Top 14 # Xem Nhiều Nhất Ý Nghĩa Mắt Biếc Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Shareheartbeat.com

Mắt Biếc Là Gì? Những Ý Nghĩa Của Mắt Biếc

Blog chúng tôi giải đáp ý nghĩa Mắt biếc là gì

Định nghĩa Mắt biếc là gì?

Mắt biếc là lối nói tắt của Mắt xanh biếc, thường gặp ở người gốc Âu, hiếm khi gặp ở các dân tộc châu Á. Tuy nhiên vẫn có trường hợp bố mẹ mắt nâu sinh ra con có mắt biếc. Mắt màu xanh là do mống mắt tổng hợp thiếu sắc tố melanin, có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này.

Ở hầu hết các nước châu Âu, có tới trên 50% dân số sở hữu đôi mắt màu xanh dương. Hiện nay, tại châu Á, màu mắt xanh có thể được tìm thấy ở các quốc gia như Afghanistan, Syria, Iran, tiểu lục địa ở Bắc Ấn Độ, một số người Mông Cổ hay Levant, nơi cư trú của một cộng đồng người Do Thái tại Israel

Mắt biếc dưới góc nhìn Y học

Sự xuất hiện của gen kiểm soát lượng sắc tố melanin trong tròng mắt của con người. Khoảng 74% màu mắt được quyết định bởi một gen có tên gọi khoa học là OCA2, nằm trên Nhiễm sắc thể số 15. Gen này cũng góp phần tạo ra màu sắc da và màu tóc. Ngoài ra, màu mắt cũng bị ảnh hưởng bởi cách ánh sáng tương tác với tròng mắt của chúng ta

Số ít người sở hữu đôi mắt xanh biếc có khả năng nhìn rõ cảnh vật trong bóng tối. Theo đó, khi rọi đèn pin vào mắt của người mắt xanh, chúng lóe lên một thứ ánh sáng màu xanh hệt như mắt loài mèo. Thứ ánh sáng này là do một lớp tế bào tên là Tapetum lucidum chứa trong mắt. Khi tia sáng chiếu vào mắt, Tapetum lucidum sẽ phản chiếu một luồng ánh sáng ngược trở lại hướng ánh sáng vừa truyền tới. Hai tia sáng ngược chiều nhau, khuếch đại toàn bộ tín hiệu truyền tới võng mạc, từ đó khiến một số người mắt xanh nhìn thấy cảnh vật rõ hơn trong điều kiện ánh sáng kém.

Những người sở hữu Mắt biếc có vận mệnh như thế nào ?

Những người mắt xanh biếc được cho là đáng tin cậy, là người sẵn sàng hoàn thành tốt mọi công việc, trong khi những người có đôi mắt đen lại đam mê học hỏi, thông minh và luôn nhanh nhẹn. Mắt màu nâu cho thấy sự thân thiện, tính tình vui vẻ và nhã nhặn, lịch sự. Với đôi mắt màu hạt dẻ, chủ nhân là người dũng cảm, quyến rũ và có thể là một nhân cách rất đặc biệt. Ngoài ra, những người có đôi mắt xám, thường được coi là những người giàu tình cảm, có phần cá tính và sâu sắc, có nghĩa là họ sẽ cư xử chu đáo và lập kế hoạch một cách cẩn thận cho những thay đổi diễn ra trong tương lai.

Mắt Biếc Là Gì? Những Đôi Mắt Biếc Ẩn Chứa Ý Nghĩa Như Thế Nào?

Mắt biếc là gì?

Về cơ bản, mắt biếc đơn giản chỉ là cách nói tắt của cụm từ “mắt có màu xanh biếc”. Hầu hết những người sở hữu đôi mắt với màu xanh biếc đều sinh sống tại châu Âu và rất hiếm khi gặp kiểu mắt này ở người có nguồn gốc từ châu Á. Thế nhưng cũng tồn tại những trường hợp ngoại lệ khi bố mẹ có đôi mắt màu nâu vẫn có thể sinh ra con với đôi mắt biếc. 

Đôi mắt có màu xanh biếc có nguyên nhân chủ yếu là mống mắt tổng hợp thiếu hụt lượng sắc tố melanin và nhiều yếu tố khác ảnh hưởng. Dựa theo thống kê, có khoảng từ 8 đến 10% dân số trên toàn cầu và có khoảng 50% dân số ở đa số các nước châu Âu có đôi mắt xanh biếc. 

Phần Lan được ghi nhận là đất nước thuộc châu Âu có số người sở hữu đôi mắt xanh biếc nhiều nhất trên thế giới. Tại châu Á, chúng ta cũng có thể nhìn thấy những người có đôi mắt biếc tại các nước như Afghanistan, Iran, Syria, Mông Cổ, Levant hay tiểu lục địa ở Bắc Ấn Độ và nơi sinh sống của cộng đồng người Do Thái tại Israel.

Tại sao lại có mắt biếc? Y học giải thích thế nào?

Theo giải thích của các nhà khoa học hàng đầu thì sự xuất hiện của loại gen kiểm soát lượng sắc tố melanin ở bên trong tròng mắt của loài người chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mắt biếc.

Có đến 74% màu sắc của đôi mắt được quyết định bởi gen với tên khoa học là OCA2 và nó nằm ở trên nhiễm sắc thể số 15. OCA2 cũng là mẫu gen có tác động mạnh mẽ nhất đến màu tóc và màu sắc của da. Bên cạnh đó, màu mắt cũng có thể được quyết định do tác động từ yếu tố ánh sáng tương tác với tròng mắt của từng người.

Một số ít người có đôi mắt xanh biếc có khả năng quan sát tốt cảnh vật xung quanh trong điều kiện thiếu ánh sáng. Cụ thể, khi chúng ta thử chiếu đèn pin vào những người có màu mắt này thì chúng thường lóe lên những tia sáng màu xanh giống hệt màu mắt của loài mèo. 

Ánh sáng lóe lên này có nguyên nhân là do lớp tế bào tên khoa học là Tapetum Lucidum được chứa bên trong mắt. Khi có tia sáng bất ngờ chiếu rọi vào mắt thì tế bào Tapetum Lucidum sẽ tự động phản chiếu bằng cách hắt lại một luồng ánh sáng hướng về phía ánh sáng được truyền tới. Hai luồng ánh sáng truyền lại và ngược chiều với nhau, khuếch đại toàn bộ tất cả tín hiệu được truyền đến võng mạc, do vậy khiến một số người sở hữu đôi mắt biếc có thể nhìn thấy rõ ràng sắc nét hơn hơn trong điều kiện ánh sáng yếu.

