Top 5 # Xem Nhiều Nhất Có Nên Ly Hôn Khi Con Còn Nhỏ Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Shareheartbeat.com

Có Nên Ly Hôn Khi Con Còn Nhỏ?

Medonthan – Có nên ly hôn khi con còn nhỏ? Tôi không chắc bố mẹ anh sau lưng tôi có cho thêm tiền anh không, còn anh thì mặc nhiên từ khi cưới không có đưa về cho tôi đồng nào.

Tôi lấy chồng khi vừa mới ra trường, khi đó cả hai vẫn chưa có việc làm. Gia đình nhà chồng tôi ở Hải Phòng rất khá giả. Ông bà muốn vợ chồng tôi về Hải Phòng sinh sống, ông bà sẽ xin việc cho nhưng chúng tôi muốn ở Hà Nội.

Cả hai bên bố mẹ chẳng ai ưng cuộc hôn nhân này. Bố mẹ tôi vì không muốn để thông gia nói, ép tôi về nhà chồng sống nên qua quan hệ của bố đã sớm tìm cho tôi một công việc văn phòng tại một viện nghiên cứu khoa học. Công việc nhàn hạ nhưng cũng nhàm chán, lương ba cọc ba đồng, chỉ có cái ổn định, gọi là có công ăn việc làm tử tế để khỏi bị nói.

Chồng tôi thì không được gia đình trợ giúp trong khi ông bà thừa khả năng và quan hệ để xin việc ở Hà Nội cho anh nhưng vì muốn ép con mình về quê sống nên ông bà để kệ. Bố mẹ vợ muốn giúp thì động đến tự ái, sĩ diện nên anh không chịu. Công việc anh kiếm được chỉ là thời vụ, bấp bênh.

Mâu thuẫn nảy sinh nhiều hơn từ khi tôi mang bầu. Khi còn con gái tôi khỏe là thế, mà có bầu thì ốm dặt dẹo suốt ngày. Hai mẹ con suốt ngày đi viện khám, hết thuốc bổ này thuốc giữ thai kia, tiền kiếm được cứ đội nón ra đi theo các đợt khám. Bố mẹ biết tôi khó nên hỗ trợ thêm, chứ tôi nào trông mong được gì ở chồng.

Thời gian tôi mang bầu thể trạng và tinh thần xuống trầm trọng. Tôi ốm yếu, có đợt nghỉ làm ở nhà cả nửa tháng mới giữ được thai, khi đó chỉ có bố mẹ tôi là luôn bên cạnh chăm sóc, chu cấp cho hai mẹ con. Chồng tôi thì hờ hững, vô trách nhiệm, gia đình chồng cũng chẳng đoái hoài đến. Thời gian đó thật khủng khiếp, khi đó chỉ có tình mẫu tử mới giúp tôi giữ được con bên mình.

Khi tôi biết vì sao anh đi sớm về muộn, tinh thần lúc nào cũng bất an thì đã quá muộn. Anh báo về nhà số nợ hơn 1 tỷ từ những lần cá cược bóng đá, con số quá lớn chỉ có bố mẹ anh mới giúp trả nợ được. Anh đưa tôi về Hải Phòng để cùng xin bố mẹ với anh, nhà anh đồng ý trả dứt nợ cho anh nhưng ép vợ chồng tôi phải về quê sống, sống cùng bố mẹ. Khi này tôi mới biết rõ về chồng mình, đây không phải lần đầu anh chơi bời đổ nợ lớn như vậy, ngày còn đi học bố mẹ anh đã không dưới 5 lần cầm tiền lên Hà Nội trả nợ cho anh nhưng anh vẫn không biết sợ, vẫn chơi bời để rồi về xin bố mẹ giúp.

