Top 8 # Xem Nhiều Nhất Vịt Om Sấu Bao Nhiêu Calo Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Shareheartbeat.com

Bún Vịt Om Sấu: Gợi Ý Tuyệt Vời Cho Bữa Trưa

Vịt om sấu ăn kèm bún là món ăn thích hợp cho gia đình bạn trong một ngày mưa.

Nguyên liệu làm vịt om sấu:

– Vịt: 1 con (không nên ham chọn con vịt quá béo, khi nấu lên món ăn quá ngậy do quá nhiều mỡ làm nước vịt om sấu mất đi vị ngon. Nên chọn con vịt vừa tầm, nặng, chắc thịt).

– 10 quả sấu xanh

– 0,5kg khoai sọ loại củ nhỏ

– 5 củ hành khô

– 10 lá mùi tàu

– 1 củ tỏi

– 5 củ sả

– Bún

– Gia vị: Muối, tiêu, ớt, gừng, nước mắm

Sơ chế nguyên liệu:

– Vịt làm sạch lông, dùng muối hạt chà xát kỹ mặt ngoài và trong con vịt cho sạch sẽ, sau đó rửa lại bằng nước sạch.

Tiếp tục rửa vịt bằng rượu trắng hoặc gừng để vịt hết mùi hôi, chặt vịt theo từng miếng thon dài vừa phải.

– Sấu gọt sạch vỏ, cứa mấy lát ngoài viền quả để khi nấu, sấu nhanh chín và ra nhân thịt.

– Khoai sọ rửa sạch, luộc qua với nước sôi khoảng 5 phút rồi đem xả nước lạnh là có thể dễ dàng bóc vỏ mà không hề bị nhớt hay ngứa tay.

– Hành, tỏi, xả đập dập, thái lát mỏng.

– Hành lá, mùi tàu rửa sạch, thái nhỏ.

Cách làm vịt om sấu chuẩn bị miền Bắc:

– Bước 1: Ướp thịt vịt 1/3 muỗng canh muối, 1/2 muỗng canh hạt nêm,1/3 muỗng cà phê tiêu, cùng 1/2 (hành, tỏi, sả), để 30 phút cho ngấm. Đun dầu nóng già cho 1/2 (hành + tỏi + sả) còn lại phi thơm cho thịt vịt xào săn.

– Bước 2: Cho sấu vào nồi, đổ nước cho ngập thịt. Các bạn có thể thay nước lạnh bằng nước dừa tươi để tăng vị đậm đà cho món vịt om sấu.

– Bước 3: Khi thấy vịt hơi mềm thì cho khoai vào đun cùng. Đến khi khoai chín mềm nhưng không quá nát là được.

Dầm sấu từ từ khi thấy vừa đủ độ chua thì ngừng, nêm nếm lại gia vị, rắc mùi tàu, rau ngổ, ớt thái sợi, múc ra bát, ăn nóng kèm bún.

Cách Làm Vịt Om Sấu Ngon Chuẩn Vị Miền Bắc Với Khoai Sọ

Video

Nguyên liệu

Vịt: 1 con

Sấu xanh: 6 – 8 trái

Khoai sọ: 500g

Hành khô: 5 củ

Tỏi khô: 1 củ

Sả: 5 cây

Rau mùi tàu: 10 lá

Rau ngổ: 1 bó nhỏ

Gừng tươi: 1 củ

Ớt: 2 trái

Gia vị thường dùng: nước mắm, tiêu, muối…

Sơ chế nguyên liệu

Sơ chế vịt:

Vịt sau khi làm sạch, dùng muối hạt chà xát trong và ngoài con vịt cho sạch sẽ, sau đó rửa lại với nước.

Thịt vịt rất ngon và ngọt nhưng lại có mùi hôi đặc trưng, nếu không khử sạch mùi hôi này khi ăn sẽ có cảm giác hơi khó chịu, đặc biệt là với những người sành ăn.

Để khử mùi hôi của vịt, bạn dùng rượu trắng hoặc rượu pha với gừng tươi để rửa thêm lần nữa rồi xả lại với nước. Nếu không có rượu, bạn có thể dùng chanh hoặc giấm gạo để khử mùi hôi của vịt. Nếu ở quê, có lá na dùng xát vào cùng với muối hạt có tác dụng khử mùi hôi của vịt cũng rất hiệu quả.

