Top 11 # Xem Nhiều Nhất Người Ta Có Nên Kết Hôn Sớm Không Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Shareheartbeat.com

Có Nên Kết Hôn Sớm Không?

“Hôn nhân là nắm mồ của tình yêu” – đâu phải cứ lấy nhau thì tình yêu sẽ nhạt dần, đâu phải cứ thành vợ chồng thì không còn lãng mạn như hồi yêu nhau.

Tình yêu là chuyện của 2 người nhưng hôn nhân là chuyện của 2 gia đình. Trước khi đi đến hôn nhân, chúng ta cũng là cặp tình nhân yêu đương rất bình thương như bao cặp đôi khác. Sau khoảng thời gian bên nhau, đủ hiểu đủ hợp thì về chung một nhà. Nhưng để có thể về chung một nhà hợp cả về tình về lý phải có sự cho phép của họ hàng hai bên gia đình.

Và chúng ta lại phải trải qua các lễ hỏi, lễ rước dâu, một đám cưới long trọng chính thức giới thiệu với mọi người đây là chồng là vợ, người sẽ cùng mình đi đến cuối đường đời. Hôn nhân sẽ bắt đầu từ ngày chúng ta biết trách nhiệm phải làm gì để xây dựng tổ ấm, phải làm sao để chăm sóc, quan tâm người bên cạnh mình.

Kết hôn sớm là một điều không còn quá xa lạ với giới trẻ hiên nay, với bạn sớm là lấy chồng ở độ tuổi nào? Với cá nhân Vy sớm ở đây không những nói đến độ tuổi mà còn ở cách chúng ta suy nghĩ về chuyện thành gia lập thất. Độ tuổi quá sớm để mà nên duyên vợ chồng có lẽ là ở tầm 18 đến 25.

Với nữ giới thì đây là giai đoạn thanh xuân đẹp nhất của họ, lúc này người con gái còn xuân sắc, trẻ người yêu thích làm đẹp cho bản thân, thích được vui chơi cùng bạn bè và thường dành thời gian cho gia đình nhiều hơn. Còn ở cánh nam giới đây lúc các chàng đang học cách làm một người đàn ông trưởng thành, đang trên con đường đi đến sự nghiệp của mình.

Có thể nói rằng khi chúng ta còn trẻ ham chơi, ham đi đây đi đó, thích khám phá mọi thứ; để có thể làm chồng làm vợ là một quá trình trưởng thành cần nhiều thời gian. Nhưng trong một số trường hợp tình yêu đến với họ từ rất sớm là lúc họ là những cô cậu học trò, và tình yêu đó được duy trì cho đến lúc ra trường, đi làm. Ngần ấy năm bên nhau cũng đủ để yêu và thấu hiểu cho nhau, việc lấy nhau dù là ở tuổi 20 hay 30 không còn được gọi là sớm, mà đấy là đúng thời gian đúng người.

Lấy nhau ở tuổi 18 hay 38 không thể nói đó là quyết định bồng bột mà tất cả là do cách chúng ta cử xử với nhau trong suốt quá trình làm vợ chồng. Nếu chúng ta biết chia sẻ, thông cảm cho nhau thì dù có khó khăn gì cũng có thể vượt qua được. Ở ngoài xã hội kia có rất nhiều cặp đôi kết hôn sớm, nhưng sau hơn thập kỉ họ vẫn hạnh phúc bên nhau đấy!

Vì thế đừng nghĩ rằng lập gia đình sớm sẽ có nhiều khó khăn, dễ chán, nguy cơ tan vỡ cao. Mọi thứ là nằm ở chính chúng ta, chính ở cách chúng ta trân trọng và quan tâm đối phương. Hãy sống đúng với tình yêu và lý trí của bản thân, để không lỡ mất một người yêu ta thật lòng!

Nên Kết Hôn Sớm Hay Muộn?

Hôn nhân là một trong những dấu mốc quan trọng nhất của đời người, ai cũng muốn có một tình yêu đẹp và một cuộc hôn nhân hạnh phúc. Ngày xưa, thời “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” hay những giai đoạn đất nước còn nhiều khó khăn, chiến tranh khiến cho hôn nhân chịu nhiều ảnh hưởng trực tiếp từ hoàn cảnh khách quan. Ngày nay, công nghệ phát triển, tình yêu có đến sớm hơn và hôn nhân cũng thế.

