Top 6 # Xem Nhiều Nhất Vợ Chồng Có Nên Ly Hôn Không Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Shareheartbeat.com

Chồng Ngoại Tình Vợ Có Nên Ly Hôn Không

Chồng ngoại tình vợ có nên ly hôn không là câu hỏi thường gặp trên thực tế? cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá rẻ nhất, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất, hoặc liên hệ qua hotline: 1900 65 74

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, vấn đề ly hôn trở nên ngày càng phổ biến. Ly hôn là kết quả không mong muốn của bất cứ gia đình nào, tuy nhiên khi điều đó xảy ra, mỗi người cần trang bị cho mình những kiến thức pháp lý và hiểu biết nhất định. Một trong số đó, câu hỏi về việc chồng ngoại tình, vợ có nên ly hôn không?. Vậy bạn cần biết những gì về ly hôn trong trường hợp này?

1.Căn cứ pháp lý

– Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

– Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP của hội đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao số 02/2000/NĐ-HĐTP ngày 23 tháng 12 năm 2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định củaluật hôn nhân và gia đình năm 2000

– Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

2.Giải quyết vấn đề Chồng ngoại tình, vợ có nên ly hôn không?

Trong quan hệ hôn nhân nam nữ, ngoại tình là hành vi vợ hoặc chồng có quan hệ tình cảm ngoài luồng, sống chung với người khác khi vợ và chồng đang trong thời kỳ hôn nhân.

Khi người chồng có hành vi ngoại tình làm cho mối quan hệ tình cảm vợ chồng rạn nứt. Thực tế về mặt tình cảm khi chồng ngoại tình sẽ gây ra rất nhiều tổn thương và đau đơn cho người vợ. Khi có hành vi ngoại tình, người chồng sẽ ít quan tâm, chăm sóc vợ con, đồng thời về phía người vợ sẽ cảm thấy tổn thương sâu sắc. Hơn nữa khi người vợ phát hiện hành vi ngoại tình của người chồng mà người chồng không chấm dứt việc ngoại tình sẽ khiến cho cuộc sống hôn nhân lâm vào trầm trọng, cuộc sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được.

Khi người chồng ngoại tình, việc có yêu cầu ly hôn hay không phụ thuộc vào ý chí của người vợ hoặc cả vợ và chồng. Nếu người chồng không biết ăn năn, hối hận và dừng lại hành vi ngoại tình, vẫn tiếp tục duy trì mối quan hệ tình cảm ngoài luồng khiến cho cuộc sống hôn nhân lâm vào trầm trọng, không thể duy trì và kéo dài thì người vợ có quyền yêu cầu đơn phương ly hôn, hoặc hai người đã hết tình cảm và không còn muốn chung sống thì hai vợ chồng thỏa thuận thống nhất thuận tình ly hôn theo quy định.

Thủ tục ly hôn

Trong trường hợp chồng ngoại tình, người vợ có thể gửi đơn yêu cầu đơn phương ly hôn (ly hôn theo yêu cầu của một bên) hoặc thuận tình ly hôn ( vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn) để Tòa án giải quyết.

Thứ nhất, trường hợp đơn phương ly hôn

Đơn phương ly hôn khi chồng ngoại tình mà vẫn tái diễn hành vi ngoại tình nhưng chồng lại không đồng ý ly hôn với vợ.

Căn cứ đơn phương ly hôn

Căn cứ theo Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên: “Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.”

Theo quy định của pháp luật thì vợ hoặc chồng có thể yêu cầu Tòa án đơn phương ly hôn nếu có một trong các căn cứ sau:

– vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc

– vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng dẫn đến cuộc sống hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. Vấn đề này đã được quy định và hướng dẫn chi tiết tại điểm a1 Điều 8 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP như sau:

“Được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi: – Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần. – Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần. – Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình; a.2. Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được, thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng như hướng dẫn tại điểm a.1 mục 8 này. Nếu thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hoà giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau, thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được. a.3. Mục đích của hôn nhân không đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt.” Luật sư tư vấn Luật hôn nhân và gia đình, gọi: 1900 65 74

Căn cứ theo Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình và Điều 8 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP, ta thấy, việc chồng ngoại tình là căn cứ để Tòa giải quyết cho đơn phương ý hôn khi thỏa mãn một trong các căn cứ sau:

Thứ nhất, trong trường hợp người chồng ngoại tình, có quan hệ tình cảm ngoài luồng với phụ nữ khác, sau khi người vợ phát hiện sự việc ngoại tình của chồng và mặc dù đã nhắc nhở, khuyên can nhưng người chồng vẫn tiếp diễn hành vi đó thì đã thỏa mãn quy định về tình trạng của vợ chồng trầm trọng theo hướng dẫn tại điểm a1 Điều 8 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP : “Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình”.

Thứ hai, chồng ngoại tình dẫn tới đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài nếu như được nhắc nhở mà người chồng vẫn tiêp tục quan hệ ngoại tình

Thứ ba, mục đích hôn nhân không đạt được: chồng ngoại tình thể hiện tình nghĩa vợ chồng rạn nứt, mục đích hôn nhân là gắn bó, yêu thương lẫn nhau, đồng hành, chia sẻ với nhau trong cuộc sống không đạt được.

Nếu thỏa mãn một trong các căn cứ trên thì Tòa án sẽ giải quyết yêu cầu đơn phương ly hôn của người vợ.

