Top 12 # Xem Nhiều Nhất Viêm Lộ Tuyến Có Dùng Được Cốc Nguyệt San Không Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Shareheartbeat.com

Bị Viêm Lộ Tuyến Có Nên Dùng Cốc Nguyệt San Không?

Cốc nguyệt san là một loại sản phẩm vệ sinh phụ nữ có thể tái sử dụng, có hình phễu nhỏ, linh hoạt, được làm bằng cao su hoặc silicone, được đưa vào âm đạo để chứa máu kinh thay thế băng vệ sinh thân thiện với môi trường. Và tùy thuộc vào lưu lượng kinh của từng người, bạn có thể đeo cốc lên đến 12 giờ.

Bởi cốc nguyệt san phải đưa trực tiếp vào bên trong âm đạo, nếu bạn nữ bị viêm lộ tuyến cổ tử cung thì đây là môi trường thích hợp mà vi khuẩn gây bệnh đang hoạt động. Nếu chị em phụ nữ không vệ sinh sạch sẽ khi sử dụng cốc nguyệt san trong thời gian này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho làm cho viêm nhiễm thêm nặng.

Như vậy, bị viêm lộ tuyến có nên dùng cốc nguyệt san không, câu trả lời là không nên. Bạn nữ nên sử dụng băng vệ sinh để thay thế và sau khi sạch kinh thì nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được thăm khám.

Cần lưu ý gì khi sử dụng cốc nguyệt san?

Sau khi tìm hiểu bị viêm lộ tuyến có nên dùng cốc nguyệt san không, chị em phụ nữ cần nắm rõ cách sử dụng cốc nguyệt san đúng cách.

Để tránh nhiễm trùng hoặc xảy ra các rủi ro khi sử dụng cốc nguyệt san, chị em phụ nữ nên lưu ý các điểm sau:

Trước khi sử dụng cốc nguyệt san:

Tìm một chiếc cốc vừa vặn, đúng size, không quá cứng cũng không quá mềm.

Khử trùng cốc bằng cách cho vào chậu nước sôi, sạch trong 10 phút. Ngoài ra, bạn có thể mua viên khử trùng.

Rửa tay bằng xà phòng để khử trùng.

Chèn cốc vào âm đạo: 

Làm ướt bên ngoài cốc bằng nước hoặc bôi chất bôi trơn.

Ấn mép cốc vào nhau để tạo thành một đường thẳng. Gấp đôi để vành tạo thành hình chữ “C”.

Giữ cốc ở hình dạng này, đưa vào trong âm đạo trước.

Khi vào bên trong, cốc sẽ mở ra và tạo thành một miếng bịt xung quanh thành âm đạo. Bạn có thể kiểm tra bằng cách lướt ngón tay quanh mép.

Lấy cốc nguyệt san ra: 

Rửa tay bằng xà phòng và nước.

Cẩn thận đưa các ngón tay vào âm đạo và kéo nhẹ trên thân cốc.

Lấy cốc ra và vệ sinh sạch sẽ.

Địa chỉ tư vấn – Thăm khám phụ khoa uy tín

Hiện nay, Đa khoa Phương Nam là một trong những địa chỉ được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực thăm khám sức khỏe phụ khoa. Bên cạnh đó, Phương Nam còn được các chuyên gia đánh giá cao và hàng khách hàng đã tin tưởng chọn lựa nơi đây.

Từ khi thành lập cho đến nay, Phương Nam đã không ngừng nghiên cứu và học hỏi các phương pháp thăm khám các bệnh lý phụ khoa hiện đại từ các nước có nền y học tiên tiến, nhằm mang đến cho khách hàng chất lượng khám chữa cách tốt nhất.

Phòng khám không chỉ quy tụ các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tay nghề giỏi và chuyên nghiệp, nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn – thăm khám phụ khoa không chỉ sẵn sàng trả lời bạn “Bị viêm lộ tuyến có nên dùng cốc nguyệt san không?” mà còn được những lợi ích sau:

Hệ thống trang thiết bị máy móc, dụng cụ y tế hỗ trợ được nhập khẩu 100% từ Mỹ, Đức.

Nhân viên tư vấn kỹ lưỡng, hỗ trợ hết mình giúp bệnh nhân yên tâm trong quá trình thăm khám.

Các chi phí được niêm yết, công khai rõ ràng và không có chi phí phát sinh.