Luật pháp quy định độ tuổi kết hôn với nữ là đủ 18 tuổi và nam là đủ 20 tuổi. Nhiều cuộc khảo sát xã hội học cho thấy, ở các miền quê, tỷ lệ kết hôn khi đủ tuổi là khá cao và ngược lại, ở các thành phố lớn tỷ lệ này thấp hơn hẳn. Lý do của tình trạng này là nhiều người cho rằng kết hôn sớm sẽ có nhiều mặt không được “ổn” mà đầu tiên là cả hai bên chưa thực sự suy nghĩ chín chắn về việc sống với nhau lâu dài.

H.K. sống tại quận Gò Vấp, TPHCM, 18 tuổi, rớt đại học, nhưng hoàn cảnh gia đình cũng tương đối khá giả nên mong muốn H.K tiếp tục học để sang năm thi tiếp. Ngán ngẩm việc học, cô bèn tìm cách xúi anh chàng người yêu, một chàng trai 23 tuổi, gốc Hoa, gia đình có cửa hàng kinh doanh lớn, sang hỏi cưới. Nhận thấy điều kiện kinh tế cả hai nhà cũng ổn định, chàng trai cũng hiền lành, chí thú làm ăn, lại yêu con mình thật lòng nên dù lo lắng vì con gái còn quá trẻ nhưng bố mẹ K. vẫn đồng ý. Vừa làm dâu, K. có thai và sau đó sinh một quý tử. Những tưởng mọi chuyện đều êm đẹp khi các điều kiện vật chất đều đầy đủ nhưng với K. mọi chuyện lại không đơn giản. Trong khi những cô bạn cùng trang lứa khác đang tung tẩy, bay lượn, đang lao vào những thử thách của cuộc sống thì K. lại phải quay cuồng với vai trò làm vợ, làm mẹ. K. dần dần bị cuốn theo những đam mê của cuộc sống và rồi từ khi nào, cô dần quên con, quên chồng. Điều lạ là họ chia tay nhau đơn giản, rất nhẹ nhàng đến mức gia đình hai bên đều hụt hẫng bởi chẳng hiểu chuyện gì đang xảy ra khi thấy thi thoảng K. lại về đưa con đi chơi cùng chồng cũ, vẫn vui vẻ như chưa có gì xảy ra. Có người hỏi, K. chỉ cười bảo cô hạnh phúc khi có con nhưng lại cảm thấy nuối tiếc vì mất đi mấy năm hào hứng nhất của tuổi trẻ.

Không có một con số thống kê cụ thể nào về tỷ lệ ly hôn ở những cặp đôi quá trẻ nhưng theo một số không chính thức thì con số này tỷ lệ nghịch với độ tuổi hôn nhân, càng trẻ càng ly hôn nhiều. Và lý do chủ yếu luôn là chưa có sự chuẩn bị cho đời sống gia đình hay thậm chí với nhiều cặp còn chưa đủ tình cảm để sống bên nhau lâu dài.

Chỉ nên kết hôn khi đã sẵn sàng

Nếu chuyện kết hôn sớm thường chỉ có vài lý do thì ngược lại, việc kết hôn muộn lại luôn phức tạp hơn rất nhiều. Có người mải miết theo đuổi sự nghiệp, đến khi giật mình mới thấy đã quá lứa lỡ thì, lại có người từng có nỗi đau trong tình yêu nên sợ phải yêu để rồi khi gặp được một nửa là lúc bước vào giai đoạn sau của cuộc đời.

Anh L.P. lấy vợ khi đã ở cái tuổi U.40. Lý giải lập gia đình hơi muộn, dù có công việc ổn định với thu nhập khá, ngoại hình cũng ổn, anh P. chia sẻ là có cảm giác sợ bị gò bó trong cuộc sống hôn nhân. Khác với những cặp đôi trẻ, lập gia đình khi có tuổi lại có thừa chín chắn để giữ gìn hạnh phúc nhưng lại thiếu sức khỏe để chăm lo cuộc sống. Anh P. bắt đầu phải tập cuộc sống gia đình. Thay vì đi về chỉ cần nằm lăn ra thì nay, khi vợ bầu, anh phải vào bếp, nấu món ăn mà không đơn giản là món nào cũng được, phải đúng món theo lời dặn của mẹ ruột lẫn mẹ vợ. Rồi bé con ra đời, bắt đầu học thói quen cả đêm phải thức lo cho con, rồi lúc con bệnh vặt, phải tất bật này nọ. Than thở với bạn bè, anh bảo hồi trước biết vậy lấy sớm tí giờ con cũng lơn lớn rồi, đỡ cực.