Lưu ý: Nếu muốn tăng hương vị cho món ăn, bạn có thể đem vịt thui sơ cho vàng da rồi chặt nhỏ. Tuy nhiên việc này có hơi cầu kỳ và mất thời gian thực hiện.

Chặt vịt thành những miếng vừa ăn trước khi nấu

Sơ chế các nguyên liệu khác:

Sấu cạo vỏ, rửa sạch, dùng dao khứa nhiều lần vào sấu để khi nấu sấu nhanh chín và ra nhân thịt.

Khoai sọ rửa sạch, đem luộc qua nước sôi khoảng 5 phút rồi xả lại nước lạnh, làm như vậy sẽ giúp dễ dàng bóc vỏ khoai mà không bị nhớt hay ngứa tay. Nếu không muốn luộc, bạn nên đeo bao tay nilong khi gọt vỏ. Cắt khoai làm đôi hoặc 4 phần tùy kích cỡ, ngâm với nước muối khoảng 20 phút để khoai bớt nhớt rồi đem đi nấu để tránh bị ngứa khi ăn.

Sơ chế khoai sọ

Hành tím bóc vỏ, thái lát mỏng.

Tỏi bóc vỏ, thái lát mỏng.

Sả rửa sạch, lấy phần củ non, đập dập rồi thái mỏng.

Rau ngổ, mùi tàu nhặt gốc, rửa sạch, thái nhỏ.

Ớt rửa sạch, bỏ hạt, thái sợi nhỏ.

Ướp thịt vịt

Cho thịt vịt vào nồi, ướp vịt với khoảng 1/3 muỗng canh muối, 1/3 muỗng canh hạt nêm, 1/3 muỗng cà phê hạt tiêu và ½ lượng hành, tỏi, sả thái nhỏ. Trộn đều rồi ướp vịt ít nhất 20 phút. Lượng gia vị các bạn tự điều chỉnh nhưng phải ướp vừa đủ để vịt thấm và đậm hơn khi ăn.

Ướp vịt với các gia vị ít nhất là 20 phút

Om vịt

Bắc một cái chảo hoặc nồi lớn lên bếp với chút dầu ăn, khi dầu nóng thì cho lượng hành, tỏi, sả còn lại vào phi thơm vàng. Tiếp đó, trút hết thịt vịt đã ướp vào đảo đều, xào cho đến khi vịt có mùi thơm và thịt săn lại. Bước này giúp vịt thơm và thấm gia vị đậm đà hơn.

Cho sấu vào nồi, đổ nước ngập thịt rồi đậy vung lại nấu. Để món ăn hấp dẫn hơn, bạn có thể dùng nước dừa tươi hoặc nước hầm xương để thay thế cho nước lạnh. Nấu lửa lớn cho nồi thịt vịt sôi lên, sau đó hạ lửa nhỏ và nấu từ từ để vịt chín mềm.

Khi thấy vịt hơi mềm, bạn cho khoai sọ vào nấu cùng. Khoai sọ rất nhanh chín nên chỉ cần nấu thêm khoảng 10 phút là được, không nên nấu lâu quá vì khoai sẽ bị mềm, nát và ăn không ngon.

Lúc này sấu cũng đã mềm, bạn dùng muôi hoặc thìa lớn dầm sấu từ từ cho đến khi đủ độ chua thì dừng lại, nêm nếm gia vị vừa ăn. Cuối cùng rắc thêm rau ngổ, mùi tàu và ớt thái sợi (có thể không bỏ nếu không thích ăn cay) rồi tắt bếp.

Rau ngổ và mùi tàu là 2 loại rau gia vị không thể thiếu cho món ăn này

Yêu cầu thành phẩm

Thịt vịt chín mềm, thấm gia vị đậm đà.

Nước om hơi sệt, có vị ngọt từ thịt vịt tiết ra, vị đậm đà của các gia vị, đặc biệt là vị chua thanh mát của sấu tươi, đem lại cảm giác ăn ngon miệng.

Khoai sọ chín nhưng không nát, khoai dẻo và có vị thơm bùi rất ngon.