Các khu vực phòng chức năng được thiết kế xây dựng theo chuẩn Quốc tế. Quy trình thăm khám thuận lợi nhanh chóng, thuận tiện.

Là địa chỉ hỗ trợ khám chữa ngoài giờ hành chính (8h – 20h) tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ tết.

Dịch vụ HẸN LỊCH KHÁM giúp khách hàng tiết kiệm và chủ động sắp xếp thời gian.

Chế độ 1 bác sĩ , 1 bệnh nhân và 1 y tá, giúp bạn yên tâm và thoải mái hơn khi hỗ trợ khám chữa.

Mọi thông tin của khách hàng đều được bảo mật.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc  “Bị viêm lộ tuyến có nên dùng cốc nguyệt san không”. Nếu còn bất kỳ thắc mắc hoặc đăng ký thăm khám, hãy liên hệ ngay qua hotline 1900 633698, các bác sĩ tại Đa khoa Phương Nam luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn tận tình.

5

/

5

(

3

bình chọn

)

Còn Trinh Có Dùng Cốc Nguyệt San Được Không?

Câu trả lời ngắn gọn là CÓ! Bạn có thể bắt đầu sử dụng cốc nguyệt san ngay khi có kinh, bất kể bạn bao nhiêu tuổi hoặc bạn đã quan hệ tình dục hay chưa.

Vào thời điểm bạn bắt đầu hành kinh, màng trinh của bạn thường đã có lỗ và trong nhiều trường hợp gần như không còn. Điều này có nghĩa là việc sử dụng cốc nguyệt san sẽ ảnh hưởng rất ít đến màng trinh của bạn ngoài việc bạn có tư tưởng thoải mái với việc dùng cốc hay không?

Tại sao một sản phẩm để phục vụ cho kì kinh nguyệt hàng tháng của phụ nữ lại khiến họ sợ bị đánh giá là “mất trinh” hoặc “không còn là trinh nữ” nữa? Trinh tiết là một khái niệm gây hiểu lầm.

Đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu về ý nghĩa của màng trinh. Xuất phát từ tiếng Hy Lạp, màng trinh là một phần da nhỏ được tìm thấy bên trong lỗ âm đạo. Trái ngược với tên gọi của nó, màng trinh không phải là một lớp màng hoàn chỉnh bao phủ toàn bộ cửa âm đạo, vì máu kinh nguyệt có thể đi qua âm đạo trước khi chúng ta quan hệ tình dục lần đầu tiên.

Một số rất nhỏ phụ nữ được sinh ra với cái gọi là màng trinh không hoàn hảo (nghĩa là màng trinh không có lỗ hở) – điều này có thể yêu cầu tiểu phẫu để kinh nguyệt có thể đi qua.

Theo định nghĩa, trinh nữ là người chưa từng quan hệ tình dục. Các cuộc trò chuyện về trinh tiết thường đề cập đến màng trinh – một phần da nhỏ bên trong lỗ âm đạo. Nhiều nền văn hóa coi màng trinh là biểu hiện của trinh tiết và tin rằng nó vẫn “nguyên vẹn” cho đến khi một người có quan hệ tình dục.

Trái ngược với những gì nhiều người lầm tưởng, màng trinh không phải là ‘ lớp niêm phong’ bên trong âm đạo bị thủng/ rách khi quan hệ. Nếu đúng như vậy, các cô gái sẽ không thể hành kinh trước khi mất trinh vì sẽ không có lối thoát cho kinh nguyệt – máu chảy ra.

Trên thực tế, màng trinh là một mảnh mô mỏng che phủ hoàn toàn hoặc một phần âm đạo – một số bé gái sinh ra đã không có màng trinh hoàn toàn. Màng trinh mòn dần theo thời gian, và có thể bị giãn ra trước khi bạn có lần quan hệ tình dục đầu tiên. Như bạn có thể biết, nhiều hoạt động khác nhau có thể làm căng màng trinh, chẳng hạn như đạp xe, yoga, khiêu vũ hoặc thể dục dụng cụ. Một số phụ nữ thậm chí được sinh ra không có màng trinh. Vì vậy, điều quan trọng là không đặt quá nhiều đánh giá vào tình trạng của màng trinh của bạn.

