Top 11 # Xem Nhiều Nhất Viêm Phổi Có Sao Không Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Shareheartbeat.com

Trẻ Sơ Sinh Bị Viêm Phổi Có Sao Không?

Trẻ sơ sinh bị viêm phổi có sao không?

Trẻ sơ sinh bị viêm phổi là tình trạng phổi bé bị tổn thương do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm gây ra. Chúng sinh sôi, nảy nở và tạo nên những ổ nhiễm khuẩn ở trong phổi. Đây là bệnh rất dễ mắc ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Theo thống kê, có đến 80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm phổi, trong số đó, trẻ dưới 12 tháng tuổi chiếm 65%.

Viêm phổi là một trong những chính gây tử vong cho trẻ sơ sinh. Do hệ thống hô hấp của trẻ trong độ tuổi này chưa phát triển hoàn thiện nên những triệu chứng lâm sàng thường không rõ ràng và dễ bị bỏ qua. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì tỷ lệ sống là rất cao.

Trẻ sơ sinh bị viêm phổi giai đoạn đầu thường không có biểu hiện rõ rệt. Nếu có những triệu chứng ho, sốt, bỏ bú, cha mẹ cần đặc biệt lưu tâm và đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị viêm phổi

Trẻ sơ sinh bị viêm phổi do thời tiết

Thời tiết lạnh, là điều kiện rất thuận lợi cho các virus, vi khuẩn gây viêm phổi ở mọi độ tuổi. Có đến 85% trẻ sơ sinh bị viêm phổi trong giai đoạn cuối và đầu năm, khi nhiệt độ xuống mức thấp nhất. Một số vi khuẩn gây bệnh như: S. pneumoniae, Hemophilus influenzae, S. aureus…

Trẻ sơ sinh bị viêm phổi do hít phải nước ối

Thời gian vỡ ối từ trên 6 giờ đến 12 giờ trước khi đẻ: 33% trẻ mắc viêm phổi.

Vỡ ối từ trên 12 giờ đến 24 giờ trước khi đẻ: 51,7% trẻ mắc viêm phổi.

Vỡ ối từ trên 24 giờ trở lên trước khi đẻ: 90% trẻ mắc viêm phổi.

Do sữa mẹ

Khi trẻ bú mẹ thường hay bị nôn, trớ, nếu sữa bị hít nhầm vào phổi, sẽ gây ra các triệu chứng như thở gấp, hụt hơi, tím tái mặt, lượng sữa hít vào càng nhiều càng có khả năng gây viêm phổi.

Do đẻ non

Ở những trẻ đẻ non, trẻ thiếu cân do các phản xạ đường thực quản còn chưa hoàn thiện, vận động cơ chưa đều đặn nên thường xuyên bị trào ngược thực quản dạ dày, dễ dẫn đến tình trạng viêm phổi.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác khiến trẻ sơ sinh bị viêm phổi như:

Môi trường sống kém vệ sinh.

Do mắc một số bệnh viêm da, viêm dây rốn.

Không được ủ ấm hoặc ủ ấm quá kỹ khiến trẻ bị nhiễm lạnh.

Không biết cách chăm sóc trẻ, trẻ không được tiêm phòng đầy đủ.

Thời tiết thay đổi đột ngột.

Như đã đề cập, trẻ sơ sinh bị viêm phổi thường không có biểu hiện rõ ràng. Tuy nhiên, phụ huynh có thể căn cứ vào 3 dấu hiệu sau đây để có biện pháp kịp thời.

Bú kém hoặc bỏ bú

Sốt trên 37,5oC hoặc hạ thân nhiệt;

Thở nhanh trên 60 lần trong 1 phút hoặc khó thở.

Khi có triệu chứng rõ ràng sau thì bệnh viêm phổi đã nặng:

Cha mẹ cần học cách quan sát nhịp thở của trẻ bằng cách vén áo rồi quan sát sự di động của lồng ngực hay bụng, cần quan sát lúc trẻ nằm yên hoặc ngủ, không quan sát khi trẻ đang quấy khóc. Nếu trẻ thở nhanh, sẽ thấy sự di động nhanh hơn những ngày trẻ bình thường.

