Top 13 # Xem Nhiều Nhất Ý Nghĩa Tết Trung Thu Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Shareheartbeat.com

Ý Nghĩa Của Tết Trung Thu Có Thể Bạn Chưa Biết

Tết Trung thu được tổ chức vào Rằm tháng 8 âm lịch hàng năm. Không chỉ là Tết dành cho trẻ em, đây còn là dịp để người dân quây quần, đoàn viên sau thời gian đi xa làm ăn.

Trung thu là giữa mùa thu. Tết Trung thu như tên gọi rơi vào Rằm (ngày 15) tháng Tám âm lịch. Từ xưa, đây được xem là ngày lành, tháng tốt để tiên đoán mùa màng và cũng là dịp Tết vui chơi của trẻ nhỏ.

Theo đó, người xưa luôn cho rằng có mối liên hệ giữa cuộc đời và vầng trăng. Trăng tròn và trăng khuyết, niềm vui nỗi buồn, sự đoàn tụ, sum họp hay chia ly. Cũng từ đó trăng tròn là biểu tượng của sum họp và Tết Trung thu cũng được gọi là Tết Đoàn viên.

Nguồn gốc Tết Trung thu

Theo các nhà khảo cổ học, Tết Trung thu ở Việt Nam có từ thời xa xưa, đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Theo văn bia chùa Đọi năm 1121 thì từ đời nhà Lý, Tết Trung thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Đến đời Lê – Trịnh thì Tết Trung thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa.

Cũng có rất nhiều những truyền thuyết được lưu truyền trong dân gian về nguồn gốc ra đời của ngày Tết Trung thu như: Chuyện nhà vua dạo chơi cung trăng vào Rằm tháng Tám, sự tích chị Hằng Nga, sự tích chú Cuội, sự tích Thỏ Ngọc…

Không chỉ ở Việt Nam, Trung Thu còn là ngày lễ của các quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc…

Ý nghĩa Tết Trung thu

Vào ngày này, theo phong tục người Việt, người lớn thường chuẩn bị mâm cỗ (bánh, trái…) dâng lên cúng tổ tiên, những người đã khuất. Sau đó, tất cả các thành viên trong gia đình đều quây quần bên nhau cùng phá cỗ, thưởng trăng.

Người Việt cũng thường mượn ngày này để tỏ lòng hiếu kính với ông bà, bố mẹ bằng những món quà, những lời thăm hỏi.

Ngày này cũng được xem là Tết Thiếu nhi. Trẻ em các vùng miền trên cả nước được rước đèn, phá cỗ, xem múa lân, ngắm trăng… cùng bạn bè.

Theo quan niệm của người xưa, Tết Trung thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia.

Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.

Một nhóm thiện nguyện với hơn 30 người từ chúng tôi mang theo rất nhiều quà Trung thu đến chơi và vui với các bé thiếu nhi ở vùng biên giới giáp với Campuchia.

Tết Trung Thu Có Ý Nghĩa Gì Đối Với Trẻ Em

Từ ngàn năm nay cứ mỗi dịp thu về cụ thể là vào 15/8 âm lịch chính là ngày tết trung thu (tết đoàn viên). Vậy tết trung thu có ý nghĩa gì? Nhiều người bảo rằng tết Trung Thu của Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng trên thực tế khi đi vào những giai thoại thì người Việt Nam và Trung Quốc đều có những nguồn gốc về tết trung thu khác nhau.

Nếu như trung thu của người dân Trung Quốc nhắc đến chuyện tình của Hằng Nga và Hậu Nghệ thì ở Việt Nam lại thêu dệt nên câu chuyện về chú Cuội chị Hằng.

Ý nghĩa ngày lễ tết trung thu

Người Việt ăn tết Trung thu vào ngày rằm tháng 8 âm lịch. Trong dịp này người ta làm cỗ cúng gia tiên và bày bánh trái ra sân cúng mặt trăng.

Ý nghĩa tết Trung thu , người lớn thì uống rượu, thưởng trăng, và hát trống quân; trẻ em thì rước đèn, đi xem múa lân, ca hát các bài hát Trung thu, và vui hưởng bánh kẹo cùng các thứ trái cây do cha mẹ bày ở ngoài sân trong đêm Trung thu dưới hình thức một mâm cỗ. Theo tục lệ, việc trẻ con thưởng thức bánh kẹo trái cây trong đêm Trung thu này được gọi là “phá cỗ.”

