Top 6 # Xem Nhiều Nhất Rượu Tỏi Để Lâu Uống Có Tốt Không Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Shareheartbeat.com

Rượu Tỏi Để Lâu Có Tốt Không? Cách Ngâm Rượu Tỏi

Rượu tỏi từ lâu đã được rất nhiều người biết đến như một phương thuốc chữa bệnh rất hiệu quả.

Thực hư ra sao? Rượu tỏi để lâu có tốt không và cách ngâm rượu tỏi không bị xanh thế nào?

Tác dụng của rượu tỏi là gì?

Tỏi vốn là một loại gia vi yêu thích của nhiều bà nội trợ. Bởi tỏi chứa rất nhiều Vitamin, khoáng chất, tinh dầu, và selen có lợi cho sức khoẻ.

Đặc biệt, khi được ngâm lấy rượu, các tinh chất từ tỏi sẽ dần được hoà tan vào rượu. Mang đến những công dụng hết sức tuyệt vời cho sức khoẻ. Đặc biệt, rượu tỏi còn được sử dụng phổ biến để hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp, viêm họng, viêm đường hô hấp. Thậm chí là tim mạch…

Cũng theo Đông y, Tỏi có vị cay, mùi hắc, tính ôn, hơi độc, được dùng để giải nhiệt, sát khuẩn, giải độc, tiêu nhọt, trừ phong… Bởi vậy mà từ lâu người ta đã sử dụng rượu tỏi để chữa các bệnh như cảm cúm, trị mụn, giúp chắc xương và ngăn ngừa nguy cơ sinh non ở chị em phụ nữ…

1. Rượu tỏi giúp hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp

Nhờ vào các hoạt chất chống Oxy hoá có trong tỏi sẽ giúp người bệnh giảm đau nhanh chóng. Hạn chế tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể. Nhất là các bệnh về xương khớp, viêm khớp dạng thấp, vôi hoá khớp, nhức mỏi xương khớp…

Với mỗi ngày từ 1-2 ly rượu tỏi, duy trì trong thời gian dài sẽ giúp người bệnh nhanh chóng cải thiện tình trạng đau nhức. Hoặc ban cũng có thể dung rượu tỏi để xoa bóp trực tiếp và vị trí xương hợp bị đau để giảm nhanh các cơn đau tại khu vực đó.

2. Giải quyết các vấn đề về đường hô hấp

Xuất phát từ các hoạt chất có tính sát khuẩn mạnh có trong tỏi, mà rượu tỏi có thể chữa viêm họng rất quả. Chỉ bằng cách đơn giản là dùng rượu súc miệng hoặc uống 1 ngụm nhỏ, thì cổ họng sẽ được làm sạch nhanh chóng. Nhờ đó mà tình trạng viêm họng cũng thuyên giảm nhanh chóng.

Không những thế, rượu tỏi còn đẩy lùi được các tác nhân gây bệnh đường hô hấp. Giúp đường thở thông thoáng, không lo mắc bệnh.

3. Cải thiện hệ thống tiêu hoá

Nếu bạn đang gặp phải các vấn đề về đường tiêu hoá như ợ chua, khó tiêu hay viêm loét dạ dày, thì việc sử dụng 2 thìa cà phê rượu tỏi sau mỗi bữa ăn sẽ giúp bạn cải thiện hệ thống tiêu hoá một cách tuyệt vời đó. Bởi các axit amin có trong rượu tỏi giúp tăng cường quá trình trao đổi chất và hỗ trợ tiêu hoá được tốt hơn.

4. Bảo vệ tim mạch tốt hơn

Cholesterol là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khoẻ tim mạch, đặc biệt ở người cao tuổi.

Nếu lượng cholesterol xấu tăng cao, sẽ khiến tim mạch hoạt động quá mức gây ra các rối loạn chuyển hoá mỡ máu, và xơ vữa động mạch… đe doạ đến tính mạng.

