Các bạn có thể DOWNLOAD phía dưới, hoặc các bạn liên hệ qua SDT/ZALO 0932091562 để được hỗ trợ
Do đó, dưới góc độ khoa học – thực tiễn, đòi hỏi cần có sự nghiên cứu thấu đáo và đầy đủ để tiếp tục hoàn thiện về tổ chức và hoạt động của Cơ quan điều tra. Trung Quốc (Cộng hòa nhân dân Trung Hoa) có đơn vị hành chính gồm 22 tỉnh, năm khu tự trị, bốn thành phố trực thuộc Trung ương (Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải, Trùng Khánh) và hai vùng hành chính đặc biệt (Hồng Kông và Ma Cao). Thủ đô là Bắc Kinh. Từ khi tiến hành đổi mới kinh tế năm 1978, Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Xét riêng trong lĩnh vực xây dựng và cải cách pháp luật, đặc biệt là pháp luật tố tụng hình sự, nhìn từ góc độ của Luật so sánh, chúng ta có thể thấy trong gần hai mươi năm trước, những quy định về giai đoạn điều tra trong Luật tố tụng hình sự của Trung Quốc và Việt Nam về cơ bản có nhiều điểm tương đối giống nhau, đều coi trọng việc điều tra để làm rõ sự việc phạm tội và truy lùng bị can, tôn trọng và bảo đảm pháp chế, – rất coi trọng sự công minh, nghiêm chỉnh của thủ tục và trình tự trong giai đoạn điều tra, song ở một chừng mực nhất định còn chưa thực sự chú ý đến việc bảo vệ các quyền 4 và lợi ích hợp pháp của bị can trong tố tụng hình sự. Đến những năm gần đây, cũng như ở Việt Nam, tùy theo xu thế phát triển của pháp luật tố tụng hình sự trên thế giới, Trung Quốc đã và đang tiến hành cải cách tư pháp, lập pháp, trong đó có các quy định điều tra để có những thay đổi cho phù hợp với thể chế chính trị, tổ chức bộ máy nhà nước, cũng như các điều kiện về xã hội, kinh tế, văn hóa, lịch sử và mối tương quan với các cơ quan bổ trợ tư pháp và các cơ quan nhà nước khác. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường, trong xu hướng không ngừng thúc đẩy đường lối “pháp trị”, công tác điều tra cũng đứng trước những thách thức và áp lực trước đây chưa từng phải đối mặt, nên sau một thời gian dài, từ năm 1997, Trung Quốc đã chính thức đặt ra vấn đề đổi mới tổ chức và hoạt động của Cơ quan điều tra để đối phó kịp thời và có hiệu quả về sự gia tăng về số lượng của tội phạm hình sự và việc tăng cường pháp chế, nhưng do cơ chế điều tra không thuận lợi, tổ chức cơ cấu điều tra chưa hợp lý, sự điều tra quá chú trọng vào việc truy bắt tội phạm mà xem nhẹ việc bảo vệ quyền con người, thông tin và kỹ thuật điều tra lạc hậu, mô hình điều tra đơn nhất; đội ngũ điều tra lực lượng mỏng, chất lượng yếu kém, cơ chế vận hành công tác điều tra chưa hoàn thiện; v.v… Tất cả những điều này làm giảm hiệu quả công tác điều tra, khám phá tội phạm, do đó cũng đòi hỏi phải nghiên cứu đầy đủ để có giải pháp khả thi khắc phục vấn đề này, mà một trong những giải pháp quan trọng là nghiên cứu so sánh pháp luật và tiếp thu kinh nghiệm thực tiễn nước ngoài. Cụ thể, việc nghiên cứu so sánh các quy định của về Cơ quan điều tra của Trung Quốc và Việt Nam, qua đó phân tích, đánh giá các ưu điểm và hạn chế, cũng như các hiệu quả chính trị – xã hội, kinh tế của việc tổ chức và hoạt động của Cơ quan điều tra của hai nước sẽ có giá trị tham khảo cao về phương diện học thuật và góp phần hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của Cơ quan điều tra, đồng thời mở rộng hợp tác trong