Top 8 # Xem Nhiều Nhất Ý Nghĩa Cách Mạng Khoa Học Kỹ Thuật Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Shareheartbeat.com

Khai Mạc Cuộc Thi Khoa Học, Kỹ Thuật Dành Cho Học Sinh Trung Học Cấp Tỉnh Năm Học 2022

Sáng 16/12, tại Trường Đại học Nha Trang, Sở Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa tổ chức Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp tỉnh năm học 2020-2021. Tới dự có ông Hà Quốc Trị, Phó Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa; ông Võ Hoàn Hải, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Giám đốc Sở GDĐT; ông Bùi Thanh Bình, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh khánh Hòa.

Ông Hà Quốc Trị, Phó Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa trao cờ lưu niệm cho các đơn vị tham gia dự thiÔng Võ Hoàn Hải, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Giám đốc Sở GDĐT trao cờ lưu niệm cho các đơn vị tham gia dự thi

Tham gia Cuộc thi năm nay có 148 dự án thuộc 14 lĩnh vực của 250 học sinh đến từ 35 đơn vị (8 phòng GDĐT huyện, thị xã, thành phố và 27 trường THPT trong toàn tỉnh) với. So với năm trước, số dự án và số học sinh tham gia đều tăng. Một số đơn vị có nhiều dự án tham gia cuộc thi cấp tỉnh như: Phòng GDĐT Cam Ranh, Phòng GDĐT Nha Trang, Phòng GDĐT Ninh Hòa, Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Trường THPT Trần Bình Trọng, Hoàng Hoa Thám, Huỳnh Thúc Kháng.Đây là cuộc thi có ý nghĩa rất lớn đối với lứa tuổi học sinh và nhà trường. Cuộc thi nhằm mục đích khuyến khích học sinh nghiên cứu khoa học; sáng tạo kỹ thuật, công nghệ và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn, tiếp cận với cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 (Cuộc cách mạng công nghệ 4.0); góp phần đổi mới hình thức tổ chức hoạt động dạy học; đổi mới hình thức và phương pháp đánh giá kết quả học tập; phát triển năng lực của học sinh; nâng cao chất lượng dạy học trong các cơ sở giáo dục trung học; tạo cơ hội để học sinh giới thiệu kết quả nghiên cứu Khoa học, kỹ thuật của mình; tăng cường trao đổi, giao lưu giữa các đơn vị; đồng thời chọn sản phẩm tham gia Cuộc thi cấp quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức vào tháng 3/2021 tại tỉnh Thừa Thiên – Huế./.

Ông Lê Đình Thuần, Phó Giám đốc Sở GDĐT trao cờ lưu niệm cho các đơn vị tham gia dự thiTS Quách Hoài Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại Học Nha Trang trao cờ lưu niệm cho các đơn vị tham gia dự thi

 Tác giả: Đức Tuấn, Thanh Sang

 Nguồn: khanhhoa.edu.vn

Ý Nghĩa Sự Phát Triển Của Cách Mạng Khoa Học Và Công Nghệ Với Toàn Cầu Hóa

Sự phát triển của cách mạng khoa học và công nghệ có tác động mạnh mẽ tới quá trình toàn cầu hóa, là động lực quan trọng thúc đẩy quá trình này. Những tiến bộ của khoa học – kỹ thuật và công nghệ bao gồm những phát minh, sáng chế, các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, các giống mới, các phương pháp công nghệ hiện đại, các lý thuyết và phương thức quản lý mới trong mọi lĩnh vực được áp dụng vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh làm tăng năng suất lao động, tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm thặng dư cho xã hội với chi phí thấp hơn, giá rẻ hơn, tạo ra tiền đề thúc đẩy sự hình thành và phát triển sự phân công, chuyên môn hóa lao động, sản xuất và kinh doanh theo ngành nghề, vùng lãnh thổ và giữa các quốc gia. Nhờ đó, thương mại và trao đổi quốc tế về hàng hóa, dịch vụ, vốn, lao động và tri thức ngày một tăng.