Rượu tỏi như một vị thuốc thần kỳ giúp bạn giải quyết vấn đề trên, giảm cholesterol xấu trong máu. Đồng thời tăng hàm lượng cholesterol tốt. Giúp tăng cường sức khoẻ tim mạch và hạn chế các rủi ro do tai biến, hay nhồi máu cơ tim gây ra.

5. Giúp hạ đường huyết

Bản thân tỏi cũng có tác dụng giải phóng Insulin tự do trong máu, giúp giảm lượng đường trong máu và nước tiểu. Nên khi kết hợp ngâm rượu sẽ giúp phòng ngừa tiểu đường cũng như hỗ trợ điều trị Tiểu đường type II vô cùng hiệu quả.

Ngoài ra, vẫn còn rất nhiều công dụng nữa của rượu tỏi, có thể kể đến như phát triển các biểu mô giác mạc bị tổn thương, hay đẩy lùi viêm khoang miệng, viêm chân răng… Thật là quá lợi hại phải không nào.

Tác hại của rượu tỏi

Công dụng của rượu tỏi thì không cần phải bàn cãi. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều hoặc có suy nghĩ dùng càng nhiều thì càng tốt, là một suy nghĩ sai lầm và cần phải thay đổi.

Bởi rượu tỏi nếu dùng quá nhiều, có thể gây phải tác dụng và mang đến những hệ luỵ không đáng có như:

Tổn hại đến gan thận, bởi đã là rượu thì dùng nhiều sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ gan thận.

Có thể gây ngứa, dị ứng với những người không dùng được tỏi

Nếu dùng nhiều có thể gây rối loạn dạ dày, đường ruột gây ức chế tuyến giáp.

Trong một số trường hợp, uống rượu tỏi có thể làm cơ thể nóng trong người gây táo bón.

Những người chuẩn bị phẫu thuật thì không nên dùng (vì các hoạt chất có trong tỏi có thể làm thay đổi tác dụng của thuốc chống đông máu dùng khi giải phẫu).

Điều gì cũng có 2 mặt tốt và xấu, nếu sử dụng quá nhiều sẽ lợi bất cập hại. Các bạn nên lưu ý liều lượng sử dụng rượu tỏi, mặc dù nó mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của chúng ta nhưng không vì thế mà quá lạm dụng rượi tỏi.

Khi uống quá nhiều sẽ gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng. Vì vậy chúng ta nên sử dụng một lượng hợp lý, vừa phải, một ngày uống 1 – 2 lần và mỗi lần 25 – 30 ml để có thể phát huy được hết tác dụng của nó.

Rượu tỏi để lâu có tốt không?

Nếu bạn đang phân vân không biết bình rượu tỏi của mình để trong thời gian dài chưa sử dụng: Nên dùng tiếp hay Nên bỏ?

Cách ngâm rượu tỏi – Thơm ngon, đạt chuẩn & Không bị xanh

600 ml ượu gạo (loại 40 – 42 độ)

Chum sành, hũ thuỷ tinh sạch

Dao, đĩa

➣ Chuẩn bị nguyên liệu

Đầu tiên bạn cần làm sạch tỏi, rồi để ráo

➣ Các bước ngâm rượu tỏi đạt chuẩn

Tiếp đến, bạn bóc vỏ và thái lát mỏng hoặc đập dập. Bởi điều này sẽ giúp các dưỡng chất có trong tỏi dễ ngấm vào rượu hơn và tốt cho sức khoẻ hơn.

Sau đó, bạn xếp tỏi vào chum, hoặc bình thuỷ tinh. Rồi đổ rượu theo tỉ lệ 1:2 (1 phần tỏi ngâm cùng 2 phần rượu).

Cuối cùng là đậy kín nắp và để chum sành hoặc hũ rượu ở nơi sạch sẽ, thoáng mát và khô ráo (nhiệt độ trung bình khoảng 25 độ C). Tranh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Ngâm rượu là 2 tuần là có thể lấy ra dùng được.

Rượu tỏi sau khi ngâm xong nên bảo quản ở nhiệt độ phòng (dưới 25 độ C)

Tránh để tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Rượu tỏi ngâm có thể sử dụng được lâu. Tuy nhiên để hiệu quả nhất, thời gian sử dụng lý tưởng là trong khoảng 1 năm tính từ khi mở nắp.

