Top 11 # Xem Nhiều Nhất Ý Nghĩa Ký Hiệu Iphone Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Shareheartbeat.com

Ý Nghĩa Các Ký Hiệu Trên Cục Sạc Iphone Mà Bạn Thường Bỏ Qua

Củ sạc iphone bao nhiêu vôn?

Hiện nay thông thường cục sạc của chiếc điện thoại iPhone sẽ là khoảng 5 volt. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể sử dụng cục sạc của bất kỳ một thiết bị nào để sạc cho chiếc điện thoại iPhone của mình.

Có rất nhiều người cho rằng việc như vậy sẽ gây nên hiện tượng nóng máy và làm giảm tuổi thọ pin. Tuy nhiên hiện nay với công nghệ pin và sạc mới thì điều này đã trở thành dĩ vãng.

Trên chiếc điện thoại iPhone của bạn sẽ giới hạn ở một cấp độ nhất định. Vì vậy ngay cả khi bạn dùng cục sạc lớn hơn thì nó cũng sẽ chỉ sạc giống như khi dùng cục sạc chính của nó. chó

Chính vì vậy hãy lựa chọn cho mình một cục sạc chính hãng để đảm bảo ổn định được điện áp. Nếu như cục sạc mà bạn lựa chọn bạn không ổn định được điện áp thì sẽ khiến cho pin gặp vấn đề. Đây mới chính là nguyên nhân dẫn đến những hiện tượng cháy nổ điện thoại.

Một số đặc điểm nhận dạng của những cục sạc tàu như sau:

Sạc iPhone bằng củ sạc iPad được không?

Sạc iPhone bằng củ sạc iPad là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm và gây tranh cãi lớn trong cộng đồng những người dùng điện thoại iPhone. Tuy nhiên cho đến nay vẫn không có câu trả lời chính xác nào cho vấn đề này mà apple vẫn sản xuất ra bộ sạc riêng cho iPad và iPhone

Thông số dòng điện của sản phẩm iPad và iPhone là khác nhau:

Như vậy bạn có thể hiểu rằng dòng điện vào chiếc điện thoại iPhone sẽ thấp hơn so với vào iPad. Nếu như bạn sử dụng sạc iPad để sạc iPhone thì sẽ dẫn đến hiện tượng quá tải và ảnh hưởng đến các bo mạch của máy. Thậm chí có rất nhiều trường hợp lượng điện cung cấp quá lớn gây nên hiện tượng phồng pin và nguy hiểm tới tính mạng của người sử dụng.

Trong trường hợp dùng sạc iphone để sạc Ipad thì nguồn điện cung cấp yếu sẽ làm thời gian sạc lâu hơn. Lâu ngày nó sẽ gây nên tình trạng dung lượng pin kém và sạc không đủ no pin. Điều này làm cho pin nhanh hết hơn, dễ gây hiện tượng chai.

Vì vậy, tốt nhất là sạc của iphone nên sử dụng cho iphone và ngược lại. Điều này đảm bảo cho thiết bị kéo dài tuổi thọ và an toàn hơn.

Chip Intel là gì? Ý nghĩa các ký tự trên CPU Intel Ổ cứng là gì? Vai trò của ổ cứng di động là gì?

Ý nghĩa các ký hiệu trên cục sạc Iphone

Trên mỗi một cục sạc của chiếc điện thoại iPhone đều sẽ có pin đầy đủ các thông tin và thông số về kỹ thuật điện. Nếu như bạn lựa chọn mua những loại sạc bán riêng mà không đi kèm máy thì nó cũng sẽ được bọc gói một cách cẩn thận.

Khác biệt so với sản phẩm hàng thật thì sản phẩm hàng giả thường in thiếu thông tin hoặc là không in thông tin gì. Bạn dễ dàng thấy những thông tin bị in sai Ví dụ như Designed by Apple, Designed by Califonia. Trong khi đó bản gốc sẽ là Designed by Apple in California. Đồng thời màu sắc của chữ cũng sẽ không đều màu và sắc nét như là bản thật.

Bạn sẽ nhìn thấy tên model và nơi sản xuất của sản phẩm. Ngoài ra thông số dòng điện cũng sẽ được cung cấp ở đây ví dụ như Input: 100 – 240V ~ 50/60 Hz 0.15A Output: 5V – 1A.

