Top 14 # Xem Nhiều Nhất Viêm Phế Quản Có Sao Không Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Shareheartbeat.com

Trẻ Bị Viêm Phế Quản Có Sao Không?

Trẻ bị viêm phế quản có sao không?

Viêm phế quản ở trẻ nhỏ thường không quá nguy hiểm. Tuy nhiên nếu cha mẹ không phát hiện kịp thời và chữa trị cho con sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường. Những dấu hiệu ho, sổ mũi, khó thở ở trẻ được điều trị đúng cách thì thường lành trong khoảng 8 – 10 ngày. Nhưng nếu cha mẹ không để ý thì viêm phế quản có thể dẫn đến viêm phổi, bệnh suy hô hấp, trường hợp nặng thì dẫn đến tử vong. Đồng thời, trẻ thường sốt ở nhiệt độ từ 38 độ C đến 40 độ C, kéo dài nhiều ngày. Vi khuẩn xâm nhập gây suy giảm hệ miễn dịch. Khiến trẻ nhỏ cảm thấy mệt mỏi, không muốn chơi, quấy khóc, lười ăn. Vậy trẻ bị viêm phế quản phải làm sao?

Bệnh viêm phế quản ở giai đoạn đầu khá giống với bệnh viêm họng, ho sốt thông thường. Nếu không phát hiện sớm sẽ khiến bệnh ngày một nặng hơn, rất nguy hiểm, thậm chí là dẫn đến tử vong. Do vậy, bậc cha mẹ nên cẩn trọng và tìm hiểu kỹ càng để chữa trị cho con đúng cách và hiệu quả.

Nguyên nhân chính gây viêm phế quản ở trẻ nhỏ là do virus, vi khuẩn như: virus cúm, virus adeno, virus parainfluenza, liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn,…Chúng sẽ lợi dụng lúc cơ thể của bé bị nhiễm lạnh, sức đề kháng yếu xâm nhập vào mũi, họng gây nên bệnh viêm phế quản.

Trong điều kiện môi trường ô nhiễm, bụi bẩn, khói thuốc lá cũng là nguyên nhân gây viêm phế quản ở trẻ nhỏ. Nếu kéo dài bệnh sẽ lâu khỏi và trở thành mãn tính.

Những em bé thường xuyên mắc bệnh về tai, mũi, họng sẽ dễ bị vi khuẩn, virus xâm nhập. Khiến cho khí quản sưng đỏ, xuất hiện dịch nhầy trong phổi, khiến trẻ ho nhiều và khó thở.

Ngoài ra, bệnh viêm phế quản còn di truyền từ gia đình có tiền sử bị mắc bệnh hen suyễn.

Dấu hiệu ở trẻ bị viêm phế quản

Tùy vào tình trạng của từng trẻ nhỏ mà xuất hiện những dấu hiệu của viêm phế quản như:

Ho, sốt

Thở nhanh, gấp

Nghẹt mũi

Thở khò khè

Ngực đau

Nôn, đau bụng

Trẻ chán ăn, lười hoạt động

Móng tay và môi có màu xanh xám

Cách điều trị cho trẻ bị viêm phế quản

Trẻ em mắc bệnh viêm phế quản nếu được chữa trị một cách hợp lý thì hoàn toàn có thể dứt điểm bệnh. Vì lý do đó, ngay khi bắt gặp những triệu chứng ban đầu của bệnh dù là nhỏ nhất thì phụ huynh cần phải :

Giữ cho thân thể của trẻ luôn được ấm áp

Cho trẻ uống nhiều nước đặc biệt là nước ép trái cây, nước cam, chanh,…

Sử dụng nước ấm hoặc nước muối sinh lí để giữ cho tai mũi họng của trẻ luôn sạch sẽ.

Nếu trẻ có biểu hiện sốt thì phải chườm khăn ấm để hạ nhiệt độ, nếu thân nhiệt của bé quá cao (trên 38.5°C) thì cần cho bé uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ.

Chỉ cho trẻ dùng thuốc kháng sinh khi được sự cho phép của bác sĩ điều trị.

Trẻ bị viêm phế quản tái đi tái lại

Tình trạng viêm phế quản ở trẻ tái đi tái lại nhiều lần không khỏi có thể xuất phát từ các lý do sau:

Chữa trị không đúng cách: Thường là do kháng sinh không tiêu diệt được vi khuẩn gây bệnh hoặc bệnh do virus nhưng lại sử dụng kháng sinh điều trị. Do đó, cần phải tìm hiểu kỹ và sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Môi trường sống ô nhiễm, có nhiều bụi bẩn, hóa chất, khói thuốc lá, thuốc lào…

Thời tiết thay đổi thất thường nóng sang lạnh, tắm quá lâu ở trong nước lạnh, hoặc bật điều hòa quá lạnh…. khiến trẻ bị nhiễm lạnh.

