Top 10 # Xem Nhiều Nhất Ý Nghĩa Màu Vàng Trong Phật Giáo Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Shareheartbeat.com

Ý Nghĩa Hoa Sen Trong Phật Giáo

Ý nghĩa của hoa sen trong Phật Giáo

Hoa sen từ trước đến nay đã được biết đến là một loài hoa có vị trí quan trọng trong văn hóa của nhiều nước khu vực châu Á trong đó có Việt Nam. Bên cạnh việc là biểu tượng đại diện cho nhiều sự kiện văn hóa quan trọng, hoa sen còn là loài hoa của Phật Giáo với nhiều ý nghĩa về sức mạnh, quyền lực và sự thiêng liêng.

Cụ thể, hoa sen là một trong tám biểu tượng của Phật giáo, truyền thuyết xưa kể lại rằng, khi Đức phật Thích Ca ra đời, ngài đi bảy bước thì có bảy hoa sen nở đỡ dưới bàn chân ngài, bên cạnh đó các chư Phật, Bồ tát cũng thường được miêu tả đứng hoặc ngồi trên đài sen vàng. Một trong những dòng kinh nổi tiếng là Kinh Diệu Pháp Liên Hoa cũng lấy hoa sen làm đề kinh. Điều này có thể cho thấy được hoa sen có một chỗ đứng quan trọng và không thể thay thế trong Phật Giáo.

Vậy vì lý gì mà hoa sen được đề cao trong đạo Phật như thế? Nhắc đến điều này, đầu tiên ta phải kể đến đặc tính có một không hai và không thể tìm được ở loài hoa nào khác của hoa sen. Cụ thể, hoa sen là một loài hoa thân thảo, với củ sen được vùi dưới bùn đất, nảy mầm, mọc xuyên qua nước và nở hoa, ra lá ngay trên mặt hồ. Đây cũng là loài thực vật duy nhất trên thế giới tính đến hiện tại có hoa và quả (gương sen) tồn tại cùng lúc.

Đặc biệt, dù mọc ra từ bùn đất nhưng hoa sen lại mang vẻ đẹp tinh khiết không nhiễm bụi trần. Hoa sen không hề bị hút mật bởi các loài ong bướm mà có thể tồn tại riêng biệt từ lúc hoa nở cho đến khi hoa tàn.

Trong đạo Phật, hoa sen được coi là biểu tượng đại diện cho 8 đặc tính của người tu Phật: Không nhiễm – Trừng thanh – Kiên nhẫn – Viên dung – Thanh lương – Hành trực – Ngẫu không – Bồng thực với những đặc điểm như sau:

Ý nghĩa không nhiễm của hoa sen trong Phật Giáo

Hoa sen trong văn hóa từ xưa đến nay đã luôn là một loài hoa tượng trưng cho sự thanh khiết “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Dù mọc ra từ củ sen ngâm mình nhiều ngày trong bùn đất nhưng hoa sen vẫn vươn mình lên khỏi mặt nước rồi mới khoe sắc, nở hoa. Ở đây, bùn đại diện cho sự ô nhiễm, còn hoa là sự thanh tịnh, điều này nói lên ý nghĩa là các chư Phật, Bồ tát ra đời, dù các ngài vẫn sinh hoạt trong dòng đời nhưng không bao giờ bị cấu nhiễm, bị ảnh hưởng bởi trần thế.

Bên cạnh đó, hình ảnh hoa sen cũng là biểu tượng với ý nghĩa mỗi người trong chúng ta đều có Phật tính. Mà Phật tính vốn không nhiễm, chỉ là trong cuộc sống, do các nguyên nhân khác nhau mà ta tạo ra nhiều tội lỗi để từ đó bị mắc vào trần lao ô nhiễm mà thôi.

Trừng thanh – Ý nghĩa hoa sen trong đạo Phật

Trừng thanh có ý nghĩa là lọc, gạn, làm trong suốt. Hoa sen có một đặc tính đại diện cho tính trừng thanh trong đạo Phật, đó là những chỗ hoa sen mọc nước sẽ tự động được lọc trong. Điều này cũng nói lên ý nghĩa biểu trưng rằng nơi nào có chư Phật, Bồ tát ra đời thì nơi đó sẽ đem lại cho chúng sinh sự an ổn, trong sạch trong tâm linh.

Theo đó, Phật pháp cho rằng, nếu biết cách áp dụng trừng thanh vào trong cuộc sống thực tế hằng ngày thì tâm của chúng ta mới trong sạch, thanh lương được. Mà tâm trở nên trong sạch thì cũng sẽ giúp con người an lạc, hạnh phúc.

Như thông tin giới thiệu ở phần trên, hoa sen là loài thực vật thân thảo, nảy mầm từ củ sen nằm trong bùn đất, sau đó mọc dần lên đến trên mặt nước mới bắt đầu ra lá, nở hoa. Sự chờ đợi trong quá trình nảy mầm và phát triển này chính là tính kiên nhẫn, một trong những đức tính quan trọng của nhà Phật. Đức tính này cũng là một đức tính rất cần thiết trong cuộc sống.

Việc sở hữu được tính kiên nhẫn sẽ giúp người làm việc dễ dàng đạt được thành công, vươn tới đỉnh cao trong cuộc sống.