điều tra hình sự của hai nước. Tuy nhiên, hiện nay trong khoa học pháp lý của Trung Quốc và của Việt Nam, việc phân tích chuyên sâu về vấn đề so sánh này chưa được quan 5 tâm nghiên cứu đúng mức. Đặc biệt, ở Trung Quốc, các chuyên gia pháp luật chủ yếu nghiên cứu hệ thống pháp lý quốc tế về hình sự tập trung vào các nước như: Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản và các nước phát triển khác, mà không chú ý đến sự khác biệt về điều kiện của các yếu tố nội bộ như thể chế chính trị, tổ chức bộ máy, các điều kiện về xã hội, kinh tế, văn hóa, truyền thống lịch sử; v.v… Do đó, các nghiên cứu này thông thường không đem lại lợi ích trực tiếp và cần thiết với sự cải cách hệ thống tư pháp hình sự nói chung, hệ thống pháp luật tố tụng hình sự nói riêng của Trung Quốc. Do đó, cần có sự nghiên cứu với một nước mà có các yếu tố nội bộ tương đồng hoặc gần với Trung Quốc (như Việt Nam), thì giá trị phục vụ công cuộc cải cách tư pháp tốt hơn. Bởi lẽ, ở một góc độ nào đó, thông qua những ưu điểm của việc tổ chức và hoạt động của Cơ quan điều tra Việt Nam và thực tiễn của nó có thể cung cấp cho chúng ta những kinh nghiệm lập pháp và bài học thực tiễn quý báu. Do đó, với những lý do nêu trên, là một giáo viên giảng dạy pháp luật tố tụng hình sự của Bộ môn Tư pháp thuộc Học viện pháp lý – Đại học Dân tộc Quảng Tây (nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa), nghiên cứu sinh quyết định lựa chọn đề tài ” Nghiên cứu so sánh về trình tự điều tra giữa Luật tố tụng hình sự của Trung Quốc và Việt Nam ” làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ luật học của mình.
Ngoài ra, dưới góc độ khác còn có các giáo trình của một số cơ sở đào tạo như:
1) Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001, do TS. Nguyễn Ngọc Chí chủ biên;
2) Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2009, do PGS. TS. Hoàng Thị Minh Sơn chủ biên;
3) Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Tư pháp, 2006, của 7 ThS. Trần Văn Sơn chủ biên;
1) Vài suy ngẫm về mô hình điều tra, đăng trên Tạp chí Điều tra, Quyển 1, Nxb Đại học Cảnh sát nhân dân Trung Quốc, 2002;
2) Tổ nghiên cứu tăng cường và cải cách công tác điều tra, do Bộ Công an chủ biên, “Báo cáo nghiên cứu Chuyên đề hội nghị Công an nhân dân toàn quốc lần thứ 20″, Nxb Đại học Cảnh sát nhân dân, 2003;
3) Làm thế nào đề công tác điều tra đối phó được với những thách thức của xu hướng toàn cầu hóa kinh tế và hiện đại hóa pháp chế, Tạp chí Điều tra, Quyển 1, Nxb Đại học Cảnh sát nhân dân, của tác giả Thôi Mẫn, 2003;
4) Kiên trì thúc đẩy và sâu hoá cải cách điều tra hình sự, Báo cáo nghiên cứu cải cách điều tra hình sự, Nxb Đại học Cảnh sát nhân dân Trung Quốc, của tác giả Bạch Cảnh Phúc, 2002;
5) Những thành quả to lớn trong đổi mới điều tra hình sự của Cơ quan điều tra toàn quốc, Nhật báo pháp chế, ngày 18/7/2002 của tác giả Dịch Huệ Mẫn; v.v…
Ngoài ra, dưới góc độ sách chuyên khảo, tham khảo có các công trình:
1) Tổng quan nghiên cứu pháp luật tố tụng hình sự”, Nxb Pháp luật, 2002 của tác giả Ngõa Trinh;
2) Bàn về sự chuyển đổi và cải cách mô hình điều tra, Nxb Đại học Cảnh sát nhân dân, 2002 của tác giả Phàn Sùng Nghị;
3) Chủ nghĩa hợp lý tương đối, Nxb Đại học Luật Trung Quốc, 1999 của tác giả Long Tống Trí;
