Top 4 # Xem Nhiều Nhất Ý Nghĩa Phong Thủy Cây Duối Cảnh Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Shareheartbeat.com

Ý Nghĩa Cây Quế Trong Phong Thủy

Mỗi loại cây đều có một ý nghĩa phong thủy riêng. Hôm nay, StarFoods xin chia sẻ ý nghĩa cây quế trong phong thủy để bạn đọc có thể tham khảo.

Cây quế – vinh hoa phú quý

còn được gọi cây mộc tê, là loại cây quý, có mùi hương đậm đà. Trong sách cổ, quế được xem là loại thuốc rất tốt cho sức khỏe. Trà hoa quế, tinh dầu quế, rượu hoa quế đã trở thành những thứ nổi tiếng được nhiều người yêu thích bởi công dụng tuyệt vời của nó. Cây quế trong phong thủy cũng có ý nghĩa quan trọng được nhiều người ưa chuộng.

Theo quan niệm người xưa, đỗ đạt cao trong các kì thi thường gọi “nguyệt cung chiết quế” với ý nghĩa giỏi giang, có vinh quang cực độ.

Cũng theo đó, ngày trước những nhà có con cháu công danh lớn, tiếng tăm được gọi là “lan quế tề phương”, nghĩa là lan quế cùng tỏa hương thơm. Tương truyền, Đậu Vũ Quân người Yên Sơn thời Ngũ Đại sinh được năm người con trai, tất cả lần lượt đều đỗ đạt cao, thành tú tài. Đại thần Phùng Đạo cùng thời lúc đó đã ngâm một bài thơ: “Yên Sơn Đậu thập lang, giáo tử hữu nghĩa phương. Linh xuân nhất chi lão, đan quế ngũ chi phương”, tức là Đậu thập lang ở Yên Sơn dạy con có phương pháp, một cành linh xuân già, năm nhánh đan quế hương thơm.

Hơn nữa, quế và quý đồng âm với nhau, do đó quế cũng mang ý nghĩa vật cát tường, tượng trưng cho sự phú quý. Trong đời sống hàng ngày, hoa quế, hạt quế thường có ngụ ý “quý tử”, như bức tranh “phúc tăng quý tử”, “liên sinh quý tử” cũng có hình vẽ con dơi và hoa quế, hoa sen và hoa quế. Vào ngày sinh nhật trẻ nhỏ hoặc những ngày cưới, thường dùng hạt quế với ý nghĩa chúc sớm sinh quý tử.

Để hiểu rõ hơn về cây quế, mời bạn đọc truy cập trang web tại địa chỉ : https://cayqueyenbai.com/

Ý Nghĩa Phong Thủy Của Cây Hoa Giấy

Ai cũng biết hoa giấy là loài cây có sức sống mãnh liệt, những bông hoa nhìn mong manh nhưng lại không hề yếu ớt, chúng thích nghi với mọi điều kiện khí hậu và đất trồng, nhờ đó mà cây cũng được sử dụng khá phổ biến trong cảnh quan từ trước đến nay.

– Tên thông thường: Bông giấy, hoa giấy, móc diều

– Tên khoa học: Bougainvillea spestabilis

– Tên tiếng Anh: Bougainvillea, Paper Flower

– Họ thực vật: Nyctaginaceae (hoa giấy), nằm trong bộ hoa cẩm chướng.

– Nguồn gốc xuất xứ: Brazil

Cây hoa giấy là loài cây thân bụi sống lâu năm, cây có khả năng chịu hạn tốt, ra hoa quanh năm với nhiều màu sắc đa dạng như: vàng, cam, tím, đỏ thẫm, trắng…, và còn có những loại hoa có 2 màu nữa.

Tác dụng phong thủy của cây hoa giấy:

Cây hoa giấy và phong thủy là 2 vấn đề khác nhau; nhưng chúng được hòa quyện vào một nhằm mang lại sự sung túc và may mắn cho gia chủ.