Ngày nay, những nghiên cứu đã chỉ ra rằng màng trinh thực chất chỉ được tạo thành từ các nếp mô mỏng , và bị mòn đi một cách tự nhiên khi chúng ta trải qua tuổi thanh xuân. Màng trinh cũng bị mài mòn dần theo thời gian do vận động thể thao, đạp xe, tự khám, khám bác sĩ hoặc sử dụng các sản phẩm kinh nguyệt.

1. Màng trinh không bịt kín âm đạo

Màng trinh là một lớp màng nằm ở cửa âm đạo và bao phủ một phần. Điều quan trọng cần lưu ý là nó chỉ che phủ một phần vì khi một người bắt đầu hành kinh, dịch kinh nguyệt sẽ đi qua âm đạo.

Màng trinh có thể trông rất khác nhau ở mỗi người. Màng có thể có nhiều hình dạng khác nhau, một số bao phủ phần mở của âm đạo hơn những màng khác. Một số được sinh ra với màng trinh nhỏ (có nghĩa là nó không bao phủ nhiều âm đạo), và một số thậm chí được sinh ra mà không có màng trinh!

Như bạn đã tìm hiểu ở trên, màng trinh là một lớp màng bao bọc một phần âm đạo. Nó không cần phải được mở, xé hoặc chọc. Nó có tính đàn hồi và nếu cơ thể của bạn cảm thấy sẵn sàng để quan hệ tình dục, thì dương vật chỉ đơn giản là có thể trượt qua màng trinh, kéo căng nó nhưng không làm rách nó.

Điều tương tự khi bạn chèn sản phẩm tampon hay cốc nguyệt san vào âm đạo của mình, bạn sẽ đẩy nó qua màng trinh của mình.

Trong khi các nhà khoa học và bác sĩ vẫn chưa biết chắc chắn chức năng sinh lý của màng trinh là gì, họ đồng ý rằng nó không có mục đích thực sự. Trong nghiên cứu thực tế đã phát hiện ra rằng màng trinh đơn giản được tạo thành từ các nếp gấp của mô mỏng mà cuối cùng bắt đầu mòn đi khi chúng ta bước qua tuổi thanh niên. Ngay cả khi vẫn còn, nó đàn hồi và có thể kéo dài, không bị bung ra. Một số người thậm chí có thể giao hợp mà không cần kéo căng màng trinh.

Màng trinh không phải lúc nào cũng căng ra trong lần đầu tiên bạn giao hợp qua đường âm đạo. Nếu màng trinh vẫn còn nguyên vẹn, có khả năng nó sẽ căng đủ mà không bị rách khi giao hợp. Hãy nhắc lại sự thật này một lần nữa: màng trinh không phải là dấu hiệu cho biết ai đó đã giao hợp qua đường âm đạo hay chưa!

Vào năm 2019, Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ đã đưa ra một tuyên bố nói rằng họ không cung cấp hướng dẫn về xét nghiệm trinh tiết. Điều này là do bạn không thể biết phụ nữ đã quan hệ tình dục hay chưa chỉ bằng cách nhìn vào âm đạo của cô ấy. Như đã đề cập ở trên, mỗi màng trinh trông khác nhau, vì vậy không có tiêu chuẩn thiết lập để tìm bằng chứng về sự thâm nhập.

7. Âm đạo của tôi có bị giãn ra khi sử dụng cốc nguyệt san không?

Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố xét nghiệm trinh tiết là vi phạm nhân quyền. Đây là một vấn đề toàn cầu có thể ảnh hưởng đến phụ nữ và trẻ em gái ở khắp mọi nơi. Hiểu được tầm quan trọng của sức khỏe sinh sản phụ nữ là một cách tuyệt vời để giải quyết những lầm tưởng và thông tin sai lệch về trinh tiết!

Âm đạo khá đặc biệt ở chỗ: cơ âm đạo có thể co giãn và trở lại hình dạng ban đầu – giống như một sợi dây cao su. Điều này có nghĩa là cốc nguyệt san hoặc tampon sẽ không khiến nó bị căng ra, gây rộng dão như lầm tưởng.

Các cơ âm đạo của trinh nữ và các cô gái trẻ có xu hướng căng cứng hơn, điều này có thể khiến việc đưa cốc nguyệt san vào khó khăn hơn một chút.