Thứ nhất, khi chọn tỏi để ngâm rượu thì nên chọn củ già. Bởi nếu dùng củ non hoặc tỏi đã bị mốc, mọc mầm thì khả năng cao sau khi ngâm rượu tỏi sẽ có màu xanh.

Thứ hai, nên dùng rượu rửa qua tỏi trước khi ngâm. Tốt nhất là dùng luôn loại rượu để ngâm tỏi.

Thứ ba, nên sao tỏi trước khi ngâm rượu. Sao tỏi với lửa nhỏ từ 3-4 phút, đảo đều tay rồi tắt bếp. Lưu ý không để tỏi bị cháy.

Cuối cùng cho vào bình ngâm như bình thường.

Một số lưu ý khi sử dụng rượu tỏi

Tuyệt đối không dùng rượu tỏi cho người chuẩn bị tiến hành phẫu thuật, bởi trong rượu tỏi có chất ngăn cản quá trình đông máu của cơ thể.

Trẻ em dưới 3 tuổi không nên cho dùng rượu tỏi vì lúc này hệ tiêu hoá của trẻ còn yếu. Rượu sẽ làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ.

Với những bệnh nhân bị tiểu đường, gan nhiễm mỡ hoặc tiêu chả kéo dài… Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Rượu tỏi tuy rất tốt cho sức khoẻ, nhưng không nên lạm dụng bởi nó có thể gây hại nếu bạn dùng quá nhiều.

Trong trường hợp, người mắc bệnh xương khớp không uống được rượu, hoặc không được uống rượu… có thể thấm rượu tỏi vào khăn và đắp lên vùng xương khớp bị đau cũng sẽ giúp giảm đau rõ rệt.

Rượu Tỏi Ngâm Để Lâu Có Uống Được Không? Có Tốt Không?

Được biết, trong 100g tỏi thì có đến 150 calo, 6.36g protein, 33g carbs, vitamin B1, vitamin B2, B3, B6 và các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe như sắt, magie, mangan, photpho, kali,…

Trị cảm cúm: Tỏi có chứa nhiều allicin, hợp chất này có thể giúp bạn chống lại những cơn cảm cúm thông thường và làm giảm nguy cơ bị cảm cúm ở người. Tỏi có tính kháng khuẩn rất mạnh, ăn tỏi sẽ giúp bạn phục hồi sức khỏe nhanh hơn, giảm các cơn ho, đau họng…

Giảm huyết áp: Tỏi có khả năng làm giảm huyết áp, trong tỏi có chứa các hợp chất mang lại có hiệu quả tương tự như những loại thuốc chuyên dụng mà người cao huyết áp dùng đến. Ăn tỏi mỗi ngày sẽ giúp bạn duy trì huyết áp được ổn định.

Trị mụn: Những người bị mụn trứng cá hoặc các bệnh ngoài da, dị ứng có thể sử dụng tỏi để chữa. Tỏi có chứa nhiều allicin, có khả năng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, giúp ngăn ngừa sẹo, trị mụn và dị ứng ở người.

Ngăn ngừa ung thư: Hợp chất allicin có trong củ tỏi còn giúp cho con người có thể tránh các bệnh về ung thư như ung thư dạ dày, ung thư thực tràng. Ăn tỏi hàng ngày sẽ giúp cho các tế bào ung thư phát triển chậm lại hoặc ngừng phát triển, làm giảm tỉ lệ các khối u trong cơ thể con người.

Chắc xương: Vì tỏi có chứa nhiều dưỡng chất như mangan, vitamin B6, vitamin C, kẽm… Những dưỡng chất này rất tốt cho xương, chống oxy hóa, giúp cho xương chắc khỏe hơn. Ngoài ra, tỏi còn làm tăng lượng nội tiết tố estrogen, làm chậm quá trình loãng xương ở phụ nữ.

