Top 8 # Xem Nhiều Nhất Có Nên Đầu Tư Mua Trái Phiếu Ngân Hàng Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Shareheartbeat.com

Trái Phiếu Ngân Hàng Là Gì? Nên Đầu Tư Không?

Trái phiếu ngân hàng là gì?

Đầu tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu về định nghĩa của trái phiếu trước. Có thể hiểu đơn giản, trái phiếu là một loại chứng khoán ghi nợ, nó xác định nghĩa vụ của người phát hành đối với người nắm giữ trái phiếu hay nói ngắn gọn là mối quan hệ người vay tiền – người cho vay.

Khoản tiền cho vay này là hoàn toàn xác định trong khoảng thời gian cụ thể và bên phát hành trái phiếu buộc phỉa hoàn trả khoản vay ban đầu khi đến thời điểm đáo hạn. Bản chất của việc phát hành trái phiếu chính là hoạt động vay vốn có kỳ hạn thông qua những người mua trái phiếu.

Những người không thích mạo hiểm nhiều thường ưa chuộng đầu tư vào trái phiếu. Lý do của việc này có lẽ đến từ tính ổn định và ít rủi ro của loại hình chứng khoán này. Cụ thể như sau:

Trái phiếu có lãi suất không bị phụ thuộc vào sự lời hay lỗ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư chứng khoán này đem lại một khoản thu cố định thường kỳ cho nhà đầu tư.

Đây là một loại chứng khoán nợ, vì vậy trong trường hợp không may doanh nghiệp rơi vào trường hợp giải thể hay phá sản thì người nắm giữ trái phiếu sẽ được công ty ưu tiên thanh toán trước, sau đó mới chia cho các cổ đông.

Vậy trái phiếu ngân hàng là gì? Giống với cái tên của nó, đây là một loại trái phiếu mà bên phát hành chính là ngân hàng. Mục đích của trái phiếu ngân hàng là huy động vốn trong thời gian ngắn hơn so với việc huy động vốn từ khách hàng thông qua hình thức gửi tiết kiệm, mức lãi suất cố định sẽ được xác định từ đầu.

Trái phiếu ngân hàng đem lại một cơ hội đầu tư an toàn như hình thức gửi tiết kiệm nhưng mức lãi suất cao hơn. Thông thường, các ngân hàng cũng sẽ có độ uy tín và mức độ kinh daonh ổn định hơn so với các doanh nghiệp trên thị trường.

Những loại trái phiếu ngân hàng đáng đầu tư nhất hiện nay

Một số ngân hàng đã lựa chọn phát hành trái phiếu rộng rãi ra công chúng với những cải tiến hấp dẫn thay vì phương thức phát hành trái phiếu riêng lẻ cho những nhà đầu tư chuyên nghiệp như trước kia.

Qua thực tế có thể thấy, những đợt phát hành trái phiếu ngân hàng ra công chúng đã đem đến cho đông đảo khách hàng những cơ hội đầu tư và tiếp cận với loại hình chứng khoán này. Đây có thể là một cơ hội học hỏi lớn cho đối tượng là khách hàng cá nhân vì từ trước đến nay nhà đầu tư của trái phiếu ngân hàng nhắm đến đều đã thực sự chuyên nghiệp.

Và để mọi người có lựa chọn tốt nhất, chúng tôi đã khảo sát qua nhiều kênh thông tin tài chính uy tín nhất và đưa ra 2 gợi ý về trái phiếu ngân hàng sau đây:

Trái phiếu ngân hàng Vietcombank

Vietcombank là cái tên không còn xa lạ tại Việt Nam, đây là một trong những ngân hàng lâu đời và uy tín nhất lại Việt Nam với lịch sử hơn 50 năm hoạt động. Với mục tiêu cung cấp những sản phẩm tốt nhất cho khách hàng, Vietcombank đã đem đến một cơ hội đầu tư hấp dẫn thông qua hình thức Trái phiếu ngân hàng.

Nhà đầu tư có thể cân nhắc là lựa chọn bởi những đặc điểm vượt trội sau:

Hạn mức đầu từ hợp lý chỉ từ 100 triệu VND.

Lãi suất trái phiếu hấp dẫn và thả nổi nhằm giảm thiểu nguy cơ lạm phát. Trái tức được thanh toán hằng năm cho nhà đầu tư sẽ có hơn 1% so với lãi suất gửi tiết kiệm.