Nếu được lắp đúng cách và đúng size, cốc nguyêt san sẽ không bị đau. Hầu hết những người sử dụng cốc nguyệt san đều nói rằng họ không thể cảm nhận được cốc đang ở trong cơ thể mình và thậm chí họ còn quên mất mình đang có kinh!

Thử chất bôi trơn gốc nước với silicone trên cốc. Điều này đặc biệt hữu ích nếu màng trinh của bạn chưa mở rộng. Nó sẽ giúp cốc vào trong cơ thể dễ dàng hơn. Bạn chỉ nên bôi trơn vành để có thể tiếp tục nắm cốc một cách dễ dàng.

Thử các tư thế khác nhau trong khi chèn cốc. Hầu hết mọi người thích đặt chân lên thành bồn cầu hoặc thành bồn tắm. Bạn có thể thử ngồi xổm hoặc thậm chí nằm xuống. Bạn nên thay đổi một số tư thế khác nhau để tìm thấy tư thế tốt nhất với mình.

Nếu mọi thứ không thoải mái hoặc gây đau đớn, hãy dừng lại và nghỉ ngơi một chút. Bạn có thể thử lại sau một hoặc hai tháng. Cốc nguyệt san có thể sử dụng đến 10 năm vì vậy nó sẽ luôn ở đó khi bạn sẵn sàng.

Cách lắp cốc nguyệt san lần đầu tiên:

Đảm bảo bạn đã rửa sạch tay bằng xà phòng và xối nước vào cốc để loại bỏ bụi bẩn.

Thời điểm thích hợp để thử cốc kinh nguyệt lần đầu tiên có thể là sau khi tắm nước nóng hoặc tắm

Chọn cách gập cốc hiệu quả. Nàng Nguyệt khuyên bạn nên gấp theo dáng Punch- down để miệng cốc nhỏ chỉ bằng ngón tay để bạn có thể dễ dàng đẩy nó qua màng trinh.

Sử dụng thuốc bôi trơn gốc nước hoặc dầu dừa để giúp dễ dàng đẩy cốc vào âm đạo hơn. Khi bạn đã gấp cốc nguyệt san, hãy kẹp chặt cốc vào các ngón tay và xoa một ít dầu bôi trơn lên vành và thành cốc.

Sau đó ngồi xổm xuống hoặc gác một chân lên ghế. Nhớ thư giãn! Bạn thậm chí có thể thử đặt nó khi đang nằm trên giường của bạn.

Bạn đưa ngón tay vào sờ quanh đáy cốc, nó phải có hình tròn, chứ ko bị gấp nếp.

Cách tháo cốc nguyệt san lần đầu tiên:

Đảm bảo rằng bạn đã rửa tay sạch sẽ.

Thư giãn và vào đúng tư thế bạn đã làm khi đút cốc, hoặc đơn giản là ngồi xổm.

Nhẹ nhàng tách môi âm hộ bằng một tay, đồng thời với tay kia để chạm vào cuống cốc.

Định vị cuống cốc, bóp đáy cốc để phá vỡ lực hút chân không, cho không khí lọt vào rồi kéo lúc lắc chữ Z ziz zaz để cốc ra dễ dàng.

Nhẹ nhàng kéo cốc ra khỏi âm đạo và đổ hết dịch kinh nguyệt vào bồn cầu.

Bị Viêm Âm Đạo Có Sử Dụng Được Cốc Nguyệt San Không?

Hỏi: Chào các bác sỹ của Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội. Em đã lập gia đình và có 1 bé 3 tuổi. Khoảng nửa năm nay em bắt đầu sử dụng cốc nguyệt san thay cho băng vệ sinh trong mỗi kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên gần đây em thấy xuất hiện tình trạng ngứa ngáy và ra khí hư khá thường xuyên, em có đi khám và các bác sỹ và đươc kết luận là bị viem âm đạo. Em muốn hỏi bị viêm âm đạo có sử dụng được cốc nguyệt san không ạ? Nguyễn Hoàng L – 28 tuổi

Trả lời: Chào bạn Hoàng L,

Cốc nguyệt san là một trong những sản phẩm khá mới được nghiên cứu và phổ biến rộng rãi trên thị trường trong 1 vài năm gần đây. Sản phẩm này được sử dụng thay cho băng vệ sinh hay tampon cho chị em trong những ngày xuất hiện kinh nguyệt. Đối với một số trường hợp nếu như sử dụng băng vệ sinh thường xuyên có cảm giác nóng, bí, thì cốc nguyệt san là sự lựa chọn của không ít chị em phụ nữ.