Ngoài công dụng làm cảnh trang trí, điều hòa không khí, cây còn mang ý nghĩa về sự sum vầy, sự hạnh phúc, được bao bọc chở che, khiến cho gia chủ luôn nhận được sự may mắn, hạnh phúc và phát tài phát lộc. Mang đến sự bình yên cho ngôi nhà và sự hòa hợp giữa các thành viên.

Mặc khác, cây bông giấy còn có khả năng đánh đuổi tà ma rất tốt.

Tùy vào từng vị trí trong nhà, người ta sẽ lựa chọn cây bông giấy có chủng loại, kích cỡ và màu sắc khác nhau sao cho phù hợp nhất.

1. Cây hoa giấy trồng cửa chính

Cửa chính là bộ mặt của một ngôi nhà, là nơi đầu tiên đón nhận dòng khí chính trong ngôi nhà. Do đó việc chọn lựa một cây bông giấy trồng trước nhà cần được tính toán thật kỹ lưỡng.

Nếu cửa chính được làm bằng gỗ thì không nên chọn hoa giấy để trang trí, hãy chọn cho mình một loại cây cảnh thân cột lớn là tốt hơn.

Còn đối với cửa chính làm bằng kim loại, thì việc trồng hoa giấy sẽ giúp cho ngôi nhà hấp thụ các xung sát khí.

Hoa giấy trông dịu dàng, nhẹ nhàng, thanh thoát, có rất nhiều màu, mỗi màu lại mang một ý nghĩa và nhiệm vụ khác nhau.

Ngoài ra, việc trồng hoa giấy trước cửa chính không những toát lên vẻ đẹp mềm mại, mà còn có thể xua đuổi được tà ma, mang lại bình yên cho gia đình bạn.

2. Cây hoa giấy trồng trước sân

Ta chỉ nên trồng ở một góc sân vườn và góc xấu với tuổi của gia chủ. Bởi khi trồng ở góc xấu, hoa giấy sẽ bao trùm và hấp thụ hết xung sát khí trong nhà, mang lại bình yên cho gia đình.

Đối với những nhà có sân rộng thì nên chọn thêm tre, trúc, tùng để bày trí bởi hình dáng của những loại cây này thanh mảnh, cao ráo, trong phong thủy thì 2 loại cây này sẽ mang lại nét mềm mại mà oai phong dù gặp mưa gió vẫn hiên ngang, xua đi mọi điềm xấu, mang đến may mắn cho gia chủ.

3. Trồng cây hoa giấy trên ban công và cửa sổ

Ban công và cửa sổ cũng là nơi đón luồng khí vào nhà. Nếu hướng cửa sổ và ban công xấu thì nên trồng hoa giấy để hút những luồng âm khí không tốt, còn nếu hướng ban công và hướng cửa tốt thì không nên trồng bông giấy, thay vào đó nên chọn những loại cây có thân gốc to, vững chắc, mang ý nghĩa tài lộc.

Đồng thời, cũng nên trang trí thêm một số chậu hoa treo đặt song song với tường để tăng thêm sự hài hòa về mặt thẩm mỹ cho không gian.

Cây hoa giấy hợp với những tuổi nào?

1. Cây Hoa giấy hợp tuổi Dần, Tỵ

Trong 12 con giáp thì cây Hoa giấy hợp nhất với những người sinh vào năm Dần. Tuy nhiên, những tuổi khác vẫn đều có thể trồng loại cây này để trang trí trong vườn nhà để hóa giải sát khí.

Bên cạnh đó, cây hoa giấy còn hợp với tuổi Tỵ, những người cầm tinh con rắn thường chọn trồng cây hoa giấy để phát huy tài lộc, vận may.

2. Cây hoa giấy hợp mệnh gì?

Hoa giấy là loại cây có rất nhiều màu sắc khác nhau, do vậy gia chủ có thể chọn một màu sắc hoa phù hợp nhất với cung mệnh của mình để trồng trong vườn nhà.

