Top 6 # Xem Nhiều Nhất Vì Sao Không Có Giải Nobel Cho Toán Học Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Shareheartbeat.com

Vì Sao Không Có Giải Nobel Toán Học?

Alfred Bernhard Nobel (21/10/1833 – 10/12/1896) là một nhà hóa học, một nhà kỹ nghệ, người có hơn 350 phát minh trong đó nổi bật nhất là t…

Alfred Bernhard Nobel (21/10/1833 – 10/12/1896) là một nhà hóa học, một nhà kỹ nghệ, người có hơn 350 phát minh trong đó nổi bật nhất là thuốc nổ (dynamite) và một triệu phú người Thụy Điển. Nguyên tố hóa học Nobelium được đặt theo tên của ông.

Giải thưởng Nobel là giải thưởng vô cùng danh giá. Trước khi mất đi, Nobel đã để lại 94% tài sản của mình (khoảng 235 triệu USD/250 triệu USD – con số đã được điều chỉnh theo lạm phát) để làm giải thưởng về các lĩnh vực: Vật lý, Hóa học, Y học, Văn học và Hòa bình. Được quản lý bởi quỹ Nobel, cho tới nay tài sản để lại của Nobel đã được sinh sôi nảy nở lên tới hơn 500 triệu USD. Mỗi người khi được trao giải Nobel sẽ được nhận một huy chương bằng vàng thật, bằng chứng nhận và số tiền trên 1 triệu USD. Nhận giải có thể là một cá nhân hoặc nhóm không quá 3 người. Tuy nhiên, Nobel không trao giải cho lĩnh vực Toán học.

Lý do vì sao không có Nobel Toán học

Giải thưởng Toán nào tương xứng với giải Nobel?

Trên thực tế, rất nhiều người nhìn nhận giải thưởng Fields (mà giáo sư Ngô Bảo Châu mới vinh dự nhận được gần đây) là giải thưởng thay thế cho giải Nobel Toán học. Tuy nhiên, quan niệm này không thật chính xác bởi giải Fields chỉ được trao 4 năm một lần (trong khi giải Nobel trao 1 năm một lần), số tiền thưởng của giải Fields chỉ là 15.000 USD (so với giải Nobel là 1 triệu USD) và giải Fields thường không trao cho một thành tựu nghiên cứu xuất sắc đơn lẻ mà trao cho cả quá trình nghiên cứu xuất sắc. Đương nhiên, giải Fields vẫn là một giải thưởng cực kỳ danh giá về Toán học nhưng nói một cách chính xác thì Giải Abel do vua Nauy chủ trì với giải thưởng lên tới gần 1 triệu USD (tùy tỉ giá giữa đồng krone Nauy với USD) và người được giải được chọn bởi 5 nhà toán học có uy tín trên thế giới mới là giải thưởng tương đương với giải Nobel.

Vì Không Có Giải Nobel Toán Học, Nên…

Nếu không có giải Nobel cho Toán thì làm sao dân Toán có giải Nobel? À thì dân Toán sẽ lấy giải Nobel của môn khác chứ sao!

Đó là điều Sir Roger Penrose vừa đạt được năm nay, khi ông được trao giải Nobel Vật Lý cho một công trình toán học công bố năm 1965.

Penrose hiện là giáo sư Toán hưu trí đại học Oxford, nhưng trong sự nghiệp kéo dài hơn 60 năm, ông dạy ở nhiều đại học ở hai nước Anh và Mỹ. Ngoài các trường Top 10 như Cambridge, Oxford, Princeton, ông còn dạy một thời gian đáng kể ở các đại học tại Texas: University of Texas, Texas A&M, và Rice.

Sinh năm 1931, ông tốt nghiệp cử nhân Toán đại học University College London năm 1952 và tiến sĩ Toán đại học St. John’s College thuộc Cambridge năm 1958.