Tiếp theo mã số seri là dòng cuối cùng nằm ở phía dưới chấm màu xanh lá. Nếu như sạc mà ba sử dụng đó là sạc 3 chân theo kiểu tam giác thì trong cổng USB sẽ có in một số seri sản phẩm.

Cách nhận biết cục sạc chính hãng thông qua hình thức bên ngoài

Bên cạnh việc nhận biết bằng các ký tự bên trên cục sạc thì bạn cũng nên nhận biết sạc chính hãng thông qua hình thức bên ngoài. Nếu là hàng giả thì ngay khi cầm trên tay bạn sẽ thấy phần vỏ nhựa bên ngoài không được mịn và các góc cạnh không nhẵn. Tại cổng USB thì phần kim loại được dính chặt chẽ và khít với phần nhựa. Tuy nhiên điều này sẽ ngược lại với các cục sạc kém chất lượng.

Ngoài ra bạn cũng nên đặt chân của cục sạc lên trên mặt bàn hay là mặt phẳng nào đó để so sánh độ bằng nhau. Bao giờ những sản phẩm chất lượng cũng sẽ chỉnh chu về mọi mặt. Vì vậy nên nó đảm bảo hai chân luôn bằng nhau và được gắn một cách chắc chắn.

Vừa rồi là những chia sẻ về ý nghĩa các ký hiệu trên cục sạc iPhone mà bạn thường hay bỏ qua. Nếu như bạn đang quan tâm đến sản phẩm cục sạc iPhone chính hãng hay là các linh kiện khác thì có thể liên hệ ngay với Hcare qua kênh thông tin sau đây:

– Website: https://www.hnammobilecare.com/

– Hotline: 19002012

Các Ký Hiệu ®, ™, Sm &Amp; © Có Ý Nghĩa Gì ?

Ở Việt Nam thì Luật SHTT không quy định lúc nào thì được sử dụng các ký tự này. Nhưng đặc thù “tính quốc tế” của SHTT nên Việt Nam vẫn áp dụng các thông lệ quốc tế về lý giải ghi chú tình trạng pháp lý của đối tượng, theo đó: 1. Trademark (Nhãn hiệu) – ™ Trademark là những ký hiệu để phân biệt sản phẩm dịch vụ hoặc của chính một công ty này với sản phẩm/dịch vụ của một công ty khác. Dùng TM khi nhãn hiệu đó chưa được hoặc không được bảo hộ nhưng chủ sở hữu muốn dùng biểu tượng đó như một nhãn hiệu và khẳng định quyền của mình đối với nhãn hiệu đó để cảnh báo bên thứ 3 không nên xâm phạm. TM không có nghĩa rằng đó là một nhãn hiệu đã được bảo hộ, do vậy nếu nhãn hiệu nào đã được bảo hộ mà gắn TM vào sẽ khiến người khác mặc định đó là nhãn hiệu chưa được bảo hộ. Một số cá nhân/tổ chức sử dụng ký hiệu SM thay cho TM, ký hiệu này được hiểu giống như ký hiệu TM, nhưng SM có nghĩa là (Service Mark – Nhãn hiệu dịch vụ), khi dùng SM thì người ta hiểu nhãn hiệu đó là nhãn hiệu dùng cho nhóm dịch vụ chứ không phải là nhóm hàng hóa. *Nhiều quốc gia phân ra Nhãn hiệu hàng hóa và Nhãn hiệu dịch vụ. 2. Registered (đã đăng ký bảo hộ) – ® Ký hiệu này có hàm ý thương hiệu đã đăng ký bảo hộ với cơ quan nhà nước, vì vậy trong các trường hợp, thương hiệu đã được đăng ký thì sử dụng ký hiệu này để thông tin cho người tiêu dùng biết là thương hiệu đó đã được pháp luật bảo hộ. Nếu chưa được bảo hộ mà dùng ký tự này là sai. 3. Copyrighted (bản quyền) – © Đây là ký hiệu dùng để tuyên bố đối tượng đó đã được bảo hộ độc quyền, nghiêm cấm tất cả mọi tổ chức, cá nhân sử dụng một sản phẩm, dịch vụ hay một ý tưởng nào đó nếu chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu. Khác với Trademark và Registered chỉ sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh, Copyrighted áp dụng cho tất cả những nơi có sự xuất hiện của sáng tạo, của tác giả, của người tạo ra tác phẩm/ ý tưởng/ thông tin…

Ý Nghĩa Của Các Ký Hiệu Màu Sắc Trên Bản Đồ, Bản Vẽ Quy Hoạch

Ý nghĩa của các ký hiệu màu sắc trên bản đồ, bản vẽ quy hoạch. Các màu sắc trên bản đồ quy hoạch, bản đồ địa chính có ý nghĩa như thế nào? Quy định về màu sử dụng trên bản đồ.