Thời gian sở hữu trái phiếu linh hoạt, có thể rút ngắn còn 5 năm so với thời hạn 10 năm như thông thường.

Có Nên Mua Đầu Tư Cổ Phiếu Ngân Hàng Kiên Long Bank?

Trong phiên 10/11, gần 15,55 triệu cổ phiếu KLB của Kienlongbank ( UPCoM: KLB ) được giao dịch thỏa thuận với giá 13.600 đồng/cp, tương đương giá trị hơn 211,5 tỷ đồng. Trong khi đó, khối lượng khớp lệnh chỉ 1.200 cổ phiếu, kết phiên ở giá 12.100 đồng/cp, tăng 0,83% so với tham chiếu.

3 phiên liền trước, cổ phiếu ngân hàng này cũng xuất hiện giao dịch thỏa thuận với khối lượng 14-15,6 triệu cổ phiếu với giá 13.600 đồng/cp với tổng giá trị gần 603 tỷ đồng. Tương tự, trong 3 ngày 29-30/10 và 3/11, hơn 42 triệu cổ phiếu được thỏa thuận với tổng giá trị gần 561,7 tỷ đồng.

Lũy kế 6 phiên, hơn 87 triệu cổ phiếu, tương đương 27% vốn của ngân hàng được giao dịch thoả thuận.

9 tháng, lãi trước thuế Kienlongbank đạt 144,6 tỷ đồng, giảm 39%, tương đương 15% kế hoạch năm. Lãi sau thuế giảm tương đương, ở mức 115,6 tỷ đồng.

Tổng tài sản đến cuối tháng 9 ở mức 55.592 tỷ đồng, tăng 8,7% so với đầu năm. Cho vay khách hàng ở mức 33.414 tỷ đồng, tăng nhẹ so với đầu năm.

Nợ xấu ở mức 2.240 tỷ đồng, tăng 5,5 lần so với đầu năm. Trong đó, 1.882 tỷ đồng dư nợ các khoản cho vay với một nhóm khách hàng với tài sản đảm bảo là cổ phiếu STB của Sacombank ( HoSE: STB ) được phân loại vào nợ nhóm 5. Tỷ lệ nợ xấu ở mức 6,6%, tăng từ mức 1,02% đầu năm.

Tiền gửi khách hàng ở mức 39.990 tỷ đồng, tăng 21% so với đầu năm. Ngân hàng có lợi nhuận chưa phân phối 434 tỷ đồng, bên cạnh quỹ của tổ chức tín dụng gần 270 tỷ đồng.

Năm nay, Kienlongbank kỳ vọng sẽ xử lý xong cổ phiếu STB. Căn cứ nguồn tiền thu được, ngân hàng sẽ ghi nhận lại vào thu nhập trên báo cáo tài chính trong năm nay. Đây cũng là lý do chỉ tiêu lợi nhuận ngân hàng tăng cao trong năm nay. Chia sẻ với truyền thông, lãnh đạo ngân hàng cho biết sẽ tiếp tục kế hoạch bán 176,4 triệu cổ phiếu STB và khả năng sẽ hoàn tất trong năm 2020. Tuy nhiên, vị này khẳng định ngân hàng sẽ không chốt giá bán thấp hơn 20.000 đồng/cổ phiếu, dù đang cần thu hồi nợ xấu.

Nhà Đầu Tư Có Nên Mua Trái Phiếu Hay Không?

Theo Bộ Tài chính, chỉ khi nắm rõ thông tin về trái phiếu và cân nhắc kỹ lưỡng về các rủi ro có thể gặp phải, nhà đầu tư nhất là nhà đầu tư cá nhân mới nên mua trái phiếu, không nên mua trái phiếu chỉ vì lãi suất cao

Theo đó, Bộ Tài chính cho biết, qua báo cáo của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội về hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), khối lượng phát hành TPDN riêng lẻ trong tháng 5 là 27.061 tỷ đồng, tổng khối lượng phát hành TPDN riêng lẻ 5 tháng đầu năm 2020 là 91.616 tỷ đồng tăng 15% so với cùng kỳ năm 2019.