Cỗ mừng Trung thu gồm bánh Trung thu, kẹo, mía, bưởi, và các thứ hoa quả khác nữa. Đây là dịp để con cái hiểu được sự săn sóc quý mến của cha mẹ đối với mình một cách cụ thể. Vì thế, tình yêu gia đình lại càng khăng khít thêm.

Thật là dịp tốt để con cháu tỏ lòng biết ơn ông bà cha mẹ và để người đời tỏ lòng săn sóc lẫn nhau.

Các hoạt động thường diễn ra vào ngày trung thu

Người Hoa hay tổ chức múa lân trong dịp Tết Nguyên Đán. Người Việt lại đặc biệt tổ chức múa sư tử hay múa lân trong dịp Tết Trung thu. Con Lân tượng trưng cho điềm lành. Người Trung Hoa không có những phong tục này.

Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát Trống Quân trong dịp Tết Trung thu. Điệu hát Trống Quân theo nhịp ba “thình, thùng, thình.”

Tết Trung thu mới đầu là tết của người lớn để thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên, ăn bánh, và uống trà ngắm trăng rằm vào giữa tiết Thu. Dần dần Tết Trung thu trở thành Tết trẻ em, nhưng người lớn cũng dự phần trong đó.

Tết trung thu đối với người lớn

Các em có dịp vui chơi rước đèn, ca hát, phá cỗ do cha mẹ anh chị bày cho và nhất là có dịp ăn bánh kẹo thả cửa mà không sợ bị trách mắng.

Tết trung thu đối với trẻ em

Tết Trung thu là một phong tục rất có ý nghĩa. Đó là ý nghĩa của chăm sóc, của báo hiếu, của biết ơn, của tình thân hữu, của đoàn tụ, và của thương yêu.

Tổng Hợp Những Lời Chúc Tết Trung Thu Hay &Amp; Ý Nghĩa Nhất 2022

a.Lời chúc tết trung thu dành cho các bé

Tết Trung thu đến rồi, chúc các bé ăn nhiều chóng lớn, chúc các bé luôn ngoan ngoãn học giỏi và nhận được nhiều phiếu bé ngoan.

Tết Trung thu đã về, gửi lời chúc tới tất cả các em nhỏ từ nông thôn tới thành thị, từ bé trai tới bé gái có một Trung thu vui vẻ, ấm áp tình yêu thương. Chúc các em nhận được thật thật nhiều quà và có những lời chúc ý nghĩa.

Nhân dịp Tết Trung thu, chúc các bé luôn mạnh khỏe, đáng yêu và nhận được nhiều tình yêu thương hơn nữa.

Tết Trung thu, gửi lời chúc tới tất cả các em nhỏ từ nông thôn tới thành thị, từ bé trai tới bé gái có một trung thu vui vẻ, ấm áp tình yêu thương. Chúc các em nhận được thật thật nhiều quà.

b.Lời chúc tết trung thu ba mẹ dành cho con yêu

Cuộc sống đôi lúc mệt mỏi, mẹ tưởng như không thể bước nổi, nhưng mẹ đã có một điểm tựa lớn lao là con. Mẹ chúc con một trung thu ý nghĩa.

Ngày Trung thu, cháu chúc ông bà luôn mạnh khỏe, phúc như Đông hải, thọ tỷ Nam sơn. Chúc cho một ngày Tết đoàn viên và tràn đầy ý nghĩa tới toàn thể đại gia đình chúng ta.

Trung thu đã về rồi, con kính chúc ba mẹ luôn vui vẻ, khỏe mạnh và mãi ở bên chúng con. Hy vọng rằng, cha mẹ luôn mãi cùng con trong dịp đoàn viên đầm ấm sau này.

Nhân dịp trung thu, em chúc anh chị một mùa trăng hạnh phúc. Chúc anh chị dồi dào sức khỏe, thuận lợi trong công việc, gia đình hạnh phúc!

Cuộc sống sẽ không ý nghĩa nếu thiếu những người bạn thân chí cốt, dịp tết trung thu cũng là dịp để gắn kết tình bạn, tình đồng nghiệp với những lời chúc ý nghĩa. Mời các bạn tham khảo những lời chúc tết trung thu hay, ý nghĩa dành tặng cho bạn bè, đồng nghiệp.

