Top 11 # Xem Nhiều Nhất Có Nên Về Việt Nam Sống Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Shareheartbeat.com

Có Nên Về Việt Nam Sống Hay Không ?

Một người Việt cao niên đã viết về VN hiện tại. Ai có ý định về VN sống hưu, xin đọc bài này.

Cách đây 12 năm, lúc tôi được 49 tuổi, đã xa đất nước VN được 24 năm, khi nghe tin chính phủ Cộng sản đổi mới chính sách, quên hết hận thù, gọi “Việt kiều” ngoại là khúc ruột ngàn dặm, bỏ qua quá khứ, hướng về tương lai, đoàn kết một nhà (!)…Lúc đó tôi cũng như rất nhiều người Việt tha hương so sánh một vài điều về tài chánh, về vật giá, về tình ruột thịt, bà con giữa xứ Mỹ và xứ mình, nên cũng rất là “hồ hỡi”…nhưng quên đi mất nhiều chi tiết quan trọng mà mình ở đất Mỹ không thấy được những cái sự việc khác rất thực tế đang xảy ra ở VN. Sau 2 lần về thăm lại VN năm 2000 và năm 2007 cùng với nhiều tin tức về vô số vấn đề …nhưng chỉ ghi nhận trung thực trong 10 vấn đề nêu trên thì thấy phần lớn là xấu, nhất là vấn đề y tế, an ninh, luật pháp, nên: Tôi đã bỏ hẳn ý định về VN để nghỉ hưu.

Đến ngày hôm nay, tôi vẫn còn biết có người bạn cùng khóa 23 ở bên Mỹ nhưng đang có vợ ở VN , một người bạn ở Texas cũng dự tính về VN để dưỡng gìà, một bạn “Việt kiều” rất già có vợ trẻ, cứ sáu tháng ở VN, vài tuần về Mỹ… Một số “Việt kiều” dự tính về VN để sống luôn …Số còn lại mấy chục năm trước họ nhớ VN tha thiết, nhớ quay quắt, nói có về VN sống thì “ăn đất, ăn cát cũng chịu” … sau đó họ về xây vài ba căn nhà ở VN. Bây giờ đa số họ không còn có cái tình cảm “nóng sốt” như những ngày xưa, bắt đầu âm thầm bán dần tài sản nhà cửa ở VN và chỉ về VN thăm viếng mà thôi, và quyết định sẽ chết ở Mỹ…

Tôi không dám nói nhiều vì cũng ngại các người bạn nầy sẽ ghét mình, thành thử cứ để thời gian và thực tế sẽ phơi bày trắng đen, biết đâu họ lại sống được như những người khác, làm bạn với “Công-an hiền lành, thương dân” …vì thế tôi cố gắng thật khách quan khi viết bài nầy, nhưng có thể còn rất nhiều thiếu sót, nếu vô tình đụng chạm thì xin người đọc miển thứ cho và chỉ giáo thêm trong tinh thần xây dựng.

1. Tài chánh: Không có gì khó khăn khi so sánh lợi tức ở Mỹ hay ở ngoại quốc đối với lợi tức đầu người ở VN. Về VN sống thì có người giúp việc, có người nấu ăn, tiền hưu bổng xài cả đời không hết ….

Trước năm 2010 có thể nói rằng vật giá ở VN còn rẻ so với ngoại quốc, nhưng bây giờ thì..! Anh Thu ở xóm tôi mới về VN, trở qua Mỹ đầu tháng 4/2011 nói rằng vật giá ở VN bây giờ rất cao, thí dụ: một tô mì vit tiềm trong một tiệm ăn trung bình giá khoảng 75.000 VN, tức khoảng 3 đô la rưởi…ăn một tô phở ở một tiệm tương đối sạch sẽ không có người ăn xin đứng chờ với hai bàn tay cùi hay ghẻ lỡ thì cũng xấp xỉ 4, 5 đô.!!

2. Tình người: Nếu “Việt kiều” về thăm viếng một thời gian ngắn thì thấy ai ai cũng đối xử với mình trong tình cảm đậm đà thân thiện hết. Người VN mình tình cảm đậm đà nhưng không dễ gì bị “người dưng nước lã” gạt, nhưng đau nhất trên đời là bị thân nhân bà con ruột thịt của mình gạt ngon ơ đau đớn lắm!