Mẹo & lưu ý (Footnotes)

Cách chọn vịt ngon:

Không nên chọn vịt quá béo vì nấu lên sẽ rất nhiều mỡ, vịt gầy quá ăn cũng không ngon. Chọn những con vừa tầm, nặng và chắc thịt. Để thịt vịt có vị tươi ngon nhất, bạn nên mua vịt sống về làm hoặc nhờ người bán làm giùm, mua vịt đông lạnh thịt sẽ không ngon bằng.

Mua vịt sống về tự làm để đảm bảo món ăn thơm ngon nhất

Cách chọn sấu tươi ngon.

Chọn những trái sấu xanh tươi ngon, lớp vỏ hơi sần, cùi dày sẽ có nhiều thịt chua. Những trái sấu có bề ngoài láng là sấu non, ăn không ngon, xấu già lại có nhiều hạt to và ít chua. Để nấu 1 con vịt khoảng 2kg, bạn cần khoảng 5 – 6 trái sấu là vừa vị, nếu thích ăn chua hơn thì có thể thêm bớt tùy ý.

Nếu không có sấu, bạn có thể dùng quả me xanh hoặc me đã qua chế biến thay thế, tuy nhiên me sẽ không có được vị chua thanh đặc biệt như sấu tươi.

Chọn sấu tươi, cùi dày sẽ cho vị chua nhiều hơn

Cách chọn khoai sọ ngon.

Muốn mua được khoai sọ dẻo, ngon ngọt, bạn nên chọn những củ có kích thước nhỏ, dáng tròn hoặc như quả trứng gà, vỏ ngoài sần sùi nhưng lành lặn, không có vết thâm đen, hư thối. Không nên mua những củ quá to và những loại khoai sọ 1 cây 1 củ, ưu tiên chọn khoai sọ chùm.

Khoai sọ không nên chọn những củ quá lớn

Thông tin thêm

Vịt om sấu ăn với gì ngon nhất?

Cách làm vịt om sấu này ăn nóng cùng cơm, bún tươi hay mì đều rất ngon. Bạn có thể múc ra ăn nóng hoặc thưởng thức như một món lẩu với các loại rau xanh như: rau nhút, rau muống… Món ăn này thích hợp cho cả bữa cơm gia đình và những bữa tiệc sum họp đông người.

Bạn có thể ăn vịt om sấu như một món lẩu với rau tươi và bún, mì

Bổ sung thông tin cho bạn

Vịt là một trong những loại gia cầm phổ biến nhất tại Việt Nam, thịt vịt là thực phẩm quen thuộc với người dân trong mọi miền đất nước. Theo Đông y, thịt vịt có vị ngọt hơi mặn, tính hàn, tác dụng tư âm, dưỡng vị, giải độc, lợi thủy tiêu thủng. Thường xuyên ăn thịt vịt có tác dụng giúp hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch, lao phổi và ung thư (đang xạ trị, hóa trị). Ngoài ra, thịt vịt còn có lợi cho những người suy nhược thể chất, chán ăn, phù nề, đổ mồ hôi ban đêm, phụ nữ ít kinh nguyệt, sản phụ thiếu sữa…

Sấu là nét đặc trưng vốn có của Hà Nội, loại quả này có thể dùng để nấu canh, ngâm đường, làm ô mai, làm mứt… Sấu không ra trái quanh năm mà chỉ thu hoạch trong khoảng 3 tháng, vì vậy bạn nên dự trữ sấu để ăn dần. Nếu bảo quản sấu bằng tủ lạnh, thời gian sử dụng sẽ kéo dài được cả năm.

Để bảo quản sấu tốt nhất, bạn phải chọn những trái xấu tươi ngon như hướng dẫn của chúng tôi (ở bước Lưu ý khi chuẩn bị nguyên liệu). Khi mua về nên cạo sạch vỏ sấu (không gọt), rửa sạch, để ráo hoàn toàn rồi mới cất vào ngăn đá tủ lạnh. Không cho tất cả sấu vào một bịch mà nên chia nhỏ để dễ bề sử dụng và bảo quản sấu quanh năm.

Vịt om sấu là món ăn ngon không thể bỏ qua trong những ngày hè oi ả hay tiết trời thu se lạnh. Nồi vịt om sấu thơm mềm, đậm đà với những miếng thịt vịt ngon ngọt, khoai môn đặc dẻo cùng nước om chua chua nhưng thanh dịu, kích thích vị giác sẽ là món ăn yêu thích của gia đình bạn.

