Top 6 # Xem Nhiều Nhất Ý Nghĩa Bắt Tay Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Shareheartbeat.com

Cách Bắt Tay Trong Giao Tiếp

Trong giao tiếp, cái bắt tay đươc ví như lá trầu, là khúc dạo đầu cho một buổi trò chuyện. Để có một buổi nói chuyện được gọi là thành công rất cần nghệ thuật giao tiếp mà quan trọng là cách bắt tay trong màn chào hỏi ban đầu.

Cách bắt tay trong giao tiếp như thế nào?

Dùng tay phải mỗi khi bắt tay, 2 lòng bàn tay phải tiếp xúc nhau. Tai trái còn lại nâng phần bàn tay của người đối phương để thể hiện phép lịch sự. Mắt phải nhìn vào đười đối diện ( trường hợp tránh nhìn chỉ khi đối phương là chủ tịch nước). Ngoài ra, bắt tay trong tư thế người thằng, không cúi lưng đồng thời cũng không nên lắc mạnh, rung mạnh nhiều lần. Tuy nhiên cái bắt tay phải thể hiện sự sức mạnh trong đó. Phải giữ gương mặt lun trong tư thế niềm nở, thân thiện và đừng quên mỉm nụ cười nhẹ nhàng nhưng cũng đủ dứt khoát đủ để thu hút cái nhìn đối phương. Trước khi buông tay, đừng quên câu nói: “Rất hân hạnh khi gặp anh/ chị/ ông/ bà…” và nhìn xuống thể hiện sự phục tùng, hạ thấp bản thân.

Các kiểu bắt tay và ý nghĩa của nó?

Trong cuộc sống hàng ngày, bắt tay đơn thuần chỉ là hình thức để chào hỏi khi gặp nhau và lúc chia tay nhau; tuy nhiên xã hội ngày càng phức tạp mỗi cái bắt tay mang một màu sắc khác nhau, tùy theo hoàn cảnh, thái độ, địa điểm v.v… có cái bắt tay để chào hỏi xã giao, có cái bắt để hoan nghinh, chúc mừng , tạm biệt báo tin mừng hay an ủi hỏi thăm đều có thể dùng đọng tác bắt tay , tuy đơn giản, bình thưòng nhưng biểu hiện ý nghĩa tâm lý rất phức tạp. Trong giao tiếp nó có một ý nghĩa rất quan trọng và đặc biệt.

Kiểu bắt tay đúng tiêu chuẩn là dùng nắm bàn tay đối phương lực vừa phải , và ngược lại… Thời gian bắt đầu từ 1 đến 5 giây là vừa. Tư thế dùng lực và thời gian dài hay ngắn đều biêu lộ một cách chính xác rõ ràng và trạng thái tình cảm khác nhau của người bắt tay.

Ngoài ra còn có một số cách bắt tay như:

Là cách bắt tay truyền thống chứng tỏ sự mạnh mẽ và nam tính. Thực tế thì các quý ông rất thích kiểu bắt tay này. Vì lẽ, cái siết tay mạnh khi tác động 2 bàn tay tạo sự hứng thú cao. Tuy nhiên, nếu trong lần gặp đầu tiên không nên dùng kiểu bắt tay này, vì có thể làm đối tác có cảm giác sợ .

Kiểu bắt tay và ôm

Kiểu bắt tay này dùng trong trường hai người đã khá thân hoặc cũng có quãng thời gian hợp tác khá dài tạo độ tin tưởng cao hoặc cũng có thể là cái bắt tay cuối cùng, cái bắt tay thực sự hứng khởi sau một cuộc bàn bạc thành công. Cách bắt tay này tạo cảm giác thân thiện.

Đấy là cái bắt tay trong hợp tác làm ăn, còn trong cuộc sống hằng ngày bắt tay còn được nhìn thấy ngay cả những cậu nhóc hay những người bạn lâu ngày gặp nhau. Kiểu bắt tay bạn bè xã giao có thể là kiểu bắt tay lỏng chỉ chạm nhẹ vào tay khiến cho có cảm giác chậm chạp, nhẹ nhàng.

Qua đây, ta có thể thấy bắt tay được xem như là kỹ năng giao tiếp qua ngôn ngữ cơ thể, là biểu tượng của sự đón tiếp, tạo tình cảm, niềm tin cho người tiếp xúc với mình và chứng minh cho họ thấy được thiện cảm của mình.

