Top 9 # Xem Nhiều Nhất Ý Nghĩa Loài Hoa Dã Quỳ Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Shareheartbeat.com

Ý Nghĩa Của Loài Hoa Dã Quỳ

Cây hoa Dã quỳ có những cánh hoa màu vàng tràn đấy sức sống mãnh liệt như tình yêu chung thủy.

Ngày xửa ngày xưa, nơi buôn sóc nọ có chàng K’lang của núi rừng yêu tha thiết nàng H’limh của con suối. Ngày ngày chàng K’lang vào rừng săn bắt thú rừng còn nàng khéo léo dệt tấm chăn kiệu chồng (vì theo tục lệ của bộ tộc nàng con gái trước khi lấy chồng phải dệt một tấm chăn thật đẹp để mang về nhà chồng). Rồi tối tối họ lại quây quần đốt lửa và múa hát cùng dân làng trong buôn. Cuộc sống vui vẻ hạnh phúc của họ cứ trôi đi.

Đến một ngày kia khi H’limh chờ hoài đến tối mà vẫn không thấy K’lang đi săn về, nàng lo lắng từ buôn sóc nàng đi tìm K’lang. Nàng cứ đi, đi mãi đi hết mười mấy con suối, mười mấy ngọn núi rồi mà không thấy người yêu của mình đâu cả. Mệt quá nàng ngủ thiếp đi trong giấc mơ nàng thấy K’lang gọi nàng và bảo nàng hãy đi thêm một con suối nữa sẽ gặp chàng ở đó.

Nàng giật mình rồi đi tiếp đến cuối nguồn nàng nhìn thấy K’lang đang bị những tên hung ác của bộ tộc Lasiêng trói chặt. Nàng chạy lại ôm lấy chàng mặc cho những mũi tên, những ngọn giáo đâm vào da thịt. Mặc cho bao nhiêu đau đớn nàng vẫn quyết bảo vệ cho người yêu cho tới khi nàng bị trúng mũi tên độc cuối cùng của chàng La rihn con trai tộc trưởng Lasiêng. Vì quá hờn ghen với tình yêu của H’limh dành cho K’lang chàng đã buông lơi mũi tên hận tình. Chàng cũng không ngờ người lãnh trọn mũi tên ngiệt ngã ấy lại là H’limh – người con gái mà chàng ngày đêm thương thầm trộm nhớ mà không được đáp lại tình cảm.

Từ đó cứ mỗi độ tháng mười nơi nàng H’limh chết lại nở ra một loài hoa có màu vàng rực. Người ta thường gọi là hoa Dã Quỳ. Cây hoa Dã quỳ rất dễ mọc và mọc rất nhanh những cánh hoa màu vàng tràn đấy sức sống mãnh liệt như tình yêu.

Xe lên đến đỉnh đèo, đất trời như vỡ òa. Gió lộng tứ bề còn không gian thì như đặc lại. Những tảng mây trắng đục thấp hơn cả núi, giống như những túi bông khổng lồ ai đó vừa ném từ trên trời xuống. Hai tai tôi chỉ còn nghe tiếng âm u. Sao Hương kéo chiếc khăn len trùm kín đầu rồi quay sang tôi:

– Mùa này sương và mây như quyện vào nhau nên đi đường đèo vất vả lắm. Mọi cảnh vật đều chìm trong mây, chỉ có hoa dã quỳ…

Sao Hương buông lửng câu nói. Tôi nhoài người nhìn theo hướng tay cô chỉ. Dọc hai bên đường, một bên là vách núi dựng đứng, một bên là vực thẳm cheo leo, dã quỳ mọc ken dày, rực lên mầu vàng trải dài như bất tận. Hành trình trong sương mù dày đặc, hoa dã quỳ trở thành hoa tiêu báo hiệu an toàn cho những chuyến xe trên đường đèo.

Đã từng lên Tây Nguyên nhiều lần, nhưng đây là lần đầu tiên tôi được chứng kiến loài hoa nở trong mây mù giá rét. Ở nơi đèo mây hút gió, khó có loài cây nào có thể cho hoa nhiều và sống dẻo dai đến thế. Có rất nhiều truyền thuyết và giai thoại về loài hoa chỉ duy nhất có ở vùng cao Tây Nguyên. Ngoài tên gọi dã quỳ, loài hoa này còn được gọi là hoa sơn cúc, hoa cúc quỳ hoặc hoa quỳ. Với các văn nghệ sĩ, dã quỳ là cái tên đẹp nhất, nó mang ý nghĩa về vẻ đẹp vừa quý phái, vừa mạnh mẽ lại vừa hoang dã của miền núi rừng Tây Nguyên…

Truyền thuyết được các già làng kể rằng, thuở ấy trời làm hạn hán gay gắt, vạn vật héo khô. Tại một buôn làng nọ, có một chàng trai sức khỏe như voi, cái nghĩ trong như nước suối, cái bụng thẳng như cây rừng, vì thương dân làng nên quyết ra đi tìm nguồn nước. Chàng từ biệt người yêu bên bờ một con suối cạn rồi cứ nhằm những ngọn núi sương mù bao phủ phía dãy Thiên Đường mà đi, hy vọng nơi có sương mù sẽ là nơi có nước.

