Top 15 # Xem Nhiều Nhất Ý Nghĩa Quốc Kỳ Trung Quốc Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Shareheartbeat.com

Ý Nghĩa Quốc Kỳ Mỹ

Mỗi nước đều có lá Quốc Kỳ riêng biểu thị sự kiêu hãnh và niềm tự hào Quốc Gia, dân tộc và mỗi lá cờ lại có một ý nghĩa riêng. Vậy lá Quốc Kỳ Mỹ thì sao?

Người ta vẫn thường hỏi nhau về quốc gia, quốc tịch của một người ngoại quốc khi mới gặp lần đầu. Khi đó, mỗi người đều sẽ tự giới thiệu về quốc gia của mình với một niềm tự hào sâu sắc. Còn trong thi đấu thể thao, mỗi vận động viên lại mang theo lá Quốc Kỳ của đất nước mình, họ chính là những người đại diện cho  tổ quốc mình, cho màu cờ sắc áo của đất nước – nơi mà họ đã sinh ra.

Và mỗi lá Quốc Kỳ đều mang một ý nghĩa nào đó vô cùng linh thiêng và lớn lao, và với người Mỹ cũng vậy, lá quốc kỳ có một ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần. Quốc kỳ Mỹ trở thành biểu tượng của tự do, lá cờ đã nói lên sự hy sinh của biết bao thế hệ để giành lấy nền độc lập.

Lá cờ đầu tiên của Hoa Kỳ gồm có 13 ngôi sao và 13 sọc tượng trưng cho 13 tiểu bang thuộc địa thời bấy giờ. Quốc kỳ Hoa Kỳ có hai phần. Một phần nhỏ ở góc trái trên cùng có hình ảnh của 50 ngôi sao trên nền màu xanh dương, tượng trưng cho 50 tiểu bang hiện tại. Phần chính gồm 7 sọc đỏ và 6 sọc trắng, tượng trưng cho 13 tiểu bang sơ khai.

Ý nghĩa của ba màu xanh, trắng, đỏ trên lá cờ Hoa Kỳ vẫn không thay đổi cho đến hiện nay. Màu đỏ tượng trưng cho lòng dũng cảm và nhiệt huyết, màu trắng nói lên niềm hy vọng trong sáng, nét tinh khiết của cuộc sống và tinh thần kỷ luật, trong khi màu xanh là hiện thân của màu sắc thiên đàng, biểu tượng của Thượng đế, lòng trung thành, niềm chân thành, công lý, và chân lý.

Ngôi sao, theo như biểu tượng xa xưa trong văn hóa Ấn Ðộ, Ba Tư, và Ai Cập, tượng trưng cho chủ quyền. Trên lá cờ Hoa Kỳ, mỗi một ngôi sao tượng trưng cho chủ quyền của một tiểu bang, do đó ngày nay lá cờ Mỹ gồm có 50 ngôi sao tượng trưng cho 50 tiểu bang, trong khi số sọc trên lá cờ vẫn được giữ ở con số 13, tượng trưng cho 13 tiểu bang đầu tiên của ngày lập quốc. Lễ chào cờ có ý nghĩa quan trọng cho mỗi công dân Hoa Kỳ vì nó nói lên lòng trung thành với tổ quốc.

Ý Nghĩa Quốc Kỳ Các Nước

Quốc kỳ là loại cờ được dùng làm biểu trưng cho một quốc gia. Những công trình công cộng và tư nhân như trường học và cơ quan chính phủ thường treo quốc kỳ. Các yếu tố như màu cờ, hình dạng và các ký hiệu được dùng để nêu bật đặc điểm, lịch sử và giá trị của quốc gia. Tôn trọng quốc kỳ cũng là thể hiện sự yêu nước, nhắc nhở chúng ta nguồn gốc và văn hóa của tổ tiên.

Tiếp theo bài viết “Các lá cờ kỳ thú trên thế giới”, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về quốc kỳ của các nước.

Trước khi đi vòng quanh thế giới, tìm hiểu Đông Tây cổ kim thì hãy dành chút thời gian để hiểu về quốc kỳ Việt Nam. Có thể bạn đã được nghe nói nhiều về ý nghĩa của Quốc kỳ nước ta nhưng nếu ai đó đột nhiên hỏi bạn thì bạn có thể nói trôi chảy được không?

