Top 9 # Xem Nhiều Nhất Vì Sao Không Có Quân Khu 6 Và 8 Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Shareheartbeat.com

Hội Nghị Ngành Tham Mưu Quân Khu 6 Tháng Đầu Năm 2022

Thiếu tướng Trần Khắc Bang – Phó Tham mưu trưởng Quân khu báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ quân sự 6 tháng đầu năm, phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019.

       

       

Các đại biểu dự hội nghị.

   6 tháng đầu năm 2019, bám sát nghị quyết, mệnh lệnh, chỉ lệnh về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng của Bộ, Tư lệnh Quân khu và thực tiễn của đơn vị, địa phương, Bộ Tham mưu đã làm tốt chức năng tham mưu và chỉ đạo các đơn vị, địa phương duy trì nghiêm chế độ sẵn sàng chiến đấu, cứu hộ, cứu nạn; nắm chắc tình hình địa bàn; triển khai đồng bộ, có chiều sâu, toàn diện các mặt công tác; hoàn thành tốt nhiệm vụ theo kế hoạch đề ra. Nổi bật là đã chỉ đạo và nâng cao chất lượng sẵn sàng chiến đấu; công tác nắm và xử lý tình hình an ninh chính trị địa bàn; công tác huấn luyện, diễn tập và xây dựng lực lượng; bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh; tham gia phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn..

Thiếu tướng Hà Thọ Bình – Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân khu  kết luận hội nghị

Các đại biểu dự hội nghị.

          6 tháng cuối năm 2019, ngành tham mưu Quân khu tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm như: tiếp tục duy trì nghiêm chế độ sẵn sàng chiến đấu; phối hợp với các lực lượng nắm chắc tình hình, xử lý kịp thời, có hiệu quả các tình huống xảy ra; chủ động tham gia phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, cứu hộ, cứu nạn; tham mưu, chỉ đạo các cuộc diễn tập nhất là diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh Quảng Bình theo đúng kế hoạch, sát thực tế địa phương, đơn vị, bảo đảm chặt chẽ, nghiêm túc, an toàn; nâng cao chất lượng huấn luyện, giáo dục đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh cho các đối tượng; gắn huấn luyện với chấp hành điều lệnh, xây dựng chính quy, quản lý kỷ luật; tổ chức hội thi, hội thao cấp quân khu và tham gia hội thi, hội thao cấp toàn quân đạt kết quả cao…

Tin, ảnh: LÊ THẮNG

Việt Nam Có Bao Nhiêu Quân Khu

Hiện nay, Việt Nam có 7 Quân khu nằm từ Bắc vào Nam trên lãnh thổ Việt Nam. Quân khu là một tổ chức trong quân đội có trách nhiệm bảo vệ một lãnh thổ nhất định trong một quốc gia.

Sau năm 1975, Quân đội Nhân dân Việt Nam biên chế lại các quân khu, và hiện nay ta có 7 quân khu:

Quân khu 1 (Quân khu Thái Nguyên): Quân khu 1 trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, nằm ở vị trí địa – chính trị chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh và đối ngoại trong thế bố trí chung của cả nước, có nhiệm vụ tổ chức, xây dựng, quản lý và chỉ huy lực lượng vũ trang 3 thứ quân; thường xuyên nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, chú trọng nâng cao chất lượng huấn luyện, khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang ba thứ quân, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân vững chắc; tích cực tham gia công tác cứu hộ, cứu nạn, giúp nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Tư lệnh kiêm Chính uỷ đầu tiên của Quân khu 1 là đồng chí Đàm Quang Trung.

Quân khu 2 (Quân khu Việt Trì): Quân khu 2 trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, có nhiệm vụ tổ chức, xây dựng, quản lý và chỉ huy các cơ quan, đơn vị trực thuộc; các đơn vị bộ đội địa phương các tỉnh, huyện và dân quân tự vệ trong địa bàn quân khu. Tư lệnh và Chính uỷ đầu tiên của Quân khu 2 là các đồng chí Bằng Giang, Bùi Quang Tạo.

