Top 6 # Xem Nhiều Nhất Ý Nghĩa Chữ Đinh Trong Tiếng Hán Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Shareheartbeat.com

Ý Nghĩa Chữ Phúc Trong Tiếng Hán

Phúc (hay còn gọi là Phước) là biểu trưng cho sự may mắn, sung sướng và hạnh phúc. Từ ngày xưa con người đã có nhiều hình tượng biểu thị chữ phúc mà ngày nay chúng ta thường thấy trong các tài liệu nghiên cứu, các áng văn chương, trong kiến trúc, trong các vật trang trí và ngay cả trên các y phục…

Chữ Phúc nghĩa là:  Những sự tốt lành đều gọi là Phúc. Trong Kinh Thi chia ra 5 phúc: (1) Giàu 富 (2) Yên lành 安寧 (3) Thọ 壽 (4) Có đức tốt 攸好德 (5) Vui hết tuổi trời 考終命. [1] Cũng có nhiều sách nói: ngũ phúc: năm điều phúc đến nhà, là 富 phú, 貴 quý, 壽 thọ, 康 khang, 寧 ninh

Đây là một niềm ước mơ của người dân khi mùa xuân về. Nếu chiết tự chữ Phúc 福có thể thấy là toàn bộ ước mơ về một cuộc sống đủ đầy: Bên trái là bộ thị – ở đây có nghĩa là kêu cầu, mong muốn thể hiện ước mơ của con người). Bên phải gồm 3 bộ chữ: Bộ miên 宀 chỉ một mái nhà – (phải có nhà để ở, an cư rồi mới lạc nghiệp). Dưới là bộ khẩu nghĩa là miệng – (trong nhà phải có người, cả gia đình sum họp vui vẻ, tiếng nói cười rộn rã, không khí gia đình phải vui tươi đầm ấm). Dưới cùng là bộ điền 田 – (có nhà rồi phải có ruộng để cày cấy sinh sống. có ruộng, có đất đai là có tất cả. Như vậy chữ phúc 福 là một ước mơ bình dị về một cuộc sống yên bình, mong sao cho gia đình có người, có nhà, nề nếp hiếu thuận, ấm êm; có ruộng để làm ăn sinh sống. Đó là ước mơ ngàn đời của những con người lao động, không mơ sự giàu sang, phú quý, mà chỉ ước mơ một cuộc sống giản dị tốt đẹp, bền lâu mãi mãi. Cuộc sống như thế chính là phúc – chỉ một chữ mà gợi lên cảnh sống yên bình, lương thiện, hiền hòa.

Cũng như câu đối, dán chữ “Phúc” cũng là một tập tục rất lâu đời trong dân gian. “Phúc” là một trong những chữ lâu đời nhất của Trung Quốc,chữ “Phúc” ngày nay, do bộ “lễ” ( 礻)  và 3 chữ “nhất” (一), “khẩu” (口), “điền”  (田) biểu hiện sự cầu mong của con người, sao cho có ruộng có vườn và một đời sống no đủ.

Dán chữ “Phúc” là gửi gắm ước vọng, niềm mong mỏi của con người về cuộc sống hạnh phúc và tương lai tươi sáng. Nhằm thể hiện rõ hơn, đầy đủ hơn niềm hy vọng này, nhiều người còn dán ngược chữ “Phúc” để biểu thị ý nghĩa “Hạnh phúc đã đến”, “Vận may đã đến”.

Vì sao khi dán ngược? Tương truyền, vào thời nhà Thanh, có một năm khi chuẩn bị Tết, viên đại quản gia trong phủ Cung thân vương theo lệ, đã viết rất nhiều chữ “Phúc”, rồi sai người đi dán khắp nơi trong phủ. Chẳng may, có một người hầu không biết chữ đã dán ngược chữ “Phúc” lên chính giữa cánh cửa lớn của vương phủ, khiến người qua lại đều buột miệng: “福 倒 了” (Chữ Phúc dán ngược ). Nghe vậy, đám thân vương quý tộc và các mệnh phụ phu nhân thay vì giận dữ lại tỏ ra vô cùng hoan hỉ, coi đó là điềm lành, bèn cho gọi người hầu đến trọng thưởng!

