Top 15 # Xem Nhiều Nhất Có Nên Rửa Mũi Cho Trẻ Sơ Sinh Hàng Ngày Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Shareheartbeat.com

Hướng Dẫn Rửa Mũi Cho Trẻ Sơ Sinh Hàng Ngày Khi Sổ Mũi, Ngạt Mũi

Hướng dẫn cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh ( dưới 1 năm tuổi) phức tạp hơn rửa mũi cho trẻ lớn bởi cấu tạo mũi còn rất non nớt, lại có kích thước bé. Nếu sử dụng các dụng cụ rửa mũi không chuyên dụng hoặc sai tư thế sẽ rất nguy hủy, có thể dẫn đến sặc, ngạt và gây ra tử vong.

Rửa mũi cho trẻ sơ sinh hàng ngày

Áp dụng các hướng dẫn rửa mũi cho trẻ sơ sinh hàng ngày với mục đích phòng bệnh đường hô hấp là việc rất nên làm. Với mục đích này, cha mẹ nên sử dụng các dung dịch dạng nhỏ mũi cho trẻ. Một số dung dịch được khuyến cáo dùng để vệ sinh mũi hàng ngày cho trẻ sơ sinh đó là: các loại nước muối sinh lý, nước muối ưu trương, muối ưu trương kết hợp Natri Hyaluronate.

Bằng những nghiên cứu lâm sàng, các chuyên gia từ Châu Âu khuyên nên sử dụng dung dịch muối ưu trương kế hợp Natri Hyaluronate cho việc vệ sinh mũi hàng ngày cho trẻ sơ sinh bởi dung dịch này có nhiều ưu điểm trong việc làm mềm và loại bỏ dịch nhầy, cặn bẩn ra khỏi mũi trẻ một cách hiệu quả nhưng lại rất nhẹ nhàng.

Muối ưu trương 3% được đánh giá là có ưu điểm vượt trội trong việc hút nước vào dịch mũi, làm mềm dịch mũi để giúp dễ dàng loại bỏ ra khỏi mũi. Dung dịch muối 3% còn có tính kháng khuẩn mạnh, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, mầm bệnh tại mũi ( hay được thị trường gọi là nước muối kháng viêm ).

Rửa mũi cho trẻ sơ sinh trong thời kỳ sổ mũi, ngạt mũi

Khi trẻ bị cảm lạnh, cảm cúm. Các biểu hiện tại mũi thường gặp sẽ là sổ mũi, ngạt mũi, những triệu chứng này khiến trẻ quấy khóc, ăn không ngon, ngủ không yên vì vậy cần phải giải quyết sớm để tránh tình trạng ổ viêm phát triển rộng và trẻ có nguy cơ bị viêm mũi, viêm phổi, viêm tai giữa.

Lúc này, cha mẹ cần cho con sử dụng các dụng cụ xịt rửa mũi, những thiết bị này có sẵn dung dịch đạt chuẩn đi dùng với một cấu tạo đầu xịt phù hợp giúp kiểm soát áp lực dòng chảy và phân chia dung dịch thành các hạt sương mù ( kích thước Micro mét).

Ưu điểm của các thiết bị này là:

Dung dịch được tạo thành ở dạng phun sương ( hạt rất nhỏ) nên khả năng tiếp cận sâu vào trong mũi, không làm trẻ giật mình hay tổn thương.

Áp lực dòng chảy được kiểm soát phù hợp với trẻ, tránh làm tổn thương niêm mạc trẻ không gặp tình trạng rửa mũi bị nước vài tai gây ù.

Lưu ý lựa chọn dụng cụ rửa mũi cho trẻ sơ sinh:

Nên lựa chọn các thiết bị chuyên dụng cho trẻ sơ sinh vì sẽ có kích thước phù hợp và áp lực phù hợp.

Nên chọn dung dịch có đầu xịt mềm để tránh cọ xước niêm mạc mũi trẻ.

Hướng dẫn cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh

Cách rửa mũi cho trẻ bằng ống bơm

Bước 1: Đặt bé nằm nghiêng: trải tấm vải, khăn lót lên giường sau đó đặt bé nằm nghiêng sang một bên (đầu bé đặt lên tấm vải, khăn). Đặt khăn sữa dưới cổ trẻ.

Bước 2: Đặt một tay lên đầu trẻ và giữ nhẹ để tránh việc tổn thương trong quá trình rửa mũi.

Bước 3: Nhẹ nhàng đưa nước muối sinh lý 0,9% vào lỗ mũi của trẻ. Lúc này, dịch có thể chảy từ mũi bên này qua mũi bên kia hoặc qua miệng. Lặp lại cho tới khi dịch chảy ra trong và sạch.

