Top 9 # Xem Nhiều Nhất Tim Thai Yếu Có Sao Không Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Shareheartbeat.com

Thai 7 Tuần Tim Thai Yếu Có Sao Không?

Bạn Yến Nhi (24 tuổi – Hoàng Mai – Hà Nội) có câu hỏi: “Chào bác sĩ, cháu năm nay 24 tuổi đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Cháu lập gia đình đã được hơn một năm nhưng mãi đến gần đây mới có tin vui, khi đi siêu âm các bác sĩ chuyên đoán thai cháu đã được 7 tuần tuổi nhưng tim thai yếu cần phải theo dõi thêm. Do khá đông người xếp hàng nên cháu chưa hỏi được kĩ càng, bác sĩ cho cháu hỏi “Thai 7 tuần tim thai yếu có sao không ạ ? cháu và gia đình đang rất lo lắng và sốt ruột … Mong bác sĩ giải đáp sớm giúp cháu, cháu xin cảm ơn!”

Thai 7 tuần tim thai yếu có sao không?

Bác sĩ trả lời câu hỏi:

Yến Nhi thân mến,

Trong tuần thứ 7 của thai kỳ, mặc dù tim thai lúc này chỉ bé bằng một hạt gạo, chưa hoàn chỉnh nhiều về mặt cấu tạo nhưng cơ bản là chức năng của tim đã hoạt động nhất định rồi. Tim thai lúc này đã có thể bơm tới 24 lít mỗi ngày và sẽ không ngừng tăng để phục vụ cho việc phát triển của thai nhi.

Thông thường thì nhịp đập của tim thai sẽ ngang bằng hoặc nhanh hơn gấp đôi so với tim của một người bình thường, Nhưng nếu trong tuần thứ 7 mà tim thai ở mức dưới 70 nhịp/ phút thì được coi là tim thai yếu và thai không khỏe mạnh. Trường hợp xấu nhất có thể xảy ra là thai nhi 7 tuần tuổi không phát triển và thậm chí chết lưu trong bụng nhưng người mẹ không hề hay biết, rất dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Do vậy, với trường hợp của bạn thì nên đi khám lại sớm nhất có thể để các bác sĩ có thể theo dõi được tình hình sức khỏe của thai nhi và nếu có gì bất thường sẽ có những can thiệp kịp thời để phòng tránh những hậu quả nguy hiểm.

Cập nhật lần cuối vào ngày 11 tháng 09 năm 2019 lúc 15:43 bởi

Tim Thai Yếu Có Nguy Hiểm Không?

Thế nào là tim thai yếu?

Đối với những trường hợp thai nhi đã có tim thai nhưng sau khi siêu âm thai thì được nhận định là tim thai yếu lúc này mẹ cũng cần phải hết sức lưu ý.

Thường thì bước sang tuần thứ 16 của thai kỳ là tim thai đã hoàn chỉnh về mọi mặt cả về cấu tạo và việc thực hiện chức năng của mình. Lúc này, trung bình tim thai có thể đập khoảng 120 – 160 lần/phút là bình thường.

Vào tuần thai thứ 5 – 6 của thai kỳ thì nhịp tim thai nhi trung bình có thể đạt khoảng 110 nhịp/phút và sẽ tăng dần ở tuần thai thứ 9-10, khoảng tầm 170 nhịp/phút.

Đến tuần thai 14, nhịp tim thai sẽ có xu hướng giảm dần, còn khoảng 150 nhịp/phút.

Tuần thai 20, tim thai vào khoảng 140 nhịp/ phút và khoảng 130 nhịp/phút trong các tháng cuối thai kỳ.

Theo các chuyên gia thì tim thai thường đập nhanh gấp đôi so với những người trưởng thành nên mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu thấy tim thai đập dưới 110 lần/phút thì cần được xếp vào tình trạng tim thai yếu và đập chậm. Trường hợp này cần được cảnh báo là nguy hiểm hơn nhiều so với tình trạng nhịp tim đập nhanh nên các mẹ bầu phải hết sức lưu ý.

Tim thai yếu nguy hiểm như thế nào?

Tim thai yếu trong thai kỳ, đặc biệt là ở 3 tháng đầu thì rất có thể đây là dấu hiệu báo động nguy cơ dẫn tới sảy thai, sinh non sớm.