Những người sở hữu đôi mắt biếc có tính cách ra sao?

Khi được đặt vấn đề: “Mắt biếc là gì?” thì nhiều chuyên gia cho rằng mắt biếc chính là là màu mắt nguyên thuỷ của loài người chúng ta. Những người sở hữu màu mắt như vậy đều là những người mang trong mình bộ gen của người nguyên thuỷ. 

Thuở sơ khai, tất cả con người trên Trái đất này đều có cặp mắt xanh biếc nhưng sau này do nhiều yếu tố ngoại cảnh tác động mà đã làm biến đổi gen nên từ đây mới bắt đầu sinh ra những màu mắt khác.

Dựa vào các nghiên cứu và thu thập thực tế thì những người sở hữu cặp mắt biếc hầu hết là những người có tấm lòng nhân hậu và tốt bụng. Họ rất đáng tin cậy cũng như luôn biết cách để điều hoà sự cân bằng với các mối quan hệ chồng chéo trong cuộc sống. 

Trong công việc họ cũng luôn sẵn sàng nhận việc và thực hiện tốt các nhiệm vụ đã được giao. Họ có kỹ năng quan sát vô cùng nhạy bén và luôn sống với tinh thần yêu đời, vui vẻ. 

Trong khi đó những người với đôi mắt màu nâu thì đại đa số họ lại là những người cực kỳ nhã nhặn, lịch sự và luôn thân thiện. Với những người sở hữu cặp mắt đen thì lại rất thông minh, đam mê tìm tòi, học hỏi những điều mới mẻ.

Mắt màu nâu hạt dẻ thì trông sẽ rất gợi cảm và quyến rũ, có thể sở hữu tính cách rất đặc biệt và khó đoán. Bên cạnh đó còn có những người mắt xám, họ thường giàu tình cảm, luôn chu đáo ân cần và cẩn trọng trong mọi hành động.

Ý nghĩa của đôi mắt biếc trong văn học và điện ảnh Việt Nam

Có lẽ khái niệm mắt biếc chỉ trở nên phổ biến khi bộ phim mắt biếc của đạo diễn Victor Vũ được chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh được ra mắt tại rạp vào năm 2019.

Nhờ mắt biếc, người ta đã nhớ lại bao nhiêu kỉ niệm thân thương một thời trên chiếc xe đạp cũ băng băng qua những con đường làng đầy nắng gió, đậm hương lúa và thắm vị của hoa. 

Thông qua mắt biếc, người ta cảm thấy thêm yêu và trân trọng những giây phút được ở bên cạnh người mình yêu, có với nhau những nụ hôn đắm say hơn, có những cái nắm tay đan 10 ngón thật chặt và những cái ôm thật ấm áp nồng nhiệt. Dù nhìn, hay cảm nhận đến đâu, dù thấu, hay hiểu như thế nào thì có lẽ mắt biếc vẫn rơi vào vòng xoáy của cái phận bạc nơi cuộc đời.

Đôi mắt biếc ấy của Hà Lan vẫn thật đẹp mặc cho dòng đời có bao nhiêu đổi thay đi chăng nữa thì nó sẽ mãi trường tồn với thời gian và cuốn hút bao trái tim si tình. Nó lôi kéo anh chàng Ngạn vào trong 1 thiên đường đầy sự kỳ diệu, có những tia nắng ban mai thuần khiết, có ánh hoàng hôn của buổi chiều tà và cũng không thể thiếu cảnh sắc tươi tắn đầu xuân đến tận tiết trời đông giá lạnh. 

Nó dẫn lối Ngạn vào bên trong 1 tâm hồn có đầy đủ vẻ mỹ miều, kiêu hãnh xuất phát từ chính bản thân nó. Vẻ đẹp mất hồn, lôi cuốn, lạ lùng đến mức kinh ngạc như tiếng hạc vọng ngân, như âm thanh dịu mát của chiều hè, như tiếng hát vẳng xa của ai đó và như đời ta muôn thuở vẫn vậy. Dẫu có đẹp, dẫu có tinh khôi đến nao lòng nhưng đâu đó vẫn là cái khổ cái bạc ẩn khuất trong cái phận bạc của mình.

Đôi mắt biếc của Hà Lan thật trong sáng với tuổi thơ êm đềm bên gốc đa, giếng nước sân đình, nơi ngôi trường nhỏ và khu xóm rộn vang tiếng cười. Đôi mắt ngây ngô ấy dấy lên tình cảm mến yêu thiết tha nơi tâm hồn Ngạn. Đôi mắt ấy cứ mãi đùa vui, tinh nghịch, rồi bất chợt quay lại, bất ngờ chạm vào sâu thẳm nơi cõi lòng Ngạn, khiến Ngạn luôn cồn cào như sóng trào biển lấp, đôi môi không thể cất thành lời và đôi chân cũng dường như bị chôn lại. 

Chút tình si của kẻ thư sinh như Ngạn đã ấp ủ bấy lâu nay đâu có thể nói lên lời, đâu có thể thừa nhận là “anh yêu em” mà chỉ muốn la cà bên những sự thân quen, mon men bên kỉ niệm xưa cũ và cứ cố mãi níu giữ nơi hình bóng ai đó nơi thôn quê ngày nào. 

Sự an yên nơi quê hương đồng nội, sự thanh bình dưới gốc đa, đường làng, sự bình an của gia đình bên cạnh người thân khiến cho mắt biếc của Hà Lan chứa đựng đầy sự trong sáng vô ngần, cho mắt biếc của Hà Lan cuộc sống an nhiên và hòa quyện cùng bầu khí trong ngần của một thời ấu thơ đã xa.

