Top 13 # Xem Nhiều Nhất Có Nên Quấn Ủ Trẻ Sơ Sinh Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Shareheartbeat.com

Có Nên Quấn Trẻ Sơ Sinh Khi Ngủ

Từ xa xưa, các mẹ đã quấn chăn cho trẻ sơ sinh với mục đích là quấn chăn giúp trẻ ngủ ngon hơn, không bị giật mình. Chăn bao bọc bé giúp bé có cảm giác vẫn như được che chắn như khi đang ở trong bụng mẹ. Tuy nhiên nhiều nhà khoa học hiện nay cho rằng việc quấn trẻ có thể dẫn tới nguy cơ tử vong do đột quỵ. Vậy quấn chăn cho trẻ như thế nào là đúng cách, và quấn trẻ đến khi nào thì bài viết này sẽ trả lời giúp mẹ những câu hỏi đó.

Có nên quấn trẻ sơ sinh khi ngủ

Quấn trẻ sơ sinh là một thói quen của rất nhiều bà mẹ hiện nay. Nhiều ý kiến cho rằng quấn trẻ sẽ giúp trẻ ngủ ngon hơn, tránh được hiện tượng giật mình khi ngủ. Chăn giống như một cái kén giúp trẻ có cảm giác giống với đang ở trong bụng mẹ hơn. Quấn chăn giúp làm giảm tình trạng bé quơ tay cào lên mặt khi mẹ không đeo bao tay cho bé.

Việc quấn chăn cho trẻ cũng giúp trấn an bé, tuy nhiên mẹ nên chú ý những điều sau để tránh gây những hậu quả đáng tiếc cho bé.

Nguy cơ ngạt thở: Nếu mẹ quấn khăn quá lỏng, mẹ không để ý, khăn có thể bung ra và chùm lên mặt bé gây ngạt thở. Hơi thở củ bé rất ngắn, nhịp tim cao nếu mẹ không kịp thời bỏ khăn ra có thể dẫn tới nguy cơ tử vong.

Gây ngột ngạt và trật xương của bé: Thời tiết nóng bức, mẹ quấn chăn quá chặt cũng khiến bé ngạt thở, nóng sốt không giải tỏa được nhiệt. Đặc biệt khi quấn khăn quá chặt có thể làm trật xương hông của bé, hạn chế sự phát triển của xương hông.

Cản trở đường hô hấp: khi quấn chăn quá chặt tại vị trí lồng ngực khiến phổi của bé không lấy đủ oxi, gây cản trở hô hấp.

Quấn quá nhiều chăn vào mùa đông khiến bé nóng bức ra nhiều mồ hôi cũng rất dễ gây cảm lạnh.

Vậy nên mẹ cần chú ý để đảm bảo cho con có một giấc ngủ ngon và không lmf ảnh hưởng tới sự phát triển của bé.

Ngừng quấn trẻ khi nào?

Một số chuyên gia cho rằng mẹ nên ngừng quấn trẻ khi trẻ được 2 tháng tuổi. Tuy nhiên một số bé mẹ quấn chăn cho bé tới khi bé được 6 tháng tuổi. Mỗi bé có sự thích nghi riêng, mẹ hãy quan sát và bỏ quấn chăn cho bé một cách từ từ để bé làm quen một cách tốt nhất.

Một số biểu hiện của con mẹ có thể ngừng quấn chăn cho bé như là ngủ lăn qua lăn lại nhiều hơn. Chân tay bé vận động nhiều, đập tay đập chân không ngừng, lật đầu hoặc lật người. Khi thấy những biểu hiện này của bé mẹ nên ngừng quấn chăn một cách từ từ bằng cách nới lỏng khăn quấn, tuy nhiên mẹ nên chú ý để tránh hiện tượng khăn quấn gây ngạt thở cho bé. Và thời điểm tốt nhất mẹ ngừng quấn chăn cho bé là khoảng 2 tháng đầu.

Thường thì trong tháng đầu tiên, khi hệ thần kinh của bé chưa được hoàn thiện, thân nhiệt của bé chưa quen với môi trường bên ngoài, mẹ nên quấn chăn cho bé khi ngủ để tránh gây lạnh. Ngoài chăn mẹ có thể sử dụng túi ngủ để bé có giấc ngủ ngon hơn, tránh giật mình. Một số mẹ có thể bỏ khăn quấn cho bé trong tháng đầu tiên nếu như mẹ thấy các biểu hiện ở trên để hệ vận động của bé được phát triển tốt hơn. Và lúc này thay vì quấn, mẹ nên lựa chọn các loại chăn tùy theo mùa để đắp giữ ấm cho bé.

Khi bé có những vận động nhiều, mẹ vẫn không ngưng quấn chăn khiến bé khó chịu, quấy khóc. Thậm chí những bé ra mồ hôi nhiều mẹ quấn khăn sẽ khiến bé bị cảm lạnh nếu mẹ không chú ý và lau người cho bé kịp thời.

Khi quấn mẹ cũng không nên quấn khăn quá chặt cho bé. Với trẻ sơ sinh, mẹ quấn khăn quá chặt có thể gây cản trở hô hấp, gây cản trở sự phát triển của hệ thống thần kinh cũng như hệ vận động của trẻ. Không những không có tác động làm bé ngủ ngon hơn mà ngược lại khiến bé khó chịu hơn khi ngủ.

Tốt nhất mẹ nên để bé được thoải mái khi bé đã quen với nhiệt độ môi trường bên ngoài. Giúp bé tự do, để tránh giật mình cho bé mẹ có thể sử dụng gối chặn hai bên thay thế. Hi vọng những thông tin trên sẽ giải đáp được những thắc mắc của mẹ về cách chăm sóc trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả.

Đôi khi không phải những cách chăm sóc truyền thống nào cũng tốt cho bé, mẹ nên cập nhật thông tin và kinh nghiệm từ sách, báo và các mẹ đi trước để hoàn thiện một cẩm nang chăm sóc con yêu một cách khoa học, cho con mau lớn khỏe mạnh hơn. Chúc các mẹ có thêm thật nhiều thông tin và vận dụng hiệu quả trong việc nuôi dậy con thông minh, khỏe mạnh hơn mỗi ngày.

Giải Đáp Thắc Mắc Có Nên Quấn Trẻ Sơ Sinh Khi Ngủ?

Quấn khăn cho trẻ sơ sinh giúp trẻ ngủ ngon, giảm nguy cơ đột tử

Không chỉ là phương pháp dân gian được truyền miệng ở Việt Nam. Điều đó được nhiều bà mẹ trên thế giới và các chuyên gia tin rằng khăn sẽ giúp trẻ ngủ ngon hơn, ít quấy khóc hơn.

Sau khi sinh, quấn khăn sẽ giúp bé có cảm giác an toàn như trong bụng mẹ và ngủ sâu hơn, ít giật mình hơn do phản xạ Moro. Đây là một phản xạ tự nhiên ở trẻ sơ sinh. Bé sẽ giật mình, duỗi và dang tay, sau đó co lại và ôm vào trong.

Đặc biệt, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, khi quấn khăn, bé sẽ luôn ở tư thế nằm ngửa. Từ đó giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh do lật úp.

Những nguy hiểm của việc quấn khăn cho trẻ sơ sinh khi ngủ

Không phải ngẫu nhiên mà các bà mẹ cũng như các nhà khoa học băn khoăn có nên quấn trẻ khi ngủ hay không. Nguyên nhân là do phương pháp này tiềm ẩn một số nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc, trẻ 3 tháng tuổi thường xuyên được quấn khăn có nguy cơ mắc bệnh viêm phổi cao gấp 4 lần.

Một số nhà khoa học cho rằng khi bao bọc quá kỹ, sức đề kháng của bé sẽ giảm sút. Ngoài ra, nó còn khiến thân nhiệt bé tăng cao, đổ mồ hôi trộm dẫn đến cảm lạnh.

Còn các nghiên cứu ở Australia cảnh báo việc quấn khăn quá chặt còn khiến trẻ bị loạn sản xương hông, trật khớp háng. Ngoài ra, có thể khiến bé bị ngạt thở do khăn sơ sinh bị bung ra làm tắc đường thở của trẻ …

Vậy có nên quấn trẻ khi ngủ không?

Theo bác sĩ nhi khoa người Mỹ Jeffrey Hull, điều: “Quấn tã giúp hệ thần kinh của bé yên tĩnh, giúp trấn an tinh thần, tránh bị quá tải bởi những âm thanh ồn ào”.

Cùng với những lợi ích mà phương pháp này mang lại, CÓ chính là câu trả lời cho câu hỏi: có nên quấn khăn cho trẻ sơ sinh khi ngủ không? Tuy nhiên, để tránh những rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, mẹ cần lưu ý những điểm sau:

Quấn khăn đúng cách: Trẻ tăng nguy cơ ảnh hưởng đến hệ xương một phần do quấn quá chặt, đặc biệt là vùng chân. Vì vậy mẹ phải biết cách quàng khăn cho con ngủ ngon nhất.

Mẹ lưu ý không kéo chân hoặc ép khi quấn. Cho phép hông và thân của bé di chuyển tự do. Không quấn quá lỏng hoặc quá chặt. Vòng bít không nên đặt quá cao so với cổ hoặc đầu của bé.

Kết thúc vào đúng thời điểm: Thay vì quấn khăn cho bé cả ngày, mẹ chỉ nên thực hiện phương pháp này khi bé ngủ, hoặc đi ngoài. Khi thời tiết nắng nóng, bạn nên hạn chế bảo vệ bé bằng cách mang thêm mũ, áo khoác cho bé.

Từ từ nới lỏng màng bọc: Trong những ngày đầu tiên khi quấn khăn, nên để một cánh tay của bé ra ngoài. Sau đó, khi bé đã thích nghi với môi trường và ngủ ngon hơn, hãy thả lỏng cả hai tay, tiếp đến là bàn chân và toàn thân.

Hãy quan sát kỹ phản ứng của bé: Trên thực tế, không phải em bé nào cũng thích được quấn khăn. Và theo thời gian, bé sẽ không còn thích bị trói nữa.

Vì vậy mẹ nên quan sát kỹ phản ứng và sự phát triển của bé. Nếu bé tỏ ra khó chịu, vùng vẫy và quấy khóc trong khi quấn khăn. Hoặc khi bé bắt đầu biết lật người, lăn lộn khi ngủ và biết lật người thì đó là lúc bạn nên bỏ việc quấn khăn.

Thông thường, từ khoảng 2 tháng tuổi trở đi mẹ không cần quấn khăn nữa. Tuy nhiên, có một số trường hợp khi bé được 6 tháng mới khỏi hẳn. Vì vậy, các mẹ nên căn cứ vào sự phát triển của con mình để lựa chọn thời điểm thích hợp.

Mặc dù vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh việc có nên quấn tã cho trẻ sơ sinh khi ngủ hay không. Nhưng với những thông tin trên và bản năng làm mẹ, chắc chắn bạn sẽ có sự lựa chọn tốt nhất để chăm sóc con yêu của mình.

Cách Quấn Khăn Quanh Người Cho Trẻ Sơ Sinh?

Út Em chào các mẹ. Những cặp vợ chồng lần đầu làm cha mẹ thường học cách quấn khăn quanh người cho trẻ từ y tá ở bệnh viện. Khăn quấn quanh người cho trẻ có thể tạo cảm giác như tử cung của mẹ và giúp trẻ được vỗ về.

Viện nhi khoa Hoa Kỳ AAP cho rằng nếu thực hiện đúng cách, việc quấn khăn quanh người cho trẻ có thể đem đến những lợi ích đặc biệt giúp tạo sự yên bình cho trẻ sơ sinh và để trẻ ngủ ngon hơn.

Nếu các mẹ có ý định quấn khăn quanh người cho trẻ ở nhà, các mẹ cần theo dõi những hướng dẫn để đảm bảo mình làm đúng và an toàn cho trẻ.

Cách quấn khăn quanh người cho trẻ đúng

Để quấn khăn cho trẻ, các mẹ cần trải phẳng khăn ra và gấp 1 mép xuống dưới

Đặt bé lên khăn sao cho phần đầu ở trên góc bị gập

Duỗi thẳng tai trái của bé và quấn góc trái khăn vào cơ thể bé, luồn phần góc đó vào giữa tay phải và phần thân bên phải bé

Các mẹ cần đảm bảo phần hông của trẻ có thể cử động thoải mái và khăn quấn không quá chặt. Tiến sĩ Moon cho rằng “Các mẹ vẫn cần phải để được ít nhất 2 hoặc 3 ngón tay giữa phần ngực và khăn quấn quanh người bé”

Để cho phần hông của trẻ được thoải mái

Trẻ bị quấn khăn quá chặt có thể gây ra vấn đề với phần hông. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng việc chân của bé bị quấn thẳng và quá chặt có thể dẫn đến tình trạng loạn sản xương hông – là tình trạng phát triển bất thường của khớp hông gần đầu xương đùi bị trật khỏi ổ cối.

Tổ chức chỉnh hình nhi khoa ở Bắc Mỹ hết hợp với khoa chỉnh hình Viện nhi khoa Hoa Kỳ khuyến khích việc quấn khăn cho trẻ nhưng vẫn đảm bảo hoạt động bình thường của phần hông tức là quấn khăn làm sao vẫn để chân của trẻ ở bên ngoài và duỗi gập được.

(PS) – Có thể mẹ quan tâm:

– Hotline mua hàng:

Đặt Mua Online

Khuyến nghị giấc ngủ an toàn từ AAP

Theo Viện Nhi khoa Hoa Kỳ AAP khuyến nghị các cặp vợ chồng nên thực hiện theo những khuyến cáo về giấc ngủ an toàn mỗi lần cho bé đi ngủ dù là giấc ngủ ngắn hay ngủ dài qua đêm:

Đặt bé nằm ngửa và kiểm soát bé để đảm bảo bé không bị lăn khi đang quấn khăn

Không nên để bất cứ cái khăn mềm nào trong nôi của bé. Mỗi cái khăn mềm bao gồm cả khăn quấn cho bé nhưng chưa quấn đều có nguy cơ che mặt và tăng nguy cơ làm bé ngạt thở

Cẩn thận khi mua sản phẩm được cho là có thể làm giảm nguy cơ bị hội chứng đột tử. Theo AAP, vật để chèn cho bé, bộ định vị, nệm hay miếng lót trải phẳng thiết kế riêng cho giấc ngủ của trẻ cũng không chắc chắc sẽ làm giảm được nguy cơ gây nên chứng đột tử ở trẻ nhỏ

Trẻ được bảo vệ an toàn nhất là khi ngủ trong nôi hoặc xe đẩy chứ không phải ở trên giường

Việc quấn khăn có thể làm tăng nguy cơ khiến cơ thể bị nóng nhưng các mẹ nên tránh để bé bị nóng quá. Các mẹ có thể nhận biết việc trẻ bị nóng nếu như thấy bé bị đổ mồ hôi, ướt tóc, má đỏ bừng, sờ vào người thấy nóng và thở gấp

Các mẹ nên cân nhắc việc sử dụng núm vú khi trẻ ngủ dù là giấc ngủ ngắn hay ngủ đêm dài

Đặt nôi ở nơi không có khói thuốc

Để trẻ nằm ngủ bằng lưng

Để giảm thiểu hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS), các mẹ lưu ý bất cứ khi nào đặt trẻ nằm ngủ thì nên đặt lưng trẻ xuống dưới. Điều này rất quan trọng khi các mẹ quấn khăn quanh người cho trẻ.

Theo tiến sĩ Rachel Moon – người điều hành Viện nhi khoa Hoa kỳ, đồng thời là chủ nhóm, tác giả của nghiên cứu “Khuyến nghị giấc ngủ an toàn của Viện Nhi khoa Hoa Kỳ”, nhiều trường hợp đã cho thấy rằng nếu quấn khăn quanh người trẻ mà để trẻ nằm sấp hoặc quấn chặt vùng dạ dày sẽ làm tăng nguy cơ gặp phải hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh hoặc bị nghẹt thở đột ngột.

Khi nào nên ngừng việc quấn khăn quanh người cho trẻ

Tiến sỹ Moon nói rằng

Tôi sẽ ngừng việc quấn khăn quanh người cho trẻ khi được 2 tháng tuổi trước khi trẻ bắt đầu tự lật mình lăn được.

Nếu trẻ bị quấn khăn, chỉ nên để trẻ nằm ngửa và theo dõi một cách sát sao để trẻ không bị lăn rơi xuống dưới.

Tìm hiểu về những nguy cơ

Theo tiến sĩ Moon, các cặp vợ chồng nên tìm hiểu để biết rõ một số nguy cơ rủi ro khi quấn khăn cho trẻ. Việc quấn khăn quanh người cho trẻ có thể làm giảm tác động xung quanh khiến trẻ khó thức dậy hơn. Tiến sĩ Moon cũng cho rằng:

Đó là lý do tại sao các cặp vợ chồng thích quấn khăn quanh người cho trẻ để trẻ ngủ lâu hơn và không dễ bị tỉnh giấc.

Nhưng chúng ta nên biết rằng việc hạn chế những tác động đến trẻ có thể trở thành vấn đề tệ hại hoặc là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ gặp phải hội chứng đột tử.

Quấn khăn quanh người cho trẻ ở trung tâm chăm sóc trẻ nhỏ

Một số trung tâm chăm sóc trẻ nhỏ đưa ra quy định không được quấn khăn cho trẻ sơ sinh trong chế độ chăm sóc của trung tâm.

Đó là bởi vì hành động này có thể làm gia tăng chứng đột tử hoặc nghẹt thở ở trẻ nhỏ nếu như các bé cứ lăn qua lăn lại trong khi quấn khăn. Ngoài ra nó còn gây nguy cơ bị nóng và loạn sản xương hông.

Theo tiến sĩ Danette Glassy – chủ tịch của Viện nhi khoa Hoa Kỳ AAP trong chương trình Chăm sóc trẻ nhỏ và Giáo dục sớm đã đại diện cho AAP đưa ra những hướng dẫn cho người chăm sóc trẻ như sau:

Chúng tôi khuyến nghị trẻ sơ sinh nên đợi đến khoảng 3 tháng tuổi hãy tham gia vào trung tâm chăm sóc trẻ và việc quấn khăn cần phải loại bỏ vì trẻ nhỏ rất hay lăn lộn và cử động lung tung

Theo “Tiêu chuẩn về sức khỏe và an toàn quốc gia, Cách chăm sóc trẻ nhỏ”, những hướng dẫn được đăng tải bởi Trung tâm nguồn lực quốc gia về y tế – chăm sóc trẻ em cũng như chương trình Giáo dục sớm, Viện nhi khoa Hoa Kỳ và Tổ chức sức khỏe cộng đồng Hoa Kỳ đều không cấm việc quấn khăn cho trẻ sơ sinh ở những trung tâm dành cho các bé nhưng họ cho rằng việc quấn khăn là không cần thiết và không được khuyến nghị thực hiện.

Do đó, một số trung tâm dành cho trẻ nhỏ và địa phương nơi trẻ sinh sống đều đang thực hiện nghiêm túc việc không quấn khăn trong phương pháp chăm sóc trẻ nhỏ.

Tiến sĩ Glassy cho biết:

So với việc ở nhà chỉ có một hoặc hai người chăm sóc thì trẻ nhỏ ở các trung tâm sức khỏe sẽ được chăm sóc bởi một đội ngũ y bác sĩ chuyên môn có nhiều kinh nghiệm trong việc quấn khăn cho trẻ nhỏ.

Vấn đề này cũng đáng lo ngại bởi vì nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hầu như các bé đều có phản ứng như nhau khi lần đầu bị quấn khăn quanh người dù đã được nhiều tháng tuổi. Trẻ sẽ khó tỉnh dậy hơn nên dẫn đến tăng khả năng mắc phải hội chứng đột tử hơn

Cũng theo tiến sỹ Glassy:

Lời khuyên từ nhiều phía của việc quấn khăn quanh người cho trẻ ở nhà hay phòng chăm sóc của bệnh viện so với những trung tâm chăm sóc trẻ thường là dựa vào độ tuổi của trẻ và cách chăm sóc trẻ.

Ở nhà ,trẻ sơ sinh có thể được quấn khăn đúng cách và đặt nằm ngửa trong nôi, điều này vẫn tạo cho bé sự thoải mái và nhẹ nhàng chìm vào giấc ngủ.

Khi bé lớn hơn, bé bắt đầu học cách lật mình, sống trong môi trường mới với những người giữ trẻ khác nhau và có lẽ chưa từng quấn khăn quanh mình trước đó thì việc này có thể gây nên những khó khăn và nguy hiểm cho trẻ

Thông tin bổ sung

Quấn Kén Cho Trẻ Sơ Sinh Giúp Con Ngủ Sâu Không Giật Mình

Trong tháng đầu tiên mới chào đời, trẻ thường khó ngủ sâu và dễ giật mình. Việc quấn kén cho trẻ sơ sinh sẽ giúp cải thiện tình trạng trên.

Tiếp xúc với môi trường mới sau 9 tháng 10 ngày ở trong bụng mẹ khiến trẻ không khỏi bỡ ngỡ. Nhiều trẻ vì thế mà không thể ngủ sâu và thường xuyên giật mình trong khi ngủ. Việc sử dụng quấn kén cho trẻ sơ sinh sẽ giúp cải thiện tình trạng trên.

Có nên quấn kén cho trẻ sơ sinh

Khi ở trong bụng, thân nhiệt của bé sẽ luôn cao hơn của mẹ khoảng từ 0.5 – 1 độ. Sau khi sinh nhiệt độ đột ngột thay đổi, nó giảm xuống so với trong bụng mẹ nên sẽ làm bé bị lạnh. Việc quấn khăn sẽ đảm bảo bé được giữ ấm và không bị sốc nhiệt.

Bên cạnh đó, trẻ đã quá quen thuộc với tình trạng có xát có áp lực khi trong tử cung của mẹ nên khi ra ngoài sẽ khiến trẻ mất đi cảm giác an toàn. Nếu được bố mẹ quấn lại sẽ giúp trấn an, xoa dịu trẻ.

Áp dụng phương pháp này sẽ giúp trẻ sơ sinh không bị giật mình, thức giấc hay cào vào mặt trong lúc ngủ. Nhiều nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc quấn khăn sẽ giảm được nguy cơ tử vong đột ngột ở trẻ sơ sinh.

Ngoài việc mang lại lợi ích cho con, mẹ cũng sẽ cảm thấy an tâm khi nhìn thấy trẻ ngủ ngon giấc cũng như bế ẵm dễ hơn.

Cách quấn kén cho trẻ sơ sinh

Bước 1: Chuẩn bị một chiếc khăn quấn mềm mại và sạch sẽ. Khăn quấn cho trẻ sơ sinh nên được làm bằng chất liệu cotton co giãn, hình vuông và có kích thước ít nhất là 70×70 cm.

Bước 2: Bố mẹ trải khăn theo dạng hình thoi trên mặt phẳng và để trước mặt.

Bước 3: Gập góc khăn cao nhất của hình thoi vào khoảng 20cm vào giữa tấm khăn. Tùy vào kích thước của trẻ mà mẹ có thể điều chỉnh góc gấp.

Bước 4: Mẹ đặt trẻ vào trung tâm khăn sao cho phần cổ và lưng đè lên nếp gấp.

Bước 5: Đặt tay phải của trẻ xuôi theo cơ thể và để khuỷu tay hơi cong rồi kéo góc trái tấm khăn phủ chéo lên trên. Tiếp đó, mẹ nâng tay trái của trẻ rồi vòng khăn qua tay, xuống lưng và gài lại.

Bước 6: Gập chỗ khăn còn lại lên trên sao cho bao bọc toàn bộ cơ thể trẻ và cố định vị trí khăn.

Những lưu ý quan trọng khi quấn kén cho bé

Thực hiện đúng kỹ thuật cách quấn khăn cho trẻ sơ sinh sẽ để phần hông và chân của bé vẫn cử động được.

Tuân thủ đúng các bước và kỹ thuật quấn khăn cho trẻ sơ sinh, giúp phân hông và chân của trẻ cử động tốt.

Quấn vừa phải, không quá chặt, giúp trẻ cử động dễ dàng và cảm thấy dễ chịu. Ngược lại, nếu quấn lỏn, trẻ sẽ khó nằm yên và ngủ ngon giấc.

Liên tục kiểm tra thân nhiệt cho trẻ. Nếu trẻ đổ nhiều mồ hôi, mẹ nên tháo khăn ra và quấn lại.

Không quấn phần mặt và đầu của trẻ, tránh gây khó thở và ngột ngạt.

Để trẻ nằm yên trong khi quấn.

Lựa chọn khăn quấn mềm mải, thoáng mát, không quá dày và có kích thước phù hợp với cơ thể.

Nơi bé nằm không nên để đồ dùng bên cạnh tránh gây nên hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.

Rất nhiều mẹ không biết khi nào nên dừng việc quấn khăn cho trẻ. Tuy nhiên không có một đáp án chính xác cho câu hỏi này bởi mỗi trẻ có sự phát triển khác nhau. Mẹ nên quan sát và lựa chọn thời điểm phù hợp với tính cách và nhu cầu của trẻ. Một số chuyên gia cho rằng bố mẹ có thể ngừng quấn kén cho trẻ khi trẻ được 2 tháng tuổi.

Trên thực tế, do đến 3 tháng tuổi, khả năng vận động thô của trẻ đã tốt hơn và biết lật nên bố mẹ có thể điều chỉnh cách quấn trẻ trong thời gian này. Bố mẹ chỉ nên quấn cho con từ eo xuống để có thể cử động thoải mái.