VIỆT NAM

Tổng quan: Quốc kỳ Việt Nam hiện nay được công nhận chính thức vào năm 1976, là lá cờ đại diện cho nước Việt Nam thống nhất. Trong Hiến pháp (2013) có quy định: “Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh”. Nguyên mẫu của quốc kỳ Việt Nam hiện nay được ghi nhận xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ ngày 23/11/1940. Tuy nhiên, dù đã tồn tại hơn 70 năm nhưng tác giả của lá cờ vẫn không được xác định một cách chính xác, đa số ý kiến cho rằng tác giả là ông Nguyễn Hữu Tiến, nhưng cũng có một số giả thiết cho là ông Lê Quang Sô.

Ýnghĩa:

BRAZIL

Tổng quan: Nhiều người trong chúng ta sẽ thấy quen thuộc với quốc kỳ Brazil, đặc biệt là những ai mê môn bóng đá. Quốc kỳ Brazil được chính thức thông qua vào ngày 19/11/1889. Nhà tâm lý học, toán học người Brazil TeixeiraMendes cùng các cộng sự Miguel Lemos, Manuel Pereira Reis và Décio Villares là tác giả tạo ra lá cờ này. Lá quốc kỳ là sự kết hợp vòng tròn màu xanh với những ngôi sao và dòng chữ “Ordem e Progresso”, nằm lọt bên trong hình thoi màu xanh trên nền xanh lá.

Ý nghĩa:

Nền xanh lá: màu biểu tượng của vua Pedro, hoàng đế đầu tiên của Brazil, đồng thời cũng tượng trưng cho những cánh rừng và cánh đồng xum xuê, tươi tốt của Brazil.

Hình thoi màu vàng: màu đại diện cho nữ hoàng Maria Leopoldina, vợ của vua Pedro, đồng thời đây cũng là trữ lượng vàng lớn của Brazil.

Vòng tròn màu xanh: quả địa cầu màu xanh với đầy sao.

Các ngôi sao trắng: 27 ngôi sao trắng năm cánh với kích thước khác nhau biểu trưng cho các bang của Brazil và Đặc khu Liên bang.

Khẩu hiệu: dòng chữ màu trắng chạy qua vòng tròn màu xanh “ORDEM E PROGRESSO”, là cụm từ trong tiếng Bồ Đào Nha với ý nghĩa “Trật tự và Tiến bộ”.

TRUNG QUỐC

Tổng quan: Quốc kỳ Trung Quốc được thượng cờ lần đầu tiên vào ngày 01/10/1949 tại buổi lễ khai sinh ra nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa. Lá cờ do Tăng Liên Tùng thiết kế trong phong trào phát động thiết kế quốc kỳ. Trong đợt phát động này, ban tổ chức đã nhận được 3.000 mẫu thiết kế và thiết kế của Tăng Liên Tùng được chọn, được chỉnh sửa lại một chút. Lá quốc kỳ với ngôi sao vàng lớn bao quanh bởi 4 ngôi sao vàng nhỏ nằm ở góc trên bên trái của nền cờ đỏ. Lá cờ thường cũng được gọi là “Ngũ tinh hồng kỳ”.

Ý nghĩa:

MỸ

Tổng quan: Quốc kỳ của Hoa Kỳ được chính thức công nhận vào ngày 14/6/1777. Vào thời điểm vừa được chính thức công nhận, có 13 sọc ngang đỏ và trắng xen kẽ và một góc nhỏ bên trên trái của lá cờ là khu vực nền xanh gồm 13 ngôi sao. Con số 13 tượng trưng cho 13 tiểu bang đầu tiên tuyên bố độc lập khỏi nước Anh và thành lập nên Liên bang. Kể từ đó, là quốc kỳ được thay đổi 26 lần khi số bang tăng lên và lá cờ 50 sao hiện tại được chính thức thông qua vào ngày 04/7/1960. Trong tiếng Anh, lá quốc kỳ này còn có nhiều tên khác như The Stars and Stripes (sao và sọc), Old Glory và The Star-Spangled Banner (lá cờ đính sao).

Ý nghĩa:

Màu đỏ: tượng trưng cho lòng dũng cảm, sức mạnh và sự nhiệt huyết.

Màu trắng: nói lên niềm hy vọng, thanh khiết và kỷ luật.