Đã bao mùa trăng đi qua, cô gái ra ngồi bên bờ suối cạn ngóng tin người yêu, nhưng đáp lại chỉ có tiếng hú của đại ngàn. Rồi một ngày nọ cô cũng theo hướng người yêu ra đi, vượt núi băng đèo đi tìm chàng. Ngày qua ngày, vượt qua bao ghềnh thác, đến được những ngọn núi trên dãy Thiên Đường thì cô kiệt sức. Nơi cô gái nằm xuống mọc lên loài cây lạ, trổ hoa vàng rực. Người đời sau gọi là hoa dã quỳ. Hoa dã quỳ tượng trưng cho ý chí vượt lên mọi hoàn cảnh, sức sống mãnh liệt, tình yêu thủy chung son sắt… của con người cao nguyên. Bởi thế dã quỳ chỉ có ở những vùng núi cao, nơi mây bay thấp hơn đỉnh đèo…

Núi Thiên Đường bây giờ đã có con đường đèo xuyên qua mây, rực mầu dã quỳ thuộc huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng. Dưới chân đèo là những ngôi làng mới của đồng bào các dân tộc thiểu số, gồm người Chil, Mơ Nông, K’Ho… của ba xã: Đạ Chair, Đa Nhim, Đạ Sar. Đạ Chair là vùng căn cứ kháng chiến cũ, được phong tặng danh hiệu xã Anh hùng LLVT nhân dân.

Vít cong cần trúc ché rượu cần trong căn nhà mới, Già làng Đa Kreing kể cho tôi nghe: Suốt từ thời kháng Pháp cho đến chống đế quốc Mỹ, vùng sơn cước này được mệnh danh là ‘đất thiêng’, giặc chỉ có đường vào chứ không có đường ra. Trung tâm căn cứ kháng chiến ở Đạ Chair là Klong Klăn. Ngày xưa, muốn vào được Klong Klăn phải mất mấy ngày vừa cưỡi ngựa vừa cuốc bộ.

Nay, với khoảng cách hơn 150 km từ Đà Lạt, đường vào Klong Klăn đã có thể thoải mái cho ‘xe ta bon bon’. Theo truyền thuyết Klong Klăn xưa kia vốn là nơi ẩn náu của con trăn tinh hung dữ (Klong nghĩa là con trăn, Klăn là hồ nước). Sự án ngữ của trăn tinh đã làm dòng sông Đa Nhim không chảy được, khiến dân làng phía hạ nguồn khô khát. Chàng trai trong truyền thuyết ấy khi tìm được nguồn nước, đã chiến đấu với trăn tinh, nhưng sức người không thể đối chọi được với yêu quái, nên chàng đã vĩnh viễn nằm lại phía thượng nguồn hun hút gió mây…

Hóa ra khát vọng chinh phục dòng Đa Nhim đem nguồn nước về cho các buôn làng đã hình thành trong ý niệm dân gian từ buổi khai thiên lập địa. Cái khó và cũng là cái khổ xưa nay của người dân là thiếu nước, nhất là vào mùa khô. Vùng đất đỏ ba – zan vào mùa hạn, trăm loài cỏ cây khô cháy, duy chỉ có dã quỳ vẫn bền bỉ trổ hoa. Sắc vàng óng ả như bung ra từ bản năng sức sống tiềm tàng. Chàng trai, cô gái – tượng trưng cho ước nguyện của con người cao nguyên thuở ấy, không thể khuất phục được thiên nhiên, nhưng hôm nay, khát vọng ấy đã trở thành hiện thực.

Dòng Đa Nhim không chỉ cung cấp nguồn nước ngọt mát mà còn là công trình thủy điện đưa ánh sáng công nghiệp về thắp sáng những buôn làng. Già làng Đa Kreing khoe với tôi: Sắp có thêm công trình thủy điện Đa Khai. Cái làng mới này là nơi tái định cư của dân làng trong dự án thủy điện…

Sao Hương lấy tay che miệng cố giấu nụ cười tinh nghịch, nhưng không che nổi hai cái lúm đồng tiền duyên đến là duyên khi kể về chuyện cũ. Chuyện là cái ngày chưa có con đường nhựa này, chưa có thứ đèn dài, không cần dầu vẫn sáng trắng này… đàn bà, con gái vùng cao quanh năm để ngực trần. Cả làng ai cũng thế, nên cái mà mấy ông nhà thơ người Kinh gọi là ‘Tòa thiên nhiên’, ở đây cứ như củ sắn, cái bắp trên rẫy vậy thôi. Bây giờ không như thế nữa rồi. Cái gùi vẫn ở trên lưng, cái váy thổ cẩm vẫn như thuở trước, nhưng đàn bà con gái xứ cao nguyên bây giờ cũng chẳng khác gì phụ nữ người Kinh.

Sự đổi thay ấy kéo theo muôn vàn đổi thay khác. Buôn làng bây giờ nhà ai cũng tường xây, mái tôn. Nhà rông, nhà sàn dần vắng bóng. Những con người dưới chân núi Thiên Đường vốn chỉ quen cầm cung, cầm nỏ đi săn con hươu, con nai, giờ đã có nhiều người vào đại học. Ví như Sao Hương, nếu ngày trước, cái tuổi cô bây giờ đã phải bắt một chàng trai nào đó về ở rể lâu rồi. Nhưng Sao Hương thích đi học để đem tri thức về phục vụ quê hương.