Khác với các vấn đề khác trong xây dựng hạnh phúc gia đình, thời điểm kết hôn lại không có lời khuyên cụ thể nào. Hay nói cách khác, không có lời khuyên đúng sai cho vấn đề này. Như việc kết hôn sớm, nếu bạn thực sự đủ chín chắn, đã chuẩn bị tốt cho việc kết hôn thì điều đó không gì là xấu. Có những chàng trai, cô gái vốn sống rất vô tư, nhưng khi lập gia đình lại là người biết lo, biết vun vén cho hạnh phúc. Hay ngược lại, kết hôn muộn cũng không sao, có người đến gần 60 tuổi lấy vợ nhưng lại rất khéo chăm con. Về cơ bản, kết hôn sớm hay muộn đều có thể có được hạnh phúc nếu cả hai đều biết chăm lo, gìn giữ hạnh phúc gia đình.

Điều mà các nhà tư vấn có thể cung cấp cho các cặp đôi là những vấn đề mang tính cụ thể như về mặt sinh học, kết hôn khi đã có tuổi sẽ dẫn đến việc cha mẹ già con mọn, vất vả hơn rất nhiều. Người ta cũng lưu ý khi phụ nữ đã quá tuổi sinh nở là độ tuổi từ 30 trở đi, thì sẽ có nhiều điều cản trở việc sinh con. Theo các chuyên gia thì phụ nữ nên có con từ 24 đến 29 tuổi, đó là độ tuổi lý tưởng, sức khỏe, tâm lý đã sẵn sàng tốt cho việc sinh nở. Với người đàn ông, ở độ tuổi 40-50, sức khỏe không còn như thời trai trẻ, sẽ phải cố gắng hơn rất nhiều khi đóng vai trò trụ cột gia đình, nhất là khi con còn quá nhỏ.

HUYỀN THƯ

Có Nên Lập Gia Đình Hay Kết Hôn Sớm Hay Không?

Đừng lấy nhau chỉ vì… yêu nhau. Tình yêu, thật ngậm ngùi, chả giúp chúng ta có một hôn nhân hạnh phúc. Chỉ nên lấy nhau, vì thấy cần nhau, cả khi vui lẫn khi buồn, cảm thấy được thấu hiểu, cùng trình độ, cùng cách đối nhân xử thế, cùng nền tảng giáo dục, cảm thấy có thể sẻ chia mọi điều, chuyện trò thâu đêm suốt sáng không chán. Cảm thấy duy nhất người này, là đồng minh đồng loã là ruột thịt tim gan, không chỉ là đối tượng si mê quyến rũ. Đừng yêu vẻ bề ngoài, sự giàu có, vẻ trẻ trung, hãy hãnh diện vì lấy được người biết đối nhân xử thế, biết yêu thương và biết khiêm nhường.

Dù mờ mịt bởi yêu đương, cũng phải nhìn kỹ mà tránh xa, người ghen tuông, người sở hữu, người keo kiệt, người hiếu thắng, hung dữ, nóng nảy, thô lỗ, xúc phạm. Tuyệt đối không lại gần bọn lắm lời cay đắng, hay than thân trách phận, hay đổ lỗi cho người khác, bọn điên tình…

Cũng đừng nên lấy nhau chỉ vì quá… cô đơn, gật đầu chặc lưỡi chỉ vì sức ép của mọi người. Đừng sợ ế, đừng sợ một mình. Nỗi cay đắng của một cuộc hôn nhân bất hạnh huỷ hoại mình nhiều lần hơn.

Đừng nên lấy nhau vì muốn có con, và chung sống với nhau, chỉ vì con. Đừng căm ghét nhau đừng hận thù đến chết. Đừng tưởng một mình không nuôi dạy được con thành người. Đừng lấy cớ thương con mà đày đoạ mình, đày đoạ người suốt kiếp…

Đừng đọc và tin những bài báo nông cạn, đạo đức giả và cực kỳ ngu dốt khuyên ta lập gia đình, khuyên ta giữ chồng không bị cướp, khuyên ta không nên sống cô độc. Chả có lời khuyên nào về hôn nhân hạnh phúc, bí kíp thành công, chả ai có thể đoán trước mình sẽ may mắn hay bất hạnh, chúng ta đều phải tự học lấy bài học của bản thân… Điều quan trọng nhất, bản thân ta phải xứng đáng với một mối nhân duyên hạnh phúc. Một người xứng tầm.