Sự phát triển của khoa học – công nghệ, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai đã mở đường cho sự hình thành và phát triển nhanh chóng của thị trường thế giới. Nếu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất chủ yếu dựa vào máy hơi nước, sắt và than thì cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai chủ yếu dựa vào máy chạy bằng nhiên liệu lỏng, điện và năng lượng nguyên tử và những vật liệu đặc biệt: kim loại không sắt, chất dẻo, sợi hóa chất, đặc biệt là dựa vào những thành tựu của lĩnh vực thông tin và phương thức quản lý mới. Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong ngành giao thông và kỹ thuật thông tin làm cho thế giới bị thu nhỏ lại về không gian và thời gian. Các chi phí về vận tải, về thông tin ngày càng giảm, sự cách trở về địa lý dần được khắc phục, các quốc gia và dân tộc trở nên gần gũi hơn với những hình ảnh và thông tin được truyền hình liên tục về các sự kiện đang xẩy ra ở mọi nơi trên trái đất.

Trong thế kỷ XIX, sự ra đời của đường sắt đã làm giảm chi phí vận tải khoảng 85 – 95%. Trong khoảng 10 – 15 năm, phí vận tải đường biển đã giảm khoảng 70%; phí vận tải hàng không giảm mỗi năm khoảng 3 – 4%. Sự phát triển của máy tính cá nhân và thương mại điện tử đã diễn ra với tốc độ nhanh chóng hơn. Năng suất trong ngành công nghệ thông tin suốt trên ba thập kỷ tăng khoảng 5% một năm, cao gấp 5 lần so với tốc độ tăng năng suất chung của tất cả các ngành. Dưới tác động của cuộc cách mạng công nghệ về công nghệ thông tin, kinh tế tri thức đang hình thành trong đó tri thức trở thành một lực lượng sản xuất ngày càng quan trọng, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong nền kinh tế nói chung và từng loại hàng hóa và dịch vụ được sản xuất và tiêu thục trên thị trường quốc tế nói riêng.

Khoa học và công nghệ từ cuối thập niên 1970 đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất toàn cầu, làm thay đổi hầu hết mọi mặt hoạt động sản xuất cả về lượng và chất và mang tính quốc tế hóa cao độ. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ này đã làm cho nền kinh tế thế giới phát triển với tốc độ trên 3%/năm trong vòng hơn 20 năm. Hai cuộc cách mạng công nghiệp trước đây đã mang lại những biến đổi to lớn trong đời sống kinh tế và xã hội toàn cầu, đặc biệt là sự phát triển nhanh chóng của sản xuất, tạo ra nguồn của cải phong phú cho loài người. Tuy nhiên, với hai cuộc cách mạng đầu tiên, hàm lượng vật chất (năng lượng, nguyên nhiên liệu, thiết bị máy móc, vốn và lao động) vẫn chiếm phần lớn trong một sản phẩm. Với cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện nay, hàm lượng vật chất trong các sản phẩm ngày càng giảm, hiện nay chỉ còn chiếm tỷ lệ bình quân từ 25 – 30% trong một sản phẩm, phần còn lại là hàm lượng tri thức. Đặc điểm này cũng thể hiện tính toàn cầu, tính quốc tế hóa của hoạt động lao động sản xuất ngày càng cao.

Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ lần thứ ba gắn với sự ra đời của những công nghệ cao trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực sinh học, thông tin, tự động hóa, vật liệu mới và năng lực.

Trong lĩnh vực sinh học, việc khám phá ra cấu trúc ADN, hiểu biết được mật mã của sự sống là một bước ngoặt trong lịch sử sinh học. Với những kỹ thuật về di truyền học, về gien và nuôi cấy tế bào, nhiều loại giống cây trồng, vật nuôi và nguồn dinh dưỡng mới được tạo ra, góp phần nâng cao năng suốt nông nghiệp, tạo ra lương thực và thực phẩm dồi dào cho con người sử dụng và trao đổi. Trong vòng ba thập kỷ, sản xuất lương thực thế giới tăng trên 100% trong khi dân số tăng trên 60%.

Lĩnh vực thông tin chứng kiến những tiến bộ phi thường, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy xu thế toàn cầu hóa. Với hệ thống các phương tiện và kỹ thuật thông tin hiện đại, cách mạng thông tin toàn cầu như điện thoại, fax, Internet… mối liên hệ qua lại và giao dịch giữa các cá nhân và doanh nghiệp ở mọi nơi trên thế giới trở nên nhanh chóng, thường xuyên và thuận tiện với chi phí ngày càng giảm dần; biên giới giữa các quốc gia trên nhiều phương diện đã và đang bị xóa mờ. Sự biến đổi trong lĩnh vực thông tin, đặc biệt đã biến thông tin trở thành môt thứ hàng hóa, truyền thông trở thành một trong những ngành công nghiệp hàng đầu trên thế giới. Nhờ vào công nghệ thông tin, thương mại điện tử ra đời và phát triển ngày càng mạnh mẽ. Nhờ vào công nghệ thông tin, phương thức tổ chức và quản lý sản xuất – kinh doanh đã thay đổi vô cùng nhanh chóng. Một số nhà phân tích dự đoán rằng “Nền kinh tế điện tử„ sẽ tạo ra nhiều công ty với quy mô nhỏ, hoạt động thông qua mạng điện tử với cơ chế tạm thời hoặc không cần phải có một trụ sở làm việc chung.

Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ cũng tạo ra nhiều loại vật liệu mới có chất lượng tốt hơn, chi phí thấp hơn thay thế những vật liệu truyền thống. Từ những năm 1980 cho đến nay, thế giới đã tăng cường sử dụng những nguồn năng lượng và vật liệu mới, khiến cho lượng dầu lửa do các nước công nghiệp tiêu thụ giảm đi trung bình 1 tỷ tấn/năm. Tỷ lệ nguồn điện nguyên tử, thủy điện, năng lượng mặt trời được sử dụng ngày càng cao trong sản xuất và đời sống. Các vật liệu mới như chất dẻo đặc biệt, vật liệu tổng hợp, sợi quang học, gốm sứ… thay thế ngày càng nhiều nguyên liệu truyền thống. Tự động hóa cũng trở thành một nét đặc trưng của khoa học – công nghệ, nhiều khâu trong sản xuất được tự động hóa, lập trình khoa học.

khoahocki thuat phat trien nhanh dan den

nội dung của cách mạng khoa học côbg nghệ

sự phát triển của công nghệ đến toàn cầu hoá thị trường và toàn cầu hoá sản xuất

su phat trien khoa hoc cong nghe

tac dong cua cach mang khoa hoc cong nghe hien dai toi su phat trien kinh te toan cau

tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ

tại sao cách mạng khoa học công nghệ tác động chủ yếu ở các nước phát triển

tai sao khoa hoc cong nghe lai dong vai tro quan trong

,

90% Sinh Viên Trường Đại Học Kỹ Thuật

Chia sẻ

Ông Lê Văn Tâm, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ khen thưởng tân kỹ sư tốt nghiệp loại giỏi

Ngày 15/9/2018, trường Đại học Kỹ thuật – Công nghệ Cần Thơ tổ chức Lễ khai giảng khóa 6, năm học 2018-2019 và trao bằng tốt nghiệp đại học cho sinh viên (SV) khóa 2 (2014-2018).

Năm học này trường có 861 tân SV, đạt hơn 100% chỉ tiêu, nâng tổng số SV đang theo học ở 12 ngành đào tạo hơn 6.000. Các ngành có điểm trúng tuyển cao là Kỹ thuật phần mềm, Quản lý Công nghiệp, Công nghệ thực phẩm. Trường hiện có gần 200 cán bộ, giảng viên (GV), với hơn 92% GV có trình độ sau đại học (12 tiến sĩ, 122 thạc sĩ), hầu hết các tiến sĩ đều được đào tạo ở nước ngoài.

Năm học vừa qua trường xây mới phòng thực hành, thí nghiệm, tăng cường trang thiết bị giảng dạy và học tập,… tổng kinh phí hơn 12 tỷ đồng. Công tác nghiên cứu khoa học được đẩy mạnh, các giảng viên đã thực hiện 27 đề tài nghiên cứu khoa học, 16 sáng kiến giải pháp và 15 bài báo được đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế; có 6 mô hình kỹ thuật được trưng bày, triển lãm tại tại các hội thảo khoa học công nghệ cấp thành phố và khu vực.

Nhân dịp khai giảng năm học mới, nhà Trường và Hội Khuyến học khen thưởng và trao học bổng cho 12 tân SV là thủ khoa các ngành kỳ xét tuyển đại học năm 2018, tổng trị giá 58 triệu đồng và khen thưởng những tân kỹ sư tốt nghiệp đạt loại giỏi; đồng thời trao bằng tốt nghiệp cho 255 tân kỹ sư (trong đó 21% SV tốt nghiệp đạt loại giỏi, 78% loại khá); hơn 90% tân kỹ sư đã có việc làm đúng ngành đào tạo.