Đánh Giá Truyện Ngắn “Mắt Biếc”

là một tác phẩm về tình yêu của Nguyễn Nhật Ánh. Câu chuyện được nhiều người bình chọn là hay nhất của nhà văn này. Câu chuyện này đã được dịch sang tiếng Nhật và được giới thiệu rộng rãi tại Nhật Bản. “Mắt biếc” kể về một tình cảm trong sáng, nhưng lại có một cái kết rất buồn. Một câu chuyện buồn bã nhưng đầy chất thơ. Người đọc sẽ bắt gặp lại hình ảnh của mình trong những năm tháng học trò ngày xưa, hồn nhiên, trong sáng và yêu say đắm một người…

Thông tin cơ bản về cuốn sách “Mắt biếc”

Thể loại: Tiểu thuyết tình cảm

Tác giả: Nguyễn Nhật Ánh

Năm xuất bản: Tái bản 2018

Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Trẻ

Giá bán: 50.400 VNĐ (Giá tham khảo trên Tiki, thay đổi tuỳ từng thời điểm)

“Mắt biếc” là một câu chuyện tình buồn hiếm hoi trong các sáng tác của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Ngạn – nhân vật nam chính, có một sự chân thành, hết lòng trong tình yêu với cô gái mang tên Hà Lan. Nhưng Hà Lan lại không thuộc về Ngạn. Để đến cuối câu chuyện, tác giả lại khiến độc giả phải bất ngờ khi Ngạn lại yêu con gái của Hà Lan. Có thể là do Ngạn đã quá thiếu thốn về tình cảm. Rồi Ngạn lại thấy con gái Hà Lan có những điểm cực kì giống mẹ (người mà Ngạn đã dành hết cả tuổi trẻ của mình để yêu một cách say đắm). Đôi lúc câu chuyện làm cho người đọc cảm giác không còn dám tin vào tình yêu nữa. Nó quá đau khổ và cay đắng.

Tuy nhiên, cũng có lúc “Mắt biếc” khiến cho độc giả muốn thích một ai đó, muốn yêu một ai đó. Yêu thích thật nhiều, thật sâu và vô tư lự. Thích với tất cả tấm lòng đang nở đầy hoa trái. Thích như những lần đầu tiên, chân thành và nồng nhiệt. Đọc truyện của Nguyễn Nhật Ánh luôn có những ấn tượng sâu đậm về những mối tình hồn hậu, trong sáng và in đậm dấu ấn trong nhân vật chính. Nhân vật trong câu chuyện của Nguyễn Nhật Ánh đều là những người lớn nhưng có tâm hồn trẻ dại, luôn có cái gì đó hiền hiền và buồn buồn một cách khó tả. Trên tất cả, cái cách mà Nguyễn Nhật Ánh viết về những cảm xúc mang tên “lần đầu tiên” ấy đều khiến người đọc mê đắm, thích thú.

“Mắt biếc” thực sự là một cuốn truyện hay và đáng để đọc. Nó cho người đọc thấy được tình yêu là thứ vẫn luôn hiển hiện trong mọi ngóc ngách của cuộc sống. Đôi lúc tình yêu mang lại cho ta những nỗi đau đớn tột cùng. Nhưng phải trải qua khó khăn, ta mới thấy trân trọng hạnh phúc mà khó khăn lắm mới có được. Hạnh phúc không phải cái ta theo đuổi mà là cái ta cảm nhận được mỗi ngày.

Cuốn sách “Mắt biếc” dành cho ai?

“Mắt biếc” là một tác phẩm mà tác giả muốn dành cho những bạn trẻ, những con người đang ở độ tuổi nếm trải tình yêu đầu đời. Một tình yêu trong sáng, hồn nhiên và nồng nhiệt. Nhưng không phải tình yêu nào cũng sẽ có một cái kết ngọt ngào. Đôi khi cũng phải biết chấp nhận trái đắng, phải biết vượt qua nỗi đau và tìm cho mình một hạnh phúc mới.

“Mắt biếc” kể về chuyện tình cảm của Ngạn dành cho Hà Lan. Ngạn rất yêu Hà Lan và anh đã dành cả tuổi thanh xuân của mình để yêu cô. Có thể Ngạn yêu Hà Lan rất sâu đậm, nhưng không nhất thiết phỉa tốn cả tuổi trẻ của mình để yêu cô, rồi quên đi mất bản thân mình. Yêu một người không nhất thiết là phải dùng cả đời để yêu. Và nhất là trong trường hợp người đó lại không thể đáp lại tình cảm của mình thì lại càng không cần thiết. Nếu Ngạn mạnh mẽ hơn, tỏ tình với Hà Lan. Tình cảm không được chấp nhận, thì phải mạnh mẽ buông bỏ để tìm thấy tình yêu đích thực của mình. Vì Ngạn xứng đáng được yêu thương nhiều, rất nhiều. Việc khai thác tâm lý nhân vật Ngạn là điều tài tình nhất mà người đọc đánh giá cao ở tác phẩm này. Những nhân vật đều sống quá chân thật với cảm xúc của mình. Để rồi vô tình để cảm xúc dẫn lối mà không dùng một chút lí trí nào. Nên họ không biến số phận của họ trở lên tốt đẹp hơn, thuận lợi hơn.

Thông qua cuốn sách này, tác giả muốn hướng tới đối tượng là các bạn trẻ đang có những tình cảm đầu đời còn đang bỡ ngỡ. Bạn có thể yêu hết mình, nhưng cũng phải dứt khoát được. Yêu được, buông được. Để bản thân tìm tới cuộc sống tốt đẹp hơn, ý nghĩa hơn. Không nên trói buộc mình vào một chuyện tình cảm không thuộc về mình. Yêu người nhưng cũng phải biết yêu lấy chính bản thân mình.

“Mắt Biếc” là câu chuyện tình yêu dài của Ngạn từ những năm tháng anh còn ở tuổi học trò ngây ngô cho đến khi anh trưởng thành và đã là một người đàn ông 30 tuổi. Ngạn yêu sâu sắc, yêu chân thành và yêu tha thiết một cô gái tên Hà Lan. Anh dành trọn vẹn trái tim, dành cả tuổi trẻ của mình cho Hà Lan – cô gái có đôi mắt trong veo như ánh trăng tròn. Là Mắt Biếc của riêng anh và là cô gái hoàn hảo nhất trong trái tim của Ngạn. Những khổ đau, những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi của Ngạn đều xoay quanh đôi mắt biếc ấy. Nhưng số phận không để anh được hạnh phúc bên Hà Lan, mà lại cho anh là một kẻ ngoài cuộc trong tình yêu của Hà Lan. Anh rất đau đớn khi thấy Hà Lan thay đổi. Anh cố níu giữ hình ảnh đôi Mắt Biếc trong những kỷ niệm ngày xưa. Nhưng tất cả đều vô nghĩa khi trong cuộc đời này, tình yêu mãnh liệt kéo dài 20 năm của Ngạn sẽ chẳng bao giờ được Hà Lan đáp lại.

Trước hết về nhân vật Ngạn – nhân vật chính của câu chuyện. Ngạn quá luỵ tình và si tình, cả câu chuyện, tác giả như xoáy sâu vào nỗi đau khổ thất tình của Ngạn. Nó được thể hiện qua những lời bài hát và những vần thơ đầy đau đớn mà anh dành cho Hà Lan. Anh đi đâu cũng thấy hình bóng Hà Lan. Thậm chí, Ngạn còn cố gắng tìm kiếm hình ảnh của Hà Lan trong cô bé Trà Long.

