CIC là từ viết tắt của Credit Information Center, có thể hiểu là Trung tâm thông tin tín dụng. Đây là tổ chức của ngân hàng nhà nước Việt Nam lập ra để thu nhận, lưu trữ và phân tích tín dụng của khách hàng khi có một khoản vay nào đó. Dựa vào thông tin trên CIC công ty tài chính, ngân hàng sẽ biết được các lịch sử vay vốn trước đó người đi vay.
CIC hoạt động trung gian, yêu cầu các ngân hàng, tổ chức công ty tài chính gửi hồ sơ vay vốn của khách hàng lên. Từ những hồ sơ thông tin mà ngân hàng, công ty tài chính gửi lên thì CIC tiến hành phân tích điểm tín dụng, nếu ai vay mà quá hạn, chưa trả đều được lưu giữ lên hệ thống. Các ngân hàng, tổ chức cong ty tài chính trước khi xét duyệt cho vay thì kiểm tra xem điểm tín dụng có tốt không, hiện tại và quá khứ có nợ xấu không để làm thước đo đánh giá độ tín nhiệm của người vay.
Nợ xấu là các khoản vay quá hạn không trả bao gồm cả gốc lẫn lãi. Những khoản vay trả quá hạn hay những khoản vay không muốn trả hay cố tình không trả đều được quy vào là đang có nợ xấu.
Phân loại nợ xấu trên CIC:
Nhóm 2: Nợ cần chú ý, nợ quá hạn từ 10 – 30 ngày
Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn, nợ quá hạn từ 30 – dưới 90 ngày
Nhóm 4: Nợ có nghi ngờ, nợ quá hạn từ 90 – dưới 180 ngày
Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn, nợ quá hạn trên 180 ngày
Nợ xấu có được vay không
Trước khi ngân hàng xét duyệt hồ sơ vay thì đều tiến hành kiểm tra chi tiết lịch sử tín dụng của bạn trên CIC, nếu như thông báo nhận về là có nợ xấu và chi tiết nợ xấu thuộc loại nào thì nguy cơ không được vay lên đến 90%. Ngân hàng cho vay khá khắt khe trong việc nợ xấu, dù là nợ xấu nhóm 1 hay nhóm 5 thì đều bị từ chối bởi đánh giá độ tín nhiệm của mọi người là bằng 0, tuy nhiên vẫn có một số ngân hàng có cho vay nhưng chủ yếu là vay thế chấp.
Còn đối với các khoản vay tại các công ty tài chính thì có thể, một số công ty tài chính cho vay online vẫn hỗ trợ cho vay khi có nợ xấu nhưng chỉ áp dụng cho những ai bị nợ xấu nhóm 1 hoặc nhóm 2. Dù cho vay nhưng đơn vị cho vay vẫn cần rất nhiều điều kiện khác để bù lại, có thể vay khi có nợ xấu thì hạn mức vay sẽ thấp hơn, lãi suất vay cao hơn bình thường.
Vậy nên khi bạn vướng nợ xấu thì có thể vay được hoặc không nhưng đa phần khi bị nợ xấu nhóm 1, 2 vẫn có thể châm chước được nếu như khoản nợ đó đã được thanh toán còn nợ xấu nhớm 3, 4,5 thì đa số không có đơn vị nào cho vay cả. Với những ai có nợ quá hạn 10 triệu không lưu giữ trên CIC kể từ 2013 nên có thể vay vốn được còn với khoản trên 10 triệu chỉ châm chước cho những khách hàng có nợ xấu do nguyên nhân khách quan hoặc không đủ năng lực tài chính trả nợ vào thời điểm tất toán.
👉Xem Ngay Tổng hợp Ngân hàng Nào Hỗ Trợ NỢ XẤU nhóm 2-5 đều có khả năng được vay!👈🏻
Cách kiểm tra nợ xấu bằng CMND trên CIC
Có nhiều người không đi vay ở đâu mà đến khi làm giấy tờ vay vốn thì không được chấp nhận do dính nợ xấu. Không biết mình có bị nợ xấu hay không thì sau đây infofinance sẽ tổng hợp với các bạn các cách kiểm tra có bị nợ xấu hay không?
Đăng ký tài khoản CIC kiểm tra nợ xấu
Nếu bạn không biết mình có đang bị nợ xấu hay không thì rất đơn giản mọi người chỉ cần đăng ký cho mình một tài khoản trên kênh CIC online là có thể tra cứu nhanh:
Đầu tiên truy cập vào website: cic.org.vn
Tiếp đó, trên giao diện trang chủ website chọn vào ” Khai thác nhu cầu vay” ở gốc phải màn hình.
