Con Rết là loài động vật săn mồi máu lạnh, chúng có nọc độc rất nguy hiểm có thể hạ bất cứ con mồi nào chỉ trong vài giây. Và bạn chưa biết con Rết có bao nhiêu chân, hay thức ăn của Rết là gì, bị Rết cắn có sao không. Tất cả những thắc mắc của bạn sẽ được chúng tôi giả đáp ngay sau đây.
Tổng quan về loài Rết
Con Rết (hay con gọi là con rít, con tít) có tên tiếng Anh là Centipede. Chúng thuộc nhóm động vật chân khớp, lớp chân môi và nằm trong phân ngành nhiều chân. Rết là loài động vật ăn thịt để sống.
Là loài động vật thân đốt, mỗi đốt có một đôi chân (cái này được học ở trường lớp), thân thon và dài. Con Rết là động có tuổi thọ cao hơn 5 năm và có thể hơn. Trong quá trình sống Rết luôn tiến hóa và lột xác chứ không dừng lại như những loài động vật khác.
Đặc điểm ngoại hình của con Rết
Rết có ngoại hình khá kì dị (mình thấy nó là dựng tóc gáy, nổi da gà). Màu trên thân Rết là sự kết hợp của màu đỏ và nâu, chính là nâu đậm và chân của chúng có màu sáng hơn thân. Tuy nhiên trên thế giới ở những vùng nhiệt đới thì tân Rết lại có màu sáng hơn như màu cam nhạt, để xua đuổi kẻ thù.
Chúng có một cái đầu tròn và dẹp, đặc điểm chung của các loài thuộc ngành nhiều chân, điểm khác biệt là chân kép và râu chẻ. Đốt đầu tiên mang cặp răng ranh khỏe chứa nọc độc, khi bị Rết cắn có thể bị tê liệt và đau đớn.
Đối với con mồi bị cắn có thể dẫn đến tử vong vì nọc độc của Rết rất mạnh và nguy hiểm. Nhìn bên ngoài thì cứ tưởng đốt trên thân đồng đều nhưng thực ra chúng có sự sắp xếp xen kẽ giữa đốt dài và ngắn.
Con Rết ăn gì?
Rết là loài động vật đi săn và ăn thịt. Chắc hẳn là bạn đã từng thấy Rết và đáng sợ hơn là thấy chúng ở trong ngôi nhà của bạn. Vậy bạn có tự hỏi là Rết ăn gì mà vào nhà? Câu trả lời đó là chúng ăn những loài con trùng hay động vật có trong nhà bạn, điển hình như gián và nhện.
Còn Rết sống trong môi trường tự nhiên thì thức ăn của chúng sẽ là: Dế mèn, thằn lằn, tắc kè, bướm, bọ hạt, cá, nhái, ếch, ốc, sâu,… và nhiều loại côn trùng khác.
Con Rết có bao nhiêu chân?
Số lượng chân của loài tít rất đa dạng còn tùy thuộc vào mỗi loài và trên thế giới có rất nhiều loài Rết với kích cỡ và màu sắc khác nhau. Nhưng Rết có bao nhiêu chân thì mình xin trả lời là rơi vào khoản 30 đến 350 cái chân.
Điểm đặc biệt ở chân của loài Rết luôn mang số lẻ chẳn hạn như 15 và 17 cặp chân, không bao giờ có số chẳn như 18 hay 20 cặp chân. Điểm thú vị là chân của Rết có thể mọc lại khi đứt như đuôi của thằn lằn. Và Rết sẵn sàng vứt bỏ chân của mình khi bị tấn công để tẩu thoát. Khi bạn thấy những con Rết có những chân ngắn hơn chân còn lại là dấu hiệu của chân sắp hồi sinh.
Con Rết sợ gì nhất?
Kẻ thù của Rết
Con gì cũng có thiên địch cả, Rết cũng không ngoại lệ. Rết sợ nhất là gà trống vì gà trống khi ăn Rết không nhai mà trực tiếp nuốt vào dạ dày. Khi tít vào dạ dày gà trồng thì ngay lập tức tiết ra chất men tiêu hóa, chất này là khắc tinh của chất độc Rết.
Vậy tại sao gà trống chiên đấu với Rết mà không bị cắn. Là vì có thể lông gà trống dày và nanh của Rết quá ngắn để có thể cắn gà. Ngoài gà trống ra thì Rết cũng là con mồi của một số loài như chuột chù, cóc, chim, rắn,… Tuy là con mồi nhưng vẫn có những loài Rết sẵn sàng hạ luôn kẻ đi săn mình.