Một trong những người nổi tiếng nhất vùng sơn cước, được mệnh danh ‘nhà khoa học chân đất’ là Kơsa Ha Tang. Anh là người sáng chế máy tuốt ngô trên cơ sở cải tiến nguyên lý hoạt động của máy tuốt lúa. Sản phẩm của anh đã được Bộ Khoa học và Công nghệ tặng Bằng khen và được tham dự Hội chợ Công nghệ và Thiết bị Việt Nam tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh. Người dân ở các buôn làng dẫu chưa có nhiều người như Ha Tang, nhưng đa phần cuộc sống của họ đã thoát khỏi đói nghèo…

Chúng tôi leo lên triền núi nhìn về những ngôi làng mới thấp thoáng sau sắc hoa dã quỳ. Phiên chợ cuối năm để sắm Tết nơi lưng chừng đèo dốc tấp nập kẻ bán người mua. Xe máy từng hàng nối nhau lượn trên đường như thoi đưa. Đó là hình ảnh của một lớp trẻ buôn làng thời hội nhập. Nếu không có những chiếc gùi lẫn trong sắc mầu thổ cẩm, rất khó để nhận ra sự khác biệt giữa phiên chợ vùng cao Tây Nguyên với những nơi khác.

Qua trăm ngàn mùa hoa, cuộc sống người dân dưới chân núi Thiên Đường dù đã đổi mới hoàn toàn, nhưng chiếc gùi ấy, mầu thổ cẩm ấy và nhất là sắc hoa dã quỳ rực rỡ trên những cung đường đèo hút gió… mãi mãi mang vẻ đẹp và ý nghĩa như một thông điệp vĩnh hằng của vùng ‘đất thiêng’, mà không phải nơi nào cũng có được…

Vừa rồi tôi có được một chuyến đi tràn đầy ý nghĩa, sau một thời gian học tập mệt mỏi, tôi đã và nhóm bạn cùng đoàn cứu trợ Thiện Tâm thuộc hội chữ thập đỏ Quận Bình Thạnh đã tổ chức một chuyến đi cứu trợ bà con nghèo ở các huyện Đức Trọng, Di Linh tỉnh Lâm Đồng đúng vào dịp lễ Noel. Dẫu chưa đến được Đà Lạt nhưng tôi đã biết được

Đà Lạt qua sách, báo, tivi nơi được mệnh danh là thiên đường của vạn loài hoa tuyệt đẹp, nhưng có lẽ du khách không thể nào quên được mỗi khi đặt chân đến xứ Đà Lạt, Lâm Đồng mà không bắt gặp được một loài hoa với cái tên vừa lạ lại vừa kì, đó chính là hoa Dã Quỳ hay còn gọi là hoa dại, nó mọc khắp nơi ở ven đường trên núi, dưới đồi nơi nào cũng khoe sắc vàng rực rỡ.

Nếu như ai chưa từng thấy nó thế nào cũng nghĩ rằng nó xấu xí và không hương sắc như những loài hoa khác, vì Dã Quỳ nói láy lại là “Quỹ Dà” mà mọi người hay nói đùa với nhau, nhưng thật sự nó khác hẳn hoàn toàn với ý nghĩ của mọi người bởi nét đẹp lạ lùng và duyên dáng của một loài hoa dại này, nó có sức quyến rũ người ta đến lạ kỳ như đúng với cái tên Dã Quỳ. Hoa Dã Quỳ cũng giống như cái tên của người con gái nơi thôn dã, núi rừng không sắc không hương nhưng lại dịu dàng duyên dáng không đua hương sắm phấn như Ti gôn,Mẫu Đơn hay Hồng Nhung…

Dã Quỳ thật sự làm tôi say đắm đến tột cùng, nếu như có ai đó hái một đóa Dã Quỳ đến tặng cho bạn, bạn đừng cho rằng người ấy chê bạn hay nói bạn là “Quỹ Dà”, mà Dã Quỳ là một loài hoa rất đẹp, một loài hoa dại thủy chung sắc son như một người con gái của núi rừng bát ngát, hùng vĩ mãi vươn lên sừng sửng giữa gió mưa giá rét trong bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông. Dã Quỳ nở suốt năm, luôn tươi thắm nụ cười như chào đón du khách đến với đất Lâm Đồng Đà Lạt để chiêm ngưỡng xứ sở ngàn hoa đua nở và trong đó không bao giờ thiếu Dã Quỳ.

Một chuyến đi thật là ý nghĩa, giúp tôi hiểu được nỗi khó khăn của những con người, những đứa trẻ vùng cao chưa từng được biết Ông già Noel là như thế nào? Và những khó khăn thiếu thốn mọi thứ so với trẻ em dưới miền xuôi, các em rất cần, cần lắm những vòng tay nhân ái giúp đỡ của những tấm lòng hảo tâm như Chú Hoàng, cô Lan Chi… Và tôi đã hiểu được tại sao Dã Quỳ lại chọn đất Lâm Đồng, Đà Lạt mà không chọn một nơi nào khác, bởi nơi đây Dã Quỳ đã sống và chứng kiến cùng với mọi người dân vượt qua bao nỗi khổ cực của cuộc sống vốn dĩ đã cơ cực này.

