Top 8 # Xem Nhiều Nhất Vỡ Bát Đĩa Đầu Năm Có Sao Không Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Shareheartbeat.com

Tại Sao Lại Không Được Vứt Gương Vỡ, Bát Đĩa Vỡ Vào Thùng Rác?

Theo khoa học phong thủy, những mảnh bát hay gương bị vỡ tuyệt đối không nên vứt luôn vào trong thùng rác, đó là điều tối kỵ. Cùng xem lý do tại sao.

Chúng ta vẫn thường có thói quen khi bát vỡ, gưỡng vỡ thì vứt luôn vào trong thùng rác, bởi cho rằng đó là điềm xui xẻo cho gia đình. Thế nhưng đó là một lỗi phong thủy nghiêm trọng.

Gương vỡ

Trong phong thủy, gương là một vật dụng chứa nhiều điều bí ẩn, là linh vật có thể trừ tà và ma quỷ. Vì thế mà nhiều gia đình dùng gương treo trước nhà để tránh tà ma xâm nhập.

Việc gương bị vỡ được coi là rất độc. Gương bị nứt, vỡ sẽ tỏa ra luồng khí tiêu cực, phá vỡ những hình ảnh tốt đẹp bên ngoài, là điềm xấu báo hiệu chuyện chẳng lành, điều xui xẻo.

Chính bởi vậy, khi vô tình làm vỡ gương, không nên vứt các mảnh gương vỡ vào thùng rác. Trước hết, hãy thu dọn kĩ càng để tránh những mảnh vỡ gây tổn thương cho người trong gia đình, bọc tất cả vào một chiếc túi rồi đem đi chôn hoặc vứt xuống lòng sông sâu để mang những điều xui rủi, điềm xấu đi xa khỏi nhà chứ tuyệt đối không nên bỏ vào thùng rác.

Bát đĩa vỡ

Việc làm vỡ bát đĩa có thể là chuyện thường ngày, là vấn đề bình thường do bất cẩn, tuy nhiên đối với những ngày đầu năm thì việc này là cực kì kiêng kỵ.

Người xưa cho rằng làm vỡ bát, ly trong những ngày đầu năm là điềm báo của một sự chia ly trong mối quan hệ nào đó, những điều không tốt lành sẽ xảy đến, mối quan hệ trong gia đình đang diễn ra phức tạp sẽ có nguy cơ bị đổ vỡ, tiền tài mất mát.

Cũng như gương, bát, đĩa hay ly vỡ không nên vứt vào thùng rác rồi để đấy một hai hôm vứt sau, mà nên mang đi chôn xa hoặc vứt xuống lòng sông để mang điều xui tránh xa khỏi gia đình.

Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo!

Ngọc Hân/Lịch Vạn Sự!

Mùng 1 Đầu Tháng Nhỡ Làm Vỡ Cốc, Bát, Chén, Ly Có Sao Không?

Tại sao ngày mùng 1, rằm hằng tháng cần được kiêng kỵ?

Theo phong tục của người người dân Việt Nam chúng ta thì vào ngày mùng 1 và rằm hằng tháng sẽ được thắp hương cúng. Bởi vì họ cho rằng đây là 2 ngày cực kỳ quan trọng, mang đến nhiều điều tâm linh do đó con cháu nên tuân theo tránh xui xẻo ập đến bản thân và cả gia đình. Ngày mùng 1 hay còn được gọi là ngày Sóc, là ngày khởi đầu, bắt đầu. Còn ngày rằm là ngày Vọng – nghĩa là nhìn xa trông rộng, ngày của mặt trăng, mặt trời đối xứng với nhau ở hai cực xa nhất trong tháng.

Không chỉ vậy, ngày mùng Sóc, Vọng còn có nghĩa là “cát tường” là ngày tốt nhất trong tháng. Chính vì vậy, vào ngày này người ta thường rất chú tâm và có nhiều điều kiêng kỵ nhằm để mang đến sự khởi đầu đầu tháng thật suôn sẻ, mới mẻ và cả tháng đầy may mắn. Tuy nhiên, tùy vào tín ngưỡng tâm linh của mỗi người mà có cái nhìn khác nhau, nhưng vẫn câu nói ” có thờ có thiêng, có kiêng có lành” do đó mọi người tốt nhất nên bỏ chút thời gian cẩn trọng hơn vào ngày mùng 1 để tránh thiện cho bản thân mình.

Vậy mùng 1 đầu tháng nhỡ làm vỡ cốc, bát, chén, ly có sao không?