Thứ hai là về nhân vật Hà Lan – mối tình đầu và cũng là mối tình mãnh liệt nhất của nam chính. Hà Lan được tác giả xây dựng là một cô bé có đôi mắt biếc rất đẹp, là tình yêu của đời Ngạn. Và Hà Lan cũng quá ngốc ngếch, ngờ nghệch y như Ngạn. Cô cũng là một người luỵ tình, nhưng tình cảm cô lại dành cho một người khác mà không phải là Ngạn. Mặc dù cô biết Ngạn rất yêu mình, nhưng mỗi lần cãi nhau với người yêu, cô lại kể với Ngạn. Để mong anh biết, anh không có cơ hội với mình nữa, mong anh đi tìm hạnh phúc mới. Nhưng cô không biết rằng, cô đang sát muối vào trái tim Ngạn.

Và cuối cùng là nhân vật Trà Long. Trà Long là một phiên bản khác của Hà Lan, nhưng là phiên bản chắp-vá-một-cách-trọn-vẹn của Hà Lan trong con mắt của Ngạn. Ở Trà Long, anh thấy hình ảnh của người con gái Mắt Biếc khi xưa. Những gì Hà Lan không làm cho anh, Trà Long đều làm được. Trà Long tươi tắn và trong trẻo. Tình cảm của Trà Long trong veo và và đơn thuần. Nhưng Ngạn ở bên Trà Long cũng chỉ vì cô bé giống Hà Lan. Đến mức mọi khoảnh khắc, mọi phút giây anh sánh bước cùng với Trà Long, anh luôn thầm gọi tên Hà Lan.

Thông điệp từ cuốn sách “Mắt biếc”

Trong “Mắt biếc”, tác giả đã miêu tả một Trà Long vẹn toàn, hết mình với tình yêu đầu của cô – là Ngạn. Nhưng Ngạn lại mãi đau khổ trong truyện tình với Hà Lan không thể dứt ra được. Cho nên người ta mới nói, duyên phận là thứ gì đó kỳ lạ nhưng đầy sức mạnh. Nó gắn người ta lại với nhau và cũng có thể tách người ta ra xa nhau mãi mãi. Có quen nhau hay gặp gỡ 10 năm cũng chẳng thể bằng được một cái bóng thoáng qua trong tích tắc. Với Ngạn, cái bóng đó chính là đôi Mắt Biếc. Người ta nói con gái mắt đẹp thường có chuyện tình buồn. Người ta cũng nói con gái hay phải chịu thiệt thòi. Nhưng đàn ông cũng có những nỗi khổ không tên, chẳng thể nào dễ dàng thổ lộ như con gái cả.

Văn phong trong “Mắt biếc” của Nguyễn Nhật Ánh vẫn không thay đổi. Nó vẫn mang độc giả về với những điều giản đơn, chân thành, thuở xưa. Những điều mà càng ngày bạn càng không thể thấy trong dòng chảy xã hội này. Sự trưởng thành đã làm bạn đánh rơi mất những điều tưởng chừng như đơn giản đó. Ngạn – không biết một ngày nào đó có còn tồn tại cái tình cảm yêu đương mãnh liệt như Ngạn dành cho Hà Lan nữa không. Hay lại càng ngày càng lãnh đạm hơn trong tình yêu? Đối với những người đã trải qua đau khổ, mất mát trong tình yêu, không nên giống Ngạn. Đừng nên quá luỵ tình, quá đề cao những thứ vốn dĩ chẳng thuộc về mình. Để rồi lại không biết trân trọng những hạnh phúc của mình như Ngạn.

Bên cạnh đó, câu chuyện này thật ra cũng rất thực tế. Thực tế ở chỗ con gái như Hà Lan – chốn thôn quê khiến cho cô gái này bị cuốn hút bởi những phồn hoa của thành phố. Rồi một cách khờ dại, như một xu hướng của hầu hết cô gái “thích bad boy”. Có biết bao nhiêu cô gái dại khờ giống Hà Lan trên đời này. Hà Lan bị cuốn hút bởi sự phong lưu của Dũng, rồi quay ra phũ phàng với Ngạn. Để rồi lãnh hậu quả đau đớn.

Nguyễn Nhật Ánh vì đã nhẫn tâm viết ra một câu chuyện buồn như thế, nhưng lại mang rất nhiều ý nghĩa nhân văn. Cả cuốn sách là một nỗi buồn khổ mênh mang, lúc gào xé, lúc tưởng như đã quên được nhưng rồi hóa chẳng phải. Niềm vui, dẫu có, nhưng cũng như sương khói bay lên trong ánh trăng, hư hư ảo ảo, làm tan vỡ bao tấm chân tình. Cuộc sống ai cũng có những niềm vui và nỗi buồn. Hạnh phúc hay khổ đau là do tự bản thân mình lựa chọn.

Trích dẫn hay từ cuốn sách

“Tôi đủ lớn để hiểu rằng, mỗi năm thế giới mỗi đổi thay và lòng người cũng khác. Tuổi ấu thơ chỉ có một con đường để cùng nhau chung bước. Khi lớn lên, trước mắt ta có lắm nẻo đường đời, bao nhiêu số phận là bấy nhiêu ngã rẽ, làm sao người chẳng quên người.”

“Điều đáng ngán nhất trong tình yêu là khi mình yêu ai, mình không biết họ có biết điều đó hay không. Điều đáng chán thứ nhì là khi mình biết họ biết điều đó rồi thì mình lại không biết học có yêu lại mình hay không. Cả hai điều nhất nhì đó, tôi đều gom đủ. Vì vậy, tôi càng chán tợn. Tôi chẳng biết làm sao thoát ra khỏi nỗi buồn. Tôi đành tìm đến âm nhạc để giải khuây.”

“Và tôi xoay lưng nằm úp mặt vô tường, buồn muốn khóc. Tôi làm con cá nhỏ, bơi trong nỗi buồn. Nỗi buồn mênh mông như biển, tôi bơi suốt đêm vẫn chưa ra khỏi. Nhưng tôi vẫn lặng lẽ bơi, ngậm ngùi, cô độc, thỉnh thoảng quẫy mạnh chiếc đuôi dài làm xuất hiện những đốm bọt màu sữa như những ngôi sao nhỏ.”

“Ngày mai khi cháu nghe thấy tiếng còi tàu thì chú đã ở xa ngoài năm trăm dặm. Có một bài hát đã hát như thế. Chú đã nghe bài hát buồn bã này nhiều lần, nhưng không bao giờ chú nghĩ bài hát đó lại hát cho chú và người chú yêu dấu.