Cách phòng chống bị viêm phế quản cho trẻ

Đối với trẻ bị viêm phế quản cần phải:

Thường xuyên đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ hút đàm ra khi trẻ có triệu chứng ho nhiều và có nhiều đàm, cần phải cho trẻ uống nhiều nước để làm loãng đàm.

Giữ vệ sinh nhà ở, thoáng mát, tránh bụi bẩn và không khí ô nhiễm, khói thuốc lá.

Giữ cho thân thể trẻ luôn được ấm áp, tránh nguy cơ bị nhiễm lạnh khi khí hậu chuyển biến đột ngột.

Điều trị dứt điểm, nhanh chóng và đúng cách khi bé mắc phải các bệnh như: Viêm họng, viêm mũi, viêm amidan, ho… Tránh để các bệnh này kéo dài dễ bị biến chứng dẫn đến viêm phế quản.

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị viêm phế quản phải làm sao? Trẻ nhỏ bị viêm phế quản có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.

Nguồn: Tổng hợp

Viêm Phế Quản Có Sốt Không? Cách Chăm Sóc Cho Trẻ Bị Viêm Phế Quản

Viêm phế quản có sốt không?

Viêm phế quản là tình trạng đường hô hấp bị viêm nhiễm dẫn đến những triệu chứng như ho, sốt cao, mắt đỏ, khó thở, sưng bạch huyết,… Căn bệnh này thường xuyên xảy ra ở trẻ em do hệ miễn dịch và sức đề kháng còn yếu.

Bệnh lý này có thể điều trị dứt điểm nếu các bố mẹ phát hiện kịp thời và chăm sóc đúng cách. Ngược lại, một khi bệnh tình trở nặng, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, có nguy cơ cao mắc bệnh viêm phổi.

Tại sao viêm phế quản gây sốt?

Một trong những triệu chứng nguy hiểm của bệnh viêm phế quản là sốt cao. Nhiều bố mẹ thấy con trẻ bị sốt liền trở nên lo lắng, nhưng thực chất đây cũng là một dấu hiệu tích cực vì sốt là:

Tình trạng cơ thể phát ra nhiệt nhằm tăng sức đề kháng để chống lại sự viêm nhiễm:

Những cơn sốt cũng giúp hàm lượng sắt trong máu tăng lên nhanh chóng

Hạn chế sự sinh sôi của vi khuẩn.

Sự gia tăng những thực bào, kháng thể để bảo vệ cơ thể cũng là một kết quả của hiện tượng sốt. Tùy theo từng nguyên nhân khác nhau mà nhiệt độ sốt có thể xảy ra từ 38-40 độ C.

Do đó, nếu biết điều trị một cách hợp lý và an toàn thì tình trạng này sẽ không gây ra bất cứ ảnh hưởng nào đến trẻ.

Viêm phế quản sốt mấy ngày?

Người bệnh bị kháng thuốc kháng sinh.

Do người bệnh có tiền sử bệnh hô hấp như: Hen suyễn, hen phế quản,…

Do nhận định sai bệnh trạng: Thực chất không bị viêm phế quản mà bị các bệnh tương tự, nhưng bệnh nhân hiểu nhầm nên không điều trị đúng cách khiến những cơn sốt kéo dài liên miên.

Do bị viêm phế quản kết hợp bệnh viêm xoang mũi.

Viêm phế quản sốt cao phải làm sao?

Trong trường hợp sốt cao trên 38 độ C, người bệnh có thể dùng các thuốc Tây y để hạ sốt như Paracetamol, Ibuprofen. Để uống thuốc đúng cách, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng. Bên cạnh đó, nếu đã uống thuốc nhiều ngày nhưng bệnh tình không thuyên giảm, bệnh nhân cần đến trung tâm y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý đến những điều sau đây để quá trình phục hồi sức khỏe nhanh hơn:

Uống nhiều nước lọc.

Nên ăn các thức ăn lỏng như cháo, súp,..

Nằm nghỉ tại những nơi thoáng đãng, mát mẻ.

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.

Riêng đối với trẻ nhỏ, các bố mẹ nên theo dõi sát từng trạng thái của bé để xử lý kịp thời. Nhiều trường hợp khi sốt cao sẽ xuất hiện những hiện tượng co giật nhẹ. Lúc này, người lớn nên làm theo hướng dẫn sau:

Cho trẻ nghiêng về một bên ở nơi có không khí thoáng đãng để bé thở dễ dàng hơn.

Không nên để trẻ mặc quần áo quá chật, sẽ khiến tình trạng co giật dữ dội hơn.

Làm giảm nhiệt độ xung quanh bằng cách mở cửa sổ, di tản người đi.

Đợi một thời gian đến khi con trẻ hết co giật, ngay lập tức đưa bé đến bệnh viện gần nhất để chữa trị.