Tiếp đó chọn vào ” Đăng ký” và điền thông tin cá nhân theo mẫu dưới
+ Đối tượng: Tích chọn vào cá nhân
+ Thông tin cá nhân: Họ tên, CMND, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, email cần điền chính xác của bản
+ Tải 1 file ảnh CMND 2 mặt lên trên hệ thống
+ kèm các giấy tờ khác
Sau đó thiết lập mật khẩu đăng nhập ở phía dưới
Tiếp đến mọi người nhấn tiếp tục và có yêu cầu nhập mã xác thực là được
Như vậy là mọi người hoàn thành việc đăng ký.
Cách kiểm tra nợ xấu cá nhân bằng CMND
Nếu bạn đã có tài khoản trên CIC thì việc kiểm tra dễ dàng hơn:
Đầu tiên sau 1 ngày làm việc đã tiếp nhận thông tin của bạn sẽ có nhân viên bên CIC gọi điện để hỗ trợ và xác nhận lại thông tin.
Sau đó bên CIC sẽ gửi mail về tình trạng nợ xấu của mọi người trên CIC như thế nào ( email mà bạn đã đăng ký với CIC ban đầu)
Nếu bạn muốn tự mình kiểm tra nợ xấu trên CIC website thì thực hiện như sau:
Đăng nhập vào tài khoản CIC của mình trên website tại menu ” Khai tác báo cáo”
Sau đó thực hiện chọn ” Mua báo cáo”
Tiếp theo đó là thanh toán phí mua và có 2 trường hợp đó là
+ Mua miễn phí thì mọi người chỉ cần chọn vào xác nhận mã OTP sau đó có thể xem được
+ Nếu là chọn báo có có phí thì cần chọn vào phương thức thanh toán mới có thể xem được
Cách kiểm tra nợ xấu trên CIC bằng điện thoại
Thực ra việc kiểm tra nợ xấu cá nhân không hề đơn giản như mọi người nghĩ, hiện nay mọi người có nghe thông tin về app hỗ trợ của CIC trên điện thoại androi và iOs và nhiều người đã tiến hành thử nghiệm bằng cách tải app về và đăng ký hồ sơ pháp lý nhưng cuối cùng lại không thể dùng.
Nhiều trường hợp tải app về chỉ đăng nhập nhập được 1 lần còn sau đó thì không thể dùng nhưng lại có một số thì có thể dùng. Vậy nên mọi người cũng không nên quá tin tưởng vào app này khiến mất nhiều thời gian, ngoài ra còn có nhiều người cho rằng app chỉ đơn thuần là hỗ trợ vay vốn chứ không hỗ trợ kiểm tra nợ xấu, vậy nên mọi người có thể thử cách này xem sao.
Đang ký tài khoản sau khi tải app về điện thoại
Chọn vào menu ” Báo cáo khai thác”
Chọn vào báo cáo cần xem, nếu miễn phí thì chỉ cần xác nhận OTP là được còn nếu có phí thì cần trả phí trước. Tương tự như cách kiểm tra nợ xấu cá nhân trên CIC website vậy.
Cách kiểm tra nợ xấu bằng CMND
Kiểm tra nợ xấu cá nhân trên CIC ở ngân hàng
Nhân viên ngân hàng mới có quyền gửi yêu cầu để kiểm tra nợ xấu cá nhân trên CIC còn những người bình thường rất khó để tạo tài khoản trên hệ thống CIC. Nếu như bạn có người thân ở ngân hàng thì có thể nhờ họ kiểm tra hoặc đăng ký 1 khoản vay ở ngân hàng hoặc công ty tài chính để nhân viên ngân hàng kiểm tra, nếu được thì họ sẽ báo vay còn nếu có nợ xấu thì sẽ báo có nợ xấu không thể vay còn nếu bình thường mọi người đến trực tiếp nhờ thì không có nhân viên ngân hàng nào hỗ trợ đâu.
Việc kiểm tra mình có bị nợ xấu hay không trên CIC của ngân hàng luôn chi tiết hơn công ty tài chính, nhân viên công ty tài chính cũng có thể kiểm tra nợ xấu cá nhân nhưng nếu bạn bỏ tiền nhiều thì mới có kết quả nợ xấu chi tiết.
Dịch vụ kiểm tra nợ xấu
Khi khách hàng tìm đủ mọi cách mà vẫn không tra được CIC thì sẽ tìm đến dịch vụ kiểm tra nợ xấu với trả phí. Tuy nhiên, hiện chưa có tổ chức, cá nhân nào chính thống về dịch vụ này.
Phí: 50-100k/lần check
Lời khuyên: infoFinance khuyên bạn không quá tin vào các dịch vụ này, nếu có chăng thì nên lựa chọn nơi nào quen biết. Để lịch sử CIC của bạn chính xác mà lại không mất tiền oan.