Quân khu 3 (Quân khu Hải Phòng): Quân khu 3 trực thuộc Bộ Quốc phòng, có nhiệm vụ tổ chức, xây dựng, quản lý và chỉ huy các cơ quan, đơn vị trực thuộc; các đơn vị bộ đội địa phương các tỉnh, huyện và dân quân tự vệ trong địa bàn quân khu. Tư lệnh, Chính uỷ đầu tiên của Quân khu 3 là các đồng chí Hoàng Sâm, Trần Độ.

Quân khu 4 (Quân khu Vinh): Quân khu 4 trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, nằm trên một địa bàn chiến lược trong thế trận chiến tranh nhân dân Việt Nam, có nhiệm vụ chỉ huy, quản lý và tổ chức lực lượng vũ trang quân khu chiến đấu bảo vệ vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam.

Quân khu 5 (quân khu 6 trước ở Nam Trung Bộ Việt Nam được gộp vào quân khu 5) (Quân khu Đà Nẵng): Quân khu 5 trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, hiện nay có chức năng nhiệm vụ cơ bản là tổ chức, xây dựng, quản lí và chỉ huy lực lượng vũ trang thuộc Quân khu chiến đấu bảo vệ vùng Nam Trung Bộ, xây dựng và củng cố nền quốc phòng toàn dân ở địa phương trên địa bàn. Địa bàn Quân khu 5 bắt đầu từ đèo Hải Vân đến cực nam tỉnh Ninh Thuận, gồm 11 tỉnh thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc và Đắc Nông. Tổ chức hiện nay có Tư lệnh và các Phó Tư lệnh; Chính uỷ và Phó Chính uỷ; các cơ quan chức năng đảm nhiệm các mặt công tác tham mưu, chính trị, hậu cần, kỹ thuật, các sư đoàn, trung đoàn chủ lực và các đơn vị trực thuộc.

Quân khu 7 (Quân khu Gia Định): Quân khu 7 là tổ chức quân sự theo vùng lãnh thổ, được thành lập ngày 10/12/1945, bao gồm thành phố Sài Gòn và các tỉnh Gia Đinh, Chợ Lớn, Bà Rịa, Biên Hòa, Thủ Dầu Một và Tây Ninh. Nay gồm Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh: Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Đồng Nai, Lâm Đồng, Long An và Tây Ninh.

Quân khu 9 (quân khu 8 được gộp vào quân khu 9) (Quân khu Tây Đô): Quân khu 9 trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt nam có nhiệm vụ quản lý, tổ chức, xây dựng và chỉ huy quân đội chiến đấu bảo vệ vùng Đồng bằng Sông Cửu long Việt Nam. Tư lệnh và Chính uỷ đầu tiên của Quân khu 9 là các đồng chí Nguyễn Thành Thơ, Nguyễn Văn Bé.

6 Lí Do Vì Sao Gluten Lại Không Tốt Cho Một Số Người

Việc nhận thức về những tác động tiêu cực tới sức khỏe của gluten đã tăng lên trong vài năm gần đây

Một cuộc khảo sát năm 2013 cho thấy rằng một phần ba dân số Mỹ đang cố gắng loại bỏ gluten ra khỏi chế độ ăn uống hằng ngày.

1. Bệnh Celiac ngày càng phổ biến và hầu hết người mắc bệnh vẫn chưa được phát hiện

Gluten là một hỗn hợp protein được tìm thấy trong một số loại ngũ cốc, bao gồm lúa mì, lúa mạch đen, lúa đại mạch.

Gluten bao gồm hai loại protein là gliadin và glutenin. Gliadin là loại mà mọi người có phản ứng tiêu cực.

Khi trộn bột với nước, gluten tạo thành một mạng lưới protein liên kết chéo dẻo dính, khiến bột đã được trộn trở nên đàn hồi và làm cho bánh mì nở ra khi nướng ( 1).