Chúc mừng Tết Trung thu, mong vầng trăng tròn sẽ mang tới hạnh phúc và thành công cho gia đình bạn.

Chúc mừng trung thu năm nay sẽ vui hơn trung thu năm trước.

Chúc cho đại gia đình bạn Trung thu ngập tràn tiếng cười, niềm vui.

Ngày đoàn viên, chúc gia đình bạn luôn vui vẻ, hạnh phúc.

Tôi ước công việc và cuộc sống của bạn sẽ sáng và toàn vẹn như vầng trăng tròn ngày Tết Trung thu.

Khi trăng tròn nhất vào mùa Thu cũng là thời điểm để mọi người sum họp. Tôi ước cậu có mùa Trung thu vui vẻ và cuộc sống mãn nguyện.

Anh sẽ không chúc em điều gì cả vì em xứng đáng được hưởng tất cả những điều tốt đẹp nhất trên đời.

Anh yêu quý, mong anh một Tết Trung thu yêu em nhiều hơn, nhiều hơn nữa nha anh và giữ mãi tình yêu mà anh dành cho em.

Ngày Tết Trung thu, anh chúc em luôn khỏe mạnh, tươi trẻ và công tác tốt, mãi mãi là tình yêu vĩ đại nhất của đời anh.

Chúc em trung thu rằm tháng 8 năm này mọi ước nguyện sẽ trở thành hiện thực, niềm vui nối tiếp niềm vui đến với em – người anh yêu.

Anh sẽ không chúc em điều gì cả vì em xứng đáng được hưởng tất cả những điều tốt đẹp nhất trên đời.

Thông tấn xã tình yêu xin thông báo, chủ thuê bao 09xxx vừa nhận được 1 lời chúc mừng Trung thu cùng nụ hôn gió từ thuê bao 09xxxx.

Anh yêu quý, mong anh một Tết Trung thu yêu em nhiều hơn, nhiều hơn nữa nha anh và giữ mãi tình yêu mà anh dành cho em. Tháng sau em đi lấy chồng đó, hi hi. Chúc anh Trung thu nhiều nhiều câu chúc mừng “kiểu lên cơn” như thế.

Tặng phẩm này riêng nó chẳng có ý nghĩa gì cả, nhưng mà kỉ niệm ở đây là anh/em gửi cho anh/em với tất cả những tình cảm tha thiết nhất.

Em biết không, trái đất đang ngừng xoay 1 giây để chúc mừng Trung thu em đó.

Nhân ngày Tết Trung thu anh xin tặng em món quà quý giá nhất của anh, đó chính là… cuộc đời anh. Mong em hãy nhận nó với niềm vui, hạnh phúc.

Gửi đến em những lời chúc tốt đẹp nhất, ngọt ngào như những bông hoa này, vì em đã cùng anh đi đến tận cùng thế giới. Chúc em một ngày Tết Trung thu hạnh phúc.

Chúc mừng Trung thu người anh yêu nhất và ngoan hiền dịu ngọt nhất. Cuộc sống buồn tẻ biết bao nếu vắng em.

Tết Trung thu của người Hàn Quốc còn được gọi là Chuseok, là dịp đoàn tụ gia đình, tạ ơn tổ tiên vì một mùa màng bội thu, cầu mong một cuộc sống ấm no đầy đủ.

풍성한 한가위 보내세요.[pung-song-han han-ka-uy bo-ne-se-yo]

즐거운 명절 추석입니다. [jul-ko-un myong-jol jju-so-kim-ni-ta]

Mùa Chuseok hạnh phúc.