Cô Nữ, Chị Hà người Tuy Hòa, về VN xây nhà, lựa mấy đứa cháu ngoan hiền đứng tên. Một thời gian sau chúng nó đem cầm sổ ĐỎ phải bỏ tiền ra chuộc tức muốn ói máu…

Vợ chồng ông Điều, dân Quảng Bình di cư, bị cô em vợ sang đoạt hết mấy căn nhà ở VN tức muốn đứng tim …

Dì dượng bên bà xã của tôi ở San Diego, về VN cưới thằng chồng VN cho con gái bên Mỹ, sang đây cao thủ đánh cắp hơn USD 60.000, ông bà tức quá, bây giờ chỉ cầu xin Chúa và Đức Mẹ mà thôi…

Ngày 18-4-2011, trên Việt báo online tình mẹ con bà cháu ruột thịt tiêu tan chỉ vì tranh dành mảnh đất ở Thủ Thiêm …Cũng trên tờ Vietbao online, mục blog chuyện thật “Bà già ngu” bỏ tiền xây nhà ở VN, không ngờ mấy đứa em đem bán sạch, ở Mỹ một ổ bánh mì mà không có tiền mua, đấm ngực kêu trời …

Còn nhiều lắm chỉ toàn là những trường hợp bị những người ruột thịt của mình gạt gẩm mà thôi chúng tôi cũng nói “Không biết mấy người bất lương đó ra sao, chứ anh hay chị hay cháu, hay (…) của tôi không như tụi đó đâu, gia đình tôi gia giáo, lễ nghĩa không lẽ họ dứt tình ruột thịt hay sao ….. Xin thưa rằng những người bị gạt là những người trong đầu đã có sạn, những con cáo già, không dễ có người xa lạ nào gạt được họ đâu, nhưng mọi người nên nhớ là sau vài chục năm xa cách Cộng Sản đã biến cải người dân, những người ruột thịt của mình thành những tay cao thủ “những quái chiêu lường gạt”!! “Việt kiều” bây giờ đối với khúc ruột ngàn dậm là những con cừu non mà thôi.

3. Con cháu: Người già ở ngoại quốc thì nhớ VN, còn về VN thì lại nhớ con cháu ở ngoại quốc. Anh Tư, chị Gẫm mê xóm Bóng, Nha Trang, 12 năm về trước nhất định về già sẽ về VN để sống, có nghèo cũng chịu. Bây giờ có 3 đứa cháu ngoại, 4 đứa cháu nội, tất cả đều ở Mỹ,…thương quá xá, xa một ngày cũng nhớ, thành ra cũng là một lý do bỏ luôn cái vụ việc về VN để ở …

Tôi có quen với một người bạn trẻ trên dưới 50 tuổi dự trù tương lai sẽ về VN về vùng quê để dưỡng già. “Người ta sống được thì mình sống được …” nhưng người bạn đó chưa nghĩ tới đứa con trai một của mình ở bên Mỹ mà vợ chồng cưng nhất trên đời, nếu họ có vài đứa cháu nội không biết họ có dứt khoát bỏ con cháu bên Mỹ nầy mà về VN ở luôn hay không, chưa kể còn nhiều vấn đề khác nữa như vấn đề sức khỏe, an ninh …

4. Thời tiết : Quá nóng ở VN so với nơi cư ngụ của mình ở Mỹ. Bà mẹ của người bạn trong sở , tuổi gần 80, mấy năm về trước lúc nào cũng đòi về VN để sống. Mùa Đông năm 2010 bà về thăm VN để sửa sọan về ở luôn, tôi gặp bà trở về Mỹ…Bà bảo tôi rằng sẽ chết ở bên Mỹ, không về VN nữa…Hỏi mãi bà chỉ hé ra một chi tiết nhỏ thôi: “trời quá nóng, chịu không nổi…”.