Bước 4: Dùng khăn sữa nhẹ nhàng lau sạch dịch mũi, đờm chảy ra.

Bước 5: Lặp lại thao tác tương tự với bên mũi còn lại.

Bước 6: Vệ sinh ống bơm

Bước 1: Để bé ngồi, đầu hơi cúi về phía trước. Đặt khăn sữa dưới cổ trẻ.

Bước 2: Dùng hai tay giữ hai bên đầu trẻ nhẹ để giữ trẻ ngồi yên (với trẻ nhỏ chưa chịu hợp tác cần thêm 1 người nữa để thực hiện bước này. Nếu chỉ có 1 người nên để trẻ nằm nghiêng để dễ thao tác hơn)

Bước 3, 4, 5, 6 tương tự như với bé < 1 tuổi.

Dùng ống bơm có đầu silicon mềm để tránh làm tổn thương mũi bé.

Không ấn đầu bơm quá nhanh và mạnh vì khi áp lực quá lớn, dịch có thể chảy lên tai gây viêm tai giữa, bé bị sặc, đau đầu.

Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng Nebial KIT

Nebial 3% Kit là bộ dụng cụ rửa mũi chuyên dụng cho trẻ. Sản phẩm bao gồm 1 thiết bị xịt rửa mũi Spray-sol và 1 hộp muối ưu trương Nebial 3%.

Về cơ bản, thiết bị Spray-sol cũng gồm 1 xi lanh để đựng dung dịch muối nhưng có thêm một ống nhỏ khuếch tán tạo hạt cỡ 16 micromet – tương đương máy khí dung. Đây cũng là điểm khác biệt tạo ra ưu thế nổi trội của Nebial 3% Kit so với các loại dụng cụ, bình rửa mũi khác trên thị trường. Bởi không phải dòng chảy càng mạnh thì rửa càng sạch (ngược lại còn rất dễ gây viêm tai giữa), kích thước hạt dung dịch tạo ra mới là yếu tố quyết định. Khi hạt càng nhỏ mới có thể len lỏi vào các ngóc ngách sâu phần trên và sau hốc mũi.

Để rửa mũi cho bé với Nebial 3% Kit, bạn thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Lấy dung dịch rửa vào xi lanh bằng cách vặn nắp, mở ống Nebial 3% đi kèm trong bộ Kit. Cắm đầu xi lanh và hút toàn bộ dung dịch. Sau đó vặn chặt đầu xi lanh với ống khuếch tán màu tím.

Dụng cụ Spray-sol đã có đầu xịt bằng silicon mềm, khít với lỗ mũi bé nên ba mẹ không cần mua thêm đầu silicon ở ngoài.

Áp lực vừa phải và luôn được kiểm soát ổn định nên phù hợp với bé từ ngay 3 tháng tuổi, các mẹ lần đầu dùng dụng cụ rửa mũi cho bé.

Không phải lúc nào dịch nhầy cũng chảy ngay từ mũi bên này sang mũi bên kia. Khác với dùng xi lanh hay bình rửa mũi, dung dịch chỉ tới được vùng mũi trước nên sẽ chảy sang mũi bên kia. Spray-sol đưa dung dịch vào tận các hốc sâu trong khoang mũi để làm loãng dịch nhầy đặc trước. Vì vậy nếu bé có nhiều dịch đặc bạn sẽ không thấy hoặc thấy rất ít dịch nhầy chảy ra. Lúc này bạn hãy đợi khoảng 2-3 phút cho dịch nhầy được làm loãng. Sau đó rửa lại với nước muối ưu trương/ sinh lý để cuốn trôi dịch nhầy.

Bước 3: Vệ sinh dụng cụ dưới vòi nước chảy.

Cách rửa mũi cho bé bằng máy hút mũi

Ở trẻ nhỏ, niêm mạc mũi rất dễ bị tổn thương. Vì vậy bạn chỉ nên rửa mũi khi bé có nhiều dịch đờm đặc, đờm xanh; trẻ nhỏ chưa thể xì mũi. Và thực hiện khi trẻ thức.

Các thao tác rửa mũi cho trẻ bằng máy hút mũi như sau:

Bước 1: Ngâm đầu hút vài phút trong nước muối loãng để khử trùng

Bước 2: Lắp đặt máy hút mũi theo hướng dẫn của hãng sản xuất.

Bước 3: Nhỏ nước muối sinh lý/ ưu trương 1-3 giọt mỗi bên mũi bé. Trong trường hợp bé nghẹt nhiều nên dùng nước muối ưu trương để làm loãng dịch nhầy tốt hơn. Nên đợi khoảng 2-3 phút cho dịch nhầy được làm loãng. Có thể day nhẹ hai bên cánh mũi bé

Bước 4: Chọn lực hút phù hợp và tiến hành hút mũi cho bé.