Trẻ từ 1-5 tuổi, thở từ 40 lần trong 1 phút trở lên.

Trẻ từ 2 tháng đến 1 tuổi, thở từ 50 lần trong 1 phút trở lên.

Trẻ dưới 2 tháng tuổi, thở từ 60 lần trong 1 phút trở lên.

Một số biến chứng nguy hiểm khi trẻ sơ sinh bị viêm phổi

Viêm màng não

Khi trẻ sơ sinh bị viêm phổi, các vi khuẩn, virus theo đường máu lan vào các dịch não tủy. Những tổn thương gây ra sẽ thành viêm, sưng và sinh mủ. Hệ thần kinh bị tổn thương, dẫn đến những ảnh hưởng nặng nề về vận động và nhận thức.

Nhiễm trùng máu

Nhiễm trùng máu là hậu quả để lại do trẻ sơ sinh bị viêm phổi. Nguyên nhân là do các vi sinh vật xâm nhập trong lúc chuyển dạ. Tác nhân gây bệnh thường là vi khuẩn Listeria, liên cầu khuẩn nhóm B và vi khuẩn gram âm. Tỷ lệ tử vong của trẻ nhiễm trùng máu lên đến 30%.

Tràn dịch màng tim

Trẻ sơ bị viêm phổi để lâu sẽ khiến vi sinh vật sinh sôi. Các vi sinh vật này sẽ dần di chuyển đến nội tạng gần đó nhất là tim. Chúng tấn công và khiến lớp màng ngoài của tim sinh dịch. Lượng dịch sinh ra ngày càng nhiều khiến tim chịu áp lực lớn, dẫn đến suy tim.

Tràn mủ màng phổi

Vi sinh vật sinh sôi đến khiến lượng bạch cầu tăng theo và sinh sinh dịch. Chất dịch tích tụ dần sẽ lấp đầy khoang phổi, gây khó thở, đau lồng ngực và thậm chí là ung thư.

Một số di chứng khác có thể xảy ra như: trụy tim, kháng kháng sinh, còi xương, kém phát triển.

Cách điều trị cho trẻ sơ sinh bị viêm phổi

Một số biện pháp giúp trẻ giảm triệu chứng của viêm phổi

Hạ sốt cho trẻ

Nếu trẻ bị hạ thân nhiệt, hãy chườm ấm cho trẻ. Nhiệt độ nước chườm được xác định bằng cách nhúng cùi chỏ của người lớn vào chậu nước, thấy ấm là được.

Nếu trẻ bị sốt trên 38,5 độ C, cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc hạ sốt thường là Paracetamol. Dùng theo chỉ định 10-15mg/kg/lần, dùng sau mỗi 4-6h, liều lượng tối ra không quá 60mg/kg/ngày.

Dùng khăn nhúng nước lạnh đắp lên trán cho trẻ, thay mặt sau mỗi 2h. Có thể thay thế khăn bằng miếng dán hạ sốt cho trẻ. Mỗi miếng dán có thể duy trì từ 8-10h.

Vỗ lồng ngực giúp trẻ bài tiết đờm

Cởi bỏ quần áo bó chẽn khỏi người trẻ rồi đặt trẻ ở tư thế thích hợp.

Cha mẹ cần tháo bỏ nhẫn, đồng hồ, vòng tay trước khi vỗ.

Gập bàn tay sao cho các ngón tay và lòng bàn tay tạo thành góc gần 90o.

Vỗ lần lượt bên phải rồi sang trái.

Khi vỗ, kiểm soát lực bằng cách chỉ di chuyển cổ tay. Không di chuyển cả cánh tay và vai.

Không vỗ vào vùng dạ dày, xương ức hay xương sống.

Vỗ dứt khoát và đều đặn, không quá mạnh, mỗi bên khoảng 3-5 phút.

Nên vỗ khi dạ dày trẻ còn rỗng. Tốt nhất là trước bữa ăn hoặc 2h sau ăn để tránh gây nôn.

Chú ý hút đờm, dãi ra khỏi mũi họng của trẻ trước và sau khi vỗ rung lồng ngực.