Hiện nay, việc xác định đất có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định quyền lợi và nghĩa vụ của người đang sở hữu và sử dụng đất đó bao gồm: Xác định căn cứ thuế nhà đất để thực hiện nghĩa vụ, Xác định điều kiện chứng nhận quyền sử dụng đất hay thu hồi đất, Xác định giá đất bồi thường theo từng loại đất khi nhà nước thu hồi, Chuyển đổi mục đích quyền sử dụng đất,…Do vậy nắm rõ các quy định về phân loại đất đai có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc áp dụng các quy định của pháp luật đất đai, đảm bảo tốt quyền lợi của người sử dụng, chiếm hữu và sở hữu đất.

Căn cứ theo Điều 10 Luật đất đai 2013 quy định về việc phân loại đất theo mục đích sử dụng đất như sau:

+ Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;

+ Đất trồng cây lâu năm;

+ Đất rừng sản xuất;

+ Đất rừng phòng hộ;

+ Đất rừng đặc dụng;

+ Đất nuôi trồng thủy sản;

+ Đất làm muối;

+ Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;

+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan;

+ Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;

+ Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác;

+ Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;

+ Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác;

+ Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;

+ Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;

+ Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở;

1.3. Nhóm đất chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng

Những loại đất không thuộc các loại đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp sẽ thuộc về loại đất chưa xác định mục đích sử dụng này.

Người sở hữu đất đai có thể nhìn và mã ký hiệu loại đất trên giấy chứng nhận quyền sở hữu và thắc mắc loại đất odt, lnk, dtl, bhk, ntd, odt, ont là gì hay đất Skc, Hnk, Bhk là đất gì? Thực tế đó là bảng ký hiệu các loại đất trên bản đồ địa chính để quản lý được các loại đất tốt nhất. Đối với người sở hữu sẽ nhìn vào ký hiệu loại đất và biết được đất đang sử dụng, sở hữu quyền sử dụng là loại đất nào để tìm hiểu về quyền nghĩa vụ hợp pháp của mình.

– Mỗi ký hiệu được đánh số thứ tự gọi là mã số ký hiệu. Số thứ tự của phần giải thích ký hiệu trùng với mã số của ký hiệu đó.

– Ký hiệu thể hiện ranh giới thửa đất, nhà, công trình xây dựng và đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất, đường bình độ và các đối tượng ghi chú theo quy định như sau:

– Ranh giới thửa đất, ranh giới nhà, công trình xây dựng vẽ liên tục, khép kín; ranh giới đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất vẽ liên tục.

– Thể hiện màu đối tượng bản đồ trên bản đồ dạng số như sau:

+ Thể hiện bằng màu đen, mã màu = 0, có chỉ số màu đồng thời Red = 255, Green = 255, Blue = 255 đối với ranh giới thửa đất theo hiện trạng sử dụng, ranh giới nhà và công trình xây dựng, ranh giới đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất là đường giao thông bộ, đê điều và địa vật; địa giới hành chính; khung bản đồ; điểm khống chế và ghi chú;

+ Thể hiện bằng màu xanh, mã màu = 5, có chỉ số màu đồng thời Red = 0, Green = 255, Blue = 0 đối với ranh giới đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất là sông, suối, kênh, rạch và đối tượng thủy hệ khác và tên đối tượng;

+ Thể hiện bằng màu nâu, mã màu = 38, có chỉ số màu đồng thời Red = 255, Green = 117, Blue = 0 đối với đối tượng đường bình độ và ghi chú độ cao;

+ Thể hiện bằng màu đỏ mã màu = 3, có chỉ số màu đồng thời Red = 255, Green = 0, Blue = 0 đối với ranh giới thửa đất theo giấy tờ pháp lý, ranh giới thửa đất theo quy hoạch và ranh giới chỉnh lý.

– Thể hiện ký hiệu nhà

+ Ranh giới nhà vẽ bằng các nét gạch đứt, ghi chú loại nhà, số tầng. Khi tường nhà nằm trùng với ranh giới thửa đất thì vẽ nét liền của ranh giới thửa đất. Đối với vị trí tường tiếp giáp mặt đất thì đường nét đứt thể hiện bằng các đoạn thẳng ngắn; đối với hình chiếu thẳng đứng của các kết cấu vượt ra ngoài phạm vi tường nhà tiếp giáp mặt đất, hình chiếu của các kết cấu nhà nằm trên cột thì đường nét đứt được thể hiện bằng các điểm chấm.