Bước 5: Vệ sinh đầu xịt sạch sẽ.

Bộ sản phẩm Nebial 3% KIT gồm 2 ống dung dịch Nebial 3% ( thành phần muối ưu trương 3% và Natri Hyaluronate) kèm 1 dụng cụ rửa mũi, xịt xông mũi Spray – sol:

Với việc vệ sinh mũi hàng ngày: Nhỏ mỗi bên mũi 1-2 giọt/ lần. Ngày 2 lần

Với việc rửa mũi trong giai đoạn sổ mũi, nghẹt mũi: Rửa mỗi bên mũi 1 ống Nebial ( 5ml) bằng dụng cụ xịt xông mũi Spray-sol đi kèm. ngày 2 lần.

Rửa mũi cho trẻ sơ sinh dùng nước gì?

Nước muối ưu trương không chỉ có tác dụng rửa mũi cho trẻ sơ sinh giúp giảm triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi, mà còn giúp hạn chế tác dụng phụ của thuốc dãn phế quản gây ra. Loại dung dịch này có nồng độ muối cao nên trẻ dễ gặp phải tình trạng kích ứng, xót rát khi rửa mũi.

Dung dịch Nebial 3% là một trong những lựa chọn hàng đầu để rửa mũi cho bé với khả năng hạn chế gây kích ứng cho con. Đây là sản phẩm hỗ trợ tốt cho việc điều trị nghẹt mũi, giúp quá trình rửa mũi trở nên nhẹ nhàng và bé dễ dàng hợp tác với mẹ.

Nebial 3% có 3 dạng tiện dụng, tùy theo mục đích sử dụng:

Nebial 3% Flaconcini: dạng tép nhỏ 5ml dùng được cho bé sơ sinh. Có thể dùng để rửa mũi và khí dung cho trẻ.

Nebial 3% Spray: là nước muối ưu trương dạng xịt dễ thao tác, sử dụng được nhiều lần. Dung dịch muối ưu trương được phân tán thành các hạt nhỏ cỡ 45-50 micromet khuếch tán đồng đều bên trong tổ chức mũi, nâng cao hiệu quả với chi phí tiết kiệm.

Nebial 3% Kit (gồm 1 hộp Nebial 3% Flaconcini và 1 thiết bị xịt rửa mũi Spray-sol): dung dịch muối được phân tán thành các hạt siêu nhỏ cớ 16 micromet tương đương máy khí dung cho khả năng làm loãng dịch nhầy nhanh chóng và làm sạch sâu, ngay cả những vị trí khó tiếp cận sâu trong hốc mũi.

Nước muối sinh lý Natriclorid 0,9%

Dung dịch Natriclorid có xuất xứ Việt Nam, có công dụng cung cấp nước như chất điện giải, thường được dùng để rửa mũi/ mắt, súc miệng. Nước muối sinh lý này có thể được dùng cho mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em.

Liều dùng: Nhỏ mũi 1-3 giọt, ngày 1-3 lần.

Physiodose là nước muối sinh lý từ Pháp, có thành phần 0.9g Sodium Chloride và 100ml nước tinh khiết. Loại dung dịch này có thể dùng vệ sinh mắt mũi hàng ngày cho bé để phòng bệnh về tai mũi họng, giúp làm giảm triệu chứng nghẹt mũi, mỏi mắt và không cho màng nhầy bị khô lại. Dùng được cho người lớn và cả trẻ sơ sinh.

Liều dùng: Có thể rửa mũi cho trẻ từ 1-6 lần trong ngày

Q-mumasa là dung dịch nước muối 0.9% xuất xứ Việt Nam, có công dụng vệ sinh mũi hàng ngày, làm giảm triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi hay viêm mũi dị ứng. Dung dịch dùng được cho cả người lớn và trẻ nhỏ.

Liều dùng: Nhỏ mũi cho trẻ 1-3 giọt, ngày 1-3 lần.

Có xuất xứ từ Pháp, nước muối Sterimar có thành phần là nước tinh khiết và nước biển tinh khiết, có thể dùng rửa mũi cho trẻ sơ sinh và người lớn. Dung dịch này có một loạt công dụng như: vệ sinh mũi phòng bệnh về tai mũi họng, chống nghẹt mũi/ sung huyết mũi, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng do viêm xoang/ tai/ họng, vệ sinh xoang mũi trước và sau phẫu thuật.

Liều dùng: Nhỏ mỗi bên mũi 1-2 giọt, trong 2-6 lần mỗi ngày.