Thực sự thì trải qua nhiều thế hệ thì so với những lớp trẻ bây giờ có cái nhìn thoáng hơn với ông bà ta khi xưa. Nên việc kiêng kỵ vào ngày mùng 1 còn tùy thuộc vào từng quan niệm của mỗi người và có cách suy nghĩ riêng. Tuy nhiên, đối với quan điểm chung của ông bà xưa để lại thì việc bể chén, ly, bát,… hay đồ vật dụng trong nhà thì đều mang đến điều không tốt lành.

Đặc biệt, sự bể, vỡ nó tượng trưng cho sự chia lìa, tan vỡ, hay cắt đứt chính vì vậy mà ông bà ta lo sợ rằng nếu vô tình làm vỡ các đồ vật sẽ khiến mối tình cảm của các thành viên trong gia đình sẽ bị chia lìa, lục đục, mâu thuẫn và dẫn đến đổ vỡ. Ví dụ như việc sáng mùng 1 bạn nhỡ tay làm vỡ cốc, bát, chén hay cái ly thì ông bà cha mẹ sẽ rất lo lắng việc bạn đi ra ngoài ngày hôm đó có thể gặp chuyện xui xẻo, dẫn đến sự chia lìa như tai nạn, chết chóc… Nhưng đó là quan niệm của người già, người lớn tuổi hay những người tin vào điều thần bí kia.

Những kiêng kỵ ngày mùng 1 đầu tháng

Kiêng nói tục, chửi bậy: nhiều người cho rằng ngày mùng 1 đầu tháng không nên nói bậy, chửi thề, chính xác hơn là bạn không nên “khẩu nghiệp” vào ngày này nếu không cả tháng đấy bạn sẽ gặp nhiều chuyện thị phi. Không chỉ riêng mùng 1 mà việc nói bậy, chửi tục là hành vi không tốt cho nên tốt nhất cần được hạn chế hoặc không nên dùng đến sẽ tốt hơn.

Không được cắt tóc: ông bà xưa ra khuyên rằng không nên cắt tóc vào mùng 1, đặc biệt là các bé nhỏ vì sợ cắt tóc sẽ tiêu tan tài lộc và mất đi điều gì đó, có thể sẽ gặp chuyện không suôn sẻ. Bên cạnh cắt tóc, thì bạn cũng không nên cắt móng tay, vì đây các bộ phận trên cơ thể con người, không nên cắt bỏ những gì của cơ thể trong những ngày đầu của tháng, của năm. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người đó.

Kiêng quan hệ nam nữ: Không chỉ riêng mùng 1 hàng tháng mà mùng 1 tết bạn cũng nên tránh việc tiếp xúc giữa nam và nữ. Bởi theo quan niệm người Việt thì việc này sẽ dẫn đến những vận hạn đen đủi, không may mắn, thậm chí còn đem đến đại hạn cho hai người.

Kiêng một số món ăn: Mọi người cho rằng nếu ăn thịt chó, thịt vịt, mực hay xôi trắng vào ngày mùng 1, họ sẽ bị hãm tài, gặp những điều không may mắn, mất tiền, mất của, việc không thành, gặp bệnh cũng lâu khỏi. Các vùng miền khác nhau thì còn kiêng thêm một số món như ở miền Trung kiêng trứng vịt lộn và thịt vịt vì họ cho rằng sẽ gặp phải vận xui. Ở một số vùng còn kiêng ăn tôm do sợ bị đi giật lùi.

Kiêng vay mượn tiền, xuất tiền: Người Việt thường không vay hay trả tiền vào ngày mùng 1 đầu tháng. Bởi theo quan niệm dân gian, việc xuất tiền của tháng sẽ bị “dông”, hao tiền của. Do đó, việc vay tiền, trả nợ đều kiêng thực hiện đầu tháng.

Tránh đi thăm sinh: Một trong những điều kiêng kỵ ngày mùng 1 được lưu truyền trong dân gian là thăm phụ nữ mới sinh con. Bởi các cụ xưa quan niệm, gái để là “dông”, “sinh dữ tử lành”. Đặc biệt, đối với một số người họ rất coi trọng việc kiêng đi thăm phụ nữ mới sinh ngày mùng 1 đầu tháng.

Không nên nhặt tiền rơi trên đường: Không nhặt tiền bạc rơi vãi trên đường, vì có thể đó là tiền người ta cúng cô hồn, những người cõi dưới. Do đó, bạn không nên lấy tiền của họ để tránh rước họa vào thân.

Mùng 1 đầu tháng nên làm gì để may mắn?