Cha mẹ có thể tiến hành vỗ lồng ngực nhiều lần trong ngày.

Nếu sau 2 ngày mà các triệu chứng không có dầu hiệu thuyên giảm hoặc có chiều hướng tăng lên, hãy đưa trẻ đi khám

Phương pháp phòng ngừa trẻ sơ sinh bị viêm phổi

Phòng bệnh

Vệ sinh sạch sẽ, tránh lây lan, không hút thuốc lá, đun nấu trong phòng có trẻ nhỏ. Tránh cho trẻ tiếp xúc với người bị bệnh để tránh lây lan thành dịch.

Nơi ở nên đủ ánh sáng, thoáng mát.

Đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch các vắc xin như: phế cầu, cúm, bạch hầu – ho gà- uốn ván…

Phát hiện sớm các biểu hiện sớm của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp nói chung ở trẻ như: ho, sốt, chảy nước mũi, khó thở và các rối loạn khác như tiêu chảy, ăn kém, bỏ bú, chậm tăng cân…..để chăm sóc và điều trị kịp thời.

Nên cho trẻ bú sữa mẹ ngay sau sinh đến 2 tuổi để cơ thể trẻ phát triển toàn diện và sức đề kháng tốt.

Chế độ dinh dưỡng

Cho trẻ ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, lỏng, mềm, dễ tiêu, dễ nuốt.

Cho trẻ ăn theo nhu cầu, chia thành nhiều bữa trong ngày và số lượng mỗi bữa ít hơn bình thường, không nên ép trẻ ăn hết phần thức ăn mà bạn đã chuẩn bị.

Có thể dùng quất hấp mật ong, hoa hồng hấp đường, gừng, chanh cho trẻ uống để giảm ho.

Viêm Phổi Có Lây Không Và Nguy Hiểm Không Làm Sao Để Tránh

Phổi bị nhiễm vi khuẩn bị virut tấn công dẫn đến viêm và một số người cho rằng căn bệnh này lây lan nguy hiểm nhưng theo các nghiên cứu của chuyên gia về bệnh, thì bệnh viêm phổi có lây nhưng không đáng sợ như nhiều người vẫn nghĩ, bệnh lây qua đường tuyến nước bọt khi nói chuyện, hắc hơi hoặc ho.

Người chăm sóc bệnh nhân viêm phổi có thể bị nhiễm virus ho hoặc vi khuẩn cảm cúm nhưng để phát triển thành viêm phổi thì chưa hẳn, quá trình truyền nhiễm hoặc lây bệnh không phụ thuộc vào con vi khuẩn virut và còn dựa vào sự nhạy cảm của người bị lây với nguồn bệnh, nghĩa là trong nhà ai bệnh viêm phổi không phải cả nhà rồi sẽ bệnh

Sự lây lan đến người đang điều trị ung thư, trẻ em đề kháng kém hoặc người cao tuổi mới tỷ lệ cao phát triển thành viêm phổi, chính vì vậy có thể khẳng định sự lây lan phụ thuộc môi trường và nhiều yếu tố.

Nói đến bệnh về phổi thì được đánh giá là những căn bệnh nguy hiểm sẽ xuất hiện nhiều nếu gặp phải, không tránh khỏi bệnh viêm phổi cũng vậy cũng có mức độ nguy hiểm cho người bệnh, bệnh sẽ có những biến chứng khó lường nếu quá chủ quan

Đe dọa tính mạng khi các phế nang phổi bị nhiễm nặng cản trở quá trình thở, nghẹt thở nguy cơ cao, bệnh xâm nhập nhiễm trùng vào máu lan sang các bộ phận khác.

Viêm màng phổi : khi hô hấp kém không tốt sẽ dễ bị vi khuẩn vi rút tấn công màng não, tổn thương vĩnh viễn, rối loạn thần kinh đe dọa tính mạng.

Tràng dịch phổi ở màng phổi với giữa phổi

Chứa mủ tạo thành các khoan, biến chứng cực kỳ nguy hiểm gọi là áp xe phổi.