Nếu ở cạnh nhau KHÔNG thấy vui hơn, thấy đẹp hơn, thấy khoẻ khoắn hơn, thấy được yêu hơn, thấy ý nghĩa hơn, thấy tự do hơn, thấy giầu có hơn nhất là bố mẹ ta không cảm thấy hạnh phúc hơn… thì chắc hôn nhân ấy, đã sai mất rồi… Nguồn: Lại Văn Sâm

Tại Sao Chúng Ta Phải Kết Hôn Và Có Gia Đình

Một gia đình được xây đắp trên cuộc hôn nhân giữa một người nam và một người nữ tạo thành bối cảnh tốt nhất cho kế hoạch của Thượng Đế để phát triển.

Ở bên trên Cánh Cổng Lớn phía Tây của Tu Viện Westminster nổi tiếng ở Luân Đôn, Anh, là các bức tượng của 10 vị tuẫn đạo Ky Tô hữu trong thế kỷ 20. Trong số đó có Dietrich Bonhoeffer, một nhà thần học xuất sắc người Đức sinh vào năm 1906. Bonhoeffer đã trở thành một tiếng nói chỉ trích chế độ độc tài phát xít và cách đối xử của chế độ này với dân Do Thái và những người khác. Ông bị cầm tù vì sự chống đối tích cực của ông và cuối cùng đã bị xử tử trong một trại tập trung. Bonhoeffer là một nhà văn viết rất nhiều, và một số tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là các bức thư mà những người lính canh thông cảm giúp ông gửi lén ra khỏi tù, về sau được xuất bản là Letters and Papers from Prison (Thư Từ và Bài Vở từ Nhà Tù).

Một trong những bức thư đó là gửi cho cháu gái của ông trước khi đám cưới của cô ấy. Bức thư bao gồm những hiểu biết đáng kể này: “Hôn nhân có ý nghĩa nhiều hơn tình yêu của hai cháu dành cho nhau. … Trong tình yêu của mình, hai cháu chỉ thấy hai người trong thế giới, nhưng trong hôn nhân hai cháu là mối liên kết giữa các thế hệ, mà Thượng Đế khiến cho xảy ra và qua đi vì vinh quang của Ngài, và kêu gọi vào vương quốc của Ngài. Trong tình yêu của mình, hai cháu chỉ thấy thiên đường hạnh phúc của riêng mình, nhưng trong hôn nhân, hai cháu được đặt vào một vị trí có trách nhiệm đối với thế giới và nhân loại. Tình yêu của hai cháu là sở hữu riêng của hai cháu, nhưng hôn nhân có ý nghĩa nhiều hơn là một điều gì riêng tư-đó là một trạng thái, một lễ nghi. Nó cũng giống như vương miện, và không đơn thuần là ý muốn để cai trị, mà xác định nhà vua, hôn nhân cũng thế, và không chỉ là tình yêu của hai cháu dành cho nhau, mà kết hợp hai cháu lại dưới mắt của Thượng Đế và con người. … Vì vậy, tình yêu xuất phát từ hai cháu, nhưng hôn nhân đến từ trên cao, từ Thượng Đế.”

Về phương diện nào hôn nhân giữa một người nam và một người nữ vượt qua tình yêu họ dành cho nhau và hạnh phúc của riêng họ để trở thành “một vị trí có trách nhiệm đối với thế giới và nhân loại”? Trong ý nghĩa nào điều đó đến “từ trên cao, từ Thượng Đế”? Để hiểu rõ, chúng ta phải trở lại từ lúc ban đầu.

Các vị tiên tri đã mặc khải rằng trước hết chúng ta tồn tại với tính cách là những thực thể tri thức, và chúng ta được Thượng Đế ban cho hình dạng, hoặc thể linh, do đó trở thành con cái linh hồn của Ngài-là các con trai và con gái của cha mẹ thiên thượng. Có một lúc trong cuộc sống tiền dương thế này của các linh hồn khi Cha Thiên Thượng của chúng ta chuẩn bị một kế hoạch có khả năng, trong việc xúc tiến ước muốn của Ngài rằng chúng ta “có thể có một đặc ân để được tiến triển như Ngài.” Trong thánh thư, kế hoạch này được ban cho nhiều cái tên khác nhau, kể cả “kế hoạch cứu rỗi,” “kế hoạch hạnh phúc vĩ đại,” và “kế hoạch cứu chuộc.” Hai mục đích chính của kế hoạch này đã được giải thích cho Áp Ra Ham trong những lời này:

“Và ở giữa những linh hồn này có một linh hồn giống Thượng Đế, và Ngài nói với những linh hồn đang đứng với Ngài: Chúng ta sẽ đi xuống, vì dưới đó có khoảng không, và chúng ta sẽ đem theo một số vật liệu này, và chúng ta sẽ làm ra một thế gian cho những linh hồn này trú ngụ;

“Và chúng ta sẽ thử thách họ bằng phương tiện này, để xem họ sẽ làm theo tất cả những gì Chúa, Thượng Đế của họ, sẽ truyền lệnh cho họ chăng;

“Và những ai giữ trạng thái thứ nhất của mình thì sẽ được ban thêm; … và những ai biết giữ trạng thái thứ nhì của mình thì sẽ được nhận thêm nhiều vinh quang lên đầu họ mãi mãi và đời đời.”

Nhờ vào Cha Thiên Thượng, nên chúng ta đã trở thành các thể linh. Giờ đây Ngài ban cho chúng ta một con đường để hoàn tất hoặc làm cho thể chất đó được hoàn hảo. Việc nhận thêm yếu tố thể chất là thiết yếu cho sự hiện hữu và vinh quang trọn vẹn mà chính Thượng Đế đã có. Trong khi sống với Thượng Đế trên tiền dương thế, nếu chúng ta chịu đồng ý tham gia vào kế hoạch của Ngài-hoặc nói cách khác “giữ trạng thái thứ nhất [của chúng ta]”-chúng ta sẽ “được nhận thêm,” với một thể xác khi đến cư ngụ trên thế gian mà Ngài đã sáng tạo cho chúng ta.

Nếu sau đó, trong quá trình trải nghiệm trên trần thế, chúng ta đã chọn để “làm theo tất cả những gì Chúa, Thượng Đế [của chúng ta], sẽ truyền lệnh cho [chúng ta],” chúng ta chắc hẳn đã giữ “trạng thái thứ hai.” Điều này có nghĩa rằng qua sự lựa chọn của mình, chúng ta sẽ chứng minh cho Thượng Đế (và bản thân mình) sự cam kết và khả năng của chúng ta để sống theo luật thượng thiên của Ngài trong khi ở bên ngoài sự hiện diện của Ngài và trong một thể xác với tất cả các khả năng, lòng ham muốn, và đam mê của nó. Chúng ta có thể kiềm chế thể xác để nó trở thành công cụ thay vì là chủ của linh hồn không? Chúng ta có thể được tin cậy cả trong thời tại thế lẫn thời vĩnh cửu với các quyền năng của Thượng Đế, kể cả quyền năng sinh sản không? Mỗi người chúng ta sẽ khắc phục điều ác được không? Những người làm được điều đó sẽ “được nhận thêm nhiều vinh quang lên đầu họ mãi mãi và đời đời”-một khía cạnh rất quan trọng về vinh quang đó là một thể xác phục sinh, bất diệt và vinh quang. Thảo nào chúng ta “cất tiếng reo mừng” trước những khả năng và lời hứa tuyệt vời này.

Có ít nhất bốn điều cần thiết cho sự thành công của kế hoạch thiêng liêng này:

Trước hết là Sự Sáng Tạo của thế gian phải là nơi cư ngụ của chúng ta. Cho dù các chi tiết của tiến trình sáng tạo là gì đi nữa, chúng ta cũng biết rằng sự sáng tạo đó không phải là tình cờ mà là do Thượng Đế Đức Chúa Cha hướng dẫn và do Chúa Giê Su Ky Tô thi hành-“muôn vật bởi Ngài làm nên, chẳng vật chi đã làm nên mà không bởi Ngài.”

Thứ hai là trạng thái hữu diệt. A Đam và Ê Va đã hành động thay cho tất cả những ai chọn để tham gia vào kế hoạch hạnh phúc vĩ đại của Đức Chúa Cha. Sự Sa Ngã của họ tạo ra các điều kiện cần thiết cho sự ra đời của chúng ta và cho kinh nghiệm hữu diệt và học hỏi ở bên ngoài sự hiện diện của Thượng Đế. Kèm theo Sự Sa Ngã là khả năng nhận thức về điều thiện lẫn điều ác và lựa chọn do Thượng Đế ban cho. Cuối cùng, Sự Sa Ngã mang đến cái chết thể xác cần thiết để làm cho thời gian của chúng ta trên trần thế thành tạm thời, do đó chúng ta sẽ không sống vĩnh viễn trong tội lỗi của mình.

