Top 7 # Xem Nhiều Nhất Con Dấu Tròn Của Doanh Nghiệp Có Ý Nghĩa Như Thế Nào Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Shareheartbeat.com

Dấu Tròn Và Dấu Vuông Của Doanh Nghiệp Có Giá Trị Như Thế Nào?

Con dấu tròn và dấu vuông là 2 loại con dấu chúng ta thường thấy trong các doanh nghiệp. Vậy chúng ta sẽ cùng tìm hiểu dấu tròn và dấu vuông khác nhau thế nào về giá trị như thế nào?

Con dấu trong doanh nghiệp có giá trị pháp lý ra sao ?

Mỗi doanh nghiệp đều có con dấu riêng và con dấu là tài sản của doanh nghiệp. Con dấu doanh nghiệp không trùng lặp để phân biệt giữa các doanh nghiệp với nhau.

Con dấu thể hiện vị trí pháp lý đồng thời khẳng định giá trị pháp lý của các văn bản, giấy tờ do doanh nghiệp ban hành.

Tuy nhiên, giá trị pháp lý của con dấu trong doanh nghiệp hiện nay đã không còn rõ nét như trước, theo Điều 44 Luật Doanh nghiệp năm 2014, doanh nghiệp được quyền quyết định số lượng con dấu.

Theo đó, doanh nghiệp có thể có nhiều con dấu, không quy định bắt buộc chỉ được sử dụng một con dấu như trước, do đó, con dấu không còn vị trí “độc tôn”.

Giá trị của dấu tròn và dấu vuông khác nhau thế nào?

Trước khi Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực (ngày 01/7/2015):

Việc sử dụng con dấu được thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 và các văn bản hướng dẫn Luật này.

Cụ thể, theo Điều 6 Nghị định 58/2001/NĐ-CP, mỗi doanh nghiệp chỉ được sử dụng một con dấu, nếu cần có thêm con dấu thì phải được sự đồng ý của bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền đồng thời phải có ký hiệu riêng để phân biệt với con dấu trước.

Sau khi khắc xong con dấu phải đăng ký mẫu dấu tại cơ quan công an, nộp lệ phí và chỉ được sử dụng con dấu khi đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu. Khi bắt đầu sử dụng cần thông báo giới thiệu mẫu con dấu.

Con dấu doanh nghiệp bắt buộc phải có hình tròn và thống nhất dùng mực đỏ. Do đó, chỉ con dấu tròn mới có giá trị trong các hoạt động của doanh nghiệp.

Sau khi Luật Doanh nghiệp năm 2014 có hiệu lực (ngày 01/7/2015):

Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau:

Việc quản lý, sử dụng, lưu giữ con dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty. Theo đó, Điều lệ hoặc Quyết định về con dấu của doanh nghiệp phải bao gồm:

Mẫu con dấu: Hình thức, kích cỡ, nội dung, màu mực dấu;

Số lượng con dấu;

Quy định về quản lý và sử dụng con dấu.

Mẫu con dấu doanh nghiệp có thể có hình tròn, hình đa giác… Tuy nhiên mỗi doanh nghiệp sẽ có 01 mẫu con dấu thống nhất về nội dung, hình thức và kích thước.

Căn cứ: Điều 12 Nghị định 96/2015/NĐ-CP

Như vậy, con dấu doanh nghiệp dù có là dấu tròn hay dấu vuông đều có giá trị pháp lý khi doanh nghiệp thông báo mẫu con dấu tới Phòng Đăng ký kinh doanh để công bố trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Vì vậy, con dấu tròn và dấu vuông đều có giá trị pháp lý ngang nhau khi được doanh nghiệp thông báo mẫu dấu.

Hậu Nguyễn/ chúng tôi

Ý Nghĩa Của Con Dấu Doanh Nghiệp

Các bạn đã được biết đến con dấu doanh nghiệp? Vậy các bạn đã biết được con dấu doanh nghiệp là gì, ý nghĩa của con dấu doanh nghiệp là gì và địa chỉ khắc dấu doanh nghiệp giá rẻ ở đâu?

Luật doanh nghiệp 2014 có hiệu lực 1/7/2015 đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp được tự quyết định về việc khắc dấu doanh nghiệp, số lượng hình thức của con dấu doanh nghiệp, qua đó doanh nghiệp có thể tự đăng ký khắc dấu ở bất kỳ cơ sở khắc dấu nào.

Con dấu doanh nghiệp là gì? Vai trò của khắc dấu đối với doanh nghiệp

Con dấu doanh nghiệp là dấu hiệu đặc biệt, không trùng lặp, nhằm phân biệt giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác.

Có thể nói, con dấu là một trong những tài sản quý giá của doanh nghiệp, bởi theo tập quán giao dịch các văn bản, hợp đồng của doanh nghiệp chỉ có giá trị pháp lý khi nó được đóng dấu.