Sự thật về dịch vụ xóa nợ xấu trên CIC
Nhưng thực ra không phải như vậy, sau khi nhận tiền của người khác họ lại biến mất không dấu vết hoặc tìm cách thoái thác như tài khoản của bạn không kiểm tra được vì bị các cơ quản lý…Và sự thật có xóa được hay không? Câu trả lời cho mọi người là có thể xóa nhưng phai đảm bảo:
Bạn đã thanh toán khoản nợ xấu đó với bên cho vay, một thời gian sau theo định kỳ thì CIC sẽ rà soát lại và loại mọi người ra khỏi tình trạng nợ xấu đó.
Nợ xấu chỉ có thể do nhân viên của CIC thực hiện lưu trữ và xóa và việc xóa phải do nhân viên bên cho vay cập nhật hồ sơ.
Vậy nên mọi người thử nghĩ xem là có bên cho vay nào lại đi hủy xóa khoản vay trong khi người vay vốn chưa trả không. Vậy nên không nên tin vào bất kỳ thông tin hay lời giới thiệu dịch vụ xóa nợ xấu nào hiện nay.
Kiểm tra nợ xấu bằng CMND có mất phí không
Nợ xấu, chấm điểm tín dụng sau khi được gửi yêu cầu kiểm tra đến CIC thì thông tin được gửi về mail đăng ký và tùy vào yêu cầu thì CIC sẽ cung cấp một cách chi tiết hay sơ khai. Với những công ty tài chính thì họ sẽ kiểm tra một cách sơ khai là hiện tại có nợ xấu hay không còn trước đó có hay không thì không cần thiết bởi vì vậy mà việc vay vốn khi có nợ xấu ở các công ty tài chính sẽ nhanh gọn và ít tốn kém hơn.
Còn đối với ngân hàng thì dịch vụ này thườn tốn 200 – 300k và thông tin nợ xấu được kiểm tra và thông báo một cách chi tiết cho dù khoản nợ đó cách đây khá lâu 2 -3 năm về trước. Dịch vụ kiểm tra nợ xấu của ngân hàng là có tốn phí, nhưng phí bao nhiêu thì tùy thuộc vào mỗi ngân hàng.
Làm thế nào để vay vốn khi bị nợ xấu
Việc vay vốn khi có nợ xấu là vô cùng khó khăn, bởi vậy khi vay mọi người cần có trách nhiệm kiểm trả nợ dù khoản vay đó nhiều hay ít vì bên ngân hàng họ không quan tâm là vay nhiều hay ít mà chỉ quan tâm là người vay có điểm tín dụng như thế nào trên CIC mà thôi.
Nhưng khi có nợ xấu mọi người vẫn có thể chọn vay các đơn vị tài chính online như Doctor đồng, Tamo, Robocash, Cashwagon, Money Cat, Vamo, Ví Tò Mò, Senmo…nhưng những khoản vay ở đây hạn mức chỉ dưới 10 triệu và vay lần đầu thì khoảng dưới 4 triệu. Mọi người cũng cần lưu ý khi có nợ xấu thì việc vay vốn trả góp mua hàng ở các cửa hàng như Thế giới di động, Điện máy xanh, địa lý Honda…đều không được chấp nhận vì thực ra các khoản vay đó đều đến từ các công ty như Fecredit, Home Credit…mà các đơn vị này không chấp nhận khi vay có nợ xấu.
Cách để xóa nợ xấu tốt nhất đó chính là mọi người nhanh chóng xóa khoản nợ quá hạn tại nơi mình vay cả gốc lẫn lãi, sau đó xin giấy xác nhận đã thanh toán nợ xấu ở đơn vị đó đến gửi cho ngân hàng để vay vốn, vì chỉ cần mọi người thanh toán thì định kỳ mỗi tháng CIC sẽ tiến hành cập nhật tình hình tín dụng theo như bên đơn vị cho vay cung cấp.
Nợ xấu trên CIC bao lâu mới bị xóa
Nợ xấu thực sự ảnh hưởng quá nhiều đến các khoản vay trong tương lai sau này, bản thân người đi vay nên hiểu rõ vấn đề này để không tìm cách trốn nợ.
Thời gian xóa nợ xấu trên CIC:
Nhóm 1 : Có thể xem xét xóa ngay sau khi thanh toán
Nhóm 2 : Sau 12 tháng
Nhóm 3 : thời gian 5 năm
Nhóm 4: Thời gian 5 năm
Nhóm 5: Thời gian 5 năm
Đối với khoản vay dưới 10 triệu thì nên thanh toán ngay lập tức, vì theo quy định thì những khoản vay dưới 10 triệu sẽ không được lưu giữ thông tin trên CIC nên chỉ cần mọi người thanh toán xong là không có nợ xấu, nhưng người vay gấp không cần lo lắng về nợ xấu. Còn những khoản vay trên 10 triệu đồng nên tất toán ngay lập tức để có khả năng vay vốn lại, đối với những khách hàng nợ xấu do lý do chủ khách quan, không đủ năng lực vẫn có thể xem xét được vay.