Viên dung có nghĩa vô tư vì đại cuộc. Vì người, vì toàn cuộc mà không vướng vào hình thức bề ngoài, không sa vào sự vụ, không lạc vào đạo lý tương sinh tương khắc, không chạy theo lợi ích cho một vài cá nhân mà suy sét tới lợi ích của tất cả. Do đó mà trí tuệ sáng suốt, quyết định công bằng, liên chính nhất, chí trung chí chính.

Hoa sen có những cánh hoa bao gọc gương sen tròn trịa, đại biểu cho tính viên giác mà mỗi người đều có. Đặc biệt từ lúc nở đến lúc tàn, hoa sen không hề bị các loại ong bướm đến hút mật hay làm hư hại, điều này nói nên tính viên dung vô ngại, không thể bị điều gì làm ô nhiễm được.

Ý nghĩa thanh lương của hoa sen trong Phật Giáo

Từ xưa đến nay chúng ta đều biết, mùa xuân là mùa của cây cối đâm chồi nảy lộc, nở ra những bông hoa tươi sáng khoe sắc với đời bởi đây là mùa thời tiết đẹp và trong lành nhất trong năm. Thế nhưng hoa sen thì khác hẳn, sen nở vào mùa Hạ, là mùa nóng bức nhất trong một năm. Trong hoàn cảnh này, hoa sen nở ra với hương thơm trong mát như mang lại thứ nước cam lộ từ bi để tưới tắm làm mát dịu cho mọi người.

Trong Phật pháp, điều này nói lên ý nghĩa chư vị Bồ tát ra đời trong thời đại chúng sinh đầy phiến não, khó chịu và đầy dục vọng nhưng vẫn bền tâm nhấn nại để khắc phục vượt qua, đồng thời dùng chánh pháp để làm mát dịu tâm hồn của những người xung quanh.

Hành trực là chỉ sự ngay thẳng, không có loài hoa nào có thân hình ngay thẳng như hoa sen. Trong đạo Phật, điều này thể hiện cho bài học “Người tu hành cần phải sửa thân và tâm cho ngay thẳng”, “trực tâm tức thị đạo tràng”. Dù sống trong bất cứ hoàn cảnh nào, ở bất cứ đâu mà tâm ta ngay thẳng thì dù đó là nơi chợ búa ồn ào ta cũng có thể biến nơi đó thành đạo tràng thanh tịnh.

Ngẫu không – Ý nghĩa của hoa sen trong Phật Giáo

Ngẫu không là một đặc tính trên thân hoa sen gắn liền với hai điều trong tứ vô lượng là “hỷ, xả”. Hoa sen tuy thân ngay thẳng nhưng ruột thì trống rỗng thể hiện cho hai đức tính này. Thể hiện cho việc dù thấy nhiều, nghe nhiều nhưng không để ở trong lòng, vẫn an nhiên bước về phía trước.

Một đặc điểm duy nhất chỉ có ở hoa sen đó là hoa và quả xuất hiện cùng lúc, đó là nhân quả đồng thời, điều này nói đến một triết lý sống, nhân quả đồng thời, như hình với bóng, gieo nhân nào thì gặp quả nấy.

Một số hình ảnh hoa sen trong Phật Giáo

Hoa sen dát vàng thường được sử dụng làm bảo tọa

Hoặc là pháp bảo của bồ tát

Hoa sen đại diện cho sự thanh tịnh và nhiều tính tốt của Phật giáo

Hình ảnh Phật tôt ngồi thiền trên đài sen

Tranh hoa sen dát vàng dùng trong những sự kiện nào?

Qua 2 phần trên ta cũng có thể thấy được tầm quan trọng của hoa sen trong Phật giáo. Tuy nhiên tùy vào từng màu sắc khác nhau hoa sen lại có những ý nghĩa khác nhau. Cụ thể, loài hoa sen được dùng nhiều nhất trong Phật pháp là hoa sen trắng và hoa sen vàng, trong đó bảo tọa của phật tổ hoặc các pháp bảo nhà Phật sẽ thường là hoa sen vàng bởi vàng là màu của ánh sáng, màu của phật pháp vô biên.

Tranh hoa sen mạ vàng Gold Việt

Và tranh hoa sen dát vàng chính là hình ảnh của loài hoa sen ấy. Tranh hoa sen dát vàng, một trong những biểu tượng lớn của Phật giáo nên rất thích hợp dùng để tặng người thân, khách hàng, đối tác như một lời chúc về sự yên bình, cho người nhận tranh luôn gặp được nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Tranh hoa sen dát vàng có thể sử dụng làm quà tặng trong nhiều sự kiện

Một số sự kiện có thể sử dụng tranh hoa sen dát vàng làm quà tặng như:

Các ngày lễ, tết trong năm

Các sự kiện lớn như việc lên chức, sinh nhật,…

Quà công tác cho khách hàng ở thời gian mở đầu, kết thúc dự án

Cho những ai có mỗi quan tâm đến đạo Phật

Ý Nghĩa Chuỗi Tràng Hạt Trong Phật Giáo

Tràng hạt là một phương tiện trong muôn ngàn phương tiện tu tập của Phật giáo. Trong Phật giáo, mọi hình thức pháp khí hay vật thể đều là những phương tiện. Tuy nhiên, không phải vô cớ mà người ta bày ra. Dĩ nhiên, mỗi một hình thức của một vật thể đều có một ý nghĩa biểu trưng đặc biệt của nó.

