1. Nguyên nhân bà bầu bị ho có đờm
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bà bầu bị ho có đờm. Chính bản thân việc mang thai đã làm sức khỏe của mẹ giảm sút phần nào, cơ thể trở nên yếu ớt và dễ mắc các bệnh vặt. Bên cạnh đó, những vân đề sức khỏe thông thường như cảm lạnh, viêm mũi, viêm xoang… vẫn xảy ra trong giai đoạn này cũng gây ra biểu hiện ho có đờm.
Thay đổi hormone: Lượng estrogen trong thời gian mang thai kích thích việc sản xuất chất nhầy nhiều hơn, làm cho chất nhầy trở nên rất đặc hoặc rất loãng, kể cả ở dịch âm đạo. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng đờm nhiều khi mang thai. Đờm tích tụ ở cổ khiến cho mẹ bầu cảm thấy khó chịu và thường sẽ có cảm giác ngứa cổ, muốn ho không ngừng.
Cảm lạnh hoặc cúm: Dịch nhầy ở mũi, họng được sản xuất rất nhiều trong thời gian bà bầu bị cảm lạnh hay cúm. Một khi hệ miễn dịch bắt đầu tấn công các vi khuẩn, vi-rút xâm nhập thì dịch nhầy trong suốt ban đầu trở nên đặc quánh và chuyển thành màu vàng, xanh.
Dị ứng: Trong trường hợp mẹ bầu bị dị ứng, một loạt triệu chứng sẽ cùng xuất hiện như sổ mũi, nghẹt mũi, chảy nước mắt, ngứa da và ho có đờm sẽ cùng xuất hiện một lúc.
Do thực phẩm: Một số thực phẩm mà mẹ bầu ăn, chẳng hạn như sữa, phô mai… làm tăng sản xuất chất nhầy, dễ dẫn đến hiện tượng ho có đờm.
Các bệnh ở hệ hô hấp, mũi họng: Viêm xoang, viêm amidan, viêm thanh quản, phế quản, viêm phổi thường gây ra tình trạng ho có đờm.
Bà bầu bị ho có đờm còn có thể là biểu hiện của các bệnh như thủy đậu, sởi, ho gà…
Nhiều mẹ thắc mắc, không biết khi ho dữ dội có khiến em bé bị ảnh hưởng hay không? Mẹ có thể cảm nhận được rằng những hơn ho làm bụng chuyển động lên xuống. Đôi khi, cơn ho mạnh sẽ khiến bà bầu bị căng cứng bụng. Thực chất, điều này không ảnh hưởng nhiều đến em bé trong bụng mẹ. Nếu cơn ho mạnh và kéo dài không ngăn được, mẹ có thể dùng tay đỡ lấy bụng dưới khi ho.
Trường hợp mẹ bầu ho nhiều, thậm chí ho suốt đêm khiến giấc ngủ chập chờn không ngon làm cho cơ thể mỏi mệt, nếu không điều trị có thể dẫn đến tình trạng bị ho tái đi tái lại, viêm đường hô hấp. Sức khỏe mẹ suy giảm có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi.
Với những trường hợp sau, bà bầu cần đi khám ngay:
Ho dai dẳng hoặc ho ra máu
Ho khiến cơ thể mệt mỏi kiệt sức
Các cơn ho kéo dài không thuyên giảm
Ho ra đờm xanh, khó thở hơn bình thường, sốt và thường cảm thấy mệt rã rời
3. Bà bầu bị viêm họng có đờm phải làm sao?
Bà bầu bị viêm họng có đờm không thể dùng thuốc tây để trị bệnh. Vì có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi. Chính vì vậy, khi bị viêm họng có đờm các mẹ bầu nên áp dụng các bài thuốc dân gian.
Nhiều loại thuốc có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi, cụ thể các loại thuốc cần tránh đó là:
Thuốc chống vi rút như Tamiflu, Flumadine, Relenza, hoặc Symmetrel: có thể gây ra các nguy cơ khuyết tật bẩm sinh.
Aspirin và ibuprofen: Aspirin có thể gây chảy máu thai nhi còn Ibuprofen chưa được nghiên cứu ở phụ nữ mang thai.
Ngoài ra, cho dù có tự điều trị bằng các biện pháp tại nhà với các thảo dược thì bà bầu cũng cần lưu ý và tham khảo tư vấn trước đó của bác sĩ. Nếu thấy có dấu hiệu lạ khi dùng các biện pháp đó thì nên đi khám càng sớm càng tốt.
4. Viêm họng ho sổ mũi có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Theo Bác sĩ Tạ Việt Cường – Bệnh viện Phụ sản Hà Nội: Sốt nhẹ dưới 38 độ C thông thường đều do sự thay đổi thời tiết, thay đổi nhiệt độ đột ngột, viêm mũi họng… không ảnh hưởng lớn đến thai nhi. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ cơ thể trên 38 độ C, sốt cao kéo dài thì hết sức nguy hiểm và có thể là một dấu hiệu báo trước mẹ bị nhiễm trùng nghiêm trọng gây dị dạng, dị tật ở con.
Sốt thường là một triệu chứng của bệnh nhiễm trùng, có thể là do vi khuẩn, có thể do virus cúm, rubella, sởi… Tùy vào mỗi bệnh mà có triệu chứng khác nhau và mức độ nguy hiểm khác nhau. Tuy nhiên, thường khi bà bầu sốt cao ở thời điểm dưới 12 tuần là nguy hiểm và đáng ngại hơn cả. Nếu do các tác nhân trên có thể gây ra những bất thường về hình thái của thai nhi.
Bà bầu mắc các bệnh rubella, sởi… trước tuần thứ 7 thường gây chết thai. Bên cạnh đó còn có nguy cơ dị tật các cơ quan lớn của thai nhi là khá cao. Cá biệt có bà bầu bị mắc rubella đến tuần 20, thai nhi còn có thể bị dị tật.
Khi thai phụ có dấu hiệu sốt cao (trên 38 độ C) thì việc đầu tiên là đi khám ở các bệnh viện chuyên khoa về truyền nhiễm. Sau khi điều trị sốt ổn định và biết được bị sốt do nguyên nhân gì thì nên đến các cơ sở sản khoa để được siêu âm và tư vấn trước sinh.
Để phòng tránh các bệnh lây truyền thì việc đầu tiên là nâng cao thể trạng, sau đó tránh xa người hoặc vùng có dịch bệnh, đeo khẩu trang phòng bệnh. Bà bầu thời gian này lưu ý ăn đủ chất dinh dưỡng để duy trì cân nặng ổn định, đảm bảo thể trạng và sức khỏe cho cả mẹ và con.
5. Cách trị ho có đờm viêm họng ở bà bầu không cần thuốc
Những bài thuốc dân gian tuy thời gian khỏi hơi lâu một chút nhưng lại an toàn hơn cả. Nếu bà bầu kiên trì sẽ có kết quả tốt đẹp mà không hề ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng mẹ. Bà bầu sẽ xua đuổi được những phiền muộn, lo lắng khi bị cảm cúm.
Dùng bột nghệ trị viêm họng có đờm rất tốt. Bạn chỉ cần lấy nửa cốc nước nóng cho một ít muối vào sau đó cho nửa thìa bột nghệ. Khuấy đều hỗn hợp và uống ngày một lần, uống khoảng 3 ngày. Cách này rất hiệu quả để bảo vệ họng khỏi bị viêm.
Hoặc nếu bị đau họng nhiều do ho thì bạn có thể pha 1 thìa bột nghệ vào một cốc sữa và đun lên. Uống sữa nóng vào sáng và tối sẽ hạn chế được ho và đau họng rất tốt.
Thực hiện cách trị viêm họng có đờm cho bà bầu với cam như sau: Cam rửa sạch, khoét một lỗ nhỏ chính giữa quả cam và bỏ vào đó chút muối. Sau đó cho cam vào lò nướng trong vòng 15 phút. Ăn cam ngay khi còn nóng, vừa lấy ra khỏi lò. Ngoài ra, bạn cũng có thể uống nước cam hàng ngày sẽ rất tốt cho cơ thể. Tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật.
Bà bầu bị viêm họng có đờm chữa bằng quất rất hiệu quả. Thái lát mỏng 3 – 4 quả quất đã rửa sạch vỏ, bỏ hạt, cho vào chén. Sau đó đổ mật ong ngập phần quất, trộn đều và đem hấp hoặc chưng cách thủy 10 – 15 phút. Khi chín để nguội và dùng dần. Mỗi ngày uống khoảng 2 – 3 lần với 1- 2 thìa cà phê. Khi uống có thể thêm vài hạt muối, để quất trôi từ từ qua cổ họng. Cách làm này giúp giảm viêm họng, giảm ngứa rát, khan tiếng.
Ngoài cách làm đơn giản trên, bạn có thể kết hợp quất với một số nguyên liệu sau: Quất tươi, cam thảo, hoa hồng bạch, húng chanh, đường phèn. Tất cả đem đi hấp chín, để nguội rồi ăn hàng ngày. Mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 1-2 muỗng cà phê.
Chanh và muối có tác dụng rất tốt trong việc điều trị viêm họng có đờm ở bà bầu. Thái chanh thành những lát nhỏ trộn với muối hạt. Ngậm khi mới viêm họng. Ngày ngậm ít nhất 5 lần. Bà bầu cũng có thể hòa chanh với nước muối để uống hàng ngày. Súc miệng thường xuyên bằng nước muối cũng là cách trị viêm họng có đờm hiệu quả.
Bà bầu bị viêm họng có đờm nên sử dụng mật ong hấp tỏi để điều trị. Cách làm này vừa hiệu quả vừa an toàn. Đập dập từ 4 – 5 củ tỏi, trộn đều với mật ong. Sau đó đem hấp cách thủy, tới khi ngửi thấy mùi tỏi là được. Để nguội, uống 2 – 3 lần/ngày. Mỗi lần 1 – 2 thìa cà phê. Mật ong khi hấp cùng với tỏi có tác dụng làm tăng tính kháng sinh tự nhiên, giảm viêm họng có đờm và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Lê chưng đường phèn cũng là một cách điều trị viêm họng ho có đờm được nhiều người áp dụng. Sau khi gọt vỏ cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn trộn với đường phèn và bỏ vào đun cách thủy. Sau đó ăn dần giúp giảm bớt các cơn ho triền miên ở bà bầu. Đồng thời trị viêm họng có đờm rất hiệu quả.
Nếu ho do dị ứng gây viêm tấy họng thì lấy 1 quả ổi đem nướng lên. Ăn ổi nướng ngày một lần, ăn 3 – 4 ngày bạn sẽ thấy khác ngay. Rất đơn giản và sử dụng lâu dài cho người hay bị viêm họng dị ứng.
Sau khi ăn quả quýt xong, phần vỏ nên giữ lại dùng làm nguyên liệu trị ho cho bà bầu.
Cách làm: cho vỏ quýt vào một chén nhỏ cùng với cam thảo, rễ cỏ tranh, mỗi thứ lượng bằng nhau và vừa đủ để dùng trong ngày. Sau đó rưới thêm khoảng 3 thìa mật ong lên trên. Đem hấp cách thủy và uống trong ngày, khi uống có thể pha loãng với nước đun sôi để ấm cho dễ nuốt.
6. Những thực phẩm bà bầu không nên ăn khi bị ho
Bên cạnh việc dùng những phương pháp dân gian trị ho thì mẹ bầu chúng ta cũng nên kiêng những thực phẩm làm cho bệnh ngày càng nặng hơn như :
Khi bị ho không nên ăn đồ bảo quản trong tủ lạnh hoặc đồ đông lạnh mà chưa qua giã đông hoặc làm nóng. Theo quan niệm Đông y, khi cơ thể bị nhiễm lạnh sẽ gây tổn thương cho phổi, mà ho phần lớn là do các bệnh ở phổi gây ra. Lúc này nếu ăn uống các thực phẩm lạnh dễ gây ra tắc khí ở phổi, khiến các triệu chứng càng nặng thêm.
Đồng thời, các chứng viêm ít nhiều cũng có quan hệ đến tì. Nếu ăn uống quá nhiều thực phẩm lạnh, cũng có thể gây tổn thương tì vị, khiến chức năng tì bị suy giảm.
Vỏ quýt có thể chữa ho, long đờm nhưng thịt quýt lại có tác dụng ngược lại. Trong thịt quýt chứa cellulite khiến cơ thể sinh nhiệt, sản sinh ra nhiều dịch đờm hơn.
Đây là nhóm thực phẩm chứa dầu có thể làm tăng lượng đờm khi ăn chúng. Do vậy, nên hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm này khi bị ho.
Nếu ăn cá, tôm, cua khi đang bị ho thì sẽ khiến bệnh càng nặng hơn. Nguyên nhân bởi hệ hô hấp dễ bị kích thích do vị tanh của cá. Chưa kể đến việc nhiều người bị dị ứng với chất protein trong tôm, cá. Mà dị ứng thức ăn là một trong những nguyên nhân gây ra ho.
Phụ nữ mang thai phải đoạn tuyệt với thuốc lá, nếu đã ho thì càng cần phải tránh xa thuốc lá. Trong khói thuốc lá chứa rất nhiều chất độc hóa học (4.000 chất), trong đó có 43 chất gây ung thư, hắc ín, cacbonmoncit, nicotin… ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trên cơ thể, đặc biệt là phổi và thanh quản. Vì vậy kể cả môi trường nào có người đang hút thuốc hoặc vừa hút thuốc xong bạn cũng cần phải tránh xa.
Hàng ngày nếu bạn ăn quá nhiều các thực phẩm béo, ngọt, vị đậm sẽ khiến cơ thể bị bốc hoả, làm triệu chứng ho nặng hơn. Nếu bạn có ý định ăn quýt để chữa ho thì bạn cần lưu ý tuy vỏ quýt có công hiệu trị ho, long đờm, nhưng thịt quýt lại khiến cơ thể sinh nhiệt, sản sinh ra nhiều dịch đờm hơn.
Nếu bị ho nhẹ thì không nên ăn cá muối, thịt xông khói hay các thực phẩm có hàm lượng muối cao khác. Thực phẩm ngọt, vị đậm sẽ khiến cơ thể bị “bốc hỏa”, làm triệu chứng ho nặng hơn
Chức năng tiêu hóa của cơ thể khi bị ho là tương đối yếu. Thức ăn chiên xào có thể tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, làm cho việc tiêu hóa kém đi, từ đó dịch đờm tăng thêm nhiều hơn và bệnh ho càng lâu khỏi.
7. Những lưu ý khi bà bầu bị ho
Điều đầu tiên mẹ cần ghi nhớ là khi bị ho hay xuất hiện bất kỳ một dấu hiệu bất ổn về sức khỏe nào, mẹ đều không được tự ý uống thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
Nếu mẹ bị ho không kèm theo sốt, khạc đờm, không đau ngực, khó thở thì mẹ không phải sử dụng thuốc. Mẹ có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian trị ho hiệu quả như: gừng tươi, quất hấp mật ong, lá hẹ đường phén, lá rẻ quạt, nước muối,…
Trong thời gian bị ho, mẹ nên nghỉ ngơi ở nhà, tránh ra ngoài nhiều và tiếp xúc với gió lạnh hay tới những nơi đông người. Hàng ngày, cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối. Còn khi tắm thì không nên ở trong phòng tắm lâu, tránh cho cơ thể bị nhiễm lạnh.
Về dinh dưỡng, mẹ hãy ăn nhiều các thực phẩm giàu vitamin C để tăng sức đề kháng cho cơ thể và các món ăn nhẹ nhàng giúp hệ tiêu hóa hấp thu tốt hơn như: cháo, món hầm, súp,…
Nếu mẹ bị ho trên 3 tuần không khỏi hay ho kèm theo sốt, khạc đờm xanh, vàng và đau ngực, ho ra máu,… thì cần tới ngay bệnh viện để khám và điều trị kịp thời. Vì rất có khả nặng mẹ đang mắc phải các bệnh như: viêm phổi, viêm phế quản, lao,…