Trên thực tế, cái tên gluten được xuất phát từ những tính chất giống như keo ( glue) này của nó.

Khi gluten đi vào đường tiêu hóa và tiếp xúc với các tế bào của hệ miễn dịch, chúng nhầm lẫn rằng nó là kẻ xâm phạm từ bên ngoài, giống như vi khuẩn.

Ở một số người có cơ địa mẫn cảm với gluten, điều này làm cho hệ miễn dịch bắt đầu tấn công lại nó.

Với bệnh celiac (dạng mẫn cảm nặng nhất với gluten), hệ miễn dịch tấn công protein gluten, nhưng đồng thời nó cũng tấn công enzyme trong tế bào của đường tiêu hóa được gọi là mô transglutaminase.

Do đó, việc tiếp xúc với gluten ở bệnh celiac làm cho hệ miễn dịch tấn công lại cả gluten cũng như chính thành ruột. Vì lí do này, bệnh celia được phân loại là bệnh tự miễn.

Phản ứng miễn dịch xảy ra có thể gây thoái hóa thành ruột, dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng, các vấn đề về tiêu hóa, thiếu máu, mệt mỏi, cơ thể không phát triển tốt và tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh nghiêm trọng khác.

Bệnh celiac được cho là xảy ra ở khoảng 1% dân số, nhưng nó có thể thường xảy ra hơn (khoảng 2%) ở người cao tuổi ( 2, 3, 4). Cũng có những nghiên cứu cho rằng tỉ lệ mắc bệnh celiac đang gia tăng nhanh chóng ( 5, 6).

Hãy nhớ rằng rất nhiều người mắc celiac thậm chí không có triệu chứng ở vùng bụng, làm cho việc chẩn đoán lâm sàng rất khó khăn.

Các triệu chứng có thể có biểu hiện theo nhiều cách khác nhau, như mệt mỏi hay thiếu máu… Hoặc tệ hơn là có thể có nguy cơ tử vong cao gấp đôi trong một số nghiên cứu ( 7, 8).

Theo một nghiên cứu, hơn 80% người mắc bệnh celiac còn không biết mình mắc bệnh ( 9).

Điểm then chốt: Bệnh celiac đang ảnh hưởng tới 1% dân số, nhưng tỉ lệ này ngày càng gia tăng. 80% người mắc bệnh celiac không có ý thức về nó.

2. Chứng mẫn cảm với gluten ngày càng xuất hiện nhiều hơn và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng

Bạn không cần phải có đầy đủ tất cả các dấu hiệu phát triển rõ ràng của bệnh celiac để nhận ra mình có phản ứng với gluten.

Có một hình thức rối loạn khác là mẫn cảm với gluten (hay gọi là không dung nạp gluten) thường gặp nhiều hơn.

Mặc dù không có định nghĩa rõ ràng nào cho chứng mẫn cảm với gluten, nhưng về cơ bản nó có nghĩa là có một loại phản ứng bất lợi nào đó với gluten và các triệu chứng này được cải thiện khi dùng chế độ ăn không có gluten.

Thật không may là vì không có cách cụ thể nào để chẩn đoán chứng mẫn cảm với gluten cho nên không thể tìm ra số liệu đáng tin cậy về mức độ phổ biến của nó.

Có hai nguồn thông tin cho thấy khoảng từ 6-8% người có thể bị mẫn cảm với gluten, dựa trên kháng thể gliadin được tìm thấy trong máu ( 10, 11).

Tuy nhiên một bác sĩ chuyên khoa dạ dày và ruột tìm thấy khoảng 11% người có kháng thể chống lại gluten trong máu của họ và khoảng 29% người có kháng thể chống lại nó trong mẫu phân ( 12).

Khoảng 40% người mang gen HLA-DQ2 và HLA-DQ8, làm cho họ trở nên mẫn cảm với gluten ( 13).