Thở khó, giảm oxy trong máu nguy cơ bị COPD hoặc ARDS

Nắm được các thông tin của bệnh về sự lây lan cũng như hiểu hết những mối nguy hiểm đe dọa nên cần hành động chú ý sức khỏe phòng tránh bệnh viêm phổi cho riêng mình và cho người thân.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh đó là tiêm phòng cúm

Tiêu diệt vi khuẩn gây hại mắt thường không thấy bằng cách thường xuyên rửa tay để không bị vi trùng tiếp xúc.

Không nên tiếp xúc trực diện với người bệnh, face to face mặt đối mặt giữa người viêm phổi với trẻ em

Đeo khẩu trang y tế khi tiếp xúc người bệnh, thường xuyên thay khẩu trang

Đừng hút thuốc lá vì đây là chất gây bệnh nhiễm trùng hô hấp, người hút thuốc bệnh phổi nhiều hơn người thường.

Chuẩn bị ống nhổ cho bệnh nhân hoặc cảnh báo họ không nên khạc nhổ bừa bãi vì cộng đồng, đeo khẩu trang khi ra ngoài.

Chén đũa khăn mặt cá nhân tốt nhất không nên dùng chung với người bệnh

Nghỉ ngơi với người bệnh lẫn người chăm sóc bệnh, tập thể dục thường xuyên để miễn dịch mạnh hơn, kết hợp ăn uống đảm bảo dinh dưỡng vệ sinh

Thông tin điều trị viêm phổi nguy hiểm bằng thảo dược

Điều trị viêm phổi cần theo chỉ định của bác sỹ mà bệnh nhân nên nghe theo hoặc khi chữa khó thở thì có thể dùng máy oxy để hỗ trợ quá trình thở tốt nhất cho phổi, sau đây danh sách một số thực phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh cho những người bị viêm phổi nguy hiểm, mầm bệnh không lây cho người xung quanh

Mật ong : có tính kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn

Lá húng quế : các chuyên gia khuyên người bệnh nên ăn tối thiểu 5 lần một ngày, có khả năng tiêu diệt vi khuẩn có hại trong cơ thể.

Tỏi : thực phẩm an toàn gần gũi hằng ngày trong bếp.

Bé Bị Viêm Phổi Phải Làm Sao Cho Nhanh Khỏi?

Viêm phổi là bệnh lý nghiêm trọng, không thể coi thường ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bởi vậy rất nhiều cha mẹ đều quan tâm đến việc bé bị viêm phổi phải làm sao cho mau khỏi và tránh tái phát?

Theo các chuyên gia, bệnh viêm phổi ở trẻ là bệnh do virus gây ra, chúng tấn công làm nhiễm trùng đường phổi. Do vậy nếu không được chữa trị kịp thời và chăm sóc đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng máu, viêm màng não, gây tràn dịch màng tim, tràn mủ màng phổi, truỵ tim và có thể đe doạ đến tính mạng. Chính vì lẽ đó các mẹ tuyệt đối không được chủ quan với các triệu chứng bệnh của con.

Để chăm sóc con bị viêm phổi, các mẹ nên áp dụng các biện pháp sau:

1, Hạ sốt cho trẻ bị viêm phổi đúng cách

Sốt là triệu chứng thường gặp ở trẻ bị bệnh viêm phổ i, lúc này thân nhiệt bé tăng cao nên gây mất nước nhiều. Do vậy cần hạ sốt kịp thời để tránh làm mất nước. Tuy nhiên mẹ cần kiểm tra nhiệt độ cơ thể bé để biết cách hạ sốt hiệu quả.

Hạ sốt cho trẻ khi bị viêm phế quản.

– Nếu bé sốt nhẹ dưới 38 độ C thì không cần dùng thuốc, mẹ chỉ cần nới lỏng quần áo rộng rãi cho bé, cho con mặc quần áo thoáng mát thấm hút mồ hôi tốt. Đồng thời lấy khăn ấm chườm lên trán, bẹn và nách để con thoát nhiệt ra bên ngoài và hạ sốt nhanh hơn

– Còn nếu như trẻ bị sốt trên 38,5 độ C mẹ phải cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không dùng bữa bãi gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con.