5. Thức ăn: Đồ ăn có thể ngon miệng hơn, rẻ tiền hơn …Gần đây tin tức hàng ngày thực phẩm ở VN đầy ngập những chất độc trong thức ăn khỏi cần thí dụ…

6. Y tế: Ở VN tiền thuốc thang bệnh viện quá rẻ so với nước Mỹ nhưng kỹ thuật, vệ sinh thì quá tồi tệ…(trừ việc đi trồng răng. Trồng răng bên VN rất rẻ…khoảng USD 100/cái so với Mỹ khoảng USD 1.000/cái). Nhưng anh Tư, chị Gẫm về VN bị bệnh, trong lúc chờ mổ ở Nha Trang thấy ông bác sĩ còn bận đồ ngủ pyjama, mổ bệnh nhân dao kéo mổ xẻ máu me đầy chậu, ruồi nhặng bu đầy, dùng nước lạnh trong vòi rửa xong mổ tiếp cho bệnh nhân thứ hai !…

Tôi về VN lần đầu, chỉ có 3 tuần thôi mà bị hai thứ bệnh : tiêu chảy vì ăn cây kem và ho vì ngủ dưới bốn cây quạt trần chúng tôi bị bệnh thì việc đầu tiên là tôi muốn bay trở về Mỹ lập tức vi thuốc ở VN không trị nổi. Rất nhiều người già về VN chơi bị bệnh, con cháu gởi phi cơ cho họ trở về Mỹ liền ngay, như những người còn trẻ cũng đổi vé phi cơ trở về Mỹ khi biết bệnh của mình hơi bị nặng …

7. An ninh: Quá tệ, cướp giật ở thành thị, trộm cướp ở thôn quê.

Cô em vợ vượt biên lúc 14 tuổi, sang Pháp lập gia đình, về VN thăm lúc 34 tuổi cứ tưởng xã hội VN giống bên Pháp, bị cướp giựt xách tay ngay chợ Bến Thành, mất hết giấy tờ làm việc với Công An sợ quá bây giờ không dám về VN …

Cũng anh Tư, chị Gẫm mê xóm Bóng, Nha Trang, về xây nhà ở Thành, lúc về thăm VN bị trộm, bị cướp vài lần, nhà cửa giao cho đứa em xây bất hợp pháp, bây giờ cho không chánh quyền để đở tốn tiền thuê nhân công phá bỏ…

.8. Môi trường Từ không khí, nước sông, nước hồ ô nhiểm đầy bệnh truyền nhiểm như hepatitis, bệnh lao, bệnh lãi …

Nếu sống ở ngoại quốc với những điều kiện vệ sinh khi đã quen thì về VN mà tính ở luôn thì thì cũng phải là một người không bao giờ sợ bệnh, không sợ dơ và thật sự thương xứ VN lắm đó …

9. Luật pháp: Luật rừng, hối lộ là qua được hết, làm ăn lớn mà chi không đủ thì cũng có ngày bỏ của chạy lấy người …Công an là vua, bỏ tù bất cứ ai chống chế độ một cách hợp pháp, ai ai cũng biết chẳng cần thí dụ …

10. Chính trị: Quá tệ đảng CS tàn ác độc tôn, bỏ tù thủ tiêu những người yêu đất nước, thương dân tộc, nói ra sự thật, kể cả những đảng viên lâu đời …Dân chúng sợ sệt, không có dân chủ , nếu sống quen ở nước tự do thì không biết có chịu nổi cảnh sống nầy hay không… Chắc ai cũng biết, không cần thí dụ …

Để kết luận, tôi mượn lời của ông Khánh Hưng: “Ở trên trái đất nầy, không hề có thiên đàng. Điều mà anh và tôi tìm kiếm không phải là một xã hội hoàn hảo, mà là một xã hội ít có sự bất công hơn, ít có sự lừa dối hơn, và ít có cái xấu hơn. Trong ý nghĩa nầy, thì nước Mỹ là một mô hình tốt hơn vạn lần so với cái xã hội Việt Nam Cộng Sản, nơi mà sự ác, sự bất công, và sự lừa dối đang thống trị xã hội…”

Nói như nhà thơ Trần trung Đạo:

” Việt Nam nay để thương, để nhớ, chớ không phải để ở.. “ Tôi thấy cũng chẳng có gì để mà “phải thuơng phải nhớ” cả !

Nơi Đáng Sống Nhất Việt Nam

Mời bạn cùng xem Video để khám phá vùng đất mở cõi, vùng đất tâm linh Bà Rịa. Sau đó đọc bài viết của anh Võ Hùng về “Nơi đáng sống nhất Việt Nam”

NƠI ĐÁNG SỐNG NHẤT VIỆT NAM

Hơn 20 năm trước, ước mơ lớn nhất của tôi là trở nên giàu có và…thực sự có phải đó là ước mơ lớn nhất? Không, ước mơ thứ 2, cũng là ước mơ đúng nghĩa là được sống ở MỘT NƠI ĐÁNG SỐNG.