Trong đó, đáng chú ý là các doanh nghiệp bất động sản gia tăng huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, nhà đầu tư cá nhân tiếp tục xu hướng tăng mua TPDN, công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại đẩy mạnh việc phân phối TPDN cho nhà đầu tư cá nhân.

Được biết, trước đó dữ liệu của Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), doanh nghiệp phát hành trái phiếu có lãi suất cao nhất thuộc về Công ty Cổ phần Ðầu tư IDJ Việt Nam là 13%/năm. Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh bất động sản Hà An phát hành với lãi suất cố định 11,5% cộng với biên độ lãi suất tham chiếu 4,35%, trái phiếu của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Golf Bình Hải có lãi suất cố định 10% cộng với biên độ 3%. Còn lại, các doanh nghiệp khác phát hành trái phiếu với lãi suất dao động từ 10,5%-12,5%/năm.

Đáng chú ý, hầu hết các doanh nghiệp BĐS đều phát hành trái phiếu dưới hình thức không chuyển đổi trái phiếu thành cổ phần, không có tài sản đảm bảo. Đồng thời, lãi suất các trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản cao hơn các ngành khác từ 3-5%.

Trước tình hình thị trường TPDN trên, Bộ Tài chính đã đưa ra lời khuyên cho nhà đầu tư trái phiếu doanh nghiệp. Theo đó, nhà đầu tư cần tiếp cận đầy đủ thông tin, phân tích và đánh giá kỹ các rủi ro có thể gặp phải đối với trái phiếu.

Trước khi quyết định đầu tư, cần yêu cầu doanh nghiệp phát hành, tổ chức phân phối cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành bao gồm cả tình hình huy động vốn trái phiếu (số lượng đợt phát hành, khối lượng đã phát hành, dư nợ tại thời điểm dự kiến phát hành, việc thanh toán lãi, gốc trái phiếu đã phát hành); mục đích phát hành trái phiếu, tài sản đảm bảo của trái phiếu, đặc điểm của trái phiếu, quyền lợi, nghĩa vụ của chủ sở hữu trái phiếu, các cam kết đối với trái phiếu, nghĩa vụ của doanh nghiệp phát hành, nghĩa vụ của tổ chức phân phối đối với trái phiếu.

Theo đó, chỉ khi nắm rõ thông tin về trái phiếu và cân nhắc kỹ lưỡng về các rủi ro có thể gặp phải, nhà đầu tư nhất là nhà đầu tư cá nhân mới nên mua trái phiếu, không nên mua trái phiếu chỉ vì lãi suất cao, vì có khả năng không thu hồi được khoản tiền đầu tư trái phiếu (bao gồm cả gốc và lãi) nếu doanh nghiệp phát hành gặp khó khăn.

Bộ Tài chính cũng đưa ra khuyến nghị đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu. Cụ thể, doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải tính toán cụ thể dòng tiền để xây dựng phương án phát hành trái phiếu khả thi, đảm bảo khả năng trả nợ; tuân thủ quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu; sử dụng vốn từ phát hành trái phiếu gắn với mục đích phát hành; không vì mục tiêu bán cho nhà đầu tư cá nhân mà chia nhỏ thành nhiều đợt phát hành với nhiều mã trái phiếu; có biện pháp để thực hiện đầy đủ, đúng hạn các cam kết với nhà đầu tư, bao gồm cam kết về mua lại trái phiếu trước hạn.

Về phía tổ chức phân phối trái phiếu, Bộ Tài chính khuyến nghị không chào mời phân phối trái phiếu bằng mọi giá cho nhà đầu tư, có trách nhiệm cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác cho nhà đầu tư về tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành, mục đích phát hành trái phiếu, tài sản đảm bảo của trái phiếu, đặc điểm của trái phiếu, quyền lợi, nghĩa vụ của chủ sở hữu trái phiếu, các cam kết đối với trái phiếu; nghĩa vụ của doanh nghiệp phát hành, nghĩa vụ của tổ chức phân phối đối với trái phiếu. Đồng thời, có biện pháp quản lý để tuân thủ đầy đủ, đúng hạn cam kết về mua lại trái phiếu với nhà đầu tư khi phân phối trái phiếu

Theo Nhịp sống kinh tế

THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN

Nhiều người đọc

lienhe.dongdoland@gmail.com

Có Nên Đầu Tư Cổ Phiếu Vào Ngành Ngân Hàng Năm 2022?

Có nên đầu tư cổ phiếu vào ngành ngân hàng năm 2021?

Trong năm 2021, nhóm cổ phiếu của ngành ngân hàng được dự báo sẽ khá an toàn và hấp dẫn cho giới đầu tư khi kinh tế phục hồi hậu Covid-19.

Kết thúc năm 2020 và mở đầu cho năm 2021, nhiều cổ phiếu ngành ngân hàng đã tăng khoảng 50-90% so với đầu năm. Trong đó có SHB đứng đầu với mức tăng hơn 210%, kết năm ở mức giá 17.000 đồng/cp. Còn với VIB thì tăng khoảng 89%, kết giá 32.400 đồng/cp. Ngoài ra, TCB tăng khoảng 26% và LHB tăng 62%…

Nên hay không đầu tư cổ phiếu vào ngành ngân hàng năm 2021?

Hiện nay, có nhiều ngân hàng đã vượt chỉ tiêu lợi nhận được đưa ra cho năm 2020 (mặc dù đã được điều chỉnh chỉ tiêu do ảnh hưởng bởi đại dịch) như: VIB, ACB, LienVietPostBank, Sacombank hay MSB với lần lượt đạt 4.570 tỷ đồng, 8.723 tỷ đồng, 1.741 tỷ đồng trước thuế, 2.573 tỷ đồng và cuối cùng là MSB đạt được 2.302 tỷ đồng…

Nhóm tăng ít nhất hiện nay là cổ phiếu của các ngân hàng quốc doanh như: BID tăng 5%, VCB tăng 9%… Nếu đem so với mức giá đáy ở cuối tháng 3 thì giá cổ phiếu ở các ngân hàng phần lớn đều tăng trên mức 50%. Chỉ riêng với LHB là tăng đến 109%, VIB tăng 150%, HDB tăng 101%…

Chưa kể đến những nhà ngân hàng lớn như Vietcombank dự kiến đạt lợi nhuận đến tỷ USD trong năm nay và năm tới. Vietinbank, BIDV, Techcombank hay VPbank,… cũng dự báo sẽ đạt trên chục nghìn tỷ đồng lợi nhuận trong năm 2020 khi trong 9 tháng kết quả đều ở mức cao.

Theo báo cáo triển vọng năm 2021 ngành ngân hàng, Bộ phận phân tích công ty chứng khoán SSI Research mới đây được các chuyên gia đánh giá, cổ phiếu ngân hàng vẫn còn nhiều khả năng sẽ tăng giá.

Theo SSI Research dự báo lợi nhuận ngân hàng sẽ được tăng trưởng mạnh trở lại. Vào năm 2021, SSI ước tính khoản lợi nhuận trước thuế trung bình của nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng so với cùng kỳ sẽ tăng trưởng khoảng 21%. Và các ngân hàng thương mại quốc doanh được ước tính lợi nhuận đạt tăng trưởng trước thuế cao hơn (tăng khoảng 30%) so với ngân hàng thương mại cổ phần (tăng khoảng 17,2%) bởi do lợi nhuận trước thuế của năm 2020 của ngân hàng thương mại quốc doanh chỉ đạt ở mức thấp (so với năm 2019 giảm 6%).

Ngân hàng vẫn sẽ tiếp tục được lợi từ việc chi phí vốn giảm sau khi lãi suất huy động giảm từ 2-2,5% trong năm 2020 và giảm mạnh ở mức trong nửa năm cuối 2020.

Hơn hết, theo báo cáo của công ty chứng khoán VNDirect kỳ vọng giải ngân hàng đầu tư công vẫn tiếp tục được duy trì với tốc độ cao và ngân hàng Nhà nước cũng sẽ duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng giúp thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phục hồi trong năm 2021.

Năm 2020, ngân hàng Nhà nước đã thực hiện nới rộng tăng trưởng cho nhứng ngân hàng đáp ứng đủ 2 yếu tố về khả năng tăng trưởng và sức khỏe tài chính như HDBank, Techcombank, VPBank,…

Vì thế, các công ty chứng khoán đưa ra dự báo sẽ tăng trưởng tín dụng 9% cho năm 2020 và 13-14% trong năm 2021.

PV