Nếu mẹ chưa biết trẻ bị viêm phổi phải làm sao thì một cách đơn giản đó là vỗ lồng ngực hàng ngày nhiều lần cho bé. Cách này khá đơn giản mà lại có tác dụng long đờm, giúp con thấy dễ chịu hơn. Theo đó khi vỗ ngực, mẹ chỉ nên vỗ khi dạ dày rỗng, trước bữa ăn hoặc sai ăn ít nhất là 1 giờ là được.

Theo đó mẹ gập bàn tay ở chỗ cổ tay rồi khum bàn tay lại, sao cho ngón cái ép chặt vào ngón trỏ. Lúc này sẽ tạo ra âm thanh rỗng bồm bộp là bé bài tiết hết đờm. Khi thấy đờm và rãi chảy ra khỏi miệng hoặc mũi thì cần dùng khăn lau sạch.

3, Vệ sinh khoang mũi họng sạch sẽ cho bé

Khi bị viêm phế quản trẻ thường bị chảy nước mũi, có khi ngạt mũi, nếu để lâu dịch đờm chảy xuống họng sẽ càng khiến bệnh nặng hơn. Vì thế mẹ hãy rửa mũi hàng ngày cho con thật sạch sẽ bằng dung dịch nước muối. Tốt hơn có thể dùng nước muối biển, tạo sự thông thoáng cho mũi, giúp bé dễ thở và nhanh khỏi bệnh hơn.

4, Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh cho trẻ

Trong giai đoạn này, vấn đề ăn uống có vai trò quan trọng giúp bé sớm bình phục hơn. Cụ thể mẹ nên bổ sung cho bé thực phẩm sau:

– Cho bé ăn thực phẩm dễ tiêu hóa và giàu dinh dưỡng như sữa, trứng, gạo, ngũ cốc…

Cho bé ăn thức ăn mềm, loãng để con dễ nuốt, hấp thu tốt.

– Ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi để giúp bổ sung vitamin A, C, E… giúp tăng cường sức đề kháng và làm giảm viêm phế quản.

– Cho con uống nhiều nước để đào thải độc tố, hạ sốt, bù nước và giảm viêm hiệu quả.

– Ưu tiên cho bé ăn đồ ăn mềm, lỏng để bé dễ nuốt và tiêu hóa tốt hơn. Chia nhỏ các bữa ăn, cho con ăn nhiều bữa để hấp thu tốt.

Bên cạnh đó mẹ nhớ kiêng cho bé ăn đồ cay nóng, chiên rán, đồ ăn có nhiều dầu mỡ, đồ mặn, đồ ăn và đồ uống lạnh, cua, cá, đồ chua, đồ ngọt hay đồ uống có gas…

Ngoài ra nếu như bé có triệu chứng mà sốt cao kéo dài nhiều ngày, bé ho nhiều và ho ra máu, trẻ thở nhanh, mệt mỏi và lả đi… mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để khám, kiểm tra và có hướng điều trị hiệu quả nhất.

– Bé bị viêm phổi bao lâu thì khỏi?

Đăng bởi: Bottamnhanhung.vn

Viêm Phổi Không Sốt Có Triệu Chứng Gì Và Cách Chăm Sóc Ra Sao?

Một số trường hợp nếu không điều trị sớm viêm phổi sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng. Bất kỳ đối tượng nào cũng đều có thể mắc phải căn bệnh này, nhưng phổ biến nhất là ở người cao tuổi khi hệ thống miễn dịch bị giảm sút do vi khuẩn tấn công hoặc mắc phải căn bệnh nào đó.

Viêm phổi thường trở nên nghiêm trọng hơn nếu đối tượng mắc bệnh là người lớn tuổi và trẻ nhỏ, những bệnh nhân mãn tính hoặc có hệ miễn dịch quá kém.

Việc viêm phổi có sốt không còn tùy vào từng người. Thông thường, người bị viêm phổi sẽ có các biểu hiện ho, sốt và nôn.

Tuy nhiên, ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đôi khi lại không xảy ra những triệu chứng rõ rệt của bệnh viêm phổi mà chỉ bồn chồn hay thờ ơ.