Về cấu tạo, cốc nguyệt san trông có hình dạng phễu dài khoảng 5cm. Về chất liệu, cốc nguyệt san được làm từ cao su, silicone y tế, hoặc nhựa dẻo. Đặc điểm của cốc nguyệt san là có tính đàn hồi tốt. Phía dưới cốc được thiết kế có tay cầm ngắn, giúp cốc nguyệt san duy trì sự cân bằng khi đặt trong âm đạo; đồng thời, thiết kế này còn giúp bạn dễ dàng lấy cốc nguyệt san ra để vệ sinh hơn. Khi sử dụng, lượng máu kinh sẽ chảy vào cốc, tránh tính trạng máu tiếp xúc với không khí, không làm thay đổi môi trường pH của âm đạo.

Cốc nguyệt san được sử dụng khá rộng rãi tuy nhiên trong trường hợp bị viêm âm đạo có sử dụng được cốc nguyệt san không là một trong những vấn đề rất nhiều chị em rất băn khoăn. Trả lời về thắc mắc này, bác sỹ Hà Thị Huệ – Bác sỹ chuyên khoa cấp 1 chuyên ngành Sản Phụ Khoa làm việc tại Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội cho biết: vì cốc nguyệt san khi sử dụng phải đưa trực tiếp vào bên trong âm đạo, đây là môi trường mà vi khuẩn gây bệnh đang phát triển, điều này hoàn toàn có thể dẫn đến tình trạng kích ứng, nhiều chị em có thể xuất hiện tình trạng ngứa ngáy, đau rát khó chịu. Nếu trong trường hợp vệ sinh không sạch sẽ,vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo thì vô tình đã khiến cho tình hình viêm nhiễm trở nên trầm trọng hơn. Chính vì thế mà các bác sỹ khuyên rằng trong thời gian bị viêm nhiễm ở âm đạo tốt nhất chị em không nên sử dụng cốc nguyệt san.

Việc cần thiết trong thời điểm này là bạn nên tiến hành thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Trường hợp của bạn có thể thay việc sử dụng cốc nguyệt san bằng băng vệ sinh, sau khi kết thúc kỳ kinh nguyệt bạn nên tiến hành thăm khám để có chỉ định cụ thể về việc điều trị.

Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội là một trong những cơ sở y tế chuyên khoa lâu năm của Trung Tâm y tế Ba Đình trực thuộc Sở Y Tế Hà Nội trong việc khám và điều trị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bệnh lý về cổ tử cung, rối loạn kinh nguyệt, đình chỉ thai nghén an toàn… Là một trong những cơ sở y tế được xây dựng và phát triển theo mô hình chất lượng cao, chúng tôi luôn cố gắng chuyên nghiệp hóa môi trường làm việc và dịch vụ chăm sóc. Phòng khám được đầu tư trang bị hệ thống thiết bị y tế hiện đại nhằm giúp cho việc chẩn đoán chính xác, điều trị bệnh hiệu quả. Đội ngũ bác sĩ Phòng khám là bác sĩ chuyên khoa sản phụ có nhiều năm kinh nghiệm, trình độ chuyên sâu luôn tận tình, chu đáo hết lòng vì bệnh nhân.

Đối với việc điều trị bệnh viêm nhiễm phụ khoa tại Phòng khám, căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh lý của từng trường hợp mà các bác sỹ sẽ áp dụng phác đồ điều trị cụ thể. Đặc biệt, các bác sỹ còn kết hợp với việc điều trị bằng thuốc đông y chuyên khoa đặc hiệu. Thuốc có tác dụng giúp tăng cường sức đề kháng, hạn chế tình trạng bệnh tái phát và hoàn toàn không gây tác dụng phục đối với sức khỏe sinh sản. Bạn có thể trực tiếp đến Phòng khám để được thăm khám và các bác sỹ sẽ chỉ định việc điều trị cụ thể.

Mọi thắc mắc hãy nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] để được các chuyên gia tư vấn cụ thể hơn hoặc có thể gọi theo số (024) 38255599 – 083.66.33.399 để được giải đáp và đặt lịch hẹn khám miễn phí.