Ý nghĩa con số 108 trong Đạo Phật

Tràng hạt khởi nguồn từ Ấn Độ và đã trở thành một vật quan trọng trong đời sống tín ngưỡng, văn hóa của tín đồ các tôn giáo và trong xã hội Ấn Độ cổ. Với Phật giáo, tràng hạt là vật tùy thân giúp cho hành giả dễ dàng chú tâm vào đối tượng trì niệm, là một sợi dây xâu suốt các ý tưởng thành một trật tự, từ đó hành giả có thể đi sâu hơn vào các trạng thái của định để làm phát khởi tuệ giác.

Cũng như chuông, mõ, tràng hạt là một phương tiện trong muôn ngàn phương tiện tu tập của Phật giáo. Trong Phật giáo, mọi hình thức pháp khí hay vật thể đều là những phương tiện. Tuy nhiên, không phải vô cớ mà người ta bày ra. Dĩ nhiên, mỗi một hình thức của một vật thể đều có một ý nghĩa biểu trưng đặc biệt của nó.

Nguồn gốc của tràng hạt

Không chỉ Phật giáo mới đề cập đến chuỗi hạt và hướng dẫn việc sử dụng chuỗi hạt để đạt được những giá trị trên con đường tu tập. Người ta có thể thấy, pháp môn lần tràng hạt niệm Phật của Phật giáo rất gần gũi với phương pháp lần tràng hạt trong lúc cầu nguyện của Bà la môn giáo, một lối cầu nguyện rất thịnh hành của những vị Bà la môn. Bên cạnh đó, người Ấn giáo theo phái thờ thần Siva cũng dùng một loại hạt gọi là rudrāka để xâu thành tràng hạt. Truyền thuyết kể rằng, có lần vị thần này ngắm nhìn thế gian, thấy chúng sinh sống trong nỗi khổ cực không sao nói hết nên đã đau lòng nhỏ xuống những giọt nước mắt, những giọt nước mắt này mọc thành cây rồi cho ra những hạt đỏ thẫm.

Người ta đã lấy những hạt ấy làm thành tràng hạt để cầu nguyện trong sự tưởng nhớ đến tấm lòng từ bi của thần Siva. Hạt đó chính là hạt kim cương mà ngày nay chúng ta vẫn dùng để làm tràng hạt. Trong quan niệm của người Ấn Độ, vô hoạn tử và rudrāka đều là những loại hạt thiêng, có khả năng trừ ma chướng. Điều này có lẽ một phần do dược tính của chúng, như vô hoạn tử, còn có tên là bồ đề tử, là một vị thuốc chủ trị nhiệt, đàm, sát trùng…

Tại sao tràng hạt lại dùng 108 hạt?

Tuy nhiên, trong Kinh điển Phật Giáo, cái khởi nguyên của tràng hạt và lần chuỗi hạt khi niệm Phật, hầu hết đều căn cứ vào sự khai thị của Đức Phật đối với Vua Ba Lưu Ly đã được ghi chép lại trong Kinh Mộc Hoạn Tử. Kinh Mộc Hoạn Tử, chép rằng: Một thời Đức Phật cùng giáo đoàn của ngài du hóa trong núi Kỳ Xà Quật (Grdhrakùta), nước La Duệ Kỳ (Ràjagrha) quốc vương trong thời nạn ấy tên là Ba Lưu Ly, sai sứ giả đến chốn Phật để xin Thế Tôn đặc biệt rủ lòng thương xót, cho pháp yếu để có thể tu hành được dễ dàng và trong đời mai sau xa lìa được mọi khổ não. Đức Phật bảo sứ giả về thưa với nhà vua rằng: nếu nhà vua muốn diệt được phiền não chướng, báo chướng nên xâu một chuỗi tràng 108 hạt bằng hạt cây tra (mộc hoạn tử) và thường đem theo mình; khi đi, khi ngồi, khi nằm thường nên chí tâm, không phân tán ý, xưng danh hiệu: Phật, Pháp, Tăng mỗi lần, lần qua một hạt cây tra.

Cứ như thế, lần lượt qua hạt này đến hạt khác, như: mười hạt, hai mươi hạt, trăm hạt, nghìn hạt, cho đến trăm nghìn vạn hạt. Nếu lần được đủ hai mươi vạn lượt, mà thân tâm không tán loạn, không có những siểm khúc, thời khi xả thân này được sinh lên cõi Diệm Thiên thứ ba. Lên đấy, y, thực tự nhiên, thường an lạc hạnh. Nếu lại lần đủ được một trăm vạn lượt, sẽ dứt hẳn được một trăm tám kết nghiệp, mới gọi là vị chứng được quả Tu-Đà-Hoàn (ngược dòng sinh tử), hướng đến đạo Niết bàn, dứt hẳn cội gốc phiền não và chức được quả vô thượng. Tràng hạt trong Phật giáo ra đời từ đấy. Các tăng sỹ thường mang theo bên mình tràng hạt như là một bảo bối, một pháp khí quan trọng để hỗ trợ họ trên con đường tu học Phật pháp.