Hồ sơ cần chuẩn bị

– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

– Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);

– Giấy khai sinh của các con ( nếu có, bản sao có chứng thực);

– Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);

– Đơn xin ly hôn đơn phương(Theo mẫu hoặc viết tay)

Các bước tiến hành nộp hồ sơ ly hôn: Bước 1: Nộp hồ sơ

Người vợ nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn đơn phương tại Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi bị đơn (chồng) đang cư trú và làm việc theo quy định về thẩm quyền theo lãnh thổ được quy định tại Điều 39 BLTTDS 2015 : “Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;”

Bước 2: Trong thời hạn tám (08) ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn khởi kiện và hồ sơ hợp lệ thì Tòa án sẽ thông báo cho đương sự nộp tiền tạm ứng án phí.

Bước 3: Đương sự nộp tiền tạm ứng án phí tại Chi cục thi hành án dân sự cấp quận/huyện căn cứ vào thông báo của Tòa án. Nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.

Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án và tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục ly hôn đơn phương chung, ra Bản án hoặc Quyết định giải quyết vụ án.

Trường hợp hai vợ chồng thỏa thuận được với nhau thì sẽ làm theo thủ tục thuận tình ly hôn

Theo quy định tại Điều 55 Luật hôn nhân và gia đình thuận tình ly hôn là: “Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”

Với trường hợp, chồng ngoại tình cho thấy tình cảm vợ chồng ran nứt, nếu như hai vợ chồng không còn muốn tiếp tục duy trì hôn nhân và tự nguyện ly hôn thì ly hôn sẽ được giải quyết theo thuận tình ly hôn như sau:

– Tòa án công nhận thỏa thuận thuận tình ly hôn nếu như hai bên đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con

– Tòa án giải quyết việc ly hôn: nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con

Thủ tục thuận tình ly hôn Hồ sơ cần chuẩn bị:

+ Đơn xin thuận tình ly hôn (theo mẫu hoặc viết tay);

+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

+ Sổ hộ khẩu (bản sao có chứng thực)

+ CMND/CCCD/hộ chiếu (bản sao có chứng thực);

+ Giấy khai sinh của con (bản sao có chứng thực – nếu có);

+ Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ); đăng ký xe; sổ tiết kiệm… (bản sao);

Các bước tiến hành nộp hồ sơ thuận tình ly hôn: + Thẩm quyền giải quyết:

Vợ chồng thuận tình ly hôn nộp đơn thuận tình ly hôn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc theo quy định tại điểm h Khoản 2 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

+ Bước 1: Trong thời hạn 05 -08 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn khởi kiện và hồ sơ hợp lệ thì Tòa án sẽ thông báo cho đương sự nộp tiền tạm ứng án phí.

+ Bước 2: Đương sự nộp tiền tạm ứng án phí tại Chi cục thi hành án dân sự cấp quận/huyện căn cứ vào thông báo của Tòa án. Nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.

+ Bước 3: Trong thời hạn khoảng 15 ngày làm việc Tòa án tiến hành mở phiên hòa giải.

+ Bước 4: Trong thời gian 07 ngày làm việc từ ngày hòa giải không thành (không thay đổi quyết định về việc ly hôn), nếu các bên không thay đổi ý kiến Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn khi có đầy đủ các điều kiện theo quy định pháp luật.

Dịch vụ pháp lý của Luật 24h:

– Tư vấn về vấn đề ly hôn khi chồng ngoại tình

– Tư vấn thủ tục, chuẩn bị hồ sơ ly hôn

– Dịch vụ luật sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự khi ly hôn

– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;

– Chi phí hợp lý nhất thị trường;

– Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;

– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Trụ sở chính : số 69 ngõ 172 Phú Diễn, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Email : hangluat24h@gmail.com

Website : luat24h.net

Facebook : https://www.facebook.com/congtyluat24h/

Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà”

