Top 10 # Xem Nhiều Nhất Wbc Cao Có Sao Không Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Shareheartbeat.com

Xét Nghiệm Wbc Là Gì? Chỉ Số Wbc Cao Có Nguy Hiểm Không

Xét nghiệm WBC là gì và những điều cần lưu ý

WBC là viết tắt của cụm từ White Blood Cell – số lượng bạch cầu trong một thể tích máu. Còn xét nghiệm WBC được đánh giá là một trong những xét nghiệm thường quy được sử dụng chủ yếu khi tiến hành các xét nghiệm huyết học cũng như xét nghiệm máu.

Trong công thức có nhiều chỉ số quan trọng với các ý nghĩa riêng biệt, bao gồm chỉ số WBC để giúp bác sĩ có những chuẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh lý của người bệnh hoặc người thực hiện xét nghiệm.

Xét nghiệm WBC là một phần trong xét nghiệm công thức máu hay còn được gọi là huyết đồ. Đây được xem là một trong các xét nghiệm quan trọng nhằm phản ánh một cách chính xác tình trạng sức khỏe người bệnh thông qua số lượng bạch cầu trong một thể tích máu.

Các tế bào máu trắng còn gọi là bạch cầu, là những tế bào lưu thông trong máu và hệ bạch huyết, giúp bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng, ung thư.

Có năm loại bạch cầu chủ yếu trong cơ thể và mỗi loại sẽ nắm giữa một chức năng khác nhau, dựa vào tỷ lệ bình thường của các bạch cầu mà chúng có thể phản ánh tình trạng sức khỏe người bệnh, nhất là các bệnh có ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và xương tủy.

Đối với người bình thường, chỉ số WBC sẽ dao động ở khoảng 4000 – 10000 bạch cầu/mm3, trung bình khoảng 70000 bạch cầu/mm3 máu.

Dựa vào chỉ số WBC thay đổi tăng hay giảm so với mức trung bình, chúng ta có thể biết được tình trạng sức khỏe của người xét nghiệm.

2. Một số lưu ý khi thực hiện xét nghiệm WBC

Thực hiện xét nghiệm WBC không phải là một xét nghiệm cấp cứu nên người bệnh có thể chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi thực hiện xét nghiệm để đảm bảo tính chính xác cũng như mức độ an toàn cho người làm xét nghiệm.

Người bệnh đang trong trạng thái nghỉ ngơi yên tĩnh, ít hoạt động và cách xa bữa ăn vì khi hoạt động mạnh hoặc ăn nó có thể làm thay đổi số lượng bạch cầu, dẫn đến kết quả bị sai lệch.

Không được tiến hành lấy mẫu xét nghiệm khi người bệnh đang truyền dịch hoặc truyền máu vì lúc này máu có thể bị pha loãng và các chỉ số tế bào WBC đều bị giảm đi.

Lưu ý về mẫu bệnh phẩm, máu phải được lấy nhanh, gọn để tránh tình trạng kích hoạt quá trình đông máu.

Bên cạnh đó, người làm xét nghiệm WBC cần lựa chọn cơ sở y tế thực hiện xét nghiệm đảm đảm đầy đủ các điều kiện về chất lượng thiết bị, kỹ thuật, hóa chất và tay nghề bác sĩ thực hiện để đảm bảo an toàn và kết quả xét nghiệm.

Chỉ số WBC cao có nguy hiểm không

Dựa vào chỉ số WBC có trong công thức máu, bác sĩ có thể giúp người bệnh chuẩn đoán tình trạng sức khỏe bản thân.

Nếu chỉ số WBC giảm trong trường hợp thiếu máu do giảm sản xuất, thiếu hụt vitamin B12 hoặc folate, nhiễm khuẩn hoặc do dùng một số thuốc,…

Ngược lại, nếu chỉ số WBC tăng có thể chứng tỏ cơ thể đang mắc các bệnh viêm nhiễm, bệnh máu ác tính, mắc các bệnh bạch cầu,…. Đây là các bệnh lý nguy hiểm đe dọa trực tiếp đến sức khỏe người bệnh và có thể di truyền sang các thế hệ sau.

Vì vậy, dù chỉ số WBC tăng hay giảm đều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và gây ra nhiều nguy hiểm khôn lường cho người bệnh. Ngay khi thấy kết quả xét nghiệm WBC có những bất thường, người bệnh nên tư vấn ý kiến bác sĩ và tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra.

Đồng thời, bệnh nhân cũng cần điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, ăn uống khoa học, bổ sinh đầy đủ chất dinh dưỡng, tập luyện thể dục thể thao đều đặn để tăng sức đề kháng cho cơ thể cũng như giữ tâm trạng luôn được vui tươi, thoải mái.

LI

Chỉ Số Wbc Cao Có Nguy Hiểm Không?

Chỉ số WBC?

WBC là viết tắt của cụm từ White Blood Cell, có nghĩa là số lượng bạch cầu trong một thể tích máu. Giá trị WBC thường nằm trong khoảng từ 4.300 đến 10.800 tế bào/mm3, tương đương với số lượng bạch cầu tính theo đơn vị quốc tế là 4.3 đến 10.8 x 109tế bào/l.

Chỉ số của WBC trong máu?

Theo các nhà khoa học, bác sĩ thì khi chỉ số WBC tăng hay giảm thì đó là dấu hiệu để nhận biết các bệnh cũng như “cảnh báo” tình trạng sức khỏe của người được tham gia xét nghiệm. Chúng ta chia ra làm hai ý để bạn dễ nhớ: một là WBC tăng, hai là WBC giảm.

Trường hợp chỉ số WBC tăng

Khi WBC tăng đồng nghĩa với việc viêm nhiễm, mắc các bệnh máu ác tính, các bệnh bạch cầu như: bạch cầu dòng tuỷ mạn, bạch cầu lympho mạn, bệnh u bạch cầu, bệnh bạch cầu dòng tuỷ cấp, bệnh bạch cầu lympho cấp.

Trường hợp chỉ số WBC giảm

WBC giảm do thiếu hụt hàm lượng Vitamin B12 hoặc Folate hoặc đã nhiễm khuẩn. Đa phần người dùng do chưa nắm rõ bản chất của WBC là gì? chính vì thế họ tự uống các loại thuốc khác nhau trước khi tới bác sĩ, chúng tôi khuyên bạn đọc cần thăm khám thường xuyên để “tiên liệu” được bệnh.

Chỉ số WBC cao có nguy hiểm không?

Chỉ số WBC cao có ảnh hưởng đến các bệnh về máu. Tuy thấy bình thường nhưng nó cũng nguy hiểm đến người bệnh. Khi chỉ số WBC tăng sẽ dẫn đến các bệnh như bạch cầu lympho cấp, bạch cầu dòng tủy mạn, … ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh và nó cũng có thể dẫn đến các bệnh về máu nguy hiểm. Các chỉ số trong máu tuy nhỏ nhưng nó lại có ảnh hưởng rất lớn đến mỗi người, vì thế cần phải có sự hiểu biết về các chỉ số trong máu để có biện pháp phòng tránh và điều trị kịp thời.

Như vậy, ViCare khuyên các bạn nếu đi làm xét nghiệm thì hãy hỏi bác sĩ chi tiết những chỉ số có trong máu và nó đóng vai trò gì, những gì ảnh hưởng đến những chỉ số đó để biết và phòng tránh.

Địa chỉ xét nghiệm máu uy tín

Dịch vụ Xét nghiệm tại nhà Xander

Với quy trình hoàn toàn khép kín, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm khi chọn dịch vụ xét nghiệm của Trung tâm xét nghiệm Xander. Khách hàng không phải đăng ký, chờ đợi mệt mỏi và mất nhiều thời gian tại các trung tâm y tế để được xét nghiệm. Đến với Xander khách hàng cũng hoàn toàn yên tâm về chất lượng mẫu lấy, độ chính xác của kết quả xét nghiệm cũng như tính bảo mật của kết quả.

Hiện Xander cung cấp Gói xét nghiệm tổng quát tại nhà đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Cam kết không chỉ định thừa. Chi phí hoàn toàn minh bạch. Và Xander tuyệt đối không có phụ phí, ẩn phí; chỉ tính phí dịch vụ xét nghiệm tại nhà.

Giá gói xét nghiệm tổng quát của Xander đề xuất (mẫu được phân tích tại Chỉ số xét nghiệm ca 125 là gì?

Ý Nghĩa Của Chỉ Số Xét Nghiệm Wbc

Tin chuyên ngành  , 17-06-2020

Xét nghiệm WBC là gì?

Đây là xét nghiệm mà bạn sẽ được thực hiện khi xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi. Xét nghiệm WBC là xét nghiệm để sử dụng để đo số lượng tế bào bạch cầu có trong máu. WBC là viết tắt của White Blood Cell được gọi là bạch cầu. Bạch cầu đóng vai trò quan trọng trong cơ thể con người, giúp cơ thể chống nhiễm trùng

Bạch cầu có 5 loại tế bào chính

Tế bào bạch cầu đa nhân ái kiềm

Tế bào bạch cầu đa nhân ái toan

Tế bào lympho

Tế bào bạch cầu đơn nhân

Tế bào bạch cầu trung tính

Tại sao cần thực hiện xét nghiệm WBC?

Xét nghiệm WBC được thực hiện để xác định số lượng từng loại bạch cầu có trong cơ thể bạn. Bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện xét nghiệm nay để giúp chẩn đoán tình trạng sức khoẻ của bạn nhằm nhận biết các bệnh như: nhiễm trùng dị ứng, các bệnh ung thư máu, bệnh bạch cầu hoặc ung thư hạch, tác dụng phụ do thuốc,..

Kết quả xét nghiệm máu WBC bình thường là bao nhiêu

Số lượng tế bào bạch cầu trong máu WBC của người bình thường là từ 4- 10 Giga/L đến 11.000 WBC/microliter. Tuy nhiên phạm vi của giá trị này có thể thay đổi một chút giữa các phòng thí nghiệm, lứa tuổi, đặc biệt là bệnh nhi

Ý nghĩa của chỉ số xét nghiệm WBC

Chỉ số WBC giảm

Số lượng WBC thấp hơn mức bình thường được gọi là hiện tượng giảm bạch cầu. Số lượng ít hơn 4 (giga/L) được gọi là dưới mức bình thường

Nhiễm virus: Dengue, HIV,..

Thiếu hoặc suy tuỷ xương (do nhiễm trùng khối u hoặc sẹo bất thường)

Một số rối loạn tự miễn dịch như lupus (SLE)

Thuốc điều trị ung thư, hoặc do sử dụng các loại thuốc khác

Do bệnh gan hoặc lá lách

Do xạ trị ung thư hoặc do một số bệnh do virus, chẳng hạn như bạch cầu đơn nhân (mono)

Do tổn thương tuỷ xương, nhiễm khuẩn rất nặng

Chỉ số WBC tăng khi

Hút thuốc lá

Sau phẫu thuật cắt bỏ lá lách

Bị nhiễm trùng, thường ở những người bị viêm

Bệnh Hodgkin tổn thương mô

Kết quả xét nghiệm WBC là một chỉ số nhỏ trong xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu nhưng chúng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ. Vì vậy chúng ta cần phải có hiểu biết nhất định và thực hiện khám sức khoẻ định kỳ để có thể có thể phát hiện kịp thời

Phương Đông là đơn vị cung cấp thiết bị y tế với các dòng máy xét nghiệm huyết học tự động đến từ hãng sản xuất Nihon Kohden. 

Nếu các bạn có nhu cầu tư vấn vui lòng liên hệ TẠI ĐÂY

Eastern Medical Equipments Medical ( EMEC)

Email : info@eastern.vn

Lỡ Nuốt Kẹo Cao Su (Singum) Có Sao Không? Nên Làm Gì Để Xử Lý ?

Một ngày đẹp trời bạn đang thưởng thức vị kẹo cao su (singum) trong lúc thư giãn thì bất cẩn nuốt luôn bã kẹo, hay bạn có con nhỏ và bé cưng của bạn vừa nuốt phải kẹo cao su! Bạn đang vô cùng bối rối và lo lắng vì đã nghe không ít lời đồn về tác hại của việc nuốt kẹo cao su như là gây tắc ruột, dính ruột và cũng hoang mang không biết là lỡ nuốt kẹo cao su có sao không. Tuy vậy, đừng quá lo lắng, thực tế việc nuốt phải kẹo cao su không gây ra nhiều nguy hại như bạn tưởng!

Kẹo cao su (còn gọi kẹo gum hoặc kẹo sinh-gum do phiên âm từ chewing-gum) là một dạng kẹo được thiết kế mềm để nhai mà không nuốt. Theo truyền thống, nó được làm từ nhựa cây chicle, một loại cây ở vùng Trung Mỹ. Tuy nhiên, ngày nay, vì lý do kinh tế và chất lượng nên kẹo cao su sử dụng chất polymer trên nền dầu mỏ thay cho nhựa cây chicle. Nói một cách dễ hiểu kẹo cao su được cấu tạo từ 3 thành phần chính là đường, thành phần gôm, chất tạo màu và tạo mùi. Đây là loại kẹo đặc biệt, đường sẽ tan nhanh và kẹo sẽ hết ngọt sau khi nhai một thời gian.

Vì sao kẹo cao su được ưa thích trên thế giới?

Hiện nay, kẹo cao su rất đa dạng với nhiều hình dáng, kích thước cũng như hương vị khác nhau. Một số dạng thường thấy của kẹo cao su như :

Dạng tép (dạng thẻ): phẳng, mỏng.

Dạng cuộn tròn: hình dạng tương tự như dạng tép nhưng dài hơn, vì thế nó được cuộn tròn lại bên ngoài một cái lõi.

Dạng viên bao đường: thông thường được đóng gói trong giấy bạc.

Dạng nhân mềm: bên trong có nhân ngọt.

Dạng thổi bóng: độ dai cao, có thể thổi thành bong bóng.

Dạng không đường: dùng để ăn kiêng.

Kẹo cao su có nhiều ưu điểm như giúp đầu óc tỉnh táo, tập trung (nhất là những loại có hương bạc hà), giúp miệng đỡ khô, giúp hơi thở thơm tho, tự tin hơn trong giao tiếp, giúp chúng ta kiềm chế được “cơn thèm ăn” (đặc biệt là với những bạn đang ăn kiêng)

Vì sự tiện dụng cũng như hương vị đặc trưng và màu sắc hấp dẫn mà kẹo cao su thu hút người dùng ở nhiều lứa tuổi khác nhau đặc biệt là trẻ nhỏ.

Kẹo cao su và những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người dùng?

Nhai kẹo cao su có thể giúp chúng ta giải tỏa căng thẳng nhưng việc lạm dụng loại kẹo này có thể gây stress cho nướu và hàm răng. Không những làm mỏi lợi và hàm, động tác nhai đi nhai lại còn có thể dẫn tới đau nhức đầu và cổ, và khiến cho việc cử động hàm trở nên khó khăn.

Việc ăn quá nhiều kẹo cao su cũng gây ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe. Các chuyên gia cũng cảnh báo không nhai quá nhiều kẹo cao su mỗi ngày vì nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ mỗi ngày 20g sorbitol (chất ngọt có trong nhiều loại kẹo cao su) – tương đương với 16 thanh kẹo cao su/ngày – có thể gây tiêu chảy.

Ăn quá nhiều kẹo cao su (đặc biệt là vị bạc hà) sẽ dễ gây nóng, mọc mụn nhiều và thậm chí là chảy máu dạ dày.

Bã kẹo cao su cũng gây khá nhiều phiền hà vì tính dính, khó tan của chúng. Nếu nhổ bã kẹo bừa bãi, nó có thể gây phiền hà cho người khác, làm mất vệ sinh.

Điều gì sẽ xảy ra nếu sơ ý nuốt phải kẹo cao su ?

Một điều lưu ý dành cho loại kẹo này là phần bã kẹo được khuyến cáo là không nên nuốt.

Sở dĩ vậy do thành phần gôm trong kẹo cao su là thành phần mà dịch tiêu hóa của dạ dày không thể hấp thụ cũng không thể tiêu hóa. Khi vào dạ dày, chỉ có những thành phần dễ phân hủy như đường là được hấp thụ, để sót lại phần gôm. Tuy vậy bạn cũng không cần quá lo lắng nếu như lỡ nuốt phải bã kẹo. Thực tế nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới đã xác định tuy bã kẹo không được tiêu hóa nhưng việc nuốt phải bã kẹo cao su cũng không gây nguy hiểm như nhiều lời đồn.

Dạ dày chúng ta được cấu tạo cho việc tiêu hóa thức ăn, đối với những thành phần không tiêu hóa được thì sẽ theo nước, các chất cặn bã đào thải ra ngoài cơ thể. Nghĩa là sau khi kẹo cao su nuốt vào cơ thể, nó sẽ không bị dính ở thành ruột non hay dạ dày, khi không hấp thụ được, nó sẽ chuyển thành phế thải để đào thải ra ngoài. Điều đó cũng có nghĩa là sẽ không có việc bã kẹo tích tụ thành khối lớn trong cơ thể gây bết dính ruột. .

Học giả về bệnh dạ dày, tiến sĩ Lisa Ganjhu, cũng là phó giáo sư y khoa tại Trung tâm Y tế Langone thuộc Đại học New York cho biết : “Khi nuốt kẹo cao su vào thân thể, nó cũng được thải ra như các đồ ăn khác, chỉ có điều không biết rõ thời điểm, bởi vì năng lực tiêu hóa của mỗi người khác nhau”.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo người tiêu dùng không nên nuốt kẹo cao su vì ở một số trường hợp hi hữu bã kẹo có thể bị hóc tại cuống phổi khiến chúng ta bị ngạt thở và kẹo cao su cũng không chứa chất dinh dưỡng, không thích hợp làm đồ ăn.

Đặc biệt là ở trẻ nhỏ, các ông bố bà mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn kẹo cao su vì hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa được hoàn thiện và vẫn còn non yếu, đường kính ống tiêu hóa của trẻ nhỏ hơn so với người trưởng thành nên nếu nuốt một lượng lớn kẹo cao su thì nguy cơ tắc ruột là có thể.

Làm gì khi lỡ nuốt kẹo cao su?

Bạn không nên quá lo lắng vì lỡ nuốt kẹo cao su mà thay vào đó bạn nên uống thật nhiều nước và ăn cháo với rau cắt nhỏ, nên chọn loại rau có nhiều chất xơ (không để rau nguyên cọng). Việc ăn cháo và uống nhiều nước là nhằm tránh bị táo bón và tắc ruột. Từ từ kẹo cao su sẽ được đi ra cùng với phân. Đối với trẻ nhỏ bạn nên cho bé uống nhiều nước và ăn cháo loãng trong vài ngày, nên theo dõi tình tạng trẻ thường xuyên để có thể kịp thời xử lý đối với những trường hợp bé bị táo bón.

Lời khuyên dành cho bạn khi ăn kẹo cao su