Ông thành đạt rất sớm. Năm 1955, khi vẫn còn là sinh viên, ông phát minh ra một dạng nghịch đảo của ma trận (matrix). Trong đại số tuyến tính, một bảng số được gọi là matrix và người ta định nghĩa các loại tính cộng, tính trừ, và tính nhân trên các matrix này. Nhưng không có tính chia. Tính chia được định nghĩa là nhân cho matrix nghịch đảo, tương tự như nói là “9 chia 3” có nghĩa là “7 nhân cho 1/3” vậy.

Matrix nghịch đảo cũng tương tự như số nghịch đảo. Nếu 3 (1/3) = 1 thì trong matrix, (A) (nghịch đảo của A) = I, dạng matrix tương tự như số 1.

Nếu kéo ra thêm nữa, (3)(1/3)(3) lại bằng lại 3. Với matrix, (A) (nghịch đảo của A) (A) cũng bằng lại A.

Thế thì cậu sinh viên Roger Penrose mới 24 tuổi phát minh ra một loại gần như nghịch đảo, viết là A+. Dạng này có thể không thoả mãn được điều kiện (A)(A+) = I, nhưng thoả mãn được các điều kiện sau đó, kiểu như (A)(A+)(A) lại bằng lại A. Dạng gần như nghịch đảo này được mang tên là nghịch đảo Moore-Penrose.

Tất nhiên không có giải Nobel Toán học nên phát minh này không phải là lý do Penrose đoạt giải Nobel.

Lý do ông đoạt giải Nobel là vì ông dùng toán học, cụ thể là hình học và topology, để chứng minh rằng lỗ đen trong vũ trụ là có thật và là kết quả của thuyết tương đối rộng hay còn gọi là thuyết tương đối tổng quát (general relativity) của Einstein.

Trong toán ở trường học, các thầy cô thường dạy là cấm không được chia cho số 0. Tính chia 1/0 là vô định. Khi dạy điều này, tôi thường kèm theo tấm hình sau.

Trong toán, điểm chia cho 0 là một điểm singularity (điểm kỳ dị). Ở quanh đó, giá trị của tính chia lên tới vô cực.

Trong vật lý vũ trụ, điểm kỳ dị là nơi lỗ đen xảy ra, khi một ngôi sao chết đi và rút lại chỉ còn một điểm. Tất cả lực hấp dẫn của nguyên một ngôi sao rút về chỉ còn một điểm và lực hấp dẫn ở quanh đó trở nên lớn thành vô cực.

Lỗ đen ngày nay là một hiện tượng nhiều người biết vì rất rất nhiều truyện và phim khoa học giả tưởng dùng nó như một chi tiết mấu chốt.

Giới đọc truyện hay xem phim khoa học giả tưởng đều hiểu chung chung về lỗ đen. Họ biết rằng tại đó lực hấp dẫn lên cao tới vô cùng. Nếu còn ở xa xa thì không sao, còn có thể tránh được, nhưng một khi đã vượt qua một lằn ranh vô hình được gọi là “event horizon” (chân trời sự kiện) thì đừng có hòng mà thoát. Lực hấp dẫn sẽ hút cả phi thuyền vào lỗ đen và mọi người sẽ chết vì bị bóp nát trong trọng lực vô cùng. Lỗ đen được gọi là “đen” vì trọng lực lớn tới mức ánh sáng cũng không thoát ra được nên ở đó tối thui.

Tất cả những chi tiết này, ngày nay được chấp nhận chính là nhờ công trình toán học của Roger Penrose. Ủy ban Nobel tuyên bố trao cho ông 1/2 giải Nobel Vật lý do ông đã “khám phá ra rằng sự tạo thành của lỗ đen là một kết quả được thuyết tương đối rộng tiên đoán một cách vững chắc.”

Trước khi có bài nghiên cứu năm 1965 của Penrose, cơ sở toán học cho lỗ đen bị yếu kém ở chỗ phải giả sử rằng có sự đối xứng – vì đó là giới hạn để giải các phương trình của Einstein.