Với hơn 15 năm kinh nghiệm huấn luyện, đào tạo cho gần 1000 Tổ chức là các Tập Đoàn Đa Quốc Gia, các Công Ty Hàng Đầu Việt Nam, các cơ Quan Nhà Nước với số lượng học viên tham gia trên 100.000 người.

Các công ty đã đào tạo: Vingroup, Samsung, Toyota, Viettel, Mobilephone, BIDV, Vietcombank, Coopmart … Chúng tôi không chỉ phát triển kỹ năng mà còn nâng tầm giá trị cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết về nội dung khóa học kỹ năng giao tiếp và thuyết trình thuyết phục, khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ: 0916 72 0000 (Vân Anh) – 0912 232 334 ( Minh Mỹ) để được chúng tôi tư vấn những khóa học hay đến với bạn.

Hãy đến với chúng tôi trước khi quá muộn.

www.trandinhtuan.com ➡️Diễn Giả, Chuyên Gia Đào Tạo – TRẦN ĐÌNH TUẤN ✔️ Marketing – University of Economics Ho Chi Minh City ✔️ MBA – Management in California State University, USA ➡️ Đào tạo Thực Tế – Ứng Dụng Hiệu Quả

➡️Doanh nghiệp Bạn muốn nâng cao kỹ năng của đội ngũ nhân viên ? ➡️Công Ty Bạn muốn các nhân sự làm việc bằng 100% trách nhiệm với những công việc được giao. ➡️Tổ chức Bạn muốn tất cả các nhân viên hoàn thành các mục tiêu đã đề ra.

➡️Cung cấp dịch vụ đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp (đào tạo In-House), lấy doanh nghiệp làm trung tâm, nhằm mục đích nâng cao chất lượng nghiệp vụ và tư duy chiến lược.

Các Khóa Học Mang Đến Tầm Quan Trọng Đối Với Bạn :

⇒ Khóa học kỹ năng giao tiếp và thuyết trình thuyết phục

⇒ Kỹ năng bán hàng và chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp

⇒ Khóa học Digital Marketing

⇒ Khoá học kỹ năng quản lý và giám sát bán hàng

⇒ Khoá học kỹ năng thuyết trình trước đám đông/công chúng

⇒ Kỹ năng làm việc hiệu quả cho quản lý lãnh đạo

⇒ Kỹ Năng Đàm Phán Thương Lượng

⇒ Đặt tình yêu trong công việc

Hoặc GỌI 0912 232 334 để chúng tôi tư vấn lớp học và các quyền lợi phù hợp nhất cho bạn.

Thành công của các bạn chính là thành công của chúng tôi: “Đệm bước thành công, nhân đôi hạnh phúc”

Bắt Tay Nhau? Cũng Phải Hiểu Biết Đấy!

Chúng ta hay phải bắt tay và thường làm việc đó một cách vô thức. Trong một tuần làm việc bình thường, bạn phải bắt tay bao nhiêu lần? Bạn có để tâm chút nào đến cái bắt tay đó không?

Cái bắt tay trong giao tiếp đôi khi sẽ là ấn tượng đầu tiên của người đối diện nhớ về bạn. Dĩ nhiên, chúng ta đều muốn để lại ấn tượng tốt đẹp phải không? Hãy tham khảo phương pháp bắt tay đúng đối tượng, đúng văn hóa sau đây.

Bắt tay không đơn giản là một kỹ năng giao tiếp, mà nó còn là một cử chỉ văn hoá, một nghệ thuật, một kỹ năng sống. Cũng có những cái bắt tay làm đôi bên xích lại gần nhau. Có những người chỉ sơ suất trong việc bắt tay, khiến đối tác tự ái, dẫn tới hỏng việc.Bắt tay – nét đẹp văn hóa cần chú trọng

Bắt tay trong giao tiếp thể hiện sự thân thiện, tình cảm quý mến nhau. Những người bạn thân lâu ngày mới gặp nhau thể hiện một cách bắt tay ban đầu, mừng rỡ tươi cười, gọi là “tay bắt mặt mừng”.

Nhưng cũng có những cái bắt tay không văn hóa, bất đắc dĩ phải chìa tay ra cho người khác nắm, ví như một lãnh đạo đứng trên bậc hè cao, đưa bàn tay ra cho nhân viên đứng dưới nắm, tay kia để trong túi quần, mặt nhìn đi nơi khác hay một người bề trên ngồi trên ghế sa lông trong nhà, người khách vào chìa tay bắt, người ngồi ghế vẫn cứ ngồi, miệng nói chuyện với người khác, đưa bàn tay ra nắm một cách hờ hững.