Trong tiếng Hán, chữ “đảo” (倒) nghĩa là “ngược” với chữ “đáo” (到) có nghĩa là “đến”, “tới” lại có cùng âm đọc là “dào”, nên khi nghe ai đó nói “Phúc đảo liễu” thì người nghe hoàn toàn có thể hiểu là “Phúc đến rồi” (Phúc đáo liễu: 福 到了)

Ngày nay ở Trung Quốc, có một số gia đình vẫn thích dán ngược chữ “Phúc” trong dịp Tết với hi vọng hạnh phúc, vận may sẽ đến. 

Tóm lại trong tiếng Hán, chữ Phúc mang đến nghĩa no đầy, hạnh phúc, may mắn. Chữ Phúc lộn ngược đầu được đọc là ” phúc đảo” đồng âm với từ ” phúc đáo” nghĩa là phúc đến. Dán ngược chữ Phúc như vậy mới mang đầy đủ ý nghĩa là phúc tới, đem dán trước cửa nhà thì trở thành  ”phúc đáo tiền môn – phúc đến trước cửa”.

Chữ Tâm Trong Tiếng Hán: Cách Viết Và Ý Nghĩa Của Chữ Tâm

Đối với văn hoá Á Đông nói chung và văn hoá Việt Nam nói riêng chữ Tâm rất quen thuộc và bình dị. Càng trở nên thân thương thì chữ Tâm càng chứa đựng nhiều ý nghĩa to lớn. Chữ Tâm đã trải qua nhiều thời kỳ lịch sự cho tới nay, tốn không ít giấy mực và là đề tài bàn luận sôi nổi.

Ý nghĩa chung của chữ Tâm

Theo nhiều trường phái tôn giáo và triết học thì chữ Tâm đều có những ý nghĩa và đặc điểm quy tụ như sau:

Chữ Tâm khi nói tới là trái tim, lương tâm và lòng dạ của con người. Mỗi hành động mà chúng ta làm đều xuất phát từ cái tâm, tâm thiện và hành động theo lẽ phải. Nếu tâm không thiện sẽ phạm phải những điều xấu và tội lỗi.

Chữ Tâm dùng để hướng suy nghĩ con người tới việc dưỡng tính, tu thân, cái thiện và sống tích cực. Tâm lệch lạc làm con người sống điên đảo và gian dối, tham lam, đố kỵ.

Vậy nên mỗi người trong chúng ta cần để tâm mình đặt lên ngực mà yêu thương, đùm bọc và giúp đỡ người khác. Đặt lên mắt để thấy được nỗi khổ, đặt lên chân để may mắn tới mọi người, đặt lên miệng nói lời an ủi, đặt lên vai để có trách nhiệm.

Ý nghĩa chữ Tâm trong Phật giáo

Chữ Tâm trong Phật giáo không đơn giản như các giả học phương Tây nghĩ. Tâm ở đây là phạm trù quan trọng và cơ bản của Phật giáo. Chữ Tâm dẫn đầu trong các pháp, chủ, kim thánh phật. Nói khái quát thì chữ Tâm trong phật giáo phân thành 6 loại tâm như sau:

Nhục đoàn tâm: Là trái tim thịt không nghe những lời dèm pha phá huỷ, lời ác bên ngoài.

Tinh yếu tâm: Chỗ kín mật, chỉ sự tinh hoa cốt tuỷ.

Kiêm thực tâm: Cái tâm không được hư vọng, gọi là chân tâm.

Liễu biệt tâm: Ám chỉ tri thức giác quan và ý thức. Với tác dụng dựa vào ngoại cảnh bên ngoài mà phân biệt nhận thức.

Tư lượng tâm với chức năng chính là nhập lập trường chủ quan, không sa ngã bởi những yếu tố bên ngoài.

Tập khởi tâm: Chứa đựng mọi kinh nghiệm sống và nguồn gốc các hiện tượng tinh thần của con người. Đây là nơi lưu trữ hạt giống sinh ra muôn vật. Tâm lý học gọi đây là vô thức hay tiềm thức.

thể hiện giá trị, tầm quan trọng ở các nét cọ mạnh mẽ, uyển chuyển, đầy sức tạo hình. Các tác phẩm chữ Tâm thư pháp chỉnh chu và luôn đặt ở vị trí quan trọng. Đây là lời khuyên và sự răn đe ý nói con người cần giữ cái Tâm đúng với bản chất.