Khi tôi biết chuyện, anh cũng chẳng còn phải giấu tôi nữa. Trước khi bố mẹ trả nợ cho anh, anh đã đem cầm xe máy của anh, của tôi để lấy tiền trả lãi. Khi tôi ốm nằm nhà, anh cầm cả vàng bạc khi cưới mọi người cho đem đi bán, ngăn cản anh còn đánh tôi và bỏ đi. Lần đó may mà bố mẹ tôi sang kịp đưa tôi đi viện không thì tôi đã mất con. Tôi nằm ở viện cả tháng trời chờ sinh luôn. Thời gian đó anh không có qua viện thăm tôi, anh tự ái vì tôi kể hết chuyện với bố mẹ, để bố tôi gọi anh ra mắng chửi. Anh bỏ về Hải Phòng sống và chỉ nhắn cho tôi tin: muốn giữ gia đình thì sau khi sinh xong, đưa con về Hải Phòng sống, không thì ly hôn.

Biết chuyện bố mẹ tôi rất giận, muốn tôi ly hôn, họ vốn đã chẳng ưa gì con rể và bên thông gia, giờ thêm nhiều chuyện thế này thì càng không muốn tôi tiếp tục nữa. Bản thân tôi cũng không còn tình cảm gì với chồng nữa, cũng chẳng có gì lưu luyến bên nhà chồng chỉ là tôi còn băn khoăn, thương con gái tôi còn quá nhỏ, cháu còn chưa có giấy khai sinh, chưa được bố và ông bà nội chăm sóc ngày nào…Tôi có ích kỷ không khi quyết định chấm dứt cuộc hôn nhân này?

Medonthan ST

Điều Kiện Ly Hôn Khi Con Còn Nhỏ Là Gì ?

Câu hỏi của khách hàng:

“Chào luật sư. Chồng tôi muốn ly hôn và bắt tôi ký vào đơn ly hôn khi con còn quá nhỏ – mới 3 tháng tuổi. Vậy chồng tôi có thể ly hôn khi con mới 3 tháng tuổi không?”

Luật Thái An trả lời 

1. Cơ sở pháp lý quy định về ly hôn khi con còn nhỏ:

Cơ sở pháp lý để trả lời câu hỏi về ly hôn khi con còn quá nhỏ là:

Luật Hôn nhân và gia đình 52/2014/QH13

Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hôn nhân và gia đình

2. Có thể ly hôn khi con còn nhỏ không ?

Luật hôn nhân giải quyết vấn đề ly hôn đã dự liệu được các trường hợp thực tế có thể xảy ra, và một trong những vấn đề ưu tiên đã có là đảm bảo sự phát triển đầy đủ, đảm bảo về việc nuôi dưỡng, chăm sóc cho đứa trẻ là con chung của hai vợ chồng.

Theo quy định tại điều 51 của Luật hôn nhân và gia đình quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn như sau:

“1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

Do con của bạn mới được 3 tháng tuổi, cho nên chồng bạn không có quyền yêu cầu ly hôn. Do đó, nếu bạn không kí vào đơn ly hôn thì tòa án sẽ không thụ lý đơn yêu cầu xin ly hôn này của chồng bạn. Tòa án chỉ xem xét việc ly hôn nếu như bạn có yêu cầu hoặc cả hai vợ chồng thuận tình ly hôn.

Đối với điều kiện ly hôn khi con còn nhỏ thì sau này, khi con của bạn đã trên 12 tháng tuổi, chồng bạn sẽ có quyền yêu cầu ly hôn và nộp đơn yêu cầu ly hôn. Nếu bạn vẫn không đồng ý ly hôn thì đó là ly hôn theo yêu cầu của một bên, bạn không cần ký vào đơn. Nếu đủ điều kiện về hồ sơ thì Tòa sẽ thụ lý vụ việc ly hôn đơn phương và thực hiện theo trình tự thủ tục. Bạn có thể đọc bài viết Thủ tục ly hôn đơn phương để hiểu thêm.