Trong đó, những người thuộc cung mệnh Thổ trồng cây hoa giấy thường làm ăn thuận lợi hơn, cuộc sống phú quý cát tường.

Ví dụ như người mệnh Kim có thể chọn Hoa giấy màu trắng hoặc vàng, mệnh Hỏa có thể chọn màu hồng, Thủy màu xám …

3. Cây hoa giấy phong thủy

Như đã nói ở trên, cây hoa giấy có khả năng hấp thụ các luồng khí xấu. Hoa giấy còn là yếu tố gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong gia đình lại gần với nhau hơn. Do vậy, nó mang đến cho gia chủ một cuộc sống bình an và hạnh phúc.

Kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây hoa giấy:

1. Kinh nghiệm trồng cây hoa giấy

Cây hoa giấy rất dễ trồng, thích hợp với mọi điều kiện khí hậu ở nước ta.

Cách nhân giống hoa đơn giản nhất là dùng biện pháp giâm cành, cành giâm có thể dài từ 23-30cm được giâm xuống đất với độ sâu tầm 7cm. Khi giâm cần giữ ẩm thường xuyên và che dưới bóng mát. Khoảng sau 10 ngày cành nảy chồi và 20 ngày mới có rễ. Sau 2 tháng là có thể đem trồng.

2. Kinh nghiệm chăm sóc cây hoa giấy

– Sau khi đợt hoa giấy đầu tiên tàn ta tiến hành cắt tỉa, sửa lại tán cây, trồng lại bằng đất và chăm sóc bằng cách tưới nước phân NPK pha loãng, bồi dưỡng cho cây hồi sức rồi bỏ khô không tưới nước vài ngày cho lá héo rũ, sau đó lại tiếp tục tưới nước, nhưng chỉ tưới ít một, đảm bảo đủ độ ẩm cho cây sống. Làm như vậy chỉ sau 1 – 2 tuần cây lại tiếp tục vừa nảy lộc vừa ra hoa.

– Khi hoa nở đều thì ta tưới nước thường xuyên cho hoa tươi lâu, và giữ cho hoa bền màu.

– Nếu trồng hoa giấy vào chậu thì sau mỗi đợt hoa cần tưới thêm nước phân thúc. Sau một vài năm, chất dinh dưỡng trong đất đã hết, phải cho cây ra và vứt hết phần đất cũ, cắt rễ rồi trồng lại.

– Để cây có màu xanh đậm lâu tàn, ngâm phân NPK với lân theo tỉ lệ 3:1 pha loãng, cứ 5 ngày tưới 1 lần, làm như vậy giữ được hoa, lá trên cành cây đến 2 tháng.

– Khi thấy hoa sắp tàn, lấy NPK bón sâu quanh gốc rồi tưới nước, giữ độ ẩm thường xuyên, dùng kéo cắt hoa đã tàn, vặt bỏ cành lá già trên cây, cành rườm rà rồi chỉnh lại cây. Làm vậy chỉ 10-20 ngày sau cây lại ra hoa trở lại.

Quy trình giao nhận cây của Phương Trung Green:

Với trên 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công và cung cấp cây cảnh, chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn được chủng loại cũng như cách chăm sóc cây sao cho phù hợp với từng không gian nhà bạn.

Hãy tin tưởng và lựa chọn chúng tôi bởi chúng tôi luôn không ngừng cập nhất những giống cây mới – đẹp – lạ về cho quý khách hàng.

Mọi thông tin chi tiết về ý nghĩa phong thủy của cây hoa giấy, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:

CÂY CẢNH VIỆT NAM

Hotline: 0961.110.546 – 0974.222.759

Email: canhquanphuongtrung@gmail.com

Địa chỉ: 249 Nguyễn Văn Tăng, phường Long Thạnh Mỹ, quận 9, Hồ Chí Minh

Những Thông Tin Thú Vị Về Cây Duối Cảnh

Giới thiệu cây duối cảnh

Cây duối cảnh được biết đến với những cái tên khác như cây duối bonsai, cây duối cảnh, cây duối nhám bonsai, cây hoàng oanh mộc bonsai… Tên khoa học của cây này là Streblus asper và thuộc họ thực vật Moraceae (họ dâu tằm). Nơi mà cây được phân bố nhiều nhất là tại Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ. Hiện nay, cây được trồng tại khá nhiều khuôn viên và công trình. 