Vì không có khái niệm rõ ràng về chứng mẫn cảm với gluten, mà cũng không có cách nào tốt để chẩn đoán nó, nên cách duy nhất để biết là tạm thời loại bỏ gluten khỏi chế độ ăn uống, sau đó xem xét lại các triệu chứng để có cách ăn uống phù hợp.

Điểm then chốt: Chứng mẫn cảm với gluten thường gặp nhiều hơn bệnh celiac, và nó cũng dẫn đến nhiều tác động bất lợi. Tuy nhiên không có cách cụ thể nào để chẩn đoán chứng này.

3. Gluten có thể gây ra các tác dụng có hại ngay cả ở người không mẫn cảm với gluten

Cũng có những nghiên cứu cho rằng những cá nhân không mắc bệnh celiac cũng không bị mẫn cảm với gluten đều có phản ứng bất lợi với gluten.

Ở một nghiên cứu trong số đó, 34 cá nhân mắc hội chứng ruột kích thích được phân ngẫu nhiên vào hai nhóm dùng chế độ ăn chứa gluten hoặc không có gluten.

Nhóm ăn chế độ chứa gluten bị đau bụng, đầy hơi, phân không giống nhau và bị mệt mỏi so với nhóm khác ( 14).

Ngoài ra cũng có những nghiên cứu cho rằng gluten có thể gây ra viêm ruột và thoái hóa đường ruột ( 15, 16).

Gluten cũng có thể có những ảnh hưởng tiêu cực tới chức năng làm rào cản của ruột, cho phép các chất không mong muốn “rò rỉ” vào qua đường máu ( 17, 18, 19, 20).

Tuy nhiên, theo một nghiên cứu, sự “rò rỉ” này chỉ xảy ra ở bệnh nhân mắc celiac ( 21).

Mặc dù điều này cần được nghiên cứu nhiều hơn, nhưng có vẻ rất rõ ràng rằng có nhiều bệnh nhân celiac phản ứng bất lợi với gluten ( 25, 26, 27).

Điểm then chốt: Một số nghiên cứu cho thấy rằng các những người (đặc biệt là bệnh nhân mắc IBS) không được chẩn đoán mắc chứng mẫn cảm với gluten vẫn có thể có phản ứng bất lợi với gluten.

Mặc dù gluten chủ yếu hoạt động và ảnh hưởng tới ruột, nó cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới não.

Nhiều trường hợp bệnh thần kinh có thể gây ra và trầm trọng hơn bởi việc tiêu thụ gluten. Đây được gọi là bệnh mẫn cảm gluten thần kinh tự phát.

Trong một nghiên cứu về bệnh nhân bị bệnh về thần kinh không rõ nguyên nhân, 30 trong số 53 bệnh nhân (57%) có kháng thể chống lại gluten trong máu ( 28).

Nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên hệ thống kê khá mạnh mẽ giữa việc tiêu thụ gluten, sự mẫn cảm với gluten và chứng mất ngủ ở tiểu não ( 30, 31). Cũng có một thử nghiệm đối chứng cho thấy những bệnh nhân mất ngủ được cải thiện đáng kể nhờ chế độ ăn không chứa gluten ( 32).

Có một số chứng rối loạn não khác cũng cho kết quả tốt với chế độ ăn không có gluten:

Bệnh tâm thần phân liệt: Một nhóm các bệnh nhân tâm thần phân liệt đã có những cải thiện lớn bằng cách loại bỏ gluten ra khỏi bữa ăn (33, 34, 35).

Tự kỉ: Một số nghiên cứu cho thấy những người tự kỷ có những tiến triển tốt nhờ chế độ ăn không chứa gluten (36, 37).

Động kinh: Có nhiều báo cáo về bệnh nhân động kinh được cải thiện đáng kể khi loại bỏ gluten (38, 39, 40).