Có những người nam giới khi bắt tay chị em phụ nữ nắm quá chặt, giữ quá lâu không chịu buông ra… Những cử chỉ đó thật thiếu văn hóa, không tôn trọng nhau, gây sự bất bình đẳng trong giao tiếp.

Còn một kiểu bắt tay nữa ở địa phương tôi mới xuất hiện, trong các đám cỗ bàn, tiệc tùng, người ta thường mượn rượu để chúc tụng nhau. Sau khi cụng chén họ uống một hơi sau đó lần lượt bắt tay nhau. Trong bữa ăn có hàng chục lần bắt tay như vậy vừa rườm rà, vừa mất vệ sinh khi ăn uống.

Bắt tay là nét đẹp văn hóa trong giao tiếp, thể hiện tình cảm quý mến nhau, là màn chào hỏi ban đầu để làm quen cho cuộc nói chuyện tiếp theo. Vậy phải bắt tay sao cho đúng cách để không làm mất đi ý nghĩ của cử chỉ thân thiện này.

Bốn điều giúp bạn bắt tay đúng cách trong nghệ thuật giao tiếp

Trong khi gặp gỡ, nói chung, người có tuổi hoặc có địa vị xã hội cao hơn thường là người chủ động chìa tay ra bắt, ví dụ như giám đốc bắt tay các trưởng phòng, hoặc nhân vật được phỏng vấn bắt tay các phóng viên. Trong trường hợp đại diện hai bên đối tác đều ngang hàng, bên chủ nhà cũng sẽ là bên chủ động bắt tay trước. Tuy thế, đôi khi chính việc người khác mở rộng tay ra bắt trước, bất kể địa vị xã hội, cũng là một cách gây ấn tượng về sự tự tin và táo bạo.

Đứng khi bắt tay gần như là một yêu cầu bắt buộc. Khi bạn đang ngồi mà có một người khác chìa tay ra bắt, hãy đứng lên và nắm lấy tay họ, thay vì tiếp tục ngồi và để đối tác phải cúi người xuống. Tất nhiên, trừ trường hợp hạn chế về thể chất như bạn đang ốm nặng, không thể đứng lên được, hoặc không thể di chuyển được, còn thì tư thế bắt tay đúng nhất là tư thế đứng thẳng.

Khi bắt tay, cần có một sự tiếp xúc giữa phần khum của lòng bàn tay và mặt trong của các ngón tay với đối tác. Sau khi nắm tay và lắc vài lần, ánh mắt của bạn và của đối tác phải gặp nhau và duy trì sự kết nối trực tiếp.

Đừng bắt tay quá lỏng lẻo, nhưng cũng đừng nắm quá chặt và khiến đối tác của bạn phải rú lên vì đau. Người ta cho rằng cái bắt tay sẽ nói lên tính cách và con người của bạn. Người bắt tay nhẹ và không có lực thường là người hay lo lắng, hời hợt, còn người bắt tay chặt là người mạnh mẽ, đầy nhiệt huyết. Tuy nhiên, bắt tay quá chặt thì lại thành thất thố.

Hãy bắt đầu bắt tay ngay sau khi đã tự giới thiệu. Đừng vì quá tập trung vào việc giới thiệu bàn tay của mình hơn chính bản thân mình. Đừng giữ tay đối tác quá lâu. Thông thường, người ta sẽ nắm tay và lắc trong khoảng 3-4 nhịp là vừa đủ. Giữ tay đối tác, nhất là đối tác nữ quá lâu thì quả là bất lịch sự. Ngay khi gặp gỡ lần đầu tiên, cách bắt tay của bạn chính là một phương thức mạnh mẽ để giới thiệu về con người bạn và gây ấn tượng với đối tác. Chính vì vậy, hãy sử dụng kỹ năng giao tiếp này thật hiệu quả, để đối tác thấy trước mặt mình là một con người bản lĩnh, tự tin, chân thành và có thể tin tưởng được.

