai Cập, màu vàng là màu của vua chúa, nó biểu tượng cho sự hạnh phúc, trường thịnh, thể hiện trí tuệ, sự hào hiệp. Thường mang đến cảm giác vui vẻ và kích thích trí tưởng tượng phong phú. Một số thương hiệu như Bestbuy, McDonald, Shell, Ferrari … thường sử dụng màu vàng để làm nền trong logo của họ.

7. Màu đen, trắng và xám

Đen, trắng và xám là màu dùng để phối trộn màu sắc. Nếu màu đen mang đến sự bí hiểm, quý phái và tinh tế thì màu trắng lại mang lại cảm giác dễ chịu trẻ trung và đơn giản. Sự kết hợp giữa đen và trắng được nhiều thương hiệu ưa thích sử dụng, đặc biệt là một số thương hiệu thời trang nổi tiếng thế giới. Tiêu biểu với các đại diện : Louis Vuitton, Disney, Nike, Adidas, Mtv, Prada, Avon Hay Cartier…

Còn với màu ghi xám, màu của sự trung lập, thông thái và kiên định, tuy không được sử dụng nhiều nhưng hầu hết những thương hiệu sử dụng màu này đều là những thương hiệu có tiếng như Apple, Nintendo hay Nestle…

Màu sắc trong thiết kế và các trường hợp khác biệt.

Cá biệt, có những thương hiệu sử dụng đa sắc màu trong logo của mình mà vẫn gây dấu ấn lâu bền đối với người dùng như Ebay hay Google. Sự đa sắc màu của họ cũng chính là sự đa dạng trong đối tượng người dùng, đa dạng trong nhóm sản phẩm mà họ cung cấp. Tuy nhiên, đây quả thực là trường hợp cá biệt.

Ý Nghĩa Của Màu Sắc Trong Thiết Kế Logo Thương Hiệu

Ý nghĩa của màu sắc trong thiết kế logo thương hiệu

Màu sắc trong thiết kế logo có ảnh hưởng lớn đến tâm lý người tiêu dùng. Một logo đẹp, có màu sắc phù hợp với ngành nghề đã thành công 85% trong việc thu hút khách hàng. Bạn đang phân vân không biết chọn bảng màu nào để phù hợp với logo của mình, hãy theo dõi bài viết sau để hiểu rõ ý nghĩa màu sắc trong thiết kế logo để tìm ra câu trả lời.

Màu sắc được ứng dụng trong thiết kế logo từ khi nào?

Vào thời cổ đại, rất nhiều người nhận thức và tìm ra các lý thuyết pha trộn màu sắc, tuy nhiên đều không thành công. Cho đến năm 1671, thí nghiệm tán sắc ánh sáng của Issac Newton đã giải quyết những vấn đề rắc rối trước đó. Chùm ánh sáng trắng khi đi qua lăng kính bị tách thành 7 dài màu: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím, đồng thời khi những dài màu được pha trộn sẽ tạo ra vô số sắc tố khác.

Tham khảo ngay: Chọn màu sắc thiết kế logo theo phong thủy

Ý nghĩa của màu sắc trong thiết kế logo

Là một người chủ doanh nghiệp bạn đang phân vân không biết ý nghĩa màu sắc logo của mình có phù hợp với ngành nghề hay không. Chính vì vậy chúng tôi đã liệt kê một số ý nghĩa của màu sắc trong thiết kế logo giúp các bạn có thêm cơ sở đưa ra quyết định cho mình.

Màu đỏ

Đây là gam màu khiến người nhìn chú ý nhất, dễ bị kích thích nhất. Màu đỏ tượng trưng cho sự năng động, mạnh mẽ, sôi nổi, táo bạo, quyến rũ, bất kỳ lúc nào cảm thấy mệt mỏi thì đây sẽ là gam màu giúp người nhìn cảm thấy hưng phấn hơn. Đây sẽ là màu có ý nghĩa màu sắc nhất trong thiết kế logo của ngành điện tử, hóa chất, thời trang đồ lót, y tế,…

Nằm trong tông màu nóng, màu cam sẽ mang lại cảm giác vui vẻ, năng động, kích thích sáng tạo. Những thương hiệu thời trang trẻ, dịch vụ ăn uống nên sử dụng màu này trong thiết kế logo của mình.