Trong tình huống này, các ông bố bà mẹ tuyệt đối không được chủ quan và tiếp tục tự chăm sóc ở nhà. Chỉ cần xảy ra một sai sót nhỏ, có thể đưa bé vào tình trạng nguy hiểm trầm trọng.

Cách chăm sóc trẻ viêm phế quản

Uống thuốc

Bố mẹ có thể cho bé uống thuốc hạ sốt, thuốc kháng sinh,… nhưng cần làm theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về cho bé uống, tránh trường hợp bị phản tác dụng.

Chăm sóc thân thể

Luôn giữ cho cơ thể bé ấm nhưng không quá bí bách và điều kiện xung quanh thông thoáng. Hạn chế việc đóng cửa sổ, làm không khí ngột ngạt khiến bé khó thở. Ngoài ra, các mẹ nên chú ý cho bé mặc áo quần rộng rãi, để mồ hôi dễ thoát ra ngoài, giúp bé nhanh chóng hạ sốt. Việc tắm và vệ sinh cho bé cũng rất quan trọng trong quá trình điều trị viêm phế quản.

Chế độ dinh dưỡng

Sốt cao dễ khiến bé mất nước, thế nên cho bé uống nhiều nước để bổ sung chất điện giải, làm giảm tình trạng khô họng. Vì lúc bệnh cơ thể bé rất yếu, nên cần bổ sung đủ dưỡng chất để nuôi cơ thể như vitamin, chất xơ,…

Ngoài ra, tuyệt đối không cho bé ăn những món ăn khô cứng, khó tiêu hóa, thay vào đó nên dùng các thực phẩm dạng lỏng. Các mẹ cũng lưu ý kiêng những đồ ăn nhiều chất béo, cay nóng trong quá trình chữa bệnh.

Trẻ Bị Viêm Phế Quản Co Thắt Mãn Tính Có Sao Không?

Bệnh viêm phế quản co thắt mãn tính ở trẻ nếu không có cách điều trị có thể sẽ biến chứng thành viêm phế quản dạng hen và trẻ phải sống cùng triệu chứng của các cơn hen suyễn suốt đời.

Bên cạnh đó, trường hợp trẻ bị viêm phế quản co thắt mãn tính nặng có thể gây tử vong do trẻ không thở được.

Những sai làm khiến trẻ bị viêm phế quản co thắt mãn tính

Mặc dù những sai lầm này là vô tình nhưng các bậc phụ huynh cần đọc để tự rút kinh nghiệm trong việc chăm sóc trẻ:

Ủ ấm quá nhiều cho trẻ trong mùa đông. Thực tế, khi mùa đông lạnh kéo đến, việc giữ ấm cho trẻ là không sai. Tuy nhiên, nhiều ông bố bà mẹ vì sợ con lạnh nên đã mặc rất nhiều quần áo dày cho con mà không biết rằng khi mặc quần áo quá dày quá nhiều khiến trẻ nóng, toát mồ hôi và gây phản ứng ngược lại. Trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp,trong đó có bệnh viêm phế quản co thắt ở trẻ em.

Chính vì bệnh viêm phế quản co thắt có rất nhiều triệu chứng. Do đó, các bậc phụ huynh thường nhầm lẫn với các bệnh lý khác và chủ quan trong việc điều trị bệnh cho trẻ. Việc làm nay vô tình khiến tình trạng bệnh của trẻ nặng hơn và dẫn tới bệnh viêm phế quản co thắt mãn tính.

Để trẻ tiếp xúc trong môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm, đặc biệt là khói thuốc lá cũng là các nguyên nhân khiến tình trạng bệnh của trẻ nhanh chóng tiến triển hơn.

Điều trị bệnh viêm phế quản co thắt mãn tính cho trẻ không đến nơi. Khi bệnh có dấu hiệu thuyên giảm nhưng chưa khỏi hẳn các bậc phụ huynh đã chủ động dừng thuốc cho trẻ.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ là rất cần thiết. Chính vì vậy, nếu bố mẹ lo lắng và kiêng quá nhiều thực phẩm cho trẻ sẽ dễ dẫn tới tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng, sụt giảm cân nghiêm trọng.

Bé Bị Viêm Phế Quản Có Được Ăn Tôm Không?

Chăm sóc trẻ bị viêm phế quản không hề đơn giản, nhất là trong vấn đề ăn uống. Nếu sai cách có thể khiến cho tình trạng bệnh của con nghiêm trọng hơn. Rất nhiều mẹ thắc mắc không biết bé bị viêm phế quản có được ăn tôm không hoặc ngoài tôm cần lưu ý những gì trong thực đơn hàng ngày của bé?

Viêm phế quản là gì?