4) Diễn tiến của mô hình tố tụng hình sự, Nxb Đại học Cảnh sát nhân dân, 2004 của tác giả Vương Hải Yến; v.v… Ngoài ra, dưới góc độ chung còn các giáo trình Lý luận chung về Luật tố tụng hình sự Trung Quốc do các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp pháp học của các trường đại học xuất bản gần đây có đề cập riêng biệt về tổ chức và hoạt động của Cơ quan điều tra; v.v…
Những công trình nói trên đã góp phần làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn 8 về tổ chức và hoạt động của Cơ quan điều tra trong các nước của mình, nhiều kiến giải, luận điểm khoa học đã được vận dụng vào thực tiễn và thu được kết quả tốt. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu trên đều xuất phát từ góc độ trong nước của mình, chứ không phải từ góc độ Luật so sánh, phạm vi nghiên cứu bị hạn chế, về giải pháp của các vấn đề khác cũng bị hạn chế, cho nên những công trình này chưa giải quyết một cách triệt để, toàn diện những vấn đề lý luận và thực tiễn về tổ chức và hoạt động của điều tra. Chính vì vậy, việc lựa chọn đề tài như đã đề cập rõ ràng có tính thời sự cấp bách.
Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của sự so sánh về điều tra trong Luật tố tụng hình sự giữa Trung Quốc và Việt Nam là thông qua nghiên cứu và so sánh để tìm ra những nét tương đồng và khác biệt điển hình giữa chúng nhằm góp phần tạo thuận lợi cho sự tương thích và hoàn thiện pháp luật về điều tra trong tố tụng hình sự của Trung Quốc trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm lập pháp và thực tiễn tố tụng hình sự của Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài này tập trung so sánh nghiên cứu chế định điều tra giữa Trung Quốc và Việt Nam. Theo đó, đề tài tập trung nghiên cứu so sánh một số vấn đề trong chế định này như: nhiệm vụ, quyền hạn điều tra của các cơ quan có thẩm quyền điều tra trong những cơ quan tư pháp, những hành vi điều tra, cơ chế kiểm sát các biện pháp cưỡng chế, quyền lợi và địa vị của người bào chữa; v.v… cũng như đánh giá, phân tích các nội dung trong chế định điều tra của hai nước; tổng kết những tác động tích cực và ảnh hưởng tiêu cực của chế định điều tra, từ đó chỉ ra những khuyết điểm và ưu điểm của các quy định về giai đoạn điều tra ở hai nước. Trên cơ sở này, luận án này sẽ lấy một số kinh nghiệm lập pháp tố tụng hình sự của Việt Nam phù hợp làm mẫu cho việc cải cách và hoàn thiện trình tự điều tra trong Luật tố tụng hình sự của Trung Quốc.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài với tên gọi là ” Nghiên cứu so sánh về trình tự điều tra giữa Luật tố tụng hình sự của Trung Quốc và Việt Nam ” nhưng có phạm vi nghiên cứu khá rộng. Nếu ở Trung Quốc, chúng tôi sử dụng cụm từ “trình tự” đối ứng cụm từ tiếng Trung thì là “程序” [26, tr. 95], trong trường hợp tiếng Trung có nghĩa là “Đối với việc tiến hành một hoạt động hoặc quá trình thực hiện” [49, tr. 94], giống từ “Procedure” trong tiếng Anh; “程序” trong luật tố tụng thì giống từ “Proceeding” trong tiếng Anh, có thể được giải thích là thủ tục và quá trình do các cơ quan tư pháp và các bên tham gia vụ án với những người tham gia khác cùng làm những việc để giải quyết vụ án, cũng như là các mối quan hệ pháp lý giữa các chủ thể tố tụng [50, tr. 3].