“Ngày mai, khi cháu đến tìm chú hẳn lúc ấy mặt trời đã lên và những cánh phượng cuối cùng của mùa hè đang bắt đầu ứa máu. Nhưng Trà Long yêu thương của chú, chú vẫn tin rằng, dù sao lúc ấy cháu cũng sẽ không khóc, cháu sẽ không khóc, có phải thế không?”

“Cuộc đời đã thực sự đổi thay. Có những đổi thay sâu sắc, những đổi thay mang màu sắc số phận mà thoạt nhìn không dễ nhận ra .”

Đánh giá của độc giả về cuốn sách “Mắt biếc”

Tác phẩm “Mắt biếc” được nhiều độc giả đánh già là cuốn sách hay nhất trong loạt sách về tình yêu của tuổi học trò của Nguyễn Nhật Ánh. Nhờ những loạt sách về tình yêu này mà Nguyễn Nhật Ánh trở thành nhà văn được nhiều người biết đến hơn. Nét u buồn của “Mắt Biếc”, cái kết bất ngờ nhưng rất thật, rất tự nhiên, đúng như những câu chuyện dành cho tuổi mộng mơ.

Các câu chuyện của Nguyễn Nhật Ánh có 2 nội dung chính. Có những câu chuyện rất vui, rất hồn nhiên, nhưng lại có những câu chuyện đượm buồn. “Mắt biếc” là một câu chuyện buồn, buồn xé tâm can người đọc. “Mắt Biếc” là một trong những cuốn truyện để lại nhiều tiếc nuối nhất cho độc giả. Có thể chính vì cái lối kể chuyện xưng “tôi” mà bất kỳ ai đọc vào cũng có thể cho mình là hiện thân của nhân vật Ngạn qua lối kể bay bổng của Nguyễn Nhật Ánh.

Mãi tận về sau này, đôi lúc người đọc vẫn tự tìm kiếm cái làng Đo Đo và mé rừng đầy hoa sim tím mà Nguyễn Nhật Ánh đã nhắc đến trong truyện. Có thể kết thúc của “Mắt Biếc” để lại ngổn ngang trong lòng rất nhiều đọc giả qua nhiều thế hệ nhưng đâu đó chú Ánh vẫn muốn nhắn gửi một thông điệp rằng: mỗi người chúng ta đều có những ký ức thật đẹp, một quá khứ đã sống hết mình vì những ký ức đó, thì cho dù thời gian có phủ kín những lớp bụi mờ lên tâm trí để che kín đi nó, mỗi khi bất chợt nhớ lại, hẳn ai đó trong chúng ta cũng sẽ nở nụ cười hoài niệm.

“Mắt biếc” là cuốn sách ám ảnh nhất đối với nhiều đọc giả trong tuyển tập truyện ngắn dài của Nguyễn Nhật Ánh. Một cô nàng Hạ Lan mơ mộng nhưng số phận lênh đênh. Một Trà Long thông minh nhưng sâu sắc và hiểu chuyện. Các luồng tình cảm đan xen phức tạp nhưng lại rất thật. Ám ảnh là đôi mắt biếc buồn xa xăm, một câu chuyện buồn nhưng lại có một kết thúc mở để người đọc được mong ngóng cho những nhân vật chính hạnh phúc.

Bạn có thể tìm mua sách ở đây:

4119 views

Mắt Biếc: Kết Thúc Buồn Cho Những Mối Tình Đơn Phương

Đôi khi chúng ta thường tự hỏi, những năm tháng rung động đầu đời của mình liệu có còn vẹn nguyên trong trí nhớ hay không. Câu trả lời có lẽ nằm trong những thước phim nhẹ nhàng và sâu lắng của Mắt Biếc.

Trailer chính thức của bộ phim Mắt Biếc

Từ xưa đến nay, tình đơn phương luôn khiến con người ta day dứt và hoài niệm. Mối tình khắc cốt ghi tâm mà cậu thanh niên Ngạn (Trần Nghĩa thủ vai) dành cho cô bạn học của mình đã lay động hàng triệu trái tim khán giả, từ trong những trang sách và bây giờ là phiên bản điện ảnh.

Từ tác phẩm văn học trở thành bộ phim được yêu thích trên màn ảnh rộng

Mắt Biếc là tác phẩm thứ ba của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh được chuyển thể thành phim sau thành công của Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh và Cô gái đến từ hôm qua. Được chỉ đạo sản xuất và dẫn dắt bởi đạo diễn Victor Vũ, người từng nổi tiếng với các tựa phim như Quả tim máu, Người bất tử hay Cô dâu đại chiến.

Bộ phim trung thành với nguyên tác, câu chuyện mở ra dưới góc nhìn của nhân vật Ngạn, nơi có ngôi làng Đo Đo nhỏ bé, nghèo khó. Ngạn từ lúc còn là cậu bé đến khi trở thành chàng thiếu niên bắt đầu bước chân lên thành phố học và rồi kết thúc là hình ảnh Ngạn ở tuổi trung niên.

Ngạn đã đem lòng yêu mến đôi mắt xinh đẹp của Hà Lan (Trúc Anh thủ vai) ngay từ lần đầu gặp gỡ, khi cậu bé mới chỉ là chú nhóc cấp một. Thuở đó Ngạn chưa gọi Mắt Biếc là Mắt Biếc, cậu chỉ biết một điều là phải bảo vệ cô bạn gái thân thiết đầu tiên của mình.

Tình cảm thủy chung ấy luôn nằm trong trái tim Ngạn, đến tận mãi sau này mà chính cậu cũng không thể ngờ tới. Đó là cách để diễn biến tâm lý và suy nghĩ của Ngạn dần trưởng thành, đau đớn nhưng vượt qua được chính bản thân mình.

Với bất cứ ai từng đọc tiểu thuyết thì đều có thể hiểu và thấy rõ hầu hết các tình tiết trong truyện đều được đưa lên màn ảnh lớn. Còn với những ai lần đầu xem Mắt Biếc, câu chuyện về Ngạn và Hà Lan sẽ đem lại những cảm xúc thật đẹp, đủ khiến người xem phải lặng người nghĩ về quá khứ.

Mắt Biếc và những thước phim đi vào lòng người

Với thời lượng gần hai tiếng đồng hồ, Mắt Biếc tuy không thể diễn tả hết toàn bộ phần tuổi thơ của Ngạn và Hà Lan ở làng Đo Đo nhưng cũng đủ để khiến người xem hiểu được tình cảm, sự gắn bó của hai nhân vật với mảnh đất nơi họ sinh ra và lớn lên.