Fysoline là nước muối sinh lý được nhiều người tin tưởng vì chất lượng sản phẩm tốt cùng tính tiện dụng cao. Fysoline được đánh giá nằm trong Top các sản phẩm dành cho mẹ và bé hàng đầu tại nước Pháp. Tại Việt Nam, nước muối sinh lý Fysoline có 4 loại sản phẩm như sau:

Fysoline hồng: Dùng cho mọi lứa tuổi, phù hợp cho trẻ sơ sinh từ 0 ngày tuổi. Dung dịch giúp loại bỏ dị vật, bụi bẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm đường hô hấp trên

Fysoline vàng ống: Làm thông thoáng, giảm tắc nghẽn mũi, rửa trôi dịch nhầy, dùng được cho trẻ từ 0 ngày tuổi và không gây ra tác dụng phụ

Fysoline vàng xịt: Giảm tắc nghẽn ở mũi, loãng dịch nhầy, loại bỏ vi khuẩn, dùng cho trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên, phụ nữ có thai và người lớn

Fysoline xanh: Làm ẩm khoang mũi, loãng dịch nhầy, giảm nghẹt mũi, dùng được cho trẻ từ 3 tháng tuổi, phụ nữ có thai và người lớn

Các cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng, an toàn

– Rửa mũi bằng nước muối sinh lý

Các cha mẹ nên chú ý chọn chai nước nhỏ mũi có thành phần muối an toàn nhất đối với trẻ sơ sinh. Khi rửa mũi cho trẻ, bạn cần đặt con nằm xuống, hơi nghiêng đầu bé và nhỏ 2-3 giọt vào mỗi bên mũi. Biện pháp này giúp làm giảm tình trạng nghẹt mũi và giúp con thở tốt hơn.

– Rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng dung dịch vệ sinh mũi

Một số sản phẩm như máy hút mũi hay ống cao su xịt mũi cũng là cách rửa mũi an toàn nhờ khả năng loại bỏ chất nhầy khỏi mũi bé hiệu quả.

– Cách rửa mũi bằng ống bơm

Cho bé ngồi thẳng, bóp không khí ra khỏi ống bơm và giữ tay nắm

Đưa ống bơm đặt trong lỗ mũi (không quá sâu), thả tay cầm để hút chất nhầy ra

Lấy ống tiêm ra khỏi lỗ mũi bé và dùng khăn giấy thấm chất nhầy

Vệ sinh sạch sẽ ống bơm trước khi dùng lại lần sau

Cách rửa mũi bằng máy hút: Sử dụng máy hút để lấy dịch nhầy trong mũi đơn giản hơn so với ống bơm bằng tay. Sản phẩm này được nhiều bố mẹ tin dùng vì ít gây xâm lấn, đặc biệt hiệu quả và dễ dàng thao tác.

– Hướng dẫn rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng cách hút đờm

Chất nhầy không thể lấy ra bằng máy hút hoặc ống bơm

Trẻ cần nhiều khí oxy hơn

Trẻ thở có âm thanh bất thường

Trẻ gặp khó khăn khi vừa thở vừa ăn

– Rửa mũi bằng cách xông hơi

Phương pháp xông hơi có thể giúp trẻ bớt nghẹt mũi và cải thiện tình trạng khó thở ở con yêu. Hãy mở vòi nước nóng trong phòng tắm vài phút, sau đó ngồi cùng con trong phòng một khoảng thời gian. Nhờ cách này, dịch nhầy nhanh loãng và dễ dàng ra khỏi ngoài hơn. Ngoài ra, khi tiếp xúc với hơi nước, trẻ sẽ giảm ho và tức ngực, có nhiều lợi ích trong việc hỗ trợ điều trị bệnh viêm thanh quản.

– Kê đầu trẻ cao khi ngủ

Khi con có dấu hiệu khó thở do nghẹt mũi, các mẹ nên kê cao đầu cho con hơn một chút lúc con nằm. Bằng cách này, con sẽ bớt bị ngạt mũi và hít thở dễ dàng hơn. Cha mẹ nên thường xuyên bổ sung nước cho con, đây cũng là cách làm giảm nghẹt mũi và giúp mũi con thở tốt hơn.

– Sử dụng máy phun sương

Máy phun sương là dụng cụ hỗ trợ tốt trong việc giúp đường thở của trẻ trở nên thông thoáng và dễ chịu. Phụ huynh nên đặt máy phun sương ở vị trí sao cho sương có thể bay tới chỗ con khi ngủ. Nhờ đó, lỗ mũi bé sẽ thấy thoải mái, và bớt bị đau rát do khô mũi hay nghẹt do dịch nhầy.

About

Dụng cụ rửa mũi trẻ em, xịt xông mũi họng trẻ em Spray-sol là một giải pháp TIÊN TIẾN giúp vệ sinh mũi nhẹ nhàng và sạch sâu. Giảm nhanh các triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi giúp phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh lý đường hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm, viêm mũi, viêm xoang. Ngăn ngừa các bệnh tiến triển như viêm tai giữa, viêm phế quan, viêm phổi.