Nếu bạn có bất cứ vấn đề gì về thần kinh và bác sĩ của bạn không biết chút gì về nguyên nhân gây ra chúng, thì bạn nên cân nhắc loại bỏ gluten ra khỏi chế độ ăn uống.

Điểm then chốt: Một số rối loạn của não cho kết quả tích cực khi kết hợp với chế độ ăn uống không gluten, gồm chứng tự kỷ, tâm thần phân liệt, và một dạng động kinh hiếm gặp.

5. Gluten trong lúa mì có thể gây nghiện

Việc thèm những thứ như bánh mì hay bánh rán đến bất thường là rất phổ biến.

Mặc dù điều này vẫn còn lâu mới được khẳng định, có một số nghiên cứu cho thấy gluten có tính chất gây nghiện.

Khi gluten bị phân rã trong ống nghiệm, các peptide được hình thành có thể kích hoạt thụ thể opioid ( 41).

Các peptide (protein nhỏ) được gọi là gluten exorphin.

Exorphin = peptide không được hình thành trong cơ thể, việc đó có thể kích hoạt thụ thể opioid trong não.

Vì gluten có thể làm tăng tính thẩm thấu trong ruột (ít nhất là ở các bệnh nhân celiac), nên một số người cho rằng exophin có thể tìm đường đi vào máu, sau đó đến não và gây nghiện.

Gluten exorphin được tìm thấy trong máu của các bệnh nhân celiac.

Cũng có một số bằng chứng từ các nghiên cứu trên động vật rằng những peptide giống như opioid có nguồn gốc từ gluten sẽ đi vào trong não ( 42, 43, 44).

Trong số những vòng luẩn quẩn nghiện thực phẩm thì lúa mì được biết đến là một trong số những thực phẩm gây nghiện nhất (ngay sau đường).

Tuy rằng việc này không nói lên điều gì hết, nhưng cũng là cái mà chúng ta cần ghi nhớ.

Điểm then chốt: Nhiều người cho rằng họ có cảm giác thèm lúa mì kinh khủng và có một số bằng chứng về gluten có tác dụng giống như opioid. Tuy nhiên điều này chắc chắn không chứng minh được, và hầu hết đều là suy đoán vào thời điểm này.

Có rất nhiều loại bệnh tự miễn gây ảnh hưởng đến các hệ thống cơ quan khác nhau.

Tất cả các loại bệnh tự miễn này ảnh hưởng tới khoảng 3% dân số ( 45, 46).

Bệnh Celiac là một trong những loại bệnh tự miễn và bệnh nhân celiac có nguy cơ gia tăng việc mắc các chứng tự miễn dịch cũng cao ( 47).

Nhiều nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ thống kê mạnh mẽ giữa bệnh celiac và các bệnh tự miễn khác, bao gồm viêm tuyến giáp Hashimoto, tiểu đường tuýp 1, chứng đa xơ cứng và nhiều bệnh khác ( 48, 49, 50).

6 Lí Do Vì Sao Dầu Thực Vật Có Thể Gây Hại Cho Sức Khỏe

Nhiều người cho rằng dầu thực vật rất tốt cho sức khỏe.

Có lẽ vì họ thấy tên loại dầu này là “thực vật.”

Ý tôi là, thực vật rất tốt cho sức khỏe. Vì vậy, dầu thực vật cũng thế.

Ngay cả các tổ chức dinh dưỡng chính thống cũng đề nghị chúng ta dùng dầu thực vật, bởi theo họ, chất béo không bão hòa lành mạnh hơn chất béo bão hòa rất nhiều.

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng những loại dầu này cũng có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng (1).

Thành phần của các axit béo trong dầu thực vật khác với tất cả các chất chúng ta từng thấy trong quá trình tiến hóa.

Điều này dẫn đến sự thay đổi về sinh lý trong cơ thể và góp phần gây ra nhiều bệnh.