Thư pháp chữ Tâm thể hiện trong tiếng Hán hay chữ Quốc Ngữ trên nhiều chất liệu. Chữ Tâm cách điệu và tạo hình sáng tạo hơn tất cả đều nằm ở ý đồ của người nghệ nhân. Vì thế mà các bức tranh thư pháp và tác phẩm nghệ thuật thư pháp chữ Tâm ngày càng được ưa chuộng và sử dụng phổ biến.

Chữ Tâm trong kinh doanh

Trong lĩnh vực kinh doanh chữ Tâm ý nói tới đạo đức kinh doanh. Người chủ khi làm việc cần có tâm không dùng thủ đoạn, cần tôn trọng pháp luật. Đặc biệt là phải có cái tâm với nghề, bảo vệ người tiêu dùng sản phẩm. Bản chất của việc làm ăn kinh doanh sẽ làm ra nhiều tiền.

Nhưng thường thì việc làm giàu sẽ dẫn tới 2 trường hợp là làm giàu hợp pháp và bất hợp pháp. Việc làm bất hợp pháp là vì lợi nhuận mà tổn hại sức khoẻ người dùng. Nên khi kinh doanh cần đặt cái Tâm vào nghề, đề cao lương tâm, sản phẩm cần chất lượng, phục vụ khách hàng tốt nhất.

Quá trình sản xuất, buôn bán cần nỗ lực để tạo nên. Có như vậy quá trình kinh doanh mới bền lâu và tốt đẹp, tạo thành vòng tuần hoàn tốt cho xã hội, đời sống. Đạo đức trong kinh doanh rất quan trọng để khẳng định thương hiệu, có chỗ đứng vững vàng trên thị trường.

Trong nho giáo con người đều có tâm, quan trọng là tâm xấu hay tốt. Người vô tâm sẽ ích kỷ và có tâm xấu, chỉ nghĩ tới bản thân. Tâm tốt lành luôn làm việc có ý nghĩa, nói lời hay và làm việc tốt. Trong thư pháp chữ Tâm viết bằng chữ Hán hay chữ Quốc Ngữ đều cách điệu và sáng tạo.

Tất cả đều hướng con người tới việc giữ lương tâm trong sáng, lương thiện và hướng tới Chân Thiện Mỹ. Chữ Tâm còn có mặt trong các tác phẩm văn học Việt Nam như ca dao, tục ngữ, truyện nôm gồm Kim Vân Kiều, Nhị Độ Mai,…

Trong giáo lý chữ Tâm diễn tả bằng nhiều danh từ như cõi lòng con người, lương tâm, tâm hồn, linh hồn. Có thể hiểu một cách tương đối chữ Tâm trong giáo lý là tâm hồn trong thân xác con người. Linh hồn tương quan tới thể xác trong bình diện con người. Lương tâm tương quan thiện các trên bình diện lý trí. Trái tim tương quan với sự yêu ghét trên bình diện tình cảm.

Chữ Tâm trong tiếng Hán dùng để chỉ trái tim, tấm lòng, tâm tư. Đây là chữ tượng hình, gần giống với hình trái tim. Ở trên chữ Tâm trong tiếng Trung có 3 dấu chấm tượng trưng ba cái cuống tim. Chữ Tâm xuất hiện nhiều trong tranh chữ đầu năm với ý nghĩa tốt đẹp trong cuộc sống.

Ý nghĩa chữ tâm tiếng Hán

Chúng ta biết rằng chữ Tâm trong tiếng Hán gần giống với hình trái tim. Vì thế mà chữ Tâm có ý ngầm nói rằng tất cả mọi việc chúng ta làm cần xuất phát từ cái tâm. Cần phải có tâm trong sát cuộc đời mới ngọt ngào như quả thơm.

Cách viết chữ Tâm trong tiếng Hán

Quy tắc viết chữ Tâm trong tiếng Hán mà chúng ta cần phải ghi nhớ đó là viết từ trái qua phải, từ trên xuống dưới và từ trong ra ngoài. Quy tắc này áp dụng cho mọi bộ chữ Hán từ giản thể đến phồn thể. Khi thuộc quy tắc viết bạn sẽ tiến hành ghép các nét chính trong chữ với nhau.

Thứ tự viết chữ Tâm tiếng Hán như sau:

Nếu bạn có ý định tìm mua các sản phẩm về chữ Tâm không thể bỏ qua các bức tranh . là địa chỉ cung cấp tranh đồng chất lượng và cao cấp. Tranh đồng có giá trị kinh tế lẫn tinh thần rất cao nên đây là món quà ý nghĩa. Hãy liên hệ Dung Quang Hà để được tư vấn, sở hữu tranh đồng chữ Tâm chất lượng.