Có Nên Ly Hôn Khi Chồng Không Tôn Trọng Vợ

Con người thật khó hiểu, lúc thì đòi sống đòi chết để được ở bên nhau, lúc bên nhau rồi thì lại chán nhau, xem nhẹ nhau rồi dần dần lại muốn tránh xa nhau. Lúc bị ngăn cấm thì làm mọi cách, cầu xin, năn nỉ, thậm chí là mang cả tính mạng ra để đổi lấy tình yêu. Cứ ngỡ sẽ chẳng bao giờ thay đổi, chẳng bao giờ muốn ròi xa nhau, cứ ngỡ sẽ trân trọng nhau, sẽ cùng nhau gìn giữ tình yêu ấy mãi mãi, bởi đã phải trải qua bao khó khăn, bao cực khổ, bao nhiêu nước mắt mới có thể được ở bên nhau. Vậy mà vẫn lỡ xa nhau, vẫn lỡ quên đi tất cả, vẫn lỡ lừa dối nhau, phản bội nhau, để rồi lôi nhau ra tòa để ly hôn, để giải thoát cho nhau với những lý do hết sức ngớ ngẩn. Nào là không hợp nhau, nào là hết yêu rồi, nào là không chấp nhận được đối phương…ô thế cái lúc đòi sống đòi chết để được ở bên nhau thì hợp sao? Lúc đó thì mới là yêu? Lúc đó mới có thể chấp nhận? còn giờ sống với nhau gần nửa đời người mà lại nói một câu không hợp để chia tay sao? Các bạn có cảm thấy bản thân mình hết sức vô lý và vô trách nhiệm không? Nếu đã không thể sống với nhau, nếu đã cảm thấy không thể chấp nhận nhau, thì đừng vội vàng, đừng bất chấp mọi thứ để lấy nhau bằng được. Xong về sống với nhau rồi nói một câu không hợp là lôi nhau ra tòa, các bạn nghĩ hôn nhân giống trò đùa vậy sao? Các bạn nghĩ mình thích thì mình lấy, không thích thì mình bỏ sao? Tôi không quy chụp các bạn không được ly hôn kể cả khi cuộc hôn nhân đó bất hạnh, điều tôi muốn nói ở đây, các bạn nên suy nghĩ thật chín chắn, thật sáng suốt khi đưa ra quyết định gắn bó cuộc đời mình với một ai đó. Khi đưa ra sự lựa chọn cuối cùng của bản thân, thì các bạn phải có trách nhiệm với sự lựa chọn ấy, các bạn phải chắc rằng mình chấp nhận được họ, mình có thể dung hòa được họ, mình đã hiểu và có thể cảm thông cho họ, mình thực sự muốn cùng họ đi đến hết cuộc đời, và quan trọng là bản thân bạn phải thực sự trân trọng đối phương. Nếu chưa tự tin vào những điều đó, bạn không nên vội vàng nhận lời, không nên vội vàng đồng ý để rồi sau này hối hận, sau này cảm thấy không hợp, phủi tay một cái là muốn quên sạch, muốn buông hết. Bản thân các bạn cảm thấy nhẹ nhàng, cảm thấy được giải thoát, nhưng còn con cái các bạn thì sao? Còn bố mẹ hai bên sẽ như thế nào? bạn bè, người thân của các bạn sẽ nghĩ gì? Họ có cảm thông nổi với sự bồng bột, sự nông nổi, thiếu suy nghĩ của các bạn không? Hãy thật chín chắn và suy nghĩ một cách nghiêm túc về vấn đề kết hôn, và hãy nhớ, hôn nhân không phải là trách nhiệm, đó là sự lựa chọn. Và bạn phải có trách nhiệm với sự lựa chọn của mình.

Cả tuần vừa rồi bận rộn ngập mặt với công việc, tôi chả có thời gian tám chuyện với nó, thấy cũng nhớ nhớ, mà nghĩ lại hình như cả tuần nay cũng không thấy nó í ới gì mình, không biết con này mất tích đâu rồi. Tôi cứ có cảm giác lo lắng, cứ thấy bồn chồn trong lòng, tôi quyết định gọi điện cho nó, đợi mãi không thấy nó nhấc máy, tôi lại gọi cuộc nữa, chuông kêu hoài cũng không ai bắt máy. Tôi càng sốt ruột hơn, không biết có chuyện gì với nó nữa, ruột gan nóng như lửa đốt, tôi quyết định gọi lại lần nữa, chuông kêu rồi, sao không nghe máy chứ, con điên này, mãi một lúc sau mới thấy nó bắt máy, tôi mừng quá, hỏi dồn dập “mày làm gì mà mãi mới nghe máy hả? có chuyện gì mà mất tích cả tuần nay hả? tao nhớ hai con chó con nhà mày chết đi được? cả tuần này công việc ngập đầu không rảnh chút nào mà gọi cho mẹ con mày…” nói một thôi một hồi tôi mới chợt dừng lại khi đầu dây bên kia có tiếng khóc của con bạn thân. Không hiểu có chuyện gì mà nó lại khóc chứ? Không lẽ nhà nó xảy ra chuyện gì? Tôi càng rối hơn, cố trấn tĩnh lại hỏi nó “sao thế Hoa? Nhà có chuyện gì ah? Sao lại khóc? Nói tao nghe coi mày”, tôi vừa dứt lời, nó càng khóc to hơn, tôi cố gắng dỗ mãi nó mới chịu nín, nó nói: “tao khổ quá mày ơi, cuộc đời tao bất hạnh lắm mày ạ, nó không đẹp như mày nghĩ đâu, thời gian qua những điều mày nghe được, mày nhìn thấy chỉ là sự giả tạo thôi, bản chất thật của chồng tao tệ lắm mày ạ, tao muốn bỏ quách anh ta đi, nhưng vì hai đứa nhỏ, tao không làm được”, nói xong nó lại khóc nấc lên, tôi vẫn chưa hiểu lý do vì sao lại ra nông nỗi như thế, lại gặng hỏi nó “thế có chuyện gì? Mày nói rõ tao nghe nào”, nó cố kiềm chế bản thân để kể tiếp cho tôi nghe. Nó nói, chồng nó là một kẻ rất tệ bạc, anh ta rất coi thường nó, chưa bao giờ coi nó là một người vợ, ngay từ khi lấy nhau về anh ta cũng đã tỏ ra coi thường nó rồi, nhưng nó vẫn cố gắng nhịn và nghĩ rằng do anh ta gia trưởng nên thế, nhưng càng về sau anh ta càng quá đáng. Nó nói chồng nó lúc nào cũng tự quyết định mọi chuyện trong gia đình, anh ta không bao giờ hỏi ý kiến nó, nó có hỏi thì anh ta nói luôn cô không có tiếng nói trong cái nhà này, đau đớn hơn là chồng nó nói, nó chỉ ở nhà ăn với đẻ thì biết điều mà sống cho đúng với thân phận của mình, đã ăn bám còn đòi quyền lợi. Rồi anh ta khinh thường nó ra mặt luôn, coi nó không được như con ở, trước mặt người ngoài thì anh ta luôn tỏ ra yêu thương vợ con, chiều chuộng vợ con hết mực, nhưng đâu ai biết bộ mặt thật của anh ta như thế nào, ai cũng khen anh ta hết lời. Tôi hỏi thấy anh ta như thế sao không nói cho mọi người biết, nói với bố mẹ hai bên chứ, nhưng nó nói sợ bố mẹ lo, sợ mọi người chê cười nên cứ giấu, cứ âm thầm chịu đựng, nhưng giờ cảm thấy bức xúc lắm, cảm thấy bế tắc và ngột ngạt lắm rồi. Tôi khuyên nó, nếu không nói chuyện được với chồng, anh ta không thay đổi thì bỏ xừ đi cho nhẹ nợ, nhưng nó bảo, bỏ anh ta giờ nó chả biết bấu víu vào đâu, còn hai đứa con nữa, nó không biết làm gì để nuôi hai đứa nhỏ, nhỡ đâu anh ta mà tranh quyền nuôi con thì coi như đời nó mất hết, chẳng còn gì. Nhưng nếu cứ mãi như thế này thì nó cũng không biết bản thân nó chịu đựng được đến bao giờ, thực sự nó cảm thấy rất mệt mỏi và chán cuộc sống hiện tại.