Theo luật thì doanh nghiệp được quyền đăng ký khắc dấu và quyết định số lượng con dấu (nghĩa là doanh nghiệp có quyền có nhiều hơn 01 con dấu), tuy nhiên con dấu doanh nghiệp vẫn phải đáp ứng đủ các tiêu chí về tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp.

Vậy khắc dấu của doanh nghiệp là dấu tròn hay dấu vuông? Dấu nào có hiệu lực pháp lý đại diện cho doanh nghiệp

Theo Điều 12 nghị định 96/2015 hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp thì Mẫu con dấu doanh nghiệp được thể hiện dưới một hình thức cụ thể (hình tròn, hình đa giác hoặc hình dạng khác). Mỗi doanh nghiệp có một mẫu con dấu thống nhất về nội dung, hình thức và kích thước.

Như vậy con dấu doanh nghiệp dù là con dấu tròn hoặc con dấu vuông con dấu nào được doanh nghiệp lựa chọn làm thủ tục thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thì con dấu đó có hiệu lực pháp lý.

Khắc dấu Khởi Nguyên chuyên các dịch vụ khắc dấu chuyên nghiệp:

– Khắc dấu chức danh

– Khắc dấu tên,khắc dấu chữ ký

– Khắc dấu liền mực

– Khắc dấu đồng, khắc dấu nổi

– Khắc dấu pháp lý, Khắc dấu kính biếu

– Khắc dấu ngày tháng năm, khắc dấu bản sao

– Khắc dấu mã số thuế, khắc dấu sao y bản chính

– Khắc dấu đã chi, đã thu, bán hàng qua điện thoại

– Khắc dấu theo yêu cầu, khắc dấu lấy ngay…

– Khắc dấu hoàn công

– Khắc dấu giá rẻ

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết:

CÔNG TY KHẮC DẤU KHỞI NGUYÊN Ðịa chỉ: Số 22B, Ngõ 166 đường Trần Duy Hưng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội Hotline: 0975 940 515 – 0987 024 666 – 0902 201 833 Tel: 0243 9199 666 Email: khacdaukhoinguyen123@gmail.com Website: chúng tôi

Sự Khác Biệt Giữa Con Dấu Tròn Và Con Dấu Vuông Như Thế Nào?

Mỗi con dấu đều thể hiện giá trị pháp lý đối với các loại giấy tờ, văn bản của một tổ chức, cơ quan nào đó. Đây là dấu hiệu đặc biệt, đặc trưng cho mỗi doanh nghiệp và không có sự trùng lặp con dấu.

Dấu tròn là gì?

Mỗi doanh nghiệp đều có con dấu hình tròn để thể hiện giá trị pháp lý trên các loại giấy tờ và khẳng định giá trị pháp lý do chính doanh nghiệp đó phát hành. Đây là con dấu mang ý nghĩa pháp nhân và phải được đăng ký tại cơ quan công an, khi được cấp giấy chứng nhận thì con dấu mới được sử dụng và phát huy hiệu lực.

Từ ngày 01/07/2015, theo Luật doanh nghiệp 2014 về việc sử dụng con dấu thì hình thức và số lượng con dấu sẽ do doanh nghiệp quy định nhưng phải đảm bảo đầy đủ tên doanh nghiệp và mã số của doanh nghiệp.

Dấu vuông là gì?

Dấu hình vuông đặc trưng cho các loại như dấu chức danh, dấu logo của công ty hay dấu mã số thuế. Những loại dấu này đều có giá trị pháp lý khi doanh nghiệp đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải lên cổng thông tin quốc gia về đăng ký của doanh nghiệp đó. Ngoài ra, dấu hình vuông còn được ban hành trong nội bộ kinh doanh không chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước.

Sự khác biệt giữa dấu tròn và dấu vuông là gì?

Theo Luật doanh nghiệp 2014 có hiệu lực về việc sử dụng con dấu doanh nghiệp thì giữa con dấu tròn và con dấu vuông đều có giá trị pháp lý như nhau. Về việc quản lý và sử dụng con dấu sẽ phải tuân thủ theo quy định của doanh nghiệp đó. So với những quy định trong văn bản trước kia thì con dấu trong doanh nghiệp bắt buộc là con dấu tròn và mẫu dấu phải tuân thủ theo quy định của pháp luật mới có hiệu lực pháp lý.

Theo Luật doanh nghiệp 2014 thì về hình thức, nội dung và số lượng con dấu đều do doanh nghiệp tự quyết định. Tuy nhiên, các con dấu đều phải đảm bảo đầy đủ các nội dung như tên doanh nghiệp, địa chỉ doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp. Về quy định mẫu dấu của doanh nghiệp không nhất thiết phải là hình tròn mà có thể dưới nhiều hình thức khác như hình đa giác, hình vuông, các hình dạng khác, …. Chính vì thế, giữa con dấu vuông và dấu tròn đều có giá trị pháp lý như nhau.