한가위를 맞아 마음 속까지 훈훈해지는 가슴 따뜻한 시간 보내시기를 기원합니다.[han-kauy-rul ma-ja so-kka-ji hun-hun-he-ji-nun ka-sum tta-ttu-than si-kan bo-ne-si-ki-rul ki-won-ham-ni-ta]

풍성한 한가위 보름달처럼 당신의 마음도 풍성해졌으면 좋겠습니다. [pung-song-han han-ka-uy bo-rum-tal-jjo-rom tang-si-ne ma-um-to pung-song-he-jyo-ssu-myon jot-ket-sum-ni-ta]

온 가족이 함께하는 기쁨과 사랑가득한 한가위 되시길 기원합니다.[on ka-jo-ki ham-kke-ha-nun ki-bbum-kwa sa-rang-ka-tu-khan han-ka-uy tue-si-kil ki-won-ham-ni-ta]

Chúc toàn thể gia đình có kì nghỉ lễ trung thu đầy ắp niềm vui và tình yêu thương

풍요롭고 넉넉한 한가위 맞으세요.[pung-yo-rop-ko nok-no-khan ha-ka-uy ma-ju-se-yo]

더도 말고 덜도 말고 한가위만 같아라.[to-to mal-ko tol-to man-ko han-ka-uy-man ka-tha-ra]

Đừng nhiều mà cũng đừng ít hãy tròn đầy như trăng rằm.

즐겁고 뜻깊은 한가위 되시기를 기원합니다.[jul-kop-ko ttu-ki-pun han-ka-uy tue-si-ki-rul ki-won-ham-ni-ta]

Chúc một mùa nghỉ lễ trung thu hạnh phúc và nhiều niềm vui.

Nguồn: Quà Tết Sum Vầy sưu tầm & biên soạn.

Những Con Vật Linh Trong Tết Trung Thu Có Ý Nghĩa Gì?

Trung thu trong văn hóa tín ngưỡng Việt, được xem là Tết của trẻ con. Và trong dịp này, nhiều con vật linh hiện diện bằng cách này hay cách khác.

Sở dĩ nói vậy, bởi vào dịp tết Trung thu hàng năm, xen giữa những hoạt động trông trăng, phá cỗ, rước đèn trung thu, là múa rồng, múa lân, là cổ tích, thần thoại được kể. Và qua đó, hình ảnh những con vật linh như rồng, kỳ lân, cóc (thiềm thừ) thỏ ngọc, cá chép được có mặt, làm tăng thêm vẻ mê hoặc cho cái Tết ngắm trăng.

Múa rồng đêm trăng

Khi nghiên cứu về Tết Trung thu, Hội hè lễ tết của người Việt của GS. Nguyễn Văn Huyên giải thích cặn kẽ hình tượng rồng xuất hiện trong dịp này và cho rằng tư tưởng tôn vinh rồng trong dịp Trung thu “chắc hẳn đó là tư tưởng chủ trì của tết Trung thu từ thời thượng cổ”. Theo tìm hiểu của tác giả Hội hè lễ tết của người Việt, rồng mang ý nghĩa ban phát ân huệ và hạnh phúc. Và tục múa rồng trong Tết Trung thu là bảo vệ vụ gặt vào dịp tháng mười. Chính vì thế “Đêm rằm tháng tám ta, người ta long trọng rước rồng qua các phố, đi trước là những lá cờ ngũ sắc, những đèn lồng hình hoa quả, tôm cá hay những vật quý, những tấm biển sáng với hàng chữ “Hoàng Long Thịnh Thế (mong rồng vàng làm cho cuộc sống phồn thịnh) hay “Thiên Hạ Thái Bình”.

Cảnh múa rồng dịp Tết Trung thu nửa đầu thế kỷ 20, được học giả họ Nguyễn kể lại. Để làm được rồng đem múa trong dịp này, vật liệu sẽ là tre để đan đầu rồng, phủ giấy và vải. “Người ta cho nó một cái mình đầy vảy và gai màu lam hoặc xanh, một cái đuôi lởm chởm, cái đầu có râu ria rậm rạp, mắt sáng quắc liếc đi liếc lại, bốn chân lủng lẳng với móng vuốt khủng khiếp. Nó được lắp trên những chiếc sào để cho những người khiêng nó, bản thân cũng ăn mặc sặc sỡ, lượn vòng để làm cho mình rồng cũng uốn lượn như rắn. Người ta làm cho nó biểu diễn và múa theo tiếng chiêng, tiếng trống trước mặt “hòn ngọc”, xung quanh là mây và ánh chớp, được vác ở đầu một cái gậy tre bởi một người phủ đầy mình những tấm băng nhiều màu. Thấy nó đi qua, những nhà giàu có sung túc đốt pháo để mừng nó và để lấy khước nhờ sự có mặt của rồng”. Đi theo đám rước rồng là một con kỳ lân, mà nhiều nơi nhầm là sư tử.