Bí quyết để có cuộc hôn nhân hạnh phúc

Vợ Chồng Ngoại Tình Có Nên Ly Hôn Không?

Nếu phân tích theo nghĩa từ điển thông thường, “ngoại” là bên ngoài, “tình” là chỉ tình cảm (có thể hiểu bao gồm cả tình yêu và tình dục), “ngoại tình” nghĩa là tình cảm phát sinh bên ngoài. Hiện nay, khái niệm ngoại tình được hiểu chung như là một hành động của người đã có vợ hoặc chồng, đang trong mối quan hệ hôn nhân hợp pháp lại có quan hệ yêu đương bất chính với người khác ở bên ngoài.

Hình ảnh: Khi một bên ngoại tình thì vợ chồng có nên ly hôn?

Cuộc sống hôn nhân mỗi nhà một vẻ, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến vợ hoặc chồng ngoại tình, nhưng tựu chung lại thì có những nguyên nhân chính như sau:

– Do bản chất đào hoa của vợ/ chồng: có thể ngay từ trước khi hai bên tiến tới quan hệ hôn nhân, vợ/ chồng của bạn đã có những hành vi thể hiện sự không chung thủy như yêu một lúc nhiều người, hay đang trong mối quan hệ yêu đương ban đầu nhưng lại thường xuyên để ý đến nhiều người khác. Có thể trong lúc mới yêu tình cảm còn mặn nồng, sức nặng của tình cảm lấn át đi lý trí, nên dù nửa kia có những dấu hiệu ngoại tình mập mờ hay rõ ràng bạn cũng có thể bỏ qua và đồng thời nghĩ rằng bản thân có thể cảm hóa, thay đổi được đối phương. Tuy nhiên sau này khi hai bên cùng nhau bước vào quan hệ hôn nhân, tình cảm sẽ không còn như lúc đầu, cuộc sống hôn nhân cũng kèm theo nhiều thứ phải tính toán, khiến cho cuộc sống trở nên thực dụng hơn. Trong khi đó bản chất của một người thì khó mà thay đổi, còn người kia không đủ tình cảm để bao dung như lúc đầu nên việc ngoại tình dẫn đến đổ vỡ hôn nhân là khó tránh khỏi.

– Bất đồng về quan điểm sống cũng dẫn đến ngoại tình: sự bất đồng trong quan điểm sống ở đây không phải chỉ đơn giản là khác biệt nhau về tính cách mà còn là sự khác biệt về mục đích hướng tới hôn nhân, mục tiêu phấn đấu của hai bên trong tương lai. Trước khi tiến tới hôn nhân, tính cách và suy nghĩ hai bên chưa thật sự bộc lộ hết với đối phương, giữa hai người vẫn còn sự dè chừng, mà phần lớn là che dấu bớt đi khuyết điểm của mình. Nên có thể trong lúc yêu, sự khác biệt nhau về tính cách, mục đích sống không làm ảnh hưởng nhiều tới tình cảm hai người, thậm chí nó còn là chất xúc tác, gia vị tăng thêm hương vị trong tình yêu, khiến cho tình yêu giữa hai người trở nên thú vị khi được tìm hiểu, trải nghiệm những điều khác biệt so với bản thân mình trước đó. Đến khi kết hôn, giữa hai bên đã có sự ràng buộc nhất định, đến lúc này cả hai mới thật sự thoải mái bộc lộ hết con người thật của mình. Sự khác biệt nhau về quan điểm sống sẽ chi phối cả tới hành động hai bên thể hiện ra bên ngoài, hai bên không có tiếng nói chung về các vấn đề diễn ra trong quan hệ hôn nhân như: cách thiết lập tài chính, chi tiêu hằng ngày; cách nuôi dạy con cái; cách cư xử trong mối quan hệ với anh em, họ hàng, bạn bè; cách duy trì đời sống tình cảm hai bên;… Do đó, khi một trong hai bên cảm thấy mệt mỏi với cuộc sống hôn nhân hiện tại thì họ dễ có xu hướng ngoại tình, ra ngoài tìm kiếm niềm vui mới khiến họ cảm thấy thoải mái hơn hoặc dễ dàng rơi vào mối quan hệ tình cảm với người khác có cùng tính cách, suy nghĩ giống họ, như một chỗ dựa tinh thần để lấp đi khoảng trống đang có trong hôn nhân.