Lưu ý về việc quản lý và sử dụng con dấu cho doanh nghiệp

1. Trường hợp doanh nghiệp vẫn tiếp tục sử dụng con dấu đã được cấp giấy chứng nhận thì không cần phải thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký. Đối với trường hợp làm thêm con dấu hoặc thay đổi mực dấu thì phải thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký. Cả 2 trường hợp này thì chỉ có con dấu hình tròn mới có giá trị pháp lý.

2. Trường hợp doanh nghiệp muốn làm mới con dấu thì theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp phải nộp lại dấu cũ và giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu tại cơ quan công an. Đối với trường hợp này thì con dấu mới là con dấu tròn hay vuông đều có giá trị pháp lý như nhau.

3. Trường hợp doanh nghiệp bị mất con dấu hoặc mất giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu thì doanh nghiệp sẽ được cấp con dấu theo quy định mới. Đồng thời, doanh nghiệp phải thông báo tình trạng mất này với cơ quan công an đã cấp giấy chứng nhận mẫu dấu. Đối với trường hợp này con dấu mới được làm là dấu tròn hay dấu vuông đều có giá trị pháp lý như nhau.

Nếu bạn muốn khắc dấu thì hãy lựa chọn ngay GTGT Việt Nam. GTGT Việt Nam có đầu tư hệ thống máy khắc dấu hiện đại và đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao đầy nhiệt huyết.

Con Dấu Của Doanh Nghiệp Được Quy Định Khá Đầy Đủ Tại Luật Doanh Nghiệp 2005. Ý Nghĩa Của Quy Định Này Là Gì ?

Thực tế tranh chấp con dấu của doanh nghiệp trong nội bộ doanh nghiệp đã xảy ra và đã có trường hợp bị cơ quan công an khởi tố về tội danh chiếm đoạt trái phép con dấu. Vì vậy, Luật Doanh nghiệp 2005 dành hẳn Điều 36 để quy định cụ thể về con dấu nhằm làm rõ giá trị pháp lý của con dấu của doanh nghiệp và giúp cho xã hội nhận thức đúng, tránh những hành vi xử lý con dấu gây thiệt hại cho doanh nghiệp.

Theo Luật Doanh nghiệp 2005 thì con dấu là tài sản của doanh nghiệp (không giống như con dấu của cơ quan công quyền) và trong trường hợp cần thiết, được sự đồng ý của cơ quan cấp dấu, doanh nghiệp có thể có con dấu thứ hai. Quy định này nhằm đáp ứng cho thói quen sử dụng con dấu tại Việt Nam.

Một số nước trên thế giới cho phép doanh nghiệp tự thiết kế con dấu và đăng ký với cơ quan công quyền để làm dấu hiệu nhận dạng riêng không trùng lặp với doanh nghiệp khác, còn chữ ký mới là dấu hiệu quan trọng nhất để nhận dạng người giao dịch đúng thẩm quyền.

Khi hợp đồng được mang đến cơ quan nhà nước Việt Nam chứng thực, rắc rối đã xảy ra. Cán bộ ta quá ngỡ ngàng khi thấy con dấu của công ty Nhật không phải là mực đỏ, không phải hình tròn 36 ly như Việt Nam mà chỉ nhỏ như đầu ngón tay, hoa văn loằng ngoằng. Mặc dù phía Nhật giải thích rõ cho cán bộ cơ quan nhà nước Việt Nam biết rằng dấu của họ do họ tự nghĩ ra, hình thù, màu sắc, mực in ra sao là do họ tự quyết định và dấu này chỉ có ý nghĩa phân biệt công ty họ với công ty khác, chính quyền Nhật không can thiệp vào chuyện này. Nhưng cán bộ của Việt Nam vẫn sợ không dám đóng dấu chứng thực hợp đồng và yêu công ty Nhật Bản phải đến cơ quan sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam xin xác nhận con dấu. Đại sứ quán Nhật Bản trả lời là họ không thể thực hiện được việc này. Thế là công ty Nhật Bản lại được yêu cầu xin giấy xác nhận con dấu của chính quyền Nhật Bản. Phía Nhật Bản thấy vậy liền chấm dứt hợp đồng liên doanh với phía Việt Nam vì họ nghĩ có mỗi chuyện con dấu mà còn rắc rối thế thì sau này làm ăn ở đây chắc là gặp rất nhiều khó khăn. Thế là chỉ vì chuyện con dấu mà doanh nghiệp Việt Nam phải chịu thiệt hại.

Con dấu của doanh nghiệp chỉ là một dấu hiệu nhận dạng doanh nghiệp để phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác; nhưng lâu nay người ta vẫn lầm lẫn cho nó là một biểu hiện pháp lý của doanh nghiệp. Thực tế là con dấu chỉ có tính xác thực chứ không có ý nghĩa pháp lý. Con dấu rất dễ bị làm giả và xét về tính xác thực thì nó là loại xác thực kém nhất nếu so với chữ ký, vân tay, con ngươi, ADN.

Theo Luật gia:Cao Bá Khoát và Luật sư: Trần Hữu Huỳnh.