Nhỏ lặng người đứng nơi góc đồi nhìn xuống trũng xa thẳm chỉ với một màu vàng rực. Đó là nơi mà nhỏ gọi là “thung lũng dã quỳ”. Với nhỏ nơi đây chẳng khác gì “thung lũng tình yêu” của Đà Lạt mộng mơ. Nó đã gắn bó với bao kỉ niệm, bao lưu luyến thời sinh viên, là nơi khởi đầu một tình yêu và cũng là một phần cuộc sống của nhỏ. Giờ nhỏ mới hiểu tại sao nơi đây lại trở nên thơ mộng đến thế. Cái cảm giác đó có phải do cảm xúc của một tâm trạng đang yêu không nhỉ? Nhỏ cũng không biết nữa.

Nhỏ khẽ rùng mình. Bây giờ đã là mùa đông. Cái gió lạnh ở Tây Nguyên tuy không ghê gớm như gió mùa miền Bắc nhưng cũng đủ làm cho nhỏ cảm thấy ớn lạnh. Tự dưng nhỏ cảm thấy mình cô đơn và trơ trọi quá. Những cánh dã quỳ khẽ khàng rung trong gió. Thỉnh thoảng những cơn gió lạnh lại làm cho cánh hoa lật úp lại trông có vẻ ủ rũ nhưng chẳng mấy chốc hoa sẽ lấy lại ngay sức sống của mình. Nhỏ nhớ đến anh. Lần đầu tiên nhỏ gặp anh cũng tại chỗ này.

Ngày đầu đến đây với biết bao bỡ ngỡ. Nhỏ như lạc vào một thế giới mới lạ, khác hẳn với những gì trong trí tưởng tượng của nhỏ về mảnh đất bazan này. Nhỏ lang thang trên những con đường đất đỏ trải dài, vàng rực một màu hoa. Nhỏ gặp anh ở đó. Anh có vẻ hơi khác người một chút. Có lẽ là do cảm nhận lúc ban đầu của nhỏ về vẻ bề ngoài của anh.

Anh ngồi trên một chiếc xe ba bánh. Bên cạnh anh là một đôi nạng đã khá cũ nhưng hình như đối với anh nó lại rất mới – mới với nhiều kí ức và kỉ niệm. Nhỏ nghĩ vậy. Mà không hiểu sao nhỏ lại nghĩ thế. Tò mò, nhỏ đến bắt chuyện làm quen.

-Anh đang vẽ tranh à? Cảnh ở đây khá đẹp nhưng nếu không có loài hoa màu vàng này thì dãy đồi kia sẽ chẳng thu hút được ánh nhìn – Giọng nhỏ có vẻ kiêu sa.

-Là dã quỳ đó – Anh nhẹ nhàng đáp, tay vẫn không ngừng vẽ. Anh không nhìn nhỏ mà sao nhỏ lại cảm thấy tức tối vì điều này nhỉ? Phải chăng anh là kẻ không biết mình biết ta. Khinh người đến thế sao?

-Đó chỉ là một loài hoa dại thôi mà – Nhỏ như khiêu khích.

Bây giờ anh mới ngừng bút, ngước lên nhìn nhỏ. Khuôn mặt trái xoan nhỏ nhắn, mái tóc ngắn ngang vai. Thoáng nhìn đã thấy toát lên một vẻ đẹp thánh thiện. Anh lờ đi.

-Có lẽ đối với ai đó và mọi người thì đấy chỉ là loài hoa dại thôi nhưng với tôi thì không. Với mỗi người mỗi loài hoa đều có ý nghĩa riêng của nó. Dã quỳ gắn bó với tôi và cũng là một thế giới riêng của tôi. Dĩ nhiên cô không thích nó vì cho rằng đó là một loài hoa dại. Nó làm sao có thể sánh với những loài hoa quyền quý cao sang khác.

Nhỏ cảm thấy buồn phải chăng chỉ vì một loài hoa mà nhỏ đã chạm đến một chút gì đó rất riêng tư của anh. Nhỏ thấy tò mò vì ý nghĩa của loài hoa dại này. Giọng nhỏ dịu hẳn:

-Thật ra dã quỳ cũng giống một loài hoa tôi thích. Lần đầu tiên tôi nhìn thấy một loài hoa khác giống nó đến vậy. Tuy không đầy vẻ cao sang nhưng dã quỳ cũng mang một vẻ đẹp hoang dã, thánh thiện. Mềm mại nhưng cũng rất mạnh mẽ.

-Cô thích Hướng Dương đúng không? Cô là sinh viên mới?

-Sao anh biết?

Nhỏ tò mò:

-Thế ý nghĩa của dã quỳ là gì?

-Với tôi dã quỳ là mặt trời. Bây giờ là mùa dã quỳ đang nở rộ đấy.Tuy chỉ là một loài hoa dại nhưng nó lại có sức sống mãnh liệt. Dù mưa hay nắng, lạnh hay nóng dã quỳ vẫn sống vẫn vươn lên, vượt qua mọi sự khắc nghiệt của thời tiết để tồn tại và phát triển.

-Giống như anh à? – tự dưng nhỏ lại có cái ý nghĩ anh giống như dã quỳ.

Anh im lặng không nói gì ngoài một câu hỏi cụt ngũn cắt ngang sự tò mò của nhỏ:

– Sao cô lại nghĩ thế?