Ý Nghĩa Chữ Nhẫn Trong Tiếng Hán Và Cuộc Sống Người Việt

Chữ Nhẫn mang nhiều ý nghĩa trong cuộc sống. Tìm hiểu về ý nghĩa của chữ Nhẫn và nếp sống nhẫn nhịn của người Việt.

Ông cha ta thường nói: Một điều nhịn – Chín điều lành. Lối sống nhẫn nhịn để cuộc sống bình an đã được truyền từ xa xưa và trở thành một phần tính cách người Việt. Cùng tiếng Trung THANHMAIHSK tìm hiểu về ý nghĩa chữ nhẫn trong tiếng Hán và cuộc sống của người Việt nha!

Những ý nghĩa chữ Hán trong cuộc sống

Ý nghĩa chữ Nhẫn trong tiếng Hán

Chữ 忍” Nhẫn”: Kiên nhẫn, Nhẫn nhịn, Nhẫn nại. Thậm chí Nhẫn nhục. Nhẫn 忍 trong chữ Hán được ghép bởi 2 chữ: 刀(Đao) ở trên và chữ 心(Tâm) ở dưới. Đao đâm vào tim mà vẫn sống là nhờ biết tự kiềm chế, biết nhẫn nhịn.

Tuy nhiên, trong từ điển Hán – Việt, cụ Đào Duy Anh giải thích: chữ 忍(Nhẫn) gồm chữ 刃( Nhận”). Chứ không phải chữ “Đao” ở trên, chữ 心”Tâm” ở dưới. “Nhận” có nghĩa là mũi dao nhọn.

Có một vị giáo sư học vấn uyên thâm cho rằng: Không phải chữ “Nhận” mà cũng không chỉ có chữ “Đao”. Tinh ý thì sẽ thấy trong chữ Nhẫn có một nét phẩy của bộ丿”phiệt” dưới chữ 刀 “Đao”. Đó là chữ 乂(刈)- chữ “Nghệ” ẩn. 刈” Nghệ” tức là tài giỏi. Vậy chữ “Nhẫn” gồm ba chữ 刀,乂(刈), 心 là “Đao”, “Nghệ”, “Tâm” hợp thành.

Cách viết chữ Nhẫn trong tiếng Hán (tiếng trung)

Giáo gươm đâm vào tim thì đau đớn biết nhường nào! Thế nhưng, nếu biết cách chế ngự, có tài nghệ vượt qua thì được Tâm bình, luôn An lạc. Đặc biệt, sẽ thành công trong mọi lĩnh vực và được all mọi người tin yêu, quý mến.

Chữ Nhẫn trong kinh Phật

Định Nghĩa: Nhẫn là nhẫn nhục, là nhịn, là chịu đựng phần kém về mình, phần thiệt thòi về mình. Đây là pháp tu của Bồ Tát: bố thí trì giới…mà mục đích là tu và độ chúng sanh( lợi mình lợi người),

Nếu không biết nhẫn thì trong tâm hồn luôn có một ngọn lửa; chờ gió nhẹ thổi tới là bùng cháy. Khi mà cháy thì các vị biết cái gì rồi, nhiều người không hiểu nói nhẫn là nhục lắm… đó chỉ là sự đè nén, chịu đựng… nếu vậy chưa phải là nhẫn.

Nhẫn nhục là giữ thái độ hòa hiếu, hóa giải những phiền não do sự sân giận đem lại. Và khi sân giận mang lại, hầu như không có kết quả tốt đẹp như câu ngạn ngữ “giận quá mất khôn” mà chúng ta từng nghe.