Thứ ba là sự cứu chuộc khỏi Sự Sa Ngã. Chúng ta thấy vai trò của cái chết trong kế hoạch của Cha Thiên Thượng, nhưng kế hoạch đó sẽ trở nên vô hiệu quả nếu không có cách để khắc phục cái chết vào lúc cuối cùng, về thể chất lẫn thuộc linh. Như vậy, một Đấng Cứu Chuộc, Con Độc Sinh của Thượng Đế, Chúa Giê Su Ky Tô, đã chịu đau khổ và chết để chuộc tội cho A Đam và Ê Va, do đó mang đến sự phục sinh và sự bất diệt cho tất cả mọi người. Và vì không một ai trong chúng ta sẽ tuân theo luật phúc âm một cách hoàn hảo và kiên định, nên Sự Chuộc Tội của Ngài cũng cứu chuộc chúng ta khỏi tội lỗi nếu chịu hối cải. Với ân điển chuộc tội của Đấng Cứu Rỗi mang đến sự tha thứ các tội lỗi và thánh hóa linh hồn, chúng ta có thể được sinh ra một lần nữa về phần thuộc linh và được hòa giải với Thượng Đế. Cái chết thuộc linh của chúng ta-tức là chúng ta bị tách rời khỏi Thượng Đế-sẽ chấm dứt.

Thứ tư, và cuối cùng, là bối cảnh cho sự ra đời của chúng ta và sự tái sinh tiếp theo về phần thuộc linh vào vương quốc của Thượng Đế. Để cho công việc của Ngài được thành công với “sự tôn cao [của chúng ta] với Ngài,” Thượng Đế quy định rằng những người đàn ông và phụ nữ cần phải kết hôn và sinh con cái, do đó trong mối quan hệ chung phần cộng tác với Thượng Đế, tạo ra các thể xác là chìa khóa cho thử thách trên trần thế và cần thiết cho vinh quang vĩnh cửu với Ngài. Ngài cũng quy định rằng các bậc cha mẹ cần phải lập gia đình và nuôi nấng con cái mình trong sự sáng và lẽ thật, dẫn dắt chúng đến một niềm hy vọng trong Đấng Ky Tô. Đức Chúa Cha truyền lệnh chúng ta:

“Phải giảng dạy rộng rãi những điều này cho con cái của ngươi, nói rằng:

“Và … bởi vì các ngươi được sinh ra trên thế gian bằng nước, máu và linh, do ta tạo ra, và từ bụi đất trở thành một loài sinh linh, nên cũng giống như vậy các ngươi phải được tái sinh trong vương quốc thiên thượng bằng nước và bằng Đức Thánh Linh, và được tẩy sạch bằng máu, đó là máu của Con Độc Sinh của ta; để các ngươi có thể được thánh hóa khỏi mọi tội lỗi, và hưởng những lời về cuộc sống vĩnh cửu trong thế gian này và cuộc sống vĩnh cửu trong thế giới mai sau, đó là vinh quang bất diệt.”

Một gia đình được xây đắp trên cuộc hôn nhân giữa một người nam và một người nữ tạo thành bối cảnh tốt nhất cho kế hoạch của Thượng Đế để phát triển mạnh-bối cảnh để cho con cái ra đời trong sự thanh khiết và vô tội từ Thượng Đế và môi trường cho việc học hỏi cùng chuẩn bị cần thiết cho một cuộc sống hữu diệt thành công và cuộc sống vĩnh cửu trong thế giới mai sau. Để cho xã hội có thể tồn tại và phát triển, thì điều cần thiết tối thiểu là phải có các gia đình được dựa trên các cuộc hôn nhân như vậy. Đó là lý do tại sao các cộng đồng và quốc gia thường đã khuyến khích và bảo vệ hôn nhân và gia đình là các định chế có đặc ân. Điều đó chưa bao giờ chỉ là về tình yêu và hạnh phúc của người lớn.

Định nghĩa của khoa học xã hội về hôn nhân và gia đình do một người đàn ông và một người phụ nữ đứng đầu thật là hấp dẫn. Và như vậy, “chúng tôi cũng khuyến cáo rằng sự tan vỡ gia đình sẽ mang lại cho cá nhân, cộng đồng và quốc gia những tai họa mà đã được các tiên tri thời xưa và hiện đại tiên đoán.” Nhưng lời tuyên bố của chúng ta về vai trò của hôn nhân và gia đình không dựa vào khoa học xã hội, mà vào lẽ thật rằng hôn nhân và gia đình là sự sáng tạo của Thượng Đế. Chính Ngài là Đấng mà lúc ban đầu đã sáng tạo ra A Đam và Ê Va theo hình ảnh của Ngài, người nam và người nữ, cùng kết hợp họ thành vợ chồng để trở thành “một thịt” và sinh sôi nẩy nở và làm đầy dẫy đất. Mỗi cá nhân mang hình ảnh thiêng liêng, nhưng chính là trong sự kết hợp hôn nhân của người nam và người nữ trở thành một mà chúng ta có lẽ đạt được ý nghĩa đầy đủ nhất của việc chúng ta đã được tạo ra theo hình ảnh của Thượng Đế-người nam và người nữ. Chúng ta cũng như bất cứ người trần thế nào khác không thể thay đổi tổ chức hôn nhân thiêng liêng này. Đó không phải là một phát minh của loài người. Cuộc hôn nhân như vậy quả thật là “từ ở trên, từ Thượng Đế” và một phần của kế hoạch hạnh phúc như là Sự Sa Ngã và Sự Chuộc Tội.

Trong tiền dương thế, Lu Xi Phe phản nghịch chống lại Thượng Đế và kế hoạch của Ngài, và sự phản nghịch của nó hoàn toàn gia tăng cường độ. Nó chiến đấu để ngăn cản hôn nhân và sự hình thành của gia đình, nơi nào hôn nhân và gia đình được hình thành, thì nó làm điều nó có thể làm để phá hoại. Nó tấn công tất cả mọi điều thiêng liêng về tình dục con người, giật tình dục con người ra khỏi bối cảnh của hôn nhân với các loại suy nghĩ và hành vi vô luân mà dường như vô hạn. Nó tìm cách thuyết phục những người đàn ông và phụ nữ rằng các ưu tiên của hôn nhân và gia đình có thể được bỏ qua hoặc bỏ rơi, hay ít nhất chỉ là ưu tiên phụ đối với sự nghiệp, những thành tích khác, cùng việc tìm kiếm “sự tự hoàn thiện” và tự do cá nhân. Chắc chắn là kẻ nghịch thù đã hài lòng khi cha mẹ bỏ bê việc dạy dỗ và huấn luyện con cái để có được đức tin nơi Đấng Ky Tô, và được sinh ra một lần nữa về phần thuộc linh. Thưa các anh chị em, có nhiều điều tốt, có nhiều điều quan trọng, nhưng chỉ một số ít là thiết yếu.

Gần đây, một người mẹ trẻ tâm sự với tôi về nỗi lo lắng của chị ấy vì không thích hợp với chức vụ kêu gọi cao nhất này. Tôi cảm thấy rằng các vấn đề làm cho chị ấy lo âu là nhỏ và chị ấy không cần phải lo lắng; chị ấy làm được mà. Nhưng tôi biết là chị ấy chỉ muốn làm hài lòng Thượng Đế và tôn vinh sự tin cậy của Ngài. Tôi đưa ra lời trấn an, và trong lòng mình, tôi khẩn cầu rằng Thượng Đế, Cha Thiên Thượng của chị ấy, sẽ củng cố chị ấy với tình yêu thương của Ngài và bằng chứng về sự chấp nhận của Ngài khi chị ấy đang làm công việc của Ngài.

Đó là lời cầu nguyện của tôi cho tất cả chúng ta ngày hôm nay. Cầu xin cho mỗi người chúng ta có thể tìm thấy sự chấp nhận trong mắt Ngài. Cầu xin cho các cuộc hôn nhân thành công và các gia đình phát triển thịnh vượng, và cho dù tương lai của chúng ta có là sự trọn vẹn của các phước lành này trên trần thế hay không, thì cũng cầu xin ân điển của Chúa mang lại hạnh phúc bây giờ và đức tin nơi những lời hứa chắc chắn sẽ tới. Trong tôn danh của Chúa Giê Su Ky Tô, A Men.