Hãy nghe chính ông Penrose kể lại trong cuộc phỏng vấn với Adam Smith, khoa học gia trưởng của cơ quan truyền thông Nobel Media.

“Có một bài nghiên cứu năm 1939 của Oppenheimer và Snyder với mô hình lý thuyết về sự co rút sụp đổ (collapse) của một đám mây bụi vũ trụ, và đại khái đó là chuyện ngày nay chúng ta gọi là sự co rút sụp đổ của lỗ đen. Nhưng vấn đề là trước hết họ có toàn là bụi, mà bụi thì theo định nghĩa không có áp suất, nên không có gì để ngăn chặn hết. Và thứ nhì là nó hoàn toàn đối xứng, nên tất cả các thứ đều rơi về trung tâm và vì không có gì để chặn nên cuối cùng mình có điểm kỳ dị ở chính giữa và đó là mô hình giống như lỗ đen.

Nhưng không phải ai cũng tin mô hình này, và cụ thể là vì nó đối xứng. Khi đó có hai người Nga, Lifshitz và Khalatnikov, họ viết bài nghiên cứu và họ nói đại khái là trong trường hợp tổng quát thì sẽ không có điểm kỳ dị [NB: tức là nếu đám mây không đối xứng thì sẽ không có lỗ đen]. Tôi đọc bài đó và tôi có cảm tưởng là cách của họ không thuyết phục lắm, cho nên tôi tự suy nghĩ thêm về điều này và tôi suy nghĩ về bài toán này theo hướng hình học, không phải là giải phương trình vì như vậy phức tạp quá, và cũng không đặt giả thiết về đố xứng vì đó là mấu chốt, không thể có cái đó được, nên tôi phải xây dựng lập luận.”

Và ông kể thêm về câu chuyện bằng cách nào ông có cảm hứng giải bài toán này.

“Lúc đó tôi đang dạy tại Birkbeck College, và một anh bạn tôi, Ivor Robinson, ảnh người Anh nhưng ảnh đang làm việc tại Dallas, Texas, và ảnh đang nói chuyện với tôi, tôi quên mất chuyện gì rồi, ảnh có cách nói chuyện hay lắm và ảnh đang nói chuyện với tôi và hai đứa chúng tôi tới ngã tư đường. Trong lúc băng qua đường thì ảnh ngưng nói vì phải để ý xe cộ. Qua bên kia đường rồi thì ảnh nói chuyện tiếp.

Sau khi chia tay thì tôi có cảm giác vui thích lạ thường và tôi không hiểu tại sao tôi lại có cảm giác đó. Nên tôi suy nghĩ lại hết tất cả những chuyện đã xảy ra trong ngày, buổi sáng ăn sáng món gì, tất cả các thứ, cho tới đoạn tôi băng qua đường, thì tôi mới nhớ ra là tôi có một ý tưởng, và ý tưởng đó là mấu chốt, rằng sự co rút sụp đổ có thể bị qua khỏi một điểm không trở lại được, mà không cần cái gì đối xứng cả. Tôi gọi đó là một bề mặt đã bị bẫy. Đó là điểm mấu chốt, và tôi chạy về phòng làm việc và phác thảo chứng minh định lý co rút sụp đổ. Bài nghiên cứu tôi viết không lâu sau đó, được đăng trên Physical Review Letters và được đăng năm 1965 hình như vậy.”

Bài nghiên cứu này là bài Gravitational Collapse and Space-Time Singularities đăng trên Phýical Review LEtters, 14(3):57-59, tháng 1 năm 1965. Năm 1969, ông tiếp tục với một giả thuyết mới trong đó ông đưa ra giả thuyết về đường chân trời sự kiện. Không có Penrose thì khái niệm lỗ đen chưa chắc đã được chấp nhận, và đã không có khái niệm đường chân trời sự kiện.