Cô Nguyễn Thị Xuân Thu, Phó Hiệu trưởng Trường trao bằng cho tân kỹ sư

Thay mặt lãnh đạo TP. Cần Thơ, phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Văn Tâm – Phó chủ tịch UBND TP. Cần Thơ biểu dương những thành quả của trường. Theo ông Tâm, kết quả tuyển sinh của trường, và tỷ lệ cao SV tốt nghiệp có việc làm đúng chuyên ngành, cho thấy trường đã khẳng định được uy tín, thương hiệu, tạo niềm tin yêu cho nhân dân vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã tin tưởng và gởi con em học tập tại trường. Điều này cũng khẳng định sự cần thiết tất yếu của một trường ĐH chuyên ngành kỹ thuật, công nghệ, có nhiệm vụ đào tạo nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa cho TP. Cần Thơ và khu vực ĐBSCL.

“Đây cũng là nhân tố quan trọng để Cần Thơ trở thành trung tâm Giáo dục – đào tạo của vùng. Để phát huy thành tích bước đầu nhưng khá ấn tượng, góp phần thúc đẩy Cần Thơ sớ trở thành thành phố công nghiệp và là thành phố trung tâm động lực của cả vùng ĐBSCL. Tôi đề nghị các sở ngành chức năng của thành phố tập trung hoàn thành giải phóng mặt bằng với diện tích 5,7 ha tại phường Long Tuyền, quận Bình Thủy, để nhanh chóng triển khai Dự án đầu tư xây dựng cơ sở II cho trường, góp phần thực hiện lới hứa với Thủ tướng Chính phủ và Bộ GD&ĐT khi xin phép thành lập trường”, ông Tâm nhấn mạnh.

Ý Nghĩa Của Ngày Khoa Học

Ngày 18/5/1963 lần đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với các nhà trí thức trong một Hội nghị phổ biến khoa học do Hội phổ biến khoa học kỹ thuật tổ chức lần đầu tiên (Hội được thành lập từ năm 1963, do Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ đạo). Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến sự phát triển của KH&CN vì Người cho rằng nó có ảnh hưởng rất lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước. Người không ngừng chăm lo bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ KH&CN để phục vụ cho nước nhà. Khi nói về khoa học công nghệ, những vấn đề Người quan tâm hàng đầu đó là:

– Khoa học phải từ sản xuất mà ra;

– KH&CN phải bảo vệ môi trường thiên nhiên;

– Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực khoa học và trọng dụng nhân tài.

Quan điểm của Người ngày hôm nay vẫn còn nguyên giá trị, nó được thể hiện đầy đủ và sâu sắc trong chiến lược phát triển khoa học và công nghệ quốc gia đến 2030 và tầm nhìn 2050, đã và đang được triển khai chi tiết trong chương trình khoa học công nghệ của tất cả các ngành lớn, các đơn vị sản xuất kinh doanh trong nước.

Quan điểm về “Khoa học phải từ sản xuất mà ra” Bác Hồ đã phân tích: “Chúng ta đều biết rằng trình độ khoa học, kỹ thuật của ta hiện nay còn thấp kém. Lề lối sản xuất chưa cải tiến được nhiều. Cách thức làm việc còn nặng nhọc. Năng suất lao động còn thấp. Phong tục tập quán lạc hậu còn nhiều,…”(1). Cho nên “Khoa học phải từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao năng suất lao động và không ngừng cải thiện đời sống của nhân dân, bảo đảm cho chủ nghĩa xã hội thắng lợi”. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nước ta là nước chậm phát triển, việc xây dựng tiềm lực KH&CN hướng tới hiện đại, làm cho sản xuất phát triển nhanh, tạo điều kiện nâng cao đời sống của nhân dân, trước hết là bảo đảm các yêu cầu cơ bản, xóa đói giảm nghèo. Người khẳng định: “Nhiệm vụ của khoa học, kỹ thuật là cực kì quan trọng, cho nên mọi ngành, mọi người đều phải tham gia công tác khoa học, kỹ thuật, để nâng cao năng suất lao động, sản xuất ra nhiều của cải vật chất, để xây dựng chủ nghĩa xã hội”.