Ngoài ra, người lớn tuổi hoặc các đối tượng có khả năng miễn dịch yếu cũng thường không bị sốt và những triệu chứng khác có thể không biểu hiện rõ ràng. Thay vào đó, người lớn tuổi mắc bệnh viêm phổi có thể tình trạng tâm thần không ổn định, điển hình như nhầm lẫn.

Khi mắc bệnh viêm phổi không xuất hiện tình trạng sốt, người bệnh có thể nhận biết qua những triệu chứng sau:

Tùy thuộc việc bạn mắc loại viêm phổi nào cũng như những yếu tố khác mà xảy ra ho khan hoặc ho có đờm. Nếu bệnh do vi khuẩn gây ra thì thường sẽ gặp triệu chứng ho có đờm đặc.

Tình trạng ớn lạnh, run là dấu hiệu phổ biến của bệnh viêm phổi không sốt và có thể xảy ra rất đột ngột. Đây là dấu hiệu vi khuẩn đã lan vào trong máu.

Viêm phổi có thể làm cho người bệnh khó thở. Nếu viêm phổi làm suy giảm chức năng phổi thì có thể khiến máu không được đáp ứng đủ oxy và buộc phải thở bằng máy.

Khó thở và ho dễ khiến người bệnh bị đau ngực và mệt mỏi. Tình trạng này nếu đi đôi với nhiễm trùng phổi sẽ làm cho cơn đau trở nên dữ dội hơn.

Nếu được điều trị kịp thời, tình trạng ho sẽ giảm sau 48 tới 72 tiếng. Thực tế, bệnh viêm phổi có thể hoàn toàn biến mất nếu dùng kháng sinh liên tục từ 5 – 10 ngày.

Cách chăm sóc bệnh nhân bị viêm phổi không sốt

Mỗi ngày cần cố gắng cho bệnh nhân uống 2 – 3 lít để bù nước cũng như giúp long đờm. Ngoài ra, cũng cần giữ không khí phòng luôn ẩm và nóng để người bệnh dễ thở hơn. Có thể hướng dẫn bệnh nhân tập từ từ hít vào bằng mũi và thở qua miệng.

Khi bệnh nhân ho, cần đỡ họ ngồi dậy, người hơi cúi về phía trước sẽ tạo cảm giác dễ chịu hơn. Đầu gối và hông gấp lại để hạn chế căng cơ bụng nếu như ho mạnh. Kết hợp vỗ ngực và ho mạnh nhằm dễ dàng đẩy đờm ra ngoài.

Bên cạnh đó, có thể cho người bệnh thở oxy theo ý kiến của bác sĩ và uống thuốc đúng giờ theo chỉ định sẽ giúp thuyên giảm tình trạng viêm phổi không sốt khá hiệu quả.

Nên giúp bệnh nhân hạn chế mất nước bằng cách bổ sung nước qua đường uống, nhất là nước trái cây, sữa, nước cháo. Truyền dịch nếu có ý kiến từ bác sĩ.

Người bị viêm phổi không sốt cũng cần hạn chế vận động mà chỉ nên nằm nghỉ. Khi đã khỏe hơn thì có thể hoạt động từ từ. Cho người bệnh nằm ở tư thế Fowler và cần liên tục thay đổi dáng nằm.

Phương pháp xử lý biến chứng của bệnh

Sốt

Trên thực tế, một số trường hợp viêm phổi không sốt vẫn gặp phải triệu chứng sốt khi bệnh chuyển biến xấu đi. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta có thể:

Chườm mát, cho người bệnh uống thuốc hạ sốt

Cho uống nhiều nước lọc.

Nới rộng quần áo để người bệnh thoải mái, dễ thở hơn.

Cho uống thuốc kháng sinh khi có chỉ định.

Mất nước và chất điện giải

Bổ sung nhiều nước hàng ngày, nhất là nước trái cây, sữa, nước cháo.

Chỉ truyền dịch khi bác sĩ chỉ định.

Tăng xuất tiết ở đường thở

Khi bệnh nhân thở khò khè nên cho nằm ngửa, kê gối phía dưới đầu và ngửa ra sau.

Hút hết nước mũi, đờm.