Nguồn tham khảo

Thịt Vịt Bao Nhiêu Calo? Ăn Thịt Vịt Có Béo Không?

Hàm lượng dinh dưỡng có trong thịt vịt

Trước khi tìm hiểu thịt vịt bao nhiêu calo, chúng ta sẽ cùng xem hàm lượng dinh dưỡng trong thịt vịt có những gì.

Theo phân tích thành phần dinh dưỡng, thịt vịt chứa đa dạng các chất như protein, các loại vitamin A, D, B1 cùng đa dạng các loại khoáng chất như canxi, phốt pho, canxi, sắt.

Cụ thể 100g thịt vịt sẽ có:

+ 2g chất béo bão hoà

+ 6g chất béo không bão hoà

+ 18g protein.

+ 900 mg tro

+ 13 mg canxi

+ 1,8 mg sắt

+ 59,3 gram nước

+ 21,8 gram chất béo

+ 145 mg phốt pho

+ 4,7 gram vitamin PP

+ 240 mcg vitamin A

+ 100 mcg vitamin B1

+ 200 mcg vitamin B2.

Lượng calo trong thịt vịt sẽ phụ thuộc vào phần thịt và phần da. 100g thịt vịt bao gồm cả thịt và da có chứa khoảng 211 calo. Ăn gan vịt sẽ có có 136 calo0/100 g.

Tác dụng của thịt vịt đối với sức khỏe

Bên cạnh việc quan tâm thịt vịt bao nhiêu calo thì nhiều người cũng muốn tìm hiểu lợi ích của thịt vịt đối với sức khỏe. Có lẽ bạn chỉ biết rằng đây là một món ăn giàu dinh dưỡng, tuy nhiên lợi ích của việc ăn thịt vịt lại có thể khiến bạn bất ngờ.

Cụ thể tác dụng của thịt vịt với sức khỏe là:

Da vịt là nguồn Glycine tuyệt vời

Da vịt nhiều chất béo, nên ăn nhiều có thể gây tăng cân. Tuy nhiên da thịt vịt lại có tác dụng rất tốt với sức khỏe. Nó chứa glycine, một axit amin có tác dụng thúc đẩy làm lành vết thương và giúp ngủ ngon hơn.

Thịt vịt chứa nhiều protein

Thịt vịt cung cấp khá nhiều protein, trong 100g thịt vịt có 18 gam protein. Protein là thành phần quan trọng đối với cơ thể. Nó có rất nhiều vai trò như: là cấu trúc và sửa chữa tế bào, xây dựng cơ bắp, tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch, hoạt động như một loại enzyme…

Thịt vịt giàu Selenium

Trong thịt vịt có nhiều khoáng chất Selen. Đây là chất chống oxy hóa có tác dụng tăng cường miễn dịch và hạn chế phản ứng viêm. Ngoài ra ăn đủ dưỡng chất này hàng ngày cũng tốt cho sức khỏe tuyến giáp. Điều này rất cần thiết đối với phụ nữ cao tuổi làm giảm nguy cơ tử vong.

Thịt vịt cung cấp các đa dạng vitamin nhóm B

Thịt vịt chứa nhiều vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B3. Vitamin B3 có nhiều tác dụng đối sức khỏe như:

+ Chuyển hóa thực phẩm thành năng lượng

+ Tăng cường chức năng nhận thức não bộ và hoạt động của hệ thần kinh

+ Hỗ trợ sản xuất hormone

+ Sản xuất DNA và các tế bào hồng cầu, từ đó giảm nguy cơ thiếu máu

+ Bảo vệ sức khỏe xương

+ Protein của các loài động vật có tác dụng cải thiện mật độ và sức mạnh của  xương. Vì vậy ăn thịt vịt thường xuyên sẽ giúp xương chắc khỏe.

Tốt cho dạ dày

Theo đông y, thịt vịt còn là một loại thuốc có tác dụng bổ dạ dày, nuôi dưỡng dạ dày.

Tốt cho tim

Thịt vịt có chứa một lượng nhỏ axit Omega 3 và Omega 6. Đây là những chất tốt cho sức khỏe của tim mạch. Tuy nhiên, thịt vịt cũng chứa nhiều chất béo bão hòa và cholesterol. Do đó khi ăn thịt vịt, bạn nên ăn từng phần nhỏ hát chế ăn nhiều da.