Ngăn ngừa nguy cơ sinh non ở phụ nữ mang thai: Những bà bầu thường có nguy cơ nhiễm vi khuẩn cao vì sức khỏe yếu và nhạy cảm. Nếu nhiễm khuẩn trong khi mang bầu sẽ có nguy cơ sinh non rất cao. Tỏi có chứa hợp chất kháng sinh nên sẽ làm giảm được nguy cơ sinh non ở mẹ bầu.

Cách 1: Tỏi khô đã bóc vỏ, sau đó thái nhỏ ra khoảng 40g, cho vào chai và ngâm với 100ml rượu trắng khoảng 40 -45 độ. Khi rượu tỏi dần chuyển từ màu trắng sang màu vàng và cuối cùng là chuyển sang màu nghệ thì có thể uống được. Tốt nhất mỗi ngày dùng 2 lần và uống 40 giọt/lần, uống rượu tỏi trước khi ăn sáng và trước khi đi ngủ.

Cách 2: Lấy tỏi đã bóc vỏ vào một cái bình thủy tinh, sau đó đổ rượu vào. Nghiền nát đường phèn và rải theo từng lớp tỏi cho đến khi đầy bình thì thôi. Bịt kín miệng bình, để nơi thoáng mát, sau một tháng là có thể lấy ra dùng được rồi. Mỗi ngày uống 2 lần và dùng 25ml cho 1 lần uống.

Cách 3: Lấy tỏi đã bóc vỏ tầm 250g, sau đó đem ngâm với 500ml rượu trắng trong bình thủy tinh. Bịt kín miệng bình, để nơi thoáng mát và sau một tuần thì có thể đem ra sử dụng được. Mỗi ngày uống 2 lần và dùng 25 – 30ml cho một lần uống.

Theo các nghiên cứu cho rằng, rượu tỏi không ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể con người mà lại có công dụng rất tốt nếu sử dụng một lượng vừa phải, hợp lý. Cụ thể như:

Rượu tỏi có công dụng chữa các bệnh về tim mạch như huyết áp thấp, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch.

Rượu tỏi chữa được các bệnh về xương khớp như viêm đau khớp, mỏi xương khớp, vôi hóa các khớp xương.

Uống rượu tỏi còn có thể chữa các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, hen phế quản, viêm phế quản, cảm cúm.

Rượu tỏi có thể chữa trị các bệnh về đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, tá tràng, khó tiêu, ợ chua ở người.

Ngoài ra, theo các nghiên cứu của nhà y học Nhật Bản, rượu tỏi còn có thể chữa trị các bệnh như tiểu đường, bệnh trĩ.

Rượu tỏi ngâm để lâu có uống được không?

Mặc dù rượu tỏi có rất nhiều công dụng có lợi cho sức khỏe con người nhưng không nên quá lạm dụng rượu tỏi hoặc uống quá nhiều rượu tỏi, gây ra các tác dụng phụ không đáng có, ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe con người.

Những lưu ý khi sử dụng rượu tỏi

Sử dụng rượu tỏi phải linh động tăng, giảm tùy theo cơ địa hàn nhiệt và bệnh tật mà mọi người mắc phải. Nếu dùng rượu tỏi để điều trị các bệnh huyết áp cao, bệnh tim mạch thì thì cần phối hợp với chế độ ăn nhiều chất xơ, ít béo và đừng quên tăng cường vận động.

Ở nhiều người có thể sẽ bị dị ứng với tỏi, gây mẩn đỏ, ngứa rát. Người sắp phẫu thuật không nên ăn tỏi hoặc uống rượu tỏi và sẽ làm ảnh hưởng đến thuốc chống đông máu trong giải phẫu.

Công dụng của tỏi cũng như rượu tỏi đã được chúng tôi giới thiệu trong bài viết Rượu tỏi ngâm để lâu có uống được không? hi vọng sẽ là nguồn thông tin bổ ích cho bạn đọc!

Rượu Tỏi Đen – Rượu Tỏi Chữa Bệnh?