Những năm tháng tươi đẹp của hai người dần trôi qua, Ngạn vẫn thầm yêu thương Hà Lan bằng tình cảm đơn thuần và chân thành nhất. Biến cố xảy đến khi cả hai lên thành phố để tiếp tục việc học hành, lúc này Ngạn và Hà Lan với hai tư duy khác biệt bắt đầu xuất hiện mâu thuẫn.

Theo dõi Mắt Biếc, khán giả sẽ nhìn thấy hình ảnh Ngạn chung tình đến mức có thể bị gọi là ngốc nghếch. Cậu kiên nhẫn giấu chặt tình cảm của mình và âm thầm ở bên cạnh bảo vệ Hà Lan khi cô vấp ngã lần đầu tiên trong đời, bị mọi người xa lánh vì chửa hoang rồi buộc phải bỏ học.

Rồi cậu trở thành một người cha bất đắc dĩ, chăm sóc cho cô con gái Trà Long (Khánh Vân thủ vai) của Hà Lan. Ngạn không yêu thương thêm bất kì một hình bóng người con gái nào khác, từ lúc thành niên cho đến khi trở thành người đàn ông ngoài ba mươi trầm ổn.

Có những người sẽ ngưỡng mộ tình cảm sâu đậm mà Ngạn dành cho Hà Lan nhưng cũng có người cho rằng Ngạn thật khờ khạo, cứ đuổi theo một người mãi mãi không ngoái lại nhìn mình dù chỉ một lần.

Ai cũng có quan điểm riêng nhưng Ngạn là Ngạn, là người yêu làng Đo Đo và yêu cả cô gái từng thuộc về ngôi làng thân yêu ấy. Chẳng ai có thể hiểu vì sao Ngạn mãi không thể thoát ra được đôi mắt biếc đó, thậm chí ngay cả bản thân cậu cũng không tài nào hiểu nổi.

Khán giả chỉ biết rằng, Ngạn với tính cách nhút nhát của mình đã bỏ lỡ cơ hội được bày tỏ tình cảm với người con gái cậu nhất mực yêu thương. Ngay cả khi cậu cùng Hà Lan lên thành phố, cậu cũng không thể tìm được cách nói chuyện để thấu hiểu cô.

Khi Hà Lan bị Dũng, người anh họ của Ngạn dành mất, cậu cũng không đủ dũng cảm đứng lên bảo vệ tình yêu của mình và giữ lấy người mình yêu. Ngạn chỉ đành đau xót đứng nhìn Hà Lan vui vẻ hạnh phúc bên cạnh người con trai khác.

Và sau đó là bất lực chứng kiến Hà Lan đau khổ vì Dũng, cho dù những nắm đấm cậu hướng đến Dũng đầy mạnh mẽ nhưng tình yêu cậu dành cho Hà Lan lại chẳng thể rành mạch và thẳng thắn như nắm đấm đó.

Có thể nói, tình yêu của Ngạn là một tình yêu trong trẻo nhưng đầy tuyệt vọng. Cậu đã lựa chọn con đường không có lối thoát, vậy nên giọt nước mắt tiếc nuối là kết quả tất yếu cậu phải nhận về mình.

Còn Hà Lan, hẳn nhiều khán giả đọc nguyên tác và xem phim đều sẽ ghét cô, một người con gái vì ham mê đô thị phồn hoa mà bỏ lỡ người yêu thương mình thật lòng. Một người con gái sẵn sàng chạy theo những lời hoa mỹ, những thứ mới lạ để rồi vấp sai lầm.

Thế nhưng khán giả không phải Hà Lan, không hiểu được cảm giác hụt hẫng của cô nơi đồi sim khi chàng trai mình thương không dám ngỏ lời. Cũng không ai phải chịu đựng biến cố như cô, đóng kín cửa trốn cả thế giới khi không chồng mà chửa, đánh mất tuổi thanh xuân đẹp đẽ.

Chỉ có Hà Lan mới cảm nhận được hết tất cả những nỗi đau, sự hối hận vì tuổi trẻ nông nổi khi nhìn cô con gái ngày một lớn dần. Chỉ có Hà Lan mới biết lòng mình chất chứa bao nhiêu đau khổ và nuối tiếc khi chàng trai luôn bên cạnh sẵn sàng yêu thương mình rời đi.

Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa Ngạn và Trà Long, cô con gái của Hà Lan về sau cũng thu hút nhiều sự chú ý từ khán giả. Giống như mẹ, tuổi thơ của Trà Long gắn liền với từng khoảng sân góc trời của ngôi làng Đo Đo và với hình ảnh một người vô cùng thân thương, đó là Ngạn.

Chính vì thế mà từ tình cảm yêu mến dành cho người thân, Trà Long dần có sự thương nhớ sâu sắc hơn dành cho chú Ngạn khi cô gái nhỏ nay đã trở thành một thiếu nữ mười tám đôi mươi. Dù không sở hữu đôi mắt biếc đẹp như mẹ nhưng Trà Long cũng trổ mã ngày càng xinh đẹp.

Song những gì mà Ngạn dành cho Trà Long chỉ là tình thương đặc biệt, như người cha dành cho cô con gái đỡ đầu từ lúc lọt lòng. Ngạn che chở và bảo bọc cho Trà Long cũng bởi anh đã quá yêu thương Hà Lan, mọi thứ thuộc về Hà Lan anh đều trân quý.

Nhịp phim Mắt biếc diễn ra chậm rãi, rành mạch, phân chia từng giai đoạn rõ ràng giúp người xem cảm nhận được sợi dây liền mạch cảm xúc xuyên suốt bộ phim. Cho dù là những người đã biết rõ nội dung tác phẩm nhưng vẫn không thể rời mắt khỏi màn hình quá lâu.

Những tình tiết mới xuất hiện trong bản điện ảnh

Đạo diễn Victor Vũ đã rất tài năng khi vừa tôn trọng nguyên tác nhưng cũng vừa đủ sáng tạo để thêm thắt vào một vài biến tấu, sự thay đổi vô cùng duyên dáng và khéo léo để tăng độ nhịp nhàng, mạch lạc cho tác phẩm.

Đầu tiên phải kể đến sự xuất hiện của nhân vật Hồng, đây rõ ràng là một nhân vật không hề có mặt trong những trang sách nên thơ của Nguyễn Nhật Ánh mà đã được nhà sản xuất và biên kịch viết riêng để đưa vào Mắt Biếc bản điện ảnh.