Ngăn ngừa hiện tượng xơ vữa động mạch

Thịt vịt có chứa nhiều axit oleic và các thành phần giống dầu ô liu. Những chất này có tác dụng chống lại hiện tượng xơ vữa động mạch.

Phục hồi sức khỏe cho người bị suy nhược cơ thể

Theo đông y, thịt vịt có vị ngọt tính mát bổ tạng, giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Ngoài ra, thịt vịt còn phục tình trạng chóng mặt, đau đầu, ho khan, bổ huyết… Những người bị suy nhược cơ thể do bệnh tật Rất nên ăn thịt vịt để phục hồi sức khỏe

100g thịt vịt bao nhiêu calo?

Theo phân tích thành phần dinh dưỡng 100g thịt vịt có khoảng 260 calo.

Tuy nhiên lượng calo trong thịt thì sẽ thay đổi theo cách chế biến.

Thịt vịt luộc bao nhiêu calo?

Thịt vịt luộc có khoảng 260 calo trên 100 g. Để làm vịt luộc ngon, bạn hãy khử mùi hôi của vịt trước khi luộc bằng cách sát chanh và muối. Luộc vịt đến khi sôi và đun nhỏ lửa trong khoảng 5 đến 10 phút là được.

Vịt quay bao nhiêu calo?

Vịt quay thường sử dụng thêm nhiều gia vị khác như:

Dầu ăn, rượu gạo, đường, xì dầu, nước tương, dấm gạo, hồ tiêu, mật ong, và các loại gia vị như gừng, tỏi, hoa hồi…

Bằng việc cho thêm các nguyên liệu trên, 2 kg vịt quay có thể chứa đến 6250 calo. Điều này tương đương 100g thịt vịt sẽ có 312,5calo.

Thịt vịt rang muối bao nhiêu calo?

Để chiến biến vịt rang muối, người ta sẽ cho thêm vào muối rang, bột năng, dầu ăn, sả…

Vì vậy 1 kg vịt rang muối sẽ có khoảng 3.242 calo.

Ăn thịt vịt có béo không?

Tuy nhiên để ăn no thịt vịt thì bạn sẽ ăn từ 4 – 500 g, tương ứng với 1.068 – 1.621 calo. Đây là lượng calo khá lớn đối cho một bữa ăn. Vì vậy nếu thường xuyên ăn thịt vịt nấu, bạn rất dễ bệnh tăng cân.

Lưu ý khi ăn thịt vịt để không bị tăng cân

Tính tổng lượng calo trong ngày

Tùy theo cân nặng, mỗi ngày chúng ta cần khoảng 1.500 đến 2.000 calo. Để không tăng cân thì tổng lượng calo nạp vào cơ thể thấp hơn mức này. Nếu bạn đã ăn nhiều thịt vịt thì phải hạn chế các thức ăn khác để tổng calo nhỏ hơn con số trên.

Ăn thêm nhiều rau xanh, trái cây

Rau xanh chứa rất ít calo nên bạn nên kết hợp ăn rau với thịt vịt để giảm nguy cơ tăng cân. Ngoài ra, rau xanh còn chứa nhiều chất xơ giúp chúng nhanh no hơn. Vì vậy nếu đã ăn một bữa thịt vịt thật lớn thì bữa sau hãy nhiều rau xanh hoặc trái cây

Hạn chế tinh bột

Cắt giảm tinh bột giúp cơ thể lấy năng lượng từ chất béo. Vì vậy để giảm cân, bạn nên hạn chế tinh bột trong chế độ ăn. Nếu ăn tinh bột, hãy chọn các loại tinh bột chưa qua tinh chế như gạo lứt…

Không ăn sau 7h tối

Sau khoảng thời gian này, năng lượng rất dễ tích tụ thành chất béo do cơ thể ít vận động. Vì vậ,y bạn nên hạn chế ăn nhiều trong bữa tối.

Tăng cường tập luyện

Để kiểm soát cân nặng hiệu quả hơn, thì bạn nên kết hợp với tập thể dục. Chỉ cần 30 phút mỗi ngày sẽ giúp bạn tiêu thụ được khoảng 2 đến 300 calo. Ngoài ra tập thể dục còn có nhiều tác dụng khác như:

+ Thúc đẩy trao đổi chất, tăng cường sức khỏe, giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác.