Có Nên Rửa Mũi Cho Trẻ Hàng Ngày Không?

Chuyên gia giải đáp có nên rửa mũi cho trẻ hàng ngày không

Rửa mũi cho trẻ sơ sinh ngày mấy lần?

Có nên rửa mũi cho trẻ hàng ngày hay không? Rửa mũi là một trong những cách hiệu quả làm sạch đường hô hấp trên, giúp hỗ trợ phòng tránh các bệnh về đường hô hấp. Các chuyên gia uy tín về tai – mũi – họng trên thế giới khuyên mọi người nên thực hiện rửa mũi cho trẻ thường xuyên để phòng và cải thiện bệnh lý đường hô hấp.

Trẻ nhỏ là đối tượng cần được vệ sinh mũi thường xuyên để phòng tránh các bệnh viêm mũi, viêm hong, viêm tai giữa… Tuy nhiên tần suất rửa mũi cho trẻ lặp lại khác nhau. Vậy nê rửa mũi cho trẻ sơ sinh ngày mấy lần sau đây Mái Ấm Nhỏ sẽ giải đáp cho bạn ở từng trường hợp cụ thể:

Với trường hợp này, cha mẹ cần rửa mũi hàng ngày cho trẻ để loại bớt bụi bẩn, dịch nhầy ra khỏi mũi trẻ. Khi trẻ viêm mũi dị ứng, cha mẹ nên sử dụng xịt phun sương để vệ sinh vừa làm sạch dịch nhờn ở mũi vừa sát trùng khoang mũi của trẻ, giúp trẻ hít thở dễ dàng hơn. Cho trẻ sử dụng thuốc xịt rửa mũi mỗi ngày 2-4 lần hoặc sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

Trẻ nhỏ cần được vệ sinh hợp lý và đúng cách

Trẻ thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn:

Trẻ thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều bụi bẩn cần được rửa mũi hàng tuần để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn trong mũi đồng thời giúp phòng ngừa các bệnh như viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm mũi… Phương pháp trong trường hợp này là dùng nước muối sinh lý bơm rửa mũi, sử dụng xịt phun sương. Nếu trẻ không bị bệnh thì chỉ nên rửa mũi cho trẻ mỗi tuần 2 lần.

Có nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh thường xuyên?

Việc sử dụng nước muối sinh lý rửa mũi vệ sinh cho trẻ nhiều lần trong ngày sẽ khiến cho các chất dịch tự nhiên bôi trơn trong niêm mạc mũi không còn, làm mũi khô và dễ kích ứng hơn. Tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp của trẻ từ đó cũng sẽ nặng hơn, không thể bảo vệ mũi tránh khỏi các vi khuẩn và bụi bẩn bên ngoài.

Việc rửa mũi bằng nước muối sinh lý sai tư thế có thể khiến trẻ bị tổn thương niêm mạc mũi, cháy máu, viêm tai giữa. Nước muối sinh lý chỉ tốt với trẻ viêm mũi, tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, chảy nước mũi, ngạt mũi… khi cần làm sạch đường hô hấp và phòng tránh bệnh.

Cha mẹ không nên lạm dụng rửa mũi cho trẻ thường xuyên

Cha mẹ không nên lạm dụng rửa mũi cho trẻ thường xuyên để tránh mũi bị kích ứng khiến khả năng tự bảo vệ của niêm mạc mũi mất đi. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định vệ sinh mũi hàng ngày cho trẻ. Chỉ nên rửa mũi và họng trong các trường hợp nêu trên như trẻ khó thở do mũi có dịch nhầy, trẻ viêm mũi, tiếp xúc nhiều với bụi bẩn…

Rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách

Phương pháp dùng thuốc xịt

Sử dụng bóng hút lấy dịch nhầy trong mũi ra ngoài cho trẻ

Cho trẻ ngồi dậy, xịt mỗi bên mũi trẻ 2 lần xịt thuốc

Để dịch mũi của trẻ chảy ra ngoài

Dùng khăn ẩm mềm và sạch để lau mũi cho trẻ.

Cách rửa mũi cho trẻ bằng bình xịt

Top 11 sản phẩm bình rửa mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ an toàn chính hãng 100%

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý cải thiện tình trạng viêm, chảy nước mũi giúp mũi thông thoáng hơn, phù hợp với trẻ từ 4 tuổi trở lên. Với trẻ nhỏ hơn thì phương pháp này có thể khiến trẻ giãy giua, quấy khóc.. Cách thực hiện như sau:

Vệ sinh vùng mũi sạch sẽ và dụng cụ để rửa mũi.