14:37 18/08/2015

Sẽ thật thiếu sót nếu để quên rượu tỏi đen khỏi bộ sưu tập rượu quý. Không chỉ hương vị thơm ngọt, cay đầm, rượu Tỏi đen còn là dược tửu giúp bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, giúp phòng và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh: hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa lão hóa.

Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa thực sự rõ ràng về hiệu quả của loại dược tửu này. Nhóm chuyên gia Tỏi Kim Cương sẽ giúp các bạn tìm hiểu công dụng chăm sóc sức khỏe của rượu tỏi đen thông qua bài viết này.

Công dụng của rượu tỏi đen

Tỏi đen được biết đến là loại thực phẩm chức năng có tác dụng vượt trội hơn hẳn so với tỏi tươi thông thường. Tỏi đen giúp giảm stress, chống lão hóa, phòng chống xơ vữa động mạch, ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư….

Thực tế, chúng ta được biết ngâm rượu tỏi tươi sử dụng hàng ngày có tác dụng tốt với sức khỏe, là bài thuốc chữa bệnh quen thuộc trong nhiều gia đình. Vậy tỏi đen sau khi lên men, ngâm vào rượu thì có đảm bảo tác dụng như ban đầu hay không? Câu trả lời là có. Không chỉ vẫn giữ nguyên các tác dụng của tỏi mà rượu tỏi đen còn có tác dụng chống oxy hóa vượt trội hơn hẳn so với rượu tỏi tươi chúng ta vẫn thường sử dụng. Bởi trong rượu tỏi đen vẫn giữ được các hoạt chất sulfur – hoạt chất kháng sinh mạnh nhất giúp cơ thể phòng ngừa bệnh tật tốt hơn.

Trong y học cổ truyền, rượu được dùng làm thành phần dẫn thuốc. Trong rượu tỏi đen, rượu đóng vai trò là dung môi chiết xuất những hợp chất quý có trong tỏi đen ra khỏi củ tỏi, hòa tan vào dung dịch rượu. Đồng thời rượu cũng tạo thành lá chắn ngăn chặn sự tiếp xúc của vi khuẩn tới tỏi đen.

Trong nghiên cứu “Fermentation of Black Garlic Wine and its Characteristics” (tạm dịch: cách lên men rượu Tỏi đen và đặc điểm của nó), các nhà khoa học của Đại học quốc gia Changwon (Hàn Quốc) còn chỉ ra hàm lượng polyphenol – chất chống oxy hóa trong rượu Tỏi đen là  3.85±0.12 9 (mg/ml) cao hơn nước ép Tỏi đen là 3.76±0.12 (mg/ml). [1]

Mặt khác, bản thân rượu cung cấp cho cơ thể năng lượng, góp phần lưu thông huyết mạch, thúc đẩy quá trình hấp thu các dưỡng chất có trong tỏi đen diễn ra nhanh, mạnh mẽ hơn, nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe của tỏi đen.

Nhờ vậy, rượu tỏi đen có công dụng: diệt khuẩn, ngừa ung thư, làm giảm mỡ máu, ngăn cản huyết khối, bảo vệ tim mạch, giảm viêm khớp…

Cách ngâm rượu tỏi đen

Nguyên liệu cho rượu tỏi đen

Để có bình rượu tỏi đen ngon, chất lượng, bạn cần chuẩn bị các vật liệu sau:

+ 200g tỏi đen

+ 1 – 1,5 lít rượu vang hoặc rượu trắng khoảng 30 – 60 độ (bạn có thể lựa chọn theo khẩu vị bản thân)

+ 1 bình thủy tinh đựng rượu có dung tích thích hợp với lượng rượu

Cách làm rượu tỏi đen

Bước 1: Bóc sạch lớp vỏ bên ngoài, lấy phần thịt cho vào bình thủy tinh

Bước 2: Đổ rượu vào ngập hết tỏi

Bước 3: Đậy nắp bình, sau 2-3 ngày đảo lên một lượt cho rượu ngấm đều vào tỏi. 