+ Tập luyện thể dục cũng giúp bạn ngủ ngon và sâu hơn. Khi ngủ đủ giấc, chúng ta sẽ ít thèm ăn, từ đó hạn chế được lượng calo nạp vào cơ thể.

+ Thể dục thể thao cũng là biện pháp kích thích các chất trong não giúp chúng ta thư giãn và cảm thấy hạnh phúc hơn.

Ăn Vịt Quay Có Béo Không? 1 Con Vịt Chứa Bao Nhiêu Calo?

1. Ăn vịt quay có béo không?

Trong thịt vịt có chứa hàm lượng lớn các chất như protein, sắt, canxi, photpho, vitamin A, vitamin B1, vitamin D…cực kỳ tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, theo phương đông thịt vịt có tính dưỡng âm, bồi bổ cơ thể. Với những người mắc bệnh tim mach, lao phổi hay suy nhược cơ thể trong thời gian dài thì thịt vịt sẽ là một phương thức cải thiện sức khỏe vô cùng tuyệt vời.

Thịt vịt có chứa hàm lượng lớn các chất như protein, sắt, canxi, photpho, vitamin A, vitamin B1, vitamin D…

Sau vịt được làm sạch lông bằng máy vặt lông vịt thì đã có thể chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon hấp dẫn khác nhau: vịt hầm thuốc bắc, vịt nướng, vịt xào sả ớt, vịt nướng sốt tiêu…Tuy nhiên món vịt quay luôn được lòng người dùng hơn cả. Với hàm lượng các chất cực kỳ đa dạng thì liệu ăn vịt quay có béo không?

Vịt quay là món ăn được chế biến khá công phu khi kết hợp thêm với nhiều gia vị hấp dẫn khác. Trong quá trình chế biến, một phần hàm lượng dinh dưỡng này sẽ được chuyển hóa thành các chất khác nên người dùng hoàn toàn không lo sợ bị béo. Tuy nhiên với những người đang ở trong tình trạng thừa cân thì dù là thịt vịt luộc hay vịt quay thì cũng nên hạn chế để tránh tình trạng tăng cân khó kiểm soát.  

2. Một con vịt chứa bao nhiêu calo?

Được biết đến là một món ăn mang lại rất nhiều năng lượng cho cơ thể. Giá trị dinh dưỡng có trong 100gr thịt vịt quay bao gồm:

100gr thịt vịt quay chứa hàm lượng calo cực cao

Calo (kcal) 337

Lipid 28 g

Cholesterol 84 mg

Natri 59 mg

Kali 204 mg

Cacbohidrat 0 g

Chất xơ 0 g

Chất béo bão hoà 10 g

Chất béo không bão hòa đa 3,7 g

Axit béo không bão hòa đơn 13 g

Vitamin A 210 IU

Vitamin C 0 mg

Vitamin D 3 IU

Vitamin B6 0,2 mg

Vitamin B12 0,3 µg

Magie 16 mg

Canxi 11 mg

Sắt 2,7 mg

3. Những lưu ý khi ăn vịt quay

Vịt quay là món ăn bổ dưỡng, tuy nhiên không phải ai cũng có thể sử dụng được một cách an toàn. Theo lời khuyên của các bác sĩ, những người bị bệnh gout, mới thực hiện phẫu thuật hay có hệ tiêu hóa kém thì tốt nhất không nên ăn thịt vịt vì sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Bên cạnh đó, người có thể trạng hàn cũng hạn chế thưởng thức món ăn này, sẽ dễ mắc các bệnh về cơ xương khớp, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tuổi già sau này.

Đặc biệt không được ăn thịt vịt chung với baba vì sẽ khiến biến đổi đạm thành các chất nguy hiểm khác cũng như làm giảm giá trị dinh dưỡng có trong thịt. Ăn vịt quay có béo không? Chắc chắn rồi, không chỉ vịt quay mà các loại thực phẩm khác cũng thế, nếu ăn nhiều, ăn không đúng bữa thì rất dễ gây ra tình trạng béo phì.

Nên ăn thịt vịt quay cùng với dưa chua hoặc các đồ ăn có vị chua. Thành phần axit có trong những loại thực phẩm này sẽ hạn chế cảm giác bị ngấy khi ăn, giảm hàm lượng chất béo bị hấp thụ, giúp bạn ăn ngon miệng hơn bao giờ hết.