– Cuộc sống hôn nhân không khiến cho hai bên cảm thấy thỏa mãn: tình cảm và vật chất là hai yếu tố chi phối mạnh tới tuổi thọ của một cuộc hôn nhân. Bất cứ sự thiếu thốn nào ở một trong hai yếu tố trên cũng có thể dẫn tới việc ngoại tình của vợ/chồng. Khi đời sống tình cảm vợ chồng không được quan tâm, chăm sóc như ý muốn thì dù đời sống vật chất có đầy đủ đến đâu cũng sẽ khiến cho hai bên luôn cảm thấy thiếu thốn, thậm chí thực tế đã cho thấy càng đầy đủ về mặt vật chất thì con người ta càng khao khát, tìm kiếm những giá trị về mặt tình cảm. Còn khi đời sống vật chất của vợ chồng không được đầy đủ thì hai bên sẽ có xu hướng sống quá thực dụng, gánh nặng cuộc sống sẽ không còn chỗ cho việc thể hiện tình cảm, đời sống tình cảm không được chú trọng. Đôi khi, cả hai yếu tố này còn có mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau, yếu tố này là tiền đề dẫn đến yếu tố kia. Khi vợ/ chồng không thể đáp ứng mong muốn về mặt tình cảm hoặc vật chất thì người còn lại dễ có xu hướng ngoại tình, ra ngoài tìm kiếm người có thể cho cái mình đang thiếu.

– Do sự cám dỗ từ bên ngoài: không thể phủ nhận cuộc sống ngày càng phát triển thì tỷ lệ ngoại tình và ly hôn ngày càng cao. Không như thời ông bà ta ngày xưa, ngày nay thông tin liên lạc phát triển, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các mối quan hệ trong cuộc sống không còn là điều xa lạ với mọi người. Chính bởi mạng lưới quan hệ xã hội càng được mở rộng nên cơ hội cho việc ngoại tình cũng ngày càng tăng cao. Dù là những người quyết đoán, lý trí nhất cũng không tránh khỏi có những lúc yếu lòng, dẫn đến việc ngoại tình.

Có một câu hỏi mà Luật sư trong quá trình tiếp nhận vụ việc tư vấn cho khách hàng hay nhận được là Ngoại tình có phải là hành vi vi phạm pháp luật không? Luật hôn nhân gia đình quy định như thế nào về ngoại tình? Nếu là hành vi vi phạm pháp luật thì bị xử lý như thế nào? Căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành, hành vi ngoại tình được coi là hành vi vi phạm Luật hôn nhân và gia đình 2014, việc “Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ” là hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của vợ chồng, xâm phạm quan hệ hôn nhân và bị cấm thực hiện. Tùy từng trường hợp khi bị phát hiện mà sẽ có chế tài xử lý phù hợp:

– Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình: hành vi ngoại tình cũng có thể bị xử lý hành chính, theo điểm b Khoản 1 Điều 48 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 67/2015/NĐ-CP quy định người “đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác” là hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng và bị xử phạt hành chính từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

– Xử lý vi phạm hình sự: hành vi ngoại tình cũng có thể bị xử lý hình sự, theo điểm a Khoản 1 Điều 182 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung như sau:

“Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ …thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm: a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn”.

– Ngoài ra, nếu vợ/ chồng ngoại tình là Đảng viên thì sẽ bị kỷ luật bằng hình thức khai trừ theo quy định tại Điều 24 Quy định 102-QĐ/TW năm 2017 “Trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ: a) Vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng.

Như vậy có thể hành vi ngoại tình không chỉ vi phạm pháp luật Hôn nhân gia đình mà còn có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự hoặc sẽ bị xử lý hành chính. Hình thức xử lý sẽ phụ thuộc vào tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi ngoại tình đối với bên còn lại, gia đình và xã hội.

Video: Ngoại tình có thể bị phạt tù nếu dẫn đến ly hôn.

Trong quá trình giải quyết các vụ việc ly hôn, luật sư cũng thường xuyên nhận được câu hỏi Vợ/chồng ngoại tình có nên ly hôn không? Đây là một câu hỏi khó, không ai có thể tìm ra công thức chung để giải quyết cho vấn đề này. Khi nhận được thông tin vụ việc, bên cạnh việc tư vấn về các vấn đề pháp lý cho khách hàng, luật sư cũng dựa trên kinh nghiệm làm việc và thực tiễn cuộc sống của mình để đưa ra lời khuyên phù hợp với mỗi tình huống của khách hàng.

Việc vợ/ chồng ngoại tình theo tôi cũng được chia ra làm nhiều cấp độ khác nhau:

– Trường hợp nếu vợ/ chồng chỉ có mối quan hệ qua đường, việc ngoại tình chớp nhoáng thì người còn lại cần phải cẩn thận, suy xét thật kỹ, cân đo xem việc ly hôn có là cần thiết không? Ly hôn thì vấn đề được giải quyết như thế nào? Không ly hôn thì sẽ giải quyết vấn đề như thế nào? Kết quả của hai sự lựa chọn có khác nhau không? Bởi nếu trường hợp vợ/ chồng của bạn ngoại tình trong trường hợp này mà họ có sự ăn năn, hối hận về hành vi của mình thì có thể bạn chưa cần đi đến quyết định ly hôn ngay mà có thể quan sát, xem xét một thời gian nữa, tránh đưa ra những quyết định không đáng có trong lúc nóng giận.