Cụ thể là từ tuần thai thứ 6 – 8 thấy:

Nhịp tim thai nhi dưới 70 nhịp/phút, tỷ lệ sảy thai là 100%.

Nhịp tim thai nhi dưới 90 nhịp/phút, tỷ lệ sảy thai là 86%.

Nhịp tim thai nhi dưới 120 nhịp/phút, tỷ lệ sảy thai là 50%.

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng nhịp tim thai yếu, chẳng hạn như:

Khả năng lưu thông máu tới tử cung kém

Bà bầu bị huyết áp thấp trong khi mang thai

Bất thường về nhau thai và dây rốn của thai nhi ngắn…

Vỡ tử cung hay cổ tử cung ngắn…

Dị tật thai nhi, bao gồm dị tật tim thai hay dị tật thần kinh.

Tim thai yếu nên ăn gì?

Tùy vào từng giai đoạn mang thai mà mẹ nên bổ sung thêm các dưỡng chất khác nhau. Nhưng về cơ bản, cách dưỡng thai tốt nhất là cần ăn đủ bốn món dưỡng chất bao gồm: chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất.

Chất đạm

Đây là nguồn dưỡng chất quan trọng giúp cho các tế bào mô thai nhi tăng trưởng, đồng thời giúp tử cung và tuyến vú của mẹ phát triển tốt. Theo đó, mẹ bầu nên bổ sung từ khoảng 10 – 18g/ngày protein từ các loại thực phẩm như: Thịt, cá, sữa, trứng, các loại đậu,…

Chất béo

Thông thường, các mẹ nên hấp thụ các chất béo không bão hòa như omega 3 và omega 6 có trong các thực phẩm như: Cá hồi, các loại hạt, súp lơ trắng, hạt óc chó, dầu oliu,… sẽ tốt nhất. Bởi chúng có tác dụng làm kích thích trí não thai nhi phát triển, đặc biệt là từ tháng thứ 5 của thai kỳ trở đi.

Chất sắt

Sắt là nguyên tố không thể thiếu làm tăng lưu lượng máu cung cấp các chất dinh dưỡng cho thai nhi. Bà bầu thiếu sắt cũng là 1 trong những nguyên nhân khiến cho tim thai yếu. Trong đó, các thực phẩm như: Thịt đỏ, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt… đều giàu chất sắt tốt cho cơ thể.

Tinh bột

Tinh bột là loại dưỡng chất giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể trong các hoạt động hàng ngày của các mẹ. Tuy nhiên, cũng không nên ăn quá nhiều tinh bột sẽ làm các mẹ tăng cân nhanh mà thai nhi lại không tăng cân được. Ngoài cơm, các mẹ cũng có thể sử dụng các thực phẩm khác như: miến, bánh mỳ, bún,… để thay đổi khẩu vị.

Canxi

Từ tháng thứ 6 của thai kỳ, thai nhi cần bổ sung nhiều canxi để hình thành hệ xương và mầm răng. Theo đó, thiếu canxi, tim thai yếu sẽ dẫn đến có nguy cơ bị nhẹ cân, èo uột, xương dị dạng,… Vì vậy, mẹ có thể hấp thụ canxi qua những loại thực phẩm như: sữa, trứng, cá, đậu đỗ, rau xanh, tôm, cua,…

Axit folic

Đây là loại dưỡng chất cần phải bổ sung trong thai kỳ bằng cách ăn nhiều các loại thực phẩm như: Bông cải xanh, ngũ cốc, rau muống, vừng, lạc, cải bó xôi, … hoặc thuốc viên.

Vitamin D và C

Vitamin D có vai trò quan trọng giúp cơ thể thai nhi hấp thụ canxi để có một trái tim khỏe mạnh. Theo đó, mẹ bầu nên dành thời gian tắm nắng mỗi ngày từ khoảng 10 – 20 phút vào sáng sớm để hấp thụ vitamin D. Còn vitamin C lại giúp cơ thể mẹ tăng sức đề kháng, hấp thụ sắt tốt, đồng thời sẽ giúp thai nhi phát triển xương sụn, cơ, mạch máu và giúp bánh nhau vững chắc.

Tim thai yếu nên kiêng gì?