+ Các ký hiệu phân loại nhà theo vật liệu xây dựng được quy định như sau: b – là nhà có kết cầu chịu lực bằng bê tông; s – là nhà có kết cầu chịu lực bằng sắt thép; k – là nhà bằng kính (trong sản xuất nông nghiệp); g – là nhà có kết cầu chịu lực bằng gạch, đá; go – là nhà có kết cầu chịu lực bằng gỗ.

Số tầng của nhà thể hiện bằng các chữ số ghi kèm theo loại nhà đối với nhà từ 2 tầng trở lên (nhà 1 tầng không cần ghi chú số 1). Vật liệu để phân biệt loại nhà bê tông, gạch đá, tre gỗ là vật liệu dùng để làm tường, không phân biệt bằng vật liệu dùng để lợp mái.

Khi nhà nằm trên cột chìa ra ngoài mặt nước hoặc có một phần nổi trên mặt nước thì phần chìa ra ngoài hoặc nổi trên mặt nước vẽ phân biệt bằng nét đứt, đường bờ và đường mép nước vẽ liên tục cắt qua nhà theo đúng thực tế.

– Thể hiện ranh giới thửa đất: Ranh giới thửa đất theo hiện trạng được vẽ bằng nét liền liên tục, ranh giới thửa đất theo giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất (thể hiện được) khác với hiện trạng thể hiện bằng nét đứt.

Trong trường hợp ranh giới thửa trùng với các đối tượng dạng đường của thủy hệ, đường giao thông, các đối tượng hình tuyến khác thì không vẽ ranh giới thửa đất mà coi các đối tượng đó là ranh giới thửa đất và phải giải thích ký hiệu sông, suối, đường giao thông.

+ Đường sắt: hành lang đường sắt vẽ theo tỷ lệ như quy định vẽ thửa đất. Vẽ ký hiệu quy ước của đường sắt bằng nét đứt đặt vào trục tâm của vị trí đường ray.

+ Đường bộ, đê: giới hạn sử dụng của đường vẽ theo tỷ lệ như quy định vẽ thửa đất. Phần lòng đường (mặt đường, vỉa hè hoặc phần có trải mặt) khi vẽ được theo tỷ lệ thì vẽ bằng ký hiệu nét đứt. Khi độ rộng giới hạn sử dụng của đường nhỏ hơn 1,5 mm trên bản đồ thì được phép không vẽ phần lòng đường.

Đường có độ rộng tại thực địa từ 0,5 m trở lên trên bản đồ phải vẽ bằng 2 nét (vẽ theo tỷ lệ). Nếu đường nằm trong thửa đất lớn và thuộc phạm vi khuôn viên của thửa đất đó (ví dụ: đường nội bộ trong khuôn viên khu triển lãm, khu công viên…) vẽ bằng nét đứt và chỉ vẽ phần mặt đường. Đường ô tô và đường phố trong mọi trường hợp đều phải ghi chú; đường ô tô phải ghi tên đường, chất liệu rải mặt; đường phố phải ghi tên phố. Nếu đường không có trải mặt, đường phố không có tên thì phải ghi chú chữ “đường” vào phạm vi đối tượng để dễ phân biệt nội dung theo nguyên tắc: khi lòng đường đủ rộng thì ghi chú vào bên trong, khi không đủ rộng thì bố trí ghi chú ra ngoài, bên cạnh ký hiệu sao cho dễ đọc và không nhầm lẫn. Khi ghi chú, tùy theo độ rộng, chiều dài của đường mà dùng cỡ chữ và phân bố chữ cho thích hợp theo phạm vi của đối tượng, đường kéo dài trên bản đồ phải dùng ghi chú lặp lại cách nhau từ 20 – 25 cm để dễ phân biệt và không nhầm lẫn.

+ Cầu: thể hiện bằng ký hiệu nửa theo tỷ lệ hoặc không tùy theo tỷ lệ bản đồ và phải ghi chú tên riêng (không phân biệt vật liệu xây dựng hay cấu trúc).