Cho nên, “trình tự” trong Luật tố tụng hình sự Trung Quốc bao gồm hai nghĩa: Thứ nhất, giai đoạn các hoạt động chương trình và các quá trình; hai là, sắp xếp mối quan hệ, phản ánh mối quan hệ giữa các chủ thể tố tụng. Như vậy, “trình tự điều tra” thì bao gồm những hoạt động và quá trình điều tra, bên cạnh có mối quan hệ giữa các chủ thể tố tụng trong giai đoạn điều tra. Với những cơ sở nêu trên, phạm vi nghiên cứu của luận án này được xác định là so sánh chế định điều tra giữa Trung Quốc và Việt Nam, gồm có những vấn đề như: hệ thống tổ chức và cơ chế lãnh đạo của tổ chức Cơ quan điều tra, nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan điều tra trong Luật tố tụng hình sự, thủ tục điều tra, các biện pháp điều tra, cơ chế kiểm sát điều tra, những biện pháp ngăn chặn, vai trò của người bào chữa trong giai đoạn điều tra; v.v…
Ngoài ra, sau khi so sánh chế định điều tra của hai nước, luận án còn đề ra các ý kiến để tiếp tục hoàn thiện chế định điều tra của Trung Quốc theo quan điểm chung của Luật so sánh (Luật so sánh là môn khoa học nghiên cứu và so sánh các hệ thống pháp luật các nước, nhằm tìm ra những nét tương đồng và khác biệt điển hình giữa chúng, trên cơ sở góp phần tạo thuận lợi cho sự tương thích và hoàn thiện của hệ thống pháp luật quốc gia so với hệ thống pháp luật các nước và pháp luật quốc tế, từ đó góp phần hội nhập quốc tế trong lĩnh vực pháp luật).
Để thực hiện đề tài này, tác giả luận án chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh là chủ đạo. Theo phân loại cách thức so sánh dựa trên quy mô so sánh thì nội dung luận án này thuộc cách thức so sánh vi mô, nó là cách thức so sánh một cách cụ thể, trực tiếp một quy phạm pháp luật, một chế định pháp luật của một hệ thống pháp luật với một quy phạm pháp luật, một chế định pháp luật tương ứng của một hệ thống pháp luật khác. Đồng thời, ngoài sử dụng phương pháp so sánh, các phương pháp khác như: quy nạp và phân tích, tổng hợp cũng được ứng dụng trong đề tài này, có nghĩa dựa trên cơ sở thu thập, thống kê, tổng hợp, đối chiếu tư liệu, các công trình khoa học của các nhà khoa học – luật gia hai nước để phân tích các tri thức khoa học Luật tố tụng hình sự để rút ra kết luận khái quát chung và luận chứng các vấn đề tương ứng được nghiên cứu.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
5.1. Ý nghĩa khoa học
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án góp phần so sánh để phát hiện những điểm tương đồng và khác biệt của điều tra trong Luật tố tụng hình sự của hai nước. Qua nghiên cứu, chúng tôi cho rằng, những năm gần đây, hệ thống pháp luật của Việt Nam đã ghi nhận ở một mức độ nhất định về mặt kỹ thuật lập pháp và sự hợp lý trong việc tổ chức và hoạt động của Cơ quan điều tra, các chế định bổ trợ trong giai đoạn điều tra để nâng cao việc tôn trọng và bảo vệ quyền con người, ví dụ trong giai đoạn điều tra đã thiết lập chế định bào chữa, cho luật sư có mặt trong điều tra, cấm hỏi cung ban đêm, thiết lập sự kiểm tra, giám sát hoạt động điều tra, để hướng dẫn điều tra của Viện kiểm sát; v.v… những quy định tiến bộ trong Luật tố tụng hình sự và bài học kinh nghiệm của Việt Nam chắc chắn sẽ làm Trung Quốc hiểu rõ hơn những thách thức và phương hướng về cải cách hệ thống pháp luật tố tụng hình sự của mình, có thể cung cấp những tư liệu quý báu và cách thức giải quyết vấn đề trình tự điều tra cho Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh cải cách điều tra hình sự.
Chương 1: Những vấn đề lý luận về điều tra và so sánh về điều tra trong Luật tố tụng hình sự Trung Quốc và Việt Nam.
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về điều tra trong Luật tố tụng hình sự Trung Quốc trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm của Việt Nam.