Pháp khí Mật tông: Ý nghĩa và cách sử dụng

Như vậy, có thể thấy, dù trong truyền thống văn hóa cổ xưa của Ấn Độ và trong các nền văn minh khác của nhân loại, chuỗi hạt đã có từ lâu và gắn với mỗi cộng đồng xã hội nó có một ý nghĩa biểu trưng hay giá trị thẩm mỹ khác nhau. Nhưng với Phật giáo, tràng hạt được đề cập với vai trò của pháp phương tiện, là pháp khí, là công cụ để hỗ trợ việc tu hành đạt giác ngộ.Số lượng của chuỗi hạt

Trong hình ngôi sao năm cánh, góc bù được tạo nên bởi 2 cạnh cắt nhau là 1080. Người ta nói rằng ở Ấn Độ có 108 điệu múa. Trong thân thể chúng ta có 108 luân xa. Các nhà chiêm tinh cho rằng đường kính mặt trời lớn bằng 108 lần đường kính trái đất. Trong con số 108, số 1 biểu trưng cho sự hợp nhất, tức là nhất; số 8 là vô cùng, tức là dị; số 0 là trung gian, là trung đạo với nghĩa không, tánh không. Tựu trung, con số 108 được giải thích dưới nhiều góc độ khác nhau, và rõ ràng nó mang ý nghĩa tượng trưng rất quan trọng trong quan niệm người Ấn Độ. Ở chừng mực nào đó, có thể nói rằng con số 108 này cũng kỳ diệu như chỉ số PHI (φ) 1.618 trong truyền thống Hi Lạp.

Theo Kinh Giảo Lượng Sổ Châu Công Đức, và theo Kinh Kim Cang Đảnh Du Già Niệm Châu có sự ghi chép bất đồng, tràng hạt có các loại như sau: – Căn cứ Kinh Mộc Hoạn Tử dạy làm chuỗi 108 hạt. – Kinh Đà Ra Ni Tập quyển 2 phẩm Tác Châu Pháp Tướng, thì nêu ra có 4 loại chuỗi: 108 hạt, 54 hạt, 42 hạt, 21 hạt. – Kinh Sổ Châu Công Đức, cũng nêu ra 4 loại chuỗi, tức là loại 108 hạt, loại 54 hạt, loại 27 hạt, và loại 14 hạt. – Kinh Kim Cang Đảnh Du Già Niệm Châu thì lấy 1.080 hạt làm chuỗi bậc thượng, xâu 108 hạt làm chuỗi tối thắng, xâu 54 hạt làm chuỗi bậc trung, xâu 27 hạt làm chuỗi bậc hạ. – Phẩm Sổ Châu Nghi Tắc trong Kinh Văn Thù Nghi Quỹ bảo rằng: Chuỗi bậc thượng là 108 hạt, chuỗi bậc trung là 54 hạt, chuỗi bậc hạ là 27 hạt, chuỗi tối thượng là 1.080 hạt. Trong những tràng hạt với số lượng hạt như trên thì xâu chuỗi 108 hạt là phổ biến hơn hết.

Trong tràng hạt có một hạt gọi là hạt Sumeru hay Meru, chúng ta thường gọi là hạt Tu di hoặc hạt Di đà, đó là hạt thứ 109, là chỗ giáp nối của vòng tròn. Theo nghi thức, khi lần tràng, không được vượt qua hạt này, lần đến hạt này thì lần ngược trở lại, như trong kinh Kim cương đỉnh du già niệm châu có câu: “Hạt giữa tiêu biểu Phật Di đà, chớ lần qua, phạm tội việt pháp”. Tuy nhiên, trong việc xâu chuỗi hạt, tùy cách xâu mà có thể có hoặc không có hạt thứ 109 này.Ý nghĩa của tràng hạt

Căn cứ vào những pháp số tổng thành mà nó biểu trưng theo quan niệm của phật giáo, việc sử dụng tràng hạt có số hạt khác nhau, thì ý nghĩa biểu trưng của nó cũng có những khác biệt:- Chuỗi 108 hạt là biểu thị cho cầu chứng 108 pháp Tam Muội mà đoạn trừ 108 phiền não.- Chuỗi 54 hạt là biểu thị cho 54 cấp vị quá trình tu hành của Bồ Tát, tức là Thập Tín, Thập Trú, Thập Hạnh. Thập Hồi Hướng, Thập Địa và Tứ Thiện Căn Nhân Địa.

Ý nghĩa pháp khí Mật tông Tây Tạng

– Chuỗi 42 hạt là biểu thị cho 42 cấp vị quá trình tu hành của Bồ Tát, tức là Thập Trú, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập Địa và Đẳng Giác, Diệu Giác.

– Chuỗi 27 hạt là biểu thị cho 27 cấp vị của Tiểu Thừa tu hành Tứ Hướng Quả, tức là 18 bậc Hữu Học của Tứ Hướng Tam Quả trước, với 9 bậc Vô Học của Đệ Tứ Quả A La Hán.

– Chuỗi 21 hạt là biểu thị cho 21 vị, tức là Thập Địa, Thập Ba La Mật và quả vị Phật.

– Chuỗi 14 hạt là biểu thị cho 14 Pháp Vô Úy của Bồ Tát Quán Thế Âm.

– Chuỗi 1.080 hạt là biểu thị cho 10 cảnh giới, mỗi cảnh giới đều có 108, cho nên cộng thành 1.080.