+ Bến cảng, cầu tầu, bến phà, bến đò: đối tượng nằm hoàn toàn trong thửa mà không ảnh hưởng tới nội dung khác của thửa đất, khi đó vẽ đầy đủ cả hình dạng mặt bằng và thể hiện ký hiệu quy ước.

+ Đê: được thể hiện bằng ký hiệu 2 nét vẽ theo tỷ lệ hoặc nửa theo tỷ lệ kèm theo ghi chú “đê” để phân biệt với các loại đường giao thông khác. Khi đê là đường ô tô phải ghi chú như đường ô tô.

+ Đường mép nước, đường bờ và dòng chảy ổn định, kênh, mương… có độ rộng lớn hơn 0,5 m trên thực địa thì thể hiện bằng 2 nét theo tỷ lệ, có độ rộng nhỏ hơn 0,5 m trên thực địa được thể hiện bằng 1 nét trùng với vị trí trục chính của yếu tố. Khi thể hiện đối tượng thủy hệ không được ngắt tại vị trí cầu, cống trên bản đồ.

Đối tượng thủy hệ có dòng chảy đều phải vẽ mũi tên chỉ hướng nước chảy, đối tượng thủy hệ kéo dài trên bản đồ phải vẽ nhắc lại khoảng 15 cm một lần để dễ xác định và không nhầm lẫn.

+ Cống, đập trên sông, hồ, kênh, mương…: thể hiện cống, đập quan trọng có ý nghĩa định hướng trên bản đồ và ghi chú tên riêng nếu khoảng hở trên bản đồ cho phép (không phân biệt loại vật liệu xây dựng).

+ Điểm độ cao, đường bình độ: các trường hợp dáng đất được đo vẽ hoặc chuyển vẽ chính xác thì dùng các ký hiệu đường bình độ chính xác để thể hiện. Trường hợp đo vẽ không chính xác hay chuyển vẽ dáng đất từ bản đồ địa hình hoặc các tài liệu khác lên bản đồ địa chính mà độ chính xác không cao thì dùng đường bình độ vẽ nháp để thể hiện.

+ Sườn đất dốc: ký hiệu này dùng chung để thể hiện các sườn đất dốc có độ dài từ 1 cm trên bản đồ trở lên mà không thể hiện được bằng đường bình độ, không phân biệt sườn dốc tự nhiên hay nhân tạo.

+ Bãi cát, đầm lầy: thể hiện các bãi cát tự nhiên và các bãi lầy, đầm lầy không phân biệt lầy ngọt hay lầy mặn khi chúng có diện tích từ 16 mi li mét vuông trở lên trên bản đồ.

– Khung bản đồ địa chính

+ Phần bảng chắp mảnh ngoài khung bản đồ địa chính thể hiện 9 mảnh theo nguyên tắc thể hiện mảnh chính là mảnh chứa đựng nội dung bản đồ ở giữa và 8 mảnh xung quanh. Cách vẽ và đánh số mảnh theo mẫu khung quy định cho bản đồ địa chính.

+ Khi chỉnh lý biến động cho bản đồ địa chính cần lập “Bảng các thửa đất chỉnh lý”. Bảng này có thể bố trí vào các vị trí trống thích hợp bên ngoài hoặc bên trong khung bản đồ địa chính.

Cột TT: Đánh theo thứ tự từ 1 đến hết các thửa đất mới xuất hiện và thửa đất bị bỏ đi trên mảnh bản đồ địa chính do biến động.

Cột Số thứ tự thửa đất thêm: Ghi theo số thứ tự thửa đất mới xuất hiện trên mảnh bản đồ địa chính do biến động theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.

Số thứ tự thửa đất lân cận: Ghi theo số thứ tự thửa đất kề cạnh các thửa đất biến động thêm để dễ tìm vị trí thửa đất biến động trên bản đồ.

Số thứ tự thửa đất bỏ: Ghi số thứ tự thửa đất bị bỏ đi trên mảnh bản đồ địa chính để theo dõi.

Ký hiệu đất thể hiện trên bản đồ địa chính, mảnh trích đo địa chính:

Chữ Ký Số Là Gì? Những Ý Nghĩa Của Chữ Ký Số

Blog chúng tôi giải đáp ý nghĩa Chữ ký số là gì

Chữ ký số là phương tiện được sử dụng để xác thực nhân dạng của người gửi tin nhắn hoặc của người ký tài liệu và để đảm bảo một điều chắc chắn rằng nội dung gốc của tin nhắn hoăc tài liệu đã gửi sẽ không bị thay đổi.