Nhỏ thấy anh là người kiêu kỳ. Mà không, thật ra anh là người có vẻ bí ẩn, khó gần gũi. Nội tâm của anh có một cái gì đấy… nhỏ không sao tả nỗi nhưng nhỏ thích thế và nhất định nhỏ sẽ khám phá con người anh.

Anh hiểu. Anh hiểu những gì nhỏ đang dành cho anh nhưng anh không có quyền được yêu. Chính anh mới là người làm cho nhỏ bị tổn thương. Một người như anh làm sao có thể đem lại hạnh phúc cho nhỏ. Tình yêu đâu phải chỉ là mộng tưởng.

-Anh không muốn một lần nữa sẽ lại nhìn thấy cái cảnh má xách vali rời xa ba. Anh không muốn mình lại giống như ba đau đớn nhìn người mình thương yêu rời xa mình. Nếu đó là sự giải thoát thì thà rằng đừng bắt đầu để không phải chịu một cái kết như vậy. Em hãy cứ đi và làm theo những gì mà em thích, những gì mà em nghĩ.

Nhỏ đi thật. Nhỏ đã rời xa anh nhưng không phải là sự phản bội, sự tự ái hay tự kiêu của bản thân mà vì nhỏ yêu anh. Nhỏ đang trốn chạy hay đang đối diện với tình cảm của anh, của chính nhỏ? Nhỏ không biết. Cả anh cũng vậy.

Dã quỳ còn chịu nổi mùa gió chẳng lẽ tình yêu của nhỏ mong manh, dễ vỡ chỉ giống như những giọt sương đêm? Nhỏ muốn những giọt sương ấy dù nhỏ nhoi, yếu ớt cũng phải được đón ánh bình minh, thoát khỏi bóng tối bao trùm. Nhỏ co người lại vì cơn gió thổi qua, vì kỉ niệm ùa về trong nhỏ. Nhỏ đã rời xa nơi đây một năm rồi. Vẫn mùa đông với những cơn gió, vẫn loài hoa khẽ rung theo từng đợt gió hiu hắt với cái tên rất đỗi dịu dàng – dã quỳ. Nhỏ nhìn thấy nơi xa xăm ấy có bóng dáng ai đang vẽ tranh và nhỏ biết anh sẽ vẫn đợi nhỏ. Mãi mãi như dã quỳ qua bao mùa đông vẫn nở.

Ý Nghĩa Hoa Dã Quỳ

Hoa dã quỳ có thể sẽ không còn xa lạ với những ai yêu thích sự dân dã, dễ khiến người ta phải say đắm. Cũng như bao loài hoa khác, hoa dã quỳ cũng mang trong nó những ý nghĩa và thông điệp sâu sắc về tình yêu đôi lứa.

Đặc điểm của hoa dã quỳ

Hoa dã quỳ có tên khoa học là Tithonia diversifolia, tiếng anh còn được gọi là wild sunflower. Những đóa hoa lớn và nhiều cánh bung tròn trông vừa giống hoa hướng lại vừa giống hoa cúc.

Vì vậy mà nó còn được gọi với những cái tên hết sức quen thuộc như là: hoa hướng dương dại, hướng dương Mexico, cúc quỳ, sơn quỳ, hay cúc Nitobe.

Chính vì mang vẻ ngoài là sự dung hòa giữa hoa cúc và hướng dương, mà màu vàng của hoa dã quỳ không sang trọng , quý phái nhưng khiến người ta phải say đắm vì sự dân dã, thanh tao, động lòng người của nó.

Hoa thường nở vào tháng 11 hàng năm, tháng của những tinh túy từ tình yêu. Chính vì thế mà hoa dã quỳ được xem như loài hoa đại diện cho tháng 11.

Tại Việt Nma, loại hoa này thường xuất hiện tại Đà Lạt, Ba vì, còn những hơi khác thường hiếm khi xuất hiện.

Sự tích về tên hoa dã quỳ

Hoa dã quỳ đại diện cho một tình yêu chung thủy và sẵn sàng hi sinh trong tình yêu. Nhắc đến tình yêu có lẽ nhiều người sẽ nghĩ ngay đến hoa hồng, những loài hoa gắn liền với sự chung thủy và hi sinh có thể không nhắc tới hoa dã quỳ.

Loài hoa này gắn liền với một truyền thuyết về tình yêu của chàng K’lang và nàng H’Limh. Truyền thuyết kể rằng ở một buôn làng nọ, có chàng K’lang của núi rừng yêu th thiết nàng H’Limh của con suối.

Cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc của hai người cứ thế trôi đi. Cho đến một ngày, chàng K’Lang bị những tên hung ác của bộ tộc Lasieg bắt giữ trong một lần đi săn.

Để bảo vệ cho người mình yêu, nàng H’Limh đã lấy thân mình chắn những mũi tên, ngọn giáo của bọn ác quỷ làm hại chàng K’lang. Cho đến khi, nàng bị trúng mũi tên độc cuối cùng của La Rihn con trai tộc trưởng Lasieg, rồi dần lịm đi trong sự đau khổ tột cùng của chàng K’lang.