Những điều nên và không nên khi thực hiện bắt tay

+ Khi bắt tay ai đó, bạn hãy tiến lại phía người đó với nét mặt tươi cười. Hãy dừng lại ở khoảng cách an toàn, rồi chìa tay về phía người đó. Chìa tay sớm để người ta phải nhoai người về phía bạn, hay tiến tới gần quá khiến người ta phải đứng lùi lại một bước là điều không nên. Hãy nắm cả bàn tay đối tác, sao cho ngón tay cái của bạn khít lên ngón cái của người ta, lắc 3 – 4 nhịp rồi buông ra là đủ.

+ Xin bạn chớ nhiệt tình quá mà bóp tay người ta quá mạnh, giật tay người ta quá lâu khiến người ta đau, nhất là đối với phụ nữ. Hãy nhớ bắt tay là thủ tục giao tiếp chứ không phải là thi “vật tay”. Nhưng bắt tay hời hợt, yếu ớt, chưa chạn đã buông, hay bắt tay kiểu cầm vài ngón tay cũng là không đạt tới mức kỹ năng.

+ Đừng để tay ướt, dính nhớp mồ hôi mà bắt tay khiến người ta có cảm giác cầm vào “con cá chết”. Nếu tay bạn bận hay bẩn, bạn cứ xin lỗi rằng bạn không thể bắt tay, chứ đừng chìa cánh tay, cùi tay ra để người ta bắt vào đó. Làm thế khác nào thay vì hôn môi, bạn lại chìa gáy cho người ta.

+ Những bạn đeo nhẫn thì lưu ý để chúng không trở thành vũ khí sát thương đối phương. Nếu bạn là người thuận tay trái, cũng cố gắng chìa tay phải để bắt tay, không nên để đối tác phải rụt tay phải của họ lại để đổi sang tay trái cho giống bạn.

+ Bạn chỉ bắt tay khi cả hai cùng đứng dậy hoặc cùng ngồi. Tối kỵ là khi một người ngồi, một người đứng lom khom, hay một người đứng trên bục cao, bậc trên của cầu thang, một người ở thấp hơn. Hãy bước tới, nghiêng người về phía trước một chút để bắt tay. Nhìn đối tác với mét mặt tươi vui, tránh bắt tay người này, nhưng mắt nhìn người thứ hai, miệng chào người thứ ba.

+ Với người lớn tuổi, nên cúi thấp hơn một chút để tỏ vẻ kính trọng. Bạn không cần thiết ấp cả hai bàn tay của mình vào tay người khác, hay cúi rạp mình, khiến người ta có cảm giác bạn nhúm mình khúm núm quá mức.

+ Hãy bắt tay kèm lời chào, gọi đúng tên, sau đó giới thiệu bản thân. Ví dụ: Khi bắt tay, bạn hãy nói: Chào anh/chị, tôi là Khánh, biên tập viên website chúng tôi rất vui được gặp anh/chị.

+ Khi bắt tay ai đó, bạn hãy truyền cho người ta cảm giác thân thiện, cởi mở, sức mạnh của sự tự tin, khả năng làm chủ bản thân, để lại ấn tượng tốt đẹp. Đó là khởi đầu của mối quan hệ tốt đẹp và thành công.

+ Không nên giơ tay trái ra bắt, đặc biệt khi bạn đang giao tiếp với người Ả rập, người Ấn Độ điều này bạn càng cần phải chú ý. Vì theo quan điểm của họ tay trái là bàn tay không được sạch sẽ.

+ Khi giao tiếp với người theo đạo thiên chúa giáo cần phải tránh trường hợp ví dụ như hai người này bắt tay và bắt tay chéo với hai người khác, việc đó sẽ tạo ra sự chồng chéo lên nhau, hình thành chữ thập, trong con mắt của họ chữ thập đại diện cho những điều xui xẻo.

+ Khi bắt tay không nên đeo găng tay, đội mũ hoặc đeo kính đen, chỉ có phụ nữ khi giao tiếp ngoài xã hội được phép đeo găng tay khi bắt tay.

+ Không nên một tay cầm đồ hoặc đút túi còn tay kia giơ ra bắt.

+ Khi bắt tay trên mặt không nên giữ thái độ vô cảm, không nói một lời nào hoặc lý luận dài dòng, gật đầu lia lịa hoặc nhún vai, kiểu cách một cách quá đáng.

+ Khi bắt tay không nên chỉ bắt hờ hững đầu ngón tay của đối phương, kiểu như muốn giữ khoảng cách nhất định với họ. Cách làm tốt nhất là cần nắm cả bàn tay đối phương. Cho dù trong trường hợp lệch tay thì cũng nên làm như vậy.

+ Không nên kéo tay đối phương về phía mình hoặc đẩy tay về phía họ, hoặc gạt lên trên xuống dưới, sang trái hoặc sang phải lệch hướng.

+ Không nên từ chối cái bắt tay của đối phương, cho dù có bệnh về tay, tay ướt, bẩn thì cũng nên giải thích với đối phương một cách lịch sự: “Xin lỗi, tay tôi không tiện để bắt tay anh (chị) lúc này” để tránh đối phương hiểu lầm.

Văn hóa bắt tay cần biết của các nước trên thế giới

Nếu như dân gian Việt Nam có câu: “Miếng trầu là đầu câu chuyện” thì bắt tay chính là lời mở đầu quen thuộc cho các cuộc giao tiếp, nhất là giao tiếp với đối tác, khách hàng trong kinh doanh. Vì thế, để quá trình giao tiếp được hiệu quả và suôn sẻ, bạn nên học cách bắt tay đúng cách, đúng văn hóa của từng quốc gia trên thế giới. Như vậy, bạn đã gây ấn tượng tốt với người đối diện rồi đấy!

Nguồn: Tổng hợp trên Internet

Ý Nghĩa Của Từng Ngón Tay Đeo Nhẫn

Đa số đàn ông đều không có kiến thức về những điều cần lưu ý khi đeo nhẫn, những ẩn ý đằng sau việc đeo nhẫn ngón nào.

Thực sự thì đây không phải một vấn đề…

Nhưng bạn cần nhớ rằng, không phải đeo một chiếc nhẫn ở vị trí đặc trưng sẽ được đại đa số mọi người hiểu. Như chúng tôi đã đề cập thì có tới khoảng 95% dân số không biết được những ẩn ý đằng sau những chiếc nhẫn. Tuy nhiên, cũng như mọi xu hướng thời trang khác, điều này là dành cho những người hiểu biết, và là một “thành viên” của nhóm những người tinh tế hiểu được ẩn ý mới là điều thú vị và “đẳng cấp”

1. Tay phải và tay trái

Thực tế thì không có luật lệ bắt buộc nào về việc bạn phải đeo nhẫn ở bên tay nào. Nhưng đối với nhẫn đính hôn và nhẫn cưới là các ngoại lệ, bởi chúng thể hiện và đánh dấu sự đặc biệt về tình trạng hôn nhân của bạn. Chính vì thế có rất nhiều các truyền thống, luật lệ cụ thể về những chiếc nhẫn này. Nhưng cũng chính vì có quá nhiều luật lệ gắn liền với nhẫn cưới ở nhiều nơi khác nhau nên không có một quy định nào thống nhất về việc đeo nhẫn cưới hay nhẫn đính hôn.

Ví dụ, đàn ông Mỹ phần lớn sẽ đeo nhẫn cưới của họ ở bên tay trái, nhưng người đàn ông kết hôn theo nhà thờ Chính thống giáo Đông phương có thể sẽ đeo ở bên tay phải. Còn về nhẫn đính hôn thì thường không có người đàn ông nào đeo nhẫn đính hôn cả nên đương nhiên không có quy định nào cụ thể về trường hợp này.

Một số trường học hoặc tổ chức có thể có những luật lệ riêng về việc đeo nhẫn như thế nào (với những trường hợp này thường bạn sẽ được thông báo), nhưng đa số thì việc đeo nhẫn thường nghiêng về việc tự do, thoải mái thể hiện sở thích của mình.

Vậy nên, đối với việc đeo nhẫn, đừng quá lo lắng về việc tay phải hay tay trái mới là đúng.

2. Đeo nhẫn ngón út

Ngón út cũng là ngón tách biệt với phần cơ thể của bạn nhất khiến chiếc nhẫn càng được dễ dàng nhận thấy và nổi bật. Thế nên đây luôn là ngón tay được ưu ái đeo những chiếc nhẫn thời trang nhất, thu hút sự chú ý của mọi người.

3. Ngón đeo nhẫn

Ở đa số các nước trên thế giới thì ngón đeo nhẫn luôn được coi là ngón tay đặc biệt để đeo nhẫn cưới: đeo bên tay phải là để thể hiện sự đính hôn và đeo bên tay trái thể hiện là bạn đã có vợ hoặc chồng.

Nhẫn cưới hoặc nhẫn đính hôn thường được các chàng trai chọn là một chiếc nhẫn đơn giản không cầu kỳ. Bởi một chiếc nhẫn to bản, đính đá to hoặc có hoạ tiết loè loẹt thì thật không giống với một chiếc nhẫn cưới tí nào. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là người ta không chọn một chiếc nhẫn khác biệt, độc đáo để làm chiếc nhẫn thể hiện sự gắn kết tình yêu. Rất nhiều cặp đôi đã chọn những chiếc nhẫn cưới độc lạ để minh chứng cho tình yêu giữa hai người. Tuy nhiên khi để người ngoài nhìn vào thì một chiếc nhẫn được trang trí khác biệt, độc đáo được đeo ở ngón đeo nhẫn lại không được coi là giống với chiếc nhẫn cưới mà chỉ là một trang sức, phụ kiện mà thôi! Một chiếc nhẫn đơn giản, với thiết kế tối giản thì thường dễ dàng nhận thấy hơn.

Về mặt hình tượng thì ngón đeo nhẫn tượng trưng cho Mặt trăng, sự sáng tạo và cái đẹp, dĩ nhiên là cho cả các mối quan hệ tình cảm lãng mạn. Kim loại của mặt trăng chính là bạc, khiến cho chiếc nhẫn bạc là sự lựa chọn thường thấy cho những kiểu nhẫn không phải nhẫn cưới.

4. Đeo nhẫn ngón giữa

Điều đó nói rằng, rất nhiều người đeo nhẫn lần đầu có thể cảm thấy thoải mái hơn với ngón giữa, hoàn toàn bởi vì nếu cảm thấy mình được chú ý và thu hút hơn, thậm chí là trông manly hơn! Và nếu bạn không muốn có sự mặc định nào về việc bạn “đã có chủ” thì chọn ngón giữa là sự lựa chọn tuyệt vời.

Do vị trí trung tâm của nó, ngón giữa được giữ để tượng trưng cho sự cân bằng và trách nhiệm và được liên kết với Sao Thổ. Vì kim loại của Saturn là chì, các kim loại màu xám đơn giản như thép là lựa chọn cho ngón tay giữa phổ biến.

5. Đeo nhẫn ngón trỏ

Quay lại các thời kỳ trung đại, ngón trỏ là vị trí phổ biến nhất cho nhẫn của một người đàn ông (ở một số vùng của Châu Âu, những người dưới một cấp bậc nhất định thực sự bị cấm đeo nhẫn, vì họ biểu thị trạng thái hôn nhân cụ thể)/ Điều đó làm cho ngón trỏ trở thành một nơi tốt cho những thứ như nhẫn thể hiện tầng lớp, nhẫn huynh đệ, hoặc nhẫn biểu tượng gia đình hoặc biểu tượng thành viên của một tổ chức nào đó, mặc dù nhiều người đàn ông (đặc biệt là những người đàn ông trẻ tuổi, chưa lập gia đình).

Hiệp hội chiêm tinh cho ngón tay trỏ có gắn kết với Sao Mộc, tượng trưng cho sức mạng, sự lãnh đạo và quyền lực. Liên kết kim loại là thiếc, nguyên liệu ít được dùng để làm nhẫn, nhưng tông màu bạc sáng là một lựa chọn thường thấy cho nhẫn ở ngón trỏ.

6. Đeo nhẫn ngón cái

Nhẫn ngón tay cái có một cảm giác hơi kỳ lạ đối với những người đến từ văn hóa Bắc Mỹ thông thường, nhưng chúng thực sự rất phổ biến trên toàn thế giới.

Trong hầu hết các xã hội, một chiếc nhẫn ở ngón tay cái trên một người đàn ông là một thể hiện của sự giàu có hoặc ảnh hưởng, và chúng có xu hướng khá to bản và cầu kỳ để thể hiện điều đó (tất nhiên cũng để phù hợp thoải mái hơn trên ngón tay cái).

Một chiếc nhẫn ngón tay cái cũng thường là lựa chọn tự nhiên cho những người đàn ông muốn đeo nhiều chiếc nhẫn trên cùng một bàn tay vì nó cách khá xa các ngón tay khác, không gây nên sự kệch cỡm hay dư thừa.

7. Một người đàn ông nên đeo bao nhiêu chiếc nhẫn trên tay là vừa đủ?

Điều này phụ thuộc vào những chiếc nhẫn.

Thông thường, bạn sẽ không đeo nhiều hơn một chiếc nhẫn cho bất kỳ ngón tay nào, nhưng sẽ có những trường hợp bạn gặp những kiểu nhẫn là tập hợp của nhiều chiếc nhẫn nhỏ phải đeo cùng nhau. Điều này là hoàn toàn bình thường.

Nhưng giả dụ bạn chỉ đeo một chiếc nhẫn ở mỗi ngón tay thì số lượng 2-3 chiếc nhẫn ở cả hai bàn tay là số lượng vừa đủ. Ngay cả như vậy bạn cũng đã rất nổi bật rồi, và vượt quá số lượng ngày sẽ khiến bạn trông khá loè loẹt và không thời trang.

Kiểu đeo phổ biến nhất là bạn chỉ đeo một chiếc nhẫn to bản nổi bật trên một bàn tay và không đeo gì khác nữa, hoặc đơn giản chỉ là một chiếc nhẫn cưới đơn giản là tuyệt nhất.

Real Man Real Style

Và cuối cùng, chất lượng luôn quan trọng hơn số lượng. Không quan trọng là ở ngón tay nào mà bạn muốn đeo nhẫn, quan trọng là chiếc nhẫn đấy cần phù hợp với phong tục tập quán và thể hiện được cá tính của bạn một cách đúng đắn. Vừa rồi ONOFF đã tổng hợp một số điều cần biết về ý nghĩa của nhẫn cho các bạn nam. Mong rằng bài viết của chúng tôi sẽ gíup các bạn chọn được chiếc nhẫn ưng ý cho mình!

Giải Mã Ý Nghĩa Về Đường Chỉ Tay Chữ M Ở Tay Phải Và Tay Trái

Người có đường chỉ tay chữ M ở tay phải và tay trái được cho là những người rất có tài, có khả năng thiên bẩm đặc biệt, trực giác tốt và đặc biệt là một đối tác tuyệt vời trong bất kỳ mối quan hệ kinh doanh nào. Đây là lời giải cho Bàn tay chữ M có ý nghĩa gì của một trong web nổi tiếng thế giới chúng tôi

Trên thực tế, đường bàn tay chữ M được hình thành từ các đường chỉ tay: tam đạo, sinh đạo và trí đạo. Các chuyên gia Nhân tướng học cho biết rằng, số lượng người có đường chỉ tay này rất hiếm có, do đó học trở thành dấu hiệu của người đặc biệt và có những tài nhất định. Rất nhiều người tìm hiểu Đường chỉ tay chữ M có ý nghĩa gì vì bản thân họ có hoặc người thân, bạn bè của họ có dấu hiệu này.

Tra cứu Tử vi 2021 Mới Nhất để Xem Vận Mệnh – Sức Khỏe – Tài Lộc

Cách xem chỉ tay chữ M:

+ Họ là người có tướng lãnh đạo, sự nghiệp phát triển, có thể gây dựng được cơ đồ. Là người mạnh mẽ, đáng tin cậy, nói là làm. Trong lịch sử, có rất nhiều nhân vật nổi tiếng có đường chỉ tay chữ M. Từ tổng thống, nhà tiên tri đến tỷ phú, thương gia v.v Họ còn lập ra Hội những người có chỉ tay chữ M nữa.

+ Bàn tay chữ M có ý nghĩa gì còn có câu trả lời rằng họ là người có tài năng và gặp được nhiều may mắn trong cuộc sống. Vì tài trực giác nhạy bén, kinh doanh, lãnh đạo thiên bẩm mà cuộc sống của bạn có nhiều điều thi vị và màu sắc.

+ Đừng bao giờ có ý định đùa cợt với những người có đường chỉ tay chữ M vì họ có trực giác tốt, phát hiện ra những điều giả dối rất nhanh. Và thường sau đó thì khó lòng lấy lại được niềm tin từ họ, cho dù họ đã tha thứ.

+ Họ còn là người giỏi giao tiếp, biết gây dựng mối quan hệ với mọi người. Là người trực nghĩa, nhiệt tình giúp đỡ mọi người xung quanh.

+ Phụ nữ có đường chỉ tay chữ M thì có trực giác tốt hơn đàn ông. Đó là câu trả lời cho nhiều nghiên cứu về Đường chỉ tay hình chữ M có ý nghĩa gì. Kể cả khi 2 vợ chồng đều có chỉ tay chữ M thì trực giác vợ vẫn tốt hơn. Do đó họ dễ tạp ra những thay đổi trong cuộc sống cũng như nắm bắt cơ hội.