3. Tư liệu để tìm hiểu kỹ hơn về ly hôn đơn phương

4. Dịch vụ luật sư tư vấn và giải quyết ly hôn của Luật Thái An

Sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn và giải quyết ly hôn là một lựa chọn khôn ngoan bởi luật sư sẽ giúp bạn bảo vệ lợi ích hợp pháp một cách tối đa khi chia tài sản vợ chồng, khi giải quyết việc nuôi con và cấp dưỡng cho con. Hơn nữa, việc ly hôn sẽ diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn nhiều so với bạn tự mầy mò thực hiện các thủ tục ly hôn, đơn giản vì bạn chưa có kinh nghiệm và không hiểu biết pháp luật một cách đầy đủ.

Nếu bạn cần dịch vụ luật sư tư vấn và giải quyết ly hôn cho mình, bạn vui lòng tham khảo dịch vụ của chúng tôi khi xem bài viết Dịch vụ ly hôn. Ngoài ra, Bảng giá dịch vụ có tại bài viết Bảng giá dịch vụ ly hôn và giải quyết tranh chấp hôn nhân gia đình.

HÃY LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ

Tác giả bài viết:

Luật sư Đào Ngọc Hải, Trưởng Chi nhánh Thái Nguyên, Công ty Luật Thái An

Thành viên Liên đoàn Luật sư Việt Nam, thành viên Đoàn Luật sư Hà Nội

Thẻ Luật sư số 12260/LS cấp (tháng 8/2017)

Lĩnh vực hành nghề: Hôn nhân gia đình, Tố tụng, Đất đai, Dân sự

Có Nên Ly Hôn Khi Đã Có 2 Con Tư Vấn Tranh Chấp Nuôi Con Khi Ly Hôn

Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được việc nuôi con thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Câu hỏi đặt ra là không. Việc giải quyết tranh chấp quyền trực tiếp nuôi con phải được giải quyết trong vụ án ly hôn. xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết tư vấn về việc có nên ly hôn khi đã có 2 con.

Có nên ly hôn khi đã có 2 con không?

Quyền ly hôn của vợ/chồng

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Theo quy định tại Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, người có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn gồm:

– Vợ, chồng hoặc cả hai người

– Cha, mẹ, người thân thích khác khi một bên vợ chồng không thể nhận thức, làm chủ hành vi của mình đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do người còn lại gây ra.

Đáng lưu ý là, Chồng không được ly hôn khi vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Nhưng nếu vợ đang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người vợ có quyền được yêu cầu Tòa án cho ly hôn.

Điều kiện để được yêu cầu ly hôn

Quan hệ hôn nhân của hai vợ chồng có thể chấm dứt nếu hai bên cùng thỏa thuận hoặc theo yêu cầu của một bên.

Theo đó, có hai hình thức ly hôn là ly hôn thuận tình và một bên gửi yêu cầu đơn phương ly hôn.

– Hai bên thật sự tự nguyện ly hôn

– Hai bên đã thỏa thuận về việc chia tài sản, quyền nuôi con, nghĩa vụ cấp dưỡng…

– Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình

– Khi một người vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài;

– Vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố mất tích;

– Khi một người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do người còn lại gây nên.

Như vậy, trả lời cho câu hỏi có nên ly hôn khi đã có 2 con thì nếu một trong hai bên có đủ điều kiện ly hôn mà có mong muốn được chấm dứt quan hệ hôn nhân thì hoàn toàn có quyền nộp đơn ra Tòa án yêu cầu ly hôn.

Về nguyên tắc, ly hôn là sự thỏa thuận của hai vợ chồng. Về tài sản sau khi ly hôn cũng thế. Nếu hai bên thỏa thuận được thì Tòa án sẽ công nhận sự thỏa thuận về tài sản của hai người.

Trong trường hợp không thể thỏa thuận được, Tòa sẽ giải quyết theo hướng chia đôi nhưng có căn cứ vào các yếu tố sau:

– Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

– Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung.

– Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

– Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng

Quy định về chia tài sản khi ly hôn cụ thể tại Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Về quyền nuôi con khi ly hôn

Quyền trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con

Pháp luật quy định về người trực tiếp nuôi dưỡng con quy định tại điều 81 Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015:

Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Quyền nuôi con đối với từng độ tuổi của con

Con dưới 03 tuổi: được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Con trên 03 tuổi nhưng chưa đủ 07 tuổi: căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.