Ý nghĩa của chuỗi 36 hạt và 18 hạt có nhiều người cho là không biểu trưng cho pháp số nào trong Phật giáo, và cho rằng nó tương đồng với chuỗi 108 hạt. Theo đó, để tiện cho sự mang đeo, bèn chia chuỗi 108 hạt ra thành 3 chuỗi, mỗi chuỗi có 36 hạt, hoặc chia chuỗi 108 hạt ra làm 6 xâu, mỗi xâu có 18 hạt, mà không phải có thâm nghĩa nào cả.

Ý nghĩa các âm điệu pháp khí trong nghi lễ Phật giáo

Công dụng của tràng hạt

Tràng hạt là một vật dụng phổ biến trong nhiều nền văn hóa trên thế giới. Nó được dùng như một thứ trang sức hoặc như một pháp khí tùy theo đối tượng sử dụng. Trong tôn giáo, tràng hạt được dùng để liên kết và thiết lập trật tự cho các lời cầu nguyện, các bài kinh, các kệ tán, các danh hiệu hoặc những thần chú trong khi hành trì.

Với Phật giáo, tràng hạt là một pháp khí quen thuộc, việc sử dụng tràng hạt dường như đã trở thành nét đặc thù của Tịnh độ tông. Theo lịch sử truyền thừa của Tịnh độ tông, người chế ra tràng hạt để niệm danh hiệu Phật chính là ngài Đạo Xước (562-645), người được tôn là tổ thứ 2 của Tịnh độ tông Trung Quốc. Còn với Phật giáo Nam tông, từ lâu tràng hạt cũng đã dần dần trở thành một vật tùy thân ngoài 8 vật (3 y, kim chỉ, bình bát, dây lưng, dao cạo và túi lọc nước) đã được Phật chế định.Không phải ai niệm Phật cũng lần tràng hạt. Điều này, còn tùy theo căn tính và thói quen của mỗi người.

Tuy nhiên, đối với những tín đồ, Phật tử tu theo Tịnh Độ tông, thì nên lần chuỗi để tiện bề đếm số đúng như lời mình đã phát nguyện. Bởi vì đối với những người sơ cơ, nhiều nghiệp chướng, tâm chưa thuần nhất, còn đầy vọng tưởng tạp loạn, thì việc dùng tràng hạt khi niệm Phật để dễ định tâm hơn. Hơn nữa, người tu tịnh nghiệp, thì tam nghiệp (thân, khẩu, ý) cần phải giữ thanh tịnh. Tay lần chuỗi thuộc về thân nghiệp, miệng niệm Phật thuộc về khẩu nghiệp, ý chuyên chú vào câu hiệu Phật không rời ra, thuộc về ý nghiệp. Kinh Phật dậy: “Tam nghiệp hằng thanh tịnh, đồng Phật vãng Tây phương”, nghĩa là ba nghiệp đều thanh tịnh thì cùng Phật vãng sinh về Tây phương cực lạc. Như vậy, tay lần chuỗi cũng là mục đích để ghi nhớ mỗi một hạt chuỗi là niệm một câu hiệu Phật, đồng thời cũng là cách ghi nhớ số, để không nhầm lẫn vậy.

Công dụng của chuỗi hạt chỉ là một phương tiện như muôn ngàn phương tiện khác. Người ta dùng nó để niệm Phật. Nhờ lần chuỗi ghi số câu mà tâm ít tán loạn hơn. Tuy nhiên, điểm căn bản để diệt trừ phiền não, chính là ở nơi cái tâm. Người niệm Phật, tay lần chuỗi mà tâm lăng xăng, tán loạn, luôn nghĩ tà vạy, thì dù miệng có niệm Phật, tay lần tràng hạt, cũng không thể nào có kết quả định tâm được.

Yên Sơn

Ý Nghĩa Của “Tha Thứ” Trong Phật Giáo

Câu hỏi được đặt ra “tha thứ nghĩa là gì” từ quan điểm của Hume? Chúng ta tìm kiếm sự tha thứ từ ai?

Trong một tôn giáo hữu thần, người ta tìm kiếm sự tha thứ từ Thượng đế của họ. Nhưng đối với Phật giáo, một tôn giáo vô thần nên không có thần linh nào mà Phật tử có thể xin tha thứ. Phật Thích Ca Mâu Ni là một con người, ông đã chết gần 2.500 năm trước, vì thế, không có lý do gì để yêu cầu sự tha thứ từ ông.

Tha thứ là gì?

Tha thứ (tiếng Phạn: kshama, tiếng Pali: khama) là một khái niệm trung tâm của Phật giáo, nó là yếu tố quan trọng để đạt niết bàn, trạng thái bi mẫn và trí huệ cuối cùng mà các tu sĩ hy vọng đạt được.

Trong hệ thống niềm tin của đạo Phật, không có khái niệm về một Đấng tối cao có quyền trừng phạt hay tha thứ cho bất kỳ ai. Tuy nhiên, sự tha thứ là một phần quan trọng trong giáo lý của Đức Phật. Nhiều lần Ngài đã nói về tầm quan trọng của việc tha thứ cho người khác cũng như chính chúng ta.

Phật giáo không đưa ra con đường cụ thể để xin tha thứ, tuy nhiên, nó cung cấp một con đường để vượt qua những đau khổ trong cuộc sống con người, bao gồm cả việc tha thứ cho mình và người khác. Điều đó tùy thuộc vào việc chúng ta có lựa chọn con đường đó hay không.