Bạn có thể bắt đầu sử dụng sau 4 – 7 ngày ngâm

Tỏi đen có màu đen thuần, chắc dẻo, có vị ngọt, mềm hơn nhiều tỏi trắng nên thời gian ngâm rút ngắn rất nhiều. Sau khi ngâm, tỏi mất dần màu đen, chuyển thành màu trắng xám.

Đây là lúc dưỡng chất trong tỏi đen đã chuyển hết vào dung dịch rượu. Nếu uống hết rượu, vẫn thấy tỏi còn màu đen, bạn có thể đổ rượu vào ngâm thêm.

Cách sử dụng rượu tỏi đen

Bạn nên dùng rượu tỏi đen 1 – 2 lần sau bữa ăn hàng ngày. Mỗi lần chỉ uống 1 – 2 ly nhỏ. Không nên lạm dụng rượu tỏi đen vào các cuộc nhậu, uống tới say, cơ thể không hấp thu hết được dưỡng chất, gây lãng phí và hại sức khỏe.

Rượu tỏi đen để được bao lâu?

Tỏi đen là một dược liệu Đông y, vì vậy nó sẽ không thể đưa đến hiệu quả nhanh chóng sau một vài ngày sử dụng. Thời gian tác động cho ra hiệu quả phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Do đó, sử dụng rượu tỏi đen đều đặn mỗi ngày được coi là cách để phòng bệnh, nâng cao sức khỏe.

Đối tượng nào không nên dùng rượu tỏi đen?

Rượu tỏi đen dù tốt nhưng không phải ai cũng dùng được.

Người dị ứng với cồn: Với những người có cơ địa dị ứng với cồn thì không nên sử dụng bất kỳ loại rượu nào, bao gồm cả rượu tỏi đen.

Người bị bệnh gan: Tuy tỏi đen có tác dụng tốt trong bảo vệ gan, nhưng thành phần rượu trong rượu tỏi đen lại tạo thành “gánh nặng khó đỡ” đối với gan. Vì vậy, đối với người bị bệnh gan nên sử dụng tỏi đen bằng cách ăn trực tiếp hoặc chọn một cách thức sử dụng khác.

Phụ nữ có thai và đang cho con bú: đây là nhóm không nên sử dụng các chất kích thích, bia, rượu, đồ uống có cồn khác.

Cách bảo quản rượu tỏi đen

Sau khi mở nắp rót rượu, bạn nên đậy kín nắp ngay để tránh làm bay hơi. Bình rượu tỏi đen nên cất, trưng bày nơi khô ráo, thoáng mát.

Rượu tỏi đen có thể sử dụng trong khoảng thời gian 2-3 năm. Tuy nhiên, thời gian càng dài, các yếu tố nguy cơ đe dọa đến chất lượng rượu tỏi đen càng tăng. Vì vậy, bạn chỉ nên ngâm một lượng vừa đủ, sử dụng hết trong thời gian vài tháng tới 1 năm, không nên ngâm một lần quá nhiều.

Ưu thế của rượu Tỏi đen so với rượu tỏi tươi

 

Rượu tỏi trắng

Rượu tỏi đen

Thành phần dưỡng chất *

Protein (g)

4,4

12

Vitamin B2 (mg)

0,06

10,726

Vitamin B6 (mg)

0

14,048

SAC (mg)

0,038

5,53

Năng lượng (kcal)

138

1109

Polyphenol (mg)

82

1001

SOD enzyme (mg)

220

790

Thời gian ngâm

21-28 ngày

4-7 ngày

Hương vị

Khó uống do tỏi tươi có vị hăng cay lại kết hợp với vị cay nồng của rượu

Dễ uống do tỏi đen có vị ngọt thanh, thơm thuần, làm giảm độ cay của vốn có của rượu, tăng thêm mùi thơm cho rượu.