Thực tế, cây phân thành rất nhiều nhánh khác nhau và chỉ cao khoảng 4-8 m. Thân cây cực kỳ cứng cáp và các cành có sự đan xen vào với nhau. Lá duối mang hình dạng trứng nhọn và chỉ dài khoảng 3-7cm, rộng 1,5-2,5 cm. Bên cạnh đó, phần mép lá còn có răng cưa nhỏ, đỉnh tù hay thuôn nhọn. Đây cũng là loại cây đơn tính nên chỉ có một loại hoa duy nhất là hoa đực hoặc hoa cái. 

Ý nghĩa của cây duối cảnh

Cây duối được biết đến là loại cây bonsai vô cùng quý hiếm, dù bạn có nhiều tiền cũng chưa chắc mua được cây này. Các nghệ nhân thường sẽ chăm sóc tạo dáng để mang cây đi trưng bày tại những hội chợ nghệ thuật cây cảnh. Ngoài tác dụng làm cảnh và chữa bệnh thì cây cũng có ý nghĩa phong thủy vô cùng sâu sắc. 

Theo quan niệm phong thủy thì cây này mang lại sự thịnh vượng và an vui cho gia chủ. Bên cạnh đó, cây cũng giúp trừ tà khí, nạp chính khí cực kỳ tốt. Chính vì thế cây duối thường được trồng ở những nơi sang trọng và linh thiêng. Có thể kể đến như cung vua phủ chúa, lăng mộ thời Hùng Vương, di chỉ cổ… 

Phân loại cây duối cảnh

Thực tế cây duối chỉ có một loại duy nhất, nhưng những nghệ nhân đã cố gắng sáng tạo để tạo ra các thế cây khác nhau để bạn dễ dàng lựa chọn theo sở thích. Cụ thể như sau: 

Duối cổ Thế võ Bình Định

Nhìn qua bạn sẽ thấy cây giống như một người đang tập võ với thế nghiêng mình. Tuy nhiên nếu nhìn ở một góc độ khác thì bạn sẽ lại thấy cây có hình dáng riêng, một hình tượng khá thú vị. 

Cây duối bonsai mini

Cây duối này có hình dáng bắt mắt, độc lạ, tuy nhỏ nhắn nhưng lại cực nổi bật chắc chắn sẽ khiến cho bạn bị mê mẩn. Thân cây uốn lượn như con rắn đang cuộn mình, thân cây to tròn và vô cùng chắc khỏe. 

Cây duối Bàn Tay Phật

Cây duối này có hình ảnh giống như bàn tay Phật nên trông khá đặc biệt. Đặc biệt cây có lá xanh mướt giúp không gian thêm phần sang trọng và quý tộc. 

Cách chăm sóc cây duối cảnh

Giống cây này có giá trị lớn, đặc biệt việc chăm sóc cây không hề đơn giản. Để có thể giúp cây phát triển tốt thì bạn cần phải có bàn tay của những nghệ nhân thực thụ. Bởi khi chăm sóc cây bạn cần phải quan tâm đến rất nhiều vấn đề như ánh sáng, nước, nhiệt độ, không khí, dinh dưỡng… Đặc biệt bạn cần phải đặt cây ở những nơi thoáng mát, môi trường trong lành, thoáng đãng. 

Trong trường hợp bạn muốn trồng một cây duối cảnh, bonsai thì việc uốn cành khi cây rụng hết lá là vô cùng cần thiết. Bởi lúc này cánh duối lá mềm nên bạn sẽ dễ dàng uốn mà cành cũng không bị gãy. Tuy nhiên đây là điều mà không phải ai cũng có thể làm được, chỉ những nghệ nhân có tay nghề cao mới thực hiện hoàn hảo được công việc này. 