Trong quá trình mang thai để cho thai nhi phát triển tốt, tim thai khỏe mạnh, thai kỳ an toàn thì các mẹ nên kiêng các điều sau:

Chất kích thích

Các chất kích thích như rượu, thuốc lá, caffein, bia, các loại đồ uống có ga đều được khuyến cáo không sử dụng khi mang thai 3 tháng đầu.

Gia vị cay nóng

Các mẹ cũng cần kiêng các gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu, giấm, tỏi, mù tạt,… Những chất này không tốt đối với sức khỏe của cả mẹ và bé.

Những thực phẩm co bóp tử cung

Những thực phẩm như mướp đắng, dứa, nhãn, rau ngót, rau răm, đu đủ xanh, ngải cứu, chùm ngây,… đều là các thực phẩm gây ra co bóp tử cung. Do đó, nếu tim thai yếu sẽ rất dễ dẫn tới sảy thai.

Lao động nặng

Với những trường hợp tim thai yếu thì các mẹ cần hết sức lưu ý. Không nên vận động nhiều và lao động

Tim Thai Yếu Nên Ăn Gì Để Dưỡng Thai?

Tim thai yếu là như thế nào?

Các chuyen gia sản phụ khoa chia sẻ: Tim thai là cơ quan hình thành và phát triển sớm nhất của thai nhi. Ngay từ tuần thứ 2 của thai kỳ, phôi thai đã có 2 mạch máu  tạo thành ống dẫn của tim và đến tuần thứ 5 của thai kỳ, phôi thai sẽ xuất hiện tim thai và đến tuần thứ 6 thì tim thai đã bắt đầu hoạt động. Sau đó, đến tuần thứ 7 thì tim thai đã chia thành 2 buồng và có nhịp đập rõ ràng hơn.

Thông thường nhịp tim thai sẽ dao động trong khoảng 140-160 nhịp/phút. Nếu thai nhi hoạt động nhiều trong bụng mẹ, nhịp tim có thể tăng lên 180 nhịp/phút. Khi thai nhi phát triển càng lớn thì nhịp tim thai sẽ giảm dần vào các giai đoạn cuối của thai kỳ. Tuần thứ 14 nhịp tim là khoảng 150 nhịp/phút, tuần 20 là 140 nhịp/phút và đến những tháng cuối là 130 nhịp/phút.

Tim thai yếu

Nếu nhịp tim thai dưới 110 nhịp/phút thì được coi là tim thai yếu.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tim thai yếu, có thể kể đến các nguyên nhân chính như:

Mẹ bầu bị huyết áp thấp

Khả năng lưu thông máu đến tử cung của mẹ kém

Nhau thai có sự bất thường

Vỡ tử cung

Thai nhi bị dị tật bẩm sinh

Các bác sĩ chuyên ngành sản phụ khoa cho biết tim thai yếu là dấu hiệu hết sức nguy hiểm, đe dọa sự phát triển của thai nhi trọng bụng mẹ.

Nếu tim thai yếu trong 3 tháng đầu của thai kỳ là dấu hiệu có nguy cơ bị sảy thai sớm. Nếu ở tuần thứ 6-8 của thai kỳ, nhịp đập tim thai là 70 nhịp/ phút thì nguy cơ sảy thai là 100%, 90 nhịp/phút thì tỉ lệ sảy thai là trên 80%, dưới 120 nhịp/phút tỉ lệ sảy thai 50%.

Tim thai yếu nên ăn gì để dưỡng thai khỏe mạnh?

Các bác sĩ đầu ngành sản khoa cho biết: Hầu hết các trường hợp bị tim thai yếu thường xảy ra ở 3 tháng đầu của thai kỳ. Đây là giai đoạn cơ thể người mẹ có những thay đổi sinh lý để thích nghi với việc mang thai và cũng là thời điểm quan trọng cho sự phát triển thần kinh não bộ của trẻ. 

Vì vậy, để đảm bảo cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi trong bụng, mẹ bầu cần chú ý bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý bằng cách lựa chọn một số loại thực phẩm sau, bổ sung trong các bữa ăn hàng ngày của mình:

Tim thai yếu nên bổ sung chất đạm

Các loại thực phẩm giàu chất đạm như thịt gia cầm, trứng, sữa, cá, đậu nành thường giàu năng lượng và dễ hấp thu.