Trong một bộ phim dường như chỉ toàn những nốt trầm buồn thì Hồng giống như những ánh nắng hiếm hoi giữa mùa đông lạnh lẽo, mang lại một vẻ tươi sáng và hài hước, góp phần mang đến góc nhìn khách quan hơn cho mối tình đơn phương của Ngạn.

Mặc dù Hồng yêu thầm Ngạn suốt nhiều trời và tình yêu của cô cũng không được hồi đáp nhưng người ta vẫn có thể thấy một Hồng quyết đoán và mạnh mẽ, đó là khi cô quyết định chấm dứt sự chờ đợi dành cho Ngạn vào cái ngày cô rời khỏi làng Đo Đo.

Nhân vật Hà Lan cũng được Victor Vũ xây dựng một cách có chiều sâu và diễn biến nội tâm phức tạp hơn so với nguyên tác. Nếu như trong những trang văn, người đọc thấy một Hà Lan nông nổi, trẻ con và hoàn toàn không yêu Ngạn thì khi lên phim, cô gái ấy đã từng chờ đợi Ngạn thổ lộ đến nhường nào.

Có lẽ Victor Vũ muốn tạo thêm những nút thắt hợp lý hơn cho mạch phát triển tình cảm của các tuyến nhân vật nên Hà Lan với một vài nét thay đổi trong tình cảm và suy nghĩ đã giúp khán giả chạm đến tác phẩm theo một góc nhìn mới.

Hà Lan trong suốt khoảng thời gian thơ ấu đến lúc trở thành một cô thiếu nữ xinh đẹp với đôi mắt biếc đã luôn ở bên cạnh Ngạn không rời, cùng nhau trải qua những năm tháng tươi đẹp nhất. Cả hai luôn có nhau, mọi kỷ niệm sâu sắc nhất nơi quê nhà của Hà Lan đều có hình bóng Ngạn.

Chính vì vậy việc Hà Lan có tình cảm với Ngạn dù ít hay nhiều cũng là điều không thể phủ nhận. Chắc hẳn sau khi xem xong bộ phim, khán giả không thể nào quên được cảnh chia tay giữa Ngạn và Hà Lan trên đồi sim tím, trước khi nàng rời nhà lên thành phố trước Ngạn.

Có lẽ đó là một phân cảnh mà Hà Lan thể hiện rõ ràng nhất cảm tình dành cô cho người bạn thân của mình. Từ ánh nhìn, giọng nói cho đến cử chỉ, tất cả đều toát lên vẻ chân thành ngại ngùng của cô thiếu nữ mới lớn.

Điều đáng tiếc là Ngạn lại không nhận ra điều đó, cậu trai với dáng vẻ nhút nhát và lo lắng đầy vụng về đã để vuột mất một khoảnh khắc đáng giá. Đó cũng là khoảnh khắc duy nhất trong cuộc đờimà Ngạn có được để dũng cảm bày tỏ lòng yêu.

Diễn biến tâm lý của Hà Lan sau biến cố cũng được đẩy sâu hơn, sát sao hơn để giúp cho người xem nhận ra sự thay đổi từ một cô gái vui tươi, hồn nhiên nay đã trở nên trầm tư và chỉ biết vùi đầu vào công việc trong nỗ lực bắt đầu cuộc sống mới.

Những suy nghĩ, nhìn nhận vị trí dành cho Ngạn trong lòng cô cũng dần thay đổi, Hà Lan biết ơn cậu, trân quý cậu nhưng cô cho rằng cả hai không thể tiến tới xa hơn khoảng cách bạn bè được nữa.

Cái kết mở của bộ phim cũng là một trong những thay đổi lớn so với nguyên tác, một cánh cửa còn bỏ ngỏ cho mối tình của Ngạn dành cho Hà Lan sau mấy chục năm ôm một bóng hình mãi không cách nào quên.

Mắt Biếc và những thành công đến từ dàn diễn viên trẻ tài năng

Với những độc giả coi những tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh như là sách gối đầu giường thì có lẽ họ đều sẽ tò mò, cố gắng mường tượng hình ảnh những nhân vật trong các câu chuyện sẽ như thế nào khi bước ra ngoài đời thực.

Về điểm này thì dàn diễn viên Mắt Biếc hoàn toàn chiếm trọn tình cảm và sự yêu mến của khán giả. Dù họ đều là những gương mặt trẻ trong làng điện ảnh song diễn xuất sinh động của tất cả các diễn viên đã giúp những nhân vật như Ngạn, Hà Lan, Dũng hay Trà Long trở nên chân thật.

Trần Nghĩa thành công mang đến hình ảnh một Ngạn si tình, trẻ trung, nhiệt huyết và chân thành khi còn khoác áo đồng phục. Sau đó là Ngạn đĩnh đạc, có phần trầm ổn và sâu sắc hơn khi bước vào độ tuổi trung niên.

Rõ ràng đây là một nhân vật khó nhằn, để có thể lột tả được tình cảm Ngạn dành cho Hà Lan nhưng lại không hề quá phô trương, điều đó phải được chú trọng qua từng cử chỉ, ánh mắt và cách nói chuyện đặc biệt mà chỉ có Ngạn mới có.

Ngoài ra giọng lồng tiếng nhân vật Ngạn của Phạm Đình Thái Ngân cũng là yếu tố quan trọng thúc đẩy cảm xúc của khán giả. Với âm giọng trầm ấm, nhẹ nhàng vào khoảnh khắc Ngạn cầm đàn và cất tiếng hát đã đưa đẩy tâm trí người xem chìm đắm hoàn toàn vào Mắt Biếc.

Trúc Anh thì lại thể hiện được một Hà Lan vô cùng xinh đẹp, rạng ngời với đôi mắt biếc sâu thẳm như làn nước mùa thu. Lần đầu đảm nhiệm vai chính trong một tác phẩm điện ảnh, Trúc Anh đã lột tả tròn trịa một Hà Lan tuổi mới lớn đầy hồn nhiên và mơ mộng.

Điểm đặc biệt là phân cảnh Hà Lan trở dạ, với một cô gái còn trẻ tuổi như Trúc Anh, để diễn được hình ảnh người con gái bị phản bội và phải sinh con một mình là điều không dễ. Tuy vậy, cô lại có thể hoàn thành xuất sắc cảnh quay ấy và khiến khán giả phải nghẹn ngào theo.

Tuy vậy, Trúc Anh về sau lại bị hụt hơi và diễn xuất có phần gượng gạo, không toát lên phong thái của người phụ nữ từng trải qua nhiều biến cố. Thế nhưng Trúc Anh còn trẻ và với những gì cô đã làm được trong vai chính đầu tiên, người hâm mộ tin rằng tương lai cô sẽ còn tỏa sáng.