Màu xanh dương: biểu tượng của lòng trung thành và công lý.

13 sọc: biểu trưng cho 13 bang sơ khai trong buổi đầu mới thành lập của nước Mỹ.

50 sao: tượng trưng cho 50 bang.

AUSTRALIA

Tổng quan: Quốc kỳ Australia lần đầu tiên tung bay tại Melbourne vào ngày 03/9/1901 (ngày 03/9 cũng là Ngày Quốc kỳ Australia).Tuy nhiên, thiết kế đã được hiệu chỉnh một chút và được vua Edward-VII thông qua vào năm 1903. Thiết kế quốc kỳ được chọn từ một cuộc thi được tổ chức năm 1901. Lá cờ bao gồm Cờ liên hiệp Anh ở góc trên bên trái, một ngôi sao lớn màu trắng 7 cánh phía dưới cờ liên hiệp Anh và 5 ngôi sao ở nửa phải tượng trưng cho chòm sao Chữ thập phương Nam.

Ý nghĩa:

HÀN QUỐC

Tổng quan: Quốc kỳ Hàn Quốc được chính thức phê chuẩn vào ngày 15/10/1949 dù đã được sử dụng từ trước đó. Trong tiếng Hàn Quốc được gọi là Taegeugi (cờ Thái cực), bao gồm Thái cực đồ (vòng tròn âm – dương) với 2 màu đỏ và xanh (tiếng Hàn Quốc gọi là Taegeuk), xung quanh là 4 quẻ bát quái đối lập với nền trắng.

Ý nghĩa:

NAM PHI

Tổng quan: Quốc kỳ Nam Phi được phê chuẩn vào ngày 27/4/1994. Quốc kỳ với ý nghĩa tượng trưng cho sự thống nhất và là biểu tượng của nền dân chủ mới sau khi kết thúc chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid. Lá cờ được thiết kế bởi nhà nghiên cứu quân kỳ Frederick Brownell, ông cũng là tác giả thiết kế quốc kỳ Nambia. Vào thời điểm được chấp thuận, đây là quốc kỳ duy nhất có 6 màu. Hình ảnh quốc kỳ Nam Phi có dạng chữ Y với các màu đỏ, xanh dương, xanh lá cây, vàng và đen.

Ý nghĩa:

ICELAND

Tổng quan: Quốc kỳ của Iceland được chính thức thông qua vào ngày 19/6/1915 và được quy định chính thức trong luật vào ngày 17/6/1944 khi Iceland chính thức hoàn toàn độc lập. Nền cờ màu lam, trên có chữ thập màu trắng và màu đỏ. Hình ảnh chữ thập được lấy ý tưởng từ là cờ của Đan Mạch (tách ra khỏi Đan Mạch và trở thành một quốc gia độc lập sau một cuộc trưng cầu dân ý vào năm 1944).

Ý nghĩa:

PAKISTAN

Tổng quan: Quốc kỳ của Pakistan được chấp thuận thông qua trong cuộc họp của Hội đồng Lập hiến vào ngày 11/08/1947, đúng 3 ngày trước khi nước này giành được độc lập vào ngày 14/3/1947. Lá quốc kỳ này do Amiruddin Kidwai dựa trên lá cờ của Liên đoàn Hồi giáo toàn Ấn Độ, đảng chính trị thúc đẩy thành lập nhà nước Hồi giáo Pakistan tách từ Ấn Độ. Một ngôi sao năm cánh màu trắng và một trăng lưỡi liềm trên nền xanh lá cây đậm, với một dải trắng đứng tại rìa bên trái.

Ý nghĩa:

Màu xanh lá: tượng trưng cho đạo Hồi và các tín đồ Hồi giáo.

Màu trắng: tượng trưng cho các tôn giáo thiểu số. Đồng thời, màu xanh lá và trắng là biểu tượng của nền hòa bình và thành công kinh tế.

Trăng liềm: thể hiện sự tiến bộ.

Sao: dấu hiệu của ánh sáng và tri thức.

ẤN ĐỘ

Tổng quan: Quốc kỳ của Ấn Độ được thông qua như hình dạng hiện tại trong cuộc họp của Hội đồng Lập pháp vào ngày 22/7/1947 và trở thành quốc kỳ chính thức của Ấn Độ vào ngày 15/8/1947, Ngày Độc lập của Ấn Độ. Với tên gọi là Tiranga (nghĩa là tam tài hay tam sắc) dựa trên lá cờ Swaraj, cờ hiệu của Đảng Quốc Đại Ấn Độ do Pingali Venkayya thiết kế. Là cờ bao gồm 3 sọc ngang lần lượt có màu vàng nghệ, trắng và xanh lá với Ashoka Chakra (một thiết kế bánh xe 24 nan hoa) màu lam nằm tại trung tâm.

Ý nghĩa:

Màu vàng nghệ: biểu tượng cho lòng can đảm, dũng khí và sự hy sinh.

Màu trắng: tượng trưng cho lòng chân thật, sự thanh khiết và hòa bình.

Màu xanh lá: biểu trưng cho niềm tin và tinh thần thượng võ.

Ashoka Chakra: còn gọi là dharmachakra hay bánh xe đức hạnh, với 24 nan hoa tượng trưng cho Dharma – triết lý sống của nhiều tôn giáo như Ấn Độ giáo, Hồi giáo và Kỳ Na giáo. Bánh xe cũng biểu thị sự chuyển động và phát triển không ngừng như lời nhắc nhở Ấn Độ không ngừng vận động, thay đổi và phát triển.

Quốc Kỳ, Quốc Huy, Quốc Ca, Tuyên Ngôn

Thông tin tổng hợp Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Tuyên ngôn Hiến pháp năm 2013 Chủ tịch Hồ Chí Minh Hệ thống chính trị Ban Chấp hành Trung ương Các Ban Đảng Trung ương Văn kiện Đảng Tư liệu về Đảng Lịch sử Địa lý Dân tộc Bản đồ hành chính (GIS) Kinh tế- Xã hội Văn hoá Du lịch

Theo điều 13 Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Quốc kỳ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.

Quốc kỳ

Quốc huy 

Theo điều 13 Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Quốc huy nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, chung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

 Quốc huy

Quốc ca 

Theo điều 13 Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Quốc ca nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhạc và lời của bài Tiến quân ca.

Bạn hãy cài Flash Player để chạy file này

url=http://datafile.chinhphu.vn/files/clip/2015/07/QuocThieu.mp3 width=250 height=20 loop=false play=false downloadable=false fullscreen=true displayNavigation=true displayDigits=true align=center dispPlaylist=none playlistThumbs=false

Tuyên ngôn độc lập 

 Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại Quảng trường Ba đình Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Nhà nước công – nông đầu tiên ở Đông Nam Á, với đồng bào cả nước và nhân dân thế giới.

Nhấn vào đây để nghe

Hỡi đồng bào cả nước,

“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền  ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.

Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được. Thế mà hơn tám mươi năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa. Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào. Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.

Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu. Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.

Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược. Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.

Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng. Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng. Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn. Mùa thu năm 1940, phát-xít Nhật đến xâm lăng Đông – Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Từ đó dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng trị đến Bắc kỳ hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói. Ngày 9 tháng 3 năm nay, Nhật tước khí giới của quân đội Pháp. Bọn thực dân Pháp hoặc bỏ chạy hoặc đầu hàng. Thế là chẳng những chúng không “bảo hộ” được ta, trái lại, trong 5 năm, chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật. Trước ngày mồng 9 tháng 3, biết bao lần Việt minh đã kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật. Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng, lại thẳng tay khủng bố Việt minh hơn nữa. Thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng. Tuy vậy, đối với nước Pháp, đồng bào ta vẫn giữ một thái độ khoan hồng và nhân đạo. Sau cuộc biến động ngày mồng 9 tháng 3, Việt minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thùy, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật, và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ. Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp. Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần một trăm năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa. Bởi thế cho nên, chúng tôi, Lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam. Toàn dân Việt Nam, trên dưới một lòng, kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp. Chúng tôi tin rằng các nước Đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các Hội nghị Tê-hê-răng và Cựu-kim-sơn, quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam. Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát-xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do ! Dân tộc đó phải được độc lập ! Vì những lẽ trên, chúng tôi, Chính phủ Lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.

Hồ Chí Minh Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1976.  

Ý Nghĩa Lịch Sử Của Cờ Việt Nam Và Trung Quốc

Ý nghĩa lịch sử của cờ Việt Nam và Trung Quốc

1. Giới thiệu về cờ nước Việt Nam và cờ Trung Quốc

Cờ nước Việt Nam và cờ Trung Quốc có một số điểm tương đồng như đều sử dụng nền màu đỏ và phía trên có hình ảnh sao vàng năm cánh. Tuy nhiên mỗi quốc gia đều có một lá cờ khác biệt, không có quốc kỳ của nước nào trùng với nước nào.

Cờ Việt Nam hay còn gọi là cờ đỏ sao vàng được ra đời đầu tiên vào năm 1940 và chính thức trở thành quốc kỳ vào năm 1945. Cờ có thiết kế hình chữ nhật, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài. Trên nền đỏ của cờ có hình ngôi sao vàng 5 cánh.

Cờ Việt Nam hay còn gọi là cờ đỏ sao vàng được ra đời đầu tiên vào năm 1940

Cờ Trung Quốc hay còn gọi là quốc kỳ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được ra đời năm 1949. Cờ sử dụng nền đỏ với một ngôi sao vàng 5 cánh lớn đăt ở góc trái, xung quanh là bốn ngôi sao vàng 5 cánh nhỏ.

Cờ Trung Quốc hay còn gọi là quốc kỳ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được ra đời năm 1949

2. Ý nghĩa lịch sử của cờ Việt Nam và Trung Quốc

2.1.  Ý nghĩa lịch sử của cờ Việt Nam

Thiết kế nền màu đỏ của lá cờ Việt Nam tượng trưng cho màu của chiến đấu và chiến thắng. Dân tộc Việt Nam trải qua bao đời luôn đấu tranh kiên cường, bất khuất để bảo vệ độc lập, tự do cho dân tộc. Màu đỏ còn là biểu tượng cho máu của các anh hùng đã hy sinh, ngã xuống. Ngôi sao vàng ở giữa là linh hồn của dân tộc, 5 cánh sao là 5 tầng lớp đồng bào sĩ, công, nông, thương, binh luôn đoàn kết.

c

Cờ Việt Nam là minh chứng cho một quốc gia có độc lập, chủ quyền, tự chủ, dân tộc Việt Nam đoàn kết, cùng nhau đồng cam cộng khổ. Lá cờ Việt Nam dù phải trải qua bao thế hệ nhưng vẫn trường tồn, là lời nhắn nhủ, nhắc nhở những thế hệ mai sau nhớ về công lao của cha ông đã ngã xuống, ra sức thi đua, học tập, tiếp nối truyền thống cha ông để lại.

Ngày nay  trong những sự kiện lớn của đất nước không thể thiếu đi được hình ảnh lá cờ đỏ tung bay phấp phới. Với người Việt Nam việc treo cờ cũng có nhiều quy định như: khi treo không để ngược ngôi sao; nếu treo chung cùng chân dung Bác Hồ thì ảnh phải thấp hơn, phía dưới ngôi sao; trong buổi mừng thọ quốc kì được treo phía bên trái sân khấu..

Ngày nay  trong những sự kiện lớn của đất nước không thể thiếu đi được hình ảnh lá cờ đỏ

2.2. Ý nghĩa lịch sử của cờ Trung Quốc

Cờ Trung Quốc cũng có màu đỏ biểu tượng cho cách mạng, cho máu của các chiến sĩ đã hy sinh vì độc lập dân tộc. 5 ngôi sao trên lá cờ tượng trưng cho sự đoàn kết của đất nước, bốn ngôi sao nhỏ bao quanh là các lực lượng cách mạng gồm giai cấp công nhân, nông dân, tiểu tư sản thành thị và tư sản dân tộc đứng dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Trung Hoa – tượng trưng cho ngôi sao lớn nhất.

Quốc kỳ Trung Quốc thể hiện uy quyền và sự tôn nghiêm của đất nước. Đồng thời phần nào thể hiện truyền thống và ý tưởng của quốc gia qua màu sắc và hình dáng đặc trưng riêng. Màu đỏ là màu sắc truyền thống của chủ nghĩa cộng sản, tượng trưng cho cách mạng, màu vàng thể hiện chiến thắng, ám chỉ với ánh sáng.

Quốc kỳ Trung Quốc thể hiện uy quyền và sự tôn nghiêm của đất nước