Có phải bạn cũng từng có một ước mơ về một nơi mà ta có thể sống như trong mơ chứ không chỉ có thành công, thành tựu và tiền?

Thế nhưng rồi tôi quên mất ước mơ lớn thứ 2, tôi quay cuồng trong thành công-thất bại rồi thất bại-thành công. Tôi chẳng mảy may nhớ gì đến ước mơ sâu thẳm nhất của mình. Làm thế nào ta có thể can đảm đi theo tiếng gọi đó khi mà ta đang bị chi phối bởi cái guồng quay xã hội tưởng có thể nghiền nát bất kì ai không may rơi vào đó. Ta bị ảo giác rằng phải ở những nơi đông đúc, phải ở những thành phố hạng nhất thì mới có cơ hội đổi đời, mới có thể với tới thành công tột bậc. Ta gọi đó là những thành phố của cơ hội.

Những thành phố kiểu như vậy trên toàn thế giới có một đặc điểm chung: cái gì cũng thiếu thốn!

Phải tạo ra cái cảm giác thiếu thốn cực độ đó thì mới có thể biến cả triệu người thành cỗ máy chỉ biết đến tranh đoạt, tích lũy, tham lam, sợ hãi và…không dám nghĩ đến bất kì cái gì to lớn, vĩ đại.

Sao ta có thể nghĩ đến cái gì khác to lớn vĩ đại khi mà ngay cả đi lại cũng phải tranh giành nhau?

Sao ta có thể nghĩ đến cái gì khác to lớn vĩ đại khi mà ngay cả không khí để thở cũng phải giành nhau?

Sao ta có thể nghĩ đến cái gì khác to lớn vĩ đại khi mà 1 mét vuông ở bất kì chỗ nào cũng phải giành nhau?

Và ngàn lẻ một thứ khác…

Tôi đã ở TPHCM từ năm 1999 cho đến năm 2017, tất cả tuổi trẻ đều ở đó. Nhưng tận sâu thẳm trái tim mình, tôi chưa bao giờ xem đó là quê nhà, là nơi mà dù đi bất kì đâu ta cũng sẽ muốn trở về.

Quê nhà là nơi sẽ cho chúng ta sức mạnh không tưởng, nâng đỡ chúng ta, nuôi dưỡng chúng ta trưởng thành theo ý nghĩa đúng đắn của trưởng thành cá nhân. Nơi đó, ta thực sự được sống!

Thật lạ đời là hiện nay ai cũng lao vào làm giàu, mà rất ít người lao vào tìm kiếm chất lượng sống!

Tôi tỉnh ra vào một ngày nào đó năm 2015, rồi chúng tôi cứ tìm kiếm, cứ tìm kiếm mãi một nơi mà chúng tôi gọi là Nhà. Năm 2017, tôi như bị một lực kéo vô hình nào đó kéo tôi về với Bà Rịa.

Điều bất ngờ lớn nhất với tôi khi lần đầu tiên đến Bà Rịa là đi uống cafe mà đến 3 lần…mới được uống! Người dân nơi đây hình như họ không…cần tiền. Quán xá, cửa hàng cứ tới giờ qui định là thông báo đóng cửa không phục vụ nữa. Một vài đứa em ở xa đến đây đã vô cùng kinh ngạc vì điều này!

Nhưng ẩn sâu bên dưới mảnh đất này là một cái gì đó lớn hơn nhiều, hơn bất kì điều phi thường nào khác trên hành tinh này. Nơi đây sẽ là khởi nguồn cho một điều gì đó mới cho toàn nhân loại, điều mà chúng tôi gọi là Thảo vọng.

Tôi chuyển hẳn về Bà Rịa vào đầu tháng 10/2017. Không một người quen, không một mối quan hệ nào. Có một điều đơn giản mà tôi cảm nhận được là tôi sẽ bắt đầu một hành trình mới với một con người mới. Dù phải xóa bỏ con người cũ của mình thì tôi cũng sẽ làm. Tôi nhất định sẽ dựng xây một cuộc sống có chất lượng và sẽ kêu gọi hàng ngàn người khác cùng làm như vậy! Tôi không còn cảm thấy mất tự tin hay sợ hãi dù đến vùng đất mới chỉ mỗi mình mình vì tôi biết khi ta bắt đầu nhìn thấy phẩm chất khác của cuộc sống, ta sẽ đủ mạnh mẽ để tiến bước, dù hiện tại không thể nhìn thấy điều gì chờ đợi mình phía trước.