Nên thắp hương mùng 1 đầu tháng: Đối với người Việt, việc thắp hương là một tập quán có từ lâu đời với mong muốn dâng lên bề trên, ông bà, hay những vị thần nén hương thơm thể hiện lòng thành kính, tôn trọng và biết ơn. Ngày mùng 1 là khởi đầu tháng, do đó mọi người có thể dâng hương lên bàn thờ để mong muốn ông bà tổ tiên luôn phù hộ cho con cháu, gia đình được bình an, may mắn.

Đi phật cầu an: Mùng 1 đi phật cầu bình an là còn tùy thuộc vào những ai theo đạo phật, với những người theo tín ngưỡng này thì thường mùng 1 hằng tháng sẽ đến thắp hương cúng vái phật nhằm cầu bình an. Mong muốn phật luôn che chở cho con cháu luôn khỏe mạnh, bình an và may mắn trong tháng đó.

Mang theo vật phẩm trong người: Tùy thuộc vào từng mệnh của mỗi người mà mang theo các vật phẩm khác nhau. Cụ thể như:

Kiêng Làm Vỡ Bát Trong Ngày Tết Nhưng Em Mà Có Lỡ Làm Vỡ Thì Có Sao Không?

Kiêng làm vỡ bát đĩa:Bát đĩa tượng trưng cho gia đình, vì thế, trong ngày này không được đánh vỡ bát đĩa, ấm chén, cãi nhau, chửi nhau, kiêng những điều không vui xảy ra với gia đình.

Những việc kiêng làm trong ngày tết

Miền Bắc:

Kiêng quét nhà:Trong ba ngày Tết, kiêng quét nhà vì sợ quét hết vận đỏ đi. Vì thế, ai cũng quét dọn nhà cửa, vườn tược trước lúc giao thừa.Kiêng đổ rác:Tục kiêng đổ rác xuất phát từ câu chuyện trong Sưu thần ký. Chuyện kể rằng, có một người lái buôn đi qua hồ Thanh Thảo được Thủy thần tặng nàng hầu tên là Như Nguyệt. Ông trở nên giàu có, tiền bạc đầy nhà.

Năm ấy, vào ngày mồng Một Tết, Như Nguyệt mắc lỗi nhỏ, bị ông chủ đánh đập nên biến vào đống rác. Người lái buôn không biết, mang rác đổ đi. Từ đấy, ông lại nghèo như xưa.

Kiêng không treo những tranh “xui xẻo”như: đánh ghen, kiện tụng… mà phải tìm bằng được tranh lợn, gà, cậu bé…

Kiêng cho lửa ngày Tết:Ngày mùng Một Tết người ta rất kỵ người khác đến xin lửa nhà mình, vì quan niệm lửa là đỏ là may mắn. Cho người khác cái đỏ trong ngày mùng Một Tết thì cả năm đó trong nhà sẽ gặp nhiều điều không may như làm ăn thua lỗ, trong nhà lủng củng, ra đường hay gặp tai bay vạ gió..

Rắc vôi bột ở 4 góc vườn:Ở nông thôn, nhà nào cũng rắc vôi bột ở 4 góc vườn rồi vẽ hướng ra phía cổng để xua đuổi ma quỷ. Vì thế, dân gian có câu: “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”.

Xông nhà:Những người “nặng vía”, không hợp tuổi với gia chủ đừng nên đến xông nhà ngày đầu năm. Người có tang không nên xông đất nhà người khác để tránh xui xẻo.

Tránh nói giông:Ngày đầu năm, ta phải hết sức tránh những ngôn ngữ, hành động có thể đem lại sự không may, còn gọi là nói giông hoặc nói xui như: “Chết rồi!”, “Tiêu rồi!”.

Kiêng cho nước đầu năm:vì nước được ví như nguồn tài lộc trong câu chúc tiền vô như nước, nếu cho nước thì coi như mất lộcKiêng làm vỡ bát đĩa:Bát đĩa tượng trưng cho gia đình, vì thế, trong ngày này không được đánh vỡ bát đĩa, ấm chén, cãi nhau, chửi nhau, kiêng những điều không vui xảy ra với gia đình.

Kị mai táng:Ngày Tết Nguyên Đán là ngày vui của toàn dân tộc, ngày mở đầu cho vận hội hanh thông của cả một năm, có ý nghĩa rất thiêng liêng. Gia đình phải tạm gác mối sầu riêng để hoà chung với niềm vui toàn dân tộc.