Một vài phương pháp tu chữ Nhẫn trong kinh Phật:

Niệm Phật: luôn thường xuyên niệm Phật thường ngày. Chúng ta tập niệm Phật, Bồ Tát, vì lúc đó nhất tạm niệm Phật, sẽ mang đến sự tập trung vào chánh pháp, không thèm để ý đến những sự việc bên ngoài

Quán tưởng: (mổ xẻ) trong đời sống cái gì cũng có mặt tốt và xấu của nó. Khi gặp cảnh chúng ta chia làm hai phần: phần xấu thì mình quán, đây là nghiệp của họ, không ngu gì mà phải hơn thua phần này. Bên cạnh đó, còn có cái tốt thì giữ cái tốt để giao lưu với họ, quán xem trong sự việc này có lỗi của mình…không đời này cũng đời quá khứ. Và không thì nghĩ đến cái đám tang (vô thường) vừa đi tiển đưa hôm qua, hay vào nghĩa trang mà nhìn

Nuôi dưỡng từ bi và quyết tâm hành trì:

Khi một đứa trẻ khóc ré tức giận, thì đâu thể mắng mỏ nó, mà thương nó, và tìm hiểu xem nó đang cần gì, để có thể đáp ứng cho nó. Và nếu không đáp ứng được thì thương cho nó, nó khóc riết rồi sẽ không tốt cho sức khỏe hay bản tánh của nó. Cũng vậy khi ai đó hành động không tốt với ai đó, hay với chính mình, thì khởi lòng thương họ vì họ đang tạo nhân ác, và quả của họ sẽ khổ đau, và chết bị rơi vào địa ngục.

Chúng ta biết rồi ý nghĩa của chữ Nhẫn, thì từ đây về sau cố gắng tu tâm dưỡng tánh, quy y tam bảo, sống theo lời Phật dạy, theo chính sách pháp luật của nhà nước, nhất định chúng ta sẽ có một cuộc sống an lạc vui tươi cho đời sống hiện tại và mãi mãi về sau.

Chữ Nhẫn trong cuộc sống của người Việt

Nhẫn là đặc trưng của nền văn minh Đông Á, trở thành quy tắc ứng xử từ gia đình đến xã hội. Việt Nam – nước có nền văn hoá nông nghiệp với đặc điểm trọng tình khiến người Việt Nam lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử. Do đó, người Việt Nam luôn chủ trương nhường nhịn để giữ được thuận hòa. Cũng bởi vậy chữ Nhẫn có một ý nghĩa, vị trí rất quan trọng trong nếp sống của người Việt. Một gia đình có êm ấm, hòa thuận hay không phần lớn do sự nhẫn nhịn quyết định.

Cái gốc trăm nếtNết nhẫn nhịn là caoCha con nhẫn nhịn nhauVẹn tròn đạo lýVợ chồng nhẫn nhịn nhauCon cái khỏi bơ vơAnh em nhẫn nhịn nhauTrong nhà thường êm ấmBạn bè nhẫn nhịn nhauTình nghĩa chẳng phai mờ…

Một gia đình có nhiều nhân khẩu cùng chung sống dưới một mái nhà, nếu không có được sự nhẫn nhịn thì khó mà hoà hợp được. Đạo lý ấy cũng đúng trong một đất nước.

Người có thể nhẫn nhịn nhau vì gia đình như vậy thì cũng có thể biết cách nhẫn nhịn, ứng xử khéo léo ngoài xã hội. Nhẫn nhịn chính là cái cột chống đỡ cho tinh thần đua tranh. Nếu lúc nào cũng nghĩ đến sự nhẫn nhịn thì thắng không kiêu, bại không nản, có thể tiến, có thể lui theo ý muốn của mình.

Ý Nghĩa Của Bảng Chữ Cái Trong Tiếng Anh

A – Adult – Trưởng thành

Khi trưởng thành, bạn có thể giải quyết được những vấn đề phát sinh từ cuộc sống. Lúc này, mọi người sẽ trông đợi rất nhiều ở cách bạn ứng xử, nhìn nhận và hành động. Hãy giữ cho mình một nét cá tính riêng, chín chắn trong phong thái cũng như cách cư xử với người khác.

B – Better – Cầu tiến

Hãy hướng tới những gì tốt đẹp. Nếu bạn muốn trở thành một sinh viên, một người xuất sắc? Hãy cố gắng hết sức để đạt được mục đích của mình. Thay đổi cách nghĩ và hành động. Cầu tiến sẽ là chất xúc tác giúp bạn đạt được những mục tiêu cao hơn. hoc-ky-nang-mem-o-dau-de-truon-2498-6562 Luôn hướng tới những gì tốt đẹp nhất và cố gắng đạt ước mơ. Ảnh: Lifehack.