Cốc Nguyệt San Là Gì? Có Nên Dùng Cốc Nguyệt San Hay Không?

Cốc nguyệt san là gì?

Cốc nguyệt san là cốc đựng kinh nguyệt trong những ngày hành kinh của chị em. Cốc nguyệt san có hình dạng như chiếc phễu, được làm từ silicon hoặc nhựa y tế với nhiều loại, kích thước, màu sắc khác nhau và có thể tái sử dụng lại nhiều lần.

Có nên sử dụng cốc nguyệt san?

Nhiều chị em vẫn còn băn khoăn không biết có nên dùng cốc nguyệt san hay không. Ở nước ta thì nhiều người còn khá dè dặt về vấn đề này. Cốc nguyệt san không thể tùy tiện sử dụng giống như băng vệ sinh, nhất là những bạn gái đang trong tuổi dậy thì. Bạn nên đến gặp bác sĩ phụ khoa để được tư vấn cụ thể bởi việc sử dụng cốc nguyệt san loại nào sẽ phụ thuộc vào các yếu tố:

➤ Độ tuổi

➤ Chiều dài của tử cung

➤ Lượng máu kinh ra hàng tháng nhiều hay ít

➤Khả năng đựng của cốc

➤ Độ đàn hồi của cốc

➤ Cơ sàn chậu của bạn có chắc khỏe không

➤ Bạn đã sinh con hay chưa

Cốc nguyệt san được sản xuất thành 2 loại: loại cốc mềm, nhỏ dành cho phụ nữ dưới 30 tuổi và chưa sinh con; loại to, cứng hơn dành cho phụ nữ trên 30 tuổi và đã trải qua sinh thường.

Những ưu điểm của cốc nguyệt san

✜ Cốc nguyệt san có dung tích khá lớn, ước tính đựng được lượng máu kinh bằng 2, 3 cái băng vệ sinh nên những chị em ra nhiều kinh nguyệt sẽ không lo bị tràn băng làm bẩn quần áo.

✜ Cốc nguyệt san nằm gọn trong âm đạo nên chị em sẽ thấy thoải mái, không còn cảm giác bí bách, dày cộm của băng vệ sinh, từ đó tâm trạng sẽ bớt nóng nảy hơn mỗi khi đến chu kỳ.

✜ Dùng cốc nguyệt san sẽ hạn chế được vi khuẩn tấn công và gây mùi mỗi khi đến ngày dâu.

✜ Chị em dùng cốc nguyệt san có thể thoải mái vận động, kể cả những hoạt động dưới nước như đi bơi.

✜ Nếu sử dụng băng vệ sinh có độ thấm hút cao chị em sẽ có nguy cơ bị mất cân bằng pH trong môi trường âm đạo, là nguyên nhân dẫn đến viêm nhiễm phụ khoa. Khi sử dụng cốc nguyệt san bạn sẽ không phải đối mặt với nguy cơ này.

✜ Nguyệt san có thể tái sử dụng trong 5-10 năm nên không gây hại cho môi trường như dùng băng vệ sinh. Do vậy nếu bạn đầu tư 1, 2 cái cốc nguyệt san sẽ tiết kiệm rất nhiều chi phí so với số tiền bỏ ra để mua băng vệ sinh hàng năm.

Nhược điểm của cốc nguyệt san

Bên cạnh những ưu điểm trên thì việc sử dụng cốc nguyệt san vẫn còn một số nhược điểm sau:

✜ Việc đưa cốc nguyệt san vào và lấy ra đôi khi khiến bạn gặp khó khăn hoặc gây đau nên nhiều bạn thấy nản.

✜ Tùy vào cơ thể mỗi người mà sẽ lựa chọn loại cốc kinh nguyệt khác nhau, vì vậy có thể bạn sẽ phải thử nhiều loại cốc của nhiều hãng mới tìm được loại phù hợp cho mình.

✜ Dù cốc nguyệt san được làm từ nguyên liệu an toàn nhưng vẫn có một số trường hợp bị kích ứng với nó.

✜ Nếu không dùng cẩn thận có thể làm rách màng trinh, do đó cốc nguyệt san được khuyến nghị dùng cho những người đã từng quan hệ.