– Trường hợp việc ngoại tình của vợ/ chồng tái diễn nhiều lần, bên có hành vi ngoại tình không còn tình cảm với người còn lại. Luật sư cho rằng nếu không phải vì có những lý do bất đắc dĩ như bị phụ thuộc về kinh tế, không có khả năng nuôi con một mình,… thì nên thực hiện thủ tục ly hôn, nhanh chóng giải quyết một cuộc hôn nhân không hạnh phúc để tạo ra cơ hội cho bản thân mình trong tương lai.

– Trường hợp vợ/ chồng ngoại tình có để lại kết quả bên ngoài (có con riêng). Lúc này, người còn lại phải thật bình tĩnh, xem xét vấn đề trên mọi phương diện. Nếu một trong hai bên vợ/ chồng không còn tình cảm thì nên thực hiện thủ tục ly hôn. Còn nếu vợ/ chồng ngoại tình vẫn còn tình cảm, việc có con riêng là ngoài ý muốn và vẫn muốn vun vén cuộc sống hôn nhân thì người còn lại có thể cân nhắc việc không ly hôn.

Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, khi một bên có ý định ngoại tình thì ít nhiều cuộc sống hôn nhân của bạn cũng đang có vấn đề. Vậy nên, việc đầu tiên khi biết nửa kia của mình ngoại tình là bình tĩnh, nhìn lại bản thân mình trước, xem xét, đánh giá xem bản thân mình đang có vấn đề gì khiến nửa kia phải ngoại tình hay không. Nếu thật sự bản thân mình đúng, hoàn toàn không có lỗi gì thì hãy xem xét, đưa ra quyết định ly hôn một cách dứt khoát.

Dưới góc độ pháp lý, ngoại tình được xem một một trong những căn cứ để Tòa án quyết định cho ly hôn. Theo quy định tại Mục 8 nghị quyết 02/2000 của hội đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao số 02/2000/NĐ-HĐTP ngày 23 tháng 12 năm 2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định của luật hôn nhân và gia đình năm 2000 “Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình” được coi là tình trạng hôn nhân trầm trọng và là căn cứ để Tòa án giải quyết cho ly hôn.

Mặc dù hiện nay Luật Hôn nhân và gia đình 2014 không có quy định trực tiếp như trên nhưng hành vi ngoại tình vẫn được tòa án xem là căn cứ cho thấy tình trạng hôn nhân trầm trọng để cho phép ly hôn.

– Tài sản riêng của vợ chồng thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung.

– Tài sản chung của vợ chồng thì sẽ tiến hành chia đôi.

Hai vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân cùng đóng góp, xây dựng một căn biệt thự trên đất của bố mẹ chồng, căn nhà có giá trị là 3 tỷ đồng. Khi ly hôn mỗi bên sẽ nhận được một nửa trị giá căn nhà là 1,5 tỷ đồng.

Tuy nhiên, về nguyên tắc thì là như vậy nhưng khi tiến hành giải quyết yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thì Tòa án sẽ cân nhắc, tính đến các yếu tố như:

“a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng”

Như vậy, không phải lúc nào khi vợ chồng ly hôn thì Tòa án cũng tiến hành chia đôi giá trị tài sản chung mà trong một số trường hợp việc phân chia tài sản cho mỗi bên còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Việc một bên vợ/ chồng ngoại tình là hành vi vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng. Nếu việc vợ/ chồng ngoại tình mà dẫn tới ly hôn thì đây được coi là lỗi của một bên theo quy định trên nên khi giải quyết về vấn đề tài sản chung, ai có lỗi có thể sẽ nhận phần giá trị tài sản chung thấp hơn so với người kia.

Video: Hướng dẫn chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.

Trong thực tiễn giải quyết vấn đề về quyền nuôi con khi có yêu cầu ly hôn, Tòa án sẽ ưu tiên giải quyết dựa trên sự thỏa thuận của các bên, có tính đến việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của con.

Trường hợp ly hôn do một bên ngoại tình mà hai bên không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ ra quyết định giao con cho một bên trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng khi tính đến quyền lợi mọi mặt của con. Các yếu tố có thể kể đến để Tòa án căn cứ giao quyền nuôi con cho vợ/ chồng là:

– Điều kiện tài chính: tài chính ở đây có thể được hiểu là thu nhập hàng tháng của các bên. Bởi việc nuôi một đứa trẻ trong thời buổi xã hội phát triển như ngày nay không phải là việc đơn giản. Người trực tiếp nuôi con phải đáp ứng được điều kiện kinh tế tối thiểu để có thể nuôi con sau khi ly hôn.

– Điều kiện môi trường sống: việc con sống với bố hay sống với mẹ thì đều cần được sống trong một môi trường an toàn, đáp ứng được các nhu cầu tối thiểu cho sự phát triển của con như có môi trường học tập, có không gian vui chơi, chỗ ở đảm bảo an ninh,… đây là một yếu tố không thể thiếu khi xét đến việc vợ/ chồng nuôi con sau khi ly hôn.

– Yếu tố tình cảm: Khi xem xét việc ai là người trực tiếp nuôi con thì Tòa án cũng phải dựa trên nguyện vọng của con trong một số trường hợp, con trên 07 tuổi thì phải xem xét nguyện vọng của con. Thực tế, đây là độ tuổi mà con đã đủ nhận thức về việc bản thân mong muốn được ở với ai. Ví dụ, sau khi xem xét đến các yếu tố trên mà điều kiện của hai bên có sự ngang bằng nhau thì trường hợp bố muốn giành quyền nuôi con nhưng con muốn ở với mẹ thì khả năng cao Tòa án sẽ giao quyền nuôi con cho mẹ.