Lời kết 

Thông tin liên hệ

TREERA

Hotline: 0886 668 109

02 Phố Dịch Vọng Hậu, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

Ý Nghĩa Cây Bắp Cải Trong Phong Thủy Là Gì?

Cây bắp cải Phong Thủy là một vật phẩm được rất nhiều người ưa chuộng và sử dụng. Cây cải Phong Thủy có ý nghĩa gì? Sử dụng cây bắp cải Phong Thủy trong trường hợp nào là phù hợp nhất?

1. Sự tích về cây bắp cải Phong Thủy

+ Theo truyện cổ tích của người Hoa thì ngày xưa có hai mẹ con nhà nghèo sống nương tựa vào nhau. Một ngày kia, bà mẹ tuổi cao sức yếu đã lâm trọng bệnh. Mặc dù tìm mọi cách để chạy chữa nhưng bệnh tình không hề thuyên giảm. Một đêm, khi lo lắng, suy nghĩ quá nhiều, người con trai ngủ thiếp đi và nằm chiêm bao. Trong giấc chiêm bao cậu thấy có một ông tiên râu tóc như cước, da dẻ hồng hào, diện mạo từ bi phúc hậu. Ông cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của cậu và bầy cách cho cậu xuống Long Cung xin lấy một lá của cây cải thần. Cây cải thần này vốn là báu vật của Long Vương, được bốn con rồng cùng canh giữ, cậu phải xin được một lá mới mong cứu sống được mẹ mình. Tỉnh dậy, cậu làm theo những gì tiên ông hướng dẫn, mang được lá cải thần trở về, bệnh tình của mẹ cậu thuyên giảm mau chóng và khỏe lại bình thường.

Tiếng lành đồn xa, việc đến tai nhà vua, gặp lúc Hoàng Thái Hậu lâm bệnh nặng mà các quan thái y đều không có cách chữa trị. Vua mới xin lá cải của cậu bé và nhờ đó bệnh tình của Hoàng Thái Hậu thuyên giảm, rồi bình phục khỏe mạnh.

Từ đó, trong nhân gian thường làm những cây bắp cải bằng đá quý, bằng ngọc, và nhiều chất liệu khác, để trong nhà với mong ước may mắn sẽ đến với gia đình mình.

2.Ý nghĩa của cây bắp cải Phong Thủy

– Thông qua câu chuyện trên, cây bắp cải trở thành biểu tượng của lòng hiếu thảo, nên việc sử dụng cây bắp cải Phong Thủy có tác dụng giáo dục lòng hiếu thảo của con cháu trong gia đình

– Với tác dụng chữa bệnh thần kỳ nên người ta trưng bày cây bắp cải với mong muốn sức khỏe ổn định, ít gặp tai họa, bệnh tật, gặp dữ hóa hành, phùng hung hóa cát. Nghĩa của từ “cải” có nghĩa là thay đổi. Thay đổi điều gì? Thay đổi bản thân mình ngày càng tiến bộ hơn, thay đổi vận khí để gặp may mắn thuận lợi hơn, chúng ta vẫn thường nghe đến những từ như “cải vận”, “cải số” cũng có ý nghĩa như trên

– Cây bắp cải tượng trưng cho sức sống mãnh liệt, mưa thuận gió hòa, sản vật tươi tốt, mùa màng bội thu, giàu sang phú quý. Đặc biệt ở những quốc gia hoạt động nông nghiệp như Trung Quốc hay Việt Nam thì ý nghĩa này rất sâu sắc, lớn lao

– Cây bắp cải là một loại rau rất quen thuộc đối với nhiều người, vừa gần gũi, bình dị, lại cao quý, linh thiêng. Hình ảnh này giúp cho nhiều người nảy sinh tình cảm yêu quý lao động, trân trọng thành quả, giá trị từ sản xuất tạo ra. Từ đó sẽ hăng say, nhiệt tình trong công việc, lạc quan yêu đời, cần kiệm, giản dị tránh lãng phí tài vật, hay lười nhác cẩu thả…