Nhận được sự tha thứ không phải là một bước đi vào thiên đàng hoặc đạt được cuộc sống vĩnh cửu như trong một số tín ngưỡng khác. Sự tha thứ là một phần của việc thực hành lòng vị tha của Đức Phật, nó nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc hòa giải và thiết lập sự hòa hợp trên thế giới, bởi vì tất cả chúng sinh đều được kết nối với nhau.

Phật tử tin vào Luật nhân quả. Theo tư tưởng Phật giáo, các hành động trong hiện tại, cả tốt lẫn xấu sẽ ảnh hưởng đến các tình huống và kinh nghiệm của cuộc sống trong tương lai.

Đức Liên Hoa Sanh (Padmasambhava), một thượng sư người Ấn Độ đã đưa Phật giáo đến Tây Tạng vào thế kỷ thứ 8, đã viết:

“Nếu bạn muốn biết cuộc sống quá khứ của bạn, hãy nhìn vào tình trạng hiện tại của bạn. Nếu bạn muốn biết cuộc sống tương lai, hãy nhìn vào những hành động hiện tại của bạn.”

Chu kỳ luân hồi sẽ tiếp tục cho đến khi tâm thức giác ngộ, cho đến khi nó đạt niết bàn. Để đạt được giác ngộ và thoát khỏi chu kỳ tái sinh không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên, với sự nhận thức đúng đắn về luật nghiệp, chúng ta có thể chọn những hành động tạo nghiệp tích cực, và tránh những hành động tạo nghiệp xấu. Sự tha thứ là cần thiết để ngăn ngừa việc tạo ra những ý niệm và hành động tiêu cực sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống tương lai.

Ý nghĩa của sự tha thứ

Trở lại câu chuyện của Tiger Woods. Tất nhiên, anh ấy có thể tìm kiếm sự tha thứ từ những người mà anh ấy đã xúc phạm. Nhưng cách tiếp cận của anh ấy đối với sự tha thứ đó có phù hợp với các giáo lý của Phật giáo hay không.

Shuichi Maida, một học giả Phật giáo thế kỷ 20 nói rằng, những người nổi tiếng thường lo lắng về việc mất đi danh tiếng hơn là mất mạng. Đối với nhiều người, nỗi lo lắng về danh tiếng là động lực thúc đẩy họ tìm kiếm sự tha thứ thay vì cố gắng làm giảm những đau khổ mà hành động của họ đã gây ra.

Các giáo lý Phật giáo không nói rõ ràng đến việc tìm kiếm sự tha thứ. Thay vào đó, nó nhấn mạnh đến việc nhận thức được hành động mà chúng ta đã làm. Khi chúng ta nhận ra hành động của chúng ta đã gây ra đau khổ, chúng ta có thể thực hiện các biện pháp cần thiết để giảm bớt đau khổ và tránh gây ra đau khổ này trong tương lai.

Mối quan tâm của chúng ta không phải là liệu những người khác có tha thứ cho chúng ta hay không. Mối quan tâm của chúng ta là những gì chúng ta đã làm.

Nếu những người khác không tha thứ cho chúng ta, chúng ta cũng vui vẻ chấp nhận từ chối của họ và nhận ra rằng, sự tức giận của họ là kết quả của những hành động tiêu cực mà chúng ta đã gây ra. Ý tưởng về nghiệp giúp chúng ta nhận thức được điều này.

Trong trường hợp chúng ta tha thứ cho người khác, Phật giáo lại có một cách tiếp cận khác. Trước tiên, chúng ta phải đặt câu hỏi: “Tại sao tôi bị xúc phạm?” Sau đó, chúng ta cần phải hỏi, “Có khi nào tôi xin sự tha thứ từ người khác hay không?”

Một đặc điểm chung của con người là nghĩ về bản thân mình như một phần cao hơn người khác. Chúng ta chỉ nhìn thấy lỗi của người khác, và chỉ thuận tiện nhìn ra những thiếu sót của chính chúng ta.

Nếu chúng ta không tốt hơn, thì ai sẽ tìm kiếm sự tha thứ của chúng ta? Từ quan điểm này, sự tha thứ của Phật giáo là sự chấp nhận. Chúng ta chấp nhận rằng chúng ta cũng gây ra đau khổ. Nhận thức được điều này, chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đối với những hành động của họ, nhằm giảm bớt đau khổ mà họ đã gây ra. Trong trường hợp này, sự tha thứ là lòng biết ơn.

Tạo sao chúng ta phải tha thứ cho người khác?

“Giữ hận thù trong lòng cũng giống như uống thuốc độc và hy vọng người khác sẽ chết.” Đức Phật

Phật tử tin rằng, không tha thứ sẽ làm cho cả mình và người khác đau khổ. Hận thù chỉ dẫn tới nhiều đau khổ hơn mà thôi.

Trong kinh Pháp Cú có đoạn, “Những kẻ cố chinh phục hận thù bởi hận thù giống như những chiến binh có vũ khí vượt qua những kẻ khác mang vũ khí. Điều này không giúp chấm dứt hận thù, mà nó sẽ giúp hận thù phát triển hơn.”

Chúng ta tha thứ cho người khác cũng như chính chúng ta là một bước quan trọng trên con đường hướng tới một cuộc sống tốt đẹp và hướng tới sự giác ngộ trọn vẹn. Xóa bỏ thù hận và tha thứ cho những hành động tiêu cực sẽ cho phép chúng ta tiến lên và đạt được sự bình an lâu dài.