– Độ tuổi của con: Theo quy định tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 con dưới 36 tháng tuổi thì sẽ ưu tiên giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng con hoặc hai bên có thỏa thuận khác thì Tòa án cũng sẽ tôn trọng sự thỏa thuận của hai bên. Pháp luật quy định như vậy vì thực tế tinh thần và thể chất của trẻ dưới 36 tháng tuổi rất cần sự quan tâm và chăm sóc của người mẹ.

Như vậy, để có phán quyết cuối cùng về việc ai có quyền trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng con khi ly hôn Tòa án phải xem xét thật kỹ, có sự so sánh giữa hai bên dựa trên các yếu tố cụ thể. Như vậy, vợ chồng ngoại tình vẫn có quyền được nuôi con khi ly hôn nếu họ có thể đưa ra được các căn cứ, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình. Tuy nhiên, có thể trong quá trình giành quyền nuôi con họ sẽ gặp phải bất lợi nếu không thể hơn hẳn bên kia về các điều kiện, yếu tố như trên và bên còn lại cho rằng việc ngoại tình thể hiện vợ/ chồng không đủ điều kiện về phẩm chất đạo đức để nuôi dạy tốt con chung.

Khi có căn cứ, bằng chứng cho rằng vợ/ chồng ngoại tình và muốn thực hiện thủ tục ly hôn thì người có yêu cầu phải nắm rõ các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục hiện hành để có thể đảm bảo tối ưu quyền và lợi ích của mình. Nhìn chung, trong cả hai trường hợp là ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương thì người có yêu cầu đều phải thực hiện qua các bước cơ bản như sau:

Bước 1: Chuẩn bị một bộ hồ sơ ly hôn đầy đủ bao gồm: đơn xin ly hôn, Đăng ký kết hôn; chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu của hai vợ chồng; giấy khai sinh của con; giấy xác nhận nơi cư trú (trong trường hợp cần có).

Bước 2: Nộp hồ sơ xin ly hôn tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết. Trường hợp người có yêu cầu nộp trực tiếp thì nộp tại phòng tiếp dân của Tòa án và nhận biên bản bàn giao tài liệu từ thư ký Tòa án. Trường hợp nộp qua đường bưu điện thì người có yêu cầu phải giữ lại báo phát (liên hồng) của bưu điện để làm căn cứ cho ngày nộp đơn ly hôn.

Bước 3: Nộp tạm ứng lệ phí, án phí ly hôn theo thông báo của Tòa án.

Bước 4: Tham gia buổi hòa giải ly hôn, lập biên bản theo thông báo của Tòa án hoặc tham gia vào phiên Tòa xét xử theo thông báo của Tòa án trong trường hợp cần đưa vụ án ra xét xử.

Giải quyết một vụ việc ly hôn do một bên ngoại tình tưởng chừng như đơn giản nhưng nếu trực tiếp thực hiện khách hàng gặp phải rất nhiều khó khăn như:

– Phải qua nhiều thủ tục hành chính với thời gian kéo dài;

– Phải cung cấp được cho Tòa án một bộ hồ sơ hoàn chỉnh, hợp lệ mà bản thân lại không am hiểu về các quy định của pháp luật trong khi đó bên còn lại không phải lúc nào cũng hợp tác mà có thể còn níu kéo, gây khó dễ, không giao giấy tờ như đăng ký kết hôn, chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu để thực hiện thủ tục;

– Phải tiêu tốn nhiều chi phí trong quá trình giải quyết vụ việc mà hiệu quả chưa chắc đã đạt được.

Hiện nay để tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc mà nhiều người khi ly hôn do một bên ngoại tình đã tìm đến dịch vụ Luật sư ly hôn nhanh để được hỗ trợ, giải quyết yêu cầu của mình. Nhu cầu của khách hàng không chỉ dừng lại ở khâu tư vấn mà muốn có Luật sư trực tiếp tham gia hỗ trợ, có thể thay mặt khách hàng thực hiện các thủ tục trong phạm vi pháp luật cho phép và theo sát quá trình giải quyết tại Tòa án. Công ty Luật Hùng Bách với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý giỏi, có kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực hôn nhân gia đình hiện đang cung cấp dịch vụ ly hôn nhanh ở 63 tỉnh thành trên cả nước. Luật Hùng Bách cung cấp dịch vụ ly hôn trọn gói bao gồm tất cả các giai đoạn để giải quyết một vụ việc ly hôn như:

– Tiếp nhận vụ việc, đưa ra tư vấn ban đầu về quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi người khi ly hôn do một bên ngoại tình. Trường hợp khách hàng không thể sắp xếp thời gian, Công ty sẽ sắp xếp người tiếp nhận hồ sơ ngay tại nơi ở, làm việc theo yêu cầu của khách hàng.

– Soạn thảo hồ sơ, hỗ trợ khách hàng soạn đơn ly hôn với đầy đủ nội dung, tham gia cùng khách hàng trong quá trình chuẩn bị các tài liệu cần thiết;

– Nộp đơn ly hôn tới Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết;

– Luôn luôn giám sát tiến độ thực hiện công việc tới khi có quyết định của Tòa án công nhận thuận tình ly hôn, kịp thời đưa ra tư vấn khi phát sinh các tình tiết mới.

Chồng Yếu Sinh Lý Vợ Nên Làm Gì: Ly Hôn

Chồng yếu sinh lý vợ có nên ngoại tình, ly hôn hay chịu đựng? Hàng loạt các giả thiết được đặt ra để trả lời cho câu hỏi “chồng yếu sinh lý vợ nên làm gì?”.