Tim thai yếu nên ăn gì tốt cho thai nhi? Ngoài 3 bữa ăn chính, mẹ bầu có thể an thêm bữa phụ để bổ sung năng lượng, giúp cung cấp dưỡng chất cho sự phát triển các tế bào mô của thai, kích thích tuyền vú và tử cung phát triển trong cả thai kỳ.

Mỗ ngày, mẹ bầu nên bổ sung thêm 10-18 gr đạm tương đương với 50-100gr thịt cá, 100-180gr đậu, 1-2 ly sữa.

Tim thai yếu nên bổ sung thêm chất sắt

Chất sắt có nhiều trong các loại thịt đỏ như thịt bò, cá hồi, gan, tim, cật và các loại hạt ngũ cốc giúp tăng lượng máu trong cơ thể, kích thích lưu thông máu, phòng ngừa tình trạng thiếu máu khi mang thai.

Thực phẩm chứa sắt

Tim thai yếu nên ăn gì để dưỡng thai khỏe mạnh? Nếu mẹ bầu bị thiếu máu sẽ làm giảm khả năng co bóp của tử cung khi chuyển dạ, giảm lượng dự trữ sắt của bé trong 6 tháng đầu khi chào đời.

Vì vậy, trong các bữa ăn hàng ngày, mẹ nên bổ sung thêm ít nhất 15gr sắt mỗi ngày

Tim thai yếu nên bổ sung canxi

Canxi có nhiều trong hải sản tôm cua ghẹ, rau xanh, đạu đỗ, trứng, sữa giúp hệ thần kinh hoạt động tốt và tăng khả năng đông máu bình thường cho mẹ, hình thành hệ xương vững chắc cho trẻ.

Nếu thiếu canxi, mẹ bầu sẽ dễ bị chuột rút, đau nhức cơ khớp, trẻ sinh ra dễ bị cói xương, thấp lùn.

Tim thai yếu nên ăn gì? Thiếu canxi, tim thai sẽ yếu và dẫn đến nguy cơ nhẹ cân, chậm phát triển.

Tim thai yếu nên bổ sung axit folic (Vitamin B9)

 Axit folic có nhiều trong các loại rau xanh như rau muống, cải xanh, súp lơ, bó xôi, ngũ cốc, thịt gia cầm, gan, tim động vật…

Tim thai yếu nên ăn gì? Việc bổ sung axit folic sẽ giảm được nguy cơ dị tật ống thần kinh cho trẻ mà mẹ bầu nên bổ sung trong các bữa ăn hàng ngày.

Tim thai yếu nên bổ sung tinh bột

 Tinh bột là loại dưỡng chất thiết yếu để bổ sung năng lượng cho cơ thể trong các hoạt động hàng ngày của mẹ. Ngoài cơm, mẹ có thể bổ sung thêm bánh mỳ, bún, phở để thay đổi khẩu vị và cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.

Tim thai yếu nên bổ sung vitamin D

Tim thai yếu nên ăn gì? Ngay từ lúc còn trong bụng mẹ, bé cần được bổ sung thực phẩm chứa nhiều canxi và vitamin D để phát triển hệ xương và hình thành răng sữa. Vì vậy, ngoài việc bổ sung thực phẩm chứa nhiều canxi, mẹ cũng nên chú ý phơi nắng buổi sáng trước 8h khoảng 10 phút mỗi ngày để tăng cường vitamin D và hấp thụ canxi một cách tối ưu.

Vitamin C

Vitamin C là một loại khoáng chất rất quan trọng và cần thiết đối với cơ thể, đặc biệt là các mẹ bầu. Đây là hợp chất chống oxy hóa rất tốt, giúp mẹ tăng sức đề kháng và khả năng miễn dịch khi mang thai, chống lại bệnh tật rất tốt.

Vitamin C có nhiều trong hoa quả trái cây tươi, rau xanh giúp hỗ trợ phát triển hệ xương vững chắc, cơ và mạch máu cho tế bào thai, tạo sự bền chắc cho nhau thai.

Tim thai yếu nên ăn gì? Trong 9 tháng thai kỳ, mẹ bầu nên chú ý bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tươi trong bữa ăn chính và ăn phụ hàng ngày.