Tha thứ là một thực hành quan trọng, cùng với thiền, để đạt được an lạc nội tâm và tư duy đúng đắn. Nhiều Phật tử đã tích hợp sự tha thứ vào thực hành thiền định của họ, suy nghĩ về sự tha thứ đối với người khác cũng như về phía họ.

Làm thế nào để thực hành sự tha thứ?

Nếu những suy nghĩ tiêu cực về việc đã bị đối xử bất công nảy sinh, chúng ta có thể thực hiện các bước sau để giải phóng chúng.

Tức giận làm xáo trộn sự bình an trong cuộc sống hiện tại của chúng ta, và hành động theo sự tức giận đó chắc chắn sẽ đem lại những hậu quả tiêu cực trong tương lai. Đức Phật dạy rằng, tập luyện để sống một cuộc sống bao gồm sự tha thứ có thể đạt được thông qua thiền định lặp đi lặp lại.

Thiền định từ bi (Metta) tập trung vào sự kết nối với tất cả chúng sinh. Trong hình thức thiền này, họ dùng hơi thở của mình để tập trung vào cảm giác yêu thương đối với chính mình và mở rộng những cảm xúc này cho người khác, đó là người thân, bạn bè, người trung lập, người nào đó cảm thấy thù địch, và cuối cùng, đến toàn bộ vũ trụ. Giữ lại sự tức giận sẽ gây ra đau khổ, chấp nhận sự tha thứ phản ánh trí tuệ và từ bi.

Ngồi xuống và chú ý đến hơi thở, một con người đầy tức giận và thù hận đang bước vào trạng thái tĩnh lặng của thiền.

Có sự tha thứ trong trái tim bạn cho bất cứ điều gì bạn nghĩ bạn đã làm sai. Hãy tha thứ cho tất cả những thiếu sót trong quá khứ. Chúng đã qua lâu rồi. Hiểu rằng bạn là một người khác và người đó đang tha thứ cho bạn. Cảm thấy rằng, sự tha thứ ngập tràn trong bạn với một cảm giác ấm áp và nhẹ nhàng.

Hãy suy nghĩ về cha mẹ của bạn. Hãy tha thứ cho họ bất cứ điều gì mà bạn nghĩ họ đã làm tổn thương bạn. Hiểu rằng bây giờ họ đã thay đổi. Hãy để sự tha thứ này lấp đầy, bao quanh họ, và trong trái tim bạn.

Hãy nghĩ đến những người thân xung quanh. Xin lỗi họ vì bất cứ điều gì bạn nghĩ họ đã làm sai hoặc đang làm sai vào thời điểm này. Điền tên họ vào danh sách tha thứ của bạn. Hãy để họ cảm thấy rằng, bạn chấp nhận họ. Hãy để cho sự tha thứ lấp đầy. Nhận ra rằng đây là biểu hiện của tình yêu.

Bây giờ nghĩ về bạn bè của bạn. Hãy tha thứ cho họ bất cứ điều gì bạn không thích về họ. Hãy để sự tha thứ của bạn liên lạc với họ, để họ có thể được lấp đầy, được chấp nhận bởi nó.

Hãy suy nghĩ về những người mà bạn biết, bất kể họ là ai, và hãy tha thứ cho tất cả vì bạn đã đổ lỗi cho họ, bạn đã đánh giá họ vì trước đây bạn không thích họ. Hãy để sự tha thứ của bạn lấp đầy trái tim của họ, bao quanh họ, bao bọc họ, biểu hiện của bạn về tình yêu đối với họ.

Bây giờ hãy nghĩ đến bất kỳ người đặc biệt nào mà bạn thực sự cần tha thứ. Đối với những người mà bạn vẫn còn có thù hận. Hãy tha thứ cho anh ta hoặc cô ấy. Hãy nhớ rằng tất cả mọi người đều đau khổ. Hãy để sự tha thứ này đến từ trái tim của bạn, tiếp cận với người đó.

Hãy suy nghĩ về bất kỳ một người nào, bất kỳ tình huống nào hoặc bất kỳ nhóm người mà bạn đang lên án, đổ lỗi, không thích. Hãy tha thứ cho họ, hoàn toàn. Họ có thể không làm đúng. Con người mắc bệnh đau khổ. Do đó, trái tim bạn cần sự tha thứ để có được sự trong sạch của tình yêu.

Hãy nhìn lại và xem liệu còn ai hay bất cứ điều gì, bất cứ nơi nào trên thế giới, bạn đã đổ lỗi hoặc lên án.

Bây giờ hãy chú ý lại chính mình và nhận ra sự tốt lành trong bạn. Các nỗ lực mà bạn đang làm, cảm nhận sự ấm áp và bình an đến từ sự tha thứ.