1. Dầu thực vật với lượng lớn rất “không tự nhiên”

Trong bài báo này, tôi đề cập đến các loại dầu từ hạt đã qua chế biến như dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu ngô, dầu hạt cải, dầu hạt bông vải, dầu rum và một vài loại khác.

Mặc dù chúng không thực sự là rau, những loại dầu này vẫn được gọi là “dầu rau” (hay còn gọi là dầu thực vật).

Những loại dầu này chứa rất nhiều chất béo hoạt tính sinh học được gọi là axit béo không bão hòa đa Omega-6, nếu hấp thụ chất này quá nhiều sẽ có hại.

Nhưng điều này lại KHÔNG đúng với các loại dầu thực vật lành mạnh như dầu ô liu hoặc dầu dừa.

Con người đã phát triển từ rất lâu, nhưng ngành công nghiệp chế biến thực phẩm chỉ mới xuất hiện.

Chúng ta chỉ mới bắt đầu sản xuất dầu thực vật vào khoảng 100 năm trở lại đây.

Trong những năm 1909 và 1999, việc tiêu thụ dầu đậu nành đã tăng lên hàng ngàn lần và hiện nó đang cung cấp 7% lượng calo trong chế độ ăn uống của Hoa Kỳ (2).

Video này nói về quy trình sản xuất dầu hạt cải công nghiệp:

Phương pháp chế biến này thực sự kinh khủng bao gồm ép, đun nóng, sử dụng nhiều hóa chất công nghiệp và các loại dung môi vô cùng độc hại. Các loại dầu thực vật khác cũng được chế biến theo cách tương tự.

Bất cứ ai nghĩ rằng những thứ như vậy có thể dùng làm thực phẩm cho con người đều khiến tôi vô cùng bàng hoàng.

Nếu bạn chọn những thương hiệu lành mạnh hơn được ép lạnh (có năng suất thấp hơn do đó tốn kém hơn) thì phương pháp chế biến sẽ ít kinh khủng hơn nhiều, nhưng vấn đề với quá nhiều Omega-6 vẫn còn đó.

Kết luận: Vì thời xa xưa chúng ta không có đủ công nghệ để xử lý dầu thực vật, nên mãi đến khi xã hội loài người có những bước phát triển đáng kể, chúng ta mới có cơ hội sử dụng sản phẩm này.

2. Dầu thực vật làm đảo lộn thành phần axit béo của tế bào trong cơ thể

Có hai loại axit béo được xem là “thiết yếu” – bởi vì cơ thể không thể tự sản xuất chúng.

Đó là axit béo Omega-3 và Omega-6.

Con người phải bổ sung các chất này từ chế độ ăn, nhưng chúng phải được nạp vào với liều lượng cân bằng.

Trong quá trình con người tiến hóa, tỷ lệ Omega-6:Omega-3 có thể vào khoảng 4:1 đến 1:2.

Ngày nay, tỷ lệ này ở mức trung bình khoảng 16:1, và tỉ lệ này là khác nhau ở mỗi người (3).

Các axit béo này không chỉ là các phân tử cấu trúc bất động hoặc nhiên liệu cho ty thể của tế bào, chúng còn đảm nhiệm các chức năng quan trọng ảnh hưởng đến các hệ thống khác nhau như hệ miễn dịch (4).

Khi sự cân bằng giữa Omega-6 và Omega-3 trong tế bào bị mất đi, tình hình sẽ trở nên vô cùng tồi tệ.

Một vấn đề nữa là các axit béo này không bão hoà. Các chất béo không bão hòa đa có hai hoặc nhiều liên kết đôi, trong khi chất béo không bão hoà đơn có một liên kết đôi và chất béo bão hòa không có liên kết đôi.

Axit béo càng có nhiều liên kết đôi thì càng xảy ra nhiều phản ứng. Các chất béo không bão hòa đa có xu hướng phản ứng với oxy, gây ra các phản ứng dây chuyền, phá hủy các kết cấu khác và thậm chí có thể phá hủy các kết cấu quan trọng như DNA (5, 6).

Những axit béo này nằm trong màng tế bào, làm tăng phản ứng chuỗi oxy hóa có hại.

Ảnh từ: Stephan Guyenet.

Đúng vậy, tiêu thụ quá nhiều dầu thực vật dẫn đến sự thay đổi cấu trúc thực trong việc tích trữ chất béo và màng tế bào của chúng ta.

Không biết các bạn thế nào, nhưng tôi thực sự cảm thấy sợ hãi.

Kết luận: Omega-6 và Omega-3 là chất béo hoạt tính sinh học. Cơ thể chúng ta cần các chất này với một lượng cân bằng để có thể hoạt động một cách tối ưu. Quá nhiều Omega-6 trong màng tế bào có thể gây ra các phản ứng dây chuyền có hại.

3. Dầu thực vật góp phần gây viêm

Chúng đóng một vai trò quan trọng trong các hoạt động của cơ thể như truyền tin trong tế bào, miễn dịch và viêm.

Nếu bạn đã từng dùng aspirin hoặc ibuprofen và nhận thấy cơn đau thuyên giảm, thì đó là vì những loại thuốc này ức chế đường đi của eicosanoid và giảm viêm.

Viêm cấp tính là trường hợp có lợi giúp cơ thể hồi phục khỏi thương tổn (như khi bạn giẫm vào một mảnh lego), nhưng trường hợp viêm mãn tính khắp cơ thể là vô cùng nguy hiểm.

Nói chung, eicosanoid sinh ra từ Omega-6 là chất gây viêm, trong khi đó những chất sản sinh từ Omega-3 là chất chống viêm (7).

Các axit béo khác nhau chống lại nhau. Cơ thể có nhiều Omega-6 thì càng cần phải bổ sung nhiều Omega-3. Ngược lại nếu bạn hấp thụ ít Omega-6 thì cũng không cần phải bổ sung nhiều Omega-3 (8).

Có lượng Omega-6 cao và Omega-3 thấp chính là trường hợp tồi tệ nhất, nhưng trường hợp này chỉ xảy ra đối với những người ăn theo chế độ ăn của người phương Tây.

Nói một cách đơn giản, chế độ ăn giàu Omega-6 nhưng ít Omega-3 góp phần gây ra chứng viêm. Một chế độ ăn uống cân bằng lượng Omega-6 và Omega-3 sẽ giúp làm giảm chứng viêm (9).

Hiện nay chứng viêm được cho là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh nghiêm trọng như bệnh tim mạch, viêm khớp, trầm cảm và thậm chí là ung thư.

Kết luận: Eicosanoid là các phân tử truyền tín hiện sản sinh ra từ chất béo Omega-6 và Omega-3, rất quan trọng trong việc điều hòa chứng viêm trong cơ thể. Càng hấp thụ nhiều Omega-6, bạn càng có nguy cơ cao mắc chứng viêm hệ thống.

4. Dầu thực vật chứa nhiều chất béo chuyển hóa

Chất béo chuyển hóa là chất béo không bão hòa có thể bị chuyển thành thể rắn ở nhiệt độ phòng.

Những chất béo này rất độc và có thể gây ra nguy cơ mắc các bệnh như tim mạch, ung thư, tiểu đường và béo phì (10, 11, 12).

Chất béo nay có hại đến nỗi chính phủ các nước trên thế giới đã bắt đầu đưa ra điều luật yêu cầu các nhà sản xuất thực phẩm giảm hàm lượng chất béo chuyển hóa trong sản phẩm của họ.

Tuy nhiên, một sự thật ít được biết đến là dầu thực vật thường chứa một lượng lớn chất béo chuyển hóa.

Trong một nghiên cứu về dầu đậu nành và dầu hạt cải được bày bán ở Mỹ, khoảng 0.56% đến 4.2% axit béo trong các loại dầu này là chất béo chuyển hóa độc hại (13).

Nếu muốn hạn chế việc hấp thụ chất béo chuyển hóa (nên là vậy) thì bạn không chỉ phải tránh ăn các nguồn cung cấp chất béo chuyển hóa thông thường như bánh quy và các sản phẩm bánh nướng chế biến, bạn cũng cần phải tránh ăn cả dầu thực vật.

Kết luận: Chất béo chuyển hóa có độc tính cao và có thể gây ra nhiều bệnh. Dầu đậu nành và dầu hạt cải được bày bán rộng rãi ở Mỹ có chứa rất nhiều chất béo chuyển hóa.

5. Dầu thực vật có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch đáng kể

Hiện nay sự chú ý lại được đổ dồn vào dầu thực vật.

Nhiều thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên đã xem xét những ảnh hưởng của dầu thực vật với bệnh tim mạch.

3 nghiên cứu đã phát hiện rằng dầu thực vật khiến nguy cơ mắc bệnh tăng lên đáng kể (17, 18, 19), trong khi đó có 4 nghiên cứu không phát hiện ra tác động đáng kể dựa trên các thống kê (20, 21, 22, 23).

Chỉ có một nghiên cứu phát hiện ra tác dụng chống lại bệnh tim mạch, nhưng nghiên cứu này đã xảy ra một số sai sót (24).

Nếu nhìn vào các nghiên cứu quan sát, bạn sẽ thấy một mối tương quan rất lớn.

Biểu đồ này lấy từ một nghiên cứu về mối liên hệ giữa hàm lượng Omega-6 trong máu và nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch (25):

Bạn có thể thấy Mỹ nằm ở vị trí cao nhất bên phải, với lượng Omega-6 và nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch cao nhất.

Mặc dù nghiên cứu này chỉ chỉ ra những mỗi liên hệ, nhưng nó càng củng cố ý kiến cho rằng chứng viêm là một trong những nguyên nhân gây bệnh.

Tôi rất muốn chỉ cho các bạn một số nghiên cứu cho thấy rằng chất béo không bão hòa đa làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Nhưng vấn đề là những nghiên cứu này đã không cho thấy bất cứ sự khác biệt nào giữa Omega-3 và Omega-6, điều này vô cùng quan trọng.

Khi tiến hành thí nghiệm, các nhà nghiên cứu thấy rằng Omega-6 thực sự làm tăng nguy cơ, trong khi Omega-3 lại có tác dụng chống lại bệnh (26).

Kết luận: Những bằng chứng từ cả thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên và các nghiên cứu quan sát đã cho thấy rằng dầu thực vật có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch.

6. Tiêu thụ dầu thực vật có thể gây ra nhiều bệnh khác

Vì chất béo không bão hòa tham gia một cách mật thiết vào các hoạt động của cơ thể ở mức độ phân tử, điều đó có nghĩa là chúng cũng có thể ảnh hưởng đến các bệnh khác.

Phần lớn những ảnh hưởng này không được nghiên cứu kỹ ở người, tuy nhiên đã có những nghiên cứu quan sát và nghiên cứu trên động vật cho thấy dầu thực vật có thể gây ra các bệnh nghiêm trọng khác:

Các nghiên cứu ở cả động vật và người chỉ ra nạp vào cơ thể một lượng lớn Omega-6 có thể gây ung thư (28, 29).

Một nghiên cứu khác cho thấy mối liên hệ giữa mức tiêu thụ dầu thực vật và tỷ lệ tử vong (30).

Cá nhân tôi tin rằng dầu thực vật (cùng với các loại đường phụ gia và lúa mì tinh chế) là những nguyên nhân chính gây ra các bệnh mãn tính của người phương Tây, hiện đang là vấn đề sức khỏe đáng lo ngại nhất.

Những điều cần ghi nhớ

Nếu muốn có một cơ thể khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng, bạn nên cân nhắc đến việc loại bỏ dầu thực vật ra khỏi chế độ ăn của mình.