Trái ngược với hình ảnh Hà Lan buồn bã cô đơn tuổi trung niên, Trà Long của Khánh Vân mang đến niềm vui cho cuộc đời Ngạn và cho cả phần còn lại của Mắt Biếc. Dáng vẻ xinh xắn và gương mặt rạng rỡ của Khánh Vân giúp cô hoá thân trọn vẹn vào nhân vật, có những phân cảnh thậm chí còn lu mờ được cả Hà Lan.

Trà Long là nhân vật đặc biệt của Mắt Biếc, cô bé sinh ra và lớn lên trong một hoàn cảnh éo le khi không có bố còn mẹ thì luôn bận rộn với công việc trên thành phố. Tuổi thơ thiếu thốn người thân lẫn sự quan tâm chăm sóc có lẽ đã khiến cô bé phải trở nên mạnh mẽ hơn người.

Tuy nhiên đây lại không phải là nhân vật quá phức tạp, bởi mọi suy nghĩ và cảm xúc của Trà Long đều được bộc lộ một cách thẳng thắn qua gương mặt lẫn cách nói chuyện. Điều đó giúp Khánh Vân dễ dàng nắm bắt nhân vật, hiểu được tính cách đặc trưng mà mình cần phải thể hiện.

Cùng với đó, anh chàng Dũng “bad boy” của Trần Phong và cô giáo si tình Hồng do Thảo Tâm đảm nhận đều là những nhân vật thú vị, có nét diễn xuất ấn tượng riêng.

Đặc biệt là Dũng, người chịu trách nhiệm chính cho biến cố lớn nhất trong cuộc đời của Hà Lan. Mặc dù bề ngoài Dũng là một chàng trai bất cần và quậy phá nhưng anh cũng đã cố gắng để trở thành một người đàn ông có trách nhiệm với Hà Lan.

Có thể thấy mỗi vai diễn dường như đã được đo ni đóng giày cho dàn diễn viên trẻ đầy tiềm năng và sáng tạo này. Đối với đạo diễn Victor Vũ, điều đau đầu nhất khi thực hiện Mắt Biếc ngoài việc xây dựng kịch bản là làm sao chọn lựa các diễn viên phù hợp.

Điểm cộng dành cho nhạc phim và sự trau chuốt trong những khung hình

Bên cạnh đó, những ca khúc như Từ đó, Tôi chỉ muốn nói vang lên khiến cho mọi khán giả như bị hút vào những lời ca chân thật và mộc mạc của chàng trai suốt cả một đời chẳng dành nổi cái liếc mắt cho ai khác ngoài cô gái trong lòng.

Không chỉ có phần nhạc Việt, xuyên suốt bộ phim khán giả còn được chiêu đãi hàng loạt nhạc phẩm của thập niên bảy mươi giúp khắc hoạ bối cảnh câu chuyện một cách sinh động. Nhà soạn nhạc Christopher Wong thêm một lần nữa đem đến phần nhạc nền nhiều sắc thái và độc đáo.

Phần nhạc kết hợp với phần hình tạo nên những cảnh quay duy mĩ và đầy tính nghệ thuật, thể hiện trọn vẹn vẻ đẹp từ truyền thống đến hiện đại của một Việt Nam mộc mạc nhưng đẹp đến nao lòng.

Đó là vẻ đẹp trong trẻo của ngôi làng Đo Đo, nơi có những phiên chợ đậm nét văn hoá Việt hay đồi sim tím đầy mộng mơ, rực rỡ đến những khung cảnh thành phố Huế nhộn nhịp bên dòng sông Hương hiền hoà, hình ảnh những di tích lịch sử cũng được lồng ghép vô cùng khéo léo.

Đạo diễn Victor Vũ đã thực sự dành trọn vẹn tâm huyết cho bộ phim, khi mỗi khung hình hiện lên đều lột tả rõ sự tỉ mỉ, chăm chút của cả đoàn phim Mắt Biếc nói chung và đạo diễn nói riêng.

Sau tám ngày công chiếu thì Mắt Biếc đã chạm đến doanh thu một trăm tỷ, một con số kỷ lục mà không phải bộ phim chiếu rạp nào cũng có thể làm được. Đông đảo giới chuyên môn lẫn khán giả đều cho rằng bộ phim sẽ là cơn sốt phòng vé cuối cùng của điện ảnh Việt năm 2019.

Mắt Biếc cùng dư âm đọng lại trong lòng khán giả

Sau khi khép lại bộ phim, có lẽ câu thoại đầy thấm thía mà mỗi chúng ta đều nhớ nhất chính là câu nói mà Trà Long đã nói với Hà Lan, thúc đẩy cô nhìn thẳng vào tình cảm và trái tim của mình.

“Đời người có hai thứ đừng nên bỏ lỡ, một là chuyến xe cuối cùng, hai là người thương mình thật lòng”.

Hình ảnh đoạn kết khi Hà Lan đọc xong bức thư của Ngạn và cố gắng đuổi theo trong tuyệt vọng đã khiến người xem không ngừng thở dài, rồi phải thốt lên những tiếng đầy luyến tiếc. Vậy là Hà Lan đã bỏ lỡ cả chuyến xe cuối cùng lẫn người yêu thương cô thật lòng.

Cho dù kết phim đã được thay đổi để giảm bớt sự nặng nề như trong nguyên tác, song với những người hâm mộ đã hiểu rõ tâm lý và cảm xúc của cả Ngạn và Hà Lan thì đều sẽ cảm thấy rõ ràng đó là sự chia ly thật sự trong mối quan hệ của hai người.

Cách thể hiện nhẹ nhàng, ít kịch tính của phim vẫn có thể tạo được động lực ngầm cho khán giả. Khi nhìn vào tình yêu vô vọng của Ngạn, vào những vấp ngã của Hà Lan, khán giả có thể thấy rõ một thông điệp rằng cuộc đời ngắn lắm và nếu yêu thì hãy hành động ngay đi.

Mắt Biếc tuy là một tác phẩm với cái kết buồn đầy giằng xé, dành cho những tình yêu đơn phương nhưng người xem vẫn nhìn thấy đâu đó vẻ đẹp của sự chân thành, hy sinh và tình yêu thương giữa con người với con người.

Nếu như bạn muốn tìm kiếm một bộ phim để lắng đọng lại những ngày tháng cuối cùng trước khi kết thúc một năm thì hãy chọn Mắt Biếc, để được nhìn sâu vào trong cảm xúc của mình và tìm lại những ngày tháng tuổi trẻ trân quý nhất.

Linh Đồng