Tôi đã đúng!

Hàng trăm bạn trẻ đã tới đây. Họ tới đây không phải để buôn bán bất động sản và phá hoại thành phố. Họ tới đây với một ước mơ hoàn toàn khác: biến nơi đây thành một Thánh Địa mới. Là nơi mà sẽ thắp lên một ngọn đuốc cho thứ mà tôi gọi là “Người Việt trỗi dậy”

Không có điều gì vĩ đại mà dễ dàng. Không có điều gì có giá trị thực sự mà không cần đến khảo nghiệm cho sự xứng đáng. Nhưng một khi trái tim ta bắt đầu đập rộn ràng theo tiếng gọi của những điều thiêng liêng thì ta sẽ đủ sức, chắc chắn chúng ta sẽ đủ sức cho hành trình mà sẽ biến mỗi chúng ta thành huyền thoại.

Giờ đây dù đi đâu, đi bất kì đâu tôi cũng chỉ muốn trở về nơi mà tôi gọi là Nhà – Bà Rịa!

Nếu điều này chạm đến ước mơ của bạn, hãy đến và cùng làm nên huyền thoại cho riêng bạn cùng chúng tôi.

– Võ Hùng –

Tôi Nên Về Việt Nam Hay Ở Lại Nhật Bản???

Tôi đã từng nói chuyện với nhiều Du học sinh đang học và đã tốt nghiệp tại Nhật Bản 1-2 năm về vấn đề việc làm tiếng Nhật. Đặc biệt các bạn Du học sinh năm 03 và năm cuối ở bển. Trong khi khá nhiều người chưa có một định hướng rõ ràng gì cho tương lai, vẫn rất thờ ơ với việc làm gì, ở đâu sau khi học xong, thì rất nhiều bạn đã ý thức rõ ràng để tìm hiểu cho mình một lĩnh vực mà mình hứng thú và tìm hiểu xem nó có cơ hội cho mình tại Nhật hay VN hay không.

Bản thân tôi ngày xưa không suy nghĩ được như vậy nên tôi rất khâm phục các bạn có chí hướng rõ ràng như vậy! Chắc chắn các bạn sẽ thành công!

Tuy nhiên, qua tiếp xúc với nhiều bạn tôi nhận thấy một câu hỏi mà đa phần Du học sinh hay tự hỏi bản thân rằng: “Nên quay về Việt Nam lập nghiệp hay ở lại Nhật Bản?” Có lẽ các bạn còn phân vân và tính toán xem nên về hay nên ở sao cho việc đó “tốt cho mình hơn”. Tôi xin thể hiện quan điểm cá nhân dưới góc độ Nhà tuyển dụng tư vấn cho các Ứng viên như sau:

Bạn nên ở lại Nhật Bản nếu:

1. Bạn nghĩ rằng tiếng Nhật của mình còn hơi kém, nếu về VN sợ chưa đủ năng lực để vào làm tại các công ty. Xin thông tin thực tế rằng ở Việt Nam (VN) các nhà tuyển dụng (NTD) đánh giá mức tương đương N2 là khá (7- 7.5/10 điểm) để quyết định tuyển dụng bạn, và mức này hiện tại rất dễ để tìm việc tại VN. Nếu bạn tự cảm nhận mình ở dưới mức N2 thì nên ở lại và chịu khó kiếm việc và học hỏi thêm.

2. Bạn chỉ đơn giản muốn được ở lại Nhật sống thêm một thời gian để thỏa mãn tình yêu của mình dành cho đất nước, con người và môi trường sống bên Nhật. Tức là làm gì cũng được, miễn là đủ sống và được ở lại Nhật. Tất nhiên khi chúng ta làm thì năng lực của chúng ta cũng được gia tăng.

3. Bạn muốn học hỏi cách làm của người Nhật ở bản xứ để rèn luyện năng lực và phong cách làm việc của mình. (Tôi nói rõ ở bản xứ vì cty Nhật sang VN cũng phải thay đổi theo hướng phù hợp với lao động và môi trường văn hóa làm việc ở VN). Việc này thật tuyệt vời! tôi chắc chắn nó sẽ giúp các bạn rất nhiều cho tương lai khi quay lại VN làm việc. Nhưng nên biết bao nhiêu là “đủ và dừng”để trở về LẬP SỰ NGHIỆP RIÊNG. Vì gần như cơ hội thăng tiến tại Nhật Bản rất ít cho lao động ngoài nước.