Bên cạnh việc chú ý bổ sung các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe khi tim thai thai yếu, thì mẹ bầu cũng nên chú ý tránh xa một số loại thực phẩm không có lợi như: các chất kích thích, rượu bia thuốc lá, café, đồ uống có ga không có lợi cho phụ nữ mang thai.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng không nên ăn các loại gia vị cay nóng như ớt, giấm tỏi, hạt tiêu, mù tạt…

Các loại thực phẩm kích thích co bóp tử cung như rau ngót, đu đủ xanh, ngải cứu, rau chùm ngây đều không tốt cho thai phụ, nếu tim thai yếu sẽ dễ dẫn đến sảy thai.

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học, mẹ bầu cũng không nên làm việc quá nặng, vận động mạnh sẽ ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng.

Tim thai yếu nên ăn gì? Mẹ bầu cũng nên có kế hoặc khám sức khỏe định kỳ và sử dụng thiết bị theo dõi tim thai tại nhà để có thể kiểm tra nhịp đập tim thai một cách thường xuyên.

Khi nào mẹ bầu cần phải đi khám thai?

Chuyên gia sản phụ khoa bác sĩ CKI Lại Kiều Hoa tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng cho biết: số lần khám thai của mẹ bầu phụ thuộc vào sức khỏe thai kỳ, số lần khám thai có thể sẽ tăng lên nếu chị em có nguy cơ bị các bệnh tiểu đường, tim mạch, huyết áp, tăng cân nhiều…

Khi nào mẹ bầu cần phải đi khám thai?

Lần 1: Khám và siêu thai nếu chị em chậm kinh khoảng 3 tuần hoặc khi kiểm tra que thử thai cho kết quả 2 vạch. Lúc này, chị em nên đến cơ sở y tế chuyên sản khoa để làm các xét nghiệm, kiểm tra siêu âm xác định dấu hiệu mang thai và tầm soát các dấu hiệu bất thường như chửa ngoài tử cung hoặc một số bệnh lý của thai phụ để có biện pháp xử lý kịp thời.

Lần 2: Khám thai khi thai được 11-12 tuần tuổi. Lúc này, bác sĩ sẽ đo được trọng lượng và sự phát triển của thai nhi. Đây cũng là thời điểm thích hợp để làm một số xét nghiệm chuyên sâu như xét nghiệm Tripletest và đo độ mờ da gáy để loại trừ thai nhi có nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh như Down, bệnh tim bẩm sinh hay không?

Lần 3: Khám và siêu âm thai 2D vào tuần thứ 16-18 để xác định các chỉ số phát triển của thai nhi.

Lần 4: Khi thai được 20-22 tuần tuổi, qua siêu âm, bác sĩ sẽ kiểm tra được giới tính thai nhi, các hình thái và sự phát triển của thai nhi, đồng thời phát hiện sớm các dị tật nếu có. 

Lần 5: Khám và siêu âm khi thai được 26-28 tuần. Ở thời điểm này, thai phụ sẽ được tiêm phòng vắc xin uốn ván và siêu âm kiểm tra xác định các chỉ số phát triển của thai nhi.

Lần 6: Khi thai được 32 tuần tuổi, thai phụ cần siêu âm để xác định ngôi thai và dự báo một số bất thường có thể xảy ra khi sinh nở. Mẹ bầu cũng sẽ tiếp tục được tiêm phòng vắc xin uốn ván mũi 2.

Lần 7: Đây là lần khám rất quan trọng và coi như là lần khám cuối cùng của thai kỳ, lúc này thai đã được 36 tuần tuổi và nằm ở mốc an toàn. Bác sĩ sẽ dự báo được cân nặng của thai nhi khi sinh đồng thời xác định một số biến chứng thai kỳ có thể có khi sinh, tình trạng nhau thai, nước ối, ngôi thai, chuyển động thai nhi… 

Địa chỉ khám thai uy tín an toàn ở đâu Hà Nội?

Theo đánh giá của các bác sĩ chuyên môn và đông đảo mẹ bầu thì Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng là địa chỉ khám thai uy tín, chất lượng hàng đầu tại Hà Nội,  được các mẹ bầu tin tưởng lựa chọn để đồng hành trong suốt thai kì.