* số liệu dựa trên hàm lượng dưỡng chất trong tỏi đen và tỏi trắng

Một số cách sử dụng tỏi đen khác

+ Ăn trực tiếp + Ngâm tỏi đen với mật ong + Uống nước ép tỏi  + Kết hợp với các thực phẩm khác tạo nên nhiều món ăn thú vị

Tỏi đen Đông Á – Tỏi đen chất lượng Nhật Bản, triệu người tin dùng

Nhận thấy hiệu quả chăm sóc sức khỏe vượt trội của Tỏi đen (đã được chứng minh bởi nhiều nhà khoa học trên thế giới), Dược phẩm Đông Á đã nỗ lực liên hệ và đàm phán với công ty Nagamine Nhật Bản để đưa “siêu thực phẩm” bảo vệ sức khỏe này về Việt Nam.

Năm 2014, Đông Á đã nhận chuyển giao công nghệ độc quyền lên men tỏi đen từ công ty Nagamine. Bằng tất cả tâm huyết để làm ra những củ Tỏi đen cô đơn chất lượng cao, Dược phẩm Đông Á đã đầu tư không chỉ tài lực còn cả đội ngũ nhân lực là các dược sĩ, bác sĩ có nhiều năm nghiên cứu về Tỏi đen để xây dựng phát triển nhà máy sản xuất Tỏi đen quy mô hàng đầu châu Á, đặt tại Quế Võ Bắc Ninh.

Cũng chính vì lẽ đó, sản phẩm Tỏi Kim Cương Đông Á đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe nhất của các cơ quan chức năng, là “món quà kim cương” cho sức khỏe người tiêu dùng với đa thành phần dinh dưỡng, giàu chất chống oxy hóa SAC, Polyphenol và 18 loại acid amin. Tỏi Kim Cương Đông Á được nhiều tổ chức uy tín cấp quốc gia, quốc tế chứng nhận về chất lượng: Intertek, FDA, Cục vệ sinh an toàn thực phẩm….

Tỏi Kim Cương Đông Á có tác dụng tốt trong việc chăm sóc sức khỏe: Hỗ trợ Giảm mỡ máu, hỗ trợ giảm  huyết áp, bảo vệ tim mạch, tăng sức đề kháng…. Nhờ có hiệu quả tốt và mùi vị thơm ngon, Tỏi Kim Cương Đông Á không chỉ được MC Ốc Thanh Vân mà còn được hàng triệu người tiêu dùng Việt tin tưởng lựa chọn.

Để được tư vấn hoặc hỗ trợ đặt hàng Tỏi Kim Cương Đông Á nhanh nhất, vui lòng liên hệ tổng đài 19001756 (trong giờ hành chính, từ thứ 2 – thứ 6).

Nguồn tham khảo [1] https://www.researchgate.net/publication/307868521_Fermentation_of_Black_Garlic_Wine_and_its_Characteristics [2] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4317477/ [3] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2788179/    

Cách Chống Nôn Khi Say Rượu Để Uống Được Nhiều Rượu Hơn Và Lâu Say Hơn.

Cách chống nôn khi say rượu có lẽ mà điều mà rất nhiều người hay phải uống rượu mong muốn, để chứng tỏ bản thân trên bàn nhậu, không bị nôn sau khi uống rượu cũng như giữ tỉnh táo và uống được nhiều rượu hơn.

Tại sao khi say rượu lại nôn.

Khi uống rượu bia hay những đồ uống có cồn với lượng lớn ( vượt quá khả năng đào thải của gan. Lượng này tùy thuộc vào sức khỏe, thể trạng của mỗi người, hay còn gọi là ” tửu lượng”) sẽ gây nên sự thiếu hụt ALDH2 ( Đây là enzym có tác dụng hạn chế sự gia tăng của acetaldehyde trong máu ). Điều này làm acetaldehyde tăng lên và tích tụ trong máu, khiến cơ thể người uống rượu nóng bừng, đỏ mặt, đỏ mắt, đau đầu, tim đập nhanh và nặng hơn có thể say rượu nôn ra mật vàng ( do khi uống rượu không chịu ăn, dạ dày không có thức ăn…) hoặc say rượu nôn liên tục ( khi uống quá nhiều rượu gây nên ngộ độc rượu nặng), thậm trí có người say rượu nôn ra máu ( trường hợp này có thể do cổ họng nôn mửa nhiều làm chảy máu cổ họng, cũng có thể do xuất huyết dạ dày). Như vậy cảm giác buồn nôn sau khi uống rượu là do thiếu hụt ALDH2 trong cơ thể.