Dùng nước muối sinh lý có đẳng trương như dịch trong cơ thể người

Cho nước muối vào dụng cụ và để trẻ hơi cúi người xuống nghiêng mặt sang 1 bên

Bơm nước muối sinh lý vào lỗ mũi trẻ để nước trào ra khỏi lỗ mũi kia

Dùng tay giữ chặt 1 bên mũi và xì mạnh mũi còn lại

Đổi bên kia và lặp lại. Nếu nước muối chảy vào họng thì cần hướng dẫn trẻ khạc nhổ ra.

Tóm lại, rửa mũi cho trẻ là cần thiết nhưng không nên thực hiện thường xuyên để tránh kích ứng niêm mạc mũi. Đối với trẻ khỏe mạnh, cha mẹ thực hiện rửa mũi 2 lần/tuần để loại bỏ vi khuẩn và bụi bẩn. Đối với trẻ viêm mũi hoặc tiếp xúc khói bụi nhiều, nên dùng xịt mũi và rửa mũi theo liều lượng được chỉ định.

Nên Rửa Mũi Cho Trẻ Sơ Sinh Bị Sổ Mũi Ngày Mấy Lần Là Đúng Cách?

Nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh ngày mấy lần?

Tác dụng của việc rửa mũi cho trẻ sơ sinh

Thời tiết thay đổi, đặc biệt là vào mùa đông, trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh rất dễ bị sổ mũi, viêm mũi và các bệnh về đường hô hấp, viêm họng, viêm tai giữa,… vì vậy việc rửa mũi cho trẻ sơ sinh là điều cần thiết, vì những lợi ích sau:

Việc rửa mũi giúp bé dễ chịu hơn, tránh tình trạng dịch nhầy và rỉ mũi bít tắc đường thở của bé, khiến bé khó chịu và quấy khóc cả ngày.

Việc rửa mũi đúng cách cũng ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập xuống họng, vào tai và ngừa các bệnh lây lan qua đường hô hấp cho bé.

Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối

Các bước rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách và an toàn nhất cụ thể như sau:

– Trước tiên, mẹ trải miếng lót chống thấm lên giường/bàn và đặt bé nằm nghiêng trên đó, đặt 1 tay lên đầu bé và giữ nhẹ để tránh việc con giãy giụa, có thể gây tổn thương trong quá trình rửa mũi.

– Mẹ lót vài lần khăn xô dày dưới cổ và đầu bé để nước rửa chảy ra thấm vào đó.

– Nếu bé mới bị ngạt mũi nhẹ, dịch mũi còn lỏng thì mẹ có thể tiến hành rửa luôn. Trong trường hợp dịch mũi đặc lại, có rỉ mũi dính trong lỗ mũi thì mẹ nên nhỏ 2 – 3 giọt nước muối vào mỗi bên mũi, đợi 1 lúc cho nước muối ngấm làm mềm rỉ mũi thì nhẹ nhàng dùng tay day day mũi bé để rỉ mũi mềm và bong ra.

– Đặt miệng lọ nước muối đầu tròn vào lỗ mũi phía trên của bé, bóp nhanh nhưng không quá mạnh để nước muối đi vào trong và từ từ chảy ra ở lỗ mũi bên kia. Dịch mũi và rỉ mũi có thể cuốn theo nước muối chảy ra lỗ mũi phía bên kia hoặc qua miệng bé.

– Sau khi xịt hết lọ nước muối, mẹ có thể dùng đèn pin kiểm tra xem còn nhiều dịch/rỉ trong mũi bé không, có thể tiếp tục xịt thêm nước muối nếu dịch/rỉ mũi chưa ra hết.

Có thể bạn đang quan tâm:

Những lưu ý quan trọng về cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh

– Trước khi tiến hành rửa mũi cho con, mẹ cần rửa tay thật sạch với xà phòng. Bên cạnh đó, mẹ cần kiểm tra đầu lọ nước muối sinh lý, đảm bảo không có bất cứ gờ, cạnh sắc nào có thể gây tổn thương mũi bé.

– Lưu ý nên rửa mũi khi bé trước khi ăn và lúc bé còn đang thức.

– Với những lần rửa mũi đầu tiên, bé có thể không hợp tác nên giãy giụa rất nhiều, mẹ không nên mất bình tĩnh và cố gắng làm đúng theo hướng dẫn để tránh việc bé bị sặc hay xước mũi.

– Cha mẹ không được xịt nước muối quá mạnh tay, cũng không nên sử dụng xi lanh để rửa mũi vì có thể gây áp lực lớn lên niêm mạc mũi. Hiện nay trên thị trường có bán sẵn dụng cụ rửa mũi với đầu ống được thế kế tròn, mềm an toàn cho bé.