Vì vậy có tục lệ cất khăn tang trong ba ngày Tết. Nhà nào có đại tang kiêng đi chúc Tết, mừng tuổi bà con, xóm giềng, ngược lại bà con xóm giềng lại cần đến chúc Tết và an ủi gia đình bất hạnh.

Miền Trung

Kiêng ăn một số món: Người dân miền Trung có tục kiêng ăn trứng vịt lộn, thịt vịt trong ngày Tết và cả tháng đầu năm. Người ta cho rằng ăn thịt vịt sẽ gặp xui xẻo. Một số vùng không ăn tôm vì sợ… đi giật lùi như tôm. Nếu ăn trong ngày Tết, công việc sang năm sẽ lùi chứ không thể tiến tới.Kiêng mua quần áo màu trắng, vải trắng suốt tháng Giêng Âm lịch.Miền Nam:

Ở một số vùng quê Nam bộ còn có tục kiêng không để cối xay gạo trống vào những ngày đầu năm. Điều này tượng trưng cho việc thất bát, mất mùa năm tới. Chính vì vậy, người ta thường đổ một ít lúa vào cối xay, ngụ ý cầu mong năm mới lúa gạo đầy tràn.

Ngày Tết có lệ ai đến nhà, bất kể giờ giấc nào, gia chủ cũng dọn cỗ, mời uống rượu, ăn bánh. Khách không được từ chối bữa ăn, dù no cũng phải nhấm nháp chút ít.Đi đâu xa cũng phải về nhà trước giờ Giao thừa. Ai không về kịp xem như cả năm sau người ấy phải bôn ba vì công việc làm ăn.

Sau khi quét dọn phải cất hết chổi. Nếu trong ngày Tết để mất chổi nghĩa là năm đó gia đình sẽ bị trộm vét sạch của.

Làm Vỡ Bát Có Điềm Báo Gì Không, Lành Hay Dữ?

Có thể bạn đang quan tâm: thuốc bổ mắt tốt nhất – mua hàng trên ebay – cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh

Làm vỡ bát có điềm gì không?

Nhiều người tin rằng việc làm vỡ bát là chuyện bình thường, chỉ là sơ ý làm vỡ, và không quan tâm có điềm gì hay không. Nhưng những đồ vật đổ vỡ thường là điềm báo cho sự chia lìa cho một mối quan hệ nào đó. Vì vậy trong những ngày đầu năm, người ta thường dặn dò nhau phải cẩn thận không được đánh vỡ bát đĩa, ấm chén.

Còn người Trung Quốc tin rằng việc làm vỡ bát đĩa và các loại bình gốm sứ khác là một điềm rất xấu và nếu điều này xảy ra với bạn, bạn phải ngay lập tức loại trừ nó bằng cách nói, “Pháp Hội Phú Quý” có nghĩa là “Đổ vỡ là điềm lành”. Một lần, một trong những nhân viên của chúng tôi tổ chức sinh nhật của mình và một người nào đó đi ngang qua và vô tình làm rơi chiếc đĩa. Thấy vậy, không những ông ta còn không nói điều lành mà lại. nhặt nửa mảnh vỡ và tiếp tục đập bể nó. Tối hôm sau ông đã gặp tai nạn trên chiêc xe của mình! Vì vậy,nếu bạn gặp một điều tượng tự xảy ra, đừng quên để nhanh chóng xóa bỏ điều không may đó bằng cách nói một cái gì đó tốt lành.

Ngoài ra, khi ăn uống cũng có những điều kiêng kỵ tại bàn ăn, các bạn nên lưu ý:

– Khi ăn không chỉ dao, dĩa hoặc đũa trực tiếp vào một ai đó: Đây là một tín hiệu thù địch và có thể gây ra cho bên kia những điều xui xẻo không mong muốn.

– Không nên chọc đũa theo chiều dọc thẳng vào bát cơm của bạn: Đây là một việc làm vô cùng kiêng kỵ, vì điều này là dấu hiệu của thờ cúng tổ tiên.

– Không nên treo cái chảo nấu ăn lộn ngược hoặc đảo ngược: Điều này thể hiện không có gì để nấu ăn được, điều này đi ngược lại của sự phong phú, giàu có. Điều này cũng áp dụng cho nồi nấu ăn.

– Không nên để vòi của ấm trà hay cán của thìa múc canh trỏ vào bản thân mình trong bữa ăn: Vì điều này được xem là đã biến mình thành “kẻ thù” của cả gia đình, việc này cũng hết sức cấm kỵ khi vô tình trỏ vào người khác.