Sau khi nàng H’Limh chết, tại nơi nàng chết mọc lên những bông hoa màu vàng rực rỡ, người ta gọi đó là hoa Dã Quỳ. Kể từ đó mà hoa dã quỳ được nhắc đến như là biểu tượng của tình yêu thủy chung, sẵn sàng hi sinh tính mạng của bản thân cho người mình yêu, giống như sự hi sinh của nàng H’Limh dành cho K’lang vậy.

Có thể nói ý nghĩa của hoa dã quỳ khiến chúng không khỏi thán phục trước sức sống mãnh liệt và sự thủy chung trong tình mà hoa dã quỳ mang lại cho chúng ta.

Nếu như phải chọn giữa cái sống an toàn và bền vững thì hoa dã quỳ cằn cõi sẽ sẵn sàng hi sinh nhường chỗ những cây dã quỳ mới mọc, chỉ bằng tình yêu tuy không lớn lao ấy nhưng khiến có thể liên tưởng đến sự hi sinh của con người dành cho nhau.

Ý nghĩa của hoa dã quỳ

Trong tình yêu

Không chỉ là lòai hoa biểu tượng cho tình yêu, sức sống mãnh liệt và sự chung thủy trong tình yêu. Dã quỳ cũng là loài hoa được dùng để tỏ ý thán phục, yêu mến và quý trọng với những người có nội tâm phong phú.

Người sống nội tâm luôn suy nghĩ cho người khác nhiều hơn bản thân, họ luôn lắng nghe và thấu hiểu tâm tư của ta. Vì vậy hãy dành một sự yêu quý dành cho họ.

Và đôi khi nó cũng loài hoa thể hiện lòng kiêu hãnh khó khuất phục như cái cách mà nàng H’Limh hi sinh để bảo vệ cho người yêu mình.

Trước vẻ đẹp khó cưỡng cũng như ý nghĩa của dã quỳ, nhiều người sẽ thắc mắc vì sao hoa dã quỳ lại mang đến cho người ta cái cảm giác vừa quen thuộc vừa dân dã.

Cũng chính vì cái màu vàng rực rỡ dưới cái nắng tháng 11 chói chang và hương thơm khiến người ta khó mà cưỡng lại, cầm một cành hoa dã quỳ bạn sẽ thấy như mình đang lạc vào khu rừng với tiếng chim hót, tiếng suối chảy róc rách, tiếng muôn thú đang hòa chung một câu chuyện.

Tuy là loài hoa mọc dại , nhưng mà hoa dã quỳ mang đến một vẻ đẹp ai cũng mê mẩn, đắm say. Đặt biệt, ý nghĩa hoa dã quỳ sẽ được biết đến như là một loài hoa biểu tượng cho sự kiên cường, không dễ dàng khuất phục trước khó khăn hiện tại mà sẽ lấy nó làm động lực cho những khó khăn sẽ và sắp đến.

Trong cuộc sống

Để minh chứng cho điều này, chắc có lẽ loài hoa này phải có một sức sống mãnh liệt dù trong những điều kiện khắc nghiệt nhất.

Quả không sai, hoa dã quỳ rất dễ mọc và phát triển rất nhanh trong những điều kiện môi trường thiếu dinh dưỡng như khô cằn, đầy sỏi đá, không khí thay đổi thất thường.

Dù trong mọi hoàn cảnh thì ý chí vươn lên và khát khao được sống của dã quỳ luôn mạnh mẽ đến lạ kì. Chính vì thế, những đóa hoa dã quỳ được xem là biểu tượng cho tình yêu và sức sống mãnh liệt trong tình yêu. Luôn khao khát để vươn lên trong mọi hòa cảnh, bất chấp những khó khăn phía trước.

Dù là bất cứ đâu hoa dã quỳ cũng sẽ là một biểu tượng của sự hy sinh và ý chí kiên cường trong tình yêu. Hi vọng sau khi đọc xong bài viết này các bạn sẽ hiểu hơn về loài hoa dại mang nét đẹp gần gũi và dân dã này.

Ý Nghĩa Của Hoa Dã Quỳ Trong Tình Yêu

Hoa dã quỳ có tên khoa học là Tithonia diversifolia và tên tiếng anh là wild sunflower. Đây là loài hoa có đóa lớn với nhiều cánh bung tròn trông vừa có nét giống hoa hướng dương lại vừa giống hoa cúc. Chính vì vậy, nó còn được gọi với những cái tên khác như: hoa hướng dương dại, hướng dương Mexico, cúc quỳ, sơn quỳ, quỳ dại hay cúc Nitobe. Tháng 11 là khoảng thời gian mà những bông dã quỳ khoe sắc rực rỡ nhất. Chính vì thế, đây được xem là loài hoa đại diện cho tháng 11.

Ý nghĩa của hoa dã quỳ trong tình yêu

Như đã nói, hoa dã quỳ mang vẻ ngoài trông giống với hoa cúc và hoa hướng dương và nó là sự dung hòa giữa hai loại hoa này. Màu vàng của hoa dã quỳ không phải là thứ màu vàng của sang trọng, quý phái mà là màu vàng dân dã, dễ khiến người ta phải đắm say.