Con từ đủ 07 tuổi trở lên: ngoài căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con còn phải xem xét nguyện vọng của con.

Như vậy, vợ và chồng có quyền thỏa thuận với nhau về việc nuôi con, quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn.

Tuy nhiên, quyền nuôi con dưới 3 tuổi khi ly hôn được ưu tiên hơn cho người mẹ nuôi nếu người mẹ có đủ điều kiện chăm nom, chăm sóc và giáo dục con cái.

Việc pháp luật quy định như vậy vì lúc này độ tuổi đứa trẻ còn quá nhỏ và nếu đứa trẻ người mẹ chăm sóc sẽ tốt hơn cho sự phát triển của đứa trẻ đó.

Quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn sẽ ngang bằng giữa hai vợ chồng. Con trên 07 tuổi phải hỏi ý kiến, nguyện vọng của con vì lúc này trẻ bắt đầu có nhận thức về việc muốn ở với cha hay mẹ khi cha mẹ không còn sống chung với nhau.

Căn cứ giành quyền nuôi con khi ly hôn

Tuy nhiên để muốn giành quyền thì vợ hoặc chồng cần phải có đầy đủ, cơ bản sau để Tòa án có căn cứ giao hai con cho bạn trực tiếp nuôi dưỡng.

Để giành được quyền nuôi con cần đưa ra căn cứ chứng minh cho yêu cầu đó là hợp lý, bạn cần chứng minh được khả năng nuôi con của mình là tốt nhất bao gồm cả yếu tố vật chất và yếu tố tinh thần.

Các yếu tố vật chất có thể là: Mức thu nhập hàng tháng, điều kiện kinh tế, tài sản riêng hiện có, có chỗ ở ổn định, các khoản phụ trợ khác…. mà có thể đảm bảo để nuôi con

Các yếu tố tình cảm bao gồm: Thời gian làm việc, thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con, điều kiện cho con vui chơi giải trí, trình độ học vấn, sức khỏe… của có thể giành tốt nhất cho con. Môi trường sống của bé sau khi bố mẹ ly hôn có đảm bảo cho sự phát triển tốt nhất về thể chất lẫn tinh thần cho con không?

Ngoài ra, người muốn giành quyền nuôi con còn có thể chỉ ra những bất lợi của vợ hoặc chồng khiến người còn lại bất lợi trong đáp ứng các điều kiện giành nuôi con như: công việc bấp bênh thường xuyên phải đi làm thêm vào buổi tối và không có chỗ ở ổn định….

Căn cứ vào các yếu tố, dựa trên việc bảo đảm tốt nhất quyền lợi cho con, Tòa án sẽ xem xét bên có ưu thế hơn được quyền nuôi con.

Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi ly hôn

Theo quy định tại khoản 1 Điều 92 thì người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Đây là nghĩa vụ của cha, mẹ; do đó, không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, người không trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng vì lý do nào đó thì Toà án cần giải thích cho họ hiểu rằng việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền lợi của con để họ biết nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con. Nếu xét thấy việc họ không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện, họ có đầy đủ khả năng, điều kiện nuôi dưỡng con thì Toà án không buộc bên kia phải cấp dưỡng nuôi con.

Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những khoản nào?

Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thoả thuận. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp lý.

Về phương thức cấp dưỡng do các bên thoả thuận định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì Toà án quyết định phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng.

Trong trường hợp vợ, chồng không thoả thuận được về người trực tiếp nuôi con thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi con căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần. Nếu con từ đủ chín tuổi trở lên, thì trước khi quyết định, Toà án phải hỏi ý kiến của người con đó về nguyện vọng được sống trực tiếp với ai.”

Liên hệ ngay với LegalZone để được tư vấn và hỗ trợ về vấn đề có nên ly hôn khi đã có 2 con.

Tôi Có Nên Ly Hôn Khi Đang Mang Thai Và Còn Yêu Chồng?