Quan điểm về “KH&CN bảo vệ môi trường thiên nhiên” x uất phát từ thực tiễn Việt Nam mà trước mắt là cải thiện môi trường, hạn chế hậu quả của thiên tai được hình thành từ rất sớm trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Quan điểm ấy còn có trước cả khi thế giới đề ra phong trào bảo vệ môi trường sau khủng hoảng hoá dầu đầu những năm 70 của thế kỷ 20. Bản thân Người rất quan tâm và sống hòa mình, gần gũi với thiên nhiên. Trong vấn đề bảo vệ môi trường ở nước ta, Bác nhấn mạnh đến việc giữ gìn, bảo vệ “môi trường xanh” chính là thảm thực vật, là rừng. Người kêu gọi: “Người người trồng cây, nhà nhà trồng cây” để bảo vệ môi trường sinh thái cho chính cuộc sống của con người. Người khởi xướng phong trào Tết trồng cây vào năm 1959 và đưa ra một lộ trình cụ thể. Cùng với quá trình CNH, HĐH, sẽ có rất nhiều vấn đề bảo vệ môi trường được đặt ra. Bảo vệ, cải thiện môi trường mà chính KH&CN là yếu tố then chốt bảo đảm cho sự phát triển nhanh, bền vững là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân ta. Do vậy, chúng ta càng cần phải đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh về KH&CN để xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp.

Quan điểm về “Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực khoa học và trọng dụng nhân tài” Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến việc đoàn kết, tập hợp đội ngũ trí thức, trọng dụng nhân tài, tạo điều kiện tối đa cho trí thức phát huy tài năng, hiểu biết của mình phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân. Bên cạnh sự quan tâm và chính sách trọng dụng nhân tài, Người cũng đặc biệt chú ý đến việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho lĩnh vực KH&CN. Bác rất coi trọng xây dựng “con người mới” bởi con người là nhân tố quyết định mọi thành công. Bác căn dặn những người làm khoa học: “Các đồng chí phải đi xuống tận các xí nghiệp, các hợp tác xã, hỏi han công nhân, nông dân yêu cầu gì, họ làm ăn và sinh sống như thế nào và phổ biến những điều cần thiết giúp đỡ họ cải tiến kỹ thuật, phát triển sản xuất, cải thiện đời sống. Các đồng chí phải là những chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng, văn hóa và khoa học, kỹ thuật; phải góp tài góp sức để cải biến bộ mặt xã hội của nước ta, làm cho nhân dân ta sản xuất và công tác theo khoa học, và đời sống của nhân dân ta văn minh, tức là khoa học, lành mạnh và vui tươi. Đó là nhiệm vụ rất nặng nề mà cũng rất vẻ vang”.

Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về khoa học, công nghệ vẫn mãi là kim chỉ nam, là động lực để chúng ta tiếp tục phát huy nội lực, tạo nên ngày càng nhiều thành tích về khoa học, công nghệ, xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như Bác Hồ hằng mong ước.

GIỚI THIỆU TÓM TẮT VỀ LUẬT KHOA HỌC CÔNG NGHỆ:

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều, theo Nghị quyết số 51/2001/QH10, Quốc hội ban hành Luật khoa học và công nghệ. (s ố: 29/2013/QH13, ngày 18/6/2013) bao gồm 9 chương, 81 điều, trong đó có Điều 7 quyết định ngày khoa học và công nghệ Việt Nam là Ngày 18 tháng 5 hàng năm. Theo dõi toàn bộ văn bản luật có thể tra cứu trên trang web chính phủ, đối với doanh nghiệp lưu ý một số điều sau:

Khoa học là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy.

Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.

Hoạt động khoa học và công nghệ là hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và triển khai thực nghiệm, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, phát huy sáng kiến và hoạt động sáng tạo khác nhằm phát triển khoa học và công nghệ.

Điều 4. Nhiệm vụ của hoạt động khoa học và công nghệ

Xây dựng lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam; xây dựng luận cứ khoa học cho việc định ra đường lối, chính sách, pháp luật về phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; góp phần xây dựng nền giáo dục tiên tiến, xây dựng con người mới Việt Nam; kế thừa và phát huy giá trị truyền thống lịch sử, văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại và đóng góp vào kho tàng văn hoá, khoa học của thế giới.

Nâng cao năng lực khoa học và công nghệ để làm chủ công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, phương pháp quản lý tiên tiến; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe con người; kịp thời dự báo, phòng, chống, hạn chế và khắc phục hậu quả thiên tai.

Tiếp thu thành tựu khoa học và công nghệ của thế giới để tạo ra, ứng dụng có hiệu quả công nghệ mới; tạo ra sản phẩm mới có sức cạnh tranh cao; phát triển nền khoa học và công nghệ Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, tiếp cận với trình độ thế giới, làm cơ sở vững chắc cho việc phát triển các ngành công nghiệp hiện đại; đẩy mạnh việc phổ biến và ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống.