4. Bạn muốn tiết kiệm tiền nhiều hơn để lo cho tương lai khi về VN. Tiết kiệm này là nhờ chênh lệch về tỉ giá tiền giữa VN và JP. Ví dụ lương khoảng 18 – 20 man cho sv mới ra trường, ăn tiêu tiết kiệm chắc bạn vẫn để được 7 – 10 man. Nếu bạn về VN thì có thẻ tổng lương dc 7 – 10 man trừ chi phí, tiêu pha cũng chỉ tiết kiệm được khoảng 3-5 man. Vậy là ở lại Nhật chỉ làm cv đơn thuần và tiết kiệm bạn cũng sẽ hơn nếu về VN làm công ăn lương và tiết kiệm.

Bạn nên VỀ VIỆT NAM nếu:

1. Bạn cảm thấy mình đã trải nghiệm vừa đủ ở Nhật để trở về nước sum họp gia đình và xây dựng sự nghiệp cho mình. Thời gian sinh sống và học tập ở Nhật thế là đủ. Gia đình đang đợi mình về để đoàn tụ lâu dài sau mấy năm xa cách.

2. Bạn đủ tự tin về trình độ ngoại ngữ và kiến thức, trải nghiệm về JP học được tại Nhật có thể giúp bạn khẳng định năng lực của một du học sinh tại VN.

3. Bạn là một người biết tham vọng chính đáng: bạn mong muốn được khẳng định mình, được ghi nhận cụ thể bằng sự thăng tiến về vị trí trong công ty, điều mà bạn rất khó thực hiện nếu làm tại Nhật không đủ thâm niên.

4. Bạn muốn cải thiện thu nhập một cách “đáng kể” từ công việc của mình, đặc biệt từ các khoản thưởng lớn do năng lực và kết quả doanh thu bạn mang về cho công ty. Điều này rất khó tìm được ở các doanh nghiệp tại Nhật Bản, thậm chí cả các doanh nghiệp NB tại VN (thưởng thưởng mỗi năm giới hạn thưởng 2-3 tháng lương). Nhưng các công ty ngành dịch vụ và thương mại tại VN có thể chi cả hàng trăm triệu thậm chí hàng tỉ tiền thưởng cho bạn, nếu bạn mang về doanh thu cao cho công ty. Điều quan trọng là tìm một công ty cơ chế rõ ràng để đảm bảo giữ đúng cam kết với nhân viên. Để bạn được trả thù lao đúng, đủ và xứng đáng với công sức mình bỏ ra.

5. Bạn là người biết đánh giá đúng tình hình thị trường lao động tại Việt Nam, “nắm bắt kịp thời” các cơ hội phát triển sự nghiệp tại Việt Nam. Có nhiều anh chị về nước sớm, tập trung công tác và đã gặt hái được rất nhiều thành công, cả về thu nhập và vị trí công tác. Khẳng định và tạo lập cho mình một chỗ đứng vững chắc tại VN (có người mở kinh doanh riêng, có người đi làm thuê chuyên nghiệp). Việc nắm bắt cơ hội rất quan trọng, thị trường thì ngày càng khó khăn, du học sinh Nhật thì ngày càng nhiều, nếu bạn không nhanh chân nắm bắt cơ hội việc làm tại VN thì sẽ có người khác thay thế, càng ngày lập nghiệp càng khó khăn các bạn ạ!

Tôi rất vui vì đã có cơ hội kết nối với hàng ngàn bạn, qua đó làm cầu nối cơ hội nghề nghiệp cho hàng trăm anh chị em tiếng Nhật trong suốt thời gian qua, kỷ niệm vui buồn đều có, nhưng hạnh phúc nhất là được trò chuyện về nghề nghiệp với các bạn, và đâu đó chứng kiến sự phát triển nghề nghiệp và sự thành công của những người mình đã từng tư vấn hoặc trò chuyện về nghề!

Các bạn du học sinh và tu nghiệp sinh nếu có dự định về nước và cần thêm thông tin tư vấn thị trường nhu cầu nhân sự biết tiếng Nhật tại Việt Nam cứ liên lạc với chúng tôi! Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và cùng nhau chia sẻ!