Tôi có nên ly hôn khi đang mang thai và còn yêu chồng? Tôi phát hiện chồng mình có mối quan hệ với người khác nhưng tôi còn yêu chồng và cũng sắp sinh bé thứ hai. Tôi phải làm sao trong hoàn cảnh này?

Vợ chồng tôi cưới nhau được 6 năm. Chúng tôi có với nhau một con gái được gần 4 tuổi. Hiện tôi đang có bầu bé thứ hai, còn hai tháng nữa là sinh con. Cuộc sống vợ chồng cũng có lúc này lúc kia, nảy sinh mâu thuẫn cãi vã nhưng chồng tôi vẫn luôn quan tâm, chăm sóc gia đình chu đáo. Nhưng mới đây, tôi phát hiện chồng mình có mối quan hệ tình cảm với một người đàn bà khác. Người đó sống một mình, có một con trai 3 tuổi và đã ly hôn chồng. Anh cũng không chối cãi về mối quan hệ với người kia, chỉ mong tôi tha thứ, cho anh một cơ hội. Tôi đã nghĩ đến chuyện ly hôn nhưng thấy mình còn yêu chồng và cũng đang mang thai. Tôi không biết anh có chấm dứt được mối quan hệ với người kia không? Xin tư vấn giúp tôi một lời khuyên.

Bất cứ người vợ nào cũng luôn mong muốn có được tình yêu, sự thủy chung từ người chồng. Không ai muốn cuộc hôn nhân của mình gặp phải những chuyện không hay, sự xuất hiện của người thứ ba, chồng hay vợ có mối quan hệ ngoài luồng. Bởi đó chính là nguyên nhân dẫn đến sự đổ vỡ của hôn nhân. Bản thân bạn cũng đang do dự, đắn đo để đưa ra được quyết định cho mình. Khi phát hiện ra sự thực chồng mình có mối quan hệ với một người đàn bà khác bạn đã nghĩ đến chuyện ly hôn nhưng tình yêu với chồng vẫn còn, bạn chuẩn bị sinh bé thứ hai. Bạn không muốn đánh mất cuộc hôn nhân này, không muốn con mình mới chào đời đã phải chứng kiến cảnh bố mẹ ly hôn. Nếu bạn đã suy nghĩ như vậy phải chăng nên cho chồng mình một cơ hội để sửa chữa sai lầm anh ấy mắc phải. Cuộc đời không ai không mắc phải những sai lầm. Điều quan trọng là chồng bạn nhận ra lỗi lầm đó và quyết tâm sửa chữa. Tạo ra cơ hội cho chồng thay đổi sẽ tốt hơn việc bạn ly hôn chồng vào lúc này. Việc anh ấy có chấm dứt được mối quan hệ với cô gái kia hay không phụ thuộc vào sự quyết tâm của chồng bạn. Nhưng để làm được điều đó cần có sự cảm thông, chấp nhận và tha thứ từ bạn để có nguồn động viên giúp anh ấy vượt qua những khó khăn, cám dỗ của cuộc sống. Chính bạn sẽ có quyền quyết định trong lúc này.

Bạn nên dành thời gian để suy nghĩ kỹ lưỡng về những chuyện đã xảy ra. Sau đó hãy nói chuyện thẳng thắn với chồng. Nếu bạn không thể chấp nhận được chuyện chồng phản bội mình, không muốn cho anh ấy cơ hội để sữa chữa thì bạn nên quyết định ly hôn. Trong trường hợp bạn thấy bản thân còn yêu chồng, nghĩ đến tương lai cho con cái, không muốn hôn nhân đổ vỡ thì hãy cho chồng cơ hội để sửa sai. Bản thân anh ấy nếu nhận thấy đó là sai lầm, cùng với yêu cầu của bạn, anh ấy sẽ chấm dứt mối quan hệ với người kia. Mong bạn sớm có quyết định đúng đắn cho mình.

Chuyên viên tư vấn: Thạch Thảo