– Trường hợp vẫn phải sử dụng xi lanh rửa mũi cho bé, mẹ nên quấn 1 miếng gạc vào đầu xi lanh để đảm bảo an toàn cho con.

Một ngày rửa mũi cho trẻ sơ sinh mấy lần?

Mẹ chỉ nên rửa mũi cho con 2 – 5 lần/ngày, không lạm dụng xịt quá nhiều lần, nhất là khi bé có dấu hiệu viêm mũi vì sẽ khiến mũi con khô hơn, rát vì niêm mạc mũi tổn thương và mất đi độ ẩm.

Tuy nhiên trong quá trình rửa mũi, nếu quá 3 ngày trẻ vẫn không có dấu hiệu cải thiện hoặc kèm theo dấu hiệu ho, đặc biệt ho có đờm, thì cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện khám để loại trừ viêm phế quản, viêm phổi, và có biện pháp điều trị hiệu quả.

Có nên dùng xi lanh rửa mũi cho trẻ không?

Cha mẹ nào đang có ý định dùng xilanh rửa mũi cho con, thì nên dừng lại bởi động tác này sẽ làm hại bé. Vì hiệu quả rửa mũi cho trẻ chỉ đạt được khi thực hiện với dụng cụ đạt chuẩn và thao tác chuyên nghiệp, các bộ dụng cụ hiện nay thường có cấu tạo bình rửa thông mũi với áp suất chuẩn, vừa đảm bảo dòng chảy để rửa sạch khoang mũi, vừa không bị áp lực cao gây tổn thương niêm mạc. Còn đối với các loại xilanh tự chế hoặc đang được bán với giá rất rẻ hiện nay thì cha mẹ không nên sử dụng cho con, vì những lí do sau:

Việc dùng xilanh để bơm trực tiếp nước muối vào mũi trẻ rất nguy hiểm bởi loại này có áp lực cao sẽ làm tổn thương niêm mạc vốn rất mỏng ở trẻ.

Các loại xilanh có đầu nhọn, sắc sẽ làm chảy máu mũi, viêm, xước nghiêm trọng ở trẻ.

Ngoài việc gây tổn thương niêm mạc, việc giãy dụa của trẻ còn có thể gây viêm ngược tai giữa.

Nếu cha mẹ không cẩn thận, nước còn ngược xuống hệ hô hấp, gây sặc vào phổi.

Tốt nhất khi trẻ bị các bệnh về tai mũi họng thì cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám và kê đơn dùng thuốc hợp lý. Tuyệt đối không dùng các cách rửa mũi như bơm xilanh hoặc các biện pháp nguy hiểm khác như chấm thuốc vào mũi, họng hoặc dùng các thuốc co mạch bừa bãi,… Ngoài ra, các bậc phụ huynh nên lưu ý phòng bệnh cho con bằng cách giữ ấm cơ thể cho trẻ, tránh nóng lạnh đột ngột, khi ra ngoài trời lạnh thì cần che chắn và mặc ấm cho các bé.

Có Nên Rửa Và Hút Mũi Thường Xuyên Cho Trẻ Sơ Sinh Không?

* Có thể bạn đang quan tâm: triệu chứng viêm phổi ở trẻ sơ sinh – có nên lấy ráy tai cho trẻ sơ sinh

Có nên hút mũi thường xuyên cho trẻ sơ sinh?

Khi thấy trẻ có biểu hiện nghẹt mũi, sổ mũi hay khò khè do đàm, nhiều phụ huynh thường tự xử trí bằng cách đưa miệng hút mũi cho em bé và dùng tay móc đàm để thông thoáng đường thở. Đây là các cách xử lý phản khoa học, cha mẹ bé cần tránh hút mũi bé bằng miệng, vì khi phụ huynh dùng miệng hút mũi bé thì mầm bệnh trong miệng sẽ lây cho em bé, có thể khiến bệnh của trẻ nặng thêm.

Nhiều phụ huynh còn lạm dụng nước rửa mũi thường xuyên cho bé, thậm chí có những bé không có vấn đề về hô hấp. Có thể cha mẹ bé không biết rằng việc lạm dụng nước rửa mũi thường xuyên cho bé có thể làm teo niêm mạc mũi và ảnh hưởng đến chức năng thở, khứu khác. Theo lời khuyên của bác sĩ thì các mẹ chỉ nên rửa mũi khi trẻ có triệu chứng ngạt mũi, sổ mũi.

Khi trẻ bị đàm nhiều, cha mẹ bé cũng không được móc đàm vì cách làm này có hại cho trẻ, vì khi móc họng sẽ làm xây xát vùng hầu họng làm bé bị ói, sặc vào đường thở rất nguy hiểm.

Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi

Để giải quyết vấn đề ngạt, sổ mũi và nhiều đàm ở trẻ, nếu trường hợp có đàm kèm tắc mũi thì làm vệ sinh mũi và cần cho bé uống nhiều nước, tăng cường bú mẹ. Việc bạn cung cấp đầy đủ nước cho bé cũng đồng nghĩa với việc bạn thực hiện một biện pháp làm long đàm cho trẻ rất hiệu quả.

Khi trẻ bị sổ mũi hay mũi đặc, ở trẻ lớn, phụ huynh có thể hướng dẫn trẻ tập hỉ mũi, hỗ trợ dùng nước muối sinh lý đúng lượng xịt để nước mũi loãng ra. Không nên dùng tay bịt hai bên để hỉ mũi vì sẽ làm tăng áp lực đột ngột vào mũi. Cần đảm bảo nguyên tắc vệ sinh, giấy để hỉ mũi nên dùng loại giấy mềm, sạch, chỉ dùng một lần.

Nếu trẻ nghẹt nhiều gây khó thở nên dùng nước muối sinh lý NaCl 0,9%. Dung dịch này sẽ làm loãng dịch mũi để bạn dễ dàng vệ sinh mũi.

Cha mẹ lưu ý đối với trẻ nhỏ, trong trường hợp mũi nước thì không nên dùng que tăm bông để lấy vì không đủ sức hút nước, đầu bông cứng làm viêm niêm mạc mũi. Cách đơn giản là lấy giấy thấm sạch, mềm, dai xếp lại thành mũi nhọn giống sâu kèn vào mũi em bé, để một bên thấm ướt thì thay bằng cái khác. Đây là cách làm nhẹ nhàng, an toàn nhất.

Cha mẹ chỉ được sử dụng thuốc cho con khi được bác sĩ chỉ định, không tự ý dùng thuốc và các biện pháp xử trí theo dân gian để làm nặng thêm tình trạng viêm.

Cách sử dụng ống hút mũi cho trẻ sơ sinh

Ống hút mũi là một sản phẩm hữu hiệu giúp các bé hay bị sổ mũi nghẹt mũi được thông mũi và thở thoải mái hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng ống hút mũi cũng phải đúng cách, sau đây là hướng dẫn các mẹ cách sử dụng ống hút mũi dạng bầu đúng cách để đảm bảo an toàn cho trẻ:

– Cho bé nằm trong lòng mẹ, với đầu của bé kê trên hai đầu gối mẹ, chân chống vào bụng mẹ, để đầu bé hơi ngửa ra đằng sau.

– Nhỏ 1-2 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi và giữ nguyên đầu bé ở tư thế đó trong khoảng 10 giây. Lau mũi nhẹ nhàng cho bé sau khi nhỏ nước muối.

– Bóp nhẹ bầu ống hút mũi để tạo chân không, sau đó nhẹ nhàng đưa đầu ống hút vào một bên mũi của bé. Dần dần thả bầu ống ra để hút dịch trong mũi. Nhấc ống ra bên ngoài, bóp bầu ống để dịch mũi chảy ra ngoài, sau đó lau vào khăn giấy. Lau sạch đầu ống hút mũi và lặp lại cách trên cho bên mũi còn lại.

– Nếu bé còn ngạt mũi trong 5-10 phút sau đó, nhỏ nước mũi sinh lý một lần nữa và tiếp tục hút mũi. Tuy nhiên, không được hút mũi cho con quá 2-3 lần mỗi ngày vì làm như thế sẽ kích thích niêm mạc mũi. Đồng thời, bạn cũng không nên nhỏ nước muối sinh lý cho bé quá 4 lần/ngày vì sẽ làm khô mũi và khiến tình hình nghiêm trọng hơn.

Lưu ý: Ngoài việc dùng ống hút mũi, bạn cần mua nước nhỏ mũi dạng muối sinh lý để làm mềm chất dịch nhầy trong mũi của con trước khi hút. Nước mũi muối sinh lý dễ dàng được mua tại các nhà thuốc hoặc bạn tự pha ở nhà theo tỷ lệ ¼ thìa muối với 200ml nước ấm. Nếu tự pha nước muối nhỏ mũi, nên bảo quản trong lọ thủy tinh có nắp kín, để ở nơi khô ráo.

Sau khi hút mũi cho bé, bạn phải rửa sạch dụng cụ hút mũi với nước ấm và dung dịch cọ rửa. Xả lại thật nhiều lần với nước ấm sạch. Có thể tháo đầu ống hút để cọ rửa sâu bên trong bầu ống. Cuối cùng, để ống hút ở nơi khô ráo và sạch sẽ. Khi ống hút đã khô, có thể cho vào lọ thủy tinh sạch, khô để cất.