Top 14 # Xem Nhiều Nhất Có Nên Nặn Mụn Tuổi Dậy Thì Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Shareheartbeat.com

Tuổi Dậy Thì Có Nên Nặn Mụn Không Hay Phải Xử Lý Thế Nào

Vào độ tuổi dậy thì, những thay đổi bên trong cơ thể khiến cho bề mặt da xuất hiện các nốt mụn. Rất nhiều bạn trẻ cảm thấy khó chịu và tự ý nặn mụn tại nhà.

1. Tuổi dậy thì có nên nặn mụn không?

Mụn dậy thì là vấn đề da liễu thường gặp chủ yếu là do lượng hormone trong cơ thể bị rối loạn. Kết quả là tuyến dầu bị kích thích hoạt động quá mức, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và hình thành mụn trên da.

Nhiều bạn trẻ thắc mắc tuổi dậy thì có nên nặn mụn không hay phải xử lý như thế nào để vừa loại bỏ mụn nhanh chóng vừa không để lại mụn và vết thâm.

Các chuyên gia da liễu cho biết, nặn mụn hay còn gọi là lấy nhân mụn là công đoạn vô cùng quan trọng. Nó giúp thông thoáng lỗ chân lông, hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa mụn tái phát.

Tuy nhiên, tuổi dậy thì không nên nặn mụn tại nhà. Bởi những lý do như sau:

Mụn dậy thì có rất nhiều loại khác nhau. Và không phải loại mụn nào cũng có thể nặn được. Một số loại mụn như: mụn mủ, mụn bọc cần phải xử lý ổ vi khuẩn trước, đợi nhân mụn khô, bong cồi mới được lấy ra khỏi bề mặt da.

Việc tuổi dậy thì tự ý nặn mụn tại nhà có thể làm cho ổ vi khuẩn bị phá vỡ, dẫn đến lây lan nốt mụn sang những vùng da xung quanh.

Việc tác động vào nốt mụn không đúng cách có thể khiến mụn không được lấy sạch hết, dẫn tới tái phát. Thậm chí, hành động này còn làm tổn thương, nốt mụn và vùng da xung quanh, gây đau nhức và để lại vết thâm, sẹo.

Nặn mụn dậy thì có thể để lại vết thương hở. Nếu thực hiện trong môi trường không đảm bảo an toàn y khoa thì rất dễ bị nhiễm trùng. Hậu quả là mụn dai dẳng và vết thâm, sẹo lõm rất dễ hình thành trên da.

Với những thông tin trên thì bạn không nên tự ý nặn mụn tuổi dậy thì. Thay vào đó hãy đến các cơ sở da liễu uy tín để được bác sĩ thăm khám và thực hiện lấy nhân mụn chuẩn y khoa.

2. Cần xử lý như thế nào khi bị mụn tuổi dậy thì?

Với các trường hợp bị mụn tuổi dậy thì:

Nếu mức độ nhẹ, chỉ nổi 1 vài nốt mụn mủ, bọc nhỏ thì bạn có thể tiến hành xử lý như sau:

Vệ sinh da mặt thường xuyên bằng sữa rửa mặt chuyên dụng Calahara Acne Wash loại bỏ mụn cám, đầu đen.

Sát khuẩn nốt mụn bằng dung dịch y tế Povidine đối với các nốt mụn bọc, mụn mủ.

Sử dụng dung dịch trị mụn Calahara Clear Solution làm khô nhân mụn bọc, mụn mủ giúp chúng bong ra khỏi da một cách tự nhiên.

Sử dụng gel trị mụn tuổi dậy thì Calahara Night vào buổi tối để loại bỏ mụn ẩn tuổi dậy thì.

Tránh để nốt mụn tiếp xúc với bụi bẩn, ánh nắng mặt trời. Duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ để ngăn ngừa mụn quay trở lại.

Nếu mức độ nặng xuất hiện mụn bọc mụn mủ với số lượng lớn và trải đều khắp bề mặt da thì bạn cần đến bác sĩ da liễu ngay.

Tuyệt đối không bôi bất cứ sản phẩm nào lên da nếu chưa có chỉ định y khoa.

Đặc biệt không tự ý nặn, cạy các nốt mụn trên da để tránh lây lan và phòng ngừa nhiễm trùng, vết thâm, sẹo lõm.

Cách Triệt Lông Ở Tuổi Dậy Thì, Có Nên Triệt Lông Ở Tuổi Dậy Thì?

Tuổi dậy thì thường trong khoảng 13-18 tuổi. Ở độ tuổi này làn da của các bạn khá mỏng và nhạy cảm. Nếu tự ý triệt lông tại nhà bằng các phương pháp thông thường rất dễ để lại những hệ lụy sau này.

Một số phương pháp triệt lông ở tuổi dậy thì tại nhà

1.Dùng nhíp nhổ: Đây là cách được đa số các bạn sử dụng.

*Ưu điểm: đơn giản, dễ làm và chi phí thấp. Các bạn chỉ cần có một cái nhíp nhổ là có thể thục hiện được.

*Nhược điểm:

Gây đau đớn.

Sợi lông mọc lại đen, cứng và thô hơn trước rất nhiều.

Lỗ chân lông to, dễ để lại mụn bọc tại chỗ vừa nhổ lông.

Vùng da sau khi nhổ lông bị thâm đen, sậm màu.

2. Dùng dao cạo:

*Ưu điểm:

Thời gian thực hiện ngắn.

Loại bỏ toàn bộ vùng lông mọc chỉ sau một lần đưa dạo cạo qua.

Vùng da sau khi cạo lông mịn, nhẵn nhụi.

Lông mọc trở lại nhanh chóng.

Vùng lông sau khi mọc lại có mật độ dày hơn trước.

Nếu đã cạo một lần thì bắt buộc những lần sau cũng phải dùng dao cạo tiếp.

Dễ gây trầy xước da nếu không cẩn thận khi cạo.

3.Dùng kem tẩy lông:

*Ưu điểm:

Dễ thực hiện.

Không đau đớn hay trầy xước da.

Vùng da sau khi triệt lông sáng màu, mịn màng hơn trước.

*Nhược điểm:

Lông không được loại bỏ vĩnh viễn.

Không thích hợp với những bạn có làn da mẫn cảm, dễ dị ứng.

Chi phí  mua kem tẩy lông hơi cao.

4. Wax lông: cách này chỉ một số ít bạn sử dụng.

*Ưu điểm:

Thời gian lông mọc trở lại khá dài.

Tốn ít thời gian thực hiện.

Chi phí nhỏ.

*Nhược điểm:

Rất đau đớn.

Dễ gây ra tình trạng lông mọc ngược.

Nhiều mồ hôi và mùi cơ thể do hệ bài tiết hoạt động mạnh.

Triệt lông ở tuổi dậy thì bằng công nghệ cao.

Như các bạn thấy nếu tự ý triệt lông tại nhà thì sẽ xảy ra rất nhiều hệ lụy không hay sau này. Do đó các bạn nên tìm đến các spa uy tín để được các chuyên gia tư vấn và thăm khám.

Lưu ý khi triệt lông ở tuổi dậy thì bằng công nghệ cao

Các bạn độ tuổi 10-14 không nên triệt lông vĩnh viễn bằng công nghệ cao. Do làn da các bạn ở độ tuổi này còn non, dễ bị kích ứng. Triệt lông bằng nguyên liệu tự nhiên là lựa chọn tốt nhất cho các bạn.

Các bạn độ tuổi 15-18 có thể đến thẩm mỹ viện để điều trị. Các bạn cần hạn chế cạo, nhổ hoặc wax lông.

*Quy trình triệt lông bằng công nghệ Diode Laser

Bước 1: Khám và tư vấn.

Bước 2: Xác định tình trạng da, tình trạng lông mọc.

Bước 3: Làm sạch vùng da cần triệt lông.

Bước 4: Tẩy da chết.

Bước 5: Tiến hành chiếu tia laser.

Bước 6: Thoa kem dưỡng da và hẹn lịch tái khám.

Tại sao nên triệt lông  tuổi dậy thì bằng diode laser?

Triệt lông hiệu quả 99%.

Lỗ chân lông được thu nhỏ lại.

Da sáng, mịn hơn.

Giam thâm, hạn chế mùi cơ thể.

Thẩm mỹ viện Bác sĩ Tùng Dung

Địa chỉ: 48 Nguyễn Văn Trang, TT Gia Lộc; Gia Lộc, Hải Dương

Hotline: 0335 045 125

Email: buiquytung1992@gmail.com

Website: https://thammyvienhaiduong.com

Cách Chăm Sóc Da Mụn Ở Tuổi Dậy Thì “Cô

Cách chăm sóc da mụn ở tuổi dậy thì đúng cách sẽ đảm bảo cho da sạch khỏe, cải thiện và ngăn ngừa tình trạng mụn hiệu quả. * Bạn đọc thắc mắc:

“Bác sĩ ơi, xin hãy hướng dẫn cho con cách chăm sóc da mụn ở tuổi dậy thì đi ạ! Con năm nay 15 tuổi, con mới có kinh hồi đầu năm học này, sau đó là tình trạng lên mụn không kiểm soát được luôn ạ. Mới đầu là vài nốt mụn, sau đó là lên mụn rất nhiều. Con muốn nặn mụn nhưng lại sợ sau này bị thâm với sẹo rỗ lắm. Xin bác sĩ tư vấn cho con.”

(Lê Thị Thu Hương- Hà Tĩnh)

* Bác sĩ chuyên mục tư vấn:

Chào con, trước tiên con không nên quá lo lắng, tâm lý không tốt sẽ khiến tình trạng mụn của con thêm nghiêm trọng. Con đang bước vào độ tuổi dậy thì nên bị rối loạn một số hoocmon trong cơ thể, sản sinh ra mụn là chuyện bình thường. Con muốn sau này không bị thâm và sẹo, muốn mụn mau lặn thì nên thực hiện theo cách chăm sóc da mụn ở tuổi dậy thì sau đây:

Mụn dậy thì có đặc điểm gì?

Vào giai đoạn dậy thì (từ 12 đến 18 tuổi), mụn dậy thì sẽ được hình thành do những thay đổi của nội tiết trong cơ thể. Cụ thể, hoóc môn giới tính là androgen được sản sinh trong thời kỳ này sẽ dư thừa quá mức, làm cho tuyến bã nhờn cũng phải tăng năng suất gây nên hiện tượng thừa dầu hoặc bã nhờn. Bã nhờn quá mức làm cho lỗ chân lông bị tắc nghẽn cùng tế bào chết, bụi bẩn, còn dầu gia tăng khiến cho vi khuẩn Propionibacterium Acnes.

Đây chính là những nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của mụn dậy thì. Tình trạng mụn dậy thì có thể diễn biến nặng hơn với các biểu hiện như viêm nhiễm, gây đau dưới bề mặt da. Tốc độ phát triển, cải thiện tình trạng của mụn còn phụ thuộc vào cách chăm sóc da mụn ở tuổi dậy thì.

Cách chăm sóc da mụn ở tuổi dậy thì

Những cô cậu thanh niên bước vào tuổi dậy thì còn khá nhiều bỡ ngỡ về những biến đổi trong cơ thể. Nên không phải ai cũng biết phòng tránh hay cách chăm sóc da mụn ở tuổi dậy thì. Những sai lầm hay lơ là sẽ khiến cho sự tổn thương da ngày càng trầm trọng. Để kiểm soát và cải thiện tình trạng mụn, con hãy lưu ý đến một số lưu ý về vệ sinh da mặt, chế độ ăn uống và sinh hoạt.

1. Hạn chế tối đa việc nặn mụn và sờ lên mụn

Bác sĩ da liễu Nguyễn Thị Thanh Hương đã khuyên các bạn đang bị mụn dậy thì quấy rầy không nên nặn hay sờ lên mụn, bởi: “Nhiều bạn hay vô thức sờ tay lên mụn, ngứa ngáy rồi nặn đi mà không hề biết rằng tay chưa được vệ sinh sạch sẽ khi chạm vào nốt mụn sẽ dẫn đến nguy cơ bị viêm nhiễm, gây kích ứng hoặc chai mụn. Còn nặn mụn không đúng cách sẽ làm da bị tổn thương, nhiễm trùng gây sẹo hoặc thâm khó chữa hơn.”

Ngoài những nốt mụn đã già, nhân mụn đã khô và lòi lên thì những mụn còn đang viêm, mụn ở vùng khóe miệng lên hai cánh mũi thì tránh nặn nếu không muốn để lại thâm sẹo hay nghiêm trọng hơn là liệt, mù. Khi mụn già và vỡ ra, con nên lấy khăn giấy thấm sạch máu rồi rửa lại bằng nước muối sinh lý.

2. Học cách rửa mặt đúng cách

Cách chăm sóc da mụn ở tuổi dậy thì sẽ đạt kết quả cao hơn nếu như con biết cách rửa mặt đúng cách. Cụ thể, rửa mặt không chỉ giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, làm sạch sâu lỗ chân lông nhờ đó mà mụn sẽ thuyên giảm, hạn chế biến chứng và ngăn ngừa để mụn quay trở lại. Các bước để rửa mặt đúng cách bao gồm:

Trước khi rửa mặt hãy làm sạch tay với xà phòng diệt khuẩn.

Làm giãn nở lỗ chân lông bằng nước ấm.

Sử dụng sữa rửa mặt phù hợp với da, tập trung thoa ở 5 điểm là trán, 2 bên má, cằm và sống mũi. Nên kết hợp với massage nhẹ nhàng, đặc biệt là 2 bên khe mũi, vùng da dưới mắt và dưới cằm.

Rửa lại mặt để loại bỏ chất nhờn của sữa rửa mặt, vỗ nước lên mặt nhẹ nhàng tránh chà xát nếu không muốn các nốt mụn vỡ ra khiến mụn, viêm da nặng hơn.

Tiếp theo hãy se khít lỗ chân lông bằng nước lạnh rồi để da mặt khô tự nhiên hoặc thấm bằng khăn lạnh.

Áp dụng thêm 1 lớp toner hoặc nước hoa hồng sẽ giúp cân bằng da, thu nhỏ lỗ chân lông.

Dùng thêm kem dưỡng để cung cấp ẩm cho da.

Lưu ý:

Tốt nhất là nên rửa mặt 1 – 2 lần mỗi ngày, đừng quá lạm dụng vì có thể khiến da mau lão hóa, khô và mụn nhiều thêm.

Sau khi đi ra ngoài về, tiếp xúc với khói bụi thì bạn nên làm sạch da bằng nước lạnh để loại bỏ bụi bẩn.

Nên chọn loại sữa rửa mặt có độ pH trung tính, phù hợp với da nhạy cảm hoặc các sản phẩm thảo dược thiên nhiên.

Không sử dụng những mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, kem trộn hay chứa chất corticoide.

3. Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ trong tuổi dậy thì

Một trong những nguyên nhân làm nội tiết tố rối loạn – nguyên nhân gây mụn chủ yếu ở tuổi dậy thì đó do sự thiếu hụt kẽm. Cho nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng là cách chăm sóc da mụn ở tuổi dậy thì hiệu quả. Bởi kẽm có công dụng làm giảm hoạt động của tuyến bã nhờn, tăng khả năng miễn dịch, nhanh làm khô nhân mụn và tránh để lại sẹo. Con có thể bổ sung kẽm thông qua các thực phẩm như ngũ cốc, hạt bí ngô, động vật có vỏ, bơ, lựu, đậu nành, đậu hà lan,…

Ngoài ra, vitamin E chứa trong hạnh nhân, củ cải, hạt dẻ, rau cải xanh,…sẽ giúp giảm thâm, mờ sẹo, bảo vệ da khỏi tác động xấu của môi trường. Hay vitamin C trong cam, xoài,…có thể thúc đẩy việc hình thành collagen để nhanh chóng phục hồi vùng da bị tổn thương do mụn. Đặc biêt, một bí kíp để chăm sóc da mụn và ngăn tình trạng nhiễm trùng, tránh mụn tái phát con nên bổ sung thêm thực phẩm giàu crom.

Bên cạnh đó, nên hạn chế những thực phẩm có tính cay, nóng, nhiều dầu mỡ, chất kích thích như gà rán, nước ngọt có ga,…dù đây là những món khoái khẩu của lứa tuổi học sinh.

4. Xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý giúp loại bỏ mụn ở tuổi dậy thì

Vì số lượng bài vở nên các con phải thức khuya học bài, tuy nhiên việc này cũng là nguyên nhân gây ra mụn dậy thì. Những cô cậu độ tuổi này nên cố gắng đi ngủ đúng giờ, đủ giấc, trước 11 giờ đêm việc này không chỉ tốt cho sức khỏe và việc học tập mà còn giúp tăng độ khỏe của làn da. Đồng thời, tránh những căng thẳng, lo âu trong học tập, cuộc sống.

Nên tập thể dục thể thao và tránh tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, cần che chắn bằng kem chống nắng hoặc mũ, khẩu trang.

Bên cạnh đó, sử dụng kem trị mụn tốt cũng là cách loại bỏ mụn hiệu quả: TOP các loại kem trị mụn tốt nhất theo từng mức giá [Review]

Trễ Kinh Ở Tuổi Dậy Thì Có Sao Không? Bị Trễ Kinh 2 Tháng Ở Tuổi Dậy Thì

1. Đau bụng kinh ở tuổi dậy thì và những điều cần biết

Kinh nguyệt hay hành kinh tuổi dậy thì là một hiện tượng sinh lý bình thường, dấu hiệu nhận biết là chảy máu ra ngoài âm đạo. Đó là do lớp niêm mạc trong tử cung đến kỳ thụ tinh nếu không gặp tinh trùng sẽ bong ra và được tử cung co bóp đẩy ra ngoài, vì vậy đây là một hiện tượng an toàn, không gây ảnh hưởng sức khỏe.

Tuổi dậy thì đánh dấu kỳ kinh nguyệt đầu tiên, có tính chất định kỳ hàng tháng. Ban đầu kinh nguyệt có thể không đều trong 1 – 2 năm đầu kể từ khi bắt đầu có kinh, đó là do hoạt động của hệ thống trục dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng chưa hoàn chỉnh.

Đau bụng kinh tuổi dậy thì cũng tương tự như đã lớn tuy nhiên có thể sẽ kéo dài hơn (Ảnh: Internet)

Thông thường kinh nguyệt của thiếu nữ tuổi dậy thì là từ 11-18 tuổi, vòng kinh bình thường khoảng 22-35 ngày, trung bình có thể là 28-30 ngày, thời gian hành kinh từ 3-7 ngày. Về sau này lượng kinh sẽ ít hơn có thể chỉ nhiều 2 ngày đầu, các ngày sau giảm dần.

Ở tuổi dậy thì, lượng máu kinh bình thường nếu bạn phải thay 3-5 lần băng vệ sinh mỗi ngày, máu có màu đỏ tươi, không đông, mùi hơi nồng, không tanh.

Về đau bụng kinh tuổi dậy thì sẽ nhiều hơn với những người đã bị nhiều năm vì do thời điểm này lần đầu tiên tử cung co bóp, triệu chứng chưa rõ ràng cộng với tâm lý e ngại, các bạn gái tuổi mới lớn lại một mình chịu đựng không chia sẻ. Đặc biệt trong lần đầu tiên bạn gái còn hoảng sợ vì có thể chưa hiểu rõ về đau bụng kinh tuổi dậy thì nên sẽ dễ nhầm lẫn với các hiện tượng khác.

Nếu quá 18 tuổi mà chưa có hành kinh, có thể do 2 nguyên nhân sau:

Hội chứng này có mối liên hệ từ não với buồng trứng, khiến bản thân người con gái không hề có kinh và cũng không bị đau bụng kinh tuổi dậy thì. Tình trạng này được biểu hiện ra bên ngoài như cơ quan sinh dục phụ không phát triển như: ngực nhỏ, không có lông mu, lông nách, âm hộ nhỏ bé. Ngoài ra còn có thể có nhiễm sắc thể giới tính.

Có thể là do không phát triển một phần hoặc toàn bộ bộ phận sinh dục. Nếu không phát triển hoàn toàn thì không có hiện tượng kinh nguyệt. Nếu bộ phận sinh dục không phát triển một phần thì bạn nữ vẫn có hiện tượng kinh nguyệt nhưng do kinh bị ứ lại nên không thể ra được.

2. Cách làm giảm đau bụng kinh ở tuổi dậy thì

Về cách chữa đau bụng kinh ở tuổi dậy thì cũng tương tự như những người đã bị đau bụng kinh nhiều năm mỗi khi đến tháng. Cơ bản là bạn gái phải giữ tâm lý bình tĩnh, tìm hiểu thông qua mẹ hoặc những người cùng giới trong gia đình. Đối với các em nhỏ chưa nhận thức rõ, mẹ cần quan sát và tư vấn cho con về các biện pháp, tránh tình trạng con lo sợ mà giấu trạng thái của mình, không biết áp dụng các biện pháp vệ sinh phù hợp.

Khi bị đau bạn nên áp dụng các cách như xoa bụng, uống nước ấm… (Ảnh: Internet)

Cách thông thường để giảm đau đó là chườm bụng bằng chai hoặc túi nước ấm; massage bàn chân cho bớt đau, ngâm chân trong nước ấm pha muối cho thư giãn; giã hoặc xắt lát gừng, chườm vào phần bụng dưới 5-7 phút… Những cách này làm tăng độ nóng ở bụng giúp lưu thông máu tốt hơn. Ngoài ra trong quá trình ra máu, bạn nên massage nhẹ và thường xuyên phần bụng dưới khi đang có kinh giúp cơ bụng không bị co thắt quá đột ngột và giảm đau hiệu quả.

Nếu đau bụng dữ dội thì dùng thuốc giảm đau nhưng không nên quá lạm dụng vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh sản sau này. Nếu cơn đau quằn quại thường xuyên thì bạn gái cần được thăm khám về chuyên khoa phụ sản để bác sỹ khám và tư vấn cụ thể.

Một số cách khác giảm đau là:

– Luôn giữ ấm cơ thể, hạn chế tiếp xúc với nước lạnh

– Vệ sinh vùng kín đều đặn, thay băng vệ sinh ít nhất 3 lần/ngày

– Không ăn đồ cay nóng, đồ lạnh và không dùng chất kích thích, đồ uống có ga trong thời kỳ này

– Nghỉ ngơi nhiều, không thức khuya, không vận động mạnh

3. Kinh nguyệt ra nhiều ở tuổi dậy thì

Còn kinh nguyệt ra nhiều ngày kéo dài trên 7 ngày, có tính chu kỳ lặp đi lặp lại theo chu kỳ, lượng máu mất đi sau mỗi kỳ kinh nguyệt nhiều hơn chu kỳ bình thường. Đây là thời điểm mới bắt đầu hành kinh, chu kỳ kinh nguyệt chưa thực sự hoàn chỉnh vì vậy rong kinh là một dạng rối loạn rất thường gặp. Khái niệm này khác hẳn với rong kinh trong những lứa tuổi khác. Điều này khiến các bé gái trong tuổi dậy thì cũng như phụ huynh vô cùng lo lắng.

Hơn nữa, ra kinh nhiều khiến cơ thể thiếu sắt, bé gái bị xanh xao, mệt mỏi, giảm khả năng tập trung học hành, ảnh hưởng đến thể chất. Ngoài ra, rong kinh tuổi dậy thì còn là báo hiệu của bệnh lý tiềm ẩn trong hệ sinh dục, bệnh lý huyết học, các rối loạn đông cầm máu. Mẹ không nên chủ quan mà cần thăm khám để can thiệp kịp thời, tránh ảnh hưởng đến khả năng làm mẹ sau này.

Thường thì vòng kinh của tuổi dậy thì hay bất cứ lứa tuổi nào cũng là từ 28-30 ngày, tuy nhiên lần có kinh thứ hai của trẻ sẽ đến trong vòng 35 đến 40 ngày kể từ lần đầu tiên mà trẻ có kinh lần đầu. Trong một số trường hợp, có thể phải mất đến 1 hoặc 2 tháng thì trẻ mới có kinh lần thứ 2 sau lần kinh đầu.

Thường các em gái sẽ lo lắng bị trễ kinh 2 tháng ở tuổi dậy thì, trễ kinh 4 tháng ở tuổi dậy thì có sao không hay trễ kinh 6 tháng ở tuổi dậy thì có ảnh hưởng gì không? Nếu 2 tháng thì có thể do cơ thể nhưng nếu quá lâu thì cần phải đi khám để tìm hiểu nguyên nhân.

Quan trọng nhất là mẹ nên trò chuyện, tâm sự để giúp con giữ tâm lý ổn định, không nên quá lo lắng (Ảnh: Internet)

Hiện tượng trễ kinh có thể xảy ra ở hơn 80% nữ giới ở tuổi dậy thì với các nguyên nhân:

Trong giai đoạn này, cơ thể nữ giới đang phát triển, hormone sản sinh không đều khiến thời gian hành kinh chênh lệch nhau vì vậy không cần quá lo lắng vì sau 1 thời gian nhất định, chu kỳ kinh nguyệt sẽ đi vào ổn định hơn.

Bất kỳ ai lần đầu bị hành kinh cũng sẽ khá bất ngờ vì chưa có sự chuẩn bị trước. Vì vậy đối với việc trễ kinh bị trễ kinh 2 tháng ở tuổi dậy thì hay nhiều hơn, quan trọng nhất là điều chỉnh lại tâm lý, tránh lo âu, stress, mệt mỏi. Nếu có vấn đề gì cần giúp đỡ, cơ thể có sự thay đổi cần báo với phụ huynh để được hỗ trợ.

Bạn gái tuổi mới lớn đặc biệt cần chú ý duy trì ăn uống đúng giờ và đủ chất sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và cân bằng được nội tiết tố. Nếu ăn uống không điều độ có thể ảnh hưởng đến sự thay đổi nội tiết nhất là giai đoạn dậy thì.

Mặc dù đối với bé gái thì việc này khó có thể xảy ra nhưng nếu mẹ biết rõ được kỳ kinh của con thì cũng nên trao đổi và hỏi han con kỹ hơn. Tốt nhất không nên loại trừ khả năng này.

Có một số bệnh lý về tử cung hoặc buồng trứng cũng có thể làm trẻ bị trễ kinh 2 tháng ở tuổi dậy thì hoặc nhiều hơn. Nếu trẻ bị kinh không đều, mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm để chăm sóc sức khỏe sinh lý tốt nhất. Không nên ủ bệnh quá lâu khiến bệnh khó điều trị và tốn kém chi phí.

5. Điều hòa kinh nguyệt tuổi dậy thì

Ở tuổi dậy thì cũng có thể gặp các trường hợp kinh ra ít hoặc thất thường, vì vậy các bé gái cần chú ý hơn trong việc chăm sóc cơ thể, đặc biệt là vùng kín.

Một số cách giúp điều hòa kinh nguyệt đó là:

– Áp dụng chế độ sinh hoạt khoa học, hợp lý, ăn đầy đủ dinh dưỡng

– Uống nhiều nước, hạn chế dùng đồ uống có chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê…

– Duy trì tập thể dục đều đặn, vừa sức

– Giữ tâm lý thoải mái, tránh tình trạng căng thẳng, mệt mỏi kéo dài

– Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, không rửa quá sâu bên trong âm đạo, không nên rửa quá nhiều lần một ngày vì có thể tạo môi trường ẩm khiến vi khuẩn xâm nhập.

– Lựa chọn quần lót phù hợp, khô thoáng

– Thay băng vệ sinh mỗi 4 – 6 tiếng. Không lạm dụng loại băng vệ sinh hàng ngày

Nếu bé gái thấy có các dấu hiệu bất thường ở vùng kín kèm theo bị trễ kinh 2 tháng ở tuổi dậy thì, kinh ra quá ít, kinh ra quá nhiều, đau bụng dữ dội, mệt mỏi… cần báo với mẹ để đến bệnh viện để được thăm khám sớm.

*Lưu ý: Mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán và điều trị.