Chữ ký số dễ dàng chuyển giao , không thể bắt chước bởi bất kỳ người nào và có tự động dán nhãn thời gian. Chữ ký số có năng lực đảm bảo tài liệu gốc sẽ được gửi đến nơi và cả người gửi cũng không dễ để không công nhận nó sau này.

Một chữ ký điện tử có thể được sử dụng với bất kỳ loại tài liệu nào nếu nó được mã hóa hay không, đơn giản là người nhận có thể chắc chắn danh tính người gửi là ai và tin nhắn đó sẽ đến tận nơi mà không bị ai động chạm.

Chữ ký số (hay còn gọi là token) là thiết bị không thể thiếu đối với 1 doanh nghiệp hiện tại. Ngay sau khi có giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục khai báo thuế ban đầu và nộp thuế môn bài. Không có CHỮ KÝ SỐ thì không thực hiện được.

Tên của Doanh nghiệp bao gồm: Mã số thuế, Tên Công ty….

Số hiệu của chứng thư số (số seri)

Thời hạn có hiệu lực của chứng thư số

Tên của tổ chức chứng thực chữ ký số (Ví du: VNPT-CA)

Chữ ký số của tổ chức chứng thực chữ ký số.

Các thư hạn chế về mục đích, phạm vi sử dụng của chứng số.

Các hạn chế về trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.

Các nội dung cần thiết khác theo quy định của Bộ Thông Tin Truyền Thông.

Ngày 29/11/2005 Chính phủ đã ban hành Luật Giao dịch điện tử; Quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ kí số và dịch vụ chứng thực chữ kí số tại Nghị định 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007; Khi tiến hành giao dịch điện tử trong hoạt động công cộng, người sử dụng là cá nhân, cơ quan, tổ chức phải sử dụng chữ kí số công cộng do Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ kí số công cộng cấp. Quá trình sử dụng chữ kí số bao gồm 2 quá trình:

Tạo chữ kí (sử dụng khóa bí mật để ký số)

Kiểm tra chữ kí (kiểm tra khóa công khai có hợp lệ hay không)

Hiện nay, doanh nghiệp có thể mua chữ kí số của các doanh nghiệp sau: VIETTEL, FPT, BKAV, CK, VINA, NEWTEL, NACENCOMM. SAFE… Các nhà cung cấp này được phép cung cấp token cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Với kinh nghiệm của Anpha, nhà cung cấp chữ ký số Viettel hiện tại là đơn vị uy tín và cung cấp ra thị trường nhiều nhất mặc dù giá chữ ký số cao hơn so với các nhà cung cấp khác nhưng Viettel hỗ trợ tốt mỗi khi phát sinh lỗi cũng như an toàn trong các vấn đề bảo mật thông tin doanh nghiệp.

Chứng thư số có hình dạng như một chiếc USB (được gọi là USB Token).

Chứng thư số được bảo mật bằng mật khẩu được gọi là mã PIN.

Token được sử dụng để kê khai nộp thuế trực tuyến, kê khai hải quan điện tử, giao dịch ngân hàng điện tử, giao dịch chứng khoán điện tử, Cổng thông tin một cửa quốc gia, cơ quan hành chính… mà không phải in các tờ kê khai, đóng dấu đỏ của công ty và gần đây token còn được sử dụng để giao dịch trong lĩnh vực kê khai bảo hiểm xã hội điện tử.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có thể dùng token để kí hợp đồng với các đối tác làm ăn trực tuyến mà không cần phải gặp nhau, chỉ cần kí vào file hợp đồng và gửi qua email.

Token điện tử là thiết bị đảm bảo tốt, an toàn và chính xác tính bảo mật, toàn vẹn dữ liệu và là bằng chứng chống chối bỏ trách nhiệm trên nội dung đã ký, giúp cho các cá nhân hay cơ quan tổ chức cũng yên tâm hơn với các giao dịch điện tử của mình.

Ngoài ra, token sẽ giúp việc trao đổi dữ liệu giữa cá nhân – tổ chức nhà nước, hay giữa các tổ chức cơ quan nhà nước với nhau dễ dàng, nhanh chóng và đảm bảo tính pháp lý, tiết kiệm rất nhiều thời gian, không mất thời gian đi lại, chờ đợi, không phải in ấn các hồ sơ, và việc kí kết các văn bản cũng có thể diễn ra ở bất kì đâu, bất kì thời gian nào.