Qua những ưu điểm và nhược điểm của cốc nguyệt san chắc hẳn chị em đã có câu trả lời cho mình có nên sử dụng cốc nguyệt san hay không. Nhìn chung, cốc nguyệt san có thể khắc phục được rất nhiều nhược điểm so với việc sử dụng băng vệ sinh hay tampon. Những khó khăn khi sử dụng cốc nguyệt san chỉ là ban đầu, sau khi bạn quen với việc dùng nó thì sẽ thấy rất dễ dàng.

Cách sử dụng cốc nguyệt san như thế nào?

Cốc nguyệt san sử dụng như thế nào? Với những người chưa dùng cốc nguyệt san bao giờ sẽ hơi khó khăn trong những lần đầu, nhưng sau khi quen thì bạn sẽ thấy nó dễ dàng.

Trước hết bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Bạn sẽ mất một vài lần để làm quen với cách sử dụng cốc, sau đó thì sẽ thấy dễ dàng hơn.

Rửa sạch tay và cốc trước khi sử dụng để tránh vi khuẩn bám vào. Lưu ý là không được sử dụng xà phòng để rửa cốc. Gấp miệng cốc lại như hình

Ngồi tư thế thoải mái nhất để cơ chậu giãn ra, sau đó đưa cốc vào trong âm đạo theo góc 45 độ, không được để cốc thẳng đứng để cho vào. Khi bạn bỏ tay ra thì cốc sẽ mở bung miệng cốc ra và có tiếng pooh. Tiếp tục đẩy cốc vào cho đến khi thoải mái nhất, lưu ý là không được để đáy cốc lòi ra khỏi cửa âm đạo.

Cách sử dụng cốc nguyệt san

Hãy đảm bảo cốc đã mở hoàn toàn, bạn có thể kiểm tra bằng tay xem miệng cốc đã tròn chưa, hoặc ít nhất là hình ovan tùy vào cơ thể bạn.

Thời gian tối đa cốc nguyệt san để trong cơ thể là 12 tiếng. Nếu bạn ra nhiều kinh nguyệt thì cần phải kiểm tra thường xuyên. Lần đầu sử dụng bạn cần xác định xem thời gian bao lâu thì cốc đầy và có thể mang băng vệ sinh để dự phòng trường hợp bị rò rỉ.

Lấy cốc nguyệt san ra khỏi cơ thể: bạn chỉ cần siết cơ để cốc trượt xuống phía dưới cho đến khi tay chạm được cuống cốc. Dùng tay nắm chắc phần đáy cốc sau đó bóp nhẹ để lấy cốc ra dễ dàng hơn. Khi cốc gần ra đến cửa âm đạo thì dựng thẳng cốc để không bị đổ ra ngoài.

Những lưu ý khi sử dụng cốc nguyệt san

Nếu là lần đầu tiên sử dụng cốc nguyệt san có thể bạn sẽ thấy khó, đau hay chán nản mà bỏ cuộc. Sẽ mất một vài lần đầu như thế, nhưng sau khi quen với cách sử dụng cốc bạn sẽ thấy dùng cốc nguyệt san rất dễ dàng.

Phần cuống của cốc nguyệt san giúp người dùng dễ cầm khi lấy ra hoặc đưa vào âm đạo, nhưng nếu bạn thấy vướng víu, khó chịu thì có thể cắt bỏ đi, khi cắt lưu ý không để vết cắt quá nhọn dẫn đến tổn thương vùng âm đạo.

Khi sử dụng cốc nguyệt san bạn có thể dùng chất bôi trơn để dễ đưa vào âm đạo. Lưu ý là nên sử dụng chất bôi trơn gốc nước và nên bôi vào vùng âm đạo chứ không bôi vào cốc để tránh việc cầm nắm cốc gặp khó khăn.

Sau mỗi lần sử dụng hoặc đầy cốc thì chị em phải vệ sinh sạch sẽ, để cốc thật khô, nếu không sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.

Cách vệ sinh cốc nguyệt san: sau khi đổ máu kinh bạn hãy rửa sạch cốc với nước, có thể vệ sinh cốc bằng cách luộc cốc hoặc sử dụng viên tiệt trùng, lau rửa bằng cồn.

Phòng khám đa khoa 11 Thái Hà là địa chỉ khám chữa bệnh uy tín tại Hà Nội. Phòng khám đang có ưu đãi với gói khám phụ khoa chỉ 320000 VND và giảm 30% chi phí tiểu phẫu.