Điều 5. Nguyên tắc hoạt động khoa học và công nghệ

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển khoa học và công nghệ.

Xây dựng và phát huy năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ kết hợp với việc tiếp thu có chọn lọc thành tựu khoa học và công nghệ của thế giới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

Bảo đảm quyền tự do sáng tạo, phát huy dân chủ trong hoạt động khoa học và công nghệ vì sự phát triển của đất nước.

Trung thực, khách quan, đề cao đạo đức nghề nghiệp, tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe con người, bảo vệ môi trường.

Điều 6. Chính sách của Nhà nước về phát triển khoa học và công nghệ Nhà nước thực hiện các chính sách sau đây nhằm bảo đảm phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu:

Ưu tiên và tập trung mọi nguồn lực quốc gia cho phát triển khoa học và công nghệ; áp dụng đồng bộ cơ chế, biện pháp khuyến khích, ưu đãi nhằm phát huy vai trò then chốt và động lực của khoa học và công nghệ trong phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân;

Phát triển đồng bộ các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ; gắn nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ với nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; tạo tiền đề hình thành và phát triển kinh tế tri thức;

Đẩy mạnh việc nghiên cứu ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến và hiện đại, nghiên cứu làm chủ và tạo ra công nghệ mới nhằm đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ và năng lực cạnh tranh của sản phẩm;

Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật, chú trọng lĩnh vực khoa học và công nghệ ưu tiên, trọng điểm quốc gia; áp dụng cơ chế, chính sách ưu đãi đặc biệt để phát triển, đào tạo, thu hút, sử dụng có hiệu quả nhân lực khoa học và công nghệ;

Tạo điều kiện phát triển thị trường khoa học và công nghệ;

Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ, đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ;

Khuyến khích, tạo điều kiện để hội khoa học và kỹ thuật, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp tham gia tư vấn, phản biện, giám định xã hội và hoạt động khoa học và công nghệ;

Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ; nâng cao vị thế quốc gia về khoa học và công nghệ trong khu vực và thế giới.

Điều 25. Nhiệm vụ khoa học và công nghệ

Nhiệm vụ khoa học và công nghệ được tổ chức dưới hình thức chương trình, đề tài, dự án, nhiệm vụ nghiên cứu theo chức năng của tổ chức khoa học và công nghệ và các hình thức khác.

Nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước bao gồm nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia, cấp bộ, cấp tỉnh và cấp cơ sở do cơ quan có thẩm quyền quy định tại

Điều 59. Các quỹ hỗ trợ, đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ

Nhà nước thành lập, khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập quỹ để huy động nguồn lực xã hội nhằm hỗ trợ, đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ.

Quỹ phát triển khoa học và công nghệ được thành lập theo quy định của Luật này. Quỹ đổi mới công nghệ, quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao được thành lập theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ, Luật công nghệ cao.

Cơ chế, hình thức hỗ trợ, đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ của quỹ được thực hiện theo điều lệ tổ chức và hoạt động của quỹ.

Điều 63. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp

Doanh nghiệp ngoài nhà nước được khuyến khích thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của mình hoặc đóng góp vào Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của ngành, địa phương và được hưởng quyền lợi theo quy định của Quỹ.

Doanh nghiệp nhà nước phải trích một tỷ lệ tối thiểu thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp để lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp. Chính phủ quy định cụ thể tỷ lệ trích thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp để thành lập quỹ và cơ chế quản lý, sử dụng quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp nhà nước.

Doanh nghiệp có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng quỹ đúng mục đích thành lập quỹ và thông báo việc thành lập quỹ cho cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ địa phương nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp.

Nhận thức được vai trò, vị trí hết sức quan trọng của KH&CN, trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt từ khi tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện, Đảng ta đã sớm có các định hướng và chỉ đạo đúng đắn về phát triển KH&CN. Quan điểm coi KH&CN là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa được khẳng định và quán triệt trong nhiều văn kiện của Đảng thời kỳ đổi mới. Việc quyết định có ngày KH&CN quốc gia một lần nữa khẳng định quan điểm rõ ràng của Đảng trong xây dựng và phát triển tiềm lực, phát triển nhanh, mạnh, toàn diện các lĩnh vực trong nền kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, cải thiện an sinh xã hội và chất lượng cuộc sống.