C – Control – Điều khiển

Kiểm soát Bạn phải biết điều khiển và kiểm soát cuộc sống của mình, đừng để nó phụ thuộc vào bất kỳ ai khác. Tự quyết định, tự hành động, tự chịu trách nhiệm tất cả mọi vấn đề. Nếu bạn không tự quyết định được cuộc sống của mình, bạn sẽ không thể làm được những điều bạn mong muốn.

D – Dream – Ước mơ

Dám ước mơ, dám khát khao, tin tưởng chắc chắn bạn sẽ biết cách để vươn tới thành công. Tất cả tuỳ thuộc ở việc bạn có sẵn sàng để thực hiện hay không. Đừng để ý đến những lời dèm pha của người khác. Nếu bạn không tin rằng những dự định tốt đẹp của mình sẽ thành hiện thực, bạn đã mất đi một nửa sức mạnh.

E – Enthusiasm – Nhiệt tình

Nhiệt tình, say mê sẽ làm cuộc sống của bạn thú vị hơn rất nhiều. Nếu bạn không cảm thấy say mê với những gì bạn đang làm, hãy cân nhắc và làm những điều mà bạn thích hơn.

F- Failure – Thất bại

Những thất bại học tập, tình yêu, tương lai,…sẽ khiến bạn buồn phiền, chán nản, thậm chí buông xuôi. Nhưng hãy nhớ rằng thất bại là tạm thời, và bạn phải biết vượt lên từ sự thất bại nặng nề đó.

G – Giver – Cho đi

Cuộc sống đâu chỉ có nhận lại mà không cho đi. Một lời khen tặng, tình nguyện làm một vài việc tốt… tất cả điều đó đều mang đến cho bạn và người khác một cảm giác dễ chịu và thực sự rất có ý nghĩa. Khi cho đi, bạn sẽ nhận lại được nhiều hơn thế.

H – Happy – Hạnh phúc

Hãy tự tìm lấy hạnh phúc cho mình từ những điều đơn giản trong cuộc sống. Công việc, sở thích riêng, bạn bè, đồng nghiệp… Tất cả những điều này đều ẩn chứa những giá trị mà bạn chưa khám phá hết được. Khi bạn cảm thấy hạnh phúc, đấy chính là hạnh phúc thực sự. Hãy tự hoàn thiện mình và cảm nhận hạnh phúc từ những gì mình đang có. Luôn hướng tới những gì tốt đẹp nhất và cố gắng đạt ước mơ.

I – Invest – Đầu tư

Nên đầu tư cho tương lai của bạn ngay từ bây giờ. Hãy chuẩn bị cho mình kiến thức, năng lực và nhiệt huyết để tự tin bước tới tương lai.

J – Joyfulness – Niềm vui

Tự tìm lấy niềm vui và ý nghĩa trong tất cả các công việc bạn làm, như thế bạn sẽ cảm thấy hứng thú hơn. Nhiều khi, tạo niềm vui cho người khác cũng khiến ta hạnh phúc.

K – Knowlegde – Tri thức

Tri thức không chỉ được học ở trường mà nó còn hiện hữu trong cuộc sống. Có những điều bạn học được ở trường, nhưng cũng có những điều chỉ có cuộc sống mới dạy được cho bạn. Hãy làm một người học trò chăm chỉ, bởi vì khi bạn càng biết nhiều, bạn sẽ ngẫm ra một điều rằng mình vẫn chưa biết gì cả.

L – Listen – Lắng nghe

Biết lắng nghe có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp bạn hiểu thêm nhiều điều về con người và cuộc sống. Từ lắng nghe đến thấu hiểu và hành động đúng sẽ mang lại nhiều thành công trong cuộc sống của bạn.

M – Mistake – Lỗi lầm

Lỗi lầm chính là cách để bạn học hỏi và rút kinh nghiệm. Hãy đối mặt, đừng che dấu và cố gắng đừng bao giờ lặp lại những sai lầm tương tự.Tìm cách giải toả nỗi buồn, bạn sẽ học hỏi được rất nhiều khi rút kinh nghiệm từ lỗi lầm ấy. Đừng che dấu và cố gắng đừng bao giờ lặp lại những sai lầm tương tự.

N – No – “Không”

Hãy biết nói “không” đúng lúc. Nói “không” với cuộc sống quá buông thả, nói “không” với những cách cư xử khiếm nhã, nói “không” với những thói quen xấu, với những người xấu mà bạn gặp. Nói “không” đúng lúc và đúng cách là cách tốt nhất bảo vệ bạn không bị sa ngã và cám dỗ.