Ngoài tượng trưng cho sự lạc quan, ấm áp, màu vàng còn thể hiện sự giàu có, đẳng cấp riêng biệt và thường được sử dụng trong logo ngành trang sức, phụ kiện, mỹ phẩm cao cấp.

Xanh lá cây: Nhắc tới màu xanh lá cây thì không thể không nghĩ ngay tới màu của thiên nhiên trong lành, tươi mát và an toàn. Chính vì vậy những chuỗi cửa hàng thực phẩm chay, mỹ phẩm thiên nhiên hay chuỗi cửa hàng,.. nên lựa chọn màu này trong thiết kế logo.

Màu tím: Màu tím đậm cho ta cảm giác bí ẩn, khám phá, phù hợp những công ty chuyên về sáng tạo. Tông màu tím nhạt lại có chút gì đó hoài niệm, làm dịu tinh thần rất tốt khi làm màu sắc chủ đạo của các spa, thẩm mỹ viện.

Màu hồng: Những thiết kế logo cho shop quần áo nữ hay đồ trẻ em sẽ phù hợp nhất với tông màu hồng, gần như ai nhìn vào cũng có cảm giác nhẹ nhàng, mềm mại, dễ thương.

Màu trắng/ bạc: Cảm giác tinh khiết, sạch sẽ và đơn thuần của màu trắng sẽ giúp những thương hiệu thực phẩm hay thời trang áo cưới thành công ghi điểm trong mắt khách hàng.

Màu nâu: Tượng trưng cho màu của gỗ, của núi rừng nên khi nhìn vào màu nâu mọi người sẽ có cảm giác an toàn, đơn giản, mộc mạc và bền bỉ.

Màu đen: Đây là màu khá được ưa chuộng khi thiết kế logo vì sự bí ẩn, xa xỉ, quyến rũ và lịch thiệp. Những thương hiệu thời trang quốc tế rất ưa chuộng màu này vì nó toát lên vẻ riêng biệt cho những sản phẩm họ mang lại.

Khi thiết kế một logo, màu sắc có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc của khách hàng. Ngoài việc hiểu hết ý nghĩa màu sắc trong thiết kế logo, các bạn cũng nên lưu ý những điều sau để có thể chọn màu cho doanh nghiệp phù hợp.

Chỉ nên sử dụng một đến hai màu chủ đạo

Màu sắc thể hiện đặc trưng của doanh nghiệp giúp người dùng dễ dàng nhớ đến.

Màu sắc thể hiện đúng tính chất sản phẩm: hàng bình dân, trung cấp hay cao cấp.

Việc hiểu ý nghĩa của màu sắc trong thiết kế logo rất quan trọng, tuy nhiên cần kết hợp chúng với chữ viết, biểu tượng,… để có một logo đẹp, độc đáo. Trong quá trình lên ý tưởng thiết kế logo nếu các bạn gặp khó khăn hoặc chưa tìm kiếm được thêm ý tưởng nào thì hãy liên hệ với Printgo. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng một cách nhanh chóng, kịp thời nhất. Printgo với đội ngũ tư vấn viên và thiết kế có khả năng đa dạng phong cách thiết kế, sử dụng màu sắc hòa hợp sẽ giúp khách hàng sở hữu những mẫu logo ưng ý nhất. Với chi phí tiết kiệm cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn, quý khách sẽ có được trải nghiệm hài lòng nhất khi sử dụng dịch vụ thiết kế logo tại Printgo.