Những cách đuổi Rết ra khỏi nhà
Nơi ẩn mình ưa thích của Rết thường là những nơi ẩm thấp và là nơi lý tưởng để tránh nóng vì mát mẻ. Khuyên bạn nên vệ sinh xung quanh nhà sạch sẽ. Đặc biệt những vết nứt tường cũng là nơi Rết dễ vào nhất nên bạn hãy trám chúng lại.
Bẫy Rết cũng là giải pháp nên dùng để tiêu diệt Rết trốn trong nhà. Bạn hãy đặt những những loại bẫy dính ngay chân tường, chân tường hoặc trong góc nơi mà bạn nghĩ là chúng có thể bò qua.
Nếu bạn nhìn thấy Rết thì giết ngay nếu có thể. Tuy nhiên không nên dùng tay không mà nên dùng dép hoặc dụng cụ có lực để giết. Nên giết ngay và luôn vì chúng chạy rất nhanh nhờ những cặp chân rất linh hoạt.
Điều cuối cùng chính là luôn dọn dẹp nhà sạch sẽ để ngăn chặn Rết vào nhà.
Bị Rết cắn có sao không?
Rết là loài động vật nguy hiểm, đặc biệt là đối với trẻ em. Khi bị tít cắn sẽ có những triệu chứng như có hai vết của nanh Rết để lại, sưng đỏ tại vết cắn, đau nhức tùy thuộc vào nặng hay nhẹ, sốt, buồn nôn,… Có thể nguy hiểm hơn như suy thận, nhồi máu cơ tim, hoại tử nơi bị cắn. Cho nên Rết cắn rất nguy hiểm có thể dẫn đến tính mạng.
Cũng có nhiều bạn thắc mắc con Rết nhỏ cắn có sao không? Rết con chưa trưởng thành thì chất độc chưa đủ nên có thể là những triệu chứng không đáng kể. Nhưng bạn cũng không nên chủ quan mà bỏ qua.
Cách hiệu quả nhất và dễ nhất mình xin chia sẽ đó là nước bọt trong miệng gà. Bởi vì gà là thiên địch của Rết và đặc biệt nước dãi trong miệng gà sẽ vô hiệu hóa được chất độc của Rết. Khi bị Rết cắn bạn hãy nhanh tìm tới con gà và lấy một ít nước bọt trong miệng chúng và thoa lên vết căn là hết nhức và giảm sưng đáng kể. Ngoài nước dãi gà thì chất nhớt của ốc cũng là một giải pháp hiệu quả.
Tìm đến hạt cây hoa mào gà giã nát lấy nước uống còn xác đắp vào vết Rết cắn.
Là bạc hà cũng là giải pháp dễ thực hiện, giã nát lấy xác bôi vào miệng vết thương, nên rửa sạch trước.
Thân cây khoai môn tiến hành tước bỏ vỏ và giã nát, xong trộn với một ít vôi ăn trầu và cặn dầu dừa.
Củ tỏi cho vào cối giã nhuyễn và đắp.
Hạt cây khổ qua giã nát thêm một ít giấm sau đó lấy phần bã đắp vào vết Rết cắn và nước cốt để uống.
Con Rết ngâm rượu có tác dụng gì?
Khi trong quá trình ngâm rượu Rết thì các chất độc của Rết sẽ bị tiêu tan và ngay lúc này con Rết lại có ich trong việc chữa được nhiều bệnh như: đau nhức xương khớp, trị uốn ván, liệt thần kinh mặt, trị mụn nhọt và ngay cả mụn, những vết sưng, lao khớp, dạ dày,..
Rết giống, Rết thịt giá bao nhiêu tiền 1 con?
Hiện nay trên thị trường cũng cấp rất nhiều loại Rết giống, Rết thịt khác nhau. Nhưng giá Rết còn tùy thuộc vào kích thước và số lượng mua, nếu bạn mua những con nhỏ hay số lượng nhiều thì giá Rết sẽ giảm xuống đáng kể.
Giá Rết tại TpHCM và Hà Nội rơi vào khoảng 6.000 – 18.000 ngàn đồng/1 con. Lưu ý nếu bạn mua Rết giống thì nên chọn những cửa hàng, trang trại uy tín và nên chọn lọc thật kĩ tránh tình trạng mua phải những con dị tật.
Động vật ăn thịt