Trong số các món ngon từ vịt chắc chắn là không thể bỏ qua món vịt quay. Vịt quay không chỉ phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày của nhiều hộ gia đình Việt mà còn xuất hiện ở hầu hết các mâm cỗ tiệc vì hương vị thơm ngon, hấp dẫn cùng lớp da vàng giòn, bóng bẩy vô cùng bắt mắt.
Cách làm vịt quay quan trọng nhất là khâu tẩm ướt với quy trình thực hiện khá cầu kỳ, cụ thể như sau:
+ Bước 1: Chuẩn bị
Chuẩn bị vịt, tỏi băm nhuyễn, dầu hào, đường cát trắng, ngũ vị hương, hành khô băm nhuyễn, muối hoặc bột canh, hạt tiêu, mạch nha, nước tương, gừng băm nhuyễn, giấm…
+ Bước 2: Sơ chế vịt
Rửa sạch vịt rồi khử mùi hôi bằng cách chà xát hỗn hợp rượu trắng cùng gừng. Chà xát cả trong và ngoài con vịt cho hết hôi. Để như vậy khoảng 20 phút rồi rửa lại với nước, để ráo. Nếu da vịt bị rách thì dùng chỉ khâu lại. Da vịt càng căng thì khi quay sẽ càng ngon.
+ Bước 3: Ướp gia vị bên trong vịt
Lấy 1 thìa canh tỏi băm nhuyễn, 2 thìa canh dầu hào, 1 thìa canh đường cát trắng, 1 thìa café ngũ vị hương, 1 thìa canh hành khô băm nhuyễn, 1,5 thìa café muối hoặc bột canh cùng 1 thìa café hạt tiêu trộn đều. Dùng tay xát hỗn hợp này vào bên trong vịt. Đặt vịt lên kệ cao có khe hở thoáng để vịt khô. Để như vậy ít nhất khoảng 6 -8 tiếng cho vịt thấm gia vị.
+ Bước 4: Ướp gia vị bên ngoài vịt
Trộn đều 3 thìa canh mạch nha cùng 2 thìa café tỏi băm nhuyễn, 1,5 thìa canh nước tương, 1 nhúm muối nhỏ, 1 thìa canh nước, 2 thìa café gừng tươi băm nhuyễn và 2 thìa café giấm. Cho vào chảo lòng sâu nấu sôi hỗn hợp rồi tắt bếp. Cầm đầu vịt cho vịt vào chảo rồi múc hỗn hợp dội nhiều lần lên khắp bên ngoài vịt. Sau đó, tiếp tục để vịt lên kệ cao hoặc treo lên cho khô. Nếu trời nắng ráo thì có thể phơi 2 – 3 tiếng còn không thì phơi thêm 7 – 8 tiếng nữa. Phơi càng lâu thì vịt càng ngon.
+ Bước 5: Quay
Cho vịt vào lò chuyên dụng để quay. Nếu quay bằng lò vi sóng thì bạn có thể để ở nhiệt độ 160 – 170 độ C. Nếu vịt nặng 1kg thì quay khoảng 45 – 55 phút là chín. Chú ý chia ra thành 2 lần, sau 20 phút đầu thì lật vịt để vịt chín đều rồi quay tiếp. Sau khi lò nướng tắt thì đợi một chút để phần mỡ vịt chảy ra, da vịt khô lại rồi mới lấy ra ngoài.
Nghiên cứu cho thấy, với 100g thịt vịt thông thường chứa khoảng 267 calo còn với thịt vịt quay cùng nhiều nguyên liệu như vậy sẽ chứa khoảng 337 calo. Lượng calo này có thể tăng giảm tùy thuộc vào khối lượng vịt cùng sự thay đổi của các nguyên liệu mà bạn ướp cùng.
Ăn vịt quay có béo không?
Vịt quay được xếp vào nhóm các món ăn khiến chúng ta tăng cân nhanh chóng (ngoài ra còn có đồ ăn nhanh, phomat, trứng cá muối, kem…). Sở dĩ vịt quay gây tăng cân là do chứa hàm lượng calo cao cùng nhiều chất béo. Chất béo từ món ăn này không chỉ được tạo ra từ cách quay mà còn từ nguyên liệu ướp cùng.
Đặc biệt, lớp da vịt quay chứa hàm lượng lớn chất béo chưa bão hòa. Chất béo này khi đi vào cơ thể sẽ không được chuyển hóa hoàn toàn mà bị tích tụ lại trong nội tạng và dưới da. Nếu không được đào thải ra ngoài bằng cách luyện tập thể dục thể thao thì bạn rất dễ béo phì. Ăn càng nhiều thì cân nặng càng tăng nhanh.
Tóm lại, vịt quay là món ăn không thích hợp với những người đang ăn kiêng, cần giảm cân. Bên cạnh đó, nếu bạn thuộc những nhóm trường hợp sau thì cũng không nên ăn vịt quay cùng các món ăn khác từ vịt:
Người vừa phẫu thuật: Thịt vịt có vị tanh, tính hàn lạnh, không phù hợp với những người vừa phẫu thuật. Bệnh nhân vừa phẫu thuật ăn thịt vịt có thể bị sưng tấy, mưng mủ, lâu lành vết mổ.
Người có hệ tiêu hóa kém: Người có hệ tiêu hóa kém nên tránh ăn thịt vịt vì sẽ khiến cơ thể dễ bị nhiễm lạnh.
Người có thể trạng hàn: Người có thể trạng hàn ăn thịt vịt dễ mắc phải các bệnh về cơ – xương – khớp.
Người mắc bệnh gút: Vịt chứa hàm lượng protein cao nên không thích hợp với bệnh nhân gút. Bệnh nhân gút ăn thịt vịt sẽ làm tăng cao axit uric trong cơ thể gây nguy hiểm tới tính mạng.
Ngoài ra, bạn không nên kết hợp vịt với ba ba. Nguyên nhân là do thịt vịt chứa nhiều đạm nhưng nếu ăn chung với ba ba sẽ làm biến mất chất này, giảm giá trị dinh dưỡng.