Với những ý nghĩa kể trên thì cây bắp cải có nhiều tác dụng trong Phong Thủy, cụ thể như sau:

– Bảo vệ sức khỏe, hóa giải vận xấu, đẩy lui bệnh tật, tai họa, mang lại sự bình an, vui vẻ, hạnh phúc

– Chiêu tài tụ bảo, giúp gia vận ngày càng sung túc, thịnh vượng

– Tác dụng giáo dục, bồi dưỡng đạo đức góp phần hình thành nhân cách tốt (giáo dục lòng hiếu thảo, tình yêu lao động, siêng năng, cần kiệm…) đặc biệt là thế hệ trẻ thì tác dụng kể trên vô cùng quan trọng

– Cây bắp cải tạo ra năng lượng tốt trong sự nghiệp, kích thích tài vận không ngừng thịnh vượng, đồng thời nó tạo nên động lực để nhiều người phấn đấu vươn lên trong sự nghiệp và cuộc sống

Cây bắp cải là một loại rau, thuộc nhóm thảo mộc thân mềm nên rất hợp với các tuổi sau đây: Đinh Sửu 1997, Đinh Mão 1987, Đinh Tị 1977, Đinh Mùi 1967, Đinh Dậu 1957, Đinh Hợi 2007, Kỷ Sửu 2009, Kỷ Mão 1999, Kỷ Tị 1989, Kỷ Mùi 1979, Kỷ Dậu 1969, Kỷ Hợi 1959. Nguyên nhân là đối với can Đinh, sao Thiên Cơ hóa Khoa, đối với can Kỷ sao Thiên Lương hóa Khoa. Hai sao này đều thuộc hành Mộc nên rất thích hợp với việc sử dụng cây cải Phong Thủy.

Năm 2019, các tuổi Kỷ Tị 1989, Kỷ Hợi 1959 dễ gặp bất lợi về sức khỏe nên sử dụng bắp cải Phong Thủy sẽ an lành, sự nghiệp, tài vận ngày càng tốt hơn

IV – Bắp cải Phong Thủy có thể sử dụng kết hợp với vật phẩm Phong Thủy nào?

– Cây cải còn được kết hợp với chậu tụ bảo (một chiếc bình trong có nhiều muối ăn và những đồng tiền xu bằng kim loại)

– Cây cải được kết hợp với cá chép với ý nghĩa sản nghiệp ngày càng thịnh vượng, gặp hanh thông, thuận lợi, con cháu học hành tiến bộ, thi đỗ bảng vàng, công danh hiển hách

– Hiện nay, cây cải được các nghệ nhân gia công chế tác từ nhiều vật liệu khác nhau. Phổ biến là ngọc, đá cẩm thạch, đá thạch anh hoặc một đá đúc thành

– Việc đặt cây cải Phong Thủy cần chọn ngày giờ tốt và tiến hành khai quang như thông thường. Vì mục tiêu thu hút tài lộc nên ngày được chọn cần có lộc tinh giống như việc đặt cóc Thiềm Thừ hay Tỳ Hưu mới thực sự tốt

– Cây cải Phong Thủy thường được đặt ở trên bàn thờ Thần tài, giống như cóc Thiềm Thừ

– Nhiều người đặt cây cải tại các vị trí trên bàn trong phòng khách hoặc bàn làm việc ở tư gia, công ty, văn phòng… Theo ý kiến của cá nhân tôi thì vị trí tốt nhất để đặt cây cải là vị trí có các vượng tinh Phong Thủy. Vượng tinh hiện tại là sao Bát Bạch, sinh khí là sao Cửu Tử nên hai vị trí này rất thích hợp để đặt cây cải Phong Thủy, vận khí về tài lộc được cải thiện một cách đáng kể. Cách xác định các sao trên cần sử dụng la kinh đo đạc và tính toán cụ thể.