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng cung cấp các dịch vụ y tế chuyên nghiệp với đội ngũ y bác sĩ đều là những người có kiến thức và trình độ chuyên môn sâu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản, tư vấn sức khoẻ sinh sản chất lượng nhất hiện nay.

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng- Địa chỉ khám thai an toàn, uy tín

Ngoài ra, các địa chỉ như bệnh viện phụ sản TƯ, bện viện phụ sản Hà Nội, bẹnh viện Bạch Mai, bệnh viện 108, bệnh viện 103…đều là những địa chỉ khám thai an toàn uy tín và chất lượng mà chị em có thể yên tâm lựa chọn

Nếu đang gặp vấn đề về sức khỏe sinh sản, bạn đừng ngại gửi các câu hỏi đến số điện thoại 0243.9656.999 để được các chuyên gia giải đáp rõ hơn. 

Tim Thai Yếu, Đập Chậm Có Ảnh Hưởng Gì Không?

Tim thai yếu 3 tháng đầu là hiện tượng tim đập yếu hơn so với thông thường, dễ dẫn đến sẩy thai, sinh non hoặc dị tật tim bẩm sinh khi sinh, mẹ nên siêu âm, khám và điều trị nếu có dấu hiệu tim thai yếu.

Thai mấy tuần thì có tim thai?

Tim là một trong những cơ quan phát triển sớm nhất. Cuối tuần thứ 5 của thai kỳ, một hạt nhỏ ở giữa phôi sẽ phát triển thành tim thai và bắt đầu những nhịp đập đầu tiên của mình. Bạn có thể lắng nghe những tiếng đập này trong những buổi khám thai với sự hỗ trợ của bác sĩ. Tuy nhiên, phải đến tuần thai 14, nhịp tim thai mới rõ ràng hơn. Và phải đến tận tuần thai 20, mẹ mới có thể dùng tai nghe bình thường để lắng nghe nhịp tim của con.

Tim thai bao nhiêu là bình thường?

Nhịp tim thai thông thường dao động từ 120-160 nhịp/phút. Tại tuần thai 5-6 của thai kỳ, nhịp tim trung bình có thể đạt 110 nhịp/phút và tăng dần ở tuần thai thứ 9-10, khoảng 170 nhịp/phút. Đến tuần thai 14, nhịp tim thai có xu hướng giảm dần, còn khoảng 150 nhịp/phút. Tuần thai 20, tim thai còn khoảng 140 nhịp/ phút và khoảng 130 nhịp/phút trong những tháng cuối thai kỳ.

Nếu có bất thường, chẳng hạn tim thai yếu, tim thai nhanh bất thường, mẹ đến bệnh viện kiểm tra ngay. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy bé cưng đang gặp nguy hiểm. Theo các chuyên gia, so với nhịp tim nhanh, bầu nên đặc biệt lưu ý trường hợp tim thai yếu, bởi đó có thể là dấu hiệu suy thai.

Siêu âm tim thai là gì?

Siêu âm tim thai là xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh thực hiện bởi các bác sĩ tim mạch Nhi đã được đào tạo chuyên sâu, giúp đánh giá tình trạng tim mạch của bào thai như nhịp tim, cấu trúc và chức năng tim. Đây là xét nghiệm được các bác sĩ khuyến cáo đưa vào chẩn đoán tiền sản giúp phát hiện những dị tật tim bẩm sinh nặng để có thể can thiệp điều trị ngay từ giai đoạn đầu của thai kỳ. Mặt khác, siêu âm tim thai còn hạn chế tình trạng chấm dứt thai kỳ do sai sót trong chẩn đoán và tư vấn bệnh tim bẩm sinh.

Với sự phát triển của siêu âm ngày nay, kĩ thuật siêu âm tim thai có thể phát hiện khoảng 99% dị tật tim bẩm sinh trong thai kỳ dù trong giai đoạn này, tim là một cấu trúc vẫn phát triển và thay đổi. Đối với những tật tim thai nhẹ, siêu âm tim thai có thể không phát hiện được nhưng với những dị tật nặng và đe dọa đến tính mạng em bé ngay sau sinh, siêu âm tim thai đều phát hiện được.

Tim thai yếu có nguy hiểm không?