Hoa Sen Phật – Ảnh chúng tôi

Ý Nghĩa Lá Cờ Phật Giáo

Cờ Phật Giáo, trước hết là biểu trưng tinh thần thống nhất của Phật tử trên toàn thế giới. Cờ Phật Giáo còn tượng trưng cho niềm Chánh tín và sự yêu chuộng hòa bình của mọi người con Phật…

Người phác họa ra lá cờ Phật Giáo Thế Giới là ông Henry Steel Olcott, sinh ngày 2-8-1832 tại New Jersey – Hoa Kỳ và mất ngày 17-2-1907 tại Adgar, Ấn Ðộ. Ông nguyên là Ðại Tá Hải Quân của Quân Ðội Hoa Kỳ. Khoảng năm 1875, ông chưa hề học hỏi về giáo lý nhà Phật, nhưng khi cơ duyên đã tới, ông là phóng viên của tờ báo The New-York Daily Graphic, đã giao cho ông nhiệm vụ gặp một phụ nữ người Nga tên là Helena Petrovna Blavatsky (1831-1891) để viết bài về trường hợp bà nầy có những sự kiện huyền bí. Tại nông trại của Eddys ở New-York, hai người đã gặp nhau, từ đó bà Blavatsky đã hướng dẫn ông trên con đường đạo.

Bà H.P. Blavatsky, ông H.S. Olcott, ông W. Q. Judge là những nguời đã thành lập Hội Thông Thiên Học Mỹ Quốc ngày 17-11-1875, nay trở thành Hội Thông Thiên Học Quốc Tế, có 60 nước hội viên và trụ sở đặt tại Adgar, Ấn Ðộ.

Ông có công lớn nhất trong công cuộc chấn hưng Phật Giáo Tích Lan, từ đó nhà Phật học uyên thâm Anaragika Dharmapala nguời Tích Lan – môn đệ của Olcott – đã khôi phục nền Phật Giáo Ấn Ðộ ngày 21-1-1891, và cũng từ đó dần dần Phật Giáo truyền bá sang phương Tây, rồi lan tràn khắp thế giới.

Ông và bà Blavatsky thọ trì Tam quy, Ngũ giới với Thượng tọa Bulatgama tại chùa Wijayananda có sự hiện diện của hàng ngàn chư Tăng, Ni, Phật tử và gây xúc động mạnh mẽ cho những Phật tử đã chứng kiến, vì đây là lần đầu tiên Giáo Hội Tăng Già Tích Lan làm lễ Quy y cho hai người Phật tử Âu Mỹ.

Năm 1889, ông cùng Thượng tọa Susmangala (Tích Lan) phỏng theo sáu mầu hào quang của Ðức Phật (xanh đậm, vàng, đỏ, trắng, cam và mầu tổng hợp của năm mầu này), đã phác họa ra mẫu cờ Phật Giáo. Về ý nghĩa, ông phát biểu như sau : “Nó có thể được các quốc gia Phật Giáo chấp nhận như một biểu tượng quốc tế cho tín ngưỡng của họ, giống như cây thánh giá đối với tín đồ Thiên chúa giáo”.

Lá cờ này được Tích Lan công nhận và treo tại các chùa ở xứ này trong ngày lễ Phật Ðản từ năm 1889, và 61 năm sau, tại Ðại hội Phật Giáo Thế Giới lần đầu tiên, tổ chức tại Colombo (thủ đô Tích Lan) từ ngày 25-5-1950 đến 8-6-1950 có 26 nước tham dự (1), phái đoàn Phật Giáo Việt Nam do Thượng tọa Tố Liên, Trụ trì chùa Quán Sứ Hà Nội làm đại biểu (2), Hội nghị đã thành lập Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới (The World Fellowship of Buddhists), và chọn lá cờ Phật Giáo Tích Lan làm cờ Phật Giáo Thế Giới.

Ðến ngày 6-5-1951, tại chùa Từ Ðàm (cố đô Huế) một Ðại Hội Phật Giáo ba miền Bắc Trung Nam, gồm 51 đại biểu Tăng già và cư sĩ, sau 4 ngày họp, đã thành lập Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam. Trong dịp nầy, Thượng tọa Tố Liên đã tặng Ðại Hội lá cờ Phật Giáo Thế Giới, và đại hội đã chấp nhận lá cờ nầy cũng là cờ Phật Giáo Việt .

Bằng một tâm hồn thiết tha với Ðạo Pháp, ròng rã suốt 38 năm, Phật tử Henry Steel Olcott đã dùng quãng đời quí báu của mình, để phục vụ tha nhân và ông mất ngày 17-2-1907 tại Adgar, quê hương Ðức Phật. Lúc đó ông 75 tuổi.

II- Ý nghĩa của lá cờ Phật Giáo

Cờ Phật Giáo, trước hết là biểu trưng tinh thần thống nhất của Phật tử trên toàn thế giới. Cờ Phật Giáo còn tượng trưng cho niềm Chánh tín và sự yêu chuộng hòa bình của mọi người con Phật.

Ngoài ra, cờ Phật Giáo còn có ý nghĩa cắt bỏ quan niệm cố chấp các ranh giới địa phương, gia tăng niềm hăng hái đoàn kết để phụng sự cho Ðạo Pháp và dân tộc.

Năm sắc theo chiều dọc: Xanh đậm, vàng, đỏ, trắng, cam, tuợng trưng cho hào quang chư Phật.

Năm sắc theo chiều ngang (chiếm diện tích 1/6 lá cờ) là mầu tổng hợp tượng trưng cho ánh sáng hào quang chư Phật. Ý nghĩa của màu sắc phân biệt là:

1.- Xanh đậm: Tượng trưng cho Ðịnh căn. Màu xanh tượng trưng cho sự rộng lớn, sáng suốt.

2.- Vàng lợt: Tượng trưng cho Niệm căn, vì có Chánh Niệm mới sanh Ðịnh và phát Huệ.