@Hùng Ngô – Batimex

Giữ Quốc Tịch Mỹ Khi Sinh Sống Tại Việt Nam

Theo Luật Quốc tịch 2009 sửa đổi bổ sung 2014, Điều 23. Các trường hợp được trở lại quốc tịch Việt Nam:

1. Người đã mất quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 26 của Luật này có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì có thể được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

a) Xin hồi hương về Việt Nam;b) Có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam;c) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;d) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;đ) Thực hiện đầu tư tại Việt Nam;e) Đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài.

2. Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam không được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.

3. Trường hợp người bị tước quốc tịch Việt Nam xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải sau ít nhất 5 năm, kể từ ngày bị tước quốc tịch mới được xem xét cho trở lại quốc tịch Việt Nam.

4. Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải lấy lại tên gọi Việt Nam trước đây, tên gọi này phải được ghi rõ trong Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam.

5. Người được trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người sau đây, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép:

a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.6. Chính phủ quy định cụ thể các điều kiện được trở lại quốc tịch Việt Nam.

Thứ hai: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam

Điều 13. Người có quốc tịch Việt Nam:

1. Người có quốc tịch Việt Nam bao gồm người đang có quốc tịch Việt Nam cho đến ngày Luật này có hiệu lực và người có quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật này.

2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam.

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam mà không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 11 của Luật này thì đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để được xác định có quốc tịch Việt Nam và cấp Hộ chiếu Việt Nam.

Đối với trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài đồng thời có quốc tịch nước ngoài, nếu xuất trình được các giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 11 Luật Quốc tịch Việt Nam (Giấy khai sinh; Giấy chứng minh nhân dân; Hộ chiếu Việt Nam…), thì là công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài. Trường hợp cần tra cứu về quốc tịch bạn liên hệ Cục hộ tịch, quốc tịch, chứng thực để được hướng dẫn.

Một trong những vấn đề cần lưu ý là việc sử dụng hai hoặc nhiều hộ chiếu như thế nào cho đúng và thuận tiện khi đi lại giữa các nước:

* Bắt buộc phải sử dụng hộ chiếu của nước bạn hiện có quốc tịch để ra và vào nước đó. Ví dụ: Bạn có quốc tịnh Mỹ và Việt Nam. Khi ra khỏi Mỹ phải sử dụng hộ chiếu Mỹ, khi vào Việt Nam phải sử dụng hộ chiếu Việt Nam và ngược lại khi về. Tuy nhiên, khi check-in các hãng hàng không, bạn phải xuất trình cả hai hộ chiếu để chứng minh không cần visa cho nước sẽ bay đến.* Không bao giờ xin visa để vào nước bạn đang giữ quốc tịch. Công dân của một nước không bao giờ cần visa để ra vào nước của mình. Ví dụ bạn có thể gặp trường hợp nhân viên của đại lý du lịch không nắm thông tin yêu cầu bạn dán visa vào hộ chiếu Mỹ khi mua vé máy bay đi Việt Nam trong khi bạn có cả hai quốc tịch này.* Khi đến nước thứ 3, tùy theo chính sách quản lý cửa khẩu nước này, bạn linh họat sử dụng những hộ chiếu của mình sao cho phù hợp và tiết kiệm. Ví dụ: Bạn nên sử dụng hộ chiếu Úc để vào Nhật vì không cần visa, trong khi hộ chiếu Việt Nam thì cần visa. Hoặc nên sử dụng hộ chiếu Việt Nam để vào Indonesia vì miễn visa, trong khi hộ chiếu Úc thì không. Do vậy, không phải lúc nào hộ chiếu Mỹ, Australia, Anh… cũng thuận tiện và tốt hơn. Hộ chiếu Việt Nam khá thuận lợi khi đi lại giữa các nước trong ASEAN.* Nên mang theo tất cả hộ chiếu khi du lịch hoặc công tác đến bất cứ nước nào đó. Nó giúp bạn có được sự trợ giúp từ tất cả các đại sứ hoặc lãnh sứ quán của mình khi có yêu cầu hoặc trong các trường hợp bất khả kháng.

Công ty Di trú & Quốc tịch chuyên tư vấn bảo lãnh định cư Mỹ

Điện thoại: (848) 38 222 102 – Hotline: 0912 800 877Website: ditruquoctich.comĐịa chỉ: Lầu 5 tòa nhà Master, 41 – 43 Trần Cao Vân, Phường 6, Quận 3