Kỳ lân nhún nhảy

Tết Trung thu, một trong những hoạt động, thú vui thu hút trẻ con, đó là múa lân cùng với múa, rước rồng. Ở đây ta chú ý thêm một chút. Nhiều nơi, nhất là miền Bắc, có vẻ nhầm nên gọi múa lân là múa sư tử. Cụ Phan Kế Bính khi viết Việt Nam phong tục, trong phần về Tết Trung thu, có ghi: “Trẻ con tối hôm ấy, dắt díu nhau từng đàn từng lũ đám thì nhảy vô, đám thì kéo co, đám thì bắt cái hồ khoan, đám thì rước đèn, rước sư tử”. Xem Đất lề quê thói của Nhất Thanh cũng thấy sự nhầm lẫn này và không chỉ thế, dân gian đã truyền “Sư hí cầu, Long tranh châu” cho thấy sự sai khác đã thành nếp.

GS. Nguyễn Văn Huyên trong tác phẩm Hội hè lễ tết của người Việt cũng có miêu tả rất chi tiết về múa sư tử trong đám rước rồng. Tuy nhiên, tác giả cũng đã đặt ra nghi vấn là phải chăng, điệu múa của rồng và sư tử “ghi lại truyền thuyết cuộc giao tranh giữa mặt trời và mặt trăng với con kỳ lân mà ở nước ta mọi người đã nhầm lẫn với con sư tử, được coi là chúa tể sơn lâm”. Thực chất của múa sư tử mà ta quen miệng, chính là múa lân.

Theo đó giai thoại kể lại mặt trăng và mặt trời trong khi vân du đã bị kỳ lân vồ, trái đất chìm trong tăm tối, hiện tượng nguyệt thực, nhật thực từ đó mà ra (sách vở ghi chép của các triều đại ở Việt Nam thì hay phổ biến trường hợp “gấu ăn trăng” để chỉ nguyệt thực). Để cứu thoát mặt trăng, mặt trời, người ta đánh trống và bắn tên. Và hoạt động cho rồng đi diễn và múa kỳ lân “là để cho thế giới thái bình, và để bằng cách đó, tránh cho con vật hoang đường khỏi ăn thịt mất các vì tinh tú lớn điều chỉnh chu kỳ vũ trụ của thời gian”.

Trong múa lân dịp này, đầu lân được đan bằng tre, phết giấy quét hồ cho cứng rồi vẽ màu, đầu nối với một tấm vải dài màu đỏ. Cái đầu lân được một người nâng lên đầu và dùng hai tay lắc lư giả làm điệu múa lân. Phía sau có thể là một hoặc nhiều người cầm tấm vải, múa theo động tác của người cầm đầu lân sao cho nhịp nhàng, ăn khớp và vui nhộn.Hiểu biết còn lẫn lộn giữa múa sư tử và múa (kỳ) lân còn duy trì đến nay. Thế nên trong Kiến thức ngày nay số 100, ra ngày 15/1/1993, học giả An Chi cũng đã phải phân biệt cho độc giả cặn kẽ vấn đề. Khởi nguyên, kỳ là tên con đực, lân là tên con cái, nhưng qua thời gian, lân hay kỳ lân chỉ cả con đực và con cái. Lân là con vật có tên trong tứ linh “long, lân, quy, phụng”. Thân hình của kỳ lân được miêu tả là thân hươu, móng ngựa, đuôi bò, miệng rộng, mũi to, có một sừng, lông trên lưng ngũ sắc, dưới bụng màu vàng. Kỳ lân là con vật hiền lành, không đạp lên cỏ tươi, không hại vật sống. Trong sử Việt, cũng đã có miêu tả việc có thời xuất hiện kỳ lân, nhưng đó thực tế chỉ là con vật tưởng tượng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Palus Của cho biết lân là “con thú giống con sư tử”. Vì thoạt trông thì hình dáng của sư tử có đôi phần giống kỳ lân. Bởi vậy nên mới có chuyện nhầm múa lân thành múa sư tử.