Ý nghĩa của hoa dã quỳ

Tượng trưng cho sức sống và tình yêu mãnh liệt

Cây hoa Dã quỳ rất dễ mọc và phát triển rất nhanh ngay cả ở những nơi có điều kiện vô cùng khắc nghiệt như khi khô cằn hay đầy sỏi đá. Chính vì thế, những đóa hoa dã quỳ được xem là biểu tượng cho tình yêu và sức sống mãnh liệt. Luôn khát khao để vương lên trong mọi hoàn cảnh bất chấp những khó khăn

Sự chung thủy, sẵn sàng hi sinh cho người mình yêu

Những bông dã quỳ gắn liền với truyền thuyết về tình yêu chung thủy của nàng H’limh và chàng K’lang. Truyền rằng, ở một buôn làng nọ, có chàng K’lang của núi rừng yêu tha thiết nàng H’limh của con suối. Cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc của hai người cứ thế trôi đi. Cho đến một ngày, chàng K’lang bị những tên hung ác của bộ tộc Lasiêng bắt giữ trong một lần đi săn. Để bảo vệ cho người mình yêu, nàng H’limh đã lấy thân mình để chắn không cho những mũi tên, ngọn giáo của bọn ác quỷ làm hại chàng K’lang. Cho đến khi, nàng bị trúng mũi tên độc cuối cùng của La rihn con trai tộc trưởng Lasiêng, rồi dần lịm đi trong sự đau khổ tột cùng của chàng K’lang. Sau khi nàng H’limh chết, tại nơi nàng chết mọc lên những bông hoa với màu vàng rực rỡ. người ta gọi đó là hoa Dã quỳ.

Kể từ đó, dã quỳ được xem là loài hoa biểu tượng của tình yêu thủy chung, sẵn sàng hi sinh tính mạng của bản thân cho người mình yêu.

Các ý nghĩa khác của hoa dã quỳ

Không chỉ là loài hoa biểu tượng cho tình yêu, sức sống mãnh liệt và tình yêu chung thủy. Dã quỳ cũng là loài hoa được dùng để tỏ ý thán phục, yêu mến và quí trọng với những người có nội tâm phong phú. Và đôi khi nó cũng là loài hoa thể hiện lòng kiêu hãnh khó khuất phục như cái cách mà nàng H’limh hi sinh để bảo vệ người mình yêu.

Tuy là loài hoa mọc dại, nhưng dã quỳ lại mang vẻ đẹp mà bất cứ ai cũng phải mê mẩn, đắm say. Đặc biệt, ý nghĩa của những bông hoa dã quỳ cũng khiến người ta phải ngạc nhiên và cảm mến.

Hi vọng, sau kho đọc xong bài viết “Ý nghĩa hoa dã quỳ” các bạn sẽ thêm hiểu hơn về loài hoa dại mang nét đẹp gần gũi và dân dã này.

Mùa Hoa Dã Quỳ Nở Vào Tháng Mấy? Con Đường Ngắm Hoa Dã Quỳ Đà Lạt

Hoa dã quỳ thường ra hoa vào mùa đông, vàng rực cả triền đồi và thảo nguyên (Đà lạt, Tây Nguyên,…).Hoa dã quỳ có thể coi như là một loài cây báo hiệu cho sự xuất hiện của mùa khô, khi hoa dã quỳ nở có nghĩa là mùa khô đã đến rất gần.

Để rồi cứ vào thời điểm này lại lên gọi nhau lên đường. Mùa hoa dại dã quỳ khoe sắc từ tháng 10 -12 hằng năm. Dự kiến năm nay hoa dã quỳ có thể nở sớm hơn.

Hoa dã quỳ Đà Lạt nở đẹp nhất vào buổi sáng (khoảng 9g sáng). Khi cái nắng của mùa đông vừa hừng lên, sương vẫn còn đọng trên lá và những cánh hoa.

NHỮNG CON ĐƯỜNG HOA DÃ QUỲ Ở ĐÀ LẠT

– Đoạn từ đèo D’ran lên Đà Lạt, nếu đi vào sáng sớm, du khách chiêm ngưỡng cảnh sắc đẹp tuyệt. Khi những đám mây lúc ẩn hiện trong màu vàng hoang hoải của dã quỳ.

– Đà Lạt – Làng hoa Vạn Thành – Tà Nung – Thác Voi – Lang Biang. Cung đường này bạn có thể đi tham quan làng hoa, Thác Voi, khu du lịch Langbian và tất nhiên đích ngắm cuối cùng vẫn là hoa.

– Đà Lạt – Quốc lộ 20 – Liên Khương – Nam Ban – Tà Nung – Đà Lạt. Đây được coi là thủ phủ của hoa dã quỳ, sắc quỳ vàng tràn ngập trên các tuyến đường, quanh các triền đồi…

– Và cuối cùng là đoạn từ Trại Mát – đồi chè Cầu Đất (xã Xuân Trường). Cách Đà Lạt 30 phút chạy xe, bạn có thể đến Trại Mát thăm các vườn rau củ, thăm chùa Linh Phước, thăm nhà ga Trại Mát, đồi chè Cầu Đất… Thưởng thức một quãng đường ngắn nhưng tràn ngập hoa dã quỳ vàng.