Ý Nghĩa Của Con Số Đi Kèm Thương Hiệu Lớn Là Gì?

1. Tại sao là Chanel “No. 5”?

Huyền thoại thời trang Coco Chanel đã lựa chọn mùi hương thứ 5 mà nhà chế tạo nước hoa Ernest Beaux làm riêng cho bà. Ngày sản phẩm nước hoa này chính thức ra mắt là 5/5/1921.

2. Tại sao Heinz nổi tiếng với “dòng sản phẩm 57” dù hãng này sản xuất hàng nghìn sản phẩm khác nhau?

Đó là vì nhà sáng lập Henry Heinz coi 57 là một con số may mắn. Vào thời điểm bắt đầu sử dụng số 57 để đặt tên sản phẩm, Heinz đã sản xuất hơn 60 sản phẩm.

3. Porsche 911 là một trong những siêu xe nổi tiếng nhất thế giới. Tại sao lại là “911”?

Ban đầu, chiếc xe được dự định được đặt tên là Porsche 901, nhưng hãng Peugeot đã yêu cầu Porsche đổi tên vì Peugeot đã đăng ký bản quyền đối với cách đặt tên xe gồm 3 chữ số, trong đó chữ số ở giữa là số 0. Porsche đã thay đổi bằng cách thay số 0 ở giữa bằng số 1.

4. Tại sao là 7UP?

Britvic, nhà phân phối 7Up ở Anh và Ireland, cho rằng tên thương hiệu này được đặt tên như vậy vì có 7 thành phần chính. Loại đồ uống này được tạo ra vào năm 1929 sau khi CL Grigg giành chiến thắng trong cuộc thi pha chế nước chanh ở Mỹ. Tuy vậy, tên gọi ban đầu mà Grigg đặt cho loại nước này là Bib-label Lithiated Lemon Lime Soda có phần hơi khó đọc.

5. Có thể bạn từng đi loại máy bay này, nhưng bạn có biết tại sao lại gọi là Boeing 747?

Sau Thế chiến thứ II, Boeing – khi đó còn là một nhà sản xuất máy bay quân sự – chia bộ phận kỹ thuật của hãng thành các bộ phận nhỏ hơn được đặt tên số: 300s và 400s đối với máy bay quân sự; 500s đối với động cơ turbin; 600s đối với rocket và tên lửa; và 700s đối với máy bay phản lực dùng để vận chuyển.

6. Hầu như ai cũng biết đến quần jeans Levi’s, nhưng bạn có biêt tầm quan trọng của Levi’s 501?

Công ty quần jeans Levi Strauss and Co. chính thức thành lập vào năm 1890, và đó cũng là năm mà những chiếc quần tán đinh đồng của hãng được đăng ký số lô sáng chế “501”. Bản thân công ty thừa nhận không hiểu vì sao họ chọn con số này. Ngoài dòng “501”, công ty này còn sản xuất phiên bản quần jeans 201 có giá mềm hơn, cùng các sản phẩm khác sử dụng tên gọi 3 chữ số.

7. Tên gọi của chuỗi cửa hàng tiện ích 7-Eleven có ý nghĩa gì?

Khi 7-Eleven mở cửa hiệu đầu tiên vào năm 1946, tên gọi này chỉ thời gian mở cửa 7 ngày mỗi tuần, 11 giờ mỗi ngày. Hiện nay, hầu hết các cửa hiệu 7-Eleven mở cửa 24/24.

8. Cái tên Jack Daniel’s “Old No.7” bắt nguồn từ đâu?

Chỉ có Jack biết! Một vụ hỏa hoạn đã tàn phá toàn bộ những tài liệu có thể chứng minh giả thiết cho rằng No.7 được dùng cho việc Jack Danie’l đăng ký nhà máy sản xuất rượu với chính phủ hoặc đó là con số may mắn của ông hoặc là đoàn tàu No.7 chở rượu whisky của ông.

Nhật Trường