Tuy nhiên, khi ăn mì tôm với nhiều gia vị khác thì lượng calo sẽ tăng lên. Chẳng hạn như mì tôm trứng.
Tóm lại: Lượng calo trong một gói mì hảo hảo 350calo là rất cao!
Hầu hết trong các loại mì tôm đều có chứa gói gia vị. Mà gói gia vị lại rất nhiều chất béo. Chẳng hạn như gói gia vị của mì tôm hảo hảo có tới 90% là chất béo.
Trong đó, thành phần sợi mì chiếm 20% lượng mỡ thừa tích tụ do quá trình chiên rán. Do đó, mì tôm nói chung là những thực phẩm ăn nhanh dễ gây béo phì nhất hiện nay.
Ăn mì tôm hảo hảo hay có bị béo hay không còn tùy thuộc vào thời điểm cách, cách ăn và tần suất sử dụng. Nếu bạn có thói quen ăn mì buối tôi thì chắc chắn sẽ dễ tăng cân hơn.
Nhưng trên thực tế:
Không nên ăn mì tôm đêm. Vì ăn mì thời gian này sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa. Trong mì vốn có rất nhiều dầu mỡ và phụ gia chế biến sẵn. Các chất này sẽ ảnh hưởng tới nội tiết tố và là nguyên nhân gây nên mụn.
Hơn nữa, ban đêm cơ thể hoạt động ít (Chỉ đào thải năng lượng khi ngủ). Nên nếu ăn nhiều và sát giờ đi ngủ sẽ gây khó chịu, lượng calo tích tụ và dần chuyển hóa thành mỡ (Nếu sáng hôm sau không tập bù để đào thải lượng calo xấu này).
Với những người có thể trạng tốt (Việc đào thải năng lượng của họ tốt hơn ban ngày). Thì việc ăn mì tôm đêm cũng không gây tăng cân. Miễn là cơ thể đào thải được hết số calo bạn nạp trong một ngày là được.
Tuy nhiên, với những bạn đang chế độ giảm cân. Ăn từ 5 – 6 bữa ngày. Nghĩa là lượng calo mỗi bữa sẽ ít hơn 600. Vì thế, nếu bữa sáng đã ăn bát mì tôm trứng (500calo) rồi thì phải điều chỉnh lượng calo trong các bữa còn lại. Miễn là không vượt quá 1.800calo.
Trên thực tế:
Các nghiên cứu đã chỉ ra, 80% gây béo và tăng cân là do chúng ta lười vận động. Vì thế, cơ thể không thể đốt được hết lượng calo nạp vào.
Và việc ăn mì tôm sáng có béo hay không cũng vậy. Tính toán calo trên lý thuyết là như thế. Nhưng nếu bạn không vận động đủ để đốt lớn hơn số calo bạn nạp/ngày thì vẫn tăng cân như thường. (Theo nguyên tắc giảm cân calo in < calo out).
Trong mì tôm sống ít dưỡng chất. Ngược lại lượng calo thì khá cao. Nên nếu ăn mì tôm sống thường xuyên thì bạn đã vô tình nạp vào cơ thể khá nhiều chất béo và tinh bột. Thói quen này dễ tăng nguy cơ béo phì không kiểm soát và các vấn đề sức khỏe như tim mạch nữa.
Mặc dù có rất nhiều khuyến cáo, mì tôm là “kẻ giết người thầm lặng”. Nhưng điều đó không có nghĩa chúng ta phải loại bỏ hoàn toàn khỏi chế độ ăn.
Nếu như biết ăn mì tôm đúng cách và lành mạnh, thì bạn không phải lo lắng một gói mì hảo hảo bao nhiêu calo hay ăn mì tôm có béo không nữa?
Theo đó, bạn chỉ nên ăn mì tôm vào các bữa phụ. Không nên ăn mì làm các bữa chính. Vì nó sẽ không đủ để cung cấp năng lượng cho cả ngày.
Khi nấu bạn nên trần mì quá một lần nước sôi trước. Sau đó mới thả vào nồi nước sôi khác và nấu.
Để đảm bảo dinh dưỡng, bạn nên ăn kèm với rau, thịt hoặc trứng để bữa ăn có đầy đủ các thành phần: Carb, Protein và Fat. Nấu cách này bạn cũng sẽ có một tô mì hấp dẫn và ngon miệng hơn đó.