Tâm sự của những người vợ có chồng yếu sinh lý

Lắng nghe tâm sự của những người phụ nữ có chồng yếu sinh lý ta hầu như có thể cảm nhận được sự gằng xé, khổ tâm của họ.

Chồng yếu sinh lý vợ nên làm gì?

Bất cứ cuộc hôn nhân nào cũng đều nhận thực được tình dục là điều không thể thiếu, tùy vào mỗi cá nhân mà “yếu tố tình dục” có thể ảnh hướng ít hoặc rất nhiều đến cuộc sống hôn nhân.

Vậy trong trường hợp như chị H và chị M, những người phụ nữ có chồng bị yếu sinh lý vợ nên làm gì đây?

Chị em cần nhận thức được 1 sự thật là “rất khó để một người đàn ông chấp nhận mình có vấn đề về sinh lý”. Đối với họ, việc thừa nhận điều này đồng nghĩa với việc họ thừa nhận bản thân mình không làm tròn vai trò của một người đàn ông, một người xã hội. Có thể ngoài xã hội họ rất thành công, nhưng nếu họ không đáp ứng được nhu cầu của một người phụ nữa thì đồng nghĩa với việc họ không được coi là đàn ông đích thực.

Việc lên án họ yếu sinh lý không khác nào việc bạn “gạt một gáo nước lạnh” vào “sĩ diện” của chồng. Nhưng không đồng nghĩa là bạn không có quyền trò chuyện thẳng thắn với anh ấy.

Khi chồng yếu sinh lý, vợ nên:

1. Thăm khám tìm ra nguyên nhân gây bệnh

Trước tiên, bạn nên tìm đến một chuyên gia trong lĩnh vực nam học, rối loạn cương dương để tham khảo ý kiến chuyên môn. Sau khi có đầy đủ thông tin, một cuộc nói chuyện thẳng thắn, thân tình trên tinh thần xây dựng giữa bạn và chồng sẽ giúp cả hai thông cảm và thấu hiểu nhau hơn.

2. Lắng nghe và thông cảm cho chồng

Việc chia sẻ, đồng cảm và động viên chồng là một trong những yếu tố cần thiết giúp chồng vượt qua. Chị em tuyệt đối không được tỏ ra coi thường, khó chịu hay mỉa mai chồng. Bởi nếu làm vậy thì chỉ càng khiến chồng thêm mệt mỏi, chán nản cuộc sống gia đình và dẫn đên bệnh ngày càng trầm trọng hơn.

3. Thay đổi chế độ ăn uống cho chồng

Hãy nhờ đến sự tư vấn của chuyên gia, nhờ họ chia sẻ việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng đầy đủ dinh dưỡng, tốt cho việc điều trị bệnh của chồng. Một số thực phẩm được nhiều chị em ưu tiên lựa chọn khi chồng bị yếu sinh lý phải để đến như:

Các loại hải sản: hàu, sò huyết, tôm, cua, cá

Các loại thịt: thịt dê, heo, bò, cừu

Rau xanh, trái cây như xoài, dưa hấu, dâu tây, chuối, súp lơ, rau bina, hành tây

Ngoài ra khi chồng bị yếu sinh lý, chị em nên khuyên chồng loại bỏ các chất độc hại như rượu bia, thuốc lá, chất kích thích,… bởi những chất này có thể khiến bệnh nặng hơn.

4. Quan hệ vợ chồng hợp lý

Cuộc sống chăn gối là điều không thể thiếu hàng ngày đối với các cặp vợ chồng. Tuy nhiên, nếu sức khỏe của một trong hai người đang gặp vấn đề thì cả hai nên hạn chế quan hệ. Vì nếu đòi hỏi chỉ khiến nam giới chán chét và nghiệm trọng hơn là có thể khiến tình trạng này càng nặng nề hơn.

Tốt nhất, mỗi tuần vợ chồng chỉ nên quan hệ 1-2 lần, trong quá trình giao hợp có thể thay đổi tư thế để tìm cảm giác mới lạ, kéo dài cuộc vui hơn

5. Vận động tập thể dục

Thể dục giúp cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh hơn. Chị em nên nhắc nhở và vận đồng chồng thường xuyên tập thể thao. Nam giới nên tâp các bài tập như: đi bộ nhanh, bơi lội, đẩy tạ, chống đẩy,…

Chồng yếu sinh lý vợ có nên ly hôn?

Trước khi đưa ra quyết định có nên ly hôn vì chồng yếu sinh lý, chị em hãy bình tĩnh và lắng nghe cảm xúc và con tim của mình.

Bạn cần trả lời được các câu hỏi như:

Trong thâm tâm bạn có còn yếu chồng nhiều không?

Thiếu vắng anh ấy cuộc sống của bạn có bị đảo lộn không?

Anh ấy là người như thế nào?

Mặc dù đời sống tình dục không như mong muốn nhưng tình cảm chồng dành cho bạn ra sao?

Liệu bạn có giám đồng hành cùng anh ấy chia sẻ, cố gắng nỗ lực tìm hiểu ra nguyên nhân và vượt qua được khoảng thời gian khó khăn này không?

Bạn nên hiểu rằng, hiện nay có rất nhiều phương pháp chữa yếu sinh lý ở nam giới. Vì vậy hãy khoan quyết định có nên ly hôn hay không mà hãy bình tĩnh suy nghĩ và cùng chồng giải quyết, tránh hối hận muộn màng.