Bé bị viêm phế quản thường là do bị cảm lạnh, cảm cúm, đau họng, nhiễm trùng xoang mũi kéo dài, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus gây bệnh có thể xâm nhập phế quản rồi gây viêm.

Bé bị viêm phế quản thường ho nhiều, sốt cao.

Theo các số liệu thống kê mới nhất cho thấy, viêm phế quản hay gặp ở những bé dưới 1 tuổi. Thủ phạm gây bệnh chính là do virus, ví dụ như virus hợp bào hô hấp, virus parainfluenza, sởi, virus adeno và cúm.

Bên cạnh đó việc bé bị nhiễm khuẩn, thường xuyên hít phải khói thuốc lá, khói bụi, dị ứng… cũng là nguyên nhân gây bệnh.

Bé bị viêm phế quản có được ăn tôm không?

Các chuyên gia cho rằng tôm là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, nhất là canxi, protein, omega 3, vitamin B12 cùng hàng loạt dưỡng chất khác rất tốt cho cơ thể của bé. Tuy nhiên khi trẻ bị viêm phế quản thì trẻ đang bị ho nhiều nên nếu ăn nhiều tôm lúc này sẽ khiến cho tình trạng bệnh của con thêm nghiêm trọng hơn, cần phải tránh ăn.

Điều này được lý giải là bởi tôm có vị tanh, nếu ăn vào sẽ càng làm tăng thêm phản ứng ho và viêm, khiến bé lâu khỏi bệnh hơn. Thêm vào đó tôm là hải sản nên cũng có tính hàn, dễ gây lạnh bụng, ảnh hưởng tới quá trình bình phục bệnh của con.

Hơn nữa trong tôm còn chứa nhiều ký sinh trùng nhỏ liti nên nếu mẹ không chế biến chín kỹ, bảo quản không tốt thì khi bé ăn vào sẽ càng làm tăng thêm vi khuẩn trong cơ thể. Đã có rất nhiều trường hợp trẻ ăn tôm chưa chế biến kỹ vào bị đau bụng rồi tiêu chảy.

Bé bị viêm phế quản nên tránh ăn tôm.

Đặc biệt với những bé mà bị dị ứng với tôm mẹ càng không nên cho bé ăn ngay cả lúc bình thường hoặc khi đang bị viêm phế quản.

Nhiều trẻ bị dị ứng với hải sản, với tôm nên không ăn được tôm, cứ ăn vào là dị ứng. nhẹ thì bị mề đay mẩn ngứa, nặng hơn có thể phải nhập viện.

Ngoài ra do tôm thường có vỏ và càng, khi ăn bé dễ mắc lại các vỏ ở họng rồi kích thích phản ứng ho, khiến con càng khó chịu hơn. Vì thế tốt nhất nên đợi sau khi bé khỏi bệnh rồi mới bổ sung tôm cho con.

Trẻ bị viêm phế quản nên ăn gì?

Thay vì ăn tôm mẹ có thể bổ sung cho con những thực phẩm sau:

– Hoa quả tươi: trái cây là thực phẩm lành mạnh cung cấp hàng loạt vitamin và dinh dưỡng như vitamin A, C, E,… giúp bé nâng cao hệ miễn dịch để chống viêm tốt hơn.

– Ăn rau xanh: rau xanh không chỉ có chất xơ mà còn nhiều flavonoid, carotenoid và chất antioxidant. Các chất này vừa giúp chống viêm, kháng khuẩn và giúp nâng cao hệ miễn dịch giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng, làm giảm các triệu chứng của bệnh.

– Ăn sữa chua: sữa có nhiều canxi, protein và vitamin D rất cần thiết cho sự phát triển của hệ miễn dịch, làm mát cơ thể, do vậy nên cho bé ăn.

Tăng cường bổ sung rau củ quả cho trẻ bị viêm phế quản.

– Ưu tiên cho bé ăn đồ ăn xay nhuyễn, mềm loãng như súp, cháo hay canh… như vậy trẻ sẽ dễ nuốt, dễ tiêu hoá, tránh nghẹn họng và gây ngứa họng, hạn chế ho do bệnh.

– Ăn các đồ ăn có tính mát, đồ ăn chế biến theo kiểu hầm, hấp hay luộc là tốt nhất. Tránh cho bé ăn đồ cay nóng, đồ nhiều dầu mỡ, hạn chế mỡ động vật, không ăn đồ sống.

Ngoài ra mẹ cũng chú ý khi con bị viêm phế quản thì không được cho bé ăn đồ ăn lạnh sẽ càng làm bệnh tiến triển nặng. Hãy cho bé ăn đồ ăn nấu chín kỹ, còn ấm, hâm lại thức ăn nếu để trong tủ lạnh, nấu bữa nào ăn bữa đó là tốt nhất.

Biên tập: Dược sĩ Hương Giang

Đăng bởi: Bottamnhanhung.vn