O – Opportunity – Cơ hội

Cơ hội thường đến rất bất ngờ, nhiều khi gõ cửa rất nhanh và rất khẽ. Nếu bạn chú ý lắng nghe, bạn sẽ biết được khi nào thì nó đến. Để tâm đến những thứ diễn ra xung quanh bạn, và hãy biết chấp nhận rủi ro, mạo hiểm để nắm bắt lấy những cơ hội. Số phận của bạn nằm trong tay bạn.

P – Patience – Kiên trì

Dù có thể sẽ rất khó khăn để hiểu một vấn đề hay đạt được nguyện vọng ngay lập tức, nhưng nếu bạn đủ say mê, kiên nhẫn để học hỏi và quyết tâm làm điều đó, bạn sẽ làm được. Mọi thành công đều cần có sự “kiên trì”.

R – Reputation – Thanh danh

Tiếng lành đồn xa, tiếng dữ càng đồn xa hơn. Thanh danh là cái sẽ theo bạn đến suốt đời, do đó hãy biết cách chăm sóc và nuôi dưỡng nó.

S – Success – Thành công

Thành công chính là khi bạn biết vượt qua chính mình, là khi bạn biết tự điều khiển cuộc sống theo hướng tích cực hơn. Tìm cách “chạy đua” với những mục tiêu cụ thể mà bạn đã đặt ra. Hãy tin rằng bạn có đủ khao khát và bạn có đủ những tố chất để có thể trở thành một người thành công.

T – Thankful – Sự biết ơn

Chúng ta cần biết ơn những gì cuộc sống mang lại và trân trọng những gì mình đang có. Không có ai là xấu chỉ có người thất bại vì không biết cố gắng. Hãy cám ơn tất cả những gì mà cuộc sống ban tặng cho bạn và phấn đấu.

U – Understanding people – Thấu hiểu

Cố gắng hiểu người khác nhiều hơn. Luôn nhớ ơn những người đã giúp đỡ bạn và cố gắng để giúp đỡ người khác. Đối xử với những người xung quanh bằng sự kính trọng bất chấp địa vị và thân thế của họ. Khi bạn chín chắn, bạn sẽ nhận thức được rằng, hiểu người khác tức là hiểu thêm nhiều điều về bản thân mình.

V – Values – Giá trị

Nhận ra giá trị của bản thân và phải xác định được cái gì là quan trọng nhất đối với mình. Đừng bao giờ buông xuôi với những thứ mà bạn biết rằng nó có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân bạn. Hãy giữ vững lập trường và quan điểm của mình, tin tưởng vào sự lựa chọn của mình. Nếu bạn không có lập trường của riêng mình, bạn sẽ bị rơi vào một mớ hỗn độn và không tìm được lối ra.

W – Willing – Sẵn sàng

Hãy sẵn sàng làm từ những cái cơ bản nhất, đừng ngại khổ, công lao của bạn sẽ được đền đáp xứng đáng.

X – “X” traordinary – Bất ngờ

Không nên tự mãn và rằng bạn không bao giờ sai, mọi chuyện đều có thể xảy ra. Có những điều xảy ra mà không có lý do cũng như không thể nào giải thích được. Nhiều lúc bạn nghĩ mình đã nắm chắc trong tay chiến thắng, nhưng khi có một vài điều bất ngờ xảy ra bạn sẽ hiểu rằng không có gì là chắc chắn cả. Không nên tự mãn và rằng bạn không bao giờ sai. Bạn không thể đạt được điều đó, tất cả mọi thứ đều chỉ là tương đối.

Y – You – Bản thân

Hãy biết tự hài lòng với mình ở một mức độ có thể và giúp đỡ những người kém may mắn hơn. Đừng chú ý đến những người hơn mình để so sánh và dằn vặt. Đó không phải là cầu tiến, đó là so sánh và ghen tỵ.

Z – Zoom – Biến ước mơ thành hiện thực

Bạn đã sẵn sàng, bạn đã kiên quyết, bạn đã biết cách mở rộng con đường mà bạn đã chọn từ trước, bạn đã cảm thấy hài lòng về sự lựa chọn của mình,… là lúc bạn đủ năng lượng và điều kiện để “cất cánh”, để biến dự định và ước mơ của bạn thành hiện thực.