Tim thai yếu, nhất là trong 3 tháng đầu có thể là dấu hiệu dự báo nguy cơ sảy thai sớm. Tốc độ nhịp tim của thai nhi dưới 70 nhịp/ phút trong tuần thai 6-8 có tỷ lệ sảy thai lên đến 100%. Nhịp tim thai dưới 90 nhịp/ phút có 86% tỷ lệ sảy thai, và nếu nhịp tim dưới 120 nhịp/ phút, bạn có 50% nguy cơ sảy thai.

– Khả năng lưu thông máu đến tử cung kém

– Bà bầu bị huyết áp thấp

– Bất thường về nhau thai

– Vỡ tử cung

– Dị tật thai nhi, bao gồm dị tật tim thai hoặc dị tật thần kinh

Tùy thuộc nguyên nhân và tuổi thai, các bác sĩ sẽ có biện pháp xử lý phù hợp. Bạn có thể được đề nghị thực hiện siêu âm thai để đánh giá chính xác tình trạng tim mạch của thai nhi. Với những trường hợp dị tật tim bẩm sinh nhẹ, trẻ có thể tự khỏi và sống bình thường. Tuy nhiên, với những trường hợp nặng, các bác sĩ cần có biện pháp can thiệp sớm.

Tim bẩm sinh là gì?

Tim bẩm sinh là các dị tật ở tim của trẻ đã xảy ra trong thời kỳ bào thai, do bất thường trong quá trình hình thành và phát triển của phôi thai. Do vậy, khi người mẹ mang thai bị nhiễm siêu vi, nhiễm độc chất… thì bé sinh ra rất dễ mắc tim bẩm sinh. Đối với các bé bị các tật tim bẩm sinh nhẹ, trẻ có thể tự khỏi hoặc sống bình thường. Tuy nhiên, đối với các tật bẩm sinh nặng, bé cần phải được các bác sĩ chuyên khoa can thiệp sớm để tránh dẫn tới suy tim , tăng áp động mạch phổi, tím tái nặng do thiếu oxi, chậm tăng trường, chậm phát triển tâm thần, vận động, nhiễm trùng phổi và nặng nhất có thể gây tử vong.

Tim bẩm sinh thường gây ra các chứng

Thật may mắn vì tỷ lệ thai nhi gặp bất thường về tim thai rất thấp, chỉ khoảng 8/1.000 ca sinh.

Bất thường tim thai thường quy vào bốn dạng sau:

Tim chưa đạt đến sự phát triển hoàn chỉnh

Khiếm khuyết tim

Mạch bất thường

Sự thất lạc của các cấu trúc trong quá trình phát triển tim

Như vậy, phương pháp điều trị những bất thường tim bẩm sinh ra sao còn tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh khác nhau.

Phòng bệnh tim bẩm sinh bằng cách nào?

Những đứa trẻ được sinh ra với dị tật tim bẩm sinh luôn phải thoi thóp trước ranh giới sống còn. Vì thế, là những người mẹ, nếu không thể ngăn chặn dị tật này đến với con, ít nhất hãy giúp bé giảm thiểu nguy cơ mắc phải.

– Bằng cách ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý, sinh hoạt lành mạnh trong thai kỳ bạn có thể tạo một môi trường phát triển tốt cho đứa bé trong bụng mình.

– Cần thiết phải thực hiện tiêm phòng trước lúc mang thai để tránh nhiễm những bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến thai nhi.

– Duy trì một lối sống không rượu bia, thuốc lá, không chất gây nghiện và tuyệt đối không tiếp xúc với môi trường có hóa chất độc hại.

– Nên sinh con trong độ tuổi sinh đẻ lý tưởng để tránh những bất thường nhiễm sắc thể có thể xảy ra.

– Khi muốn sử dụng loại thuốc nào trong thai kỳ kể cả thuốc bổ đều phải cẩn trọng và được sự chỉ định của bác sĩ.

– Điều quan trọng hơn cả là hãy cố gắng tạo cho bản thân một tinh thần lạc quan, tươi vui để đứa trẻ trong bụng có thể cảm nhận được tất cả những gì tốt đẹp nhất.

tu khoa

thai 7 tuan tim thai yeu

7 tuan chua co tim thai co nguy hiem khong

thai yếu phải làm sao

khám dị tật thai nhi ở tuần thứ mấy

tim thai đập chậm

Bài viết Tim thai yếu, đập chậm có ảnh hưởng gì không? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .