Top 4 # Xem Nhiều Nhất Có Nên Học Đại Học Hàng Hải Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Shareheartbeat.com

Trường Đại Học Hàng Hải Việt Nam

2.2. Thông tin về các ngành đào tạo

2.2.1. Ngành

Khai thác Máy tàu biển

(Marine Engineering operation)

– Tổng số tín chỉ: 152 TC

– Thời gian đào tạo: 4,0 năm.

– Tiếng Anh: TOEIC 450 và các trình độ tương đương.

 + Định hướng mục tiêu

Sinh viên ngành Khai thác máy tàu biển sẽ được trang bị đầy đủ những kiến thức cơ bản về khai thác, vận hành trang thiết bị hệ thống động lực trên tàu; kỹ năng bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa các trang thiết bị, máy móc trong buồng máy và trên boong tàu; kỹ năng xử lý các tình huống trong quá trình khai thác, vận hành trang thiết bị; các kiến thức về quản lý an toàn, an ninh hàng hải và quản trị tàu – The graduates can work as Marine engineer operation on board domestic and international fleets as well, have capability of proficient operation and repairing the machineries, troubleshooting onboard incidents and breakdowns.

+ Nghề nghiệp tương lai / Your future in Marine Engineering

Sỹ quan Máy tàu biển, Máy trưởng hạng nhất, Cán bộ kỹ thuật tại các công ty vận tải biển, nhà máy đóng tàu, các công ty dịch vụ ngành dầu khí, các dây chuyền sản xuất công nghiệp, nhà máy máy cơ khí, cơ sở sản xuất công nghiệp, dịch vụ kỹ thuật cho ngành hàng không, thanh tra Cảng vụ hàng hải, giám định, đăng kiểm thuộc các công ty đăng kiểm trong và ngoài nước. Có thể trở thành giảng viên của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam và các cơ sở đào tạo về Hàng hải, Giao thông đường thủy. – First class Junior, Senior engineer and Chief engineer Technical staff working at shipping companies and Shipyards.

+ Mô hình liên kết, hợp tác quốc tế:

Các trường đại học, học viện thuộc khối ngành Cơ khí-động lực trong nước, các công ty vận tải và cung ứng dịch vụ đường biển, các khu công nghiệp trên địa bàn Hải Phòng và một số địa phương khác.

2.2.2. Ngành

Máy và tự động công nghiệp

(Industrial Engineering and Automation)

– Tổng số tín chỉ: 152 TC

– Thời gian đào tạo: 4,0 năm.

– Tiếng Anh: TOEIC 450 và các trình độ tương đương.

+ Định hướng mục tiêu:

Đào tạo kỹ sư Máy và Tự động công nghiệp những kiến thức nền tảng, chuyên sâu về thiết kế, xây dựng, khai thác, vận hành, sử dụng, bảo trì các máy móc, thiết bị, các hệ thống điều khiển và tự động hóa trong các nhà máy công nghiệp; các hệ thống truyền động điện – thủy lực – khí nén; hệ thống đo lường thông minh. Lắp ráp, lập trình, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị tự động và các hệ thống điều khiển, sản xuất tự động tại các cơ sở sản xuất, dịch vụ, kinh doanh và đào tạo. Xử lý các sự cố trong các quá trình sản xuất tự động; cải tiến, cập nhật công nghệ tự động. Ngoài ra, sinh viên còn được rèn luyện phương pháp làm việc chuyên nghiệp, tư duy khoa học, tác nghiệp độc lập và sáng tạo, khả năng tiếp thu công nghệ tiên tiến của thế giới và sáng tạo cho phù hợp với nhu cầu thực- The graduates have capability of analysis and design of control techniques, mechanical automation technology and hydraulic transmission

+ Nghề nghiệp tương lai / Your future in Industrial Engineering and Automation industry

 - Mechanical engineer Industrial automation engineer.

+ Mô hình liên kết, hợp tác quốc tế:

Các trường đại học, học viện thuộc khối ngành Cơ khí-động lực trong nước, các viện nghiên cứu thiết kế công nghệ và tư động hóa, các khu công nghiệp trên địa bàn Hải Phòng và một số địa phương khác.

2.2.3.  Ngành

Máy tàu thủy

– Tổng số tín chỉ: 152 TC

– Thời gian đào tạo: 4,0 năm.

– Tiếng Anh: TOEIC 450 và các trình độ tương đương.

+ Định hướng mục tiêu

Cung cấp cho sinh viên các kiến thức về thiết kế cơ bản, thiết kế kỹ thuật và thiết kế quy trình công nghệ chế tạo, lắp ráp, sửa chữa hệ động lực tàu thủy và các thiết bị cơ khí – Providing students with the knowledge of basic design, technical design and technology process design for manufacturing, assembly and repairing of ship propulsion and machinery.

+ Nghề nghiệp tương lai / Your future in Marine Mechanical Engineering

Kỹ sư thiết kế của các nhà máy đóng và sửa chữa tàu; Đăng kiểm viên, Cán bộ kiểm định kỹ thuật – Engineer working for shipyards Register, Inspector

+ Mô hình liên kết, hợp tác quốc tế:

Các trường đại học, học viện thuộc khối ngành Cơ khí-động lực trong nước, các công ty vận tải và cung ứng dịch vụ đường biển, các nhà máy đóng tàu và sửa chữa tàu biển, các khu công nghiệp trên địa bàn Hải Phòng và một số địa phương khác.

Địa chỉ liên hệ:

Nhà A3, Số 484 Lạch Tray, Phường Kênh Dương, Quận Lê Chân, Hải Phòng Tel:+84.225.3829244 Fax:+84.225.3728168 Email:

khoamaytaubien@vimaru.edu.vn

Website: 

http://mtb.vimaru.edu.vn

3. Giới thiệu chung về Khoa Điện-Điện tử (Faculty of Electrical and Electronic Engineering)

3.1. Năm thành lập

Khoa Điện-Điện tử Trường Đại học Hàng hải Việt Nam được thành lập vào ngày 30 tháng 5 năm 1962.

Trải qua 58 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, với đội ngũ cán bộ giảng dạy không ngừng phát triển về số lượng, được chuẩn hoá về chất lượng cùng với cơ sở vật chất quy mô, hiện đại, với sự đa dạng hoá ngành nghề đào tạo, Khoa Điện – Điện tử luôn là một địa chỉ tin cậy về đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ có uy tín và vị thế được khẳng định trên địa bàn thành phố Hải Phòng và cả nước, góp phần vào công cuộc dựng xây và phát triển đất nước. Khoa Điện – Điện tử là nơi cung cấp nền tảng kiến thức, kỹ năng thực hành, phương pháp luận khoa học.

Tháng 9/1959 thành lập bộ phận Điện tạm thời xếp trong Ban Máy tàu thuỷ do thầy Lê Xuân Khảm phụ trách.

Ngày 30/5/1962 Ban Điện – Khí – Tự động hoá tàu thuỷ được thành lập (gọi tắt là Điện tàu thủy) với 3 GV đầu tiên: Thầy Phan Xuân Ngọc (Trưởng ban), Thầy Lê Xuân Khảm và Thầy Nguyễn Anh Côn.

Và từ đây, năm 1962 chính thức được coi là năm thành lập Khoa Điện – Điện tử. Lớp sinh viên đầu tiên là lớp 6131. Tiếp theo Khoa đã đào tạo các hệ 7+3, 7+4 và 10+3 (hệ trung cấp viễn dương).

Năm 1966 thành lập khoa ĐHHH trong trường trung cấp Hàng hải với nhiệm vụ đào tạo KS của 4 ngành: Điều khiển tàu biển; Sử dụng máy tàu biển; Sử dụng điện tàu biển;  Thiết bị điện tàu biển.

T6/1969 khoa ĐHHH sáp nhập về Phân hiệu ĐHGT đường thuỷ.

T5/1974 khoa ĐHHH trở lại và kết hợp với trường Trung cấp HH để thành lập trường ĐHHH. Trong trường có 3 khoa: Lái, Máy và Điện tàu thuỷ.

Ngày 21/4/1980 Khoa Điện tàu thuỷ mở thêm chuyên ngành Vô tuyến điện tàu thuỷ, Trưởng bộ môn đầu tiên là thầy Hoàng Anh Tuấn – nguyên phó chủ nhiệm khoa kiêm nhiệm. Khi đó tên khoa đổi thành Điện–Vô tuyến điện.

Năm 1993 Khoa bắt đầu đào tạo cao học chuyên ngành Tự động điện, và đến năm 2004 được đổi tên thành chuyên ngành Tự động hoá.

Ngày 13/3/1999 Khoa mở tiếp chuyên ngành Điện tự động công nghiệp và Trưởng bộ môn đầu tiên là thầy Lưu Kim Thành. Từ đó khoa đổi tên là Khoa Điện – Điện tử tàu biển.

Năm 2010, Khoa được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo cao học chuyên ngành Kỹ thuật điện tử.

Từ năm 2013, Khoa được cho phép đào tạo tiến sỹ ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, đánh dấu một bước phát triển mới của Khoa, nâng tầm về uy tín và học thuật của Khoa lên một mức đáng kể.

Ngày 9/9/2013, Khoa được đổi tên thành khoa Điện – Điện tử.

Từ năm 2014, Khoa đã mở thêm chuyên ngành đại học: Tự động hóa hệ thống điện, nâng tổng số thành 4 chuyên ngành đại học: Điện tự động tàu thủy, Điện tử – Viễn thông, Điện tự động công nghiệp và Tự động hóa hệ thống điện. Bộ môn Hệ thống tự động được giao nhiệm vụ phụ trách chuyên ngành mới này. Bộ môn Truyền động điện tàu thủy được giao phụ trách chuyên ngành Điện tự động tàu thủy.

Từ tháng 5 năm 2015, theo đề xuất của Khoa, Nhà trường đã quyết định đổi tên hai Bộ môn Truyền động điện tàu thủy và Hệ thống tự động thành Điện tự động tàu thủy và Tự động hóa hệ thống điện cho đúng với tên chuyên ngành mà các Bộ môn này phụ trách. Như vậy hiện nay Khoa có 04 Bộ môn với tên gọi như sau: Điện tự động tàu thủy, Điện tử – Viễn thông, Điện tự động công nghiệp và Tự động hóa hệ thống điện.

Từ năm học 2016-2017 Khoa đã mở hệ đào tạo chất lượng cao chuyên ngành Điện tự động công nghiệp. Việc mở thêm hệ chất lượng cao nhằm nâng tầm về chất lượng đào tạo và cơ sở vật chất, góp phần thu hút thêm sinh viên vào học, nâng cao chất lượng đầu ra của sinh viên phục vụ phát triển công nghiệp và Tự động hóa của Thành phố và Khu vực Duyên hải phía Bắc

Cho đến nay Khoa đã có bề dày lịch sử 58 năm xây dựng và phát triển, đã đào tạo được hàng nghìn KS, hàng trăm Điện trưởng, Đài trưởng, hàng trăm Thạc sĩ, và trong năm học này sẽ có những Tiến sĩ đầu tiên tốt nghiệp; Khoa đã được tặng nhiều huân chương và bằng khen của Đảng và Nhà nước.

Khoa đã vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương lao động hạng ba (1998), hạng nhì (2007) và hạng nhất (2012) – là các phần thưởng cao quí của Đảng và Nhà nước ghi nhận công lao đóng góp của nhiều thế hệ Thầy và Trò của Khoa.

+ Giảng viên đào tạo

(Number of teaching staff):

GS & PGS – Prof. & Assoc. Prof.: 10

TS & TSKH – PhD. & DSc: 15

Thạc sỹ – MSc.: 34

Khác – Others: 03

+ Mô hình, các ngành đào tạo chính:

Điện tự động tàu thủy; Điện tử viễn thông; Tự động hóa hệ thống điện; Điện tự động công nghiệp

Bộ môn Điện tự động tàu thủy – Division of Marine Electrical Engineering

Bộ môn Điện tử Viễn thông – Division of Electronics and Telecommunications

Bộ môn Điện tự động công nghiệp – Division of Industrial Automation Engineering

Bộ môn Tự động hóa hệ thống điện – Division of Automation of Electric Power Systems

+ Mục tiêu đào tạo:

Đào tạo ra kỹ sư có phẩm chất chính trị, đạo đức có ý thức phục vụ nhân dân, có ý thức năng lực thực hành nghề ngiệp tương xứng với trình độ đào tạo có sức khỏe đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành thành thạo có khả năng làm việc độc lập sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo.

+ Liên kết khu vực:

– CÔNG TY LG ELECTRONICS VIỆT NAM HẢI PHÒNG LG Electronics Viet Nam Hai Phong (LGEVH)

– CÔNG TY TNHH LG DISPLAY VIỆT NAM HẢI PHÒNG LG Display Viet Nam Hai Phong Co., Ltd. (LGDVH)

– CÔNG TY CÔNG TY TNHH LG INNOTEK VIỆT NAM HẢI PHÒNG LG Innotek Viet Nam Hai Phong Co., Ltd. (LGITVH)

– NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN HẢI PHÒNG Hai Phong thermal power plant.

– CÔNG TY FUJIXEROX HẢI PHÒNG

– CÔNG TY TNHH MÁY TÍNH VĂN PHÒNG KYOCERA

– CÔNG TY TNHH ĐÓNG TÀU DAMEN SÔNG CẤM

+ Học bổng:

– Học bổng khuyến khích học tập theo kỳ của trường từ ngân sách nhà nước

3.2. Thông tin về các ngành đào tạo

3.2.1. Ngành Điện tự động tàu thủy (Marine Electrical Engineering)

Chuyên ngành Điện điện tự động tàu thủy được thành lập đầu tiên của Khoa Điện – Điện tử (Năm 1962). Hàng năm có hàng trăm sinh viên hệ chính quy, hàng chục học viên cao học và nghiên cứu sinh tốt nghiệp. Các thế hệ sinh viên sau khi ra trường hầu hết có việc làm ngay, đã có mặt ở khắp mọi miền đất nước đặc biệt trong ngành hàng hải, dầu khí, đóng tàu. Trong đó, nhiều người là những cán bộ kỹ thuật có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, đang giữ trọng trách quan trọng trong các cơ quan Trung ương, địa phương, cũng như các ngành trọng điểm của nền kinh tế nước nhà. 

– Thời gian đào tạo: 4,0 năm.

– Tổng số tín chỉ: 120 TC

– Tiếng Anh: TOEIC 450 và các trình độ tương đương.

+ Định hướng mục tiêu

Cung cấp các kiến thức chuyên môn trong công tác thiết kế, tư vấn, giám sát thi công, lắp đặt, sửa chữa, vận hành khai thác hệ thống điều khiển tự động điện tàu thuỷ – Providing students with knowledge of design, consultant services, installation, repair and operation of marine electrical automation control system

+ Nghề nghiệp tương lai (Your future in Marine Electrical Engineering)

Sinh viên tốt nghiệp ngành Điện tự động tàu thủy sẽ nắm vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành thành thạo, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo như:

– Làm việc tại các công ty dầu khí, công trình nổi như: Giàn khoan, Kho nổi chứa dầu, tàu dịch vụ dầu khí,…

– Làm việc ngay được với các chuyên gia nước ngoài thuộc lĩnh vực thiết kế, điều khiển tự động tàu thủy như: Tập đoàn Damen, Alewịjnse, Praxis, Beijer,…

– Tuyển vào Hải quân, Cảnh sát biển, Viện kỹ thuật trong quân đội.

– Nghiên cứu, thiết kế, lắp đặt, sửa chữa, khai thác hệ thống điều khiển tự động điện tàu thuỷ.

– Vận hành khai thác các hệ thống thuộc lĩnh vực tự động hoá trong các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp.

– Thực hiện công tác thiết kế, tư vấn, giám sát thi công, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực điều khiển tự động.

– Thực hiện công tác vận hành khai thác, lắp đặt và sửa chữa các hệ thống điều khiển tự động.

– Đáp ứng đầy đủ các điều kiện khi công tác trên tàu viễn dương, nội địa (năm 2017 tổ chức hàng hải quốc tế yêu cầu bắt buộc phải có sỹ quan điện).

– Kỹ sư Điện tự động tàu thuỷ có đủ năng lực chuyên môn làm việc trong các Viện nghiên cứu, Viện thiết kế tàu thuỷ, Cơ sở đào tạo, Công ty vận tải biển trong nước và Quốc tế, Nhà máy công nghiệp nói chung và Nhà máy công nghiệp đóng tàu nói riêng .

+

Mô hình liên kết, hợp tác quốc tế:

Tham gia huấn luyện sỹ quan Điện tàu thủy, sỹ quan hàng hải, an toàn cơ bản và nâng cao cho thuyền viên theo yêu cầu công ước quốc tế STCW 78/2010.

3.2.2. Ngành Điện tử viễn thông (Electronics and Telecommunications)

Với mục tiêu đào tạo các kỹ sư điện tử – viễn thông tương lai, chuyên ngành trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản và cơ sở chuyên ngành, kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng sống, kỹ năng quản lý, đặc biệt là vận dụng các kiến thức, kỹ năng đó vào công việc, nâng cao năng lực đáp ứng công việc toàn diện theo nhu cầu của xã hội. Mang lại cho xã hội các lợi ích với chất lượng tốt nhất từ các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ từ chính sản phẩm là người học của mình..

– Thời gian đào tạo: 4,0 năm.

– Tổng số tín chỉ: 120 TC

– Tiếng Anh: TOEIC 450 và các trình độ tương đương.

+ Định hướng mục tiêu

Đào tạo các kỹ sư điện tử – viễn thông có khả năng khai thác, bảo trì, thiết kế và nghiên cứu phát triển hệ thống điện tử, viễn thông nói chung và điện tử viễn thông hàng hải nói riêng – The program aims to produce qualified engineers who are capable of operation, maintenance, design and development research of electronics and telecommunications systems, especially in marine electronics and telecommunications system.

+ Nghề nghiệp tương lai / Your future in Electronics and Telecommunications

Sinh viên tốt nghiệp Điện tử Viễn thông, đại học Hàng hải Việt Nam luôn được các nhà tuyển dụng đánh giá cao về kỹ năng và trình độ chuyên môn, có khả năng tư duy tốt, thích ứng nhanh với nhiều yêu cầu công việc khác nhau. Với mức lương khởi điểm trung bình dao động từ 8 triệu đồng/tháng-15 triệu đồng/tháng tùy vào công ty, sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các công ty sau đây:

* Các công ty hoạt động trong lĩnh vực viễn thông:

– Công ty:  Viettel, Mobifone, VNPT, Vietnamobile, FPT telecom, Vishipel, truyền hình Hải Phòng. Ngoài ra còn có các công ty hoạt động trong lĩnh vực viễn thông có trụ sở tại Hà Nội như  Ericsson, Huawei, ZTE  và rất nhiều công ty viễn thông khác.

– Công việc: Thiết kế và tối ưu mạng, quản lý mạng, vận hành hệ thống mạng viễn thông phức tạp.

* Các công ty phần mềm: ưu thế của sinh viên Điện tử Viễn thông là được học chuyên sâu cả phần cứng và phần mềm nên rất phù hợp trong công việc viết chương trình phần mềm cho các thiết bị điện tử thông minh (thiết bị nhúng) (phần mềm nhúng chiếm 99% toàn bộ phần mềm trên thực tế).

– Công ty: FPT software, trung tâm nghiên cứu phát triển LG rất nhiều các công ty phần mềm khác.

– Vị trí công việc: thiết kế và viết chương trình cho máy tính, thiết kế và viết chương trình cho các thiết bị thông minh như điện thoại di động, rô bốt, xe ô tô, đầu thu truyền hình kỹ thuật số…, kiểm thử phần mềm.

* Các công ty điện tử và điện tử Hàng hải

– Công ty: LG Electronic, LG Display, Fuji Xerox, MEC và rất nhiều công ty điện tử hàng hải tại địa bàn Hải Phòng.

– Ví trí công việc: thiết kế các thiết bị điện tử, hệ thống điện tử, thiết kế vi mạch, kiểm thử vi mạch, lập trình, lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng,sửa chữa các thiết bị thông tin và nghi khí hàng hải

Cụ thể, sinh viên có thể làm việc tại các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, các tổng công ty, tập đoàn, công ty về truyền dẫn, công ty về sản xuất, phát triển các sản phẩm điện tử, điều khiển không lưu, nghi khí hàng hải; các công ty thông tin di động, cung cấp dịch vụ viễn thông, các công ty truyền số liệu, phòng kỹ thuật của đài phát thanh, truyền hình, các vị trí trong ngân hàng, tư vấn giải đáp về các dịch vụ điện tử, viễn thông… trong môi trường làm việc năng động, hiện đại, mức thu nhập cao so với mặt bằng xã hội, có nhiều cơ hội phát triển và khả năng thăng tiến trong nghề nghiệp.

+

Mô hình liên kết, hợp tác quốc tế: :

 Nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học của giảng viên, học viên và sinh viên theo hướng gắn kết khoa học với thực tiễn, phát triển các hướng học thuật mới theo kịp sự thay đổi của khoa học kỹ thuật trong khu vực và thế giới. Đăng tải các bài báo trên các tạp chí quốc tế ISI, Scopus.

3.2.3. Ngành điện tự động công nghiệp

(Industrial Electrical Engineering)

Chuyên ngành Điện tự động công nghiệp là chuyên ngành nghiên cứu và triển khai hệ thống điều khiển và tự động các dây chuyền sản xuất công nghiệp. Tự động hóa đảm bảo cho việc điều khiển một cách nhanh chóng, chính xác đạt hiệu suất cao với các dây chuyền sản xuất phức tạp, mang tính chính xác, khuôn mẫu.

Trong xu thế hội nhập toàn cầu, đất nước ta đang bước vào giai đoạn thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa, bất cứ ngành nghề kỹ thuật nào cũng cần đến tự động hóa. Phải khẳng định rằng, tự động hóa có mặt trong mọi dây chuyền sản xuất của tất cả các ngành kinh tế. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, ngành này luôn có thu nhập cao và không bao giờ sợ thất nghiệp trong hiện tại và cả tương lai.

Có thể hiểu, Điện tự động công nghiệp là chuyên ngành nghiên cứu, thiết kế, vận hành các hệ thống tự động, các dây chuyền sản xuất tự động tại các nhà máy (xi măng, sắt thép, nước giải khát, dược phẩm,…); thiết kế, điều khiển và chế tạo robot; quản lý sản phẩm tại các công ty trong và ngoài nước kinh doanh về các thiết bị điện tử tự động…

Nếu theo học chương trình đào tạo Kỹ sư Điện tự động công nghiệp, sinh viên sẽ được cung cấp các kiến thức và kỹ năng chuyên môn thuộc một trong các lĩnh vực như Điều khiển các thiết bị và hệ thống tự động; Tự động hóa sản xuất và truyền thông trong công nghiệp; Lĩnh vực chế tạo và điều khiển robot;…

– Thời gian đào tạo: 4,0 năm.

– Tổng số tín chỉ: 120 TC

– Tiếng Anh: TOEIC 450 và các trình độ tương đương.

+ Định hướng mục tiêu

Giúp cho sinh viên nắm vững được các kiến thức chuyên môn về hệ thống cung cấp điện xí nghiệp công nghiệp và các hệ thống tự động hoá điều hành sản xuất – Students are provided with the specialized knowledge of power supply systems of industrial enterprises and production management automation systems .

+ Nghề nghiệp tương lai / Your future in Industrial Electrical Engineering

Trong xu thế hội nhập toàn cầu, thực hiện chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nên hệ thống điều khiển và tự động hóa có mặt trong mọi dây chuyền sản xuất ở tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, chuyên ngành Điện tự động công nghiệp luôn có thu nhập cao và không bao giờ sợ thất nghiệp ở hiện tại và cả trong tương lai. Vậy cụ thể, Cơ hội việc làm chuyên ngành Điện tự động công nghiệp như thế nào?

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Điện tự động công nghiệp có thể công tác tại các Viện Nghiên cứu Điện tử – tin học – Tự động hóa, Viện ứng dụng công nghệ, Trung tâm thiết kế vi mạch, các Khu công nghệ cao,… Giảng viên hoặc chuyên viên nghiên cứu tại các trường Đại học có lĩnh vực tự động hóa;

Các doanh nghiệp sản xuất trong và ngoài nước trong tất cả các lĩnh vực; Các doanh nghiệp tư vấn kỹ thuật, kinh doanh thiết bị tự động hoặc chuyển giao công nghệ; nhà máy điện, nhà máy, xí nghiệp sản xuất; công ty thương mại dịch vụ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa; các Công ty, Tập đoàn trong và ngoài nước về điều khiển và tự động hóa,… với những vị trí cụ thể như:

– Nghiên cứu viên tại các Viện Nghiên cứu Điện tử – tin học – Tự động hóa, Viện ứng dụng công nghệ, Trung tâm thiết kế vi mạch, các Khu công nghệ cao;

– Giảng viên hoặc chuyên viên nghiên cứu tại các trường Đại học có lĩnh vực tự động hóa;

– Kỹ sư thiết kế, vận hành, bảo trì kỹ thuật ở các dây chuyền sản xuất hiện đại trong công nghiệp như dây chuyền lắp ráp ô tô, tự động hóa phục vụ hàng không, nhà máy điện, các nhà máy chế biến thực phẩm, dây chuyền sản xuất vật liệu xây dựng, dây chuyền sản xuất giấy,…

– Chuyên viên tư vấn, thiết kế, phân tích mô phỏng hoặc cán bộ quản lý kỹ thuật tại các nhà máy, tập đoàn, công ty thương mại dịch vụ kỹ thuật về tự động hóa.

– Thăng tiến trở thành giám đốc kỹ thuật, Trưởng bộ phận kỹ thuật.

Trước những cơ hội việc làm hấp dẫn đó, sinh viên chuyên ngành Điện tự động công nghiệp luôn là một trong những đối tượng sinh viên có nhiều đặc quyền hơn cả trong việc được lựa chọn việc làm tại các ngày hội tuyển dụng, ngày hội việc làm được tổ chức hằng năm.

Có thể thấy cơ hội việc làm chuyên ngành Điện tự động công nghiệp khá phong phú. Nhưng để chọn cho mình một vị trí tốt với mức lương hấp dẫn trong chuyên ngành, bạn phải thật sự cố gắng học thật tốt kiến thức chuyên môn cũng như rèn luyện kỹ năng khi đang ngồi trên ghế nhà trường. Tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam, sinh viên được trang bị thêm nhiều kỹ năng để có thể đáp ứng ngay được nhu cầu của doanh nghiệp không chỉ sau khi tốt nghiệp mà ngay từ năm 3.

Cán bộ kỹ thuật tại các nhà máy nhiệt điện, thủy điện và các công ty điện lực – Engineer working at the thermal power plants, hydroelectricity plants and electricity companies

+

Mô hình liên kết, hợp tác quốc tế:

 Nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học của giảng viên, học viên và sinh viên theo hướng gắn kết khoa học với thực tiễn, phát triển các hướng học thuật mới theo kịp sự thay đổi của khoa học kỹ thuật trong khu vực và thế giới. Đăng tải các bài báo trên các tạp chí quốc tế ISI, Scopus.

3.2.4. Ngành Tự động hóa hệ thống điện (Automation of Electric Power Systems)

Chuyên ngành Tự động hóa hệ thống điện là sự giao thoa của hai chương trình đào tạo là Kỹ thuật điều khiển, tự động hóa và Hệ thống điện. Do đó, chuyên ngành sẽ mang trên mình những đặc điểm ưu việt nhất của hai lĩnh vực trên nhằm phục vu cho nhu cầu phát triển nguồn năng lượng điện cũng như hiện đại hóa các ngành công nghiệp rộng lớn trên cả nước. Cấu trúc logic và khoa học của chương trình đào tạo sẽ trang bị cho sinh viên, người học những nền tảng kiến thức chuyên môn vững chắc cùng với kỹ năng thực hành thành thạo. Tính năng mở và việc tạo ra môi trường tương tác phong phú với thực tế cuộc sống trong chương trình sẽ kích thích tối đa tiềm năng sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành đào tạo của người học. Tất cả các yếu tố trên làm cơ sở cho tư duy làm việc, nghiên cứu độc lập của người học và hướng đến một nhà khoa học thực thụ trong tương lai..

– Thời gian đào tạo: 4,0 năm.

– Tổng số tín chỉ: 120 TC

– Tiếng Anh: TOEIC 450 và các trình độ tương đương.

+ Định hướng mục tiêu

Sau khi hoàn thành chương trình học, sinh viên sẽ nắm được các kiến thức về các hệ thống phát, truyền tải, các mạch điện tử tương tự và số, hệ thống điều khiển tự động điện công nghiệp, hệ thống đo lường và bảo vệ hệ thống điện – The program aims to provide students with the knowledge of electrical distribution and transmission systems, analog and digital, industrial electrical automatic control systems, electrical measurement systems and power-system protection, etc

+ Nghề nghiệp tương lai / Your future in Automation of Electric Power Systems

Với nền tảng kiến thức vừa rộng và sâu, sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm việc với nhiều vị trí khác nhau theo nhu cầu của xã hội, như tại các trường đại học, viện nghiên cứu, các cơ quan, doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhận các công việc trong các công ty điện lực, nhà máy điện, nhà máy sản xuất công nghiệp, viện nghiên cứu với các chức danh sau:

– Kỹ sư thiết kế tự động hóa hệ thống điện

– Kỹ sư thi công xây lắp tự động hóa hệ thống điện

– Kỹ sư sản xuất truyền tải điện năng

– Kỹ sư vận hành, phân phối, cung cấp điện năng

– Kỹ sư tự động hóa nhà máy, công nghiệp

– Bảo trì hệ thống điện

– Giảng viên, nghiên cứu viên.

Danh sách các doanh nghiệp tiêu biểu mà sinh viên đã thực tập hoặc đi làm:

– Điện lực thành phố, các quận, huyện thuộc thành phố Hải Phòng, các tỉnh, khu vực phía bắc

– Nhà máy xi măng Hải Phòng

– Khu công nghiệp tại Hải Phòng và các tỉnh lân cận

Cán bộ kỹ thuật tại các nhà máy nhiệt điện, thủy điện và các công ty điện lực – Engineer working at the thermal power plants, hydroelectricity plants and electricity companies

Tư vấn, thiết kế và xây lắp điện / Consultant and electrical engineer

+ Mô hình liên kết, hợp tác quốc tế:

:

 Nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học của giảng viên, học viên và sinh viên theo hướng gắn kết khoa học với thực tiễn, phát triển các hướng học thuật mới theo kịp sự thay đổi của khoa học kỹ thuật trong khu vực và thế giới. Đăng tải các bài báo trên các tạp chí quốc tế ISI, Scopus.

Địa chỉ liên hệ:

Tầng 8 nhà A6 – Trường Đại học Hàng hải Việt Nam

Số 484 Lạch Tray- Kênh Dương- Lê Chân – Hải Phòng.

Tel.: (+84.225) 373 5683

Email: khoadien@vimaru.edu.vn

4. Giới thiệu chung về Khoa Kinh tế (Faculty of Economics)

4.1. Năm thành lập

Ngày thành lập khoa Kinh tế vận tải biển: Ngày 15 tháng 11 năm 1962. Theo quyết định số 3187/QĐ-ĐHHHVN ngày 25 tháng 12 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, Khoa Kinh tế vận tải biển chính thức đổi tên thành Khoa Kinh tế từ ngày 9 tháng 9 năm 2013.

+ Giảng viên đào tạo

(Number of teaching staff): 75

GS & PGS – Prof. & Assoc. Prof.: 02

Thạc sỹ – MSc.: 54

TS & TSKH – PhD. & DSc: 10

Khác – Others: 09

+ Mô hình, các ngành đào tạo chính:

Kinh tế ngoại thương; Kinh tế vận tải biển; Kinh tế vận tải thủy; Logistics và chuỗi cung ứng

Bộ môn Kinh tế cơ bản – Division of Basic Economics

Bộ môn Kinh tế Vận tải biển – Division of Maritime Business

Bộ môn Kinh tế Ngoại thương – Division of International Business

Bộ môn Kinh tế Hàng hải – Division of Maritime Economics

Bộ môn Kinh tế Vận tải thuỷ – Division of Inland Waterway Business

Bộ môn Logistics – Division of Logistics

+ Mục tiêu đào tạo:

+ Liên kết khu vực:

+ Học bổng:

4.2. Thông tin về các ngành đào tạo

4.2.1. Kinh tế vận tải biển (Maritime Business)

– Tổng số tín chỉ: 134 TC

– Thời gian đào tạo: 4,0 năm.

– Tiếng Anh: TOEIC 450 và các trình độ tương đương.

+ Định hướng mục tiêu

+ Nghề nghiệp tương lai / Your future in Maritime Business

Quản lý vận tải, kho bãi – Transport, warehouse managing staff

Quản lý đội tàu biển – Fleets managing staff

Chuyên viên giao nhận, xuất nhập khẩu – Staff working at forwarding, import and export sectors

Cán bộ nghiên cứu chính sách – Policy researcher

+ Mô hình liên kết, hợp tác quốc tế:

4.2.2. Kinh tế ngoại thương (International Business)

– Tổng số tín chỉ: 135 TC

– Thời gian đào tạo: 4,0 năm.

– Tiếng Anh: TOEIC 450 và các trình độ tương đương.

+ Định hướng mục tiêu

+ Nghề nghiệp tương lai / Your future in International Business

Quản lý vận tải, kho bãi – Transport, warehouse managing staff

Quản lý đội tàu biển – Fleets managing staff

Chuyên viên giao nhận, xuất nhập khẩu – Staff working at forwarding, import and export sectors

Cán bộ nghiên cứu chính sách – Policy researcher

+ Mô hình liên kết, hợp tác quốc tế:

4.2.3. Kinh tế vận tải thủy (Inland Waterway Business)

– Tổng số tín chỉ: 132 TC

– Thời gian đào tạo: 4,0 năm.

– Tiếng Anh: TOEIC 450 và các trình độ tương đương.

+ Định hướng mục tiêu

+ Nghề nghiệp tương lai / Your future in Inland Waterway Business

Quản lý vận tải, kho bãi – Transport, warehouse managing staff

Quản lý đội tàu biển – Fleets managing staff

Chuyên viên giao nhận, xuất nhập khẩu – Staff working at forwarding, import and export sectors

Cán bộ nghiên cứu chính sách – Policy researcher

+ Mô hình liên kết, hợp tác quốc tế:

4.2.4. Logistics và chuỗi cung ứng (Logistics and Supply Chain Management)

– Tổng số tín chỉ: 134 TC

– Thời gian đào tạo: 4,0 năm.

– Tiếng Anh: TOEIC 450 và các trình độ tương đương.

+ Định hướng mục tiêu

Nắm vững kiến thức về các loại hình dịch vụ Logistics, thị trường vận tải, các vấn đề về cảng biển, hoạt động của cảng, quản trị cảng trên quan điểm hệ thống logistics, thương vụ vận tải biển, chứng từ trong vận tải biển, bộ, sắt và vận tải đa phương thức – Students are provided with the knowledge of logistics, freight market, sea port, management and operation of port in logistics perspective; business affairs of shipping; documentation in seatransport, land transport, railway transport and multi-modal transport.

+ Nghề nghiệp tương lai / Your future in Logistics and Supply Chain Management

Quản lý vận tải, kho bãi – Transport, warehouse managing staff

Quản lý đội tàu biển – Fleets managing staff

Chuyên viên giao nhận, xuất nhập khẩu – Staff working at forwarding, import and export sectors

Cán bộ nghiên cứu chính sách – Policy researcher

+ Mô hình liên kết, hợp tác quốc tế:

Địa chỉ liên hệ:

– Nhà A4 – Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, Số 484 Lạch Tray, Lê Chân. Hải Phòng.

– Điện thoại: 0225 3735353

– Email: 

vpkinhte.vmu@gmail.com

– Facebook: Khoa Kinh tế – VMU

5. Giới thiệu chung về Khoa Quản trị Tài chính (Faculty of Financial Management)

5.1. Ngày thành lập

Ngày 01.01.2016 Khoa QTTC được thành lập trên cơ sở tách ra từ Khoa Kinh tế.

Là Khoa đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn, kỹ năng vững vàng thực hiện các nghiệp vụ thuộc các chuyên ngành quản trị để cung cấp cho các doanh nghiệp và các đơn vị hành chính sự nghiệp trên phạm vi cả nước, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng đất nước và hội nhập quốc tế.

+ Giảng viên đào tạo

(Number of teaching staff):

GS & PGS – Prof. & Assoc. Prof.: 02

Thạc sỹ – MSc.: 35

TS & TSKH – PhD. & DSc: 06

Khác – Others: 05

+ Mô hình, các ngành đào tạo chính:

Quản trị kinh doanh; Quản trị tài chính kế toán; Quản trị tài chính ngân hàng

Bộ môn Quản trị kinh doanh – Division of Business Administration

Bộ môn Kế toán – Kiểm toán – Division of Accounting and Auditing

Bộ môn Tài chính – Ngân hàng – Division of Banking and Finance

+ Mục tiêu đào tạo:

+ Liên kết khu vực:

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM (Vietnam Maritime Joint – Stock Commercial Bank MSB)

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỊA ỐC LAND PLUS VIỆT NAM (Land Plus., JSC)

CÔNG TY BẢO VIỆT HẢI PHÒNG (Bao Viet Hai Phong)

+ Học bổng:

5.2. Thông tin về các ngành đào tạo

5.2.1. Quản trị kinh doanh (Business Administration)

– Tổng số tín chỉ: 134 TC

– Thời gian đào tạo: 4,0 năm.

– Tiếng Anh: TOEIC 450 và các trình độ tương đương.

+ Định hướng mục tiêu

Cung cấp các thông tin hệ thống thông tin Marketing, quản trị doanh nghiệp, phương pháp lập và quản trị dự án đầu tư, quản trị sản xuất, các công cụ dự báo mức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp – Providing students with the knowledge of marketing information system, administration, methods of establishing and managing of investment projects, production management and tools for predicting product consumption of enterprises

+ Nghề nghiệp tương lai / Your future in Business Administration

Quản lý vận tải, kho bãi – Transport, warehouse managing staff

Chuyên viên giao nhận, xuất nhập khẩu – Staff in the field of forwarding, import and export

Kế toán – Accountan

Cán bộ nghiên cứu chính sách – Policy researcher

+ Mô hình liên kết, hợp tác quốc tế:

5.2.2. Quản trị tài chính kế toán (Accounting & Financial Management)

– Tổng số tín chỉ: 133 TC

– Thời gian đào tạo: 4,0 năm.

– Tiếng Anh: TOEIC 450 và các trình độ tương đương.

+ Định hướng mục tiêu

Đào tạo cử nhân trong lĩnh vực kế toán tài chính và kế toán quản trị, kế toán ngân hàng và kiểm toán, quản trị tài chính doanh nghiệp, chế độ pháp lý về quản lý tài chính Nhà nước, kế toán, thuế và quản lý thuế, thanh toán nội thương và ngoại thương – The major aims to produce qualified graduates on financial accounting, management accounting, bank accounting, auditing, financial management of enterprises, legal regime of state financial management, accounting, tax and tax management, internal and foreign payment operation.

+ Nghề nghiệp tương lai / Your future in Accounting & Financial Management

Quản lý vận tải, kho bãi – Transport, warehouse managing staff

Chuyên viên giao nhận, xuất nhập khẩu – Staff in the field of forwarding, import and export

Kế toán – Accountan

Cán bộ nghiên cứu chính sách – Policy researcher

+ Mô hình liên kết, hợp tác quốc tế:

5.2.3. Quản trị tài chính ngân hàng (Banking and Finance)

– Tổng số tín chỉ: 133 TC

– Thời gian đào tạo: 4,0 năm.

– Tiếng Anh: TOEIC 450 và các trình độ tương đương.

+ Định hướng mục tiêu

Trang bị sinh viên kiến thức về quản trị ngân hàng; phân tích và đánh giá hoạt động tài chính, đầu tư; nghiên cứu chính sách; quản trị và thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn trong ngành Tài chính – Ngân hàng – Providing students with the knowledge of banking management; analysis and evaluation of financial and investment activities; policy research; administration and implementation of professional activities in the field of Banking and Finance.

+ Nghề nghiệp tương lai / Your future in Banking and Finance

Chuyên viên giao nhận, xuất nhập khẩu – Staff in the field of forwarding, import and export

Kế toán – Accountan

Cán bộ nghiên cứu chính sách – Policy researcher

+ Mô hình liên kết, hợp tác quốc tế:

Địa chỉ liên hệ:

Khoa Quản trị Tài chính 

Phòng 122, tầng 1 Nhà A4 – số 484 Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng. 

Điện thoại: 02253. 846.656. 

6. Giới thiệu chung về Khoa Đóng tàu (

Faculty of Shipbuilding)

6.1. Năm thành lập

Tiền thân của Khoa Đóng tàu,Trường Đại học Hàng hải Việt Nam là Tổ Tàu thủy thuộc Khoa Cơ khí, Trường Đại học Giao thông Vận tải, được thành lập từ năm 1962.

 Năm 1968, Phân hiệu Đại học Đường thủy được chính thức thành lập. Từ năm 1972, Khoa Cơ khí theo Phân hiệu Đại học Giao thông Đường thủy về trụ sở chính tại Phương Lưu, Hải Phòng.

Năm 1984 Trường Đại học Giao thông Đường thủy sáp nhập với Trường Đại học Hàng hải.

Năm 2010, do yêu cầu phát triển của Ngành công nghiệp Đóng tàu cũng như sự phát triển của Nhà trường, Khoa Cơ khí – Đóng tàu được tách ra thành Khoa Cơ khí và Khoa Đóng tàu.

+ Giảng viên đào tạo

(Number of teaching staff):

GS & PGS – Prof. & Assoc. Prof.: 03

Thạc sỹ – MSc.: 20

TS & TSKH – PhD. & DSc: 05

NCS: 03

Khác – Others: 02

+ Mô hình, các ngành đào tạo chính:

Hệ Đại học: Đào tạo 2 chuyên ngành gồm: Thiết kế tàu và công trình ngoài khơi; Đóng tàu và công trình ngoài khơi

Hệ đào tạo sau đại học: (Thạc sỹ và Tiến sỹ): Đào tạo chuyên ngành: Kỹ thuật tàu thủy

Bộ môn Lý thuyết thiết kế tàu thủy (Division of Naval Architecture)

Bộ môn Tự động hóa thiết kế tàu thủy (Division of Automation in Ship Design)

Bộ môn Kết cấu tàu và Công trình nổi (Division of Construction of ship and floating objects)

+ Mục tiêu đào tạo:

Mục tiêu của chương trình cung cấp cho sinh viên những phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có ý thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Giúp người học nắm vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành thành thạo, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo và chuẩn bị cho nghiên cứu sau đại học

Chương trình Thiết kế tàu và công trình ngoài khơi đào tạo về lĩnh vực tính toán, thiết kế các loại tàu dân dụng, trên cơ sở đó đặt ra nền tảng thiết kế tàu chiến và các tàu hoạt động theo nguyên lý mới, đồng thời đào tạo về lĩnh vực thiết kế các công trình ngoài khơi, phục vụ cho việc thăm dò, khai thác tài nguyên biển.

Chuyên ngành Đóng tàu và công trình ngoài khơi đào tạo các kỹ sư phục vụ cho công tác thi công đóng – sửa chữa tàu và công trình ngoài khơi trong các đơn vị sản xuất; các kỹ sư quản lý kỹ thuật trong các cơ quan vận tải đường thủy; và có thể làm việc trong các lĩnh vực cơ khí khác.

– Chương trình đào tạo cung cấp cho sinh viên kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để hình thành ý tưởng thiết kế công nghệ, lên kế hoạch tổ chức sản xuất, triển khai đóng mới và sửa chữa tàu thủy cũng như công trình biển di động. Chương trình đào tạo cũng chuẩn bị cho sinh viên làm việc trong các lĩnh vực khác yêu cầu kiến thức nâng cao về kỹ thuật tàu thủy và chuẩn bị cho nghiên cứu sau đại học.

+ Liên kết khu vực:

– Cục đăng kiểm Việt Nam

– Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ thiết kế tàu thủy – VMSK

– Tổng công ty công nghiệp tàu thủy (shipbuilding industry corporation (SBIC)

– Công ty TNHH đóng tàu damen sông cấm (DAMEN SONG CAM SHIPYARD)

– Công ty TNHH thiết kế tàu IEMV

– Các công ty đóng tàu của Việt Nam (Bạch Đằng, Phà Rừng, Hạ Long…)

+ Học bổng:

6.2. Thông tin về các ngành đào tạo

6.2.1. Thiết kế tàu và công trình ngoài khơi (

Naval Architecture and Offshore Structure Engineering)

– Tổng số tín chỉ: 130 TC

– Thời gian đào tạo: 4,0 năm.

– Tiếng Anh: TOEIC 450 và các trình độ tương đương.

Chương trình đào tạo được xây dựng trên nguyên tắc thực hiện việc tích hợp các kỹ năng, thái độ đan xen các học phần kiến thức.

Chương trình đào tạo chuyên ngành Thiết kế tàu và công trình ngoài khơi thực hiện nguyên tắc tích hợp toàn diện và tích hợp theo thời gian các kỹ năng, thái độ trong các học phần của chương trình đào tạo.

+ Định hướng mục tiêu

Trang bị cho người học kiến thức lý thuyết và thực tế cơ bản trong lĩnh vực nghiên cứu thiết kế tàu và công trình ngoài khơi, như: Tính toán, thiết kế được các loại tàu thủy dân dụng và công trình ngoài khơi; Áp dụng có hiệu quả các phương pháp tính toán hiện đại và các phần mềm chuyên dụng;…Providing students with the theoretical and practical knowledge in the field of ship and offshore structure design, such as: analyzing, designing all types of vessels and offshore structure; effective applying of modern design methods and specialized software; etc.

Chương trình đào tạo Thiết kế tàu và công trình ngoài khơi (CTNK) đào tạo về lĩnh vực tính toán, thiết kế các loại tàu dân dụng, trên cơ sở đó đặt ra nền tảng thiết kế các tàu hoạt động theo nguyên lý mới, đồng thời đào tạo về lĩnh vực thiết kế các công trình ngoài khơi, phục vụ cho việc thăm dò, khai thác tài nguyên biển.

Mục tiêu của chương trình cung cấp cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng chuyên môn và kỹ năng thực hành thành thạo, có thái độ và khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo và chuẩn bị cho nghiên cứu sau đại học.

+ Nghề nghiệp tương lai / Your future in

Naval Architecture and Offshore Structure Engineering

Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư Thiết kế tàu và công trình ngoài khơi có khả năng hoạt động chuyên môn tại các cơ sở sau:

– Các viện nghiên cứu thiết kế hoặc các trung tâm tư vấn thiết kế tàu và công trình ngoài khơi trong nước và nước ngoài;

– Các cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu thủy và công trình ngoài khơi;

– Các tổ chức Phân cấp và giám sát kỹ thuật đóng mới tàu thủy và công trình biển trong nước và nước ngoài;

– Các liên doanh với nước ngoài trong lĩnh vực nghiên cứu thiết kế tàu và công trình ngoài khơi;

– Các phòng quản lý kỹ thuật phương tiện của các công ty khai thác tàu và công trình ngoài khơi;

– Các Cơ quan quản lý Nhà nước về phương tiện thủy và công trình ngoài khơi

+ Mô hình liên kết, hợp tác quốc tế:

Khoa Đóng tàu có liên kết chặt chẽ với các đơn vị trong nước như: cơ quan đăng kiểm, các công ty, nhà máy, các viện thiết kế trong lĩnh vực đóng tàu và công trình ngoài khơi.

Về hợp tác quốc tế: Khoa Đóng tàu thường xuyên cử các cán bộ giảng viên sang học tập nghiên cứu sinh tại các nước có trình độ đóng tàu tiên tiến trên thế giới như Ba Lan, Bỉ, Anh, Hàn Quốc, Trung Quốc. Các cán bộ giảng viên của Khoa tích cực tham gia các hội thảo quốc tế và hợp tác nghiên cứu với các nhà nghiên cứu tại các trường đại học trên thế giới

6.2.2. Đóng tàu và công trình ngoài khơi (

Shipbuilding and Offshore Structure Engineering)

– Tổng số tín chỉ: 130 TC

– Thời gian đào tạo: 4,0 năm.

– Tiếng Anh: TOEIC 450 và các trình độ tương đương.

Chương trình đào tạo được xây dựng trên nguyên tắc thực hiện việc tích hợp các kỹ năng, thái độ đan xen các học phần kiến thức.

Chương trình đào tạo chuyên ngành Thiết kế tàu và công trình ngoài khơi thực hiện nguyên tắc tích hợp toàn diện và tích hợp theo thời gian các kỹ năng, thái độ trong các học phần của chương trình đào tạo.

+ Định hướng mục tiêu

Đào tạo kỹ sư có kỹ năng giám sát đóng mới, sửa chữa tàu và công trình ngoài khơi; khả năng thiết kế công nghệ các loại tàu và công trình ngoài khơi nhờ sự hỗ trợ của các phần mềm ứng dụng – The major aims to produce the qualified engineers on supervising the ship production, repairing of ship and offshore structure, capability of computer-aided production design of ship and offshore structure.

Chương trình đào tạo Đóng tàu và công trình ngoài khơi (CTNK) đào tạo đội ngũ kỹ sư về thiết kế, thi công đóng mới, sửa chữa tàu và một số CTNK.

+ Nghề nghiệp tương lai / Your future in

Shipbuilding and Offshore Structure Engineering

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Đóng tàu và công trình ngoài khơi có khả năng làm việc ở các vị trí sau:

– Kỹ sư chỉ đạo thi công tại các nhà máy đóng tàu.

– Kỹ sư giám sát chất lượng, tiến độ đóng tàu cho cơ quan đăng kiểm, cho chủ tàu, hoặc cho nhà máy đóng tàu.

– Kỹ sư thiết kế công nghệ tại các nhà máy đóng tàu, hoặc tại cơ quan thiết kế tàu.

– Các công việc kỹ thuật khác như: Quản lý kỹ thuật đội tàu tại các công ty vận tải thủy; Thẩm định giá con tàu tại các Công ty bảo hiểm; …

– Học nâng cao thạc sỹ, tiến sỹ.

+ Mô hình liên kết, hợp tác quốc tế:

Khoa Đóng tàu có liên kết chặt chẽ với các đơn vị trong nước như: cơ quan đăng kiểm, các công ty, nhà máy, các viện thiết kế trong lĩnh vực đóng tàu và công trình ngoài khơi.

Về hợp tác quốc tế: Khoa Đóng tàu thường xuyên cử các cán bộ giảng viên sang học tập nghiên cứu sinh tại các nước có trình độ đóng tàu tiên tiến trên thế giới như Ba Lan, Bỉ, Anh, Hàn Quốc, Trung Quốc. Các cán bộ giảng viên của Khoa tích cực tham gia các hội thảo quốc tế và hợp tác nghiên cứu với các nhà nghiên cứu tại các trường đại học trên thế giới

Địa chỉ liên hệ:

Khoa Đóng tàu

Địa chỉ : P. 603 – Nhà A6 – 484 Lạch Tray, Lê Chân, Hải Phòng

Email: 

dongtau@vimaru.edu.vn

,  Điện thoại : 0225 3735 575

7. Giới thiệu chung về Khoa Công trình (Your future in Hydraulic Engineering)

7.1. Năm thành lập

– Tên gọi: Khoa Công trình (Faculty of Civil Engineering)

– Ngày thành lập: 15/08/1965, tiền thân là một khoa thuộc Trường Đại học Giao thông đường thủy, sau đó sáp nhập về trường Đại học Hàng hải Việt Nam.

+ Giảng viên đào tạo

(Number of teaching staff):

Khoa có tổng số 67 cán bộ, giảng viên, kỹ thuật viên và chuyên viên, phân theo học hàm và học vị như sau:

+ 07 Phó giáo sư (Assoc. Prof.), trong đó có 02 Nhà giáo ưu tú – Giảng viên cao cấp. 

+ 12 Tiến sĩ (PhD.)

+ 21 Nghiên cứu sinh tiến sĩ (PhD. Student).

+ 27 Thạc sĩ (MSc.)

+ Mô hình, các ngành đào tạo chính:

Về quy mô, khoa Công trình quản lý 06 Bộ môn chuyên môn và 01 Trung tâm Thực hành – Thí nghiệm, đào tạo 06 chuyên ngành cho cả 3 cấp học là đại học, thạc sĩ và tiến sĩ.

* Các Bộ môn chuyên môn và Trung tâm trực thuộc:

+ Bộ môn Công trình cảng / Division of Port Construction Engineering

+ Bộ môn Xây dựng đường thủy / Division of Waterway Engineering

+ Bộ môn Xây dựng dân dụng & công nghiệp / Division of Civil & Industrial Engineering

+ Bộ môn An toàn đường thuỷ / Division of Maritime Safety

+ Bộ môn Kỹ thuật Xây dựng cầu đường / Division of Bridge & Road Engineering

+ Bộ môn Kiến trúc dân dụng & Công nghiệp / Division of Civil & Industrial Architecture

+ Trung tâm Thực hành – Thí nghiệm Công trình Xây dựng Hàng hải / Laboratory Center of Marine Construction.

* Các chuyên ngành và hệ đào tạo:

+ Xây dựng công trình thủy (hệ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ)

+ Kỹ thuật an toàn hàng hải (hệ đại học, thạc sĩ)

+ Xây dựng dân dụng và công nghiệp (hệ cao đẳng, đại học, thạc sĩ)

+ Công trình giao thông và cơ sở hạ tầng (hệ đại học)

+ Kiến trúc và nội thất (hệ đại học)

+ Quản lý công trình xây dựng (hệ đại học)

+ Mục tiêu đào tạo:

Với bề dày truyền thống và thành tích qua nhiều thế hệ, khoa Công trình (tiền thân là khoa Công trình thủy) đã cống hiến cho sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển kinh tế biển của đất nước với hàng ngàn kỹ sư, thạc sỹ trong các lĩnh vực về Công trình thủy và thềm lục địa, Bảo đảm an toàn hàng hải, Xây dựng dân dụng và công nghiệp, Xây dựng cầu đường, và gần đây là lĩnh vực Kiến trúc xây dựng và Quản lý xây dựng.

Trong bối cảnh sự cần thiết về nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành hàng hải nói riêng và toàn ngành GTVT nói chung phục vụ Chiến lược biển Việt Nam, Khoa Công trình tiếp tục phát huy thế mạnh truyền thống về đào tạo và nghiên cứu khoa học, mở rộng quan hệ và liên kết với các doanh nghiệp, tổ chức, các cơ sở đào tạo trong nước và quốc tế.

Sinh viên các chuyên ngành của khoa sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp thuộc khối giao thông hàng hải và xây dựng công trình, với nghiệp vụ chuyên môn về qui hoạch, quản lý dự án, khảo sát, thiết kế, thi công, tư vấn giám sát, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ,…

Đáp ứng tốt mục tiêu đào tạo, sinh viên khoa Công trình đã từng đạt nhiều thành tích cao trong các Kỳ thi olympic quốc gia, Giải thưởng Đồ án tốt nghiệp xuất sắc Loa Thành, Giải thưởng Nghiên cứu khoa học sinh viên toàn quốc, Giải thưởng Sáng tạo trẻ Việt Nam VIFOTEC,.. 

+ Liên kết khu vực:

Khoa thường xuyên duy trì mối liên hệ và hợp tác chặt chẽ trên các mặt về đào tạo nhân lực, tổ chức hội thảo khoa học, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ với các cơ quan quản lý, các tổ chức và các doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

* Trong nước:

Các cơ quan quản lý và các tổ chức:

+ Cục Hàng hải Việt Nam (Vietnam Maritime Administration)

+ Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (Vietnam Inland Waterways Administration)

+ Quân chủng Hải quân (Vietnam People’s Navy)

+ Viện Kỹ thuật Hải quân (Naval Technical Institute)

+ Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (VASI)

+ Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia (DBQG)

+ Hội Cảng – Đường thủy – Thềm lục địa Việt Nam (VAPO)

+ Hội Khoa học Kỹ thuật Cầu đường Việt Nam (VIBRA)

+ Văn phòng Ủy ban thủy đạc Việt nam (VHO)

+ Văn phòng Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia (National Traffic Safety Committee)

+ Sở Xây dựng thành phố Hải Phòng (Hai Phong Construction Department)

+ Viện Tài nguyên và Môi trường biển (Institute of Marine Environment and Resources),…

Các doanh nghiệp:

– Tổng công ty Xây dựng đường thủy (VINAWACO)

– Tổng công ty Xây dựng Bạch Đằng (BDC)

– Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc (Northern Vietnam Maritime Safety Corporation)

– Tổng công  ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam (Southern Vietnam Maritime Safety Corporation)

– Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Công trình hàng hải (CMB)

– Công ty ESRI Việt Nam

– Xí nghiệp Khảo sát Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc

– Đoàn Đo đạc biên vẽ hải đồ và nghiên cứu biển – QC Hải quân

– Các tổng công ty Xây dựng công trình giao thông,…

Và một số các đơn vị, doanh nghiệp khác thường xuyên hợp tác, tổ chức các hội thảo khoa học và tuyển dụng:

– Công ty Cổ phần Xây dựng Phú Xuân (Phu Xuan Cons., JSC)

– Ban QLDA các công trình giao thông vận tải khu vực Hải Phòng

– Công ty Cổ phần Công trình Nhà Việt

– Công ty Sản xuất gỗ công nghiệp và thiết kế nội thất Vĩnh An

– Công ty Sản xuất gỗ công nghiệp và thiết kế nội thất An Cường

– Công ty Phát triển KCN Nomura Hải Phòng

– Công ty TNHH Tư vấn xây dựng giao thông thủy lợi Thành Long

– Công ty Cổ phần xử lý nền móng và xây lắp FANCO

– Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Công trình – Cienco1

– Trung tâm Nghiên cứu văn hóa cổ Phương Đông

– Công ty Kiến trúc Đất Việt 

– Công ty SHWACO

– Công ty Mecta,…

* Quốc tế:

Khoa đã thiết lập và duy trì quan hệ hợp tác về đào tạo nâng cao nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học với các tổ chức, các trường đại học, các viện nghiên cứu ở các nước như Nga, Mỹ, Hà Lan, Bỉ, Pháp, Ai-Len, Anh, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Lào, Campuchia,…

Một số tổ chức, hiệp hội quốc tế tiêu biểu:

– Hiệp hội Vận tải thủy quốc tế (PIANC)

– Hiệp hội Thủy đạc quốc tế (IHO)

– Hiệp hội Đèn biển quốc tế (IALA)

 + Học bổng:

7.2. Thông tin về các ngành đào tạo

7.2.1. Xây dựng công trình thủy (Waterway Engineering)

– Tổng số tín chỉ: 121 TC

– Thời gian đào tạo: 4 năm.

– Tiếng Anh: TOEIC 450 và các trình độ tương đương.

– Chuẩn đầu ra tin học văn phòng MOS

+ Định hướng mục tiêu

Cung cấp cho sinh viên các kiến thức chuyên sâu về lí thuyết và kĩ năng thực hành cả về lĩnh vực xây dựng công trình thủy và thềm lục địa. Sinh viên có khả năng tự nghiên cứu phát triển cơ sở lý thuyết, các vấn đề mới, vận dụng kiến thức vào giải quyết các bài toán thiết kế và thi công  các công trình đường thủy, công trình bến cảng, công trình thủy công trong nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu thủy.

+ Nghề nghiệp tương lai / Your future in Waterway Engineering

Sau khi tốt nghiệp các kỹ sư của ngành công trình thủy có thể làm việc tại các cơ quan quản lý, nghiên cứu về lĩnh vực hàng hải, đường thủy nội địa, các công ty tư vấn lập dự án, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, tư vấn khảo sát các công trình thủy. Ngoài ra sinh viên còn có cơ hội học tập sau đại học, nghiên cứu sinh tại các cơ sở trong và ngoài nước, giảng dạy và nghiên cứu tại các trường Đại học, Viện nghiên cứu về công trình biển, công trình bến cảng.

+ Mô hình liên kết, hợp tác quốc tế:

Hợp tác trong đào tạo Thạc sĩ, Nghiên cứu sinh Tiến sĩ, các khóa học ngắn hạn tại các trường:

– Trường Đại học Gent, Vương quốc Bỉ

– Trường Đại học Công nghệ Delft, Hà Lan

– Trường Đại học Hàng Hải Quốc gia Mokpo, Hàn Quốc

– Trường Đại học Sejong, Hàn Quốc

– Trường Đại học công nghệ UTC, Cộng hòa Pháp

– Trường Đại học Thượng Hải, Trung Quốc

– Trường Đại học Quốc Gia Thành Công, Đài Loan

– Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Quốc gia Cao Hùng, Đài Loan

– Và một số các trường đại học uy tín khác

7.2.2. Kỹ thuật an toàn hàng hải (Maritime Safety Engineering)

– Tổng số tín chỉ: 121 TC

– Thời gian đào tạo: 4 năm.

– Tiếng Anh: TOEIC 450 và các trình độ tương đương.

– Chuẩn đầu ra tin học văn phòng MOS

+ Định hướng mục tiêu:

Đào tạo người học có trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp về bảo đảm an toàn hàng hải và cảng-đường thủy. Sau khi tốt nghiệp, người học nắm bắt được hệ thống quy trình, quy phạm chuyên ngành; có khả năng quản lý, vận hành và khai thác các hệ thống bảo đảm an toàn hàng hải, hạ tầng giao thông cảng – đường thủy. Người học có đủ năng lực tham gia các hoạt động khảo sát địa hình trên bờ, dưới nước và biên vẽ bản đồ biển; thiết kế, thi công, giám sát, quản lý các dự án xây dựng công trình bảo đảm an toàn hàng hải và cảng-đường thủy.

+ Nghề nghiệp tương lai / Your future in Maritime Safety Engineering

+ Mô hình liên kết, hợp tác quốc tế:

Hợp tác trong đào tạo Thạc sĩ, Nghiên cứu sinh Tiến sĩ, các khóa học ngắn hạn tại các trường:

– Trường Đại học công nghệ UTC, Cộng hòa Pháp

– Trường Đại học Công nghệ Delft, Hà Lan

– Trường Đại học Hàng Hải Quốc gia Mokpo, Hàn Quốc

– Trường Đại học Sejong, Hàn Quốc

– Trường Đại học Thượng Hải, Trung Quốc

– Trường Đại học Quốc Gia Thành Công, Đài Loan

– Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Quốc gia Cao Hùng, Đài Loan

– Và một số các trường đại học uy tín khác

7.2.3. Xây dựng dân dụng và công nghiệp (Civil & Industrial Engineering)

– Tổng số tín chỉ: 121 TC

– Thời gian đào tạo: 4 năm.

– Tiếng Anh: TOEIC 450 và các trình độ tương đương.

– Chuẩn đầu ra tin học văn phòng MOS

+ Định hướng mục tiêu

Cung cấp cho sinh viên các kiến thức chuyên sâu về lí thuyết và kĩ năng thực hành. Đào tạo kỹ sư với kiến thức chuyên sâu về thiết kế, thi công các công trình Dân dụng và Công nghiệp. Sau khi tốt nghiệp, người kỹ sư có khả năng thiết kế, tổ chức, giám sát, kiểm soát và quản lý thi công và quản lý dự án các công trình dân dụng và công nghiệp, bao gồm các công trình có yêu cầu kỹ thuật cao như nhà cao tầng, nhà thi đấu, sân vận động, tháp truyền hình, bể chứa…

+ Nghề nghiệp tương lai / Your future in Civil & Industrial Engineering

Sau khi tốt nghiệp, các kỹ sư chuyên ngành Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp có thể làm việc trong các cơ sở nghiên cứu đào tạo và sản xuất, các cơ quan nhà nước cũng như trong các cơ sở thuộc các thành phần kinh tế khác phục vụ cho công việc xây dựng mạng lưới các công trình dân dụng và công nghiệp. Sinh viên chuyên ngành Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp khi ra trường sẽ có môi trường làm việc rất rộng tại các công ty tư vấn, thiết kế và xây dựng (nhà nước cũng như tư nhân, nước ngoài), các cơ quan quản lý các cấp, các cơ quan nghiên cứu khoa học công nghệ và đào tạo trong lĩnh vực Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp.

+ Mô hình liên kết, hợp tác quốc tế:

Hợp tác trong đào tạo Thạc sĩ, Nghiên cứu sinh Tiến sĩ, các khóa học ngắn hạn tại các trường:

– Trường Đại học Dublin, Cộng hòa Ai-len

– Trường Đại học Lille, Cộng hòa Pháp

– Trường Đại học Công nghệ Delft, Hà Lan

– Trường Đại học Hàng Hải Quốc gia Mokpo, Hàn Quốc

– Trường Đại học Sejong, Hàn Quốc

– Trường Đại học Thượng Hải, Trung Quốc

– Trường Đại học Quốc Gia Thành Công, Đài Loan

– Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Quốc gia Cao Hùng, Đài Loan

– Và một số các trường đại học uy tín khác

7.2.4. Công trình giao thông và cơ sở hạ tầng (Transportation & Infrastructure Engineering)

– Tổng số tín chỉ: 120 TC

– Thời gian đào tạo: 4 năm.

– Tiếng Anh: TOEIC 450 và các trình độ tương đương.

– Chuẩn đầu ra tin học văn phòng MOS

+ Định hướng mục tiêu

Kỹ sư ngành Công trình giao thông và cơ sở hạ tầng được trang bị kiến thức cơ bản rộng, có hiểu biết sâu sắc về quy hoạch giao thông, cơ học, sức bền vật liệu, phân tích kết cấu, công nghệ và tổ chức, quản lý thi công. Các kỹ sư ngành Công trình giao thông và cơ sở hạ tầng có khả năng lập các dự án đầu tư, thiết kế, thi công các công trình cầu, đường, các lĩnh vực về cơ sở hạ tầng như điện, cấp thoát nước, san lấp mặt bằng, xử lý môi trường, …, tổ chức và quản lý công trường, có khả năng tiếp cận các lĩnh vực khoa học – công nghệ mới nhằm đáp ứng các nhu cầu đa dạng của sự phát triển kinh tế – xã hội, theo kịp sự tiến bộ khoa học kỹ thuật.

+ Nghề nghiệp tương lai / Your future in Transportation & Infrastructure Engineering

Sau khi tốt nghiệp các kỹ sư của ngành Công trình giao thông và cơ sở hạ tầng có thể làm việc tại các cơ quan quản lý các cấp, các công ty tư vấn thiết kế – đầu tư, các công ty xây dựng công trình, các công ty quản lý khai thác cầu – đường, các công ty cấp thoát nước của các tỉnh, thành, các chi nhánh cấp nước quận huyện, các cơ quan nghiên cứu khoa học công nghệ và đào tạo trọng lĩnh vực xây dựng công trình.

+ Mô hình liên kết, hợp tác quốc tế:

Hợp tác trong đào tạo Thạc sĩ, Nghiên cứu sinh Tiến sĩ, các khóa học ngắn hạn tại các trường:

– Trường Đại học Vũ Hán, Trung Quốc

– Trường Đại học Công nghệ Delft, Hà Lan

– Trường Đại học Hàng Hải Quốc gia Mokpo, Hàn Quốc

– Trường Đại học Sejong, Hàn Quốc

– Trường Đại học Thượng Hải, Trung Quốc

– Trường Đại học Quốc Gia Thành Công, Đài Loan

– Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Quốc gia Cao Hùng, Đài Loan

– Và một số các trường đại học uy tín khác

7.2.5. Kiến trúc và Nội thất (Architecture and Interior Design)

– Tổng số tín chỉ: 122 TC

– Thời gian đào tạo: 4 năm.

– Tiếng Anh: TOEIC 450 và các trình độ tương đương.

– Chuẩn đầu ra tin học văn phòng MOS

+ Định hướng mục tiêu

+ Nghề nghiệp tương lai / Your future in Architecture and Interior Design

+ Mô hình liên kết, hợp tác quốc tế:

Hợp tác trong đào tạo Thạc sĩ, Nghiên cứu sinh Tiến sĩ, các khóa học ngắn hạn tại các trường:

– Trường Đại học Nottingham, Vương quốc Anh

– Trường Đại học Công nghệ Delft, Hà Lan

– Trường Đại học Sejong, Hàn Quốc

– Trường Đại học Thượng Hải, Trung Quốc

– Trường Đại học Quốc Gia Thành Công, Đài Loan

– Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Quốc gia Cao Hùng, Đài Loan

– Và một số các trường đại học uy tín khác

7.2.6. Quản lý công trình xây dựng (Construction and Project Management)

– Tổng số tín chỉ: 121 TC

– Thời gian đào tạo: 4 năm.

– Tiếng Anh: TOEIC 450 và các trình độ tương đương.

– Chuẩn đầu ra tin học văn phòng MOS

+ Định hướng mục tiêu

Chương trình  đào tạo chuyên ngành QLCTXD cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về kỹ thuật xây dựng, quản trị học, quản trị doanh nghiệp xây dựng, quản lý đấu thầu, hợp đồng, dự án; lập và thẩm định giá cũng như quản lý chất lượng công trình xây dựng và các kỹ năng và thái độ cần thiết để vận hành, triển khai lãnh đạo, quản lý và tổ chức thực hiện các công việc trong lĩnh vực Quản lý công trình xây dựng.

+ Nghề nghiệp tương lai / Your future in Bridge & Road Engineering

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý công trình xây dựng có thể làm việc tại các công ty tư vấn thiết kế; công ty xây dựng; các ban quản lý dự án các công trình trong và ngoài nước và các ngân hàng thương mại.

+ Mô hình liên kết, hợp tác quốc tế:

Hợp tác trong đào tạo Thạc sĩ, Nghiên cứu sinh Tiến sĩ, các khóa học ngắn hạn tại các trường:

– Trường Đại học Công nghệ Delft, Hà Lan

– Trường Đại học Sejong, Hàn Quốc

– Trường Đại học Thượng Hải, Trung Quốc

– Trường Đại học Quốc Gia Thành Công, Đài Loan

– Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Quốc gia Cao Hùng, Đài Loan

– Và một số các trường đại học uy tín khác

Địa chỉ liên hệ Khoa Công trình:

Khoa Công trình – Đại học Hàng hải Việt Nam

Địa chỉ: Phòng 912 – Nhà A6 – Trường Đại học Hàng hải Việt Nam

Điện thoại: 0225.3735655- Fax: 0225.855679

Website: ctt.vimaru.edu.vn

8. Giới thiệu chung về Khoa Công nghệ thông tin (Faculty of Infomation Technology)

8.1. Năm thành lập

Khoa CNTT – Trường Đại học Hàng hải Việt Nam thành lập ngày 18/12/1997. Tiền thân của khoa là Trung tâm CNTT được thành lập từ ngày 17/9/1996 với 2 nhiệm vụ cơ bản là: Đào tạo chuyên ngành CNTT hệ Cao đẳng chính quy và Giảng dạy 2 môn Tin học Đại cương và Tin học ứng dụng cho toàn Trường.

Ngay sau khi thành lập, Khoa được giao nhiệm vụ: Đào tạo chuyên ngành CNTT hệ Đại học chính quy, Đào tạo chuyên ngành, CNTT hệ Đại học không chính quy, Đào tạo chuyên ngành CNTT hệ Cao đẳng chính quy, Giảng dạy 2 môn học Tin học đại cương và Tin học ứng dụng cho các Khoa khác trong toàn Trường.

+ Giảng viên đào tạo

(Number of teaching staff): 39

Thạc sỹ – MSc.: 27

TS & TSKH – PhD. & DSc:08

Khác – Others: 04

+ Mô hình, các ngành đào tạo chính:

Công nghệ thông tin; Kỹ thuật phần mềm; Kỹ thuật Truyền thông và mạng máy tính

Bộ môn Tin học đại cương (Division of General Information Technology)

Bộ môn Kỹ thuật máy tính (Division of Computer Engineering)

Bộ môn Khoa học máy tính (Division of Computer Science)

Bộ môn Hệ thống thông tin (Division of Information Systems)

Bộ môn Truyền thông và Mạng máy tính (Division of Communication & Computer networks)

+ Mục tiêu đào tạo:

Chương trình Công nghệ thông tin đào tạo kỹ sư Công nghệ thông tin có phẩm chất chính trị, đạo đức, ý thức phục vụ nhân dân, năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành thành thạo, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo.

Kết thúc khoá học, sinh viên phải nắm vững và có khả năng triển khai các chương trình ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giải quyết các loại bài toán thực tế sau: phát triển ứng dụng web, phát triển ứng dụng di động, phát triển ứng dụng theo kiểu truyền thống, xây dựng hệ thống mạng cho doanh nghiệp, phát triển các giải pháp mã nguồn mở. Nắm vững xu hướng phát triển của công nghệ trong và ngoài nước.

Khả năng đọc hiểu tiếng Anh chuyên ngành và giao tiếp với người nước ngoài bằng tiếng Anh thành thạo. Có khả năng làm việc nhóm và các kỹ năng mềm để phát triển trong một môi trường hội nhập và có tính linh hoạt cao.

Ngoài ra, chương trình còn trang bị cho sinh viên khả năng học tập, nghiên cứu sau đại học.

Mục tiêu của chương trình cung cấp cho sinh viên:

1) Kiến thức nền tảng về lĩnh vực công nghệ thông tin, các dự án công nghệ thông tin.

2) Năng lực hình thành ý tưởng (C), thiết kế (D), thực hiện (I), vận hành (O) và bảo trì các ứng dụng CNTT.

3) Hiểu biết về tầm quan trọng việc nghiên cứu và phát triển công nghệ thông tin.

+ Liên kết khu vực:

– TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM (Viet Nam Posts and Telecommunications Group VNPT)

– CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH VÀ CÔNG NGHỆ DATATECH (Datatech Finance and Investment Joint Stock Company)

– CÔNG TY PHẦN MỀM AN BIÊN (An Bien software company ABSoft) 

– Công ty VNPT IT KV 4

– Công ty LG Innotek

– Tập đoàn Viettel Chi nhánh Hải Phòng

– Công ty LGE

+ Học bổng:

– Học bổng của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam – VNPT

– Học bổng của Công ty VNPT KV 4

– Học bổng của Công ty DataTech

8.2. Thông tin về các ngành đào tạo

8.2.1. Công nghệ thông tin (Information Technology)

– Tổng số tín chỉ: 121 TC

– Thời gian đào tạo: 4 năm.

– Tiếng Anh: TOEIC 450 và các trình độ tương đương.

+ Định hướng mục tiêu

Trang bị cho sinh viên kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực công nghệ thông tin, khảo sát phân tích, thiết kế, cài đặt, triển khai và bảo trì các hệ thống thông tin – Providing students with the professional knowledge of information technology, including inspection, analysis, designing, installation, implementation and maintenance of information technology system

+ Nghề nghiệp tương lai / Your future in Information Technology

Kỹ sư trong các công ty kinh doanh phần cứng máy tính – Engineer working at the PC trading & service companies

Lập trình viên trong các doanh nghiệp phần mềm – Programmer working at software companies

Quản trị hệ thống mạng, truyền thông trong các công ty – Communication and networks managing staff

+ Mô hình liên kết, hợp tác quốc tế:

8.2.2. Kỹ thuật phần mềm (Software Engineering)

– Tổng số tín chỉ: 121 TC

– Thời gian đào tạo: 4 năm.

– Tiếng Anh: TOEIC 450 và các trình độ tương đương.

+ Định hướng mục tiêu

Đào tạo các kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực Công nghệ phần mềm, khảo sát phân tích phần mềm, thiết kế kiến trúc, chức năng và giao diện phần mềm, lập trình xây dựng chương trình, thử phần mềm, quản lý dự án phần mềm – Providing students with the professional knowledge in the fields of software engineering, including inspection, analysis, function and interface design, programming and testing of software, management of software projects

+ Nghề nghiệp tương lai / Your future in Software Engineering

Kỹ sư trong các công ty kinh doanh phần cứng máy tính – Engineer working at the PC trading & service companies

Lập trình viên trong các doanh nghiệp phần mềm – Programmer working at software companies

Quản trị hệ thống mạng, truyền thông trong các công ty – Communication and networks managing staff

+ Mô hình liên kết, hợp tác quốc tế:

8.2.3. Kỹ thuật truyền thông và mạng máy tính (Communication and Computer Network Engineering)

– Tổng số tín chỉ: 121 TC

– Thời gian đào tạo: 4 năm.

– Tiếng Anh: TOEIC 450 và các trình độ tương đương.

+ Định hướng mục tiêu

+ Nghề nghiệp tương lai / Your future in Information Technology

Kỹ sư hệ thống, Quản trị hệ thống mạng, truyền thông trong các công ty – Communication and networks managing staff

Lập trình viên trong các doanh nghiệp phần mềm – Programmer working at software companies

Kỹ sư trong các công ty kinh doanh phần cứng máy tính – Engineer working at the PC trading & service companies.

+ Mô hình liên kết, hợp tác quốc tế:

Địa chỉ liên hệ:

Nhà A4-Trường Đại học Hàng hải Việt Nam

Tel.: (+84.225) 3735 725

Email: huu-tuan.nguyen@vimaru.edu.vn

Website: http://www.fit.vimaru.edu.vn

9. Giới thiệu chung về Viện Môi trường (Institute of Environmental Engineering)

9.1. Năm thành lập

Viện Môi trường được thành lập ngày 22/05/2015 theo quyết định số 1302/QĐ-ĐHHHVN-TCCB của trường Đại học Hàng hải Việt Nam trên cơ sở sáp nhập hai bộ môn: Kỹ thuật môi trường và Hóa học.

+ Giảng viên đào tạo

(Number of teaching staff):

GS & PGS – Prof. & Assoc. Prof.: 01

Thạc sỹ – MSc.: 16

TS & TSKH – PhD. & DSc: 07

Khác – Others: 03

+ Mô hình, các ngành đào tạo chính:

Kỹ thuật môi trường; Kỹ thuật công nghệ hóa học

Bộ môn Kỹ thuật Môi trường (Division of Environmental Engineering)

Bộ môn Hoá học (Division of Chemistry)

+ Mục tiêu đào tạo:

Đào tạo kỹ sư các chuyên ngành Kỹ thuật Môi trường và kỹ thuật công nghệ hóa học có đủ phẩm chất đạo đức, chuyên môn, thành thạo năng lực thực hành nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu về nhân lực cho xã hội trong lĩnh vực các ngành được đào tạo.

+ Liên kết khu vực:

Liên kết với một số nhà máy doanh nghiệp khu vực: Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương… để sinh viên đi thực tập, thực tế, đồng thời liên kết trao đổi với một số trường có cùng ngành đào tạo trao đổi kinh nghiệm, mời thỉnh giảng.

+ Học bổng:

Trao học bổng cho sinh viên hàng kỳ bằng nguồn ngân sách của Nhà trường cấp với tỉ lệ 6% tổng sinh viên của Ngành đào tạo.

9.2. Thông tin về các ngành đào tạo

9.2.1. Kỹ thuật môi trường (

Environmental Engineering)

– Tổng số tín chỉ: 120 TC

– Thời gian đào tạo: 4,0 năm.

– Tiếng Anh: TOEIC 450 và các trình độ tương đương.

+ Định hướng mục tiêu

Mục tiêu chung của CTĐT: đào tạo kỹ sư Kỹ thuật môi trường có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có ý thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành thành thạo, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo.

Mục tiêu cụ thể:

a. Về phẩm chất đạo đức

Sinh viên được trang bị kiến thức cơ bản về Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có đạo đức nhân cách tốt, có tác phong công nghiệp; có ý thức tổ chức kỷ luật tốt.

b. Về kiến thức

 Đào tạo chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường, quản lý và sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn chất lượng môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng nhằm đảm bảo cho xã hội phát triển bền vững.

c. Về kỹ năng

Kỹ sư Kỹ thuật môi trường có khả năng:

– Điều tra, khảo sát, đánh giá các quy trình khai thác tài nguyên và công nghệ sản xuất về mặt môi trường.

– Nghiên cứu, thiết kế, lắp đặt, vận hành, giám sát thi công và quản lý các công trình phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm và xử lý chất thải.

– Giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

– Quản lý môi trường tại các cơ quan quản lý nhà nước và cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ.

Mục tiêu này cũng phù hợp với sứ mạng và tầm nhìn của Trường ĐHHHVN được thể hiện trong đề án xây dựng Trường ĐHHHVN thành trường trọng điểm quốc gia, trong Chiến lược phát triển Trường ĐHHHVN và Viện Môi trường giai đoạn 2008 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

+ Nghề nghiệp tương lai / Your future in Environmental Engineering:

+ Mô hình liên kết, hợp tác quốc tế:

Hiện nay, bộ môn kỹ thuật Môi trường đã và đang triển khai nhiều mô hình liên kết, trao đổi học thuật, hợp tác đào tạo với nhiều trung tâm, cơ sở giáo dục tại các nước: Anh, Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Đài Loan, Nga…

9.2.2. Kỹ thuật công nghệ hóa học (

Chemical Technology Engineering)

– Tổng số tín chỉ: 120 TC

– Thời gian đào tạo: 4,0 năm.

– Tiếng Anh: TOEIC 450 và các trình độ tương đương.

+ Định hướng mục tiêu:

+ Nghề nghiệp tương lai / Your future in Chemical Technology Engineering:

– Kỹ sư kỹ thuật trong các công ty hóa dầu, lọc dầu, chế biến các sản phẩm dầu mỏ; các nhà máy sản xuất hóa chất, phân bón, hóa mỹ phẩm; các nhà máy sản xuất vật liệu silicat, polyme; các công ty xử lý ô nhiễm môi trường.

 - Giảng viên tại các Trường Đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp về lĩnh vực hóa học trên toàn quốc.

+ Mô hình liên kết:

– Trường Đại học Mỏ địa chất

– Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn

– Công ty nhựa đường Puma Energy

– Nhà máy sản xuất phân đạm và hóa chất Hà Bắc

Địa chỉ liên hệ:

Nhà A6- Trường Đại học Hàng hải Việt Nam

Tòa nhà A6, P. 405 (tầng 4)

Email: vienmoitruong@vimaru.edu.vn

Điện thoạil: 02553.735.628

10. Giới thiệu chung về Viện Cơ khí (Institute of Mechanical Engineering)

10.1. Năm thành lập

– Năm 1962, Bộ môn Tàu thủy thuộc Khoa Cơ khí – Trường Đại học Giao thông vận tải Hà Nội được thành lập nhằm đào tạo nhân lực sửa chữa, đóng mới các phương tiện vận tải thủy.

– Năm 1968, Chi nhánh Đại học Giao thông vận tải Hà Nội mở tại Hải Phòng.

– Năm 1984, thành lập Khoa Cơ khí-Đóng tàu thuộc Trường Đại học Hàng hải.

– Năm 2015, Viện Cơ khí được thành lập trên cơ sở sắp xếp lại các đơn vị.

Với 5 chuyên ngành đào tạo thuộc khối ngành Kỹ thuật cơ khí, Viện Cơ khí mang sứ mệnh cung cấp nguồn nhân lực cơ khí chất lượng cao phục vụ cho phát triển kinh tế khu vực trong giai đoạn mới. + Giảng viên đào tạo

(Number of teaching staff):

GS & PGS – Prof. & Assoc. Prof.: 04

Thạc sỹ – MSc.: 46

TS & TSKH – PhD. & DSc: 11

Khác – Others: 04

+ Mô hình, các ngành đào tạo chính:

Máy và tự động hóa xếp dỡ; Kỹ thuật nhiệt lạnh; Kỹ thuật cơ điện tử; Kỹ thuật ô tô; Kỹ thuật cơ khí

Bộ môn Máy xếp dỡ / Division of Handling Machineries

Bộ môn Kỹ thuật nhiệt lạnh / Division of Heat and Refrigeration Engineering

Bộ môn Kỹ thuật ôtô / Division of Automotive Engineering

Bộ môn Cơ điện tử / Division of Mechatronics

Bộ môn Kỹ thuật cơ khí / Division of Mechanical Design & Manufacturing Engineering

Bộ môn Công nghệ vật liệu / Division of Material Science & Engineering

Trung tâm thực hành – thí nghiệm Cơ khí / Laboratory Center of Mechanical Engineering

+ Mục tiêu đào tạo:

+ Liên kết khu vực:

Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực ô tô (Toyota Hải Phòng, Ford Việt Nam, Toyota Nankai, Vinfast).

Các doanh nghiệp FDI Nhật Bản sản xuất kinh doanh ngành nghề cơ khí (Bridgestone Vietnam, Rorze Robotech Co., Ltd., EBA Việt Nam, Kyocera, Fuji Xerox)

Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nhiệt lạnh  (Daikin Việt Nam, Công ty TNHH Quang Thắng, Nhiệt điện Hải Phòng)

Tập đoàn LG Hàn Quốc (LG Electronics/Display/Innotek)

+ Học bổng:

10.2. Thông tin về các ngành đào tạo

10.2.1.

Máy và tự động hóa xếp dỡ

(

Handling Machineries and Automation)

– Tổng số tín chỉ: 121 TC

– Thời gian đào tạo: 4 năm.

– Tiếng Anh: TOEIC 450 và các trình độ tương đương.

+ Định hướng mục tiêu

+ Nghề nghiệp tương lai / Your future in Handling Machineries and Automation

Chuyên gia tại các viện nghiên cứu và thiết kế về cơ khí (Expert of mechanical research Institute)

Đăng kiểm viên (Register)

Cán bộ tại cảng, các xí nghiệp công nghiệp, trung tâm đầu mối giao thông

Technical staff working at ports, industrial factories, transport hubs

Cán bộ kỹ thuật tại các nhà máy đóng và sửa chữa tàu (Technical staff working at the shipyards)

Cán bộ thiết kế nhiệt, lạnh và thông gió (Designer on thermal, refrigeration and ventilation systems)

Cán bộ quản lý trong lĩnh vực cơ khí, vận tải, cảng (Manager in mechanical and transport sectors)

+ Mô hình liên kết, hợp tác quốc tế:

10.2.2.

Kỹ thuật nhiệt lạnh

(

Heat and Refrigeration Engineering)

– Tổng số tín chỉ: 121 TC

– Thời gian đào tạo: 4 năm.

– Tiếng Anh: TOEIC 450 và các trình độ tương đương.

+ Định hướng mục tiêu

Sinh viên được trang bị các kiến thức về thiết kế phương án, thiết kế kỹ thuật và thi công hệ thống HVACR (Nhiệt – Thông gió – Điều hòa không khí – Lạnh), thiết kế quy trình công nghệ chế tạo, lắp ráp, sửa chữa và khai thác hệ thống nhiệt, lạnh và thông gió – Students are provided with the knowledge of basic design, technical design and construction design of HVACR system (Heating – Ventilation – Air Conditioning – Refrigeration); technology process design for manufacturing, assembling, repairing and operating of HVACR as well as other processing, chemical, petrolium and energy industries.

+ Nghề nghiệp tương lai / Your future in Heat and Refrigeration Engineering

Chuyên gia tại các viện nghiên cứu và thiết kế về cơ khí (Expert of mechanical research Institute)

Cán bộ tại cảng, các xí nghiệp công nghiệp, trung tâm đầu mối giao thông – Technical staff working at ports, industrial factories, transport hubs

Cán bộ kỹ thuật tại các nhà máy đóng và sửa chữa tàu (Technical staff working at the shipyards)

Cán bộ thiết kế nhiệt, lạnh và thông gió (Designer on thermal, refrigeration and ventilation systems)

Cán bộ quản lý trong lĩnh vực cơ khí chế biến/chế tạo, vận tải, cảng (Manager in mechanical, processing and transport sectors)

+ Mô hình liên kết, hợp tác quốc tế:

10.2.3.

Kỹ thuật cơ điện tử

(

Mechatronics)

– Tổng số tín chỉ: 122 TC

– Thời gian đào tạo: 4 năm.

– Tiếng Anh: TOEIC 450 và các trình độ tương đương.

+ Định hướng mục tiêu

Cung cấp cho sinh viên kiến thức về thiết kế kỹ thuật, chế tạo, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị, hệ thống cơ điện tử, thiết kế các hệ thống điều khiển sản xuất tự động – It focuses on providing students with knowledge of technical design, manufacturing, operating, maintenance and repairing of mechatronics elements; design of automatic production control systems.

+ Nghề nghiệp tương lai / Your future in Mechatronics

Chuyên gia tại các viện nghiên cứu và thiết kế về cơ khí (Expert of mechanical research Institute)

Cán bộ tại cảng, các xí nghiệp công nghiệp, trung tâm đầu mối giao thông – Technical staff working at ports, industrial factories, transport hubs

Cán bộ kỹ thuật tại các nhà máy đóng và sửa chữa tàu (Technical staff working at the shipyards)

Cán bộ quản lý trong lĩnh vực cơ khí, vận tải, cảng (Manager in mechanical and transport sectors)

+ Mô hình liên kết, hợp tác quốc tế:

10.2.4.

Kỹ thuật ô tô

(

Automotive Engineering)

– Tổng số tín chỉ: 121 TC

– Thời gian đào tạo: 4 năm.

– Tiếng Anh: TOEIC 450 và các trình độ tương đương.

+ Định hướng mục tiêu

Chương trình sẽ cung cấp cho người học những hiểu biết về kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện- điện tử, kỹ thuật điều khiển, thiết kế, chế tạo, lắp ráp, sửa chữa, bảo trì ô tô và xe chuyên dụng – Providing students with the understanding of mechanical engineering, electrical and electronic engineering, control engineering, design, assembly, repair and maintenance of cars and specialized vehicles.

+ Nghề nghiệp tương lai / Your future in Automotive Engineering

Chuyên gia tại các viện nghiên cứu và thiết kế về cơ khí (Expert of mechanical research Institute)

Đăng kiểm xe cơ giới (Register)

Cán bộ tại cảng, các xí nghiệp công nghiệp, trung tâm đầu mối giao thông – Technical staff working at ports, industrial factories, transport hubs

Cán bộ quản lý trong lĩnh vực cơ khí, vận tải, cảng (Manager in mechanical and transport sectors)

+ Mô hình liên kết, hợp tác quốc tế:

10.2.5.

Kỹ thuật cơ khí

(

Mechanical Design & Manufacturing Engineering)

– Tổng số tín chỉ: 122 TC

– Thời gian đào tạo: 4 năm.

– Tiếng Anh: TOEIC 450 và các trình độ tương đương.

+ Định hướng mục tiêu

Đào tạo kiến thức chuyên môn về thiết kế kỹ thuật, thiết kế các quy trình công nghệ gia công chế tạo và lắp ráp các chi tiết máy, các cơ cấu máy và các hệ thống cơ khí – The program aims to provide students with the professional knowledge of technical design, technology process design of manufacturing and assembling of machine elements, machine structures and mechanical systems.

+ Nghề nghiệp tương lai / Your future in Mechanical Engineering

Chuyên gia tại các viện nghiên cứu và thiết kế về cơ khí (Expert of mechanical research Institute)

Cán bộ tại cảng, các xí nghiệp công nghiệp, trung tâm đầu mối giao thông – Technical staff working at ports, industrial factories, transport hubs

Cán bộ quản lý trong lĩnh vực cơ khí, vận tải, cảng (Manager in mechanical and transport sectors)

+ Mô hình liên kết, hợp tác quốc tế:

Địa chỉ liên hệ:

Nhà A6- Trường Đại học Hàng hải Việt Nam

Tel.: (+84.225) 3829 245

Email: viencokhi@vimaru.edu.vn

Website: http://sme.vimaru.edu.vn

11. Giới thiệu chung về Khoa Ngoại ngữ (Faculty of Foreign Language Studies)

11.1. Năm thành lập

Khoa Ngoại ngữ Trường Đại học Hàng hải Việt Nam thành lập ngày 20/01/2014 trên cơ sở là Bộ môn Ngoại ngữ trước đây.

+ Giảng viên đào tạo

(Number of teaching staff):

Thạc sỹ- MSc.: 34

TS & TSKH -PhD. &DSc: 02

+ Mô hình, các ngành đào tạo chính:

Tiếng Anh thương mại; Ngôn ngữ Anh

Bộ môn Tiếng Anh đại cương (Division of General English)

Bộ môn Tiếng Anh chuyên ngành (Division of Specialized English)

Bộ môn Thực hành tiếng (Division of English Skills)

Bộ môn Dịch thuật, Văn hóa và Lý thuyết tiếng(Division of Translation, Culture and Linguistics)

+ Mục tiêu đào tạo:

Chương trình ngành Ngôn ngữ Anh đào tạo cử nhân có phẩm chất đạo đức tốt, có khả năng sử dụng thành thạo tiếng Anh tối thiểu bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam (tương đương trình độ 5 theo Khung năng lực ngôn ngữ chung Châu Âu), có kiến thức chuyên sâu về văn hóa, xã hội các nước nói tiếng Anh, có kiến thức và các kỹ năng cần thiết để để làm việc trong các cơ quan, tổ chức có sử dụng tiếng Anh như biên phiên dịch, giảng dạy và nghiên cứu ngôn ngữ, nhân viên văn phòng…

+ Liên kết khu vực:

+ Học bổng:

11.2. Thông tin về các ngành đào tạo

11.2.1.

Tiếng Anh thương mại

(

Business English)

– Tổng số tín chỉ: 123 TC

– Thời gian đào tạo: 4,0 năm.

– Tiếng Anh:

Sử dụng thành thạo các kỹ năng ngôn ngữ Anh tương đương với trình độ 5 CAE của Đại học Cambridge, hoặc 90 điểm TOEFL IBT, hoặc 7.0 IELTS.

+ Định hướng mục tiêu

Chuyên ngành Ngôn ngữ Anh đào tạo lý thuyết và thực hành ngôn ngữ học tiếng Anh và kỹ năng biên, phiên dịch.

Mục tiêu của chương trình là cung cấp cho SV:

–  kiến thức ngôn ngữ, văn hóa, kỹ năng Tiếng Anh thực hành trôi chảy;

– kiến thức chuyên ngành bao gồm: lý thuyết ngôn ngữ học cơ bản và nâng cao; kỹ năng biên phiên dịch hiệu quả, linh hoạt; hiểu biết rõ ràng về văn hóa và giao thoa văn hóa các nước;

– có tư duy logic-phản biện;

– các kỹ năng cần thiết để hình thành ý tưởng (

C

onceive

), thiết kế ý tưởng(Design), thực hiện (Implement) và triển khai (Operation) các quy trình; hình thành thái độ làm việc chuyên nghiệp.

+ Nghề nghiệp tương lai / Your future in Business English

Phiên dịch viên

Giáo viên tiếng Anh

Cán bộ hợp tác quốc tế

Cán bộ truyền thông

Nhân viên xuất nhập khẩu

+ Mô hình liên kết, hợp tác quốc tế:

11.2.2.

Ngôn ngữ Anh

(

English Language)

– Tổng số tín chỉ: 123 TC

– Thời gian đào tạo: 4,0 năm.

– Tiếng Anh:

Sử dụng thành thạo các kỹ năng ngôn ngữ Anh tương đương với trình độ 5 CAE của Đại học Cambridge, hoặc 80 điểm TOEFL IBT, hoặc 6.0 – 7.0 IELTS

+ Định hướng mục tiêu

Chương trình Tiếng Anh TM đào tạo lý thuyết và thực hành ngôn ngữ Anh và các kỹ năng biên, phiên dịch, đặc biệt là trong môi trường thương mại quốc tế.

Mục tiêu của chương trình là cung cấp cho SV:

– Kiến thức ngôn ngữ, văn hóa, kỹ năng Tiếng Anh thực hành trôi chảy;

– Kiến thức chuyên ngành bao gồm: lý thuyết ngôn ngữ học cơ bản và nâng cao; kỹ năng biên, phiên dịch hiệu quả, linh hoạt trong lĩnh vực kinh tế thương mại; hiểu biết cơ bản về văn hóa và sự giao thoa văn hóa giữa các nước; kiến thức cơ bản về kinh tế

 -

Có tư duy logic – phản biện;

– Các kỹ năng cần thiết để hình thành ý tưởng (

C

onceive

), thiết kế ý tưởng(Design), thực hiện (Implement) và triển khai (Operation) các quy trình; hình thành thái độ làm việc chuyên nghiệp.

+ Nghề nghiệp tương lai / Your future in English Language

Phiên dịch viên

Giáo viên tiếng Anh

Cán bộ hợp tác quốc tế

Cán bộ truyền thông

Nhân viên xuất nhập khẩu

+ Mô hình liên kết, hợp tác quốc tế:

Địa chỉ liên hệ:

Tầng 2 nhà A5

Tel.: (+84.225) 3735 682

Email: ngoaingu@vimaru.edu.vn 

12. Giới thiệu chung về Viện Đào tạo Quốc tế  (International School of Education)

12.1. Năm thành lập

Viện Đào tạo Quốc tế được thành lập vào năm 2012, chịu trách nhiệm tổ chức và quản lý các dự án hợp tác giáo dục với nước ngoài; nhập khẩu các chương trình giáo dục tiên tiến; hỗ trợ học tập ở nước ngoài và trao đổi sinh viên quốc tế; cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao và thực hiện nghiên cứu khoa học hợp tác. Hệ thống lớp học đủ tiêu chuẩn quốc tế được chứng nhận bởi Học viện Hàng hải California, Hoa Kỳ.

+ Giảng viên đào tạo

(Number of teaching staff):

GS & PGS – Prof. & Assoc. Prof.: 01

Thạc sỹ – MSc.: 07

TS & TSKH – PhD. & DSc: 01

Khác – Others:

+ Mô hình, các ngành đào tạo chính:

Kinh tế hàng hải; Kinh doanh quốc tế và Logistics; Quản lý kinh doanh và Markerting

+ Mục tiêu đào tạo:

Chương trình Tiên tiến (CTTT) nhằm xây dựng các ngành đào tạo chất lượng cao, theo nội dung, chương trình của các đại học danh tiếng trên thế giới. CTTT có sự hỗ trợ Ngân sách Nhà nước và phải tuân thủ các quy định riêng do Bộ Giáo dục đào tạo yêu cầu. Đây là chương trình hoàn toàn của Việt Nam có sử dụng chương trình, giáo trình, công nghệ đào tạo tiên tiến của nước ngoài, do các trường ĐH VN thực hiện đào tạo và cấp bằng.

+ Liên kết khu vực:

– Công nhận tín chỉ so với trường Đại học gốc

– Trao đổi Sinh viên, Giảng viên với các nước như Đài Loan, Mỹ, Anh, Đan Mạch, Trung Quốc…

+ Học bổng:

– Cấp học bổng toàn phần và bán phần cho sinh viên quốc tế

– Cấp học bổng khuyến khích học tập theo đúng quy định của Trường ĐH Hàng hải VN

12.2. Thông tin về các ngành đào tạo

12.2.1.

Kinh tế hàng hải

(

Global study and Maritime Affairs)

– Tổng số tín chỉ: 163 TC

– Thời gian đào tạo: 4,0 năm.

– Tiếng Anh: TOEIC 450 và các trình độ tương đương.

+ Định hướng mục tiêu

Chương trình được nhập khẩu toàn bộ từ Học viện Hàng hải California (Hoa Kỳ) – This program is entirely imported from California Maritime Academy (USA)

Mục tiêu đào tạo / Objectives:

– Trang bị cho sinh viên nền tảng lý thuyết vững chắc vì mục tiêu nâng cao chất lượng ngành hảng hải và vận tải biển./

Equip students with a solid theoretical foundation for the goal of raising the quality of the marine industry and maritime transport.

– Trang bị cho sinh viên các công cụ hữu ích nghiên cứu các vấn đề hàng hải trong môi trường toàn cầu như: tư duy phản biện, năng lực nghiên cứu định tính và định lượng, kỹ năng lãnh đạo, hiểu biết về văn hóa và môi trường/

Equip students with useful tools to study the issue of maritime global environment such as critical thinking, quantitative and non-quantiative research capability, leadership skills, cultural and diversity awareness.

+ Nghề nghiệp tương lai / Your future in Global study and Maritime Affairs:

– Sinh viên được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn về kinh tế vận tải biển, các tổ chức hàng hải thế giới cũng như các chính sách hàng hải/

Students develop specialist knowledge of shipping economy, the world’s maritime organizations as well as the maritime policies.

– Tiếng Anh: đạt chuẩn đầu ra IELTS từ 6.0 trở lên/

English fluency for graduation: IELTS 6.0 or above.

– Kĩ năng tin học thành thạo/

Proficient computer skills.

– Sinh viên có đầy đủ các kỹ năng mềm về giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm…/

Students are full of soft skills in communication, presentation, teamwork …

+ Mô hình liên kết, hợp tác quốc tế:

– Tên Trường đối tác: Học viện Hảng Hải California (Hoa Kỳ), nằm trong top 200 trường uy tín trên thế giới và xếp thứ 2 trong số các trường Đại học đào tạo chương trình cử nhân tốt nhất miền Tây nước Mỹ/ Partner University: the California Maritime Academy – California State University (the United States of America), ranked in top 200

universities in the world and ranked no. 2 among the universities with the best undergraduate program in the West of the USA.

– Mức độ hợp tác/

Cooperation activities:

+ Trao đổi sinh viên/ Exchanging Students

+ Cử giảng viên sang giảng dạy/ Deploying Lecturers

+ Đào tạo đội ngũ giảng viên giảng dạy cho CTTT/ Training for Vietnamese lecturers

12.2.2.

Kinh doanh quốc tế và Logistics

(

International Business and Logistics)

– Tổng số tín chỉ: 162 TC

– Thời gian đào tạo: 4,0 năm.

– Tiếng Anh: TOEIC 450 và các trình độ tương đương.

+ Định hướng mục tiêu

Chương trình được nhập khẩu toàn bộ từ Học viện Hàng hải California (Hoa Kỳ) – This program is entirely imported from California Maritime Academy (USA)

Mục tiêu đào tạo / Objectives

Sinh viên được trang bị các kiến thức về việc tổ chức khai thác, kinh doanh và quản lý trong lĩnh vực Logistics, thiết kế mạng lưới cung ứng logistics và xây dựng mạng lưới cung ứng có hiệu quả – Students are provided with understanding on logistics operation, business and management; designing and building effective logistics supply chain network

+ Nghề nghiệp tương lai / Your future in International Business and Logistics:

– Sinh viên được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn về kinh doanh quốc tế và lĩnh vực Logistics/

Students develop specialist knowledge of international business and logistics.

– Tiếng Anh: đạt chuẩn đầu ra IELTS từ 5.5 trở lên/

English: IELTS standard for graduate students is 5.5 or above.

– Kĩ năng tin học thành thạo/

Proficient computer skills.

– Sinh viên có đầy đủ các kỹ năng mềm về giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm…/

Students are full of soft skills in communication, presentation, teamwork …

+ Mô hình liên kết, hợp tác quốc tế:

– Tên Trường đối tác: Học viện Hảng Hải California (Hoa Kỳ), nằm trong top 200 trường uy tín trên thế giới và xếp thứ 2 trong số các trường Đại học đào tạo chương trình cử nhân tốt nhất miền Tây nước Mỹ/ Partner University: the California Maritime Academy – California State University (the United States of America), ranked in top 200

universities in the world and ranked no. 2 among the universities with the best undergraduate program in the West of the USA.

– Mức độ hợp tác/

Cooperation activities:

+ Trao đổi sinh viên/ Exchanging Students

+ Cử giảng viên sang giảng dạy/ Deploying Lecturers

+ Đào tạo đội ngũ giảng viên giảng dạy cho CTTT/ Training for Vietnamese lecturers

12.2.3.

Quản lý kinh doanh và Markerting

(

Business and Marketing Management)

– Tổng số tín chỉ: 149 TC

– Thời gian đào tạo: 4,0 năm.

– Tiếng Anh: TOEIC 450 và các trình độ tương đương.

+ Định hướng mục tiêu

Chương trình được nhập khẩu toàn bộ từ Trường Đại học Gloucestershire (Vương quốc Anh) – This program is entirely imported from University of Gloucestershire (UK)

Mục tiêu đào tạo / Objectives:

Trang bị cho người học kiến thức về kinh doanh và tiếp thị quản lý dự án, chiến lược tiếp thị, phát triển sản phẩm mới, phân tích đối thủ cạnh tranh, kinh doanh và nghiên cứu – Students are educated with the knowledge of business and marketing project management, marketing strategies, new product development, competitor analysis, business and research.

+ Nghề nghiệp tương lai / Your future in Business and Marketing Management:

– Đào tạo những chuyên gia chuyên sâu về kinh doanh và marketing đạt chuẩn khu vực và quốc tế, góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho thị trường Hải Phòng và các vùng lân cận

+ Mô hình liên kết, hợp tác quốc tế:

Theo  The Guardian – University league table 2016, trường Gloucestershire hiện xếp thứ 54 các trường đại học của Anh quốc và xếp thứ 42 đối với khối ngành Kinh doanh và Marketing.

Được thành lập bởi Reverend Francis Close, Gloucestershire xuất phát như một trường Cao đẳng đào tạo Cheltenham, nằm trong khuôn viên trường Francis (FCH). Kể từ đó, trường đã phát triển qua một số giai đoạn, trở thành St Paul và Cao đẳng St Mary vào năm 1921, tiến lên trở thành Cheltenham và Gloucester College of Higher Education vào năm 1990.

– Mức độ hợp tác/

Cooperation activities:

Trao đổi sinh viên/ Exchanging Students

Cử giảng viên sang giảng dạy/ Deploying Lecturers

Đào tạo đội ngũ giảng viên giảng dạy cho CTTT/ Training for Vietnamese lecturers

Địa chỉ liên hệ:

Nhà C2

Tel.: (+84.225) 3261 083

Email: ise@vimaru.edu.vn – Website: http://www.ise-vmu.edu.vn

13. Giới thiệu chung về Viện Đào tạo chất lượng cao (School of Excellent Education (SEE)

13.1. Năm thành lập

Viện được chính thức thành lập ngày 27/09/2017, có nhiệm vụ quản lý đào tạo các lớp Chất lượng cao, Lớp chọn. Là đơn vị quản lý đào tạo trực thuộc Trường ĐH Hàng hải Việt Nam có chức năng Tổ chức và quản lý chương trình đào tạo chất lượng cao trình độ đại học của Trường theo đứng quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định của Trường; cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao và thực hiện hợp tác nghiên cứu khoa học. – School of Excellent Education (SEE) was officially established on September 27th 2017. SEE belongs to Vietnam Maritime University (VMU), which has the function of organizing and managing the High-quality and Selective educational programs of university, following the regulations of the Ministry of Education and Training and the University; providing High-quality human resources and conducting scientific research cooperation.

+ Giảng viên đào tạo

(Number of teaching staff):

GS & PGS – Prof. & Assoc. Prof.: 01

Thạc sỹ – MSc.: 05

TS & TSKH – PhD. & DSc: 02

Khác – Others: 02

+ Mô hình, các ngành đào tạo chính:

Mô hình:

Ban Đào tạo – Academic Division

Ban tài chính – Finance Division

Văn phòng – Office

Các ngành đào tạo chính:

Lớp Chất lượng cao đối với các chuyên ngành:

– Kinh tế ngoại thương (International Business),

­- Kinh tế vận tải biển (Maritime Business),

– Công nghệ thông tin (Information Technology)

– Điện tự động công nghiệp. (Industrial Electrical Engineering)

Lớp chọn đối với các chuyên ngành:

– Điều khiển tàu biển (Navigation),

– Khai thác máy tàu biển (Marine Engineering).

+ Mục tiêu đào tạo:

– Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện công tác truyền thông, tư vấn tuyển sinh, quảng bá tuyển sinh,… – Develop plans, organize the implementation of communication, recruitment counseling, promotion of enrollment,…

– Liên kết hoặc phối hợp với các tổ chức, cơ sở đào tạo trong và ngoài nước thực hiện các chương trình đào tạo ngắn hạn, tổ chức bồi dưỡng các khóa học ngoại ngữ, kỹ năng mềm, tin học,… và cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ về các lĩnh vực KHCN, giáo dục, quản lý và kinh doanh. – Associate or coordinate with domestic and foreign training organizations and institutions to implement short-term training programs, organize training in foreign language, soft skills, informatics,… and issuing certificates of knowledge, professional, foreign language knowledge in the fields of science, technology, education, business and management.

– Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, thực tập nghề nghiệp, huấn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên; tham quan, thực hành, thực tập tại các tổ chức, doanh nghiệp, công ty, cơ sở sản xuất trong hoặc ngoài nước theo kế hoạch. – Organize extracurricular activities, professional internships, soft skills training for students; visit, practice, practice at organizations, businesses, companies, production facilities in or outside the country as planned.

– Tổ chức hoặc phối hợp tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên đề trong nước và quốc tế về các nội dung thuộc lĩnh vực hoạt động của Viện; thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học theo chương trình, kế hoạch chung của Nhà trường. – Organize or coordinate national and international conferences and seminars on contents of the Institute’s activities; implement the plan of scientific research according to the program and the general plan of the school.

+ Liên kết khu vực:

Thông qua Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, Viện Đào tạo chất lượng cao có sự gắn bó liên kết chương trình hợp tác đào tạo với các trường đại học Hàng hải trong khu vực như: Through Vietnam Maritime University, the School of Excellent Education (SEE) has a strong connection with training cooperation programs with Maritime universities in the region such as:

– Đại học hàng hải Myanmar: Hiện Viện có quản lý 06 sinh viên Myanmar đang theo học chuyên ngành Khai thác Máy tàu biển – Myanmar Maritime University: The SEE manages 06 Myanmar students who are majoring in Marine Engineering.

– Đại học hàng hải Mokpo – Hàn Quốc: Hàng năm đều có sinh viên chuyên ngành Điều khiển tàu biển sang trao đổi và học tập tai Viện – Mokpo National Maritime University: Every year, exchange students in Navigation major study at SEE.

– Tập đoàn Vingoup – Vingroup company.

+ Học bổng:

Hàng năm các sinh viên của Viện đều có cơ hội nhận học bổng từ các công ty trong và ngoài nước như: – Every year, the SEE’s students have the opportunity to receive scholarships from domestic and foreign companies such as:

– Học bổng từ công ty VINIC, M.O.L, NSU,… cho sinh viên ngành đi biển – – Scholarships from VINIC, M.O.L, NSU, … for students studying in the major Navigation and Marine Engineering;

– Học bổng từ VNPT cho các sinh viên ngành Công nghệ thông tin. – Scholarship from VNPT for students of Information Technology.

13.2. Thông tin về các ngành đào tạo

13.2.1. Chương trình lớp chất lượng cao (High-quality programs at undergraduate level)

– Tổng số tín chỉ: 130-135 TC –

Total credits: 130-135

– Thời gian đào tạo: 4,0 năm

– Training time: 4.0 years.

– Tiếng Anh: TOEIC 550 và các trình độ tương đương –

English language: TOEIC 550 and equivalent levels.

20% nội dung chương trình được giảng dạy bằng Tiếng Anh – 20% of programs conducted in English

Giảng viên giảng dạy các học phần bằng tiếng Anh có trình độ tiếng Anh tương đương 6.0 IELTS trở lên – Lecturers who teach credits conducted in English, have certificates of IELTS 6.0 or equivalen.

Phòng học trang bị chất lượng cao: projector, internet, wifi, máy lạnh, hệ thống âm thanh hiện đại – High-quality equipped classrooms: projector, internet, wifi, air conditioners, sound system, etc.

+ Các chuyên ngành đào tạo/ Majors:

Công nghệ thông tin (Information Technology)

Điện tự động công nghiệp (Industrial Electrical Engineering)

Kinh tế vận tải biển (Maritime Business)

Kinh tế ngoại thương (International Business)

+ Định hướng mục tiêu:

Công nghệ thông tin (Information Technology):

Trang bị cho sinh viên kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực công nghệ thông tin, khảo sát phân tích, thiết kế, cài đặt, triển khai và bảo trì các hệ thống thông tin – Providing students with the professional knowledge of information technology, including inspection, analysis, designing, installation, implementation and maintenance of information technology system

Điện tự động công nghiệp (Industrial Electrical Engineering):

Giúp cho sinh viên nắm vững được các kiến thức chuyên môn về hệ thống cung cấp điện xí nghiệp công nghiệp và các hệ thống tự động hoá điều hành sản xuất – Students are provided with the specialized knowledge of power supply systems of industrial enterprises and production management automation systems.

+ Nghề nghiệp tương lai:

Công nghệ thông tin (Information Technology):

– Kỹ sư trong các công ty kinh doanh phần cứng máy tính – Engineer working at the PC trading & service companies

– Lập trình viên trong các doanh nghiệp phần mềm – Programmer working at software companies

– Quản trị hệ thống mạng, truyền thông trong các công ty – Communication and networks managing staff

Điện tự động công nghiệp (Industrial Electrical Engineering):

– Công tác tại các Công ty Vận tải biển và Nhà máy đóng tàu – Engineer working at Shipping Companies and Shipyards.

– Đăng kiểm viên / Register.

– Cán bộ kỹ thuật tại các nhà máy nhiệt điện, thủy điện và các công ty điện lực – Engineer working at the thermal power plants, hydroelectricity plants and electricity companies.

Kinh tế vận tải biển (Maritime Business):

– Quản lý vận tải, kho bãi – Transport, warehouse managing staff.

– Quản lý đội tàu biển – Fleets managing staff.

– Chuyên viên giao nhận, xuất nhập khẩu – Staff working at forwarding, import and export sectors.

– Cán bộ nghiên cứu chính sách – Policy researcher.

Kinh tế ngoại thương (International Business):

– Quản lý vận tải, kho bãi – Transport, warehouse managing staff.

– Quản lý đội tàu biển – Fleets managing staff.

– Chuyên viên giao nhận, xuất nhập khẩu – Staff working at forwarding, import and export sectors.

– Cán bộ nghiên cứu chính sách – Policy researcher.

+ Mô hình liên kết, hợp tác quốc tế:

13.2.2.  Chương trình lớp chọn (Specialized classes at undergraduate level)

– Tổng số tín chỉ: 128-130 TC

– Thời gian đào tạo: 4,0 năm.

– Tiếng Anh: TOEIC 550 và các trình độ tương đương.

Toàn bộ nội dung chương trình được giảng dạy bằng Tiếng Anh – All programs conducted in English

Miễn phí học nâng cao trình độ Tiếng Anh với giảng viên nước ngoài – Free learning to improve English proficiency with foreign lecturers

Các chuyên ngành đào tạo/ Majors:

Điều khiển tàu biển (Navigation).

Khai thác máy tàu biển (Marine Engineering).

+ Định hướng mục tiêu:

Điều khiển tàu biển (Navigation):

Kỹ sư Điều khiển tàu biển được trang bị những kiến thức cần thiết và được huấn luyện thực hành nghiệp vụ chuyên môn sỹ quan hàng hải theo các tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) và các quy định riêng của Việt Nam – Graduates are provided with the necessary knowledge and trained professional skills of navigation officer according to the rules of the International Maritime Organization (IMO) and Vietnam.

Khai thác máy tàu biển (Marine Engineering):

Sinh viên ngành Máy tàu biển sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận chức danh sỹ quan máy trên các đội tàu biển trong nước và quốc tế, có khả năng vận hành thành thạo và khắc phục các sự cố, hư hỏng của các trang thiết bị máy móc trên tàu – The graduates can work as Marine engineer on board domestic and international fleets as well, have capability of proficient operation and repairing the machineries, troubleshooting onboard incidents and breakdowns.

+ Nghề nghiệp tương lai:

Điều khiển tàu biển (Navigation):

– Hoa tiêu hàng hải – Pilot;

– Thanh tra viên của chính quyền cảng (PSC) – Port state control officer,

– Sỹ quan ngành boong, thuyền trưởng hạng nhất – First class Deck officer and Captain.

Khai thác máy tàu biển (Marine Engineering):

– Sỹ quan Máy tàu biển, Máy trưởng hạng nhất – First class Junior, Senior engineer and Chief Engineer

– Cán bộ kỹ thuật tại các công ty vận tải biển, nhà máy đóng tàu – Chief Engineer Technical staff working at shipping companies and Shipyards.

+ Mô hình liên kết, hợp tác quốc tế:

Thông qua Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, Viện Đào tạo chất lượng cao có sự gắn bó liên kết chương trình hợp tác đào tạo với các trường đại học Hàng hải trong khu vực như: Through Vietnam Maritime University, the School of Excellent Education (SEE) has a strong connection with training cooperation programs with Maritime universities in the region such as:

– Đại học hàng hải Myanmar – Myanmar Maritime University

– Đại học hàng hải Mokpo – Hàn Quốc- Mokpo National Maritime University.

Địa chỉ liên hệ

: Phòng 209 Nhà A4

Tel.: (+84.225) 2299 628

Email: vdtclc@vimaru.edu.vn – Website: see.vimaru.edu.vn

14. Giới thiệu chung về Trường Cao đẳng VMU (VMU College)

14.1. Năm thành lập

Trường Cao đẳng VMU tiền thân là Trường Kỹ thuật nghiệp vụ và Công nghiệp tàu thủy I được Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam thành lập ngày 25/11/2002. Từ tháng 7/2013 Bộ giao thông Vận tải đã quyết định chuyển nguyên trạng về Trường Đại học Hàng hải Việt Nam và đổi tên thành Trường Cao đẳng nghề VMU, đến tháng 5/2017 được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đổi tên thành Trường Cao đẳng VMU.

+ Giảng viên đào tạo

(Number of teaching staff):

GS & PGS- Prof. & Assoc. Prof.: 01

Thạc sỹ- MSc.: 16

TS & TSKH -PhD. &DSc: 03

Khác – Others: 21

+ Mô hình, các ngành đào tạo chính:

Thuộc lĩnh vực đào tạo giáo dục nghề nghiệp gồm: cao đẳng, trung cấp và sơ cấp; Các ngành đào tạo chính gồm: Hàng hải (Điều khiển tàu biển, Khai thác máy tàu thủy); Công nghệ kỹ thuật (Sửa chữa máy tàu thủy, Công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy, Điện công nghiệp, Điện tự động công nghiệp, Điện tàu thủy, Hàn, Công nghệ Ô tô, Công nghệ thông tin); Kinh tế (Kinh tế vận tải biển, Quản trị kinh doanh, Tài chính kế toán, Kế toán doanh nghiệp, Logistics).

+ Mục tiêu đào tạo:

Đào tạo cử nhân, kỹ sư thực hành và thợ kỹ thuật có kỹ năng nghề nghiệp các ngành Hàng hải, công nghệ – kỹ thuật, đóng mới – sửa chữa tàu thủy và công trình nổi, Kinh tế biển; cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các khu công nghiệp thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và các nước, đồng thời phục vụ xuất khẩu lao động kỹ thuật.

+ Liên kết khu vực:

14.2. Thông tin về các ngành đào tạo

14.2.1. Chương trình đào tạo

(The education programs of  VMU College) các hệ: Cao đẳng – Trung cấp – Sơ cấp

Điều khiển tàu biển – Navigation

Kinh tế vận tải biển – Maritime Business

Quản trị kinh doanh – Business Administration

Khai thác máy tàu thủy – Marine Engineering

Công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy – Hull Production Technology

Sửa chữa máy tàu thủy – Marine Engine Repair

Hàn – Welding

Tài chính kế toán – Accounting & Finance

Kế toán doanh nghiệp – Enterprise Accounting

Điện công nghiệp – Industrial Electrical Engineering

Điện tự động công nghiệp – Automotive Industrial Electrical Engineering

Kỹ thuật điện tàu thủy – Marine Electrical Engineering

Logistics – Logistics

Công nghệ Ô tô – Automotive Engineering

Công nghệ thông tin – Information Technology

Lắp đặt hệ thống ống tàu thủy – Piping Production & Assembly

Vận hành xe nâng hàng – Forklift Operation

Vận hành xe nâng người – Aerial Working Platform Operation

Vận hành cần trục & cầu trục – Derrick Operation

Vận hành cẩu trục – Bridge Crane Operation

Vận hành nồi hơi và thiết bị áp lực – Boiler & Pressured Equipment Operation

+ Định hướng mục tiêu:

+ Nghề nghiệp tương lai:

+ Mô hình liên kết, hợp tác quốc tế:

Địa chỉ liên hệ:

Đường Hải Triều, Quán Toan, Hồng Bàng, Hải Phòng / Add: Hai Trieu, Quan Toan Ward, Hong Bang District, Hai Phong City

Tel/Fax.: (+84.225) 3534 435                   

15. Giới thiệu chung về Viện Đào tạo sau đại học (Institute of Graduate Education)

15.1. Năm thành lập

Ngày thành lập Viện Đào tạo sau đại học: 15/5/1995

+ Giảng viên đào tạo

(Number of teaching staff):

GS & PGS – Prof. & Assoc. Prof: 54

TS & TSKH – PhD. & DSc: 86

+ Mô hình, các ngành đào tạo chính:

13 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ; 07 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ; Chỉ tiêu tuyển sinh: 22 NCS, 300 học viên cao học. Quy mô đào tạo: 48 NCS, 600 học viên cao học.

+ Mục tiêu đào tạo:

Đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ nhằm giúp cho giúp cho người học có kiến thức thực tế và lý thuyết tiên tiến, chuyên sâu ở vị trí hàng đầu của chuyên ngành đào tạo; có kỹ năng tổng hợp, phân tích thông tin, phát hiện và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo; có kỹ năng tư duy, nghiên cứu độc lập, độc đáo, sáng tạo tri thức mới; có kỹ năng truyền bá, phổ biến tri thức, thiết lập mạng lưới hợp tác quốc gia và quốc tế trong quản lý, điều hành hoạt động chuyên môn; thể hiện năng lực sáng tạo, có khả năng tự định hướng và dẫn dắt chuyên môn, khả năng đưa ra các kết luận, khuyến cáo khoa học mang tính chuyên gia.

+ Liên kết khu vực:

Liên kết cao học Bỉ.

+ Học bổng:

Có chương trình học bổng dành cho học viên nước ngoài.

15.2. Thông tin về các ngành đào tạo

15.2.1.

Thông tin về các ngành đào tạo thạc sỹ (Master of Science majors)

– Tổng số học phần /tín chỉ: 60 tín chỉ

– Thời gian đào tạo: 2,0 năm.

– Tiếng Anh: Bậc 4/6 Khung năng lực ngoại ngữ quốc gia Việt Nam và các trình độ tương đương.

– Thời gian tuyển sinh: Tháng 4 và Tháng 9 hàng năm

– Các ngành đào tạo thạc sĩ:

Khai thác, bảo trì tàu thủy/Ship Operation and Maintenance

Máy và thiết bị tàu thủy/Marine Machinery and Equipment

Kỹ thuật tàu thủy/Shipbuilding Engineering

Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa/Control Engineering and Automation

Kỹ thuật điện tử/ Electronics Engineering

Quản lý hàng hải/Maritime Management

Bảo đảm an toàn hàng hải/Maritime Safety Engineering

Kỹ thuật xây dựng/Construction Engineering

Kỹ thuật xây dựng công trình thủy/Hydraulic Engineering

Kỹ thuật môi trường/Environmental Engineering

Công nghệ thông tin/Information Technology

Quản lý kinh tế/Economics Management

Tổ chức và quản lý vận tải/Transport Operation and Management

+ Định hướng mục tiêu:

giúp cho học viên bổ sung, cập nhật và nâng cao kiến thức ngành, chuyên ngành; tăng cường kiến thức liên ngành; có kiến thức chuyên sâu trong một lĩnh vực khoa học chuyên ngành hoặc kỹ năng vận dụng kiến thức đó vào hoạt động thực tiễn nghề nghiệp; có khả năng làm việc độc lập, tư duy sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc ngành, chuyên ngành được đào tạo.

+ Nghề nghiệp tương lai/Your future in Environmental Engineering

: giảng viên, nhà khoa học, nhà quản lý, nhà lãnh đạo của các cơ quan đảng, nhà nước, chính phủ, …

+ Mô hình liên kết, hợp tác quốc tế:

Liên kết cao học Bỉ.

15.2.2.

Thông tin về các ngành đào tạo tiến sỹ (Doctor of Philosophy majors)

– Tổng số học phần / tín chỉ: 90 tín chỉ

– Thời gian đào tạo: 4,0 năm.

– Tiếng Anh: Chứng chỉ tiếng Anh TOEFL iBT từ 45 trở lên hoặc Chứng chỉ IELTS (Academic Test) từ 5.0 trở lên trong thời hạn 2 năm (24 tháng); hoặc bằng tốt nghiệp đại học các ngành ngôn ngữ nước ngoài do cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp; hoặc bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc sĩ do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp cho người học toàn thời gian ở nước ngoài mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình học tập là Tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài khác.

– Thời gian tuyển sinh: Nhiều lần trong năm

– Các ngành đào tạo tiến sĩ:

Khai thác, bảo trì tàu thủy/ Ship Operation and Maintenance

Máy và thiết bị tàu thủy/ Marine Machinery and Equipment

Kỹ thuật tàu thủy/ Shipbuilding Engineering

Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa / Control Engineering and Automation

Khoa học hàng hải / Maritime Science

Kỹ thuật xây dựng công trình thủy / Hydraulic Engineering

Tổ chức và quản lý vận tải/Transport Operation and Management

+ Định hướng mục tiêu:

giúp cho người học có kiến thức thực tế và lý thuyết tiên tiến, chuyên sâu ở vị trí hàng đầu của chuyên ngành đào tạo; có kỹ năng tổng hợp, phân tích thông tin, phát hiện và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo; có kỹ năng tư duy, nghiên cứu độc lập, độc đáo, sáng tạo tri thức mới; có kỹ năng truyền bá, phổ biến tri thức, thiết lập mạng lưới hợp tác quốc gia và quốc tế trong quản lý, điều hành hoạt động chuyên môn; thể hiện năng lực sáng tạo, có khả năng tự định hướng và dẫn dắt chuyên môn, khả năng đưa ra các kết luận, khuyến cáo khoa học mang tính chuyên gia.

+ Nghề nghiệp tương lai / Your future in Environmental Engineering

: giảng viên, nhà khoa học, nhà quản lý, nhà lãnh đạo của các cơ quan đảng, nhà nước, chính phủ, …

+ Mô hình liên kết, hợp tác quốc tế:

Địa chỉ liên hệ:

Nhà A6, Trường ĐH Hàng hải Việt Nam, Số 484 Lạch Tray, Lê Chân, Hải Phòng.

Điện thoại: 0225.3735879

E-mail: sdh@vimaru.edu.vn

Vì Sao Nên Lựa Chọn Dịch Vụ Làm Bằng Đại Học Hàng Hải

Dịch vụ làm bằng đại học hàng hải đang ngày càng được quý khách hàng quan tâm. Bởi khi sở hữu tấm bằng do chính đại học hàng hải cấp, vấn đề việc làm của bạn sẽ được giải quyết. Cùng đó, bạn có thêm những cơ hội thăng tiến xa hơn cùng mối quan hệ xã giao tốt đẹp. Dịch vụ làm bằng đại học hàng hải khá phổ biến trên mạng Internet. Bạn nên tìm đến các địa chỉ làm bằng đại học uy tín, chất lượng.

1.Giới thiệu về đại học hàng hải

1.1.Giới thiệu các ngành đào tạo thuộc đại học hàng hải

Trường đại học hàng hải Việt Nam là một trong những ngôi trường danh giá ở Việt Nam. Đây là ngôi trường trực thuộc Bộ giao thông Vận tải. Với thế mạnh chủ yếu đào tạo về các ngành hàng hải, đại học hàng hải Việt Nam được xếp vào nhóm trường đại học trọng điểm của quốc gia.

Tổng thể trường đại học hàng hải hiện đang đào tạo 42 chuyên ngành đại học chính quy, 12 chuyên ngành thạc sĩ và 8 chuyên ngành tiến sĩ. Trong đó có 39 chương trình đại trà. 6 chương trình đào tạo chất lượng cao với 2 lớp chọn và 3 chương trình đào tạo tiên tiến.

+ 39 chương trình đại trà bao gồm : Điều khiển tàu biển , Khai thác máy tàu biển, Luật và bảo hiểm hàng hải , Quản lý hàng hải , Điện tử viễn thông, Điện tự động tàu thủy, Điện tự động công nghiệp , Tự động hóa hệ thống điện,….

+ 6 chương trình đào tạo chất lượng cao bao gồm : Điện tự động công nghiệp , Công nghệ thông tin , Kinh tế vận tải biển, Kinh tế ngoại thương, Logistics, Quản trị tài chính kế toán.

+ 2 lớp chọn bao gồm 2 ngành là : Điều khiển tàu biển và Khai thác máy tàu biển.

+ 3 chương trình đào tạo tiên tiến bao gồm các ngành : Toàn cầu hóa và thương mại hàng hải , Kinh doanh quốc tế và Logistics, Quản lý kinh doanh và Marketing.

1.2.Làm bằng đại học hàng hải mang lại những lợi ích như thế nào?

Ngôi trường đại học hàng hải được đánh giá là ngôi trường đào tạo chuyên sâu về ngành hàng hải. Do đó khi làm bằng đại học hàng hải, các bạn sẽ có được những cơ hội mà chỉ cử nhân đại học hàng hải có được. Đó là :

+ Có cơ hội làm việc tại Nhật Bản, Hàn Quốc bởi đại học hàng hải có liên doanh với các đối tác quốc tế này.

+ Bạn có thể đi du học nước ngoài khi sở hữu tấm bằng đại học hàng hải trong tay, kèm theo chút khả năng ngoại ngữ.

+ Làm bằng đại học sẽ giúp bạn có cơ hội thăng tiến trong công việc. Bởi tấm bằng cử nhân thuộc đại học hàng hải rất có giá trị.

+ Mức lương của bạn sẽ được cải thiện bởi chất lượng mà bằng đại học hàng hải đều khiến nhà tuyển dụng tin tưởng.

Chúng tôi rất khuyến khích bạn học tập và rèn luyện dưới cánh cửa đại học hàng hải. Không những có kinh nghiệm chuyên ngành mà bạn sẽ mở rộng thêm được rất nhiều mối quan hệ tốt đẹp khác.

Tuy nhiên, nếu có vài lý do cá nhân khiến bạn không có điều kiện theo đuổi bằng cử nhân đại học hàng hải thì hãy liên hệ với chúng tôi Chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn làm bằng đại học theo đúng yêu cầu bạn đặt ra.

2.Những hình thức làm bằng đại học hàng hải bạn nên biết

Các địa chỉ nhận dịch vụ làm bằng đại học thường tư vấn khách hàng của mình lựa chọn các hình thức làm bằng khác nhau. Mỗi hình thức đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng. Bạn hãy cân nhắc kỹ lưỡng điều kiện của bản thân để quyết định nên làm bằng đại học với hình thức nào.

2.1. Hình thức làm bằng đại học hàng hải giả giống thật

+ Ưu điểm : Đây là hình thức làm bằng đại học có mức giá rẻ nhất trong các hình thức còn lại. Thời gian làm bằng đơn giản và nhanh chóng. Chất lượng bằng được đánh giá là giống y bản gốc.

+ Nhược điểm : Nếu đem đi công chứng thì có khả năng bị phát hiện.

2.2. Hình thức làm bằng đại học hàng hải từ phôi gốc.

+ Ưu điểm : Chất lượng bằng đạt chuẩn bởi được làm từ phôi gốc của Bộ Giáo dục. Bạn có thể đem bằng đi công chứng mà không lo sợ bị phát hiện.

+ Nhược điểm : Nếu sự việc phát giác và có lệnh rà soát thông tin từ trên xuống thì có khả năng bị phát hiện. Chi phí làm bằng đại học từ phôi gốc cũng cao hơn so với hình thức truyền thống trên.

Bạn muốn tìm hiểu thêm:

2.3. Hình thức làm bằng đại học hàng hải có hồ sơ gốc.

+ Ưu điểm : Là phương pháp làm bằng đại học an toàn gần như tuyệt đối. Bạn có thể thoải mái đem bằng đi công chứng mà không sợ bị phát hiện.

+ Nhược điểm : Chi phí làm bằng đại học có hồ sơ gốc thường khá cao. Thời gian làm bằng cũng lâu hơn so với các hình thức trước đó.

Bạn muốn tìm hiểu thêm:

3.Địa chỉ làm bằng đại học hàng hải chất lượng, giá rẻ

Sau khi tiếp nhận những thông tin của khách hàng, chúng tôi sẽ tiến hành tạo hồ sơ làm bằng giúp bạn. Bạn chỉ cần cung cấp thông tin cá nhân một cách chính xác, chúng tôi sẽ giúp bạn có được tấm bằng đại học hoàn hảo.

Đồng thời, khi làm bằng đại học tại chúng tôi các bạn sẽ được chúng tôi cam kết rằng :

+ Mức giá mà chúng tôi đưa ra cam kết rẻ nhất thị trường.

+ Tấm bằng mà chúng tôi cung cấp được làm từ phôi thật 100% do Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp.

+ Màu sắc, kích thước, con dấu, chữ ký, mã vạch in trên tấm bằng đều đạt chuẩn. Người bình thường khó có thể phân biệt được thật giả.

+ Bạn có thể kiểm tra bằng, hoặc đem bằng đi công chứng rồi mới phải thanh toán tiền cho chúng tôi

Email: ductaibc1@gmail.com

Hotline : 096.823.6851(Mr. Tài)

Zalo : 096.823.6851(Mr. Tài)

Đại Học Fpt Có Nên Không – Có Nên Học Đại Học Fpt Không?

Tại sao nên chọn Đại học FPT?

1. Thông tin cơ bản

Trường Đại học FPT là một trường Đại học tư thục tại Việt Nam  Đây là trường đại học đầu tiên do một doanh nghiệp đứng ra thành lập và được tự chủ trong việc xây dựng chương trình đào tạo chuyên ngành tại Việt Nam. Được thành lập ngày 8/9/2006 theo Quyết định số 208/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, do Tập đoàn FPT đầu tư 100% vốn, trở thành trường đại học đầu tiên do một doanh nghiệp thành lập tại Việt Nam.

– Website: http://fpt.edu.vn/

– Trụ sở chính: Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Hà Nội

2. Các chuyên ngành đào tạo

Chuyên ngành đào tạo chính của trường bao gồm:

Kỹ thuật phần mềm

An toàn thông tin

Công nghệ thông tin

Khoa học máy tính

Trí tuệ nhân tạo

Hệ thống thông tin

IOT

Tiếp thị kỹ thuật số

Thiết kế đồ họa

Truyền thông đa phương tiện

Quản trị kinh doanh

Kinh doanh quốc tế

Ngôn ngữ Anh

Ngôn ngữ Nhật

Ngôn ngữ Nam Hàn

Ngôn ngữ Trung Quốc

Quản trị khách sạn

Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

Trường Đại học FPT có tốt không?

Có nên học đại học FPT với những ưu điểm sau đây

Học đại học ngắn hạn

Với hệ đại học chính quy của các trường đại học thì thời gian đào tạo từ 4 – 4,5 năm. Nhưng với chương trình đào tạo hệ đại học chính quy của Trường Đại học FPT chỉ kéo dài 3 năm. Lí do ở đây là trường đại học FPT không có lịch nghỉ hè, nhà trường muốn rút ngắn thời gian học tập cho sinh viên để sinh viên có thể được ra trường sớm hơn so với sinh viên trường khác và sinh viên cũng sẽ sớm được làm quen, tiếp xúc với môi trường làm việc chuyên nghiệp làm tăng khả năng cạnh tranh cũng như cơ hội làm việc cho mỗi sinh viên.

Đánh về đại học FPT về đội ngũ giảng viên

Đại học FPT là trường dẫn đầu về nhiều lĩnh vực, trường có đội ngũ giảng viên giỏi, được tập huấn đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực, nhiều giảng viên còn được nhà trường cử ra nước ngoài đào tạo thêm kiến thức và cũng được giảng dạy tại các trường đại học uy tín có tiếng trong khu vực. Các giảng viên có trình độ chuyên môn cao và dày dặn kinh nghiệm, đáp ứng được đồng thời cả 2 nghiệp vụ về chuyên môn và sư phạm.

Chương trình học ngoại ngữ

Trường đại học FPT thuộc top 10 trường đào tạo ngoại ngữ tốt nhất ở Hà Nội, trường luôn chú trọng song song vừa đảm bảo lượng kiến thức cho sinh viên vừa đảm bảo chuẩn đầu ra cho tất cả sinh viên. 100% tất cả sinh viên trường đại học FPT được học ngoại ngữ  do các giảng viên nước ngoài dạy. 

Học phí đại học FPT bao nhiêu?

Nhìn chung các bạn sinh viên tại trường khá hài lòng về mọi mặt của FPT. Nhưng như chúng ta đã biết bất kỳ một trường ngoài công lập cũng có mức học phí cao, tùy vào chất lượng, cơ sở vật chất của từng trường mà sẽ có các mức chi phí khác nhau. Trường đại học FPT có thể có là một trong những trường dân lập có mức học phí rất cao gần như là cao nhất cả nước. Đây cũng là một điều băn khoăn của các bạn học sinh khi đăng ký chọn trường. 

Nhận xét trường đại học FPT của sinh viên

“Giáo viên của đều là những giáo viên giỏi, môi trường học tập hiện đại và nhất là được rèn luyện kĩ năng sát với thực tế. Lý thuyết và thực hành sát nhau nên dễ dàng để có việc làm sau này.” – bạn Trương Khánh Khanh.

“Môi trường của đại học  FPT là một môi trường rất tốt để sinh viên có thể học tập giải trí, cũng giống như trau dồi kinh nghiệm trong cuộc sống. Thầy cô ở đây thì  rất nhiệt tình, chuyên môn cao và sẵn sàng giúp đỡ sinh viên. Sinh viên rất năng động, giỏi giang và trường tổ chức nhiều chương trình thú vị cho sinh viên tham gia.” – bạn Thanh Thảo.

“Chất lượng giảng dạy ở đây khá tốt, nhưng mà sinh viên phải giàu và thật giàu mới theo học được vì học phí ở trường khá mắc so với mặt bằng các trường khác trong thành phố” – bạn Mỹ Anh.

“Nhà trường rất chú ý và lắng nghe ý kiến của sinh viên và kịp thời sửa đổi phù hợp tiêu biểu là phần mềm thi EOS. Giảng viên dạy rất nhiệt tình, truyền đạt cho sinh viên rất dễ hiểu và đặc biệt quan tâm đến sinh viên. Tuy nhiên các hoạt động ngoại khóa để phát triển SOft skills cho sinh viên còn ít và chưa hiệu quả.” – bạn Tạ Mạnh.

Có Nên Học Nghề Hay Học Đại Học

Học đại học hay học nghề là câu hỏi mà bất cứ bạn học sinh nào cũng phân vân. Sau 12 năm đèn sách vậy có nên học nghề hay học đại học?

Từ trước đến nay, lựa chọn học Đại Học luôn là mục tiêu hàng đầu, đó gần như mệnh lệnh duy nhất, ước mơ duy nhất và là con đường duy nhất. Nhưng hiện nay, có những người ra trường rẽ ngoặt theo nghề khác ngành học. Và có cả những người không hề sử dụng đến bằng Đại học một ngày nào. Liệu bạn có chấp nhân lãng phí 4 năm theo đại học, tiêu tốn bao nhiêu tiền của, thu lại lượng kiến thức trên sách vở dày cộp nhưng kỹ năng thực tế bằng 0. Và hiển nhiên, sẽ chẳng có nhà tuyển dụng nào muốn lựa chọn bạn. Vậy con đường nào cho người không học đại học?

CHỌN NGHỀ NGHIỆP NHƯ THẾ NÀO CHO ĐÚNG VỚI BẢN THÂN

Chọn học nghề cần hiểu bản thân và xác định đúng đam mê :

Trước khi chọn học nghề nên tìm kiếm sở trường, thế mạnh :

Hiện nay, chúng ta đang sống trong một xã hội mà có rất ít người nhận biết được năng khiếu, sở trường của mình là gì. Họ dường như không hiểu rõ về bản thân với những điểm mạnh và điểm yếu cụ thể bởi họ chưa nhận ra tầm quan trọng của việc đó nên họ hầu như dành rất ít thời gian để tự chiêm nghiệm và khám phá bản thân mình.

Việc phát hiện ra sở trường là điều rất quan trọng. Bởi một khi đã xác định được điểm mạnh của mình thì chúng ta sẽ dành phần lớn thời gian tập trung khai thác những lợi thế đó để không bị phân tán sức lực và đạt được hiệu quả cao nhất có thể. Điều đó sẽ giúp chúng ta phát triển bản thân với tốc độ chóng mặt và đạt được sự điêu luyện, thành thục trong một khoảng thời gian rất ngắn sau khi đã xác định được năng khiếu của mình.

Tìm nghề phù hợp với năng lực, khả năng trí tuệ :

Bao gồm khả năng về trí tuệ, văn hóa, thể chất, quan hệ giao tiếp. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, mỗi người đều có những khả năng, điểm mạnh riêng biệt. Những khả năng này nếu được rèn luyện thỏa đáng, sẽ phát triển thành những kĩ năng và thế mạnh cần có trong nghề nghiệp.

Học nghề nên chọn ngành có nhu cầu nhân sự cao dễ xin việc :

Xác định rõ mục đích và con đường tương lai muốn đi :

Chọn học nghề gì là một quá trình rất quan trọng, ảnh hưởng đến tương lai sự nghiệp của bạn. Hãy xác định ngay từ lúc khởi đầu, bằng những hiểu biết và những hướng đi đúng đắn để có được một công việc như mong muốn.