Thiềm thừ được cho là có tuổi đời đến ba nghìn tuổi, thường ăn thịt những khách đi đường nên sau để cải hóa thiềm thừ, Ngọc Hoàng đưa nó lên mặt trăng gác cung Quảng Hàn. Theo lời Phan Kế Bính trong bài viết “Tết trung thu” đăng trên Đông Dương tạp chí số 26 (năm 1925) ghi lại truyền thuyết khác cho rằng thiềm thừ có ba chân, hai chân trước, một chân sau, sống ở trái đất trong hình dạng một người đàn bà, vợ của cung thủ Hậu Nghệ, tức là nàng Thường Nga, hay Hằng Nga. Vì uống trộm thuốc trường sinh, Hằng Nga bay lên trời đến cung trăng và biến thành con cóc ba chân. Bởi vậy nên Tết Trung thu khi mặt trăng tròn vành vạnh, người ta ăn bánh, thưởng trăng, ngắm lên vầng nguyệt, giữa những huyền ảo hư thực, lại hình dung ra hình ảnh con cóc trên cung Quảng Hàn. Cung Quảng Hàn cũng gợi lại cho ta về thuyết vua Đường Minh Hoàng bên Trung Hoa nằm mộng được lên chơi mặt trăng thăm cung Quảng, nghe khúc Nghê Thường; trong thi ca, hình tượng này cũng thường bắt gặp, như lời thơ của Phan Mạnh Danh trước 1945 có câu:

Thỏ ngọc tâm thiện

Ngắm trăng tròn và sáng nhất trong năm trong dịp Tết Trung thu, trí tưởng tượng bay bổng cùng truyền thuyết hòa quyện, mắt người dõi lên mặt trăng và tìm đến hình ảnh thỏ ngọc mà theo tác giả Hội hè lễ tết của người Việt là biểu tượng của người có đức thiện theo quan niệm Phật giáo.

Hình ảnh thỏ ngọc, thực chất được cho là gắn bó chặt chẽ với nàng Hằng Nga ở trên mặt trăng và được cho là con vật dùng chày giã thuốc trường sinh, coi sóc cung Quảng.

Trần tục và kinh nghiệm dân gian hơn “lại có người cho rằng những con thỏ này thụ thai trong khi ngắm trăng. Vì vậy, người ta căn cứ vào ánh trắng thu sáng như thế nào để đoán thỏ sẽ đẻ nhiều hay ít con”. Và cũng chính vì thế ở đây, hình tượng thỏ lại trở thành biểu tượng cho khả năng sinh sản nhiều.

Cá chép

Dịp Tết Trung thu không thể thiếu tục rước đèn. Tục này theo Phan Kế Bính xuất phát từ thời vua Nhân Tông nhà Tống. Dạo đó, truyền rằng có con cá chép thành tinh, cư đêm trăng là hóa thành con gái đi hại người trần. Ông Bao Công liền lệnh cho nhân gian làm đèn cá chép giống như hình nó mà đem giong chơi ngoài đường. Con cá chép thành tinh sợ không dám hại người nữa. Truyền thuyết là vậy, còn Nguyễn Văn Huyên trong bài viết đăng trên báo Indochine số ra ngày 24/9/1942 cho rằng cá chép đuổi bắt cái bóng mặt trăng phản chiếu dưới nước, đó là hình ảnh ám chỉ cuộc chiến giữa âm (mặt trăng) và dương (cá chép).

Bài viết của Trần Đình BaTrên tạp chí Dân Việt Nam số 4, tháng 5/1948 cho rằng “dân gian trong rằm tháng tám có tỏ ý trợ lực sự sinh trưởng của một thời tiết tốt và bố trận để khỏi “Dương” hoành hành. Vì nếu “Dương” thắng trong thời buổi đó trong năm thì sẽ có sự hỗn loạn to trong thời tuần hoàn”. Dương là cá chép, âm là mặt trăng, tỏ ra sự dung hòa trong thời điểm tháng tám. Và về mặt tín ngưỡng phương Đông như Việt Nam, Trung Hoa, Nhật Bản, cá chép còn gắn với sự mạnh mẽ, trí tuệ, và cả truyền thuyết cá chép hóa rồng khi vượt vũ môn. Thế nên trong dịp Trung thu, hình ảnh đèn cá chép trở nên quen thuộc với trẻ em thôn quê hay phố thị.

Bài viết của Trần Đình Ba

Nguồn: news.zing.vn