Sự tích hoa dã quỳ

Tôi nép mình sát vào cạnh cửa xe, cách qua một lớp kính và trông màn sương trắng đục chẳng khác nào những đám mây của môt chiều u ám, nhưng màu vàng rực rỡ của những bụi dã quỳ, nói đúng hơn là cả một đồi dã quỳ vẫn vươn mình, đem màu sắc rực rỡ nhất mà đánh bại thời tiết, ánh lên những tia sáng bất tận kiên cường, tôi tự hỏi rằng, một loài hoa dại thôi mà, lấy đâu ra sức sống mãnh liệt ấy chứ? Ngắm nhìn những bụi hoa vàng ấy thỏa sức đưa mình theo gió, mặc cho sương mù có cố tìm mọi cách phủ lên những cánh hoa mỏng manh. Tôi chợt nhớ, từng được nghe mẹ tôi kể về sự tích hoa dã quỳ khi còn nhỏ

Ngày xưa, tại buôn làng nọ có 2 người yêu nhau say đắm, chàng là K’lang của núi rừng hùng vĩ, nàng là H’linh của dòng suối thanh bình. Họ ở bên nhau, ngày ngày vui vẻ, chàng thì vào rừng đốn củi, nàng mãi mê dệt chăn để một ngày kiệu chồng ( đây là tục lệ của bộ tộc trước khi về nhà chống, người con gái phải dệt được một tấm chăn để đem theo, và dĩ nhiên nó sẽ là tấm chăn đẹp nhất mà nàng ấy muốn ).

Nhưng một hôm, đợi mãi đợi mãi nhưng nàng H’linh vẫn không đợi được chàng về, nàng lo lắng, thấp thỏm và sợ hải cho an nguy của chàng. Vì vậy, nàng quyết định đi vào rừng để tìm người mà nàng yêu tha thiết ấy. Nàng đi mãi, băng qua bao con suối và băng qua bao ngọn đèo nhưng vẫn chẳng thể gặp chàng. Nhưng nàng tin, nàng yêu chàng và quyết không bỏ cuộc.

Đớn đau thay, lúc nàng tìm được K’lang, chàng lại bị bao vây bởi những mũi tên, những ngọn giáo đâm xuyên da thịt. Không kịp suy nghĩ, cũng chẳng màn nguy hiểm đơn đau, nàng H’linh lao tới ôm chặt người mình yêu. Cuối cùng, nàng bị chính mũi tên hận tình của gã con trai tộc trường La siêng bắn trúng mà chết. Họ ôm nhau, họ cùng nhau sống chết. Từ đó nơi mà nàng H’linh nằm xuống bỗng mọc lên những bụi hoa vàng rực rỡ, không ngừng vươn lên, nở rộ và lan rộng với sức sống mãnh liệt. Phải chăng đó chính là nàng muốn nói cho “gã đàn ông bắn chết nàng ấy” càng không muốn họ tốt đẹp, họ càng phải thật tốt đẹp với chính tình yêu của mình.

Ý NGHĨA CỦA HOA DÃ QUỲ ?

Hoa dã quỳ mang ý nghĩa: Tỏ ý thán phục, yêu mến và quí trọng vì đối tượng có nội tâm phong phú. Tỏ ý lòng kiêu hãnh khó khuất phục. Nó còn tượng trưng cho tình yêu mãnh liệt (vẫn sống được ở những nơi khô cằn sỏi đá) và chung thủy (dám chết cho người mình yêu).

Trong số 12 loài hoa được coi là biểu tượng cho 12 tháng trong năm, hoa dã quỳ hay hoa cúc vàng “cầm tinh” cho tháng 11.

Hoa Dã Quỳ Đà Lạt

Đà lạt được mệnh danh là thiên đường của vạn loài hoa đẹp, tuy nhiên có lẽ tôi và bạn sẽ chẳng bao giờ quên được loài hoa ấy – dã quỳ ấy – loài hoa mà qua bao nắng mưa, bao mùa vẫn nở , vẫn rực rỡ và vẫn chỉ được cho là loài hoa dại nhưng mãi chưa bao giờ trở thành loài hoa dại. Loài hoa như mặt trời luôn nở rộ ấy, Bạn nhớ không?

THƠ VỀ HOA DÃ QUỲ

Đà Lạt bắt đầu một chiều lộng gió, sắc vàng óng ả của Dã quỳ vẫn chẳng bao giờ chịu khuất phục, đứng trên triền núi, tôi thấy những đồi giả quỳ rực rỡ ấy mà đột nhiên trong lòng dâng lên cảm xúc khó tả. Liệu rằng, ngày mai khi rời khỏi Đà Lạt, tôi còn lần nào có thể cảm nhận được những bông hoa ấy không? bởi tôi say đắm nó đến lạ kỳ…

Cái lạnh của Tây Nguyên hôm nay không ghê gơm như cái lạnh miền Bắc, nhưng thỉnh thoảng vẫn làm cho con người ta rung mình, nhưng những bông dã quỳ vẫn đứng đó an yên mà tỏa sắc. Tôi thấy lòng mình bình an đến lạ, rời Đà Lạt tôi cũng sẽ như những bông hoa vàng ấy mà mạnh đương đầu với gió mưa cuộc đời để học cách trưởng thành, dã quỳ đã càng mạnh mẽ hơn qua mưa bão đó thôi.

Người ta thường cho rằng, hướng dương là loại hoa vĩ đại của nhân gian, nhưng quên mất một điều màu vàng rực rỡ của một đồi dã quỳ chẳng thua kém gì” vầng mặt trời vĩ đại của nhân gian, kiêu hãnh rãi những tia nắng ấm áp xuống thế giới của muôn loài đâu”.