Chữa buồn nôn khi say rượu hiệu quả trong 3 bước

Trước khi uống rượu mà bạn chưa kịp uống thuốc chống say rượu hay sử dụng các phương pháp chống say rượu hiệu quả, dẫn đến bạn nhanh bị say rượu hơn và nhanh buồn nôn hơn. Lúc này nên làm thế nào để chữa buồn nôn khi say rượu nhanh nhất ?

Bước 1: Đào thải chất độc trong rượu bia ra ngoài cơ thể : Lúc này tốt nhất bạn không nên uống thuốc chống nôn mà nên cho nôn hết lượng rượu bia trong cơ thể ra bởi nếu bạn cố gắng kiềm chế nôn thì những chất độc trong rượu bia sẽ được giữ lại trong cơ thể tạo gánh nặng lên gan, lâu dần sẽ làm tổn thương và xơ gan..

Bước 2 : Kích thích lưu thông máu. Sau khi nôn hết rượu bia ra ngoài, bạn pha một cốc trà gừng mật ong. Gừng và mật ong sẽ giúp kích thích lưu thông khí huyết để cơ thể tỉnh táo nhanh, nâng nhiệt độ cơ thể để tránh tình trạng đau đầu mệt mỏi do trúng gió. Lưu ý khi pha trà gừng cần pha đúng cách để tránh làm mất tác dụng dược lý của trà và giúp giải rượu một cách tốt đa.

Bước 3 : Bồi bổ sức khỏe. Sau khi bị say rượu, đặc biệt là nôn mửa nhiều, cơ thể sẽ mất rất nhiều sức khỏe và dạ dày bị trống và không có thức ăn. Chính vì vậy lúc này nên bồi bổ cơ thể để tăng cường sức khỏe. Nên chọn những món ăn mà cơ thể có thể hấp thu nhanh, giải rượu tốt và bồi bổ sức khỏe.

Với 3 bước trên chắc chắn sẽ giúp bạn chữa buồn nôn khi say rượu cực kì hiệu quả. Vậy còn phương pháp chống nôn khi say rượu bia ?

Mẹo chống nôn khi say rượu triệt để

1. Uống nước dừa hoặc nước điện giải : Trong nước dừa rất giàu kali và các khoáng chất khác giúp điều hòa dịch nội bộ và bổ sung nước cho cơ thể, cân bằng chất điện phân. Trước khi uống rượu bạn chỉ cần uống 1 ly nước dừa. Đảm bảo sẽ giúp tăng ” tửu lượng” của bạn lên rất nhiều. Hãy thử và kiểm chứng

2. Dùng thuốc giải rượu : Việc dùng viên giải rượu hay thuốc giải rượu trước hay sau uống được rất nhiều sử dụng để chống nôn khi say rượu. Tuy nhiên, trên thị trường có rất nhiều các sản phẩm giải rượu khác nhau, và không phải loại nào cũng tốt.Nhiều sản phẩm giải rượu có tác dụng cầm nôn, nhưng bản chất lại khồng hề tốt vì làm ứ đọng chất độc lại cơ thể, gây hại cho gan. Vì vậy khi chọn mua sản phâm giải rượu, chống nôn hay thuốc giải rượu trước khi uống rượu thì bạn nên tìm những sản phẩm có thành phần từ tự nhiên, giúp giải độc gan. Các thành phần có trong sản phẩm được khuyên dùng là có những thành phần như Diệp hạ châu hay bồ bồ…

Dù có rất nhiều cách và biện pháp để bạn chống say rượu, chống nôn khi say rượu rất hiệu quả, tuy nhiên bạn không nên lạm dụng những cách này để uống quá nhiều rượu bia. Vì sức khỏe của bạn, vì hạnh phúc gia đình hãy biết giữ gìn sức khỏe bản thân và uống rượu một cách khoa học.