Top 9 # Xem Nhiều Nhất Ý Nghĩa Quan Trọng Nhất Của Mậu Thân 1968 Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Shareheartbeat.com

Ý Nghĩa Lịch Sử To Lớn Của Cuộc Tổng Tiến Công Và Nổi Dậy Xuân Mậu Thân 1968

Cách đây vừa tròn 50 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, quân và dân ta đã tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968. Đây là một chủ trương đúng đắn và sáng tạo của Đảng, có ý nghĩa lịch sử to lớn, mở ra cục diện mới trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc.

Đúng vào đêm Giao thừa Tết Mậu Thân 1968 (ngày 30 và 31/1/1968), cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân ta đồng loạt nổ ra trên toàn chiến trường miền Nam, đặc biệt ở Sài Gòn- Gia Định, Huế và nhiều thị xã, thị trấn, các căn cứ quân sự đầu não của Mỹ- Ngụy.

Cuộc chiến diễn ra khi nỗ lực xâm lược của Mỹ ở Việt Nam đã lên tới đỉnh cao, khi lực lượng so sánh giữa ta và địch trên chiến trường nghiêng mạnh về phía Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Song, bằng cuộc tiến công và nổi dậy đồng loạt, táo bạo, dũng mãnh nhằm vào đô thị trên toàn miền Nam, quân và dân ta đã đánh đòn quyết định vào ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải đơn phương “xuống thang chiến tranh”, khởi đầu cho một quá trình đi xuống về mặt chiến lược.

Bằng chứng là, sau một tháng, tướng Oetmolen- Tổng chỉ huy quân Mỹ ở miền Nam bị cách chức. Tháng 3/1968, Tổng thống Mỹ Giôn-xơn phải tuyên bố đơn phương ngừng đánh phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra; chấp nhận đàm phán với ta tại Hội nghị Pari; không ra tranh cử Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ hai… Đó là sự thừa nhận đầu tiên, nhưng đầy đủ nhất sự phá sản của “Chiến lược cục bộ”- chiến lược chiến tranh quan trọng nhất của Mỹ.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 dù chưa đạt được yêu cầu theo khả năng như dự kiến, và phải hy sinh to lớn, nhưng quân và dân ta đã xoay chuyển được cục diện chiến tranh, tiếp tục đưa sự nghiệp kháng chiến tiến lên theo chiến lược mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra trong Thư chúc Tết năm 1969: “Vì độc lập, vì tự do; đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, ta tiêu diệt, tiêu hao một lực lượng quan trọng quân địch, phá hủy nhiều vũ khí, phương tiện chiến tranh, phá vỡ hệ thống đô thị của chúng trên quy mô toàn miền Nam, tạo bước chuyển đột biến trong cục diện chiến tranh. Quân và dân ta đã đánh vào 4 trong 6 thành phố lớn, 37 trong 44 thị xã và hàng trăm thị trấn, quận lỵ, 4 tư lệnh quân đoàn, 8 trong 11 bộ tư lệnh sư đoàn quân đội Sài Gòn, 2 bộ tư lệnh biệt khu, 2 bộ tư lệnh dã chiến Mỹ cùng nhiều bộ tư lệnh lữ đoàn, trung đoàn, chi khu và hàng trăm căn cứ quân sự địch bị tiến công đồng loạt. Ta tiêu diệt và làm tan rã 15 vạn quân địch, trong đó có 4 vạn quân Mỹ, 600 ấp chiến lược, giải phóng thêm 100 xã với hơn 1,6 triệu dân.

Trước so sánh lực lượng địch- ta đã biến đổi có lợi cho ta, chiến lược của địch đã bị đảo lộn và càng lún sâu vào phòng ngự bị động. Ngày 31/3/1969, Giôn-xơn đã phải thú nhận thất bại, thực hiện ném bom hạn chế miền Bắc và rút lui việc ứng cử Tổng thống nhiệm kỳ hai.

Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 là biểu tượng sáng ngời về ý chí và sức mạnh quật cường của quân và dân Việt Nam, là tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo, tài mưu lược trong nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của Đảng ta. Đó là nghệ thuật nắm bắt thời cơ để chủ động giáng đòn quyết định, làm chuyển biến cục diện chiến tranh; nghệ thuật tiến công bằng cách đánh chiến lược mới, giành thế bất ngờ, đưa chiến tranh vào thành thị; là nghệ thuật tổ chức, bố trí và sử dụng lực lượng “lấy nhỏ đánh lớn”, “lấy chất lượng cao thắng số lượng đông”, lấy trí tuệ của người Việt Nam để chiến thắng vũ khí và trí tuệ của bộ máy điều hành chiến tranh của Mỹ.

50 năm đã trôi qua, nhưng ý nghĩa và bài học của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 vẫn còn nguyên giá trị. Đó là khát vọng về độc lập, tự do và hòa bình cho Tổ quốc, là niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, là tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo trong hoạch định đường lối và chỉ đạo chiến lược, là sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, là sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, là tinh thần quốc tế cao cả.

Kỷ niệm 50 năm cuộc Tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 chính là dịp để tinh thần Việt Nam, sức mạnh Việt Nam lần nữa được phát huy cao độ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.

Phạm Ngọc Quốc

Tầm Vóc Và Ý Nghĩa Lịch Sử To Lớn Của Cuộc Tổng Tiến Công Và Nổi Dậy Xuân Mậu Thân 1968 (Tiếp Theo Và Hết)

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 là một chủ trương chiến lược đúng đắn và sáng tạo của Đảng ta, có ý nghĩa lịch sử to lớn, mở ra cục diện mới trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta. II. TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY XUÂN MẬU THÂN 1968 1. Diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968

– Sau thất bại nặng nề trong chiến dịch mùa khô 1966 – 1967, Tổng thống Mỹ Giôn-xơn liều lĩnh quyết định đưa thêm 10 vạn quân chiến đấu Mỹ vào miền Nam Việt Nam. Đầu năm 1968, số quân chiến đấu của Mỹ ở miền Nam đã vượt quá nửa triệu tên chưa kể sự yểm trợ của trên 20 vạn quân Mỹ có mặt ở Thái Lan, Phi-líp-pin, Nhật Bản, Guam, Hạm đội 7, cùng với gần 60 vạn quân Ngụy Sài Gòn, gần 7 vạn quân các nước đồng minh của Mỹ.

– Về phía ta, để thực hiện quyết tâm của Trung ương Đảng, thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương, các chiến trường ở miền Nam gấp rút bắt tay chuẩn bị cho cuộc Tổng công kích – tổng khởi nghĩa; chuẩn bị chiến trường, lực lượng, xây dựng phương án tác chiến và phương án phát động quần chúng nổi dậy, bảo đảm hậu cần tiếp tế, thông tin liên lạc; chuẩn bị cơ sở giấu ém lực lượng và bàn đạp xuất phát tiến công ở vùng ven và trong các đô thị trên toàn miền Nam.

– Trước sức tiến công và công tác nghi binh của ta, tất cả các lực lượng chủ lực của địch từ chuẩn bị phản công để giành quyền chủ động chiến trường phải quay về phòng ngự bị động chống đỡ. Lực lượng địch bị căng kéo, kế hoạch quân sự và thế bố trí lực lượng trên chiến trường bị đảo lộn, tạo ra sơ hở trong thế phòng ngự bị động của địch để ta triệt để khoét sâu.

– Để tiếp tục nghi binh, căng kéo lực lượng của địch, đẩy chúng tiếp tục bị động về chiến lược, ta và Lào mở chiến dịch Nậm Bạc ở Thượng Lào, chiến dịch Đường 9 – Khe Sanh, nhằm đánh lạc hướng, thu hút quân cơ động của Mỹ, vây hãm, giam chân, tiêu hao lực lượng và sinh lực địch tạo thế cho các chiến trường khác tiến công và nổi dậy.

– Các hoạt động nghi binh, đặc biệt chiến dịch Đường 9 – Khe Sanh đã làm cho Bộ Chỉ huy quân sự Mỹ tại miền Nam và giới lãnh đạo Oa-sinh-tơn bị lạc hướng. Trong khi họ dồn toàn trí và lực lượng ra hướng Đường 9 – Khe Sanh và nhận định đây là chiến trường chính, thì cuộc Tổng tiến công và nổi dậy bất ngờ diễn ra ở một loạt đô thị trên toàn miền Nam.

+ Đúng 0 giờ ngày 29-1-1968 (giao thừa theo lịch miền Bắc) quân ta tiến công địch tại sân bay Nha Trang (Khánh Hòa).

+ Từ 0 giờ 30 phút đến 1 giờ 15 phút ngày 30 tháng 1 năm 1968 (đêm giao thừa Tết Mậu Thân theo lịch miền Nam) ta đồng loạt tiến công vào thị trấn Tân Cảnh, thị xã Kon Tum (Kon Tum), thị xã Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), thị xã Plây Cu (Gia Lai), thành phố Qui Nhơn (Bình Định), thành phố Đà Nẵng, thị xã Hội An… Như vậy, cả dải đất miền Trung đã nổ súng tiến công.

+ Đêm 29 rạng ngày 30 tháng 1 năm 1968 (tức đêm giao thừa Tết Mậu Thân theo lịch miền Nam, ngày mùng một Tết theo lịch miền Bắc), cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tiếp tục diễn ra ở khắp các tỉnh và thành phố, thị xã, thị trấn trên toàn miền Nam. Bộ binh, đặc công, pháo binh, biệt động ta đánh mạnh, đánh trúng các mục tiêu trọng yếu của địch ở Sài Gòn – Gia Định, Huế, Quảng Trị, Đà Nẵng, Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Phan Thiết, Phan Rang, Đà Lạt, Tây Ninh, Bến Tre, Kiến Tường, Định Tường, Gò Công, Biên Hoà, Mỹ Tho, Cần Thơ, Trà Vinh, Châu Đốc, Vĩnh Long, Cà Mau, Sóc Trăng, Rạch Giá, Kiên Giang, Tuyên Đức…

+ Tại Sài Gòn – Gia Định là trọng điểm lớn nhất của Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968, bởi vì đây là trung tâm đầu não chỉ đạo toàn bộ bộ máy điều hành chiến tranh của Mỹ – ngụy tại miền Nam Việt Nam.

Để bảo vệ Sài Gòn – Gia Định, Mỹ – ngụy đã tổ chức một hệ thống phòng thủ vững chắc nhiều tầng, nhiều lớp với nhiều loại lực lượng tham gia.

Ngay từ phút đầu nổ súng, biệt động ta đã đồng loạt đánh vào các mục tiêu quy định: Dinh Độc Lập, Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hoà, Bộ Tư lệnh Hải quân, sân bay Tân Sơn Nhất, Đài Phát thanh, toà Đại sứ Mỹ. Trận đánh toà Đại sứ Mỹ hơn 6 tiếng đồng hồ với 17 chiến sĩ biệt động của ta đương đầu với lực lượng quân cảnh, lính dù của Mỹ đã gây một tiếng vang lớn làm chấn động nước Mỹ.

Thanh niên xung phong Quảng Trị vận tải đạn trên tuyến hành lang giao bưu phục vụ cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968. Ảnh: T.L

Đồng thời với lực lượng biệt động, các tiểu đoàn mũi nhọn trang bị gọn nhẹ, từ các bàn đạp vùng ven, nhanh chóng tiến vào nội đô trên các hướng. Xung quanh Sài Gòn – Gia Định, các căn cứ quân sự, trụ sở quân đội và chính quyền Sài Gòn ở Biên Hoà, Bình Dương, Hậu Nghĩa, Long An…cũng bị tiến công.

+ Tại mặt trận Trị Thiên, lực lượng ta tiến công Nhà đèn, Ty Cảnh sát, Tòa tỉnh trưởng, trụ sở cơ quan bình định và trụ sở Bộ chỉ huy Viện trợ Quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam (MACV), Tri Bưu, Thành Cổ, La Vang, điểm cao 49. Nhân dân Triệu Phong, Hải Lăng, Bến Đá rầm rộ nổi dậy cùng bộ đội địa phương bao vây địch ở trong các quận lỵ cầu Nhùng, Bến Đá làm chủ đoạn quốc lộ 1 từ Diên Sanh đến Mỹ Chánh; đánh chiếm quận lỵ Phú Lộc, cắt đứt quốc lộ 1 đoạn từ Đà Nẵng ra Huế, phá sập Cầu Hai, cầu Nước Ngọt, giải phóng khu vực xung yếu ven biển và phía nam Cầu Hai, khu vực Truồi.

+ Tại mặt trận Huế, lúc 22 giờ 33 phút, ngày 31 tháng 01 năm 1968, tiếng súng tấn công bắt đầu vang lên khắp thành phố; sau 4 ngày chiến đấu liên tục quân và dân ta đánh chiếm hầu hết các mục tiêu quan trọng như: Dinh Tỉnh trưởng, đồn cảnh sát, đài Phát thanh, khách sạn Thuận Hóa, Hương Giang (hang ổ của Mỹ), sân bay Phú Bài…

Tích cực hỗ trợ cho lực lượng vũ trang, đông đảo nhân dân Huế đã nổi dậy, dẫn đường cho bộ đội, đào hầm, dựng chiến lũy, tiếp tế, chăm sóc thương binh… và thành lập chính quyền cách mạng ở nhiều khu vực. Hàng ngàn thanh niên đã gia nhập các đội du kích, tự vệ, các đội công tác. Sau 25 ngày đêm chiến đấu và làm chủ thành phố Huế (từ ngày 31 tháng 01 đến ngày 24 tháng 02 năm 1968), quân và dân ta đã diệt, bắt sống, bức hàng và làm tan rã hàng chục ngàn tên địch, bắn rơi và phá hỏng nhiều máy bay, tàu chiến, xe quân sự, giải phóng 210.000 dân, 20 xã, 271 thôn, thành lập chính quyền ở 200 thôn.

+ Bị tiến công đồng loạt, bất ngờ, địch lúc đầu choáng váng. Chúng dồn về mặt trận đô thị, bỏ ngỏ vùng nông thôn. Nắm thời cơ, lực lượng vũ trang tại chỗ hỗ trợ cho nhân dân nổi dậy giải phóng nhiều vùng rộng lớn.

+ Tiếp theo đợt I, chúng ta còn mở đợt tiến công mùa hè (đợt II) từ tháng 5-1968 đánh vào 30 thành phố, thị xã, quận lỵ, chi khu; 27 bộ tư lệnh từ quân đoàn đến trung đoàn; 40 sân bay; nhiều kho tàng và các trục đường giao thông thủy bộ của địch.

+ Phát huy khí thế tấn công, từ ngày 17-8-1968, ta mở đợt tấn công lần thứ 3. Đợt này ta không đánh mục tiêu chiến lược trọng điểm như các đợt trước mà chủ yếu tấn công bằng pháo và đánh vào các căn cứ quân sự, chống phản kích. Quân ta đã đánh vào 27 thành phố, thị xã, 100 thị trấn, huyện lỵ, chi khu, 107 sân bay, 30 kho hậu cần lớn, 6 bộ tư lệnh sư đoàn Mỹ – ngụy.

Hai đợt tiến công lần thứ II và III bồi tiếp đòn nặng vào ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, gây cho chúng những tổn thất lớn về sinh lực và phương tiện chiến tranh.

Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968, quân và dân ta đã đánh vào 4 trong 6 thành phố lớn, 37 trong số 44 thị xã và hàng trăm thị trấn, quận lỵ, 4 bộ tư lệnh quân đoàn, 8 trong 11 bộ tư lệnh sư đoàn quân đội Sài Gòn, 2 bộ tư lệnh biệt khu, 2 bộ tư lệnh dã chiến Mỹ cùng nhiều bộ tư lệnh lữ đoàn, trung đoàn, chi khu và hàng trăm căn cứ quân sự địch bị tiến công đồng loạt. Chúng ta tiêu diệt và làm tan rã 15 vạn quân địch, trong đó có 4 vạn quân Mỹ, 600 ấp chiến lược, giải phóng thêm 100 xã với hơn 1,6 triệu dân.

2. Ý nghĩa cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 là một sự kiện có ý nghĩa chiến lược, đã giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, tạo bước ngoặt quyết định cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta đi tới thắng lợi.

– Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 diễn ra khi nỗ lực xâm lược của Mỹ ở Việt Nam lên tới đỉnh cao, khi lực lượng so sánh giữa ta và địch trên chiến trường nghiêng mạnh về phía Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Bằng cuộc tiến công và nổi dậy đồng loạt, táo bạo, dũng mãnh, nhằm vào đô thị trên toàn miền Nam, quân và dân ta đã đánh đòn quyết định vào ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải đơn phương “xuống thang chiến tranh”, khởi đầu cho một quá trình đi xuống về mặt chiến lược. Quá trình đó là không thể đảo ngược cho dù phải 5 năm sau Mỹ mới rút hết quân ra khỏi miền Nam và phải 7 năm sau chế độ Sài Gòn mới sụp đổ, nhưng về mặt chiến lược, Mỹ đã thua cuộc từ mùa xuân năm 1968.

Sau một tháng, tướng Oétmolen, Tổng chỉ huy quân Mỹ ở miền Nam bị cách chức, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mắc Na-ma-ra từ chức. Ngày 31-3-1968, Tổng thống Mỹ Giôn-xơn phải tuyên bố ba điểm: Đơn phương ngừng đánh phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra; chấp nhận đàm phán với ta tại Hội nghị Pari; không ra tranh cử Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ hai…

Đây là sự thừa nhận đầu tiên nhưng đầy đủ nhất về sự phá sản của chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ – chiến lược chiến tranh quan trọng nhất được Mỹ công phu chuẩn bị và đánh giá cao trong chiến lược toàn cầu “Phản ứng linh hoạt” của Mỹ trong thập niên 60 của thế kỷ XX. Đến tháng 5/1968, Mỹ phải bắt đầu khởi động quá trình đàm phán với ta về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.

– Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 dù chưa đạt được yêu cầu theo khả năng thứ nhất như dự kiến; và phải hy sinh to lớn, nhưng quân và dân ta đã xoay chuyển được cục diện chiến tranh, tiếp tục đưa sự nghiệp kháng chiến tiến lên theo phương hướng chiến lược mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra trong Thư chúc Tết năm 1969; “Vì độc lập, vì tự do; đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào “.

– Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 ta tiêu diệt, tiêu hao một lực lượng quan trọng quân địch, phá huỷ nhiều vũ khí, phương tiện chiến tranh, phá vỡ hệ thống phòng thủ đô thị của chúng trên quy mô toàn miền Nam, tạo một bước phát triển đột biến trong cục diện chiến tranh, thể hiện tập trung ở một số mặt sau đây:

Về mặt thế chiến lược: Thế chiến lược của địch đã bị đảo lộn và càng lún sâu vào phòng ngự bị động. Kế hoạch chiến lược “tìm diệt và bình định” năm 1968 chưa kịp triển khai đã phải vút bỏ; địch đã phải bị động chuyển một cách đột ngột sang chiến lược “quét và giữ”. Chiến lược này, ngay khi mới đưa ra đã bị đánh bại bước đầu, thế chiến lược của ta càng vững mạnh. Ta đã đưa chiến lược tiến công của chiến tranh cách mạng lên một bước mới, tạo ra thế tiến công, bao vây địch trên tất cả các chiến trường, nhất là trên mặt trận thành thị.

Về mặt lực lượng: Sự so sánh lực lượng địch – ta đã biến đổi một bước quan trọng có lợi cho ta. Lực lượng quân sự Mỹ – ngụy kể cả sinh lực và phương tiện chiến tranh đã bị tổn thất nặng nề, tinh thần chiến đấu của địch càng sa sút. Đặc biệt, hiệu lực chiến lược của quân Mỹ và quân ngụy trong thế chiến lược phòng ngự bị động càng giảm sút rõ rệt. Những mâu thuẫn, khó khăn và bế tắc của chúng về số quân, về chất lượng, về cách đánh càng gay gắt và trầm trọng.

Về mặt chính trị: Giới cầm quyền Mỹ đã mất tin tưởng ở chiến lược quân sự của chúng. Mâu thuẫn trong nội bộ giới cầm quyền Mỹ, giữa Mỹ và ngụy, trong nội bộ bọn tay sai Mỹ ở miền Nam trở nên rất gay gắt, hàng ngũ của chúng phân hoá sâu sắc và rối loạn hơn bao giờ hết. Phong trào nhân dân Mỹ phản đối chiến tranh xâm lược Việt Nam càng lên cao. Ngày 31-3-1968, Giôn-xơn đã phải thú nhận thất bại, thực hiện ném bom hạn chế miền Bắc và rút lui việc ra ứng cử Tổng thống, đồng thời chúng phải cách chức tướng Oétmolen.

– Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 là một biểu tượng sáng ngời về ý chí và sức mạnh quật cường của quân và dân Việt Nam, là tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo, tài mưu lược trong nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của Đảng ta: nghệ thuật nắm bắt thời cơ để chủ động giáng đòn quyết định làm chuyển biến cục diện chiến tranh; nghệ thuật tiến công bằng cách đánh chiến lược mới, giành thế bất ngờ, đưa chiến tranh vào thành thị; là nghệ thuật tổ chức, bố trí và sử dụng lực lượng “lấy nhỏ đánh lớn”, “lấy ít địch nhiều”, “lấy chất lượng cao thắng số lượng đông”, lấy trí tuệ của con người Việt Nam để chiến thắng vũ khí và trí tuệ của bộ máy điều hành chiến tranh của Mỹ.

50 năm đã trôi qua, nhưng ý nghĩa và bài học của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 vẫn còn vẹn nguyên giá trị: Đó là khát vọng về độc lập, tự do và hòa bình cho Tổ quốc, là niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, là tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo trong hoạch định đường lối và chỉ đạo chiến lược, là sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, là sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, là tinh thần đoàn kết quốc tế cao cả.

Theo đề cương tuyên truyền của Ban Tuyên giáo Trung ương

Miễn Học Phí Có Ý Nghĩa Quan Trọng

GD&TĐ – Việc sửa đổi toàn diện Luật Giáo dục nhằm tạo cơ sở pháp lý để nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng nguồn nhân lực. Vấn đề miễn học phí đối với trẻ mầm non và THCS có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đặc biệt đối với vùng núi, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Chính sách học phí mang ý nghĩa nhân văn trong Luật GD (sửa đổi)

Bên cạnh đó, từng bước nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo viên, đáp ứng yêu cầu của Chương trình GD mới. Đó là chia sẻ của một số Bí thư Đoàn khi góp ý về Luật Giáo dục sửa đổi.

Phân loại đối tượng học sinh được miễn học phí

Chị Ma Thị Mận, Bí thư huyện Đoàn Ba Bể (Bắc Kạn) cho biết: “Với tư cách là người có thời gian công tác trong ngành Giáo dục tại vùng sâu vùng xa (7 năm tại Phòng GD&ĐT), trực tiếp được làm việc với học sinh, giáo viên vùng dân tộc thiểu số, tôi cho rằng, việc miễn học phí đối với trẻ mầm non và THCS có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Đây là chủ trương nhân văn, đặc biệt là đối với HS miền núi bởi đời sống của đồng bào các dân tộc ở một số địa bàn miền núi còn nhiều khó khăn, điều kiện để người dân duy trì cuộc sống và trang cấp những điều kiện tối thiểu cho con đi học còn hạn chế. Tình trạng một số học sinh ở các bậc học cao hơn, khi không được miễn học phí, các em bỏ học giữa chừng là không ít. Do đó, chính sách này sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho HS dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn đến trường, duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục.

Tuy nhiên, theo ý kiến cá nhân tôi, việc miễn học phí trong tương lai cần phân loại theo đối tượng học sinh để chính sách này thực sự đúng việc, đúng đối tượng.

Ngoài ra, trong quá trình thực hiện cần có sự phối hợp đồng bộ, kiểm soát chặt chẽ của các cấp quản lý giáo dục, tránh tình trạng không thu học phí nhưng thực tế lại thay bằng các khoản thu dưới hình thức “xã hội hóa” khác được áp dụng tại một số trường học.

Đồng thời, trong tương lại, Chính phủ có thể hỗ trợ học sinh, các cơ sở giáo dục dưới hình thức khác để nâng cao chất lượng dạy và học cho học sinh và giáo viên vùng đồng bào dân tộc thiểu số, để giáo dục thực sự có sự tương tác chủ động giữa người học và người dạy, làm cho việc đi học của học sinh thực sự là mong muốn chứ không dừng lại ở việc vì nó miễn phí”.

Nâng chất đội ngũ giáo viên

Góp ý tại khoản 1 Điều 119 về chính sách nâng chuẩn trình độ được đào tạo đối với giáo viên mầm non, chị Ma Thị Mận cho rằng, cùng với xu thế phát triển chung, việc nâng chuẩn nghề nghiệp của giáo viên nói chung và giáo viên mầm non nói riêng là điều cần thiết, từng bước nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo viên, đáp ứng yêu cầu của Chương trình GD mới.

Anh Nguyễn Trung Đức, Bí thư Đoàn Thanh niên, Tổng Công ty cổ phần Sông Hồng cho rằng: Về quy định nâng chuẩn giáo viên bậc mầm non (từ trung cấp lên cao đẳng sư phạm) và bậc tiểu học (đạt trình độ đại học) với lộ trình thực hiện từ nay đến năm 2026, đó là việc làm cần thiết. Vì chất lượng GD-ĐT các cấp nâng lên cao thì phải nâng cấp đồng bộ đội ngũ giáo viên.

Đặc biệt là chất lượng giáo dục mầm non, bởi trường mầm non không chỉ là nơi giữ trẻ mà là một nơi để đào tạo các lứa tuổi mầm non. Vì thế, đội ngũ giáo viên cần được đào tạo và bồi dưỡng đúng với chuyên môn và sát thực tế để phát triển và hiểu được tư duy của trẻ.

Theo anh Đức, chính sách không thu học phí đối với trẻ em mầm non 5 tuổi, học sinh THCS trường công lập và hỗ trợ đóng học phí đối với trẻ em, học sinh diện phổ cập tại cơ sở giáo dục dân lập là rất hợp lý. Để chính sách ưu việt này được triển khai khả thi, có hiệu quả, cần quy định rõ hơn về lộ trình thực hiện, triển khai theo từng vùng.

Phân vùng miễn học phí để khuyến khích các em vùng khó khăn chăm học, giảm bớt gánh nặng chi tiêu cho gia đình đồng thời xây dựng được uy tín của Nhà nước, ngành Giáo dục với nhân dân vùng cao, trong khi họ đang thiếu nhận thức đến các vấn đề phát triển của đất nước, đặc biệt là giáo dục.

Đặc biệt mức thu học phí tại các trường công lập và dân lập đang chênh lệch khá cao. Điều đó cho thấy rằng, chất lượng đào tạo giảng dạy công lập và dân lập đang khác nhau rõ rệt. Đó cũng là lý do cần nâng cấp chất lượng đội ngũ giáo viên đồng bộ; Lựa chọn giáo viên giảng dạy phù hợp với ngành học.

Tiệc Tất Niên Có Ý Nghĩa Quan Trọng Như Thế Nào?

Tiệc tất niên… Là một trong những sự kiện quan trọng nhất của 1 doanh nghiệp, trung tâm, cơ sở… Không chỉ là sự kiện cuối năm quan trọng đối với các doanh nghiệp. Tiệc tất niên còn mang một ý nghĩa rất lớn khi là phong tục truyền thống của Việt Nam. Cứ mỗi dịp cuối năm đâu đâu trên dải đất hình chữ “S” cùng có 1 phong tục đó là ăn tất niên.

Cuộc sống ngày càng phát triển nhưng các giá trị xưa cũ chưa bao giờ bị phai mờ. Ngày nay chúng ta vẫn thấy các công ty, doanh nghiệp, cơ sở… Tất bật tổ chức tiệc tất niên dành cho đội ngũ nhân viên, thành viên. Đây là một dịp quan trọng để có thể họp mặt tất cả mọi người đông đủ và ngồi lại cùng nhau.

1. Kết Thúc Và Khởi Đầu Mới

Tiệc tất niên là sự kiện cuối năm quan trọng của các công ty, doanh nghiệp để cùng nhìn lại một năm đã qua. Đây là dịp mà tất cả các thành viên cùng ngồi lại với nhau sau 1 năm miệt mài lao động. Từ đó có thể chia sẻ những thành quả đạt được, khắc phục những hạn chế,… Để hướng tới năm mới với nhiều dự định và hoài bão mới. Không gian tiệc tất niên sôi động, vui vẻ,… Hòa nhịp vào thành công đạt được của 1 năm đã qua.

Để 1 doanh nghiệp có thể phát triển và thành công không thể thiếu sự nỗ lực của đội ngũ nhân viên. Những cố gắng trong suốt 1 năm làm việc cống hiến đã đến lúc được gọi tên. Đây là dịp để các doanh nghiệp vinh danh và tri ân những cá nhân đã hoạt động miệt mài và đạt hiệu quả cao. Những lời cảm ơn sâu sắc, những món quà,… Là những điều ý nghĩa gửi tới đội ngũ nhân viên xuất sắc. Không chỉ có ý nghĩa về mặt hình thức, điều này còn xây dựng những giá trị tinh thần to lớn tạo động lực cho 1 năm mới với những khởi đầu mới.

Tiệc tất niên không chỉ là dịp để mọi người chia sẻ về công việc của một năm, những khó khăn, thuận lợi,… Còn là dịp để chúng ta bày tỏ với nhau nhiều hơn về cuộc sống, những dự định sắp tới. Trong sự kiện cuối năm này các hoạt động ăn uống, vui chơi, ca múa sẽ giúp mọi người gần gũi nhau hơn, hiều về nhau nhiều hơn. Là khoảnh khắc để các bộ phận khác nhau có được sự kết nối. Là nơi để cấp trên, cấp dưới có thể hòa chung cảm xúc. Từ đó hình thành nên cảm giác thoải mái hơn trong công việc.

Vậy là một năm đã trôi qua. Giờ là lúc hướng tới một năm mới với những biến chuyển mới. Là lúc đặt ra các kế hoạch rõ ràng cho một năm tiếp theo. Bữa tiệc có ý nghĩa quan trọng để tạo dựng tinh thần cho công việc và cuộc sống. Với những kế hoạch đã đặt ra tất cả đội ngũ nhân viên, cấp trên, cấp dưới,… Sẽ cùng chung 1 hướng nhìn, tinh thần, ý chí, lý tưởng góp phần giúp công ty phát triển mạnh mẽ hơn.

Trung tâm tổ chức Sự kiện và Tiệc cưới Sapphire tọa lạc tại số 17 Ngọc Khánh – Ba Đình – Hà Nội tự hào là địa điểm ưa thích của những khách hàng khó tính trong nhiều năm qua. Đến với không gian sang trọng đẳng cấp 5 sao, khách hàng được đắm chìm vào bản hòa tấu độc nhất tại Hà Nội Sapphire – Kiến tạo tinh hoa, giao hòa hạnh phúc. Bản giao hưởng của tình yêu, hòa quyện của hạnh phúc. Đồng hành cùng đôi uyên ương trong những khoảnh khắc đáng nhớ !