Nhưng tại sao phải hơn nửa thế kỷ sau ông mới được giải Nobel? Vì phải chờ cho tới khi có hai nhà vật lý vũ trụ, Andrea Ghez ở UCLA năm 1995 và Reinhardt Genzel thuộc Max Planck Institute for Extraterrestrial Physics ở Đức năm 1998, khám phá ra lỗ đen ở trung tâm Dải Ngân Hà, phù hợp với lý thuyết của Penrose. Họ cùng chia giải Nobel với ông. Xưa nay, giải Nobel Vật lý không trao cho các công trình lý thuyết cho tới khi được chứng minh bằng thực nghiệm. Xin chia buồn với toàn bộ hàng chục, hàng trăm triệu các nhà toán học.

Nhưng câu chuyện của Penrose không chỉ ở giải Nobel Vật Lý. Tôi sẽ kể tiếp chuyện ông Penrose và giải Nobel Hóa học trong bài tới.

Tại Sao Không Có Giải Nobel Toán Học ?

Từ 1901 đến nay, cứ đến mùa thu là các giải thưởng Nobel được công bố.Đúng theo chúc thư của nhà phát minh Thụy Điển Alfred Nobel (1833-1896)thì có tất cả 5 giải thưởng cho các thành tựu trong vật lý, hóa học, ykhoa hay sinh lý học, văn chương và hòa bình thế giới. Từ 1969 trở đi,Sveriges Riksban (Ngân hàng Đế chế Thụy Điển) còn góp quỹ thêm cho mộtgiải thưởng Nobel về kinh tế học nữa. Nhưng từ trước đến nay không hềcó một giải thưởng Nobel cho toán học!

Tại sao không có giải Nobel toán học?

Hy Lạp cổ đại đã bảo “Thượng đế làm toán” sao? Carl Friedrich Gauß cũngnói “Toán học là nữ hoàng của các môn khoa học”. Thôi thì cứ cho làGauß có hơi …thiên vị đi, nhưng chắc chắn không ai thực sự quan niệmlà toán học không phải là một ngành khoa học quan trọng đâu. Có thể làkhông ai hết …ngoài Alfred Nobel ra!

Carl Friedrich Gauß (1777-1855)

Ngày nay nhiều người nghiên cứu tiểu sử Nobel cho đây chính là nguyênnhân tại sao ông ta không đoái hoài tới toán học trong chúc thư củamình. Ngay cả hội đồng giải thưởng Nobel từ lâu cũng coi đó là lý dochính thức giải thích chuyện này.

Xét về thân thế Alfred Nobel thì cũng có thể dễ dàng chấp nhận chuyệnnày: Nobel tuy là một nhà sáng chế tài ba, nhất là về hóa học (ông cóhơn 350 bằng sáng chế) nhưng chỉ đi học đến năm 16 tuổi và những nămcuối chỉ học tư ở nhà, chủ yếu là với nhà hóa học Nga Nikolai Zinin,người mà chắc đã dẫn ông vào ngành này. Nikolai Nicolaievich Zinin (1812-1880). Nobel không theo học đại học ở đâu cả mà chỉ làm việc và nghiên cứutrong cơ xưởng và phòng thí nghiệm. Thời đó (nửa sau thế kỷ 19) ngườita khám phá về hóa học rất nhiều, nhưng phần lớn đều dựa vào thựcnghiệm mà chưa cần gì đến cơ sở khoa học.

Xem lại các sáng chế của Nobel, người ta thấy ông rất am tường các loạinguyên liệu, hóa chất và nhất là có trực giác nhạy bén trong lúc nghiêncứu, nhưng về toán học thì chỉ áp dụng nhiều lắm là phép tam suất thôi.Có thể mà vì vậy ông đã không cảm thấy cần thiết có một giải thưởng cho toán học chăng?

– “Nếu tôi lập một giải thưởng cho toán học thì liệu Mittag-Leffler có được chọn lãnh giải không?”

– “Tôi nghĩ rằng có thể lắm.”

– “Vậy thì thôi, tôi sẽ không lập giải này đâu!”

Chuyện này tuy có ghi lại trong tiểu sử Carleman nhưng chắc chỉ doCarleman đặt ra để tôn vinh đồng nghiệp mình thôi. Vì tuyMittag-Leffler có là một trong những nhà toán học lớn của Thụy Điểnnhưng đương thời không sao sánh được Henri Poincaré (1854-1912) hay David Hilbert chẳng hạn. Mà chính Mittag-Leffler lúc còn sống cũngđã vận động tích cực cho Poincaré được Nobel vật lý (nhưng không thànhcông, ông ta còn vận động cho Marie Curie và Albert Einstein nữa, kếtquả ra sao chúng ta đã biết).

Đó là cô Sofja Kowalewska, nữ toán gia người Nga mà sau này nhờMittag-Leffler vận động đã trở thành nữ giáo sư toán đầu tiên ở Trungvà Bắc Âu.

Theo đó thì Nobel rất ái mộ Kowalewska nhưng – cũng vì Mittag-Leffler!- mà không lọt vào mắt xanh của cô. Từ đó mà ông đâm hận tất cả các nhàtoán học và dĩ nhiên không khi nào chịu lập một giải thưởng cho khoanày.

Theo nghiên cứu mới nhất về Mittag-Leffler (của Arild Stubhaug,Springer sắp xuất bản) thì quả thật cả ba có quen biết nhau, nhưng dựatheo thư từ giữa Mittag-Leffler và Nobel thì Nobel đã không sốt sắng gìmấy trong việc giúp đỡ tài chính cho Kowalewskaja, sau này còn từ chốihẳn nữa.

Trong khi đó Lars H. Hormander (một nhà toán học lớn của Thụy Điển,được huy chương Fields năm 1962 cùng John Milnor) thì cho rằngMittag-Leffler và Nobel không thật sự quen biết nhau gì hết(Mathematical Intelligercer 7(3) 1985). Giải thưởng Nobel và toán học Cho dù vì sao đi nữa thì không có giải Nobel toán học vẫn là một thiệtthòi lớn cho toán học. Một giải thưởng như vậy không chỉ đem lại sốtiền thưởng to tát có thể giúp đỡ nhiều cho các nhà toán học tài năngrảnh rang nghiên cứu mà còn đem lại cơ hội phổ biến toán học trong quầnchúng nữa.

Thực vậy, nhờ giải thưởng này mà báo chí, truyền thanh, truyền hình ítnhất cũng gây cho mọi người có dịp ít nhiều quan tâm đến khoa học, vànhất là toán học xưa nay vẫn không được ưa chuộng cho lắm nữa. Bạn nàocó đọc qua quyển sách nhỏ của G.H. Hardy (A Mathematician’s Apology -Lời xin lỗi của một nhà toán học, 1940) thì sẽ cảm thấy sự cay đắng củanhững người sống và làm việc với toán học.

Những cái đẹp, những cái hay – đó là chưa nói đến những đóng góp chocác ngành khoa học hay kỹ thuật khác – người ngoài ít ai biết đến hayhiểu được, cho nên hầu như chẳng ai màng tới.

Ngược lại, tự bảo mình là dốt toán lại có thể gây thiện cảm với người khác nữa!

Nhưng không có giải Nobel cho toán học hoàn toàn không có nghĩa là các nhà toán học không được giải Nobel!

Năm 1998 giải Nobel hóa học trao cho John Pople (cùng với Walter Kohn)vốn là một nhà toán học nhưng nghiên cứu về hóa học lượng tử (bằngphương pháp toán học). John Pople cùng với Walter Kohn

Trước đó 1994 John Nash (mấy năm trước được Hollywood quay phim “A beautiful mind” với RusselCrowe đóng vai ông) cũng nhận giải Nobel kinh tế học do những thành tựuvề lý thuyết trò chơi. Và mới tháng trước đây Robert J. Aumann, một nhà toán học gốc Do thái cũng nhận giải Nobel kinh tế học (cùng Thomas C. Schelling) Thomas C. Schelling về công trình nghiên cứu về sự xung đột và hợp tác (cũng nằm trong lý thuyết toán học về trò chơi).

Vì Sao Nên Học Thạc Sĩ Ngành Kế Toán? Học Thạc Sĩ Ngành Kế Toán Ở Đâu?

Với cơ hội việc làm có mức lương ổn định, nhu cầu nhan lực thiếu, ngành kế toán đang là một trong các ngành học có sức hút rất lớn đối với các bạn đã tốt nghiệm đại học. Nếu như bạn là người đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành kế toán? Nếu như bạn muốn thăng tiến hơn trong sự nghiệp của mình? Giải pháp chính là bằng thạc sĩ kế toán, nó sẽ gúp bạn rất nhiều trong sự nghiệp của mình. Vậy học thạc sĩ ngành kế toán ở đâu thì chất lượng?

Quan niệm sai lầm về việc học thạc sĩ ngành kế toán

Hiện nay, có nhiều quan niệm về việc theo học thạc sĩ chuyên ngành kế toán. Rất nhiều người nghĩ rằng việc học thạc sĩ ngành này chỉ để nâng cao bằng cấp, để tăng hệ số lượng. Thế nhưng, thực tế không phải vậy, khi học lên cao học, kiến thức của bạn sẽ được củng cố và nâng cao. Bên cạnh đó nó cũng giúp cho bạn tạo dựng thêm các mối quan hệ mới.

Nếu như để trả lời câu hỏi: có nên theo học thạc sĩ ngành kế toán không? Thì câu trả lời đương nhiên là có.

Vì sao nên học thạc sĩ thạc sĩ ngành kế toán?

Giúp bạn thăng tiến trong công việc

Học thạc sĩ là việc đầu tư lâu dài có lợi nhuận. Khi theo học thạc sĩ, bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu về các tình huống, kiến thức cụ thể và những cách xử lý cần thiết sẽ như thế nào? Tất cả những điều này sẽ giúp bạn trong quá trình làm việc thực tế của bạn sau này. Hơn nữa, nếu như có bằng thạc sĩ, bạn sẽ được cân nhắc thăng chức dễ dàng hơn vì tấm bằng đó đã thể hiện được phần nào sự cố gắng của bạn.

Bạn được làm việc với ngành mà bạn thích

Sinh viên ra trường thường sẽ lo lắng không tìm được công việc đúng ngành mình học. Đây là tình trạng chung của các bạn sinh viên. Thế nhưng, nhiều người ra trường vẫn được trải thảm đỏ. Bạn có bằng thạc sĩ ngành kế toán sẽ đồng nghĩa với việc năng lực của bạn được công nhận. Khi đó, bạn sẽ được lựa chọn công việc mà bạn mong muốn.

Học thạc sĩ ngành kế toán ở đâu uy tín, chất lượng?

Học thạc sĩ ngành kế toán tại Trường Đại học tài chính – ngân hàng Hà Nội, các bạn sẽ được bổ sung, nâng cao các kiến thức đã có. Qua đây, sinh viên sẽ học hỏi được các kinh nghiệm xử lý các tình huống thực tế. Qua đây, các bạn sẽ có thêm dược các kinh nghiệm phân tích, kiểm tra các tình huống phát sinh để kịp thời đưa ra các phương pháp giải quyết hợp lý.

Nếu như cần tư vấn, hỗ trợ thì các bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được giải đáp cụ thể. Chúng